MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3
1. Khái niệm, vai trò và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 3
1.1. Huy động vốn và vai trò của huy động vốn đối với các Tổ chức tín dụng 3
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng 4
1.2.1. Nhân tố khách quan 4
1.2.2. Nhân tố chủ quan 6
1.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam 8
2. Kết cấu pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng 9
2.1. Huy động vốn bằng nhận tiền gửi 10
2.1.1. Khái niệm tiền gửi 10
2.1.2. Các loại tiền gửi 13
2.2. Huy động vốn thông qua việc phát hành giấy tờ có giá 16
2.3. Huy động vốn bằng việc vay vốn giữa các Tổ chức tín dụng 18
2.4. Huy động vốn thông qua vay vốn của Ngân hàng Nhà nước 19
CHƯƠNG II 21
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 21
1. Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 21
1.1. Các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam 21
1.2. Các quy định pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam 23
1.3. Các quy định của pháp luật về huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá 27
1.4. Các quy định của pháp luật về huy động vốn bằng việc vay vốn của các Tổ chức tín dụng khác 29
1.5. Các quy định của pháp luật về huy động vốn thông qua việc vay vốn của Ngân hàng Nhà nước 30
2. Thực tiễn thi hành pháp luật về huy động vốn của các tổ chức tín dụng 31
2.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở một số địa phương 31
2.1.1. Kết quả huy động vốn của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội 31
2.1.2. Kết quả huy động vốn của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 32
2.2. Một số tồn tại, hạn chế mà các Tổ chức tín dụng Việt Nam gặp phải trong quá trình huy động vốn 33
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và một số giải pháp khắc phục 35
2.3.1. Nhân tố tích cực 35
2.3.2. Nhân tố tiêu cực 37
2.3.3. Một số giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên 38
CHƯƠNG III 40
ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG 40
HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM 40
1. Những yêu cầu cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 40
2. Một số đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 43
2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật 43
2.2. Một số đề xuất cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho các Tổ chức tín dụng Việt Nam 48
2.2.1. Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền 48
2.2.2. Đối với các Tổ chức tín dụng 48
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10844 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc gia: Công cụ tái cấp vốn.
“Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng”(1) Khoản 9, Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997
, “ Tổ chức tín dụng là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định ở điều 30 Luật Ngân hàng Nhà nước”(2) Điều 48 Luật các Tổ chức tín dụng 1997
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước là các TCTD là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước thông qua các hình thức: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngăn hạn khác.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn cho Ngân hàng Thương mại vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanh toán bù trừ. Trong trường hợp đặc biệt khi TCTD mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các TCTD có thể được Ngân hàng nhà nước cho vay khi Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận.
Ngoài các hình thức huy động vốn cơ bản nêu trên, các TCTD có thể sử dụng để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi khác thông qua việc làm trung gian thanh toán và cung cấp dịch vụ đầu tư, dịch vụ đại lý... Các nguồn vốn này không phải do các TCTD huy động nhưng tạo cơ hội cho các TCTD sử dụng tạm thời do đó làm tăng thêm vốn cho các TCTD trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, để mở rộng khả năng thu hút vốn này, TCTD cần phải không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thương trường, trong đó đặc biệt quan tâm tới phát triển các dịch vụ ngân hàng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
1. Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
1.1. Các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Có thể hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các TCTD là việc Nhà nước thực hiện các hoạt động tổ chức, điều hành thống nhất và giám sát, kiểm tra các hoạt động này nhằm đảm bảo cho huy động vốn đạt hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoạt động của các TCTD có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Trong các hoạt động của TCTD, “huy động vốn” là hoạt động chủ yếu để TCTD tập trung nguồn vốn tiến hành các hoạt động kinh doanh. Song bản thân hoạt động này lại chứa đựng tính rủi ro và ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt động khác trong nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn của các TCTD cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
* Mục đích của việc quản lý
Việc quản lý hoạt động huy động vốn của các TCTD nhằm xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, thống nhất; tạo ra hành lang pháp lý cho các TCTD hoạt động hiệu quả; tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền; xây dựng hệ thống tài chính- tiền tệ ổn định từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn của các TCTD đạt hiệu quả. Mặt khác, thông qua quản lý hoạt động huy động vốn, Nhà nước có thể kiểm soát được tổng số vốn cũng như việc sử dụng vốn đó của các TCTD nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo an toàn cho hệ thống TCTD.
* Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các TCTD
Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn của các TCTD nói riêng được quy định khá chi tiết, đầy đủ trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật các tổ chức tín dụng 1997; Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Các văn bản này đã xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan. Theo đó, việc quản lý các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn của các TCTD nói riêng được trao cho Chính phủ là cơ quan quản lý chung, thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ , cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý đối với các TCTD hoạt động trên địa bàn.(1) Điều 116 Luật các tổ chức tín dụng 1997
Nhà nước thực hiện việc quản lý của mình thông qua những quy định về: điều kiện để một tổ chức được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng; các quy định về thanh tra, kiểm tra hoạt động của tổ chức tín dụng; tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin và dự báo tình hình thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Ngoài ra, Nhà nước còn quản lý thông qua việc ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam vươn ra thị trường nước ngoài cũng như mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam.
Các quy định của pháp luật có liên quan tới quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng được thể hiện cụ thể trong các quy định về quyền được nhận các loại tiền gửi đối với từng loại hình TCTD, các hạn chế pháp định nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của các TCTD như: quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trách nhiệm tham gia bảo hiểm tiền gửi, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD... Đặc biệt là trong quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, trong các quy định về kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với các TCTD trong huy động vốn...
Nhìn chung các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các TCTD tương đối đầy đủ, khá chặt chẽ. Tuy nhiên, những quy định này còn nằm tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, một số quy định chưa được cụ thể hoá một cách rõ ràng.
1.2. Các quy định pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Nhận tiền gửi là nghiệp vụ huy động vốn đặc thù của các TCTD tạo tiền đề kinh tế để các TCTD thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, pháp luật có khá nhiều quy định liên quan đến hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD mà chúng ta có thể tìm thấy trong hàng loạt các văn bản pháp luật về ngân hàng như:
- Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004; Luật Ngân hàng Nhà nước 1997.
- Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại; Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 về tổ chức hoạt động của Công ty cho thuê tài chính; Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tổ chức hoạt động của công ty tài chính; Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/03/1999 về tổ chức, hoạt động của TCTD nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 về bảo hiểm tiền gửi; Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 về bảo hiểm tiền gửi...
- Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế tiền gửi tiết kiệm; Quyết định 1232/2004/QĐ-NHNN ngày24/09/2004 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc bãi bỏ các quy định về nhận tiền gửi và cho vay áp dụng đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn thí điểm...
- Thông tư số 03/2001/TT-NHNN ngày 06/09/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính; Thông tư số 09/2001/TT-NHNN ngày 08/10/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ- CP ngày 13/08/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân...
Nhìn chung các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành quy định về hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD là tương đối đầy đủ và chặt chẽ, cụ thể hoá được các nội dung như: Các loại tiền gửi mà TCTD được phép huy động; giới hạn quyền được nhận các loại tiền gửi đối với từng loại hình TCTD; quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tiền gửi; quy định trách nhiệm của TCTD khi huy động vốn bằng nhận tiền gửi; quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi; cùng các nội dung có liên quan khác...Về cơ bản Nhà nước đã thiết lập được một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho TCTD tiến hành các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các TCTD trong tiến trình hội nhập. Đồng thời pháp luật cũng hướng tới quyền lợi của mọi người dân, đáp ứng tốt hơn nhu cầu gửi tiền và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, lựa chọn hình thức gửi tiền phù hợp với mục đích và yêu cầu của họ, tạo niềm tin cho người gửi tiền; tạo ra cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu kể trên, các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các TCTD vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, các quy phạm pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trong khi đó, mỗi văn bản pháp luật này được ban hành nhằm điều chỉnh một mảng hoặc một lĩnh vực riêng nào đó nhưng ít nhiều có liên quan đến huy động vốn bằng nhận tiền gửi. Vì thế, những quy định về tiền gửi không được quan tâm một cách đúng mức, còn sơ sài, không có tính hệ thống, thiếu ổn định, thậm chí còn có sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật khác nhau. Chẳng hạn, một số quy định trong văn bản pháp luật điều chỉnh dịch vụ thanh toán; văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của từng loại TCTD... Điều này dẫn đến pháp luật khó thực thi đối với TCTD và đối với người gửi tiền, gây ra sự khó khăn trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động này, từ đó làm suy yếu vai trò điều chỉnh của pháp luật.
Thứ hai, pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD còn thiếu thống nhất. Chẳng hạn, tại khoản 3 điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 1997 quy định “TCTD phi ngân hàng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán”. Theo quy định này, có thể hiểu TCTD phi ngân hàng chỉ bị cấm nhận tiền gửi không kỳ hạn, còn tiền gửi có kỳ hạn thì pháp luật không cấm. Nhưng tại khoản 2 điều 45 Luật các tổ chức tín dụng 1997 lại quy định “TCTD phi ngân hàng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.” Như vậy, theo quy định này thì TCTD phi ngân hàng sẽ không được nhận tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm. Rõ ràng cùng về một vấn đề nhưng ngay cùng một văn bản luật đã không có sự nhất quán.
Một chứng minh tương tự: Tại điểm a, mục 1, điều 16 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/05/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính quy định “Công ty cho thuê tài chính được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước”; tại Điều 32 Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/03/1999 về tổ chức, hoạt động của TCTD nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam quy định “ Công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài có thể được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm”. Như vậy, ở đây đã có sự hạn chế quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi của TCTD phi ngân hàng, ngăn cản sự cạnh tranh lành mạnh, gây khó khăn cho các TCTD.
Thứ ba, pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi không đảm bảo sự công bằng, chưa phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Điều này thể hiện ở chỗ còn có những quy định khác biệt về quyền nhận các loại tiền gửi giữa TCTD có vốn đầu tư trong nước với các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các TCTD có vốn đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn: khoản 1, điều 30 Nghị định số 13/1999 ngày 17/3/1999 về tổ chức, hoạt động của TCTD nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam quy định “Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có thể được nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, không được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào”. Hoặc “Công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài có thể được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm”(1) Khoản1, Điều 32 Nghị định số 13/1999/NĐ-CP
. Hoặc “ Công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài có thể được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm”(2) Khoản1, Điều 33 Nghị định số 13/1999/NĐ-CP
. Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng trong kinh doanh, hạn chế sự cạnh tranh giữa các TCTD trong nước với TCTD liên doanh, TCTD nước ngoài.
Thứ tư, pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi còn một số quy định không cụ thể hoặc chưa được giải thích rõ ràng, đầy đủ. Chẳng hạn, về hình thức gửi tiền được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Khoản 1, điều 45 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997; khoản 1, điều 3, Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại; Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/QĐ-NHNN ngày 13/09/2000 và một số văn bản khác nữa. Theo quy định trong các văn bản này thì có ba hình thức nhận tiền gửi là: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm; ngoài ra còn có các loại tiền gửi khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tuy nhiên, pháp luật không có sự phận biệt một cách rõ ràng giữa các hình thức nhận tiền gửi khiến cho khách hàng khó có thể hình dung hết sự khác nhau giữa các loại tiền gửi, do đó gây khó khăn cho họ trong việc lựa chọn hình thức gửi tiền phủ hợp với mục đích của mình.
1.3. Các quy định của pháp luật về huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá
Trong giai đoạn hiện nay, phát hành giấy tờ có giá là một kênh huy động vốn không kém phần quan trọng đối với các TCTD. Hoạt động này đã được pháp luật quy định tại Điều 46 Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2004. Hiện nay, việc phát hành giấy tờ có giá của TCTD được thực hiện theo “Quy chế phát hành giấy tờ có giá của TCTD để huy động vốn trong nước” (ban hành kèm theo Quyết định số 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 01 năm 2004 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước). Theo đó:
TCTD phát hành giấy tờ có giá là các TCTD được thành lập hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD và đáp ứng được các điều kiện quy định tại quy chế, bao gồm: các TCTD nhà nước, các TCTD cổ phần, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, các TCTD liên doanh, các TCTD 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Riêng Công ty cho thuê tài chính chỉ được phát hành giấy tờ có giá có thời hạn trên một năm.
Người mua giấy tờ có giá gồm: Các tổ chức, cá nhân Việt Nam, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Hình thức phát hành: TCTD phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ ghi danh, chứng chỉ vô danh và ghi sổ. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, TCTD phát hành cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Đồng tiền phát hành, lãi suất: Giấy tờ có giá được phát hành bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Lãi suất giấy tờ có giá do TCTD phát hành quy định phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho TCTD.
Các TCTD thực hiện phát hành giấy tờ có giá theo hai phương thức: Trực tiếp phát hành giấy tờ có giá; phát hành qua TCTD làm đại lý hoặc uỷ thác phát hành giấy tờ có giá.
Điều kiện phát hành: TCTD được phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn khi tuân thủ đầy đủ các hạn chế để bảo đảm an toàn theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. TCTD được phát hành giấy tờ có giá dài hạn khi đáp ứng đầy đủ điều kiện: Tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; có tình hình tài chính lành mạnh theo đánh giá của thanh tra ngân hàng.
Nhìn chung các quy định về phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn của các TCTD đã tạo ra một hành lang pháp lý cần thiết để các TCTD có thể thực hiện tốt hoạt động này. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn đọng khiến cho hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá của các TCTD gặp nhiều khó khăn. Đó là:
Thứ nhất, về thủ tục phát hành giấy tờ có giá còn quá rườm rà, mất thời gian. Bởi lẽ mỗi khi tiến hành phát hành giấy tờ có giá TCTD không những phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định tại thời điểm đó mà còn phải xin phép Ngân hàng Nhà nước (Thống đốc) và phải chờ một thời gian mới được phép tiến hành hoạt động này(1) Điều 21, 22, 23 Quyết định số 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005
. Quy định này có thể làm lỡ cơ hội kinh doanh của các TCTD, không đáp ứng được mục đích huy động vốn lớn trong một thời gian ngắn của các TCTD khi tiến hành hoạt động phát hành giấy tờ có giá.
Thứ hai, các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành giấy tờ có giá còn thiếu tính hiệu quả. Thêm vào đó, trình độ tổ chức, năng lực điều hành của các cơ quan quản lý còn thiếu khả năng dự báo thị trường cũng như khả năng can thiệp vào thị trường; ngoài ra sự hiểu biết của công chúng về các loại giấy tờ có giá còn nhiều hạn chế. Những điều này gây khó khăn không nhỏ cho các TCTD khi tiến hành huy động vốn thông qua hình thức này.
Vì vậy, pháp luật cần có những quy định phù hợp hơn nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá của các TCTD đạt hiệu quả.
1.4. Các quy định của pháp luật về huy động vốn bằng việc vay vốn của các Tổ chức tín dụng khác
Hiện nay việc vay vốn giữa các TCTD được thực hiện theo quy chế vay vốn giữa các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN ngày 15/01/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Sự ra đời của quyết định này đã góp phần điều chỉnh hữu hiệu hoạt động huy động vốn bằng việc vay vốn các TCTD khác, thay thế hàng loạt các văn bản trước đó như: Quyết định số 114/QĐ-NHNN ngày 21/06/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng và nội quy hoạt động của thị trường liên ngân hàng; Quyết định số 190/QĐ-NHNN ngày 06/10/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy chế và nội quy hoạt động của thị trường liên ngân hàng; Chỉ thị số 07/CT-NH ngày 07/10/1999 về quan hệ tín dụng giữa các TCTD; Quyết định số 130/QĐ-NH ngày 07/07/1993 về lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng; Quyết định số 132/ QĐ-NH14 ngày 10/07/1993 về việc thành lập thị trường liên ngân hàng; Quyết định số 134/ QĐ-NH14 ngày 14/07/1993 về công nhận thành viên thị trường liên ngân hàng; Quyết định số 136/ QĐ-NH2 về mức đóng góp kinh phí tham gia thị trường liên ngân hàng; Quyết định số 189/ QĐ-NH14 ngày 06/10/1993 về việc ban hành quy chế bảo lãnh vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.
Theo Quy chế vay vốn giữa các TCTD ban hanh kèm theo Quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN ngày 15/10/2001 thì “Vay vốn giữa các TCTD là việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của TCTD (bên cho vay) cho một TCTD khác (bên vay) theo quy định tại Điều 47 Luật các tổ chức tín dụng”(1) Khoản 1, Điều 2 Quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN ngày 15/10/2001
. Các TCTD này được thành lập, hoạt động ở Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, các TCTD phi ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân.
Các TCTD cho nhau vay vốn ngắn hạn (tối đa đến 12 tháng), trung hạn (từ trên 12 tháng đến 60 tháng) hoặc dài hạn (trên 60 tháng), TCTD phải tổng hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước tình hình thực hiện cho vay và đi vay với các TCTD khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, pháp luật cũng đã có sự quan tâm tới hình thức huy động vốn bằng việc vay vốn của các TCTD khác, bảo đảm sự thống nhất. Nếu như trước đây hoạt động này được điều chỉnh bằng rất nhiều văn bản khác nhau thì nay được tập trung trong một văn bản. Mặc dù đã được hệ thống hoá, sửa đổi, bổ sung những điểm bất hợp lý trong các văn bản trước, tuy nhiên những quy định của pháp luật về lĩnh vực này còn mang tính chung chung. Vì vậy cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn nữa về hình thức huy động vốn này.
1.5. Các quy định của pháp luật về huy động vốn thông qua việc vay vốn của Ngân hàng Nhà nước
Huy động vốn bằng vay vốn Ngân hàng Nhà nước là một hình thức huy động vốn đặc biệt của các TCTD. Khác với các hình thức huy động vốn nêu trên có thể tiến hành thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho TCTD, hình thức vay vốn Ngân hàng Nhà nước lại có liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Hoạt động này được pháp luật quy định tại nhiều văn bản khác nhau, có thể kể đến như: Điều 20 Luật Ngân hàng Nhà nước 1997; Điều 48 Luật các TCTD 1997. Đây là hai văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Tiếp đó là các văn bản cụ thể các điều khoản trên như: Quyết định 1452/2003/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng; Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/08/2003 về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng... Nhìn chung các văn bản này tập trung quy định hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các TCTD là ngân hàng. Bao gồm: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn cho ngân hàng thương mại vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanh toán bù trừ. Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước cho vay đối với TCTD tạm thời mất khả năng chi trả có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống TCTD.
Như vậy, các quy định của pháp luật về huy động vốn bằng vay vốn Ngân hàng Nhà nước đã tạo điều kiện để các TCTD thực hiện có hiệu quả hoạt động này. Góp phần nâng cao khả năng huy động vốn của hệ thống TCTD. Kênh huy động vốn này của các TCTD sẽ phát huy tác dụng tích cực nếu Ngân hàng Nhà nước có biện pháp cần thiết để sử dụng hữu hiệu công cụ tái cấp vốn, tái chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở.
2. Thực tiễn thi hành pháp luật về huy động vốn của các tổ chức tín dụng
2.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở một số địa phương
Với một hành lang pháp lý tương đối thông thoáng, thêm vào đó là mức thu nhập của người dân ngày một nâng cao, các TCTD trên địa bàn cả nước đã huy động được một lượng vốn tương đối lớn để cung ứng cho nền kinh tế. Điều đó được thể hiện rõ qua kết quả huy động vốn của các TCTD ở hầu hết các địa phương trong cả nước mà tiêu biểu nhất là các TCTD trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, đây là hai trung tâm kinh tế lớn nhất, có số lượng TCTD hoạt động trên cùng một địa bàn nhiều nhất trong cả nước.
2.1.1. Kết quả huy động vốn của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội
Hà Nội là nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng trung ương) và của các ngân hàng lớn nhất của Việt Nam như: Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển Việt Nam. Hầu hết các TCTD Việt Nam đã thiết lập cơ sở giao dịch dưới các hình thức trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh tại Hà Nội. Tính đến hết tháng 12 năm 2006, trên địa bàn Hà Nội có 151 cơ sở giao dịch (thống kê cấp chi nhánh) của các TCTD thuộc các loại hình và thành phần kinh tế khác nhau thực hiện kinh doanh tiền tệ và cung cấp dịch vụ ngân hàng. Hiện nay mạng lưới các TCTD đang tiếp tục được mở rộng cả về số lượng và quy mô hoạt động.
Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động bình quân của các TCTD trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001- 2005 đạt trên 23%/ năm. Đây là yếu tố quan trọng đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội và phát triển hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Tính đến cuối năm 2006, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD Hà Nội đạt 231.799 tỷ đồng, tăng 32% so với cuối năm 2005, mức tăng trưởng có nhất về vốn huy động trong 5 năm gần đây, chiếm khoảng 30% vốn huy động của cả nước. Tốc độ dư nợ bình quân trong giai đoạn 2001- 2005 đạt trên 22%/năm. Tính đến cuối năm 2006, tổng dư nợ cho vay của các TCTD Hà Nội đạt 116.244 tỷ đồng, tăng 26,4% so với năm 2005. Hoạt động của ngành ngân hàng tại Hà Nội đạt được kết quả tích cực, bảo đảm an toàn và hiệu quả, g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (111).DOC