MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 3
1. Khái niệm đấu thầu 3
2. Đặc điểm đấu thầu 5
3. Phân loại đấu thầu 5
3.1. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn 6
3.2. Đấu thầu mua sắm hàng hóa 6
3.3 Đấu thầu xây lắp 7
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP 7
1. Khái niệm đấu thầu xây lắp và pháp luật về đấu thầu xây lắp 7
1.1 Khái niệm về đấu thầu xây lắp 7
1.2. Pháp luật về đấu thầu xây lắp 8
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng đấu thầu xây lắp 14
2.1 Phạm vi áp dụng đấu thầu xây lắp 14
2.2. Đối tượng áp dụng đầu thầu xây lắp 14
3. Hình thức, phương thức đấu thầu xây lắp 16
3.1. Hình thức đầu thầu xây lắp 16
3.2. Phương thức đấu thầu xây lắp 20
4. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây lắp 20
4.1. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang bằng 21
4.2. Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ 21
4.3. Nguyên tắc đánh giá khách quan công bằng 21
4.4. Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng 22
5. Vai trò của đấu thầu xây lắp trong nền kinh tế 22
6. Quy trình đấu thầu xây lắp 25
6.1. Chuẩn bị đấu thầu 26
6.2. Tổ chức đấu thầu 29
6.2.1. Lập hồ sơ mời thầu 30
6.2.2 Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu . .32
6.2.3. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu 33
6.2.4. Mở thầu 34
6.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu 35
6.4. Thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu 39
6.5. Thông báo kết quả đầu thầu .41
6.6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng 41
6.6.1 Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng 41
6.2.2. Ký kết hợp đồng . .42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 43
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TTTM CHỢ HÔM - ĐỨC VIÊN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SỞ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 44
I. KHÁI QUÁT VỀ SỞ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 44
1. Chức năng Sở Thương mại 44
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Thương mại Hà Nội 45
2.1. Về tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách 45
2.2. Về quy hoạch kế hoạch 46
2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra thương mại, quản lý thị trường 47
2.4. Công tác đào tạo quản lý cán bộ 48
2.5. Hỗ trợ Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội 48
3. Nguyên tắc, chế độ làm việc 49
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CHỢ HÔM – ĐỨC VIÊN 49
1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm – Đức Viên 49
1.1. Tổng quan về kế hoạch xây dựng, phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội 50
1.2. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm - Đức Viên 52
2. Hình thức, phương thức đấu thầu trong dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm – Đức Viên 53
2.1 Hình thức đấu thầu 53
2.2 Phương thức đấu thầu 53
2.3. Các chủ thể tham gia đấu thầu chợ Hôm – Đức Viên 54
3. Quy trình đấu thầu Chợ Hôm – Đức Viên 57
3.1. Chuẩn bị đấu thầu 57
3.2. Tổ chức đấu thầu 59
3.2.1. Lập hồ sơ mời thầu 59
3.2.2. Thông báo mời thầu 60
3.2.3. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu 60
3.2.4. Mở thầu 61
3.3. Đánh giá xếp hạng nhà thầu 62
3.4. Thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu 65
3.5. Thông báo kết quả đấu thầu 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP 71
I. ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CHỢ HÔM – ĐỨC VIÊN 71
1. Đánh giá pháp luật về đấu thầu xây lắp và hiệu quả áp dụng tại Việt Nam 71
1.1. Đánh giá pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Việt Nam 71
1.2. Hiệu quả áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Việt Nam 77
2. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp trong dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm – Đức Viên 79
II. KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CHỢ HÔM - ĐỨC VIÊN 80
1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp 80
2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đầu thầu xây lắp trong dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm – Đức Viên 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3571 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng trong dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại chợ Hôm – Đức Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm xấp xỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu song có giá dự thầu thấp và có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.
- Xác định giá đánh giá
Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá
Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp chưa tiến hành sơ tuyển hoặc chưa đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu tại bước đánh giá sơ bộ thì sau khi chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được xếp thứ nhất. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất không đáp ứng yêu cầu thì tiếp tục đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu được xếp hạng tiếp theo.
Trong trường hợp gói thầu phức tạp, nếu thấy cần thiết thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư cho phép nhà thầu có hồ sơ dự thầu xếp thứ nhất vào thương thảo sơ bộ về hợp đồng để tạo thuận lợi cho việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu.
Thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu
Nhà thầu cung cấp gói thầu xây lắp được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: (1) Có hồ sơ dự thầu hợp lệ; (2) Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; (3) Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”; (4) Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng; (5) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt. Điều 38 Luật Đấu thầu 2005
6.4.1. Thẩm định kết quả đấu thầu
Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
6.4.2. Phê duyệt kết quả đấu thầu
Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.
Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau đây:
Tên nhà thầu trúng thầu;
Giá trúng thầu;
Hình thức hợp đồng;
Thời gian thực hiện hợp đồng;
Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.
6.5. Thông báo kết quả đấu thầu
Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền. Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu
Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
6.6.1 Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
Thương thảo hoàn thiện hợp đồng là việc các bên giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, chưa hoàn chỉnh. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:
Kết quả đấu thầu được duyệt;
Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;
Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);
Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu.
Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng. Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định
Hợp đồng đấu thầu xây lắp cần có những nội dung chủ yếu sau:
Nội dung công việc phải thực hiện
Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc
Thời gian và tiến độ thực hiện
Điều kiện nghiệm thu, bàn giao
Giá cả, phương thức thanh toán
Thời hạn bảo hành
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Các thỏa thuận khác theo từng loại hợp đồng
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư huỷ quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu trước đó và xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng, trong trường hợp đó phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu nếu cần thiết.
6.6.2. Ký kết hợp đồng
Sau khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng, bên mời thầu phải trình nội dung hợp đồng lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về phía nhà thầu trúng thầu: Nhà thầu trúng thầu cần phải nộp danh sách bảo lãnh thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng. Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng không quá 10% giá trị thực hiện hợp đồng tùy theo loại hình và quy mô hợp đồng. Trong một số trường hợp yêu cầu mức bảo lãnh cao hơn thì cần được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hình thức bảo lãnh có thể dưới dạng tiền mặt hoặc séc, bảo lãnh của một ngân hàng hay hình thức tương đương. Sau khi nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nhà thầu trúng thầu được nhận lại bảo đảm dự thầu.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, hai bên ký hợp đồng. Theo đó, bên mời thầu có nghĩa vụ giao mặt bằng xây dựng, bản vẽ, yêu cầu khảo sát… cho nhà thầu trúng thầu, còn nhà thầu trúng thầu có nghĩa vụ xây dựng đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu của gói thầu. Nếu có vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và đối tác của mình.
Kết luận chương 1
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế của gói thầu. Chủ thể tham gia đấu thầu gồm có chủ đầu tư, bên mời thầu (có thể là chủ đầu tư), người có thẩm quyền, tổ chuyên gia, tư vấn, nhà thầu. Việc lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu của bên mời thầu nhưng nó phải tuân theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định
Đấu thầu xây lắp là hình thức đấu thầu lựa chọn nhà thầu để thực hiện những công việc xây dựng và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn
Nhà nước ta đã rất nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu xây lắp nói riêng và pháp luật về đấu thầu nói chung, nó thực sực sự tạo ra một khung khổ pháp lý quan trọng trong hoạt động đấu thầu, đặc biệt là trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Đấu thầu xây lắp nói riêng và các loại hình đấu thầu khác đều phải tuân theo trình tự nhất định do pháp luật quy định, cụ thể gồm 6 bước sau: (1) Chuẩn bị đấu thầu; (2) Tổ chức đấu thầu; (3) Đánh giá hồ sơ dự thầu; (4) Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu; (5) Thông báo kết quả đấu thầu; (6) Thương thảo hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TTTM CHỢ HÔM - ĐỨC VIÊN -
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SỞ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
I. KHÁI QUÁT VỀ SỞ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Sở Thương mại Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2744/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 23 tháng 8 năm 2006 về việc thành lập Sở Thương mại. Quyết định này có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở. Đến năm 2005, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nôi có quy định lại theo Quyết định số 113/2005/QĐ-UB ngày 28/7/2005 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Sở Thương mại Hà Nội.
Sở Thương mại bao gồm nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng, hoạt động tuân theo pháp luật của từng lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, ví dụ Luật thanh tra, Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng v.v..
1. Chức năng Sở Thương mại
Sở Thương mại Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội được quy định lại chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 113/2005/QĐ-UB ngày 28/7/2005 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn bao gồm các lĩnh vực: lưu thông hàng hoá trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành thương mại trên địa bàn thành phố; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và theo quy định của pháp luật
Sở Thương mại Hà Nội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ về thương mại của Bộ Thương mại
Sở Thương mại Hà Nội có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Nội và được sử dụng con dấu riêng. Cơ cấu tổ chức của Sở Thương mại Hà Nội gồm có: Lãnh đạo Sở (Giám đốc và các Phó Giám đốc), các tổ chức tham mưu giúp lãnh đạo Sở, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Nội và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Thương mại Hà Nội
2.1. Về tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách
Sở Thương mại Hà Nội phổ biến hướng dẫn các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài hoạt động thương mại trên địa bàn Thành phố thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước và Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Thương mại) về hoạt động thương mại và quản lý thị trường.
Sở Thương mại Hà Nội nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc cụ thể hoá các chính sách, chế độ, pháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại, quản lý thị trường.
Sở Thương mại Hà Nội xây dựng trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành theo thẩm quyền các quy định về chế độ trách nhiệm, các quy tắc về an toàn, trật tự vệ sinh… trong hoạt động thương mại phù hợp với các quy định của Chính phủ và Bộ Thương mại.
Sở Thương mại Hà Nội chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chuẩn bị các đề án và thủ tục trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định các vấn đề sau:
Quản lý Nhà nước về các hoạt động tư vấn, môi giới, hội chợ và quảng cáo thương mại, giới thiệu hàng hoá và hoạt động xúc tiến thương mại khác trên địa bàn Thành phố trong phạm vi được phân công.
Đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép cho hãng nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực thương mại, thành lập các tổ chức đại diện hoạt động thương mại tại Thành phố theo quy định của pháp luật.
Sở Thương mại Hà Nội thực hiện sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Bộ Thương mại về việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh trên địa bàn Thành phố.
Thực hiện sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về quản lý hoạt động của các văn phòng đại diện nước ngoài đặt tại Hà Nội.
Đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Phân bổ, quản lý và tổng hợp các hạn ngạch, chỉ tiêu xuất nhập khẩu theo sự uỷ quyền của Bộ Thương mại và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
2.2. Về quy hoạch kế hoạch
Sở Thương mại Hà Nội lập quy hoạch phát triển thương mại và mạng lưới kinh doanh thương mại bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ, các phố buôn bán nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá trên địa bàn Thành phố phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sở Thương mại Hà Nội xây dựng và tổng hợp kế hoạch hoạt động thương mại của mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn Thành phố, lập báo cáo thực hiện kế hoạch, tình hình thị trường gửi Uỷ ban nhân dân Thành phố và Bộ Công thương.
Sở Thương mại Hà Nội chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan kế hoạch, tài chính, thuế, ngân hàng khảo sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên các mặt: số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh (các chủng loại hàng hoá, hàng nội, hàng ngoại...) vốn sử dụng, doanh số bán buôn, bán lẻ, thuế, lợi nhuận... trên cơ sở đó đánh giá các mặt hoạt động của tổ chức và cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn.
Sở Thương mại Hà Nội được yêu cầu các đơn vị hoạt động thương mại thuộc các thành phần kinh tế cung cấp theo quy định tình hình và các số liệu về hoạt động thương mại của đơn vị mình.
Sở Thương mại Hà Nội tham gia xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật thiết kế và dự toán của các công trình xây dựng, các chương trình, đề án của Thành phố về hoạt động thương mại theo sự phân cấp và quy chế quản lý của Nhà nước.
Sở Thương mại Hà Nội lập và tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho hoạt động của ngành.
2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra thương mại, quản lý thị trường
Sở Thương mại Hà Nội kiểm tra các quận, huyện trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực thương mại và quản lý thị trường.
Sở Thương mại Hà Nội đề xuất với Uỷ ban nhân dân Thành phố việc kiểm tra định kỳ và đột xuất hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài. Khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội chấp thuận, Sở chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức việc kiểm tra đúng các quy định của pháp luật.
Sở Thương mại Hà Nội định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật, các chính sách của Nhà nước, các quy định của Bộ Công thương mại và cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thương mại đối với các tổ chức và cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn Thành phố; qua kết quả kiểm tra đề xuất và xử lý theo quy định hiện hành đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Sở Thương mại Hà Nội chủ trì việc phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành, các lực lượng có chức năng quản lý thị trường trên địa bàn Thành phố để tổng hợp tình hình hoạt động thương mại và báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất gửi Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Bộ Công thương.
Sở Thương mại Hà Nội được quyền áp dụng các biện pháp xử phạt theo thẩm quyền quy định trong pháp lệnh về xử phạt hành chính.
Sở Thương mại Hà Nội kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Bộ Công thương quyết định xử lý các vi phạm trong hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài trên địa bàn theo quy định của pháp luật có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Sở Thương mại Hà Nội chủ trì hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại.
Sở Thương mại Hà Nội giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc trách nhiệm Sở.
2.4. Công tác đào tạo quản lý cán bộ
Sở Thương mại Hà Nội tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuộc Sở và các doanh nghiệp Nhà nước của ngành thương mại trong phạm vi thành phố quản lý. Chủ trì phối hợp với Hội đồng liên minh các hợp tác xã thành phố và các tổ chức phi chính phủ phổ biến kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh cho hoạt động thương mại ngoài quốc doanh. Quản lý và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp của thành phố.
2.5. Hỗ trợ Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Sở Thương mại Hà Nội Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh thương mại dịch vụ thương mại thuộc Thành phố.
3. Nguyên tắc, chế độ làm việc
Sở Thương mại Hà Nội làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng
Giám đốc Sở là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ Công thương, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở.
Phó Giám đốc Sở là người giúp việc Giám đốc Sở, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được giao.
Chánh văn phòng, Chánh thanh tra Sở, Trưởng phòng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Nội, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Phó Chánh văn phòng, Phó Chánh thanh tra Sở, Phó Trưởng phòng, phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Phó Giám đốc trung tâm xúc tiến thương mại Hà Nội, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là người giúp việc Trưởng đơn vị và chịu trách nhiệm trước Trưởng đơn vị, Giám đốc Sở và trước pháp luật về công việc được phân công.
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CHỢ HÔM – ĐỨC VIÊN
Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm – Đức Viên
Tổng quan về kế hoạch xây dựng, phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội
Năm 2007 tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn cả nước đạt 330.000 tỷ VNĐ, tăng 22% so với năm 2006, trong đó tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ ước đạt 70.000 tỷ VNĐ, tăng 23% so với năm 2006, đạt mức yêu cầu đề ra của ngành Thương mại. Trong những năm qua, do kinh tế phát triển, mức sống của người dân tăng cao, do đó thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi. Điều dễ nhận thấy là lượng người vào siêu thị, trung tâm thương mại mua hàng nhiều, tình trạng các lượng người vào siêu thị quá tải trong ngày Tết và một số siêu thị không đủ hàng để cung cấp cho khách hàng. Để đáp ứng được nhu cầu đó, Thành phố Hà Nội chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý chợ và đầu tư xây dựng một số chợ, trung tâm thương mại …
Công tác đầu tư xây dựng chuyển đổi mô hình quản lý chợ:
Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn, để đẩy mạnh vào việc đầu tư xây dựng các dự án chợ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong năm 2007, toàn thành phố đã triển khai 27 dự án đầu tư xây dựng cải tạo chợ, với tổng mức đầu tư 1.971.308.000.000 đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 25 tỷ 780,5 triệu đồng, huy động từ các thành phần kinh tế khác 1945 tỷ 527,5 triệu đồng, trong đó thành phố tập trung chỉ đạo chuẩn bị đầu tư 1 loạt các dự án đầu tư xây dựng chợ truyền thống, gắn với hoạt động của Trung tâm thương mại và được các doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện.
Công tác chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ.
100% Uỷ ban nhân dân các quận huyện thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình chợ quận huyện. Căn cứ Quyết định 31/2007/QĐ-UB ngày 14/3/2007 của Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận huyện đã triển khai xây dựng đề án, kế hoạch chuyển đổi của đơn vị mình giai đoạn 2007 – 2010. Trong năm 2007 Sở Thương mại đã trình Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt năm đề án, kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ của quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, huyện Đông Anh, Từ Liêm và Gia Lâm. Các quận huyện còn lại đang chỉnh sửa lại đề án, kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ theo ý kiến của các Sở ngành là thành viên Ban chỉ đạo chương trình phát triển chợ thành phố theo hướng phân rõ danh mục các chợ chuyển đổi mô hình kết hợp đầu tư xây dựng theo Quyết định số 31/2007/QĐ-UB ngày 14/3/2007 của Uỷ ban nhân dân Thành phố; các chợ chuyển đổi mô hình quản lý từ Ban quản lý sang doanh nghiệp theo hướng của Quyết định số 31. Dự kiến trong Quý 1 năm 2008, Sở Thương mại sẽ trình Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt đề án, kế hoạch chuyển đổi của các đơn vị còn lại. Tại các quận nội thành, chủ trương thành phố chủ yếu thực hiện chuyển đổi mô hình kết hợp với đầu tư xây dựng lại, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Tại các huyện ngoại thành, đối với các chợ vị trí trung tâm, có lợi thế thương mại thực hiện xã hội hóa đầu tư chuyển đổi mô hình kết hợp với đầu tư xây dựng lại, với các chợ không có lợi thế thương mại, Thành phố chủ trương chuyển đổi mô hình sang hợp tác xã quản lý và xem xét hỗ trợ ngân sách nhà nước đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân khu vực
Công tác triển khai đấu thầu các dự án chợ - Trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thực hiện Quyết định 3096/2007/QĐ-UB ngày 3/8/2007 của Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt danh mục dự án tổ chức đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố năm 2007, trong đó có 13 dự án chợ - trung tâm thương mại, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã yêu cầu Uỷ ban nhân dân các quận huyện triển khai thực hiện xong công tác đấu thầu trước 30/11/2007 tại Công văn 500/CV-KH&ĐT ngày 17/9/2007. Các dự án thuộc địa bàn quận nội thành đều thu hút được đông đảo doanh nghiệp tham gia đầu thầu. Dự án thuộc các huyện ngoại thành có sức thu hút kém hơn, trung bình là có ba đến sáu doanh nghiệp tham gia. Hiện nay, Uỷ ban nhân dân các quận huyện mới thành lập hội đồng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, chưa dự án nào tổ chức đấu thầu. Nguyên nhân chủ yếu là do Uỷ ban nhân dân các quận huyện còn lúng túng trong các bước triển khai, một số dự án trong nội thành chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư vì hệ số sử dụng và mật độ xây dựng còn thấp.
1.2. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm - Đức Viên
Dự án chuyển đổi chợ Hôm Đức Viên nằm trong chủ trương phát triển toàn bộ 13 chợ nội thành Hà Nội thành trung tâm thương mại của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội với mục tiêu “xã hội hóa mạnh”, mô hình phân phối hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến, phát triển các trung tâm thương mại của Hà Nội theo xu hướng hội nhập, góp phần thay đổi cấu trúc, diện mạo thị trường Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới.
Chợ Hôm – Đức Viên tọa lạc trên diện tích hơn 6000m2 đất, có các cổng chính nằm trên mặt phố Huế và Trần Xuân Soạn (Phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Hiện trong khu chợ cũ này có 774 gian hàng với 615 hộ kinh doanh cố định ký hợp đồng thuê 1 năm/ lần, 159 hộ kinh doanh thu vé chợ, 4 đơn vị thuê tầng 3 và 9 hộ dân đang sở hữu khoảng 480m2 đất. Ngoài mặt phố Huế và Trần Xuân Soạn, có 17 ki-ốt hai tầng đã ký hợp đồng và nhận tiền một lần thuê đến năm 2023 – 2024. Đây là khu chợ có tiếng thu hút được sự chú ý đặc biệt của người tiêu dùng.
Theo quyết định 1538/2007/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 23/4/2007, dự án chuyển đổi chợ Hôm – Đức Viên nằm trong chủ trương phát triển toàn bộ 13 chợ nội thành Hà Nôi thành Trung tâm thương mại của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội với mục tiêu “xã hội hóa” xây dựng lại thành trung tâm thương mại hạng ba trở lên với hai khối nhà dự kiến gồm khối Chợ Hôm khoảng 18 tầng và khối Đức Viên 5 tầng, đều có ít nhất 2 tầng hầm. Ngoài ra một diện tích công trình phù hợp được dành để bố trí chức năng chợ truyền thống, chuyên bán thực phẩm rau quả. Nguồn vốn xây dựng được xác định là của nhà đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp do nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm.
Nhằm chuẩn bị một bộ mặt Hà Nội sạch đẹp hiện đại, chào mừng 1000 năm Thăng Long, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội yêu cầu dự án xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm – Đức Viên không được khởi công muộn hơn 1/12/2007. Uỷ ban nhân dân Thành phố giao cho Uỷ ban nhân dân Quận Hai Bà Trưng phối hợp với chủ đầu tư và sở, ban, ngành liên quan thực hiện giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư xây dựng trung tâm thương mại theo đúng kế hoạch, hoàn thành dự án trước 1/12/2009. Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm – Đức Viên có giá trị lớn và cần phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn được nhà thầu có đầy đủ năng lực đảm bảo thực hiện tốt dự án và đảm bảo tiến độ thi công.
Hình thức, phương thức đấu thầu trong dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm – Đức Viên
2.1 Hình thức đấu thầu
Ban đầu dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm – Đức Viên được dự định áp dụng hình thức chỉ định thầu, nhưng sau đó lại được tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi.
Ngày 29/1/2007 Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội có thông báo mời thầu trên trang thông tin điện tử của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Việc áp dụng đấu thầu rộng rãi nhằm mục đích lựa chọn được nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, xây dựng được Trung tâm thương mại Chợ Hôm – Đức Viên hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân, một mặt phải kết hợp với mô hình chợ truyền thống để không làm mất đi bản sắc chợ ở Việt Nam.
2.2 Phương thức đấu thầu
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm – Đức Viên được Bộ kế hoạch và đầu tư dự tính tổ chức đấu thầu theo phương thức đấu thầu hai giai đoạn.
Giai đoạn một: nhà thầu nộp hồ sơ có đề xuất kỹ thuật, tài chính nhưng chưa có giá thầu. Trong giai đoạn này các bên tham gia đấu thầu trao đổi, thảo luận và thống nhất yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật với nhau, trên cơ sở đó sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
Giai đoạn hai: Đây là giai đoạn các nhà thầu nộp hồ sơ chính thức với đề x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng trong dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại chợ Hôm – Đức Viên.docx