Khóa luận Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 3

1.1. Ô nhiễm môi trường không khí 3

1.1.1. Các khái niệm: không khí, ô nhiễm môi trường không khí 3

1.1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đối với đời sống cộng đồng 5

1.1.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. 8

1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường không khí bằng pháp luật 12

1.3. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt nam 14

1.3.1. Khái niệm 14

1.3.2. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường không khí 16

CHƯƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM 23

2.1. Pháp luật về thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí 23

2.1.1. Về tiêu chuẩn môi trường không khí 25

2.1.2. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án 30

2.1.3. Về thẩm quyền thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp môi trường không khí 34

2.1.4. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí 42

2.2. Pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường không khí 46

2.2.1. Về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường không khí 46

2.2.2. Về trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí 50

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 56

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam 56

3.1.1. Mức độ và nguy cơ ô nhiễm 56

3.1.2. Tình hình thực thi pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam 57

3.1.3. Việc Việt Nam tham gia các Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường không khí 59

3.2. Những yêu cầu cơ bản đối với hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí của Việt nam 61

3.3. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt nam trong thời gian tới 63

3.3.1. Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường không khí 63

3.3.2. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí 66

3.3.3. Thể chế bằng pháp luật một số công cụ kinh tế trong quản lý môi trường không khí 70

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

MỤC LỤC 78

LỜI CẢM ƠN 80

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế. Quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động và kết quả thẩm định đưa ra sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề môi trường cho các cơ sở đó. Như vậy, sau quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM phải có trách nhiệm đưa ra nhận xét cụ thể về những vấn đề gây ra cho môi trường, trong đó bao gồm cả môi trường không khí mà hoạt động phát triển đó có thể đem lại. Điều đó cho thấy rằng: cơ quan quản lý nhà nước về môi trường qua quá trình thẩm định báo cáo ĐTM có thể dự liệu được trước những tác động xấu đối với môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng do các hoạt động phát triển của con người mang lại và buộc các chủ thể tiến hành những hoạt động ấy phải áp dụng những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để làm tăng tác động tốt (nếu có) cho môi trường không khí và giảm đến mức tối đa những tác động xấu với môi trường không khí mà nó có thể gây ra. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn Việt nam, các quy định của pháp luật về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đó cũng đã nảy sinh nhiều vướng mắc, khó khăn như sau: Trước hết phải nói rằng, môi trường không khí là yếu tố thường bị xem nhẹ trong quá trình ĐTM, ngay từ khâu lập báo cáo ĐTM đến khâu thẩm định báo cáo ĐTM. Vì vậy trên thực tế, thường thì chỉ những dự án nào mà người ta đánh giá thực tế nó sẽ gây tác động rất lớn đến môi trường không khí thì người ta mới tiến hành xem xét cân nhắc một cách đầy đủ như các yếu tố khác, ví dụ như: các dự án xây dựng nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy giấy, vật liệu xây dựng…còn các dự án như: dệt nhuộm, cơ khí, phân bón hoá chất...thì sự tác động đến môi trường không khí thường bị coi nhẹ, đôi khi người ta không xem xét đến. Điều đó làm cho việc dự liệu trước cũng như phòng ngừa những tác động xấu tới môi trường không khí không được đảm bảo. Khi các dự án, công trình đi vào hoạt động thì lúc đó thực tế cho thấy nó đã gây nhiều ảnh huởng, tác động xấu đến môi trường không khí. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải có cái nhìn đầy đủ hơn vai trò của việc thẩm định đánh giá tác động của các dự án đến môi trường không khí. Thứ hai, khi xem xét Điều 15-NĐ 175 ta thấy có quy định: “Trong trường hợp cần thiết thì thành lập hội đồng thẩm định”. Nhưng trường hợp nào được coi là trường hợp cần thiết thì pháp luật lại chưa có quy định cụ thể? Quy định này đã gây khá nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì vậy, nó có thể dẫn đến hậu quả xấu là: có những dự án lẽ ra phải lập hội đồng để thẩm định báo cáo ĐTM, nhưng vì các lý do khác nhau mà cơ quan thẩm định không ra quyết định thành lập hội động thẩm định. Điều đó đã và sẽ gây ra những hậu quả không nhỏ đến tính khoa học, tính chính xác của các kết quả thẩm định; nghĩa là nó sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. 2.1.3. Về thẩm quyền thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp môi trường không khí 2.1.3.1. Thẩm quyền thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí Hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường không khí phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và thực hiện các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các chính sách về môi trường không khí là những hành vi pháp lý của các cơ quan có thẩm quyền hoặc của cá nhân, tổ chức nhằm theo dõi việc thực hiện pháp luật và chính sách môi trường không khí, phát hiện những vi phạm pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường không khí, những bất cập trong hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường không khí nói riêng để trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp ngăn chặn và những giải pháp sửa đổi, bổ sung. Các biện pháp này có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao ý thức tự giác, tính triệt để của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường không khí. Thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường không khí là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ nhằm xác định các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí cũng như hậu qủa của chúng để xử lý theo luật định. Thanh tra là hoạt động có tầm quan trọng rất lớn trong việc đảm bảo thực hiện chính sách và pháp luật môi trường không khí. Vì vậy, nội dung, thủ tục thanh tra, thẩm quyền tiến hành thanh tra là những vấn đề cần phải lưu ý và quy định cụ thể hơn trong các văn bản pháp luật. Thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường đã được quy định trong pháp luật bảo vệ môi trường tai các điều 41, 42, 43 Luật bảo vệ môi trường; Điều 37, 38 NĐ 175/1994/NĐ-CP và Thông tư số 1485- MTg ngày 03/04/1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn tổ chức quyền hạn và phạm vi hoạt động của thanh tra về bảo vệ môi trường và một số văn bản liên quan khác. Theo các quy định này, công tác thanh tra về môi trường có những nội dung chủ yếu sau đây: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và các quy định có liên quan. Xác định và lập báo cáo về các sự cố, ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Giúp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí. Theo Điều 40 Luật bảo vệ môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm phối hợp với thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành hữu quan trong việc bảo vệ môi trường không khí. Quy định này xuất phát từ đặc thù của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường là hoạt động mang tính chất liên ngành, vì vậy nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong qúa trình tiến hành công tác thành tra việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. Thanh tra chuyên ngành môi trường không khí được chia làm hai cấp: cấp Trung ương thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; cấp địa phương thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có thanh tra về bảo vệ môi trường không khí được tiến hành theo hai phương thức sau: Thanh tra theo kế hoạch: là những đợt thanh tra theo kế hoạch đã được xây dựng hàng năm hoặc theo từng quí. Thanh tra theo phương thức này chiếm 70% tổng số cuộc thanh tra. Thanh tra đột xuất, do yêu cầu phải xác minh những dấu hiệu vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường hoặc để giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thanh tra theo phương thức này chiếm 30% tổng số cuộc thanh tra. Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền: yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra; Tiến hành các biện pháp kiểm tra kĩ thuật tại hiện trường; quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp cần khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng về môi trường không khí và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó của mình; được quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm. Trên thực tế, các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường không khí theo quy định của pháp luật hiện hành đã góp phần không nhỏ trong việc ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí, góp phần vào xử lý những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. Ngoài thẩm quyền về thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường còn có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. Trên cơ sở kết quả thanh tra, hoặc khi phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong phạm vi thẩm quyền của mình có quyền được quy định các trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có vi phạm đó. Các trách nhiệm pháp lý này sẽ được xem xét cụ thể trong phần sau. 2.1.3.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường không khí Tranh chấp môi trường nói chung và tranh chấp môi trường không khí nói riêng được hiểu là những xung đột, những mâu thuẫn giữa các quan hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng quyền và lợi ích của họ bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại. Họ có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí thông qua việc áp dụng một cơ chế pháp lý thích hợp. Tranh chấp môi trường không khí thường là các tranh chấp ngoài hợp đồng, nó có đặc điểm là: phát sinh trực tiếp hoặc có liên quan mật thiết tới các hoạt động bảo vệ môi trường không khí, phát sinh rất sớm, các tranh chấp gắn liền với các lợi ích cá nhân và cộng đồng, bên bị hại gồm nhiều đối tượng khác nhau và thiệt hại khó xác định - thường là rấn lớn. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực môi trường không khí với ý nghĩa là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức, cá nhân để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm khôi phục quyền lợi của các chủ thể bị xâm phạm, phục hồi tình trạng môi trường không khí bị thiệt hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí. Để đáp ứng các yêu cầu đó của giải quyết tranh chấp môi trường không khí, đòi hỏi các tranh chấp đó phải được tiến hành theo những nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc khuyến khích các bên tranh chấp tự thương lượng và hoà giải ngay tại cấp cơ sở. - Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, hay còn gọi là nguyên tắc PPP (The Polluter Pays Principle). - Nguyên tắc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm khôi phục tình trạng môi trường không khí bị thiệt hại. Do những đặc điểm và yêu cầu đó của các tranh chấp môi trường không khí cho thấy hoạt động giải quyết các tranh chấp môi trường không khí đòi hỏi phải được tiến hành một cách công phu, nghiêm túc, khách quan, phải đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan giải quyết tranh chấp (trong trường hợp các tranh chấp do Toà án giải quyết) với các cơ quan chuyên ngành quản lý môi trường không khí trong việc thu thập và đánh giá các chứng cứ có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí và thiệt hại thực tế mà hành vi đó gây ra. Vì vậy, nó đòi hỏi phải được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Các tranh chấp về môi trường không khí hiện nay ở Việt Nam được giải quyết theo trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp môi trường nói chung. Theo đó, nó được thực hiện theo những bước sau: - Các bên tự tiến hành thương lượng; - Tranh chấp được hoà giải với sự chứng kiến của hoà giải viên; - Khi quá trình tự thương lượng và hoà giải không thành, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện tại các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không khí hoặc Toà án. Trước đây, tại Điều 2-NĐ 26/CP ngày 26/04/1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính vè bảo vệ môi trường có quy định như sau: việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên có hành vi gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại. Đối với những thiệt hại về vật chất có giá trị đến 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thương lượng được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường, những thiệt hại trên 1.000.000 đồng được giải quyết tại Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Nhưng đến Nghị định số 121/2004/NĐ-CP thay thế NĐ số 26/CP này thì quy định này đã không còn thấy xuất hiện nữa mà nó đã được chuyển sang quy định tại Bô luật tố tụng dân sự 2004. Cũng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam thì các tranh chấp về bảo vệ môi trường nói chung và không khí nói riêng trên lãnh thổ Việt Nam mà một bên là người nước ngoài cũng được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng đồng thời cũng có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, tranh chấp môi trường không khí cũng có thể xảy ra giữa các quốc gia với nhau, đặc biệt là những nước có biên giới chung vì ô nhiễm môi trường không khí là một trong năm yếu tố ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, vì vậy nó có thể dẫn đến các tranh chấp môi trường không khí giữa các quốc gia với nhau là điều có thể xảy ra. Vì các tranh chấp giữa các quốc gia là tranh chấp giữa các chủ thể có chủ quyền nên thương lượng, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình là nguyên tắc mà pháp luật môi trường Việt Nam theo đuổi. Điều 44 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam có quy định rõ rằng: tranh chấp giữa Việt Nam và các nước khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được giải quyết trên cơ sở thương lượng, có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế. Thực tế tại Việt Nam đã cho thấy, các xung đột, tranh chấp về môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng ngày càng gia tăng cùng với quá trình phát triển của đất nước, do nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, tổ chức và cùng với sự nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường: năm 2002 toàn quốc có 2.000 đơn khiếu kiện về tranh chấp tài nguyên và môi trường trong cả nước; bình quân 200 đơn/ tháng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000. Những vụ khiếu kiện này tập trung phần lớn ở vùng ven đô xoay quanh tranh chấp về đất đai, ô nhiễm môi trường không khí do khói bụi, rác thải gây ra ở các làng nghề... Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này lại chưa theo kịp để làm nền tảng cho việc giải quyết tốt các tranh chấp về môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng trên thực tế, đôi khi nó còn làm cho các tranh chấp, xung đột càng trở lên căng thẳng, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giảm lòng tin của người dân vào chính cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Ta có thể lấy một ví dụ cho vấn đề này khi đề cập đến các xung đột về môi trường và môi trường không khí ngày càng trở lên tồi tệ tại các làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng trong khuôn khổ Đề án nghiên cứu về xung đột môi trường do Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan tài trợ trong thời gian từ 05.2002 đến 04.2004 khi nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát tại 3 làng nghề và 3 làng lân cận không làm nghề thuộc các tỉnh Nam Định, Bắc Ninh và Hà Tây. Qua đó nhận thấy: môi trường không khí ở các làng nghề bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, đặc biệt là ô nhiễm khói, bụi vượt quá TCCP là ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu là than, củi... Tại Tiên Phương (Hà Tây), nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được một vụ việc xung đột rất căng thẳng giữa một bên là cộng đồng dân cư thôn Quyết Tiến và một bên là một nhóm làm nghề sản xuất gạch. Câu chuyện này xuất phát từ việc chính quyền xã cho phép một nhóm xây dựng 06 lò gạch ngay bên cạnh của thôn Quyết Tiến. Khói lò gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trong thôn và gây ra tình trạng chết cây cối, hoa màu và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân trong thôn. Sau khi kiến nghị, chính quyền xã không giải quyết thì chính quyền thôn đã tiến hành họp dân để tìm giải pháp cho vấn đề ô nhiễm. Mỗi gia đình trong thôn cử một đại diện với phương tiện là thùng múc nước tham gia vào đoàn người kéo ra dùng nước dập tắt lò là biện pháp được đưa ra từ cuộc họp này. Kết quả là sau khi bị dập lò đến lần thứ 2, các ông chủ lò bị thua lỗ và phải huỷ bỏ hợp đồng làm gạch với chính quyền địa phương. Sự việc này cho đến nay lại tiếp tục lặp lại với mức độ ảnh hưởng lớn hơn. Vẫn cùng vị trí nới xây dựng các lò trước đây, nay số lò được xây dựng nhiều gấp 5 lần trước đây, nên mức độ ảnh hưởng đơn giản theo phép tính số học thô sơ nhất thì cũng tăng lên gấp 5 lần. Nhưng điều khác biệt ở đây là người dân trong thôn không thể áp dụng biện pháp cũ vì lẽ số lò gạch này hoạt động dưới sự bảo trợ của chính quyền huyện trên danh nghĩa giải phóng nền đất để đào sông phục vụ khu du lịch sinh thái. Cho nên mặc dù rất bức xúc nhưng người dân chưa tìm được giải pháp cho vấn đề này Đặng Đình Phong, Xung đột môi trường trong các làng nghề ở đồng bằng sông Hồng thực trạng và xu hướng biến đổi, Tạp chí bảo vệ môi trường số 9-2004. . Qua ví dụ này có thể thấy rằng: mặc dù đã có các quy định về giải quyết tranh chấp môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng nhưng hiệu quả thực thi của nó trên thực tế còn rất hạn chế. Điều đó có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường không khí của người dân còn thấp, do nhu cầu phát triển đôi khi được đặt cao hơn nhu cầu được sống trong một môi trường trong lành của bên gây ra tranh chấp, nhưng nó cũng phải được kể đến lý do là sự thiếu trách nhiệm của chính các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp này... Qua đó có thể nhận thấy những bất cập nảy sinh trong chính các quy định của pháp luật về giải quyết các tranh chấp môi trường (trong đó có tranh chấp môi trường không khí). Cụ thể là: - Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường còn thiếu sự rõ ràng trong việc quy định trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp môi trường: Theo các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường thì các tranh chấp môi trường không khí hiện nay được giải quyết theo trình tự chung giải quyết các tranh chấp dân sự. Theo đó, các tranh chấp môi trường trước tiên sẽ được hoà giải tại cấp cơ sở. Nhưng trên thực tế, vì các tranh chấp môi trường thường liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau nên nó khó có thể hoà giải được ở cấp cơ sở. Khi ấy, theo quy định phải cần đến sự hoà giải của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Điều này sẽ khó có thể đảm bảo được tính chính xác, khách quan. Bởi lẽ các cơ quan nhà nước sẽ khó công tâm trong hoà giải các tranh chấp môi trường khi một bên tham gia tranh chấp là các doanh nghiệp hoặc là cơ sở công nghiệp mà trước đã từng tuân thủ rất nghiêm túc các quyết định của họ. - Cần có quy định xác định cụ thể trách nhiệm phải giải quyết các tranh chấp về môi trường khi có đơn yêu cầu, khiếu nại của người dân, đặc biệt là tại các cấp chính quyền cơ sở: qua ví dụ trên ta cũng đã thấy rõ được sự thiếu sót hay yếu kém của các quy định này, bởi theo quy định của pháp luật thì khi có bất kì đơn khiếu nại, kiến nghị của nhân dân đưa lên chính quyền địa phương thì chính quyền đó phải có trách nhiệm xem xét giải quyết, nhưng trong ví dụ đưa ra trên thì mặc dù có đơn của người dân nhưng chính quyền xã vẫn không giải quyết theo đúng thủ tục đã khiến cho xung đột càng sâu sắc hơn. Qua đó đặt ra câu hỏi: liệu ta có thiếu các quy định xác định cụ thể trách nhiệm giải quyết tranh chấp môi trường để dẫn đến sự lé tránh giải quyết trong các tranh chấp? - Chưa có các quy định pháp luật về xác định giá trị thiệt hại, buộc người gây ô nhiễm môi trường không khí phải bồi thường: khi tranh chấp môi trường không khí xảy ra, việc xác định giá trị thiệt hại là hết sức cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp. Nhưng thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí gây ra là rất khó xác định - thường rất lớn vì nó thường xảy ra trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều chủ thể; mặc dù vậy, trong các quy định về thẩm quyền chưa có quy định xác định các thiệt hại của các cơ quan nhà nước. Mặt khác, việc xác định thiệt hại chỉ dừng lại ở xác định thiệt hại cụ thể trước mắt trong khi thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí lại thường chưa xảy ra ngay. Vì vậy cần thiết phải có các quy định về việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí gây ra để việc giải quyết quyền lợi cho các chủ thể bị vi phạm được thoả đáng và nhanh chóng. 2.1.4. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí Trong quá trình quản lý, Nhà nước đã sử dụng rất nhiều công cụ như công cụ kỹ thuật, kinh tế, pháp luật nhưng quan trọng nhất là công cụ pháp luật bởi pháp luật có những vai trò to lớn của nó mà các công cụ khác không có (xem chương 1), một trong những vai trò đó của pháp luật là đã xây dựng, thiết lập được một hệ thống cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương, quy định cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan đó để có thể giúp Nhà nước quản lý được một cách có hiệu quả môi trường không khí. Cùng với cách hiểu về nội dung quản lý nhà nước về môi trường không khí theo Điều 37 Luật bảo vệ môi trường, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam hiện nay cũng được hiểu chính là hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, được quy định tại Điều 38, 39, 40 của Luật bảo vệ môi trường và quy định từ Điều 4 đến Điều 7 của NĐ số 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Theo các quy định này, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay bao gồm: * Cơ quan có thẩm quyền chung Cơ quan có thẩm quyền chung trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là cơ quan có thẩm quyền quản lý trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó bao gồm cả lĩnh vực môi trường trên phạm vi cả nước hoặc từng địa phương. Bao gồm: Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Chính phủ: Theo Điều 38 Luật bảo vệ môi trường 1993 quy định thì Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong cả nước. Căn cứ theo Luật tổ chức Chính phủ 2001, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Chính phủ có nhiệm vụ như sau: “Quyết định chính sách cụ thể về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường; chỉ đạo tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát ô nhiễm, ứng cứu và khắc phục sự cố môi trường” (Khoản 5- Điều 10). Bảo vệ môi trường không khí là một lĩnh vực của bảo vệ môi trường nói chung nên cũng thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ. - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh): Đây là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng tại địa phương (căn cứ Điều 38 Luật bảo vệ môi trường 1993). Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của UBND cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về môi trường được quy định cụ thể tại Khoản 1- Điều 6-NĐ 175/1994/NĐ-CP, theo đó UBND cấp tỉnh có trách nhiệm như sau: ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo vệ môi trường tại địa phương; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện tại địa phương các quy định của Nhà nước, của địa phương về bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh gía tác động môi trường của các dự án, các cơ sở theo quy định; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. * Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn Là cơ quan có thẩm quyền quản lý về chuyên môn trong một lĩnh vực, ngành cụ thể; mà ở đây là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trước đây, trong cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường cùng với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành Trung ương và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã hình thành nên hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương. Trong hơn mười năm chủ trì tổ chức thực hiện Luật bảo vệ môi trường, hệ thống tổ chức trên đã đóng vai trò quyết định đưa các quy định của Luật đi vào cuộc sống, góp phần hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện một bước chất lượng môi trường. Ngày 05/08/2002, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11 trong đó quyết định thành lập Bộ tài nguyên và Môi trường; tiếp đến ngày 11/11/2002, Chính phủ ban hành NĐ số 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì đã tách chức năng này của Cục Môi trường từ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sang cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cùng với việc sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, bộ phận quản lý nhà nước về môi trường theo ngành, lĩnh vực ở các bộ, ngành cũng được điều chỉnh, bổ sung theo hướng phù hợp với tình hình và tổ chức mới. ở địa phương, cơ quan chuyên môn giúp UBND về tài nguyên và môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (được thành lập theo QĐ số 45/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/04/2003 về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), Phòng quản lý Tài nguyên và Môi trường ở các quận, huyện và cán bộ địa chính kiêm trách nhiệm quản lý môi trường ở các xã, phường và cấp tương đương đang đựơc hình thành và ổn định hoạt động. Trong cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương có bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn. Có thể nói, sự điều chỉnh này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Việt Nam vì nước ta quá trình công nghiệp hoá, độ thị hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo nó là tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không khí nói riêng ngày càng trở lên trầm trọng và bức xúc, nó đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên trách riêng có đủ thẩm quyền thì mới có khả năng đảm đương được hết khối lượng công việc và yêu cầu bảo vệ môi trường đặt ra nên việc thành lập Bộ và Sở Tài nguyên và Môi trường là hoàn toàn hợp lý. - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Theo quy định tại Điều 38 Luật bảo vệ môi trường 1993 và Điều 4 NĐ số 175/1994/NĐ-CP thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện thống nhất quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34168.doc
Tài liệu liên quan