MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 4
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ. 4
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử . . 4
2. Khái niệm về Chính phủ điện tử 11
3. Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống 16
II. CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHÍNH TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ . 17
1. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Chính phủ - G2G (Government to Government) 17
2. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Doanh nghiệp - G2B (Government to Business) . 17
3. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Công dân - G2C (Government to Citizen) . 18
III. LỢI ÍCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 18
1. Lợi ích về dịch vụ của Chính phủ . 18
2. Lợi ích trong quản lý hành chính nhà nước 19
3. Tạo mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, giữa chính phủ với doanh nghiệp và giữa chính phủ với công dân . 21
CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM .
22
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI 22
1. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới
22
2. Dự báo triển vọng phát triển Chính phủ điện tử trong tương lai 27
II. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỸ . 28
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Mỹ 28
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Mỹ . 29
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Mỹ 32
III. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở AUSTRALIA . 38
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Australia 38
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Australia . 39
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Australia 45
IV. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở SINGAPORE 47
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Singapore 47
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Singapore . 48
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Singapore . 55
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƯỚC 57
1. Những cơ hội được tạo ra khi phát triển Chính phủ điện tử . 57
2. Những thách thức phải giải quyết trong phát triển Chính phủ điện tử 58
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
61
I. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC TIỀN ĐỀ CHO VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM . 61
1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông . 61
2. Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử . 66
3. Nhận thức của người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ điện tử của Chính phủ . 67
4. Cơ sở pháp lý . 67
5. Vấn đề bảo mật thông tin . 69
6. Hệ thống thanh toán điện tử 69
II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG BƯỚC ĐẦU CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM . 71
1. Quá trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước . 71
2. Một số dịch vụ hành chính công qua Website của Chính phủ 80
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM . 86
1. Định hướng Chính phủ trong việc phát triển công nghệ thông tin và ứng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của Chính phủ . 86
2. Một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam 89
Kết luận . 93
Tài liệu tham khảo
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6213 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển chính phủ điện tử ở một số nước, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng liên quan tới việc đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông được coi như là một phần trong chương trình làm việc của IMSC.
+ Thiết lập các cơ cấu điều hành để thoả mãn khách hàng: Thành công của một Chính phủ điện tử lấy công dân làm trung tâm phụ thuộc vào khả năng đáp ứng yêu cầu của dân chúng. Nhiều cơ quan Chính phủ đang sẵn sàng làm việc nhằm thu hút sự chú ý của công chúng. Việc này cần phải có sự hiểu biết về từng thành phần khách hàng và các cách để thu hút được sự phản hồi từ phía khách hàng.
+ Xây dựng một chiến lược đầu tư: Để phát triển các dịch vụ tập trung vào khách hàng cần phải trả lời câu hỏi ai sẽ là người trả chi phí cho việc tiêu dùng các dịch vụ đó, lợi ích thu được từ các dịch vụ đó là bao nhiêu và việc đầu tư cần bao nhiêu thời gian? Việc cung cấp các dịch vụ phức tạp hơn có lẽ sẽ khó được thực hiện nếu không có một chiến lược đầu tư kết hợp giữa các cơ quan Chính phủ. Do vậy cần phải xây dựng một chiến lược đầu tư, trong đó xem xét xem nguồn kinh phí dành cho hoạt động đầu tư nên lấy từ ngân sách hay từ các nguồn thu khác? Hiện nay, việc đầu tư vào công nghệ thông tin và viễn thông cũng gặp khó khăn do những hạn chế trong nguồn ngân sách hiện tại của Australia. Thông qua IMSC, Chính phủ Australia đang xem xét những vấn đề trên để loại bỏ những trở ngại đối với chiến lược đầu tư vào công nghệ thông tin và viễn thông.
* Tạo dựng lòng tin của người sử dụng
Chính phủ Australia đã xây dựng và tăng lòng tin từ phía công chúng thông qua việc ban hành những tiêu chuẩn về Website của Chính phủ. Trong chiến lược Chính phủ trực tuyến, Chính phủ Australia đã đề ra những tiêu chuẩn tối thiểu đối với những thông tin và dịch vụ trực tuyến. Những tiêu chuẩn này hiện nay vẫn còn được áp dụng. Cơ quan quốc gia về nền kinh tế thông tin (NOIE) sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan quan trọng của Chính phủ để thúc đẩy thực hiện những tiêu chuẩn này.
Cuối năm 2002, Chính phủ Australia đã ban hành tiêu chuẩn dịch vụ Chính phủ Australia (AGLS). Việc sử dụng tiêu chuẩn này của các cơ quan hành pháp cho phép gia tăng sự truy cập thông tin từ phía các khách hàng. Sau đây là một số tiêu chuẩn quan trọng trong hệ thống các tiêu chuẩn AGLS:
+ Truy cập: đây là một tiêu chuẩn quan trọng đối với các Website của Chính phủ. Các cơ quan Chính phủ phải đảm bảo rằng nội dung trang Web của họ phải tới được tất cả những người có thể sử dụng Internet.
+ Sự thẩm định quyền: trong một hệ điều hành mạng hoặc đa người dùng, đây là một tiến trình đánh giá thông tin đăng nhập của người dùng. Tiến trình thẩm định quyền liên quan đến việc so sánh tên và mật khẩu của người dùng với một danh sách những người dùng được phép. Nếu hệ điều hành so thấy khớp, người dùng được phép truy xuất hệ thống, nhưng chỉ ở mức độ như đã chỉ định trong bản cấp phép trong chương mục của người dùng đó. Trong quá trình cung cấp dịch vụ và thông tin trên mạng, sự thẩm định quyền đảm bảo xác định người gửi và người nhận thông tin trực tuyến, từ đó xây dựng lòng tin và đảm bảo tính an toàn khi thực hiện các giao dịch trên mạng. Chính phủ Australia đã có những tiến bộ đáng kể trong thẩm định điện tử các doanh nghiệp tham gia giao dịch với Chính phủ trên mạng.
* Tăng cường sự tham gia của công dân vào Chính phủ
Internet mang lại cho các cơ quan Chính phủ cơ hội có được ý kiến của công chúng về các vấn đề chính sách. Có hai cách để tăng cường sự tham gia của công dân vào Chính phủ. Cách thứ nhất là Chính phủ có thể sử dụng tối đa những ứng dụng của Internet để quan hệ với công dân, chẳng hạn như các nghị sĩ quốc hội có thể liên lạc với cơ quan, với quốc hội qua mạng Internet, hay người dân có thể bỏ phiếu bầu cử thông qua mạng Internet (Bỏ phiếu điện tử). Các thứ hai tập trung vào quản lý công chúng, tức là các cơ quan Chính phủ có thể sử dụng Internet để tối đa hoá hiệu quả khi quan hệ và trưng cầu ý kiến của công chúng.
2.3. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin
* Nghiên cứu phát triển chiến lược quản lý kiến thức về Chính phủ điện tử:
Sự phát triển một Chính phủ điện tử hiệu quả và bền vững ở Australia yêu cầu Chính phủ nước này cần phải chú ý nhiều hơn tới nguồn tài sản trí tuệ và phải coi đó là nguồn tài nguyên được chia sẻ giữa các cơ quan Chính phủ. Biện pháp của Chính phủ đối với nghiên cứu phát triển quản lý kiến thức là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo cho Chính phủ có thể đạt được kết quả tốt nhất trong việc đầu tư vào công nghệ thông tin và viễn thông.
* Phát triển kỹ năng về công nghệ thông tin và viễn thông trong Chính phủ:
Để đảm bảo thành công trong những giai đoạn tiếp theo của Chính phủ điện tử, những kỹ năng về công nghệ thông tin và viễn thông cần phải được mở rộng phát triển ở tất các các cấp quản lý. Trách nhiệm xúc tiến chương trình cung cấp dịch vụ và thông tin trên mạng đi vào hoạt động nhanh chóng thuộc về các nhà quản lý công nghệ thông tin, do vậy các nhà quản lý trong các cơ quan Chính phủ cần phải có kiến thức và những kỹ năng cần thiết đủ để hiểu được quy trình cung cấp dịch vụ trên mạng của Chính phủ hoạt động như thế nào.
* Chia sẻ và tái sử dụng tài sản:
Các cơ quan nhà nước đang sẵn sàng hợp tác để đưa ra các chính sách nhằm xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa họ. Các cơ quan Chính phủ còn liên kết chặt chẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông thông qua việc tăng quyền mua của Chính phủ và tái sử dụng nguồn tài sản trí tuệ có giá trị.
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Australia
Chiến lược Chính phủ trực tuyến của Australia đã đạt được kết quả đáng kể. Các cơ quan Chính phủ hiện nay luôn đảm bảo tính sẵn có của thông tin và dịch vụ trên Internet cho những người có nhu cầu truy cập. Dưới đây là một số sự kiện nổi bật trong quá trình thực hiện Chính phủ điện tử ở Australia:
* Business Entry Point: đây là trang Web cung cấp thông tin và dịch vụ miễn phí cho các doanh nghiệp Australia 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần. Thông qua trang Web này các doanh nghiệp Australia có thể thực hiện các giao dịch thuận tiện hơn và đơn giản hơn. Đặc điểm duy nhất của Website này là nó có thể cung cấp thông tin và dịch vụ của các cơ quan Chính phủ từ cấp Liên Bang, Chính phủ cấp bang đến Chính phủ cấp địa phương. Website này đang tiếp tục được hoàn thiện và cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ hơn để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Australia. Theo các thông tin được đăng tải trên Website này, kể từ đầu năm 2000, Business Entry Point đã cung cấp hơn 30 triệu trang thông tin. Gần một triệu đơn xin phép trở thành một thành viên của Australian Business Number được thực hiện trên mạng thông qua Business Entry Point, gần một triệu nghiên cứu được thực hiện trên Australian Business Register mỗi tháng. (Nguồn : )
* Australian JobSearch (AJS) cung cấp những thông tin về việc làm cho những người đang tìm việc và là nơi để các doanh nghiệp đăng quảng cáo tuyển nhân viên. Cơ sở dữ liệu này bao gồm những nội dung sau:
Tất cả các công việc được liệt kê trên các trang Web việc làm trên cả nước;
Việc làm được quảng cáo trên các báo trong nước;
Việc làm được đăng trên công báo Australian Public Service;
Việc làm do các công ty đăng tải; và
Việc làm từ Hiệp hội dịch vụ tư vấn và tuyển dụng (RCSA).
Ngoài ra, Australian JobSearch còn liệt kê danh sách các công việc cho các dự án trợ cấp thất nghiệp và việc làm theo mùa trên cả nước. Hiện AJS đang có hơn 50.000 vị trí và là một trong các trang tuyển dụng dẫn đầu Australia. (Theo
FishOnline ( trang Web này cho phép truy cập nhanh chóng thông tin về chính sách câu cá của Chính phủ, bơi thuyền, dự báo thời tiết, các quy tắc về an toàn và môi trường cũng như xin cấp phép câu cá trên mạng. Website này thể hiện cách các Chính phủ liên bang và Chính phủ các bang liên kết với nhau để cung cấp dịch vụ vì lợi ích của công chúng. Đây là một mô hình hiệu quả để cung cấp dịch vụ hợp nhất trực tuyến trong tương lai.
Paying tax online (Nộp thuế trên mạng): Thuế điện tử là cách an toàn để nộp thuế và tăng doanh thu thuế hàng năm qua Internet. Thuế điện tử sử dụng công nghệ chứng chỉ kỹ thuật số và mã hoá dữ liệu mới nhất để đảm bảo tính an toàn và tính xác thực của các thông tin được gửi tới Cơ quan thuế Australia (ATO).
Kể từ khi thuế điện tử được đưa vào sử dụng, số người sử dụng phương thức nộp thuế này ngày càng tăng. Tới đầu tháng 11/2002, ở Úc có hơn 540.000 người sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử, tăng 52% so với năm 2001. Tốc độ thu thuế điện tử nhanh hơn rất nhiều so với các phương thức nộp thuế thủ công. Cơ quan thuế Australia đã xử lý 100% doanh thu thuế điện tử trong vòng 14 ngày, trong đó có tới gần 90% được xử lý chỉ trong 10 ngày, thấp hơn rất nhiều so với con số 42 ngày khi xử lý trên giấy tờ. (Nguồn:
Kết luận: Trên đây là một số thành tựu trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử ở Australia. Nhưng đây không phải là giai đoạn cuối cùng mà chỉ là giai đoạn đầu trong qua trình chuyển đổi Chính phủ thông qua ứng dụng rộng rãi công nghệ để cung cấp dịch vụ trực tuyến. Dịch vụ trực tuyến là một phần trong quá trình cung cấp dịch vụ của Chính phủ. Đối với các cơ quan Chính phủ Australia, kênh phân phối dịch vụ hiên nay là kết quả của việc kế thừa các kênh phân phối truyền thống. Dịch vụ vẫn sẽ được cung cấp thông qua các phương tiện truyền thống như điện thoại, fax hoặc cung cấp trực tiếp tại trụ sở của các cơ quan Chính phủ. Cho dù có sử dụng kênh phân phối nào đi nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí cho cả người sử dụng lẫn nhà cung cấp dịch vụ mà cụ thể là Chính phủ.
IV. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở SINGAPORE
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Singapore
Có thể nói Chính phủ điện tử ở Singapore ra đời bắt nguồn từ quyết định tin học hoá bộ máy hành chính nhà nước vào năm 1981. Tuy nhiên, do đây là chương trình phát triển chỉ tập trung vào bộ máy hành chính nhà nước cho nên Chính phủ điện tử ở Singapore ngày nay không phát triển tới được mức độ mà đáng lẽ ra nếu với thời gian triển khai sớm như vậy thì nước này phải có một Chính phủ điện tử lớn mạnh hơn nhiều. Hiện nay đối với Singapore, phát triển Chính phủ điện tử đã là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển đất nước.
Chương trình tin học hoá bộ máy hành chính nhà nước (CSCP) bắt đầu thực hiện vào năm 1981 đánh dấu làn sóng đầu tiên của Chính phủ điện tử ở Singapore. Chương trình này nhằm mục đích tiết kiệm nguồn nhân lực, cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, cung cấp nguồn thông tin tốt hơn cho quá trình ra quyết định của Chính phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Mục tiêu chung của chương trình này là nhằm tự động hoá các chức năng hoạt động truyền thống của Chính phủ và hạn chế cách làm việc thủ công, chủ yếu là trên giấy tờ.
Một trong các chiến lược đầu tiên mà CSSP lựa chọn được gọi là SS-SF (Start Small, Scale Fast). Ngay từ khi công nghệ thông tin và viễn thông chưa trở nên quen thuộc với cả Chính phủ lẫn người dân Singapore thì người ta cũng nhận thấy rằng để bắt đầu một chương trình cải cách, cách tốt nhất là nên bắt đầu thử nghiệm ở quy mô nhỏ, sau đó một khi đã được đông đảo công chúng chấp nhận mới nhanh chóng tiến hành triển khai ở phạm vi rộng hơn. Với những nhận thức như vậy, chương trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ Singapore diễn ra khá nhanh chóng, tạo tiền đề cho sự phát triển Chính phủ điện tử sau này.
Điều quan trọng là phải chú ý rằng nếu chỉ với những kiến thức kỹ thuật đơn giản về công nghệ thông tin và viễn thông thì sẽ không đủ để bắt đầu triển khai Chính phủ điện tử. Những ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong cuộc sống thường gặp phải những hạn chế như tâm lý e ngại cái mới trong một bộ phận dân chúng hay những khó khăn nhỏ thường xảy ra với các cơ quan Chính phủ trong giai đoạn đầu cung cấp dịch vụ công. Do vậy trước khi bắt đầu triển khai xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử việc cần phải làm trước tiên là khắc phục khó khăn và loại bỏ tâm lý lo sợ này.
Trong thời gian hơn 20 năm kể từ khi bắt đầu triển khai, Chính phủ Singapore đã cho ra đời rất nhiều dịch vụ về Chính phủ điện tử, từ việc cung cấp thông tin đơn giản đến những giao dịch kinh doanh phức tạp. Hiện nay, Singapore là một trong những nước có hệ thống Chính phủ điện tử phát triển nhất thế giới. Do vậy, các nước đang xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới nên và rất cần nghiên cứu chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Singapore để trả lời được câu hỏi tại sao Chính phủ điện tử ở Singapore lại phát triển đến như vậy, hơn cả các cường quốc kinh tế trên thế giới.
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Singapore
2.1. Chiến lược G2C
Một nguyên lý cơ bản của mối quan hệ Chính phủ - Công dân trong Chính phủ điện tử là lấy khách hàng làm trung tâm. Nhưng trên thực tế lại có một nghịch lý đó là hiện nay, hầu hết các chính trị gia và các quan chức Chính phủ, những người được dân bầu ra và được trả lương để phục vụ dân lại tự coi mình là cha mẹ dân chứ không phải là đầy tớ của dân. Họ đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của dân. Họ coi việc làm thế nào để cai trị thoải mái, thuận tiện hơn là lắng nghe xem dân chúng muốn gì. Do đó, coi công dân là khách hàng của Chính phủ là cách Chính phủ Singapore tạo lập mối quan hệ Chính phủ - Công dân theo chiều hướng phục vụ lợi ích của người dân.
* Cổng Công dân - điện tử:
Cổng Công dân - điện tử ( là nền tảng của Chính phủ điện tử ở Singapore. Cổng này cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến một cửa, qua đó mọi người dân có thể tham gia giao dịch với Chính phủ mà không cần phải thông qua bất cứ một cơ quan Chính phủ riêng rẽ nào. Dịch vụ và thông tin được cung cấp qua cổng này rất phong phú và đa dạng. Thông tin và dịch vụ được phân loại thành 16 lĩnh vực: văn hoá nghệ thuật, kinh doanh, quốc phòng, giáo dục, bầu cử, việc làm, gia đình, sức khoẻ, nhà ở, luật, thư viện, giải trí, an toàn và an ninh, thể thao, vận tải và cuối cùng là du lịch. Mọi người dân có thể truy cập cổng Công dân - điện tử từ khắp mọi nơi chỉ cần kết nối Internet cho máy tính của mình. Các cá nhân không có điều kiện truy cập Internet từ nhà riêng, từ cơ quan hay những cá nhân cần có sự hướng dẫn khi truy cập các dịch vụ điện tử của Chính phủ có thể yêu cầu sự trợ giúp từ Trung tâm trợ giúp công dân - điện tử. Trung tâm Công dân - điện tử hiện nay có hơn 2.600 dịch vụ điện tử.
Do bị hạn chế trong khuôn khổ khoá luận này, nên những thông tin chi tiết về cổng Công dân - điện tử không thể được giới thiệu hết. Bạn đọc có thể truy cập thêm thông tin trong các trang www.ecitizen.gov.sg, www.mof.gov.sg, hoặc www.ida.gov.sg.
*Sự kết nối đa chiều:
Điều kiện tiên quyết để Chính phủ điện tử có thể hoạt động một cách hiệu quả chính là sự kết nối điện tử đến mọi người dân Singapore. Chính phủ Singapore đang nỗ lực xây dựng một xã hội trong đó mà công nghệ thông tin và viễn thông là một phần của cuộc sống. Hiện nay ở Singapore, "Singapore One" là một sơ sở hạ tầng rộng khắp cả nước. "Singapore One" bao trùm 99% phạm vi lãnh thổ, mang lại khả năng ứng dụng công nghệ trong các cơ quan, các doanh nghiệp, trường học, gia đình, thư viện, và các trung tâm công cộng, với 7.000 điểm truy cập trên khắp đất nước Singapore. (Nguồn: E-government: The Singapore - www.infitt.org/)
Tất cả các trường đại học và cao đẳng ở Singapore đã được trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại. Singapore cũng đã thực hiện thành công mục tiêu là vào cuối năm 2002, cứ hai học sinh cấp I và cấp II sẽ có một máy vi tính để phục vụ cho việc học tập.
Trong năm 2000, 75% số dân Singapore sử dụng điện thoại di động, gần 50% người dân truy cập Internet. Về mật độ truy cập Internet tại gia, Singapore đứng thứ hai Châu Á với tỷ lệ 353/10.000 người. Ngoài ra, Singapore còn là một trong những nước có tỷ lệ sở hữu máy vi tính cao nhất trên thế giới, chiếm 61% trong năm 2000.
Nguồn: Survey on Infocomm Usage in Households 2000
* Xã hội điện tử và phong cách sống điện tử:
Trong một xã hội điện tử, công nghệ phải tới được và phù hợp với tất cả mọi người không kể tuổi tác, ngôn ngữ, sức khoẻ và khả năng kinh tế. Chính phủ Singapore đã đầu tư 25 triệu đô la Singapore để tạo ra một động thái điện tử trong thời gian ba năm, tập trung vào việc khắc phục khoảng cách số về thu nhập, ngôn ngữ…, đặc biệt là với 4 thành phần dân cư quan trọng là người già, người nội trợ, công nhân và người khuyết tật. Chương trình này còn nhằm mục đích cải thiện khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong 30.000 hộ gia đình có thu nhập thấp. Mục tiêu của Chính phủ Singapore là làm sao để không một người dân Singapore nào còn cảm thấy khó khăn khi truy cập các dịch vụ điện tử của Chính phủ. Để có được mức độ truy cập rộng khắp, các trung tâm trợ giúp Công dân điện tử đã được đặt ở khắp các vùng trong cả nước, bố trí cán bộ nhân viên có khả năng nói được cả 4 ngôn ngữ chính thức của nước này.
Một trong các cách để thúc đẩy việc triển khai Chính phủ điện tử là phải tạo ra một phong cách sống điện tử trong mọi tầng lớp nhân dân. Thành công của Chính phủ điện tử phụ thuộc vào sự chấp nhận của công chúng đối với một nếp sống mới - một phong cách sống điện tử. Để nâng cao nhận thức của công chúng về phong cách sống điện tử, chiến dịch kéo dài một tháng được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 2000. Đến năm 2002, chiến dịch này chuyển sang thực hiện hàng tháng thay vì hàng năm, nội dung của chiến dịch chủ yếu tập trung vào các chủ đề cụ thể. Các chiến dịch này nhấn mạnh 4Es - tức là học tập điện tử, giải trí điện tử, thông tin điện tử và giao dịch điện tử - nhằm mục đích lý giải cho dân chúng thấy sự cần thiết của công nghệ thông tin và viễn thông.
Tuy nhiên, các chiến dịch trên mới chỉ nhằm mục đích nâng cao mục đích của dân chúng về một phong cách sống điện tử, còn để hướng người dân từ nhận thức sang chấp nhận nhận nó, Chính phủ Singapore đã tổ chức một loạt hội chợ trực tuyến nhằm củng cố lòng tin của công chúng vào dịch vụ trực tuyến như mua bán hàng tạp phẩm, mua bán túi du lịch hay cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Chính phủ Singapore cũng đã tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin và viễn thông, trang bị cho hàng nghìn người Singapore những kỹ năng về máy tính và Internet. Các chương trình đào tạo này thường là rất nhanh chóng và luôn sẵn có. Ngoài ra, Chính phủ Singapore còn tổ chức một chương trình gọi là Đại sứ điện tử (e - Ambassador). Mục đích chương trình này là để xoá bỏ "khoảng cách số" giữa những người có kiến thức về công nghệ thông tin và viễn thông với những người chưa có kinh nghiệm gì bằng cách người đi trước giúp đỡ người đi sau. Chương trình này được tổ chức rộng rãi trong công chúng, nêu cao tinh thần tự nguyện, kêu gọi những người đã biết giúp đỡ những người chưa biết từng bước làm quen với phong cách sống điện tử.
2.2. Chiến lược G2B
Mục tiêu của chiến lược G2B của Singapore là tạo mối quan hệ điện tử giữa Chính phủ và doanh nghiệp hiệu quả cao, thuận tiện và chi phí thấp. Mô hình Business Town ( của trung tâm Công dân điện tử là một tiến bộ quan trọng trong phương pháp lấy khách hàng làm trung tâm để cung cấp dịch vụ điện tử. Giờ đây, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế có thể truy cập, sử dụng thông tin dịch vụ G2B phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp như lên kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, quản lý nguồn tài sản trí tuệ,…
Một hướng dẫn gồm 10 bước được xây dựng nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp mới trở thành các doanh nghiệp thành công trên thương trường. Business Town còn có các kế hoạch và chương trình hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng như hiện đại hoá, nâng cấp và mở rộng lĩnh vực kinh doanh truyền thống của công ty. Thông qua công nghệ thông tin và viễn thông, Chính phủ Singapore quyết tâm không chỉ cung cấp các dịch vụ điện tử mà còn đóng vai trò ngày càng lớn trong sự phát triển của các doanh nghiệp ở nước này.
*Thu mua trực tuyến:
Thu mua trực tuyến có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí quản lý và tạo được nhiều mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp trên thế giới. Chính phủ Singapore đã thiết lập hệ thống thu mua trực tuyến của Chính phủ vào tháng 12/2000, được gọi là trung tâm kinh doanh điện tử của Chính phủ (GeBiz). Trung tâm này tạo cơ hội cho các nhà cung cấp trong và ngoài nước buôn bán với khu vực công, cho phép họ có thể thực hiện các giao dịch điện tử với Chính phủ. Một khi hoàn thiện, hệ thống này sẽ mang lại cho người mua, các nhà cung cấp và đấu thầu một môi trường an toàn cho hoạt động thu mua và đấu thầu.
*Đơn giản hoá thủ tục đăng ký kinh doanh:
Trong môi trường kinh doanh năng động hiện nay, công việc dễ dàng nhất và cần thiết nhất để bắt đầu và hợp thức hoá công việc kinh doanh là đăng ký kinh doanh với Chính phủ. Các công ty có thể gửi yêu cầu thành lập công ty trên mạng. Đơn đăng ký kinh doanh (Bizfile) có thể thực hiện trên mạng mà không cần phải trực tiếp đến trụ sở của Cơ quan đăng ký kinh doanh (RCB: Registry of Companies and Businesses). Công chúng sẽ có thể nhận được các thông tin chính xác và cập nhật liên quan tới các doanh nghiệp thông qua eBizCore. Ngoài việc đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp còn có thể nhanh chóng xin giấy phép và các yêu cầu khác thông qua hệ thống xin cấp phép trực tuyến (OASIS). Các doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống này ở bất cứ đâu, miễn là nơi đó có nối mạng Internet mà không cần phải gửi đi đơn xin cấp phép nhiều lần hoặc phải thực hiện nhiều cuộc viếng thăm các cơ quan Chính phủ mới có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình.
2.3. Chiến lược G2E
Bên cạnh công chúng và doanh nghiệp, các nhân viên Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Chính phủ điện tử. Các nhân viên Chính phủ chịu trách nhiệm thực thi chính sách và phân phối dịch vụ, do vậy mục tiêu của chiến lược G2E là trao quyền cho các quan chức Chính phủ, sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để giữ cho mình không ở bên ngoài lề của nền kinh tế điện tử.
Để thực hiện thành công Chính phủ điện tử, yêu cầu đầu tiên là bản thân người cung cấp thông tin và dịch vụ điện tử phải hiểu rõ về công nghệ thông tin và viễn thông. Xuất phát từ yêu cầu này, chương trình giáo dục công nghệ thông tin và viễn thông (IE) đã được tổ chức nhằm trang bị cho tất cả các nhân viên Chính phủ những kỹ năng cần thiết để tận dụng cơ hội sáng tạo ra một Chính phủ điện tử thực sự.
* Nâng cao tri thức trong Chính phủ: Để khuyến khích và ủng hộ ý tưởng Quản lý tri thức của Chính phủ Singapore, một chương trình thử nghiệm về quản lý tri thức (KM-EP: Knowledge Management Experimentation Programme) được phát động vào tháng 7/2001 để tạo ra một môi trường làm việc tri thức trong Chính phủ.
* Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông vững mạnh: Cốt lõi của hạ tầng công nghệ thông tin Chính phủ là một loạt các công cụ như thẻ thông minh, hệ thống email của Chính phủ và mạng nội bộ của Chính phủ. Cơ sở hạ tầng này tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin liên lạc trong nội bộ Chính phủ cũng như giữa Chính phủ với dân chúng. Ví dụ, hệ thống email của Chính phủ hiện có 30.000 người sử dụng, mỗi tháng xử lý hơn 12 triệu email trong nội bộ Chính phủ và 5 triệu email trao đổi giữa Chính phủ với công chúng mỗi năm. (Nguồn: E-government: The Singapore - www.infitt.org/)
* Cải thiện tính hiệu quả trong hoạt động của Chính phủ: Một hệ thống quản lý nhân lực sẽ tạo điều kiện thực hiện chính sách nguồn nhân lực của Chính phủ một cách nhanh chóng. Mục đích của hệ thống này là cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ cũng như trợ giúp các bộ, các ngành trong việc quản lý các nguồn tài nguyên.
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Singapore
Những nỗ lực xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử của Singapore đã đạt được một số kết quả đáng kể. Cổng Chính phủ điện tử của Singapore có 1,2 triệu người truy cập mỗi tháng. Một cuộc điều tra tiến hành vào tháng 7/2002 cho thấy 1/3 số người được hỏi nói rằng họ thích phương pháp giao dịch và liên lạc qua Internet, và cứ 10 người thì có 9 người nói rằng dịch vụ điện tử của Chính phủ tương đương, nếu không nói là tốt hơn dịch vụ điện tử của khu vực tư nhân. (Nguồn: E-government: The Singapore - www.infitt.org/)
Một số nhà phê bình nước ngoài cho rằng Singapore là nước đứng đầu thế giới về Chính phủ điện tử. Trong hội nghị về Chính phủ điện tử năm 2002 tổ chức tại Washington, Singapore được nhận giải thưởng Explorer Award cho những thành công của quá trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử. Chính phủ Singapore rất nghiêm khắc khi thực hiện cải thiện dịch vụ công. Điều này xuất phát từ tư tưởng cho rằng một dịch vụ công minh bạch và hiệu quả sẽ là một yếu tố quan trọng đối với thành công trong tương lai của Chính phủ điện tử ở Singapore.
Tuy nhiên, tương tự như các nước khác, "khoảng cách số" vẫn còn tồn tại ngăn cách một bộ phận dân chúng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà một khi họ không biết gì về những tiến bộ khoa học kỹ thuật này thì sẽ không thể ủng hộ nó. Do vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Chính phủ Singapore cần quan tâm đến nhóm người này để có thể thu hút sự chú ý và ủng hộ của họ. Ở quốc đảo nhỏ bé này, khoảng cách giữa có hay không có một "khoảng cách số" là rất