Khóa luận Pháp luật và chính sách bồi thường thiệt hại đối với nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại Quận Long Biên, Hà Nội

 

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 7

1.1. Tầm quan trọng của đất đai đối với đời sống con người. 7

1.2. Những quy định chung của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp. 8

1.2.1. Các trường hợp bị thu hồi đất. 9

1.2.2 Quy định của pháp luật về bồi thường sau thu hồi đất nông nghiệp. 10

1.2.3. Bồi thường thiệt hại sau thu hồi đất nông nghiệp. 16

1.2.4. Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp. 17

1.2.5. Cưỡng chế thu hồi đất. 17

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI QUẬN LONG BIÊN – HÀ NỘI 19

2.1. Giới thiệu tổng quan về Quận Long Biên 19

2.2. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp. 26

2.2.1.“Lạm phát” các dự án vô bổ. 29

2.2.2.Thu hồi rồi bỏ hoang. 30

2.3 . Thực trạng áp dụng pháp luật 32

2.3.1. Khó khăn và tồn tại của việc áp dụng pháp luật 32

2.3.1.1. Vấn đề an ninh - lương thực. 32

2.3.1.2. Những ảnh hưởng về môi trường. 35

2.3.1.3. Đời sống, lao động và việc làm của người nông dân sau thu hồi đất. 36

2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên. 39

2.3.3.Thực tế bất cập khi áp dụng pháp luật. 42

 

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP CHO VIỆC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ. 46

3.1. Nhóm giải pháp về chính sách của Nhà nước. 46

3.2. Nhóm giải pháp về công tác quản lí 52

3.3. Nhóm giải pháp việc làm 55

3.4. Một số giải pháp khác 60

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA 66

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật và chính sách bồi thường thiệt hại đối với nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại Quận Long Biên, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên Phó giám đốc Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam ) đã cảnh báo: “Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam đất nông nghiệp lại bị tấn công mãnh liệt, có tổ chức, quy mô rộng và đầy quyết tâm như hiện nay.Trong những “sát thủ” của cây lúa, của nghề nông ngày càng đông. Nay là sân Golf, mai có thể là bóng chày hay nhiều môn thể thao quý tộc khác”. Sân Golf- điều mà vài năm trước còn xa lạ thì gần đây bỗng trở lên gần gũi đến nhức nhối hết sức khó hiểu. Đó là việc nhiều địa phương vốn chỉ là tỉnh, huyện thuần nông nay bỗng nuôi những cơn mơ dự án sân Golf, một cơn mơ chia đôi mỗi nửa một màu. Nửa của quan chức có quyền kí chuyển ruộng “bờ xôi ruộng mật” thành sân Golf thì hoàn toàn màu hồng, nửa còn lại thẫm đen của những nông dân sắp phải khăn gói ra đi, nhường đất cho các dự án của các quan chức có thẩm quyền đặt bút kí làm đảo đời những con người bao đời gắn liền với ruộng đồng. Hiện nay, các dự án sân Golf đi vào thực hiện đã dần “xé nát” những cánh đồng lúa. Cả nước ta có 141 sân Golf ở 39 tỉnh, sử dụng 49.268 ha đất trong đó 2.625 ha trồng lúa. Sân Golf đã trở thành một hiện tượng đang “bùng nổ”, là “sát thủ” của nhà nông, đe doạ nền an ninh lương thực của Quốc gia. Chính quyền địa phương thu hồi đất cho các doanh nghiệp xây dựng sân Golf với niềm tin địa phương sẽ trở nên giàu có, nhưng có ai làm luận chứng rằng có bao nhiêu người nước ngoài sẽ tới và họ tiêu bao nhiêu tiền khiến địa phương đó giàu lên? Hẳn không ai tính đến yếu tố rủi ro luôn có trong kinh doanh nhất là kinh doanh loại dịch vụ quý tộc này. Cho đến nay, sau nhiều năm thực hiện dự án sân Golf, kết quả thống kê cho thấy chúng ta “mất nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu”. Ví dụ : Sân Golf Vân Trì (Hà Nội), với tổng vốn đầu tư 14,5 triệu USD, nhưng dự án này kéo dài từ 1993 đến 2003 mới đi vào hoạt động. Sân Golf này đã khiến 600 hộ gia đình mất đất nhưng chỉ có 500 lao động địa phương được đưa vào làm việc. Tính từ tháng 6/ 2003 đến tháng 12/ 2007 sân Golf này nộp ngân sách 20,8 tỉ đồng, trung bình mỗi năm nộp 4 tỉ đồng. Nếu tính giá trị bị mất, hàng năm, ngàn lao động bỗng nhiên mất việc làm thì ngân sách Nhà nước thu được là không đáng kể. Sân Golf không đóng góp bao nhiêu cho tăng trưởng kinh tế Hà Nội. Đó là chưa kể các tác động khác như tác động về môi trường. Là một loại hình giải trí có thể gọi là “xa xỉ phẩm”, không phù hợp với thu nhập phần lớn của người dân Việt Nam, vậy đặt ra một câu hỏi ta có nên dành quá nhiều đất nông nghiệp cho các sân Golf hay không? Phải chăng, thay vào đó là các khu công nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho sự nghiệp sự nghiệp công nghiệp hoá của Việt Nam hiện nay. 2.2.2.Thu hồi rồi bỏ hoang. Mặc dù là khâu cuối cùng trong quá trình thu hồi đất nhưng việc sử dụng đất thế nào sau thu hồi cho hiệu quả lại là vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định ý nghĩa của việc thu hồi đất. Chúng ta đã rất “đau lòng” khi chứng kiến từng tấc đất màu mỡ đang dần mất đi nhưng càng đau lòng hơn khi một số địa phương bị thu hồi đất rồi lại bỏ hoang. Thực trạng này tạo nên một nghịch lí: Trong khi, người nông dân không có đất để sản xuất nông nghiệp thì đất thu hồi do doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa đủ năng lực để san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng lại để hoang. Những dự án dang dở, bỏ hoang lại thường dựng rào bao xung quanh, rồi đổ mấy xe đất như kiểu giữ phần, xí chỗ. Người nông dân chỉ biết đứng nhìn ruộng đất bỏ hoang, thậm chí có nơi bỏ hoang đến gần chục năm trời. Tình trạng này không riêng một tỉnh nào, nó tồn tại khắp các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh ưu ái ồ ạt cho các doanh nghiệp vào đầu tư mà không cân nhắc, xem xét kĩ. Tại bốn tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên và Vĩnh phúc có tới 50% diện tích đất đã giải phóng thuộc diện “quy hoạch treo”. Ngay trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng có không ít dự án dang dở, bỏ ra không bỏ, xây dựng cũng chẳng thành xây dựng. Một thực trạng cũng khá phổ biến nữa là các dự án được đưa ra chỉ là những lí do để thu hồi đất của người dân sau đó “phân lô bán nền” làm cho đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại mà các khu công nghiệp với không ít đắng cay nhưng dù sao người nông dân vẫn chút hi vọng khi họ hoặc con cháu họ có một việc làm nào đó trong nhà máy. Và dẫu sao giữa một làng quê nghèo nàn mà nay có một khu công nghiệp cũng là niềm an ủi cho những người nông dân ấy, họ “hy sinh” cho đất nước tiến lên. Nhưng hiện nay, cái mọc lên không phải là nhà máy, mà là những nghịch lí quy hoạch treo, “phân lô bán nền” thì sự hi sinh ấy không đáng có. Mặt khác, thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm đã gây bất lợi đến tâm lí cũng như ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất. Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá đền bù cho người dân. Ngoài ra cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng tại các địa phương vừa yếu, vừa thiếu, dẫn đến hiện tượng không giải đáp rõ những thắc mắc của người dân hoặc áp dụng không đúng chính sách, chế độ đền bù, hỗ trợ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất. Trong cuộc toạ đàm: “Những vấn đề xã hội của nông dân và nông thôn Việt Nam hiện nay”, (TS Vũ Tuấn Anh Viện kinh tế Việt Nam) đã đưa ra một cách nhìn nhận mới về vấn đề đất đai nông thôn hiện nay, đó là Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng ruộng đất mới- cuộc cách mạng lần thứ tư trong lịch sử, song Việt Nam lại chưa coi đó là cuộc cách mạng, TS Vũ Tuấn Anh cho rằng: “Lịch sử nước ta đã từng tiến hành các cuộc cách mạng ruộng đất vào những năm 1950- 1960, thời kì hợp tác hoá, Khoản 10 và giờ là cuộc cách mạng mới. Ông khuyến cáo, cải cách ruộng đất với mật độ dày đặc (15 năm/lần) đã làm đảo lộn rất lớn đến cuộc sống của người dân, trong đó chỉ có 2 cuộc người dân được đất và hai cuộc bị mất đất. Cuộc cách mạng ngày nay chính là cuộc cách mạng mà người nông dân bị mất đất. Chúng ta cần phải có quan niệm đúng đắn về cuộc cách mạng này, cần phải có cái nhìn sâu hơn về tam nông (nông dân – nông nghiệp –nông thôn ). Rõ ràng với tình trạng lấy đất và cách lấy đất như hiện nay, đất đai cả nước đang bị băm nát, ruộng đất của người nông dân cũng bị băm nát, hậu quả sẽ vô cùng nặng nề. Công nghiệp hoá nông thôn để đưa nước ta “vượt ngưỡng” chậm phát triển, nâng cao đời sống của người nông dân là điều bắt buộc mà toàn Đảng, toàn dân phải làm. Tuy nhiên, công nghiệp hoá nông thôn một cách vội vàng và không có những bước đi phù hợp tạo ra những mặt trái với mức độ nghiêm trọng. 2.3 . Thực trạng áp dụng pháp luật 2.3.1. Khó khăn và tồn tại của việc áp dụng pháp luật 2.3.1.1. Vấn đề an ninh - lương thực. Vấn đề an ninh lương thực hiện nay đang được đặt ra cấp thiết tại nhiều Quốc gia, vậy với việc thu hồi đất nông nghiệp như trên, tình hình an ninh lương thực của Việt Nam ra sao trong tương lai? Việt Nam là Quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới, năm 2007 xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo. Dù vậy không có nghĩa là chúng ta không có nguy cơ mất cân đối an ninh lương thực trong tương lai, nhất là thiếu lương thực cục bộ ở khu vực dân cư nghèo, khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, dân số tăng, tình hình thiên tai, dịch bệnh, giá lương thực cao. Theo ông Nguyễn Trí Hoàn, Phó viện trưởng Viện cây lương thực và cây thực phẩm, với diện tích trồng lúa trên 4 triệu ha và sản lượng đạt khoảng 36 triệu tấn/ năm hiện nay thì việc đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam chưa có gì đáng lo ngại. Hơn nữa, năng suất lúa trung bình có thể được nâng lên trên 6 tấn/ha và tổng sản lượng gạo có thể đạt mức 40 triệu tấn/ năm. Tuy nhiên, sản lượng này cũng mới chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho dân số khoảng 100 triệu người, trong khi theo tổng hợp của 2 Bộ: Bộ Tài nguyên - Môi trường và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự kiến đến năm 2050. Dân số Việt Nam là 130 triệu- 150 triệu người, an ninh lương thực vì thế sẽ là mối quan tâm số một. Cũng theo nhẩm tính của Cục trưởng Cục trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc tại Hội thảo “Nông dân bị thu hồi đất, thực trạng và giải pháp” diễn ra tại Hà Nội ngày 4/7/2007, Việt Nam đã mất khoảng 500.000 tấn lúa mỗi vụ vì 250.000 ha đất trồng lúa đã bị thu hồi. Vậy, nếu không giữ được một diện tích trồng lúa ổn định thì sẽ có nguy cơ gây mất cân đối an ninh lương thực trong nước. Điều đáng nói nữa là việc thu hồi đất phục vụ các khu công nghiệp, các dự án đang làm gia tăng sự manh mún của nền sản xuất nông nghiệp. Sự chia cắt đó càng trầm trọng hơn do các khu công nghiệp, chế xuất, sân Golf hình thành loang lổ trên các cánh đồng đã từng được sản xuất theo phương thức thâm canh. Chưa có đánh giá cụ thể, nhưng chắc chắn nó đã, đang và sẽ phá vỡ hệ thống thuỷ lợi với những quy mô khác nhau và gây ô nhiễm nặng tại các vùng trồng lúa. Người dân sẽ không thể áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trên những mảnh đất manh mún như vậy. Sự suy giảm cả về diện tích đất trồng lúa và chất lượng đất đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông phẩm và toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp . Theo tổ chức Lương - Nông thế giới (FAO) thì hiện nay đã có 37 nuớc, chủ yếu là những nước nghèo và nước đang phát triển do thiếu lương thực và giá lương thực tăng cao chưa từng thấy trong mấy năm trở lại, FAO cho biết giá lúa mì, từ năm 2005 đến nay đã tăng lên 60-70%; dự trữ lương thực thế giới thấp nhất trong 10 năm trở lại đây; nhiều Quốc gia đã phải xuất gạo trong kho dự trữ để cung cấp cho người dân, các nước ở vùng vịnh Préic và Châu Phi chịu tác động lớn nhất trong thời kì khủng hoảng lương thực. Cũng theo FAO do giá lương thực, thực phẩm tăng cao nên gia đình ở một số nước phát triển đã chi tới 50%-70% thu nhập để mua lương thực, thực phẩm hàng tháng. ở Việt Nam, giá gạo trong quí I/2008 đã tăng cao, ví dụ giá gạo thường 6000đồng/kg, giá gạo ngon từ 10.000- 12.000 đồng/kg, giá thóc khô ở Đồng bằng sông Cửu Long đã lên tới 4.500-5000đ/kg nhưng khó mua. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam dự báo vụ Đông Xuân năm nay sẽ thiếu hụt khoảng 100.000 tấn gạo cho nông dân. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu lương thực là do mất mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, bão lũ, hạn hán liên tiếp xảy ra, dịch bệnh phá hoại cây trồng và dân số thế giới ngày càng tăng. Một nguyên nhân quan trọng khác là đất trồng cây lương thực ngày càng thu hẹp do bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp và dành đất trồng cây làm nhiên liệu (nhiên liệu xanh), đầu tư thiếu hụt cho nông nghiệp. Tại Việt Nam, tuy giá lương thực tăng cao nhưng chưa có dấu hiệu thiếu lương thực và cũng không có người dân nào bị chết đói, chính là do Việt Nam đã có đổi mới từ đường lối, chính sách đến cải cách quản lý kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tăng đầu tư, sắp xếp tổ chức, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy, mỗi năm Việt Nam vẫn xuất khẩu đựơc từ 3,5 triệu đến 4,5 tiệu tấn lương thực sau khi đã cân đối đủ trong nước. Trong thời gian vừa qua cũng xảy ra hiện tượng “sốt gạo” gây tâm lí lo lắng, hoang mang cho người dân nhưng qua tìm hiểu đó là “cơn sốt” giả do nạn đầu cơ đất đai và bị kẻ xấu tung tin như trong năm 2008 vừa qua .Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến thời tiết phức tạp và bệnh dịch có xu hướng phát triển, đặc biệt với thực trạng thu hồi đất nông nghiệp như hiện nay, nếu chúng ta không có một chiến lược mới về nông nghiệp, không quan tâm đúng mức tới vấn đề thu hồi đất nông nghiệp thì sớm muộn chúng ta sẽ phải đối diện với tình trạng thiếu lương thực kể trên. 2.3.1.2. Những ảnh hưởng về môi trường. Đất đai là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái. Việc thu hồi đất đã và đang có nhưng tác động nhất định đến môi trường sống của chúng ta, trong đó yếu tố bị ảnh hưởng trực tiếp chính là sức khoẻ và lao động sản xuất của con người. Những địa phương trước đây với những cánh đồng lúa màu mỡ, thẳng cánh cò bay thì nay cùng với tốc độ đô thị hoá, những khu công nghiệp đua nhau “mọc” lên như “nấm” đã phá vỡ đi bầu không khí trong lành vốn có của làng quê Việt Nam. Các nhà máy hoạt động đã xả một lượng không nhỏ khí thải, chất thải vào khí quyển, vào nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường. Một trong các dự án có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường là dự án sân Golf. Việc huỷ hoại các khu rừng để làm sân golf không chỉ làm mất khả năng hồi phục được rừng mà còn kéo theo hàng loạt các tổn thất khác (khả năng điều tiết nước lưu vực bị giảm sút tạo nên những tác hại xấu cho khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, gió, trở nên bất thường, lũ lụt và hạn hán thường xuyên hơn). Mực nước ngầm ở khu vực sân golf bị tụt giảm do việc sử dụng nước để hoạt động ( theo ước tính, một sân golf 36 lỗ, phải mất khoảng 10.000m3nước/ngày để duy trì hoạt động- gấp 3 lần số nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và mỗi ngày trên cả nước sẽ tiêu tốn hàng tỉ m3 nước). Đất đai trong khu vực bị đe doạ xói mòn bạc màu nghiêm trọng và khu đất để xây dựng sân golf thường phải nhập cách chăm sóc, tưới, bón phân rất cầu kì, ở sân golf, người ta sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, trừ cây cỏ dại và phải rải rất nhiều phân bón hoá học. Số hoá chất này ngấm xuống hệ thống nước tưới, nước mưa hoà tan cuốn xuống các hồ ao, sông suối và nước ngầm, tiếp tục là nguồn ô nhiễm nước nghiêm trọng cho khu vực. Một số nơi, việc phun trừ sâu bằng máy phun đã phát tán 90% độc chất vào không khí. Các thuốc trừ sâu đã giết chết nhiều loại sinh vật đất hữu ích và một lượng lớn côn trùng. Côn trùng bị tiêu diệt là một nguyên nhân khiến số lượng các loại chim trong khu vực giảm sút nhanh. Ngoài việc sử dụng qua nhiều hoá chất ở sân golf làm các vùng đất canh tác nông nghiệp chung quanh không thể áp dụng chương trình quản lí sâu bệnh tổng hợp được. Người dân đang hàng ngày hàng giờ gánh chịu những tác động xấu này. Đây là hậu quả mà họ không thể lường trước được. Trước đây, khi đón nhận các dự án, ở một khía cạnh nào đó họ đã vui mừng, vì họ nghĩ họ sẽ có cơ hội làm giàu từ kinh doanh dich vụ, con em họ sẽ có việc làm, nhưng sau một vài năm thì nay họ lại “nơm nớp” lo sợ cho sức khoẻ của họ – cái được coi là tài sản quý giá nhất của con người đang phải chịu sự ảnh hưởng của môi trường ngày một nghiêm trọng. “Nỗi lòng của đất”…Đối với sản xuất cũng đang phải gánh chịu một tác động không nhỏ. Những khu công nghiệp “nguy nga” nằm giữa những cánh đồng lúa thâm canh, thải chất thải công nghiệp vào đất sản xuất. Nhìn bề ngoài thì không có biểu hiện rõ rệt nhưng thực tế cây lúa đang phải lấy dinh dưỡng từ nguồn đất ô nhiễm, toàn chất hoá học, chất thải công nghiệp. Về lâu dài đây là một điều hết sức nguy hại cho đất. Đất thì ngày càng bị thu hẹp, môi trường thì ngày càng ô nhiễm, vậy trong tương lai hiệu quả nền sản xuất nông nghiệp sẽ ra sao, chất lượng của sản phẩm của chúng ta sẽ như thế nào. Rất cần sự quan tâm của các cấp, nhiều cơ quan các ban nghành quan tâm. Vấn đề ô nhiễm môi trường sau thu hồi đất, xây dựng khu công nghiệp phần nào đã lý giải được vì sao cứ ở đâu có khu công nghiệp thì ở đó vấn đề môi trường lại trở nên nóng bỏng. Từ đó, đặt ra yêu cầu là công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn phải đi kèm với việc bảo vệ môi trường. 2.3.1.3. Đời sống, lao động và việc làm của người nông dân sau thu hồi đất. Bức tranh về đời sống, lao động và việc làm của người nông dân sau thu hồi đất. Hàng vạn ha đất nông nghiệp đã được thu hồi để sử dụng vào mục đích chuyên dùng như xây dựng các khu công nghiệp, kinh tế, đô thị, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng công cộng.Thực tế cho thấy, bên cạnh những mặt đã làm được thì vấn đề bố trí đời sống, việc làm ổn định cho các hộ nông dân bị thu hồi đất đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là các địa phương nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế của đất nước. Người dân bị thiệt thòi, tổn thương, bị gạt sang bên lề của sự phát triển, tiềm ẩn những bất ổn của xã hội. Đây là những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất khi nói về cuộc sống, số phận của những người nông dân bị mất đất. Theo thống kê của Cục hợp tác xã và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay trung bình mỗi hộ nông dân cứ 1,5 lao động và mỗi ha đất bị thu hồi sẽ ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp và đất ở trong 5 năm qua đã tác động tới đời sống của 62.7495 hộ gia đình. Khoảng 950 nghìn lao động và 2.5 triệu người. Trong đó, Hà Nội với 138.291 hộ. Đây là những con số rất đáng quan tâm mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, các địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất như : Quy định giá đất bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư nhưng đời sống của ngưươì dân còn gặp nhiều khó khăn, đáng lưu ý là tơi 67 % lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13 % chuyển sang nghề mới và khoảng 20 % thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định. Việc thu hồi đất nông nghiệp do mở rộng các khu công nghiệp tại vùng nông thôn tất yếu sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của dân cư vùng này. Nhà nước đã có chính sách đền bù cho họ, tuy nhiên sau khi nhận tiền đền bù, nhiều hộ nông dân có khoản tiền lớn. Một số hộ có kinh nghiệm kinh doanh, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp đã sử dụng nguồn vốn đó cho mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ nên thu nhập và đời sống tăng cao so với trước khi thu hồi. Song, đại bộ phận nông dân còn lại không biết cách sử dụng nguồn vốn để sản xuất phát triển kinh tế, đã dùng số tiền đền bù đó đầu tư mua sắm thậm chí sa vào các tệ nạn như đánh đề, cờ bạc…. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi vì, đã là người nông dân thì công việc chủ yếu và gần như duy nhất là làm ruộng. Họ chỉ biết quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cùng với cái cày, cái cuốc họ tạo ra lúa gạo, nông sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người. Với những người nông dân thật thà, chất phác1 đó liệu ngoài công việc đồng áng họ còn có thể thành thạo một công việc nào khác như kinh doanh, buôn bán hay không. Vẫn biết con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khác xưa rất nhiều, đã tham gia sản xuất trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đối với người nông dân thì việc để họ tự “loay hoay”, tự tìm, tự tạo việc làm cho mình thì cũng là điều rất khó. Cũng từ đó, hiệu quả sử dụng của những đồng tiền đền bù thường rất thấp. Có một thực tế đáng buồn là người nông dân xưa nay chỉ biết đồng ruộng, cày cuốc, nay bị thu hồi đất, bị mất tư liệu sản xuất, họ không biết làm gì để kiếm sống, dẫn đến hệ quả là nhiều người trong số họ đành chấp nhận “về hưu” sớm mặc dù nếu còn đất sản xuất họ vẫn có thể ra đồng làm việc. Một số khác thì phải mưu sinh bằng hàng rong, đạp xích lô, ba gác, buôn bán lặt vặt. Nông dân chọn cho mình giải pháp “Ly nông ắt ly hương”, họ chấp nhận rời xa mảnh đất đã từng gắn bó với mình để lên thành phố kiếm việc làm. Không đất sẽ có không ít người đổ xô về các thành phố kiếm việc làm nhưng công việc phổ thông với thu nhập thấp bây giờ không còn chỗ đứng tại các đô thị. Những con người vừa rời khỏi đồng ruộng này không có chỗ an cư làm sao có thể lạc nghiệp. Những cuộc phiêu lưu không ai lường trước được hậu quả của những anh “hai lúa” giữa chốn phồn hoa đô hội mà trong tay không lấy một cái nghề để dựa vào đường phố trong cuộc mưu sinh. Trong số những người nông dân ra thành phố, có một số người tìm dược việc làm nhưng với trình độ thấp của họ thì phần lớn công việc là những việc nặng nhọc, thu nhập thấp trong điều kiện sống thành thị vô cùng đắt đỏ, khó khăn. Một số khác cuộc sống lại bị đẩy sang hướng khác. Không chỗ ở, không nghề nghiệp, các tệ nạn xã hội luôn rình rập, có không ít người mắc vào các tệ nạn, các thói ăn chơi, thậm chí một số bị lưu manh hoá. Số rất ít còn lại người nông dân vẫn cố bám trụ lấy ruộng đồng thì với diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng ít ỏi, thêm vào đó là thiên tai, dịch bệnh, phân bón giả, phân bón kém chất lượng là những nguy cơ luôn rình rập làm họ mất mùa, mà một vụ mất mùa người nông dân phải trả giá bằng ba năm nghèo. Người nông dân bị mất đất trở thành những người yếu thế trong xã hội. Trong khi hiện nay chưa có một chiến lược, một quy hoạch, kế hoạch rõ ràng có cơ sở khoa học vững chắc về vấn đề này ở tầm Quốc gia từng tỉnh, từng thành phố, việc tiến hành bồi thường, giải quyết việc làm và đời sống cho người dân diễn ra hết sức lúng túng, trong chừng mực nào đó có những điểm tuỳ tiện thì việc tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp giải quyết thực trạng trên vẫn đang làm nhức óc các nhà hoạch định chính sách, vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân sau thu hồi đất. 2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên. Đời sống của người nông dân vốn đã thấp kém, nay bị mất đất lại càng khó khăn thêm. Giải thích cho thực trạng này, tôi đã tìm hiểu được những nguyên nhân sau: * Thứ nhất: Thời gian qua, chủ trương đào tạo nghề cho người lao động chưa thực sự tốt. Do số tiền dành cho đào tạo nghề (25.000 đ/ m2) lâu nay luôn được tính chung với các khoản đền bù khác. Các hộ dân nhận một khoản tiền mặt lớn, họ chỉ tập trung vào mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà cửa, mua xe, tiêu sài thì chính là họ đang tiêu vào tư liệu sản xuất của mình mà không còn sinh lợi, phục vụ cho cuộc sống lâu dài. Có thể dẫn chứng như: người dân được bồi thường sử dụng tiền để xây nhà là 57,5%, mua đồ dùng là 8,72 %, đầu tư sản xuất phi nông nghiệp là 1,27 %, cho học nghề là 2,55 %, gứi tiết kiệm là 18, 2 %. Sau khi nhận tiền đền bù do đền bù đất nông dân hăm hở xây nhà, mua sắm phương tiện, đồ dùng sinh hoạt. Sau một vài năm tiền bồi thường hết, nghề không có, nhiều hộ lại lâm vào cảnh nghèo đói. Nó dẫn đến một thực trạng: nông dân có nhà lầu, xe sịn nhưng vẫn đói và “hết tiền, hết đất, không nghề” là một hậu quả tất yếu . Nhìn bề ngoài thì thấy sự giàu có nhưng giàu chỉ là giàu giả, còn nghèo là nghèo thật. Có không ít những hộ gia đình xây nhà cao 3-4 tầng khang trang, đẹp đẽ nhưng phải chạy ăn từng bữa, cuộc sống rất bấp bênh. Phải chăng nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do chính sách bồi thường trực tiếp bằng tiền mặt cho người dân bị thu hồi đất. * Thứ hai: Một trong những nguyên nhân khiến nông dân không mặn mà lắm trong việc học nghề là họ chưa quen với những việc cần phải suy nghĩ, học các kiến thức mới để điều khiển những thiết bị hiện đại. Làm nghề nông cơ cực nhưng lại dễ, đó là suy nghĩ của rất nhiều người. Với nhiều người nông dân, học nghề để vào nhà máy làm việc là một thứ “phù du”. Mấy chục năm học và đúc rút kinh nghiệm để có một nghề làm nông nghiệp, giờ khi đã có tuổi, trình độ văn hoá thấp, làm sao học được nghề mới để vào nhà máy. Hơn nữa, một bộ phận họ có tư tưởng “Đại học, Cao đẳng ra trường còn thất nghiệp nói gì đến học nghề?” Chính tâm lí này dẫn đến phần lớn những thanh niên tại những xã, phường bị thu hồi đất không có nhu cầu học nghề. Chính vì thế, phần lớn những người nông dân sau thu hồi đất có trình độ không đáp ứng được yêu cầu của các ngành nghề công nghiệp hiện đại. Như vậy, phải chăng đã đi ngược lại với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước đề ra. * Thứ ba: Một vấn đề cũng đáng lưu ý là nhận thức của người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù mà không tự tìm cho mình một việc làm phù hợp, tâm lí chỉ nhận sự ưu đãi từ Nhà nước và các doanh nghiệp mà không có sự chuẩn bị nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách khá phổ biến ở người lao động. * Thứ tư: Tuy nhiên, không thể “đổ lỗi” hết cho người dân, một phần không nhỏ thuộc về các chủ dự án. Có không ít doanh nghiệp đã hứa hẹn, rằng sẽ ưu tiên tuyển dụng những người nông dân vào làm việc tại các xí nghiệp của họ nhưng khi dự án hoàn thành, các khu công nghiệp đi vào hoạt động lại không mặn mà tiếp nhận con em nông dân. Kể cả những người đã qua đào tạo nhưng chỉ cần dăm bữa nửa tháng là bị sa thải với 1001 lí do “chính đáng” mà một trong những lí do đó là tay nghề chưa cao, không đáp ứng được yêu cầu của công việc. * Thứ năm : Những “dự án ảo”; “dự án ma” cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm đông đảo thêm đội ngũ những người nông dân bị thất nghiệp sau thu hồi đất. Đây là một hình thức trá hình của “rửa tiền”, “phân lô bán nền” làm cho các dự án mãi mãi chỉ nằm trên giấy tờ mà không có trên thực tế, đồng nghĩa với nó là sẽ không có các khu công nghiệp, không có các nhà máy, xí nghiệp và cũng không có cả việc đào tạo nghề cho người nông dân, người nông dân thất nghiệp là lẽ đương nhiên. * Thứ sáu: Nhà nước giữ vai trò đại diện cho người dân, chăm lo cho đời sống của người dân. Thực tế đời sống của người dân hiện nay một phần trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Một trong những nội dung quan trọng trong các dự án khu công nghiệp là phương án đào tạo nghề cho người nông dân sau thu hồi đất. Nhưng do thực trạng “đua nhau” kêu gọi dự án đầu tư mà một số địa phương có phần xem nhẹ nội dung này, cũng như chưa thẩm tra kỹ tính khả năng thực thi và năng lực tài chính của dự án. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, Đoàn thể địa phương trong việc đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất chưa chặt chẽ. Trung tâm dạy nghề ở các Quận huyện nhiều lúc cũng không nắm được có bao nhiêu học viên qua đào tạo nghề là đối tượng bị thu hồi đất. Khi xem xét vấn đề thu hồi đất nông nghiệp, ta thấy rằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật và chính sách bồi thường thiệt hại đối với nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại Quận Long Biên, Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan