Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Bố cục của khóa luận 7
CHƯƠNG I 8
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 8
I. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ 8
1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ của một số nước trên thế giới 8
2. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam 11
II. Phạm vi của ngành công nghiệp hỗ trợ 13
III. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ 15
IV. Đặc điểm ngành công nghiệp hỗ trợ 17
1. Sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
2. Phạm vi của CNHT phụ thuộc vào chính sách 17
3. CNHT bao phủ một diện rộng trong các ngành công nghiệp khác 18
4. Công nghiệp hỗ trợ là ngành đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và nguồn nhân lực có trình độ cao 18
5. Công nghiệp hỗ trợ có quan hệ mật thiết với đầu tư trực tiếp nước ngoài 19
6. Sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ có thể được dùng trong nước hoặc xuất khẩu 21
V. Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ 21
1. Công nghiệp hỗ trợ phát triển giúp tăng cường thu hút vốn FDI 21
2. Công nghiệp hỗ trợ phát triển đẩy mạnh quá trình chuyên môn hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất 22
3. Công nghiệp hỗ trợ phát triển tạo công ăn việc làm và cải thiện cơ cấu lao động theo hướng tích cực 23
4. Công nghiệp hỗ trợ giúp phát triển ngành công nghiệp nội địa 23
5. Công nghiệp hỗ trợ phát triển tạo tiền đề cho phát triển bền vững 24
CHƯƠNG II 26
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 26
I. Thực trạng phát triển CNHT tại một số nước Đông Á 26
1. Tại Nhật Bản 26
2. Trung Quốc 30
II. Kinh nghiệm phát triển CNHT tại một số nước Đông Á 31
1. Phát triển các SMEs 32
2. Phát triển công nghệ và nguồn nhân lực 35
2.1. Nhật Bản 35
2.2. Trung Quốc 36
2.3. Hàn Quốc 39
2.4. Đài Loan 41
3. Chuyên môn hóa và liên kết công nghiệp 43
3.1. Xu hướng chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản 43
3.2. Cụm công nghiệp ô tô Quảng Châu, Trung Quốc 46
4. Chính sách yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa 49
5. Thu hút đầu tư nước ngoài 50
CHƯƠNG III 52
VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VIỆT NAM 52
I. Khái quát tình hình CNHT tại Việt Nam 52
1. Sự yếu kém về sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam hiện nay 53
2. Sự yếu kém về doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ tại Việt Nam 55
II. Một số vấn đề đặt ra cho ngành CNHT tại Việt Nam 57
1. Sự cần thiết phải phát triển CNHT tại Việt Nam 57
2. Các vấn đề Việt Nam phải đối mặt khi phát triển CNHT 58
III. Giải pháp phát triển ngành CNHT tại Việt Nam 62
1. Hình thành một chiến lược trợ cụ thể để phát triển CNHT 63
1.1. Xây dựng khuôn khổ chính sách phát triển CNHT phù hợp 63
1.2. Xây dựng chiến lược phát triển ngành CNHT phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện 63
1.3. Xác định trọng tâm phát triển CNHT 64
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp hỗ trợ và sản phẩm hỗ trợ và phổ biến thông tin doanh nghiệp 66
3. Phát triển các DNNVV trong ngành CNHT 68
3.1. Các biện pháp hỗ trợ về vốn 69
3.2. Các biện pháp hỗ trợ về công nghệ 70
3.3. Các biện pháp giải quyết khó khăn về mặt bằng xây dựng nhà xưởng sản xuất 71
4. Hoàn thiện và bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ 71
5. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc định hướng phát triển 73
6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào CNHT 74
7.Thúc đẩy các mối liên kết công nghiệp 74
8. Chính sách về tỷ lệ nội địa hóa 77
9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 78
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
87 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất và có nhiều thành công trên thế giới. Hiện Hàn Quốc có 58 công ty tài chính mạo hiểm, cung cấp khoản vay và đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD trong giai đoạn 1990 - 1994 (85% là cho vay).
Dòng công nghệ du nhập của Hàn Quốc chủ yếu là từ Mỹ và Nhật Bản trong các ngành: điện - điện tử, hoá công nghiệp, máy móc thiết bị, vận tải... Đây là những công nghệ có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp của Hàn Quốc, đồng thời tạo điều kiện cho công nghệ nước này nhanh chóng đuổi kịp công nghệ các nước tiên tiến.
Trong giai đoạn đầu, con đường du nhập công nghệ của Hàn Quốc chủ yếu là thông qua các hoạt động chuyển nhượng licence từ các công ty xuyên quốc gia, nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc. Còn trong giai đoạn sau thì Hàn Quốc lại chú trọng phát triển năng lực công nghệ nội sinh. Từ 2003 đến nay, Chính phủ Hàn quốc đã đưa ra những thay đổi lớn trong chính sách phát triển KH & CN và đổi mới nhằm tạo ra bước đột phá mới trong phát triển đất nước dựa trên tiềm năng về KH & CN. Trọng tâm ưu tiên của chính sách được đặt vào mục tiêu thúc đẩy khoa học cơ bản và phát triển nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo về khoa học công nghệ... Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của đầu tư R & D, chính sách mới hết sức chú trọng đến thực hiện cải cách hệ thống R & D của khu vực kinh tế nhà nước và khuyến khích quan hệ hợp tác giữa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân... Sự hỗ trợ của Chính phủ cho R & D và đổi mới thuộc khu vực tư nhân cũng có những thay đổi mới về hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp: chấp nhận công nghệ như tài sản (tài sản tri thức) để thế chấp vay ngân hàng; tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê mướn nguồn nhân lực R & D, cung cấp thông tin về kỹ thuật, thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu, trường đại học và nghành công nghiệp...
2.4. Đài Loan
Không khuyến khích sự tăng trưởng của các tập đoàn tư nhân lớn kiểu “Cheabol” của Hàn Quốc trong phát triển công nghệ, Đài Loan lại rất chú trọng đến sự thúc đẩy năng lực R & D của địa phương từ những năm cuối thập niên 50. Đài Loan đã sớm đưa ra chương trình KH & CN (1979) nhằm tập trung vào phát triển các ngành năng lượng, tự động hoá sản xuất, khoa học thông tin và các công nghệ khoa học vật liệu. Năm 1982, công nghệ sinh học, điện quang học, công nghệ thực phẩm... tiếp tục được quan tâm. Chi phí đầu tư cho R & D cũng được chính quyền Đài Loan tài trợ với tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, khoản tài trợ bị giảm bớt đi theo thời gian. Trên thực tế, thời kỳ đầu R & D của khu vực tư nhân còn yếu vì phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực này là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự hỗ trợ của chính quyền cho các chương trình R & D được thực hiện trong nhiều năm bằng nhiều chính sách ưu đãi, như:
Cung cấp vốn cho các quỹ đầu tư mạo hiểm;
Tạo điều kiện tài chính thuận lợi cho các công ty phát triển các sản phẩm công nghiệp “chiến lược”
Thực hiện các biện pháp khuyến khích các công ty tư nhân phát triển sản phẩm bằng các khoản vay lãi thích hợp;
Miễn toàn bộ thuế cho các chi phí trong hoạt động R & D, và thực hiện chích sách khấu hao nhanh đối với các thiết bị nghiên cứu;
Chính quyền cũng triển khai côngxoocxiom nghiên cứu quy mô lớn, được tài trợ cùng với ngành công nghiệp nhằm phát triển các sản phẩm công nghiệp then chốt.
Thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu từ những năm 1950, do vậy bên cạnh sự chuyển hướng sang công nghiệp xuất khẩu, Đài Loan vẫn tiếp tục duy trì bảo hộ hướng tới tăng trưởng công nghiệp, kết hợp chính sách này với sự can thiệp trong chuyển giao công nghệ để hỗ trợ công nghệ địa phương. Những năm 1970, Đài Loan đã chú trọng và hướng tới công nghệ cao hơn, ưu tiên đầu tư các lĩnh vực tự động hoá, tin học và các thiết bị đo đạc chính xác. Để thực hiện mục tiêu này vào những năm 1980, các ngành công nghệ cao được phép miễn thuế 5 năm, mức khấu hao nhanh với các thiết bị, mức thuế thấp đối với một số hoạt động được lựa chọn và miễn thuế nhập khẩu đối với các vật liệu và thiết bị phục vụ cho R & D.
3. Chuyên môn hóa và liên kết công nghiệp
3.1. Xu hướng chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản
Vào những năm 1990, thay vì sản xuất toàn bộ linh kiện cho hàng điện tử, Nhật Bản đã chuyển hướng sang nhập khẩu phụ tùng. Kể từ đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử Nhật Bản tập trung chủ yếu vào khâu sản xuất, thiết kế và phân phối trong chuỗi giá trị hàng điện tử thế giới, đồng thời chuyển việc sản xuất linh kiện, phụ tùng sang những nước đang và chậm phát triển như Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, … Chính vì vậy, quan hệ giữa những nhà sản xuất và nhà cung cấp ở Nhật Bản ngày càng trở nên khăng khít. Các nhà cung cấp Nhật Bản có xu hướng hội nhập theo chiều dọc một cách tương đối. Những nhà sản xuất hàng điện tử đã tăng cường đầu tư trực tiếp bằng việc mở chi nhánh sản xuất linh kiện, phụ tùng ở nước ngoài, và từ đó cung cấp các hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho các nhà cung cấp nước ngoài.
Trong xu hướng quốc tế hóa, ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản phát triển dựa trên sự chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị: Thực hiện liên kết các công đoạn khác nhau trong chuỗi, tăng quy mô toàn cầu. Việc quản trị chuỗi trong ngành điện tử Nhật Bản cũng cho thấy rõ ràng thuận lợi của các hãng tham gia. Quản trị chuỗi là tiền đề cho các hãng điện tử có thể nắm bắt thông tin về đặc điểm sản phẩm, giá cả, dự báo sản xuất và đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm với cấu trúc thiết kế hình khối như máy tính cá nhân chắc chắn làm cho năng suất kết cấu khối như máy tính các nhân chắc chắn làm cho dây chuyền tăng nhiều hơn thế ngay cả khi một khối riêng lẻ liên kết với một chuỗi các hoạt động ví dụ như việc liên kết giữa thiết kế, sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Một số công ty như Autodesk, Cadence và Mento Graphics đã mạnh dạn tạo thêm các cơ hội mới cho đơn vị chuỗi giá trị bằng cách phát triển và marketing những mẫu thiết kế công cụ tự động hóa.
Nhật Bản là một trong số những quốc gia ít có tính biến đổi về lao động, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên cũng không có gì nổi bật. Những thách thức của cạnh tranh đối với ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản thực sự xảy ra vào cuối những năm 1990. Kể từ thời điểm này, các công ty điện tử của Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm đến tiêu chí chuỗi giá trị và do sự phát triển khác thường của hệ thống Internet đã dẫn đến nhu cầu khổng lồ trong việc truyền đạt thông tin dữ liệu và các thiết bị máy tính trong doanh nghiệp có khả năng kết nối Internet. Những công ty này chỉ tập trung vào việc sản xuất các linh kiện riêng lẻ, các thiết bị điện tử cá nhân và phát triển những hệ thống máy tính thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp có thể liên hệ với khách hàng thông qua đường truyền dữ liệu được thuê bí mật. Điều này khiến cho các công ty điện tử ở Nhật Bản hoàn toàn không có bất cứ vai trò nào trong sự phát triển chóng mặt của Internet, kết hợp với sự suy giảm liên tục của nguồn tài chính đã đưa ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản rơi vào một thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Những công ty điện tử có tiếng của Nhật Bản ngày càng hợp tác chặt chẽ trong việc thiết kế và sản xuất những thiết bị cho cả hệ thống. Năm 2001, sự cạnh tranh từ các công ty châu Mỹ trong mạng lưới sản xuất theo mô hình độc lập đã trở thành một phần thách thức mà các công ty từ Nhật Bản phải đối mặt. Các công ty như Samsung, LG, và Hyundai đã sáp nhập với nhau một cách chặt chẽ. Tương tự như các công ty Nhật Bản, các doanh nghiệp điện tử lớn của Hàn Quốc có xu hướng theo đuổi chiến dịch “thiết bị, phụ tùng và sản phẩm”, họ sản xuất và bán thiết bị, phụ tùng trên toàn thế giới. Đến tận những năm 1990, các công ty Nhật Bản đã theo đuổi chiến dịch “Đàn sếu bay”, chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng lạc hậu cho những công ty của Hàn Quốc và Đài Loan và tiếp tục ứng dụng những công nghệ mới hơn. Vào năm 1999, các công ty đặc biệt là Samsung và LG bắt đầu thu hẹp khoảng cách trên thị trường phụ tùng điện tử với những nhóm mặt hàng cụ thể như điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, thẻ nhớ dung lượng lớn và màn hình siêu mỏng.
Năm 2001, các công ty điện tử đã hòa với ngành công nghiệp điện tử toàn cầu không chỉ bởi vì họ dẫn đầu trong lĩnh vực này mà bởi chúng là những nhà cung cấp thiết bị máy tính cá nhân và linh kiện chủ yếu của máy tính. Do đó việc đình trệ của việc tiêu dùng CNTT kéo theo tiếp cận bong bóng Internet sâu rộng đã ảnh hưởng đến công ty Nhật Bản và các công ty khác tong ngành công nghệ. Tuy nhiên, những thiệt hại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 2001 – 2002 đã gây nên những thua lỗ lớn cho những công ty điện tử Nhật Bản.
Những thành phần chính trên vi mạch như chất bán dẫn, các loại pin chất lượng cao, các con chip với bộ nhớ mới được sản xuất ở Nhật Bản. Khâu lắp ráp cuối cùng được tiến hành ở Nhật Bản được giới hạn bởi một mô hình tiến bộ nhưng khá đắt tiền. Những sản phẩm kỹ thuật thấp thường được sản xuất ơ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, hoặc bởi các chi nhánh hay nhà cung cấp Đài Loan. Dù đã loại bỏ hết những gì lỗi thời, phi lợi nhuận, không liên quan đến kinh doanh và đẩy mạnh dây chuyền sản xuất thì chúng cũng chỉ tạo ra một sự tiến triển nhỏ bé trong quá trình sản xuất chuyên môn hóa. Việc tăng chuyên môn hóa, sự liên kết, thúc đẩy vai trò của các doanh nghiệp nước ngoài đã khiến cho giá cả của các nguyên liệu đầu vào Nhật Bản ở nước ngoài tăng lên. Chính vì vậy mà các công ty còn lại cũng đang xem xét tới sự thay đổi đưa ra những giới hạn của họ ở ba khu vực: Hợp tác, sử dụng nguồn lực bên ngoài và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. TS. Nguyễn Hoàng Ánh, ThS. Vũ Thị Hạnh (2009), Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội
3.2. Cụm công nghiệp ô tô Quảng Châu, Trung Quốc
Cụm công nghiệp ô tô Quảng Châu thu hút được ba hãng lắp ráp lớn của Nhật Bản là Toyota, Honda và Nissan. Các doanh nghiệp hỗ trợ cho Nissan nằm ở huyện Hoa Đô, doanh nghiệp hỗ trợ cho Honda nằm ở huyện Nam Sa, và doanh nghiệp hỗ trợ cho Honda nằm ở huyện Tăng Thành, Quảng Châu. Ba huyện trở nên gần nhau hơn (1h đi từ huyện này sang huyện khác) khi tỉnh Quảng Đông xây dựng đường cao tốc vành đai thứ hai quanh thành phố Quảng Châu. Cơ sở hạ tầng phát triển đã giúp các doanh nghiệp hỗ trợ phát triển, không chỉ bó hẹp ở việc cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho riêng công ty nào, mà mở rộng thị trường sang cả những công ty xung quanh. Từ đó, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hỗ trợ của Honda trở nên độc lập hơn với Honda, có thể cung cấp sản phẩm cho cả Toyota và Nissan. Tương tự như vậy với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hỗ trợ của Toyota và Nissan. Điều đó khiến Quảng Châu trở thành một cụm công nghiệp ô tô rất hiệu quả.
Việc thành lập các liên doanh trong công nghiệp ô tô và những ngành CNHT liên quan đã tạo động lực lớn phát triển ngành CNHT ô tô cũng như công nghiệp chính tại tỉnh Quảng Châu. Quảng Châu đã thành lập Tập đoàn công nghiệp ô tô - xe máy Quảng Châu (GAIG – Guanzhou Automobile Industry Group) tại trung tâm của cụm công nghiệp ô tô - xe máy. Chủ của Khu công nghiệp tự động Quảng Châu – Guangzhou Automobile Industrial Park (GAIP) là những công ty liên doanh giữa GAIG và những công ty khác. Chính quyền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi thành lập một công ty liên doanh giữa GAIG và Honda năm 1998, một công ty liên doanh giữa Honda và Dongfeng Automobile, hai liên doanh trong sản xuất động cơ và phương tiện giao thông giữa GAIG và Toyota năm 2004.
Ngoài ra, Chính quyền cũng đã tạo điều kiện thành lập 16 liên doanh giữa những công ty liên kết của GAIG và 16 công ty sau: Denso, Toyota Bosyoku, Hayashi Telempu, T-ST, Stanley Electric, Honda Engineering, Bridgestone, Toyota Tsusyo Corporation, Daiki Alminium Industry, Chuo Precision Industrial, Parker Corporation, Showa Corporation, Mitsuba, Kanematsu Corporation, Nippon Konpo Unyu Soko, và Honda Express. Bên cạnh đó, một số liên doanh rất thành công khác như Guangzhou Guangqi Toyota Motor đã được thành lập vào ngày 6 tháng 9 năm 2004. Guangzhou Automobile Industry Group and Hyundai Motor Company cũng đã kí kết hợp đồng liên doanh vào ngày 21 tháng 6 năm 2005. Hay Guangzhou Automobile Industry Group and Isuzu cũng đã thành lập liên doanh vào năm 2000.
Từ sự hình thành những liên doanh lớn trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô - xe máy cũng như trong ngành CNHT ô tô - xe máy, Chính quyền Quảng Châu đã thành lập nên một cụm công nghiệp ô tô - xe máy, không chỉ gồm những nhà máy sản xuất lắp ráp và những nhà sản xuất sản phẩm hỗ trợ mà còn có cả những công ty marketing. Theo nghiên cứu, hầu hết những công ty trong cụm công nghiệp ô tô - xe máy tại Quảng Châu đều thành lập qua việc hình thành liên doanh, liên kết với hàng loạt các công ty nước ngoài, đặc biệt là Nhật. Số lượng công ty liên doanh được thành lập đã vượt quá con số 300 vào năm 2005, trong đó có nhiều công ty sản xuất sản phẩm hỗ trợ như sản xuất thép, bộ phận chi tiết máy, linh phụ kiện điện - điện tử, vật liệu nhồi bọc đồ đạc, vv. Để tăng cường hơn nữa việc thu hút FDI vào CNHT tại tỉnh mình, Cục hợp tác ngoại thương và kinh tế của Chính quyền Quảng Châu (The Bureau of Foreign Trade and Economic Cooperation of Guangzhou Municipality) đã phát hành Hướng dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp tự động Quảng Châu (A Foreign Investment Guide to Guangzhou Auto Industry) năm 2005. Cuốn sách giới thiệu những dịch vụ của thành phố giúp những nhà đầu tư nước ngoài của những công ty liên quan đến GAIG. Tập đoàn sản xuất bộ phận cho ô tô - xe máy Quảng Châu GAGC (Guangzhou Automobile Group Component) cũng được thành lập nhằm giúp đỡ và phát triển ngành CNHT ô tô - xe máy tại tỉnh.
Ngoài ra, Chính quyền tỉnh Quảng Châu cũng đã chủ động phát triển thành lập những liên doanh giữa những công ty nhà nước và những doanh nghiệp FDI. Theo đó, Chính quyền đưa ra những ưu đãi thuế và những dịch vụ one-stop hiệu quả cho những nhà đầu tư nước ngoài. Chính quyền Quảng Châu đã thành lập được 30 công ty liên doanh như thế.
Không chỉ tăng cường giúp đỡ thành lập các liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài nhằm tận dụng vốn và công nghệ, Chính quyền tỉnh Quảng Châu cũng thường xuyên đóng vai trò chủ đạo trong việc xúc tiến chủ trương thu hút FDI vào CNHT ngành ô tô - xe máy của tỉnh thông qua việc tổ chức những hội thảo, triển lãm, một trong những buổi hội thảo về đầu tư đã được Chính quyền tỉnh phối hợp với Nhật Bản tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản vào tháng 10 năm 2005. Thị trưởng Zhang Guangning đã chủ trì hội thảo. Rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đã ký hợp đồng đầu tư vào Quảng Châu ngay tại buổi hội thảo. Quảng Châu đang dần vươn lên sánh ngang với Bắc Kinh, Tianjin, và Thượng Hải. Thị trưởng tỉnh Quảng Châu Zhang Guangning được gọi là “Thị trưởng ô tô - xe máy”, người đã có công lớn trong việc kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Quảng Châu, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô - xe máy và các ngành CNHT liên quan. Akifumi Kuchiki (2007), The Flowchart Model of Cluster Policy: The Automobile Industry Cluster in China
4. Chính sách yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa
Đài Loan và Hàn Quốc là hai quốc gia đã phát triển công nghiệp, tiếp thu công nghệ từ nước ngoài và đạt được cạnh tranh quốc tế trong CNHT nhờ vào các quy định về tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp như ô tô – xe máy hay điện tử .
Đài Loan giới thiệu về Quy định về Hàm lượng nội địa hóa (Local Content Regulations – LCRs) vào những năm 1960 đối với hầu hết các sản phẩm trong ngành ô tô – xe máy, điện và điện tử. LCRs đã thực sự thúc ép được các nhà sản xuất nước ngoài đang độc quyền trong thị trường nội địa Đài Loan bấy giờ trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất linh phụ kiện cho các đối tác liên doanh trong nước hoặc cho các nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước.
Thập kỷ 70, Đài Loan đưa ra các qui định về tỷ lệ nội địa hoá cao (năm 1974 là 90% đối với ngành công nghiệp xe máy). Quy định này được dỡ bỏ dần dần từ năm 1975 đến 1986 khi Đài Loan thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại. Việc qui định tỷ lệ nội địa hóa xe máy ở mức cao trong một thời gian dài đã khuyến khích phát triển sản xuất phụ tùng trong nước, sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu sản phẩm, chú trọng đầu tư khâu thiết kế, công nghệ và đổi mới thiết bị, đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, hiện tại Đài Loan đã có ngành công nghiệp xe máy có khả năng cạnh tranh cao. Năm 1977, lượng xe tiêu thụ và sản xuất trong nước tăng mạnh đạt 1 triệu chiếc và 1,12 triệu chiếc tương ứng.
Hàn Quốc triển khai chương trình 5 năm về nội địa hóa trong hai giai đoạn 1987 – 1991 và 1992 – 1996, theo đó, tổng số 7.032 linh phụ kiện được chỉ định phải nội địa hóa. Hai chương trình này đã thực sự thành công trong công nghiệp ô tô với 78% linh phụ kiện chỉ định được nội địa hóa. Tuy nhiên, ngành công nghiệp điện - điện tử lại không mấy thành công, chỉ 38% số linh kiện được chỉ định được nội địa hóa.
Ngày nay, các nước không còn có thể áp dụng quy định tương tự vì các quy định của WTO, tuy nhiên, các nước vẫn có thể khuyến khích mua hàng trong nước thông qua các biện pháp về thuế, vốn vay và hỗ trợ kỹ thuật.
5. Thu hút đầu tư nước ngoài
Với một nền công nghiệp non trẻ như Trung Quốc, việc phát triển CNHT gặp một số khó khăn về tài chính và công nghệ, cho nên Trung Quốc đã có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào CNHT nhằm phát triển CNHT một cách nhanh chóng. Tại Trung Quốc, tạo môi trường đầu tư tự do và hấp dẫn cũng là một thành công của Trung Quốc trong việc thu hút vốn FDI vào công nghiệp nói chung, CNHT nói riêng. Trước hết, Chính phủ có những chính sách ưu đãi tài chính đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài. Tháng 10 năm 1996, Chính phủ đưa ra “Qui định về khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài”, theo đó, giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp FDI từ 30% xuống còn 15%, đặc biệt, các doanh nghiệp ở đặc khu kinh tế thuế thu nhập chỉ còn 10%. Không chỉ có vậy, Chính phủ còn thực hiện miễn thuế 5 năm đầu cho các doanh nghiệp FDI mới thành lập ở những đặc khu, miễn thuế thu nhập khi chuyển lãi ra nước ngoài, hoàn trả thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư, … Ngoài những biện pháp tài chính hết sức thông thoáng cho các doanh nghiệp FDI, Chính phủ Trung Quốc cũng chú trọng vào việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, khiến các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào Trung Quốc. Nghiên cứu chỉ ra rằng 68% những TNCs của Nhật Bản đưa Trung Quốc vào danh sách top 10 địa điểm mong muốn đầu tư năm 1996, 65% năm 2000 và 82% năm 2001. Trung Quốc cũng đứng đầu trong danh sách 10 địa điểm đầu tư cạnh tranh [22]. Điều đó cho thấy thành công của Chính phủ trong việc đưa Trung Quốc trở thành một môi trường đầu tư hấp dẫn.
Ngoài ra, để phát triển CNHT, Trung Quốc còn đẩy mạnh hoạt động mua lại các cơ sở sản xuất linh phụ kiện nước ngoài để chuyển về trong nước. Điển hình là vụ mua lại của hãng Wanxing (một nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ của Trung Quốc để xuất khẩu và cung cấp cho GM và Ford) đối với Automotive Component Holding (một tổ hợp gồm 17 nhà máy và 6 xí nghiệp mà Ford nắm quyền kiểm soát từ năm 2000). Hay như vụ hãng Weichai mua lại của Delphi (thuộc GM), dây chuyền sản xuất phanh, hệ thống treo, chi tiết cabin và tay lái; hoặc hãng Lifan mua công nghệ của BMW và Chrysler nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn quốc tế. Xuất khẩu thiết bị phụ trợ của Trung Quốc năm 2005 tăng 75% so với năm 2004, đạt 15,2 tỷ USD. PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh (2009), phát triển công nghiệp hỗ trợ - Hướng đi cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Như vậy, việc phát triển CNHT đi trước của các nước Đông Á đã chỉ ra rất nhiều bài học, việc quan trọng của Việt Nam hiện nay là vận dụng những kinh nghiệm đó như thế nào cho hiệu quả mới là câu hỏi khó cần sự nỗ lực của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách cả trong ngắn hạn và dài hạn cũng như trong quy hoạch tổng thể nền kinh tế.
CHƯƠNG III
VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VIỆT NAM
I. Khái quát tình hình CNHT tại Việt Nam
Gần đây, CNHT và sự phát triển CNHT tại Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm. Theo các chuyên gia nhận định, các ngành CNHT tại Việt Nam hiện nay phần lớn còn đang trong giai đoạn sơ khai, manh mún, lạc hậu và thiếu đồng bộ, chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp. Một số chuyên gia nhận định, CNHT của Việt Nam phần lớn vẫn chưa thoát ra khỏi giai đoạn 1 (CNHT ngành đóng tàu, dệt may, ô tô), nhưng có ngành đã có mặt ở giai đoạn 2 (CNHT ngành điện tử) và có ngành cũng đã chạm được vào giai đoạn 3 (CNHT ngành xe máy). TS. Đỗ Hương Lan (2009), Phát triển CNHT ở Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển CNHT – Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á, Hà Nội
Mặc dù Chính phủ đã có một số chính sách, biện pháp phát triển CNHT nhưng ngành CNHT Việt Nam vẫn phát triển chậm chạp dưới mức kỳ vọng rất nhiều. Một khảo sát năm 2008 của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại 68 doanh nghiệp của Nhật đang hoạt động tại Việt Nam cho thấy phần lớn các doanh nghiệp này cho rằng CNHT của Việt Nam còn rất yếu kém và 50-90% linh phụ kiện của họ vẫn phải nhập từ nước ngoài, trong khi đó các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Thái Lan sử dụng 70-90% linh kiện sản xuất tại chỗ. Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Bao giờ?,
Sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thể hiện ở sự yếu kém của chính sản phẩm hỗ trợ và sự yếu kém của các nhà doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ.
1. Sự yếu kém về sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam hiện nay
Về sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam hiện nay, có thể nói các sản phẩm hỗ trợ vừa thiếu về số lượng, đơn điệu về chủng loại vừa yếu kém về chất lượng. Chúng ta mới chỉ tự cung cấp được những sản phẩm hỗ trợ giản đơn, còn lại phải nhập khẩu. Về chất lượng sản phẩm thì tình trạng không đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà lắp ráp và tình trạng “tam sao thất bản” diễn ra khá phổ biến. Tất cả những điều đó được phản ánh trong tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm, giá thành sản phẩm cao, giá trị gia tăng thấp và năng lực cạnh tranh cũng thấp.
Theo thống kê của JETRO, tỷ lệ nội địa hóa trung bình của các nhà sản xuất Nhật Bản ở ASEAN 4 (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philipines) là 60,8% năm 2007, trong lúc đó tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ đạt mức 32,5% Đôi điều vền công nghiệp phụ trợ,
. Trong từng ngành đơn lẻ, có thể thấy, ngành công nghiệp xe máy đạt tỷ lệ nội địa hoá cao nhất với 80%. Trái ngược với ngành xe máy, ngành CNHT cho ôtô còn kém phát triển, tỷ lệ nội địa hoá đạt khoảng 5-10%, chỉ cung cấp được vài sản phẩm đơn giản, giá trị thấp như bộ dây điện trong xe, ghế ngồi, một số chi tiết bằng nhựa hoặc kim loại. Ngành CNHT cho đóng tàu cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mặc dù ngành công nghiệp đóng tàu đã có những bước phát triển vượt bậc trong vòng chục năm lại đây, nhưng CNHT cho ngành này mới chỉ đang nhen nhóm. Đến trên 90% nguyên, vật liệu, trang thiết bị phục vụ đóng, sửa chữa tàu biển trong nước phải nhập khẩu. Do đó, giá trị gia tăng trong sản phẩm cũng thấp. Ngành dệt may, da giày dù có kim ngạch xuất khẩu trong top dẫn đầu nhưng tỷ lệ nội địa hoá vẫn thấp do phải nhập khẩu tới 80% vải, vải giả da, kim, chỉ cao cấp, nút áo, khuy bấm, dây khoá kéo kim loại, vật liệu dựng độn… TS. Đỗ Hương Lan (2009), Phát triển CNHT ở Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển CNHT – Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á, Hà Nội
. Đối với ngành điện tử, một ngành hàng xuất khẩu đang được coi là có nhiều triển vọng của Việt Nam và liên tục tăng trưởng trong những năm qua nhưng tỷ lệ nội địa hoá cũng chỉ đạt 20-40% TS. Đỗ Hương Lan (2009), Phát triển CNHT ở Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển CNHT – Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á, Hà Nội
và phần lớn giá trị xuất khẩu lại dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do CNHT nội địa kém phát triển nên doanh nghiệp lắp ráp có vốn FDI, với yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, tuy rất muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá để giảm giá thành sản xuất nhưng ít tìm được nguồn cung cấp công nghiệp hỗ trợ đáng tin cậy. Theo điều tra của JETRO, có tới 72% các nhà sản xuất nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nói rằng họ có kế hoạch tăng tỷ lệ nội địa hoá nguyên, phụ liệu, linh kiện nhưng “lực bất tòng tâm”. Họ phải nhập từ các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Theo điều tra khảo sát, chỉ có khoảng 23,6% (thấp thứ hai sau Philippines) nhà đầu tư Nhật Bản có thể dựa vào nguồn cung trong nước về các sản phẩm linh phụ kiện, trong khi đó mức trung bình của khu vực ở nội dung này là 40% Nhiều lo ngại về chi phí đầu tư tại Việt Nam,
.
Chi phí sản xuất cao cũng như sự phụ thuộc vào linh phụ kiện nhập khẩu khiến giá thành sản phẩm tăng lên - một yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong trường hợp ngành điện tử, Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam VEIC đã từng sản xuất vỏ máy với mức giá 22 USD nhưng không thể bán được do vỏ máy được sản xuất tại Đài Loan khi đó chỉ có giá 12 USD. Trong ngành công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.doc