MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU . .4
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN . .8
1. Khái quát chung về hoạt động rửa tiền . 8
1.1. Khái niệm . 8
1.2. Đặc điểm . .9
1.3. Các phương thức rửa tiền . .12
1.4. Tác hại của rửa tiền đối với kinh tế - xã hội 13
1.5. Rửa tiền trong hoạt động ngân hàng và tác hại của hoạt động rửa tiền đối với hệ thống ngân hàng . 15
2. Khái quát chung về pháp luật phòng chống rửa tiền . 18
2.1. Sự cần thiết phải có pháp luật về phòng chống rửa tiền . .18
2.2. Pháp luật phòng chống rửa tiền trên thế giới . 19
2.3. Pháp luật phòng chống rửa tiền ở Việt Nam.21
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM . . 23
1. Quy định về hoạt động rửa tiền . . .23
2. Quy định về các biện pháp phòng chống rửa tiền . . 25
2.1. Biện pháp xây dựng quy tắc và bộ phận giám sát trong nội bộ tổ chức tín dụng.25
2.2. Biện pháp nhận biết khách hàng . 26
2.3. Biện pháp báo cáo giao dịch vượt ngưỡng giá trị quy định .31
2.4. Biện pháp báo cáo giao dịch đáng ngờ . 34
2.5. Biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền . .35
2.6. Biện pháp lưu trữ hồ sơ . .38
3. Quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước trong lĩnh vực phòng chống hoạt động rửa tiền trong hoạt động ngân hàng .39
3.1. Quy định về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền nói chung 39
3.2. Quy định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong hoạt động phòng, chống rửa tiền . 40
3.3. Quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong hoạt động phòng, chống rửa tiền . .41
4. Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng 47
5. Quy định về chế tài xử lý vi phạm và các biện pháp tư pháp .51
5.1. Quy định về chế tài xử lý vi phạm 51
5.2. Quy định về biện pháp tư pháp . .56
KẾT LUẬN . .59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật về phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng- Thực trạng và hướng hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tiền được xác định bởi địa điểm, quy mô, tính chất và khối lượng dịch vụ mà tổ chức tín dụng đó cung cấp. Vì vậy, tổ chức tín dụng sẽ chủ động hơn, linh hoạt hơn trong công tác phòng, chống rửa tiền tại chính tổ chức tín dụng của mình. Tuy nhiên, quy định này lại khó thực hiện ở chỗ, các tổ chức tín dụng Việt Nam tương đối lạ lẫm với vấn đề rửa tiền, hơn nữa trong cuộc cạnh tranh huy động vốn và tiền gửi từ công chúng, có những tổ chức tín dụng vì lợi nhuận mà sẽ bỏ qua những nỗ lực phòng, chống rửa tiền.
Vì vậy, theo chúng tôi, cần phải có những quy định và văn bản hướng dẫn chính thức hoặc là các quy chế cụ thể về phương pháp và nội dung xây dựng những quy tắc, quy trình kiểm soát, kiểm toán nội bộ tổ chức tín dụng và Bộ phận giám sát phòng, chống rửa tiền trong tổ chức tín dụng. Theo đó, các quy tắc nội bộ về phòng, chống rửa tiền phải bằng văn bản; nội dung phải phù hợp pháp luật, tuân thủ các quy định và hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quy định rõ trách nhiệm phòng, chống rửa tiền của từng khâu, từng bộ phận, từng cá nhân liên quan trong đơn vị; các quy tắc này phải được phổ biến tới từng khâu, từng bộ phận, từng cá nhân có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền trong tổ chức, kể cả đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện… Hướng dẫn tổ chức tín dụng lựa chọn bố trí các cán bộ thuộc bộ phận giám sát nội bộ theo hướng chuyên trách hay kiêm nhiệm, định kì đào tạo cán bộ, nhân viên để nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng, chống rửa tiền đồng thời cung cấp và cập nhật cho nhân viên những thủ đoạn rửa tiền trong hoạt động ngân hàng… Bên cạnh đó cũng cần quy định về việc thanh tra nội bộ trong tổ chức tín dụng để giám sát và duy trì các biện pháp phòng, chống rửa tiền đã xây dựng…
Biện pháp nhận biết khách hàng.
Nhận biết khách hàng là một yêu cầu quan trọng đối với các tổ chức tài chính nói chung cũng như trong hoạt động ngân hàng nói riêng, đây cũng là khuyến nghị của cả các chuẩn mực phòng, chống rửa tiền quốc tế như FATF, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng… Nhận biết khách hàng cũng là một mắt xích quan trọng trong công tác phòng, chống rửa tiền qua hoạt động ngân hàng vì nhận biết khách hàng là khâu đầu tiên khi khách hàng đến giao dịch với tổ chức tín dụng. Nhận biết khách hàng có thể loại trừ ngay trường hợp, tội phạm rửa tiền qua tổ chức tín dụng vì tổ chức tín dụng có thể từ chối thực hiện các giao dịch và thậm chí giúp cơ quan điều tra lần ra dấu vết của tội phạm nguồn. Tại khoản 4 điều 3 nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền thì nhận biết khách hàng là: “những thủ tục cần thiết thực hiện theo quy định tại Nghị định này nhằm nắm bắt được những thông tin có liên quan tới cá nhân, tổ chức có giao dịch tiền tệ hay tài sản khác”
Cũng tại điều 8 nghị định 74/2005/NĐ-CP đã quy định nội dung về nhận biết khách hàng, đó là các trường hợp cần nhận biết, yêu cầu nhận biết, nội dung cần nhận biết, biện pháp nhận biết, lưu giữ thông tin nhận biết… Dựa vào quy định tại tại điều 8 nghị định 74/2005/NĐ-CP, có thể nói pháp luật Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhận biết khách hàng, tuy nhiên cũng cần phải nói rằng quy định tại điều nghị định 74/2005/NĐ-CP còn tương đối đơn giản, chung chung và chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, lại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên không thể hiện quy định này tốt trên thực tế. Thật vậy, tại điều 19 Luật các tổ chức tín dụng, có quy định về trách nhiệm đối với các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp: "Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng không được che dấu, thực hiện bất kỳ dịch vụ nào có liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp" và "trong trường hợp phát hiện các khoản tiền đã có dấu hiệu bất hợp pháp, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải có thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền"
Rõ ràng là quy định tại điều 19 Luật các tổ chức tín dụng chỉ có thể thực hiện tốt, đầy đủ khi và chỉ khi các tổ chức có hoạt động ngân hàng tìm hiểu rõ khách hàng là ai và nhận biết được nguồn gốc tài sản của khách hàng, đồng thời nhận biết được bản chất thật sự của giao dịch mà khách hàng muốn thực hiện.
Vì vậy, những quy định về nội dung, thủ tục và biện pháp nhận biết khách hàng phải được quy định đầy đủ để mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng.
Tại khoản 1 điều 8 nghị định 74/2005/NĐ-CP quy định các trường hợp phải nhận biết khách hàng bao gồm: khách hàng là cá nhân, tổ chức mở tài khoản lần đầu, khi xuất hiện các giao dịch tiền mặt có mức giao dịch phải báo cáo tại điều 9 nghị định 74/2005/NĐ-CP hoặc khi các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ (quy định tại điều 10 nghị định 74/2005/NĐ-CP) hoặc tuỳ theo tính chất và quy mô giao dịch mà các cá nhân, tổ chức (nêu tại điều 6 nghị định 74/2005/NĐ-CP) thấy cần phải nhận biết.
Với 3 trường hợp đầu tiên có thể thấy pháp luật Việt Nam quy định tương đối rõ ràng, riêng trường hợp thứ tư, khoá luận thấy quy định như vậy là chưa cụ thể. Cần phải lưu ý rằng, các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại, ở Việt Nam hiện nay đang trong quá trình huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… với nhiều hình thức và biện pháp cạnh tranh khác nhau để chiêu dụ khách hàng, từ đó tạo nên tâm lý không quan tâm tới nguồn gốc tiền gửi vào tổ chức tín dụng. Do vậy nếu quy định như điểm d, khoản 1 điều 8 nghị định 74/2005/NĐ-CP thì sẽ khó đem lại hiệu quả tốt trên thực tế. Vì vậy, trên thực tế cần có một cơ chế pháp lý rõ ràng hơn để quản lý nguồn gốc tiền và tài sản.
Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật quy định các yêu cầu, nội dung thông tin và các biện pháp nhận biết khách hàng được áp dụng chung cho mọi trường hợp cần nhận biết. Điều này là chưa thực sự thoả đáng bởi trong một số trường hợp, tổ chức tín dụng cần có những sự chú ý đặc biệt hơn tới một số khách hàng (điều này cũng đã được FATF lưu ý trong 40 Khuyến nghị về phòng, chống rửa tiền). Ví dụ, trong trường hợp khách hàng là những khách hàng không trực diện tiếp xúc với tổ chức tín dụng. Hiện nay, công nghệ thông tin cho phép khách hàng có thể giao dịch qua điện thoại hoặc mạng Internet mà không phải trực tiếp đến tổ chức tín dụng để thực hiện một số giao dịch. Đặc biệt là khi việc bán hàng qua mạng Internet phát triển, người mua chỉ cần vào website bán hàng, lựa chọn sản phẩm, nhập số thẻ tín dụng và mã số xác nhận, thông tin về người mua, vậy là hàng được trả đến nhà, còn tiền hàng được thanh toán bằng thẻ. Điều đáng nói là khi một hacker chiếm được quyền quản lý website bán hàng đó thì sẽ có toàn bộ thông tin về khách hàng mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng đó và hoàn toàn có thể dùng những thông tin đó để sử dụng trái phép thẻ tín dụng. Hacker đó cũng có thể bán lại thông tin về thẻ cho những người trên mạng, hoặc dùng thẻ đó để mua hàng, rút tiền…, còn khi nhận được mã số xác nhận thì tổ chức tín dụng mở tài khoản sẽ thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của “chủ tài khoản”… Rõ ràng, đối với những khách hàng không trực diện này, cần phải có những biện pháp nhận biết mang tính nghiêm ngặt hơn. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng Việt Nam cũng có thể phải chịu rủi ro cao hơn đối với những giao dịch của khách hàng đến từ các quốc gia không tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống rửa tiền (mà FATF đã khuyến nghị, đánh giá và lập danh sách). Đối với những quốc gia này, tổ chức tín dụng Việt Nam có quyền và nên áp dụng những biện pháp nhận biết khách hàng đặc biệt hơn để thực hiện tốt hơn công tác phòng, chống rửa tiền. Ngoài ra, các trường hợp nhận biết khách hàng nêu trên, theo quy định tại khoản 4 điều 8 nghị định 74/2005/NĐ-CP thì cũng chỉ thực hiện xác định lại thông tin nhận biết khách hàng khi các cá nhân, tổ chức tại điều 6 nghị định này nghi ngờ về thông tin nhận biết khách hàng do khách hàng cung cấp. Như vậy, trên thực tế sẽ có thể xảy ra những trường hợp thông tin nhận biết khách hàng do khách hàng cung cấp không đúng sự thật nhưng không bị nghi ngờ thì sẽ không bị xác định lại.
Vì vậy, theo những phân tích ở trên, chúng tôi kiến nghị:
Một là, cần phải quy định biện pháp nhận biết khách hàng theo một quy tắc chung là mức độ nhận biết khách hàng cần tương ứng với nguy cơ rửa tiền có thể tìm thấy trong tiểu sử sơ lược (nằm trong tất cả các thông tin có được từ những nguồn khác nhau) của khách hàng.
Có nghĩa là, trong một số trường hợp cần phải quy định những mức độ nhận biết khách hàng nghiêm ngặt hơn mức quy định chung, ví dụ như các trường hợp đã nêu ở trên: khách hàng không trực diện, khác hàng tới từ những quốc gia không áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng, chống rửa tiền hay những quốc gia có tai tiếng về nạn rửa tiền,… Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong một số trường hợp nhất định, các tổ chức tín dụng có quyền áp dụng những thủ tục nhận biết khách hàng đơn giản hơn, ví dụ, trong trường hợp khách hàng mở tài khoản là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín.
Hai là, theo pháp luật Việt Nam hiện nay, chỉ quy định phải nhận biết khách hàng khi khách hàng mở tài khoản lần đầu, khi xuất hiện các giao dịch tại điều 9, điều 10 của Nghị định 74/2005/NĐ-CP, và các trường hợp khác mà tổ chức tín dụng thấy cần phải nhận biết. Tuy nhiên, theo chúng tôi thì cần phải quy định nhận biết khách hàng là một quá trình liên tục và yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thường xuyên cập nhật thông tin liên quan tới khách hàng để lưu vào hồ sơ lưu trữ, đặc biệt là khi khách hàng có những biểu hiện sau: xuất hiện những giao dịch đáng kể từ tài khoản của khách hàng (bao gồm cả giao dịch chuyển tiền vào hoặc ra khỏi tài khoản); phát hiện thấy có những thay đổi thông tin, tài liệu làm bằng chứng cho sự minh bạch của khách hàng; xuất hiện những thay đổi chủ sở hữu đối với doanh nghiệp;… Đồng thời trong quy trình nhận biết khách hàng, tổ chức tín dụng bên cạnh nghĩa vụ thường xuyên cập nhật thông tin, còn có nghĩa vụ thường xuyên phải đánh giá nguy cơ rửa tiền mà khách hàng có thể đem lại, thông qua việc định kỳ đánh giá mối quan hệ kinh doanh trong quá trình duy trì mối quan hệ đó để các giao dịch tiến hành phù hợp với các thông tin mà tổ chức tín dụng đã biết về khách hàng.
Ngoài ra, trong quá trình duy trì mối quan hệ giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, tổ chức tín dụng có thể sử dụng các biện pháp khác để thu thập thông tin liên quan đến khách hàng nhằm đánh giá nguy cơ rửa tiền đến từ khách hàng, đồng thời khi có bất kỳ sự nghi ngờ nào về các thông tin mà khách hàng đã cung cấp thì tổ chức tín dụng phải nhanh chóng kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó bằng các biện pháp được quy định tại khoản 4, điều 8 Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền.
Không chỉ vậy, ngoài những quy định về các biện pháp nhận biết khách hàng cũng có những cơ chế khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện thực hiện và thực hiện đầy đủ các thủ tục nhận biết khách hàng vì khi tiến hành các thủ tục này, tổ chức tín dụng có thể phải chịu một số tổn thất lợi ích vật chất nhất định.
Biện pháp báo cáo giao dịch vượt ngưỡng giá trị quy định.
Tại điều 9 Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền quy định “Mức giá trị giao dịch phải báo cáo theo quy định
1. Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương”.
Bên cạnh đó, theo điểm b, khoản 1 điều 8 Nghị định 74/2005/NĐ-CP thì trường hợp khách hàng giao dịch với một số tiền lớn như vậy trong ngày thì sẽ thuộc trường hợp phải nhận biết khách hàng.
Với các quy định như trên thì nhìn chung pháp luật Việt Nam đã có một cái nhìn tương đối nghiêm khắc và cảnh giác với các giao dịch lớn bằng tiền mặt, đây cũng là một hướng đi đúng đắn cho pháp luật phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam hiện nay, bởi vì Việt Nam được xem là một nền kinh tế tiền mặt, hàng năm số lượng giao dịch bằng tiền mặt có thể lên tới 6 triệu giao dịch Theo VOV news,Việt Nam dễ trở thành điểm đến của tội phạm rửa tiền, Báo điện tử Văn hóa doanh nhân ngày 12/01/2009
thì quy định các tổ chức tín dụng phải cảnh giác với những giao dịch có giá trị lớn bằng tiền mặt là hoàn toàn đúng đắn. Trên thế giới, Mỹ cũng đã quy định tổ chức tài chính phải lưu trữ và báo cáo cho các cơ quan được chỉ định về mọi giao dịch liên quan đến tiền mặt hoặc các công cụ chứng khoán vô danh có giá trị trên 10.000USD Đạo luật bí mật ngân hàng 1970 của Mỹ
. Tại Nhật Bản, các ngân hàng phải báo cáo các giao dịch trong nước vượt quá 30 triệu Yên và các giao dịch quốc tế vượt quá 5 triệu Yên ThS Nguyễn Hải Bình, Phòng, chống rửa tiền trên thế giới và một số lưu ý khi áp dụng tại Việt Nam, tạp chí Ngân hàng số 11/2005, trang 33
. Mặt khác, FATF cũng khuyến nghị tại khuyến nghị 19: “các ngân hàng, chế định và trung gian tài chính khác sẽ báo cáo tất cả các giao dịch tiền tệ quốc tế và trong nước vượt quá một khoản tiền cố định nào đó cho một cơ quan Trung Ương quốc gia với cơ sở dữ liệu được máy tính hoá…” 40 khuyến nghị của FATF,
Như vậy quy định của Việt Nam về báo cáo giao dịch vượt ngưỡng giá trị báo cáo là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm quy định về “mức giá trị phải báo cáo theo quy định” theo pháp luật Việt Nam hiện nay trên thực tế đang xảy ra những bất cập sau đây khi thực hiện:
Việt Nam vẫn là một nước có nền kinh tế tiền mặt, do đó việc giao dịch bằng tiền mặt với số lượng lớn hoặc giao dịch tiền gửi tiết kiệm của một số cá nhân, tổ chức có thể vượt ngưỡng giá trị phải báo cáo mà không có mục đích rửa tiền là vẫn tồn tại. Trong số đó, tồn tại một số tổ chức thường xuyên tiến hành những giao dịch lớn hơn 200 triệu đồng mỗi ngày do bản chất hoạt động kinh doanh của họ là tương đối nhiều. Vì vậy, đối với một số trường hợp, việc quy định báo cáo giao dịch vượt mức phải báo cáo theo quy định có thể gây những phiền hà cho hệ thống thanh toán và không mang lại lợi ích cho mục đích thi hành pháp luật phòng, chống rửa tiền.
Mức quy định giá trị giao dịch phải báo cáo là 200 triệu đồng đối với giao dịch thường và 500 triệu đồng với giao dịch tiền gửi của cá nhân, tổ chức. Việc quy định cứng một mức giá trị giao dịch cũng có nhiều ưu điểm nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi thực hiện trên thực tế. Ưu điểm thể hiện ở chỗ, tổ chức tín dụng có thể dễ dàng so sánh đối chiếu các giao dịch mà khách hàng thực hiện với mốc quy định đồng thời có thể cài đặt các chương trình phần mềm quản lý các giao dịch một cách tự động… song hạn chế của việc quy định cứng nằm ở chỗ, những kẻ rửa tiền dùng các thủ đoạn ngày càng tinh vi để đối phó với pháp luật mà điển hình là chúng thực hiện nhiều giao dịch riêng lẻ có liên quan tới nhiều tài khoản tại một tổ chức tín dụng với giá trị chỉ vừa thấp hơn mức quy định phải làm báo cáo. Ví dụ, một khoản tiền duy nhất được gửi vào tài khoản tại một tổ chức tín dụng Việt Nam có giá trị 199 triệu đồng có thể cũng là một hành vi rửa tiền trong hoạt động ngân hàng và ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo tại Việt Nam là 200 triệu đồng, giao dịch nói trên có thể được thực hiện nằm tránh yêu cầu báo cáo.
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị:
Nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các tổ chức tín dụng và khách hàng của họ nên nghiên cứu và quy định một số trường hợp ngoại lệ, không phải làm báo cáo các giao dịch vượt mức giá trị giao dịch phải báo cáo. Tuy nhiên, đi kèm với ưu tiên này thì cũng phải quy định những trường hợp ngoại lệ phải được định kỳ xem xét lại, kết hợp với việc thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng để tổ chức tín dụng đánh giá và quyết định xem ngoại lệ đó còn phù hợp với khách hàng hay không và đưa ra những quyết định hợp lý.
Cần phải quy định linh hoạt hơn để đảm bảo tổ chức tín dụng kiểm tra và báo cáo những giao dịch gần đạt tới ngưỡng giá trị cần phải báo cáo. Thiết nghĩ, ngoài việc quy định trách nhiệm báo cáo của tổ chức tín dụng với những giao dịch vượt mức giá trị quy định phải báo cáo cũng nên quy định thêm, khi tổ chức tín dụng phát hiện có hoặc thường xuyên có những giao dịch xấp xỉ mức phải báo cáo thì phải nhanh chóng rà soát lại các thông tin nhận biết khách hàng đã có và áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng để thu thập thêm thông tin có liên quan tới khách hàng, từ đó ra quyết định có báo cáo giao dịch hay không.
Biện pháp báo cáo giao dịch đáng ngờ
Theo khoản 7, điều 3 Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền thì “giao dịch đáng ngờ là bất cứ giao dịch nào có dấu hiệu bất thường hoặc liên quan đến rửa tiền, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cảnh báo hoặc được xác định theo quy định tại Nghị định này”. Đằng sau những giao dịch đáng ngờ thường là những khoản tiền liên quan tới tội phạm, những tổ chức tội phạm hoặc là những hoạt động tài trợ cho những hành vi phạm tội mới… Chính vì vậy, báo cáo những giao dịch đáng ngờ là một trong những vũ khí chủ yếu trong cuộc chiến chống lại nạn rửa tiền và các tội phạm khác. Thực hiện tốt công tác báo cáo giao dịch đáng ngờ có thể ngăn chặn một quy trình rửa tiền ngay từ những giai đoạn đầu tiên và giúp lần ra những dấu vết khác của tội phạm… Vì vậy, có những ý kiến cho rằng, những báo cáo này là phần then chốt của quá trình thực thi pháp luật phòng, chống rửa tiền.
Có nhiều dấu hiệu để xác định một giao dịch là đáng ngờ, tuy nhiên đặc điểm chung nhất của các giao dịch này là những biểu hiện khác thường trong hoạt động của một tài khoản. Điều 10 Nghị định 74/2005/NĐ-CP đã đưa ra 12 dấu hiệu cụ thể của một giao dịch đáng ngờ, đồng thời tại khoản 1 điều 10 cũng quy định nghĩa vụ phải báo cáo một giao dịch bất kỳ nào đó mà các định chế tài chính thấy có biểu hiện bất thường hoặc cơ sở pháp lý không đáng tin cậy. Cụ thể một giao dịch bị coi là đáng ngờ khi có một trong các dấu hiệu sau: Các bên liên quan tới giao dịch cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán hoặc thuyết phục cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ không báo cáo giao dịch đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; các giao dịch được thực hiện theo lệnh hay uỷ quyền của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền và chống sử dụng tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài trợ cho hoạt động phạm tội trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam;… Theo khoản 1 điều 10 Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền.
Như vậy, các dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ đã được quy định tương đối nhiều trong Nghị định 74/2005/NĐ-CP nhưng do các nhà làm luật sử dụng phương pháp liệt kê nên vẫn có thể thiếu một số trường hợp như: thường xuyên rút tiền mặt mà không có mối liên hệ rõ ràng nào với hoạt động kinh doanh của khách hàng đó, chuyển tiền mặt với số lượng lớn sang séc (kể cả séc du lịch),… Chứng tỏ, cần phải có những quy định mang tính khái quát hơn để mở rộng phạm vi điều chỉnh các giao dịch đáng ngờ, còn các dấu hiệu liệt kê cụ thể chỉ nên sử dụng trong các văn bản hướng dẫn.
Hiện nay, theo chúng tôi chỉ cần quy định một giao dịch bị coi là đáng ngờ khi có một trong các dấu hiệu sau:
Giao dịch có dấu hiệu bất thường về thông tin nhận biết khách hàng do các bên liên quan tới giao dịch cung cấp.
Các bên liên quan tới giao dịch có mối quan hệ với hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo của Bộ Công an.
Giao dịch có dấu hiệu bất thường so với hoạt động kinh doanh hàng ngày của khách hàng mà tổ chức tín dụng đã nhận biết.
Giao dịch có dấu hiệu bất thường so với hoạt động bình thường thể hiện trên tài khoản của khách hàng.
Biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền
Muốn đấu tranh với các tội phạm rửa tiền cần phải có những biện pháp nhanh và mạnh. Bởi vì hiện nay công nghệ thông tin đã rất phát triển, chỉ cần một vài thao tác trên máy vi tính, tiền đã có thể chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản thuộc các ngân hàng khác nhau, thậm chí, tiền có thể chuyển tới tài khoản tại ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, không thể đợi tới khi có kết luận cuối cùng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mới tiến hành các hoạt động phòng, chống rửa tiền mà trong cuộc chiến chống rửa tiền nhiều khi phải áp dụng các biện pháp có tính kịp thời nhằm ngăn chặn việc chuyển giao chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc chuyển dịch tiền và các tài sản khác có nguồn gốc bất hợp pháp. Do đó, việc pháp luật phòng, chống rửa tiền Việt Nam quy định các biện pháp tạm thời là một trong những biện pháp phòng, chống rửa tiền là hoàn toàn đúng đắn.
Điều 11 Nghị định 74/2005/NĐ-CP quy định trong quá trình phòng, chống rửa tiền, có thể áp dụng một trong các biện pháp tạm thời: không thực hiện giao dịch; phong toả tài khoản; niêm phong hoặc tạm giữ tài sản; tạm giữ người vi phạm và các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp tạm thời phải đúng thẩm quyền, đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới sự an toàn của hệ thống tài chính - tiền tệ. Điều 11 cũng phân định rõ thẩm quyền áp dụng các biện pháp trên, theo đó thì cá nhân, tổ chức tại điều 6 Nghị định 74/2005/NĐ-CP chỉ có thẩm quyền áp dụng biện pháp không thực hiện giao dịch và áp dụng biện pháp phong toả tài khoản theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền điều tra được áp dụng tất cả các biện pháp còn lại.
Tuy nhiên theo chúng tôi, tại khoản 3 điều 11 quy định: “các cá nhân, tổ chức nêu tại Điều 6 Nghị định này được quyền áp dụng biện pháp không thực hiện giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách nêu tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định này hoặc khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan tới hoạt động phạm tội” là chưa thật sự thoả đáng. Bởi vì ngoài lí do giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan tới hoạt động tội phạm, còn những lý do khác mà nếu tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch thì sẽ ảnh hưởng xấu tới tổ chức tín dụng, thậm chí ảnh hưởng tới sự an toàn của hệ thống tài chính - tiền tệ. Đối với những giao dịch như vậy, thiết nghĩ pháp luật cũng nên trao cho tổ chức tín dụng quyền không thực hiện giao dịch.
Nghị định 74/2005/NĐ-CP chỉ nêu ra các biện pháp tạm thời áp dụng trong công tác phòng, chống rửa tiền, quy định về thủ tục niêm phong, phong toả lại nằm rải rác ở các Luật, Bộ luật khác. Trong số đó có Bộ luật Tố tụng Hình sự, được ghi nhận tại các điều 75 (thu thập và bảo quản vật chứng), 145 (tạm giữ đồ vật khi khám xét), 147 (trách nhiệm bảo quản đồ vật, tài liệu…bị tạm giữ hoặc niêm phong). Tuy nhiên Bộ luật Tố tụng Hình sự lại ghi nhận các biện pháp này với ý nghĩa để thu thập vật chứng, tài liệu trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung chứ không chỉ riêng đấu tranh phòng chống tội phạm rửa tiền hay là riêng đấu tranh phòng, chống rửa tiền. Mặt khác, với cách quy định tại điều 75, 145, 147,… thì “niêm phong tài sản” chưa thực sự tách rời như một biện pháp tạm thời được áp dụng mà chỉ như một thao tác kỹ thuật khi tạm giữ đồ vật, mặc dù tài sản khi bị niêm phong thì cũng không thể chuyển đổi, chuyển nhượng,…
Tại khoản 4 điều 11 Nghị định 74/2005/NĐ-CP quy định: “Cơ quan điều tra có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp: phong toả tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản, tạm giữ người vi phạm và các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật”. Theo chúng tôi, quy định này cần phải được nghiên cứu và xem xét lại. Phòng, chống rửa tiền là một quá trình liên tục kể từ khi phát hiện đến điều tra, truy tố và xét xử. Trong quá trình đó, ở bất kỳ giai đoạn nào, thì cũng luôn cần có những quyết định kịp thời nhằm ngăn chặn những kẻ rửa tiền chuyển đổi, chuyển nhượng, dịch chuyển tiền hoặc tài sản bất hợp pháp nhằm xoá dấu vết của những hành vi phạm tội mà chúng đã gây ra. Do vậy không thể chỉ quy định thẩm quyền áp dụng các biện pháp tạm thời như phong toả tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản, tạm giữ người vi phạm và các biện pháp ngăn chặn khác cho riêng cơ quan điều tra.
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị:
Nên mở rộng hơn các trường hợp tổ chức tín dụng được quyền từ chối thực hiện giao dịch. Theo chúng tôi, nên quy định tổ chức tín dụng được quyền áp dụng các biện pháp không thực hiện giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch có liên quan tới các hoạt động tội phạm thuộc danh sách thống kê và cảnh báo do Bộ Công an lập ra trong quá trình phòng, chống rửa tiền hoặc khi có bất cứ cơ sở nào cho rằng giao dịch mà khách hàng yêu cầu có liên quan tới hành vi rửa tiền hoặc việc thực hiện giao dịch mà khách hàng yêu cầu sẽ ảnh hưởng tói sự an toàn của tổ chức tín dụng đó nói riêng và tới hệ thống tài chính nói chung.
Nên quy định biện pháp phong toả tài sản thay cho niêm phong tài sản để phân biệt rõ biện pháp tạm thời này với một thao tác kỹ thuật khi tạm giữ tài sản. Ngoài ra còn phải quy định rõ hơn nữa các điều kiện áp dụng, chủ thể quản lý tài sản, nghĩa vụ bảo quản tà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật về phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng- thực trạng và hướng hoàn thiện.doc