MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn . i
Tóm tắt . ii
Mục lục.iii
Danh mục các bảng, hình vẽ. v
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU. 1
1.1. Lý do chọn đềtài . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2
1.4.1. Phương pháp thu thập dữliệu . 2
1.4.2. Phương pháp phân tích dữliệu . 2
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu . 2
1.6. Bốcục bài báo cáo: . 3
CHƯƠNG II. CƠSỞLÝ THUYẾT. 4
2.1. Khái niệm tài trợxuất nhập khẩu . 4
2.2. Vai trò của tài trợxuất nhập khẩu . 4
2.2.1. Đối với ngân hàng thương mại. 4
2.2.2. Đối với doanh nghiệp. 4
2.2.3. Đối với nền kinh tế đất nước. 5
2.3. Các hình thức tài trợxuất nhập khẩu . 5
2.3.1. Nghiệp vụbao thanh toán:. 5
2.3.2. Nghiệp vụbảo lãnh và tái bảo lãnh. 6
2.3.3. Nghiệp vụchiết khấu chứng từhàng xuất khẩu:. 7
2.3.4. Nghiệp vụ ứng trước tiền trước khi bộchứng từ được thanh
toán. 9
2.3.5. Nghiệp vụcho vay mởL/C thanh toán hàng nhập. 9
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU VỀNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN. 11
3.1. Lịch sửhình thành và phát triển. 11
3.2. Cơcấu tổchức của Vietcombank Kiên Giang. 12
3.3. Các hoạt động chủyếu của Vietcombank Kiên Giang . 14
3.4. Các đối thủcạnh tranh của Vietcombank Kiên Giang. 14
3.5. Khái quát tình hình kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang
trong ba năm gần đây. . 15
3.6. Giới thiệu vềhoạt động tài trợxuất nhập khẩu tại Vietcombank
Kiên Giang . 17
3.7. Quy trình tài trợxuất nhập khẩu dưới các hình thức chiết khấu/
ứng trước, bảo lãnh thanh toán, cho vay mởL/C thanh toán hàng nhập. 17
3.7.1. Quy trình chiết khấu/ ứng trước chứng từhàng xuất. 17
3.7.2. Quy trình cho vay mởL/C thanh toán hàng nhập. 22
3.7.3. Quy trình bảo lãnh thanh toán. 26
3.8. Một sốminh hoạcụthểvềquy trình tài trợxuất nhập khẩu . 28
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU. 30
4.1. Mối quan hệgiữa tài trợxuất nhập khẩu và thanh toán xuất nhập
khẩu . 42
4.2. Kết quảhoạt động tài trợxuất nhập khẩu của chi nhánh trong 3
năm từ2006-2008 . 30
4.3. So sánh kết quảhoạt động tài trợvới kết quảhoạt động thanh
toán xuất - nhập khẩu . 33
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợxuất nhập khẩu tại
Ngân hàng. . 34
4.4.1 Sựbiến động của thịtrường thếgiới. 34
4.4.2. Nhu cầu và khảnăng của doanh nghiệp. 34
4.4.3. Lãi suất tài trợ, giới hạn tín dụng. 35
4.4.4. Giá cảcác mặt hàng xuất khẩu. 35
4.5. Phân tích SWOT - những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động
tài trợvà những cơhội, đe doạtác động đến hoạt động tài trợcủa Ngân
hàng. 36
4.5.1. Phân tích các chiến lược: . 37
4.5.2. Các giải pháp thực thi các chiến lược nhằm phát triển dịch
vụtài trợxuất nhập khẩu. 38
4.6. Kết luận vềhoạt động tài trợcủa Ngân hàng trong 3 năm 39
CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ. 400
5.1. Nhận xét . 400
5.2. Kiến nghị. 400
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các ngân hàng hầu như
đều thực hiện các nghiệp vụ giống như Vietcombank Kiên Giang, bên cạnh đó các ngân
hàng này còn rất linh hoạt trong hoạt động cho vay và huy động vốn bởi các chính sách
ưu đãi về lãi suất tiền gửi, tiền vay và các chính sách khuyến mãi khác. Không chỉ có thế
mạnh về nguồn vốn huy động, các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh cũng đã rút kinh
nghiệm từ các ngân hàng đi trước nên cố gắng khắc phục những nhược điểm, đang tăng
cường mở rộng chi nhánh, nâng cao nghiệp vụ và sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn mà
Vietcombank Kiên Giang đang và sẽ đối mặt. Đặc biệt Vietcombank Kiên Giang còn
phải nỗ lực nhiều hơn nữa khi mà sắp tới sự hoạt động của các ngân hàng nước ngoài sẽ
rất mạnh mẽ, họ sẽ có nhiều chính sách hấp dẫn hơn để thu hút khách hàng hiện tại và
tiềm năng của ngân hàng.
SVTH: Trần Thị Ngọc Yến Trang 14
Lớp : DH6KD2
Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang
3.5. Khái quát tình hình kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang trong ba năm
gần đây.
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tỷ lệ %
2007/2006
Tỷ lệ %
2008/2007
1. Tổng thu 134.393 148.029 259.791 110,15% 175,50%
1.1. Thu lãi tín dụng 126.095 139.054 235.714 110,28% 169,51%
1.2. Thu lãi tiền gửi 418 788 2.222 188,52% 281,98%
1.3. Thu dịch vụ 5.132 5.512 7.751 107,40% 140,62%
1.4. Thu lãi kinh
doanh ngoại tệ
1.976 2.161 6.940 109,36% 321,15%
1.5. Thu nhập bất
thường
772 514 7.164 66,58% 1393,77%
2. Tổng chi 110.033 112.109 225.558 101,89% 201,20%
2.1. Chi trả lãi vay 77.844 72.770 158.851 93,48% 221,33%
2.2. Chi trả lãi tiền
gửi
12.025 19.109 33.731 158,91% 76,52%
2.3. Chi cho hoạt
động kinh doanh
16.643 20.070 26.696 120,59% 176,52%
2.4. Chi phí bất
thường
3.521 160 6.280 4,54% 3925,00%
3. Lợi nhuận trước
thuế
24.360 35.920 34.233 147,45% 95,3%
Với việc mở rộng khách hàng và nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với đa dạng
hoá và nâng tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ đã góp phần tăng thu nhập cho Chi
nhánh. Năm 2007 hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và vượt chỉ tiêu đề ra, tốc độ tăng
thu nhập cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chi phí trong đó tổng thu đạt 148.029 triệu
đồng tăng 110,15% so với năm 2006, tổng chi đạt 112.109 triệu đồng tăng 101,89%
nhưng thấp hơn khoản thu rất nhiều đã góp phần làm cho lợi nhuận trước thuế tăng
147,45% so với năm 2006. Kết quả này đạt được là do năm 2007 lãi tín dụng của Chi
nhánh tăng hơn 12 tỷ đồng, điều đặc biệt là Chi nhánh cũng đã thu hút được tiền gửi từ
khách hàng làm cho lãi tiền gửi tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Tổng chi của năm
2007 có tăng so với năm 2006 nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể nguyên nhân là do chi phí
SVTH: Trần Thị Ngọc Yến Trang 15
Lớp : DH6KD2
Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang
SVTH: Trần Thị Ngọc Yến Trang 16
Lớp : DH6KD2
cho việc lãi tiền gửi và chi cho hoạt động kinh doanh đều tăng nhưng chi phí cho các
khoản bất thường lại giảm rất nhiều so với 2006 chỉ bằng 4,54% so với năm 2006.
Do đồng vốn tín dụng của Chi nhánh phân bổ nhiều cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu và hai mặt hàng chủ yếu là gạo và thuỷ sản nên tính mùa vụ rất cao. Theo tính
toán của Chi nhánh, mức dư nợ dao động giữa lúc cao điểm và thấp điểm có khi lên đến
400 – 500 tỷ VNĐ mà hạn mức tín dung khi xét cho doanh nghiệp lại được phê duyệt và
cố định ngay từ quý I hàng năm, vì thế Chi nhánh bị động trong việc cấp tín dụng tăng
thêm. Nếu Chi nhánh có thể được phép chủ động hoặc hạn mức tín dụng có thể linh
động hơn nữa thì khả năng cạnh tranh và thu nhập trong kinh doanh của Chi nhánh sẽ
còn tăng thêm nhiều.
Năm 2008, dù tình hình kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, chi phí lãi tiền vay
Trung Ương và tiền gửi của khách hàng đều tăng cao nhưng Chi nhánh đã thực hiện tốt
việc chọn lọc khách hàng để nâng cao chất lượng tín dụng, kết hợp với việc thực hiện tốt
các dịch vụ ngân hàng đi kèm để tăng nguồn thu dịch vụ nên đã tạo điều kiện để tổng
thu nhập tăng cao tương ứng. Tính đến cuối năm 2008, mặc dù các khoản thu của chi
nhánh đều tăng rất nhiều so với năm 2007 (tổng thu tăng 65,35%) nhưng bên cạnh đó
các khoản chi trong năm của chi nhánh cũng đều tăng đặc biệt là chi phí bất thường tăng
rất lớn (tăng 3925%) chính những điều này đã làm cho khoản chi của Chi nhánh cao hơn
so với các khoản thu dẫn đến lợi nhuận của chi nhánh đạt 34.233 triệu đồng chỉ giảm
4,7% so với năm 2007.
134.393
110.033
24.360
148.029
112.109
35.920
259.791
225.558
34.233
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
Triệu đồng
2006 2007 2008 Năm
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Biểu đồ trên cho ta thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng phát triển,
tổng thu tăng rất nhiều nhưng bên cạnh đó tổng chi cũng tăng cao làm cho Chi nhánh có
lợi nhuận nhưng giảm hơn điều này đòi hỏi Ngân hàng phải có những chính sách để điều
tiết lượng chi của mình để lợi nhuận ngày càng nhiều hơn.
Hình 3.2. Kết quả hoạt động của Chi nhánh từ 2006 - 2008
Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang
SVTH: Trần Thị Ngọc Yến Trang 17
Lớp : DH6KD2
3.6. Giới thiệu về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang
Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank diễn ra khá sôi nổi với nhiều
hình thức tài trợ đa dạng đã giúp cho chi nhánh Vietcombank Kiên Giang được nhiều
doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh biết đến bởi hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập
khẩu. Để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp, chi nhánh đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp cải tiến và đa dạng hoá các hình
thức tài trợ. Hiện nay hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh đã phổ biến đến
nhiều doanh nghiệp và là hoạt động mạnh giúp Chi nhánh mang lại nguồn thu lớn. Thực
hiện theo các chiến lược của Vietcomank Trung Ương, Chi nhánh cũng thực hiện nhiều
hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nhưng hoạt động phổ biến và thường xuyên nhất tại Chi
nhánh đó là: Chiết khấu/ ứng trước chứng từ hàng xuất, bảo lãnh thanh toán và cho vay
mở L/C thanh toán hàng nhập.
3.7. Quy trình tài trợ xuất nhập khẩu dưới các hình thức chiết khấu/ ứng trước,
bảo lãnh thanh toán, cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập
3.7.1. Quy trình chiết khấu/ ứng trước chứng từ hàng xuất
Xác định đối tượng và điều kiện
chiết khấu/ ứng trước
Tiếp nhận hồ sơ
Thực hiện chiết khấu/ứng trước.
Khách hàng hoàn trả chiết khấu/
ứng trước
Tất toán chiết khấu/ ứng trước
Theo dõi hồ sơ chiết khấu/ ứng trước
Phê duyệt chiết khấu/ ứng trước
Hình 3.3. Quy trình chiết khấu/ ứng trước
Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang
Cụ thể quy trình như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng và điều kiện chiết khấu/ ứng trước
Khách hàng thực hiện thanh toán tại Vietcombank Kiên Giang sẽ được cấp hạn
mức chiết khấu, hạn mức chiết khấu cũng là một phần trong hạn mức tín dụng mà phòng
khách hàng xác định ngay từ đầu năm dựa vào uy tín và tình hình hoạt động của doanh
nghiệp.
Để thực hiện việc chiết khấu, thanh toán viên phải xem xét đối tượng mà khách
hàng xin chiết khấu có nằm trong quy định của Ngân hàng không. Chi nhánh chỉ thực
hiện việc chiết khấu cho các bộ chứng từ hàng xuất đòi tền theo L/C trả ngay hoặc trả
chậm kỳ hạn dưới 360 ngày dưới hai hình thức chiết khấu có truy đòi và chiết khấu miễn
truy đòi.
Nếu khách hàng là người hưởng có yêu cầu chiết khấu (cả trường hợp có truy đòi
và miễn truy đòi) phải có yêu cầu bằng văn bản đề nghị ngân hàng thực hiện chiết khấu
có truy đòi theo mẫu (phụ lục số 05) gởi kèm theo bộ chứng từ khi xuất trình. Bên cạnh
đó, thanh toán viên sẽ xem xét và kiểm tra bộ chứngtừ xuất trình có hoàn toàn phù hợp
với điều kiều kiện, điều khoản của L/C của UCP mà L/C tuân thủ và tập quán ngân hàng
chuẩn quốc tế. Trường hợp chứng từ không phù hợp thanh toán viên thông qua kiểm
soát viên đề xuất ý kiến trình lãnh đạo chi nhánh xem xét quyết định. Số tiền mà khách
hàng đề nghị chiết khấu phải nằm trong hạn mức chiết khấu chưa sử dụng của người
hưởng tại thời điểm chiết khấu mới được thanh toán viên thực hiện chiết khấu
Đối với những bộ chứng từ đã xác định được ngày đáo hạn thanh toán viên sẽ thực
hiện chiết khấu ngay cho khách hàng khi gửi chứng từ đi.
Đối với những bộ chứng từ chưa xác định được ngày đáo hạn tại thời điểm gửi
chứng từ: khách hàng được chiết khấu khi nhận được điện/ hối phiếu chấp nhận thanh
toán hoặc lãnh đạo chi nhánh có thể xem xét và quyết định việc chiết khấu vào thời điểm
gửi chứng từ. Riêng đối với trường hợp chiết khấu miễn truy đòi, thanh toán viên phải
kiểm tra trên L/C quy định vận đơn lập theo của ngân hàng phát hành/ ngân hàng xác
nhận hoặc toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua ngân hàng. Đối với trường hợp chiết
khấu miễn truy đòi thanh toán viên sẽ phải đề nghị lãnh đạo chi nhánh phê duyệt.
Đối với ứng trước vốn: Chi nhánh thực hiện ứng trước vốn cho các bô chứng từ
nhờ thu hàng xuất trên cơ sở đảm bảo thu hồi được vốn từ khách hàng ( người đòi tiền)
khi hết hạn ứng trước vốn. Và để được ứng trước vốn Chi nhánh cấp hạn mức chiết
khấu cho khách hàng, số tiền ứng trước vốn phải nằm trong hạn mức chiết khấu chưa sử
dụng của người đòi tiền tại thời điểm ứng trước. Bên cạnh đó toàn bộ vận đơn gốc (nếu
có) được xuất trình qua ngân hàng hoặc vận đơn được lập theo lệnh của ngân hàng,
thanh toán viên sẽ đề xuất lãnh đạo chi nhánh phê duyệt việc ứng trước vốn cho bộ
chứng từ nhờ thu.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.
Thanh toán viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chiết khấu/ ứng trước của khách hàng có
đầy đủ các yêu cầu sau:
SVTH: Trần Thị Ngọc Yến Trang 18
Lớp : DH6KD2
Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang
Thư yêu cầu thanh toán chứng từ hàng xuất (phụ lục 05) trong đó nêu rõ yêu cầu
chiết khấu có truy đòi / chiết khấu miễn truy đòi theo L/C hoặc ứng trước vốn theo nhờ
thu. Thư yêu cầu thanh toán phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng
Thông báo tác nghiệp của bộ phận chức năng cấp và quản lý hạn mức chiết khấu
của khánh hàng.
Bộ chứng từ hàng xuất trong trường hợp yêu cầu chiết khấu/ ứng trước khi xuất
trình chứng từ
Giấy chuyển nhượng (phụ luc 5a) trường hợp chiết khấu miễn truy đòi.
Tiếp nhận hồ sơ: khi nhận được yêu cầu chiết khấu / ứng trước thanh toán viên
thực hiện việc kiểm tra chiết khấu và điều kiện chiết khấu / ứng trước.
Bước 3: Phê duyệt chiết khấu/ ứng trước.
Khi kiểm tra các điều kiện theo quy định ở trên, căn cứ vào thông báo tác nghiệp
của bộ phận chức năng và tình trạng chứng từ đối với chiết khấu có truy đòi, miễn truy
đòi và cả ứng trước thực hiện:
Thanh toán viên đề xuất ý kiến theo mẫu (phụ lục 11) trình trưởng phòng
Trưởng phòng xem xét, quyết định việc chiết khấu. Trường hợp bộ chứng từ xuất
trình không phù hợp, đề xuất ý kiến trình lãnh đạo chi nhánh phê duyệt chiết khấu
Trường hợp quyết định không chiết khấu thanh toán viên thông báo cho người
hưởng và nêu rõ lý do.
Khi xem xét và phê duyệt vào chiết khấu thanh toán viên chú ý vào nội dung số
tiền chiết khấu không được lớn hơn trị giá bộ chứng từ đòi tiền. Trường hợp số tiền chiết
khấu khác với đề nghị của khách hàng, thanh toán viên phải thông báo đề người hưởng
xác nhận theo mẫu (phụ lục 5)
Lãi suất chiết khấu/ ứng trước, mức chiết khấu theo thông báo lãi suất của ngân
hàng vào thời điểm chiết khấu hoặc sự thoả thuận giữa khách hàng với Ngân hàng
Lãi suất chiết khấu được tính trên số ngày chiết khấu thực tế: từ ngày tài khoản
người hưởng được ghi có số tiền chiết khấu đến ngày ngân hàng ngoại tương được
ngân hàng hoàn trả ghi có hoặc đến ngày người hưởng hoàn trả chiết khấu.
Thời hạn chiết khấu/ ứng trước: đối với chứng từ trả ngay, thời hạn chiết khấu là
60 ngày kể từ ngày ghi có số tiền chiết khấu vào tài khoản khách hàng. Đối với chứng từ
trả chậm, thời hạn chiết khấu là ngày đáo hạn thanh toán theo quy định của L/C. Đối với
nhờ thu trả ngay, thời hạn ứng trước là 60 ngày kể từ ngày ghi Có số tiền ứng trước vào
tài khoản khách hàng.
Riêng đối với ứng trước, khi xem xét phê duyệt ứng trước thanh toán viên luôn lưu
ý vào quyết định của người mua đối với bộ chứng từ nhờ thu D/P, D/P kỳ hạn và D/A
nên thanh toán viên luôn cân nhắc kỹ khi quyết định ứng trước vốn cho các bộ chứng từ
nhờ thu.
Số tiền ứng trước không lớn hơn trị giá bộ chứng từ đòi tiền.
Lãi suất ứng trước:
SVTH: Trần Thị Ngọc Yến Trang 19
Lớp : DH6KD2
Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang
Áp dụng theo mức lãi suất chiết khấu ngân hàng ngoại thương công bố vào thời
điểm ứng trước
Bước 4: Thực hiện chiết khấu/ứng trước.
Đối với hồ sơ chiết khấu/ ứng trước kèm chứng từ, thanh toán viên nhập thông tin
giao dịch, ghi số tham chiếu cho hồ sơ chiết khấu/ ứng trước.
Đối với hồ sơ chiết khấu/ứng trước chứng từ đã gửi đi đòi tiền, thực hiện chiết
khấu/ứng trước trên số tham chiếu của bộ chứng từ đã gửi đi đòi tiền. Số tiền chiết khấu
phụ thuộc vào tính chất của bộ chứng từ xuất trình, nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp
hoàn toàn với L/C khách hàng sẽ được chiết khấu 90% trị giá bộ chứng từ, còn nếu
chứng từ có sai sót khách hàng chỉ được chiết khấu từ 70% đến 80% trị giá bộ chứng từ
Hạch toán số tiền chiết khấu/ ứng trước theo chỉ thị của người hưởng/ người đòi
tiền trên thư yêu cầu thanh toán chứng từ hàng xuất
Đối với hồ sơ chiết khấu/ ứng trước kèm chứng từ, thanh toán viên lập thư gửi
chứng từ và đòi tiền, thu phí thanh toán theo số tiền bộ chứng từ gửi đi đòi tiền, gửi
chứng từ đã đòi tiền theo quy định
Trường hợp chiết khấu trả ngay, thu lãi khi tất toán/ hoàn trả chiết khấu.
Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn, thu lãi ngay khi thực hiện chiết khấu.
Trường hợp điều chỉnh/ hủy giao dịch chiết khấu/ ứng trước
Điều chỉnh tăng trị giá/ gia hạn.
Khi điều chỉnh tăng trị giá chiết khấu/ ứng trước theo yêu cầu của khách hàng
thanh toán viên phải kiểm tra mức điều chỉnh yêu cầu đảm bảo trị giá chiết khấu/ ứng
trước sau khi điều chỉnh không vượt quá hạn mức chiết khấu của khách hàng.
Khi điều chỉnh gia hạn thời hạn chiết khấu/ ứng trước phải đảm bảo thời hạn chiết
khấu/ ứng trước sau khi điều chỉnh không vượt quá 12 tháng kể từ ngày chiết khấu/ ứng
trước
Hủy giao dịch chiết khấu/ ứng trước
Hủy các giao dịch chiết khấu/ ứng trước được thực hiện trong ngày, thanh toán
viên hạch tóan thu lại số tiền đã chiết khấu/ ứng trước cho khách hàng, hoàn trả lãi đã
thu (nếu có)
Đối với các giao dịch chiết khấu/ ứng trước được thực hiện trước ngày phát sinh
yêu cầu hủy, không áp dụng việc hủy giao dịch mà thực hiện hoàn trả chiết khấu / ứng
trước.
Bước 5: Theo dõi hồ sơ chiết khấu/ ứng trước
Ngoài việc theo dõi, tra soát đôn đốc thanh toán, thanh toán viên phải luôn theo dõi
chặt chẽ các khoản chiết khấu/ ứng trước.
Đối với các khoản chiết khấu có truy đòi/ ứng trước quá hạn, bộ phận nghiệp vụ
phải lập văn bản yêu cầu khách hàng thu xếp hoàn trả chiết khấu/ ứng trước theo cam
kết đồng thời báo cáo lãnh đạo chi nhánh (nếu cần) về tình trạng các giao dịch này.
SVTH: Trần Thị Ngọc Yến Trang 20
Lớp : DH6KD2
Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang
Đối với các khoản chiết khấu miễn truy đòi, chi nhánh có thể lập báo cáo gửi
phòng quan hệ ngân hàng đại lý về các khoản chiết khấu đáo hạn chưa được thanh toán
để hỗ trợ đòi tiền.
Bước 6: Tất toán chiết khấu/ ứng trước
Trường hợp ngân hàng thanh toán/ ngân hàng thu hộ thanh toán cho khách hàng
Thực hiện hoàn trả chiết khấu/ ứng trước khi nhận được báo có của ngân hàng
thanh toán
Nếu số tiền báo Có lớn hơn số tiền chiết khấu/ ứng trước.
i. Chiết khấu có truy đòi: thanh toán viên hạch toán số tiền chênh vào tài khoản của
người hưởng chỉ định
ii. Chiết khấu miễn truy đòi: hạch toán số tiền chênh vào tài khoản thu nhập thích
hợp
iii. Ứng trước vốn: hạch tóan số tiền chênh vào tài khoản người đòi tiền chỉ định.
Nếu số tiền báo có ít hơn số tiền chiết khấu
i. Chiết khấu có truy đòi: hạch toán số tiền thiếu từ tài khoản người hưởng.
ii. Chiết khấu miễn truy đòi: hạch toán số tiền thiếu từ tài khoản tạm ứng và trình
lãnh đạo chi nhánh hướng xử lý và tất tóan vào tài khoản thích hợp
iii. Ứng trước vốn: thu hồi số tiền thiếu từ tài khoản người đòi tiền.
Trường hợp ngân hàng thanh toán/ ngân hàng thu hộ từ chối thanh toán
Nếu lý do ngân hàng từ chối thanh toán phù hợp với quy định của L/C thì thanh
toán viên xem xét và thông báo cho người hưởng việc ngân hàng thanh toán từ chối
thanh toán bộ chứng từ bất hợp lệ, có xác nhận của người hưởng về việc đã nhận được
thông báo từ chối. Nếu lý do từ chối thanh toán không phù hợp thì thanh toán viên lập
điện, thư phản đối gửi ngân hàng thông báo và lập thông báo gửi người hưởng.
Chiết khấu có truy đòi: lập thông báo yêu cầu người hoàn trả tiền chiết khấu theo
cam kết của người hưởng
Chiết khấu miễn truy đòi
Trường hợp khoản tiền chiết khấu có khả năng khó thu hồi, thực hiện:
i. Trích khoản tạm ứng số tiền đã chiết khấu miễn truy đòi để tất toán tài khoản
chiết khấu.
ii. Lập tờ trình trong đó phân tích đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến việc không thu
hồi được tiền chiết khấu, đề xuất hướng xử lý trình lãnh đạo chi nhánh giải quyết
Ứng trước vốn: lập thông báo yêu cầu người đòi tiền hoàn trả vốn ứg trước theo
cam kết khi yêu cầu ngân hàng ứng trước vốn.
SVTH: Trần Thị Ngọc Yến Trang 21
Lớp : DH6KD2
Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang
SVTH: Trần Thị Ngọc Yến Trang 22
Lớp : DH6KD2
Bước 7: Khách hàng hoàn trả chiết khấu/ ứng trước
Hoàn trả theo yêu cầu của khách hàng
Trường hợp khách hàng (người hưởng và người đòi tiền) hoàn trả chiết khấu/
ứng trước trước khi bộ chứng từ trả ngay được ngân hàng thanh toán hoặc trước ngày
đáo hạn thanh toán của bộ chứng từ trả chậm, thanh toán viên thực hiện: Thu hồi tiền
chiết khấu/ ứng trước từ nguồn tiền khách hàng chỉ định, thu lãi nếu chưa thu, hoàn trả
lãi chiết khấu cho khách hàng nếu đã thu toàn bộ lãi khi chiết khấu/ ứng trước, chuyển
trạng thái bộ chứng từ chiết khấu/ ứng trước sang bộ chứng từ đòi tiền để theo dõi và xử
lý
Hoàn trả chiết khấu theo yêu cầu của Chi nhánh.
Trường hợp ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán hoặc không trả tiền, thanh
toán viên thực hiện: Thu hồi tiền chiết khấu từ nguồn tiền khách hàng chỉ định, thu lãi và
phí nếu cần.
Nếu quá hạn chiết khấu có truy đòi/ ứng trước mà khách hàng không có khả
năng hoàn trả số tiền đã chiết khấu/ ứng trước thì thanh toán viên hạch toán số tiền chiết
khấu/ ứng trước còn thiếu sang tài khoản chiết khấu quá hạn; báo cho khách hàng biết họ
phải chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng; phối hợp với bộ phận quan
hệ khách hàng thu hồi nợ và yêu cầu khách hàng làm thủ tục nhận nợ vay bắt buộc kể từ
ngày làm việc tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn chiết khấu/ ứng trước, số tiền mà
khách hàng phải nhận nợ bắt buộc là số tiền chuyển sang tài khoản cho vay chiết khấu
quá hạn.
Chi nhánh xem xét quyết định kỳ hạn nợ phù hợp, lập hồ sơ cho vay và tiếp tục
theo dõi khoản nợ, đôn đốc thu nợ theo hướng dẫn của ngân hàng về quy chế cho vay
đối với khách hàng.
3.7.2. Quy trình cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập
Hoạt động cho doanh nghiệp vay để thanh toán L/C hàng nhập là một hoạt động
tín dụng trong vay ngắn hạn tài trợ thương mại và ngân hàng thường cho doanh nghiệp
vay bằng ngoại tệ để mở L/C cũng như thanh toán L/C hàng nhập.
Hình 3.4. Quy trình cho vay mở L/C
Xác định
giới hạn
tín dụng
Thanh toán
cho khách
hàng nước
ngoài theo
L/C nhập
khẩu đã mở
Thu nợ
cho vay
Lưu giữ
hồ sơ vay
mở L/C
của khách
Thanh
lý hợp
đồng
Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang
Các bước cụ thể của quy trình:
Bước1: Xác định giới hạn tín dụng
Cán bộ khách hàng chủ động thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu trực tiếp từ các
doanh nghiệp hoặc từ nguồn khác (nếu có) để làm cơ sở phục vụ cho công tác xây dựng
giới hạn tín dụng.
Cán bộ khách hàng kiểm tra tính đầy đủ, cập nhật hồ sơ và thông tin liên quan đến
khách hàng và cho điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, bảng cho điểm và xếp hạng tín
dụng phải có đầy đủ chữ ký của cán bộ khách hàng và trưởng phòng khách hàng.
Căn cứ vào tình hình thực tế, trên cơ sở thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng và kết
quả chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, cán bộ khách hàng lập báo cáo thẩm
định và đề xuất giới hạn tín dụng.
Sau khi hoàn tất báo cáo thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng, cán bộ khách
hàng chịu trách nhiệm chuyển đầy đủ hồ sơ sang khâu phê duyệt giới hạn tín dụng và
trình với chủ tịch hội đồng tín dụng xem xét để cấp giới hạn tín dụng tài trợ thương mại.
Căn cứ ý kiến đồng ý phê duyệt giới hạn tín dụng của cấp có thẩm quyền, cán bộ
khách hàng lập thông báo tác nghiệp giới hạn tín dụng, ký tắt các trang và trình trưởng
phòng khách hàng ký, sau đó gởi phòng quản lý nợ kèm theo các hồ sơ để lưu giữ và cập
nhật thông tin.
Phòng quản lý nợ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của thông báo tác nghiệp và bộ hồ
sơ phê duyệt giới hạn tín dụng kèm theo do phòng khách hàng gửi, nếu khớp, đúng ký
xác nhận 1 bản trên thông báo tác nghiệp giới hạn tín dụng để trả lại phòng khách hàng,
1 bản chuyển sang bộ phận tài trợ thương mại.
Căn cứ thông tin nhận được, phòng quản lý nợ nhập dữ liệu về giới hạn tín dụng
tài trợ thương mại, xếp hạng khách hàng vào hệ thống công nghệ, đảm bảo thông tin
nhập vào hệ thống phải được thực hiện phân tách bởi cán bộ quản lý nợ và kiểm soát
viên hoặc trưởng phòng quản lý nợ.
Bước 2. Lưu giữ hồ sơ vay mở L/C của khách hàng
Hồ sơ khách hàng:
Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của cơ
quan công chứng/ chứng thực có thẩm quyền hoặc có xác nhận sao y bản chính của
doanh nghiệp)
Văn bản xác định người đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp (tổng giám đốc/
giám đốc, kế toán trưởng…)
Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp (bản gốc hoặc có xác nhận sao y bản chính)
Báo cáo tài chính qua các năm
Các giấy tờ khác (nếu có)
Hồ sơ quản lý nợ tại chi nhánh
Bản gốc thông báo tác nghiệp giới hạn tín dụng
SVTH: Trần Thị Ngọc Yến Trang 23
Lớp : DH6KD2
Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Kiên Giang
Bản gốc thông báo phê duyệt giới hạn tín dụng của cấp có thẩm quyền
Bản gốc báo cáo thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng do phòng khách hàng lập
Danh mục liệt kê hồ sơ tài liệu do phòng khách hàng lập.
Các hồ sơ khác có liên quan.
Bước 3. Thanh toán cho khách hàng nước ngoài theo L/C nhập khẩu đã mở
Ngay khi phía đối tác đòi tiền thanh toán hợp lệ theo các quy định tại L/C, cán bộ
phòng tác nghiệp thanh toán phải thông báo cho cán bộ khách hàng biết. Cán bộ khách
hàng thông báo cho khách hàng thực hiện lập giấy nhận nợ (theo mẫu 3).
Sau khi nhận các giấy nhận nợ với nội dung phù hợp, cán bộ khách hàng chuyển
tiếp sang cán bộ quản lý nợ.
Trường hợp thấy mọi điều kiện quy định tại hợp đồng tín dụng đều phù hợp, cán
bộ quản lý nợ thực hiện mở tài khoản tiền vay, điền số tài khoản vay và ký nháy lên tất
cả các giấy nhận nợ. Khi vay doanh nghiệp phải cam kết trong hợp đồng tín dụng:
Doanh nghiệp cam kết chấp nhận vô điều kiện để ngân hàng được toàn quyền ghi
nợ tài khoản vay của doanh nghiệp để thanh toán cho nước ngoài trên cơ sở điện/ chứng
từ đòi tiền hợp lệ của ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng/ ký
hậu vận đơn thì doanh nghiệp phải cam kết không khiếu nại về tình trạng bộ chứng từ và
chấp thuận một cách vô điều kiện để ngân hàng được toàn quyền ghi nợ tài khoản vay
của doanh nghiệp
Số tiền nhận nợ là số tiền thực tế ngân hàng thanh toán cho nước ngoài, các chi phí
khác (nếu có) và lãi vay tính từ ngày ngân hàng thanh toán cho nước ngoài.
Sau đó, cán bộ quản lý nợ chịu trách nhiệm thông báo tài khoản vay tới phòng
thanh toán xuất nhập khẩu để thực hiện thanh toán cho nước ngoài; đồng thời cũng
chuyển 1 giấy nhận nợ có đầy đủ số tài khoản vay và chữ ký xác nhận của cán bộ quản
lý nợ và trưởng phòng quản lý nợ cho cán bộ khách hàng để cán bộ khách hàng gửi trả
cho khách hàng; bên cạnh đó phòng quản lý nợ cũng giữ lại một giấy nhận nợ cùng các
chứng từ kèm theo để theo dõi.
Bước 4. Thu nợ cho vay.
Chậm nhất 10 ngày trước ngày đến hạn nợ, phòng quản lý nợ liệt kê các khoản nợ
đến hạn để chuyển phòng khách hàng để đôn đốc nhắc nợ.
Phòng khách hàng lập thông báo nợ đến hạn, thông báo nợ đến hạn được gửi tới
khách hàng ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày đến hạn của khoản vay
Trường hợp thấy khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, tuỳ thuộc vào
nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp hoặc nguyên nhân khách qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN (Vietcombank) Chi Nhánh Kiên Giang.pdf