Khóa luận Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ 5

1.1 . TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ THẾ GIỚI 5

1.1.1 Vài nét sơ lược về quá trình phát triển công nghiệp cơ khí Thế giới 5

1.1.2 Những xu hướng chính trong ngành công nghiệp cơ khí Thế giới 7

1.1.3. Thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp cơ khí Thế giới 10

1.2 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ 12

1.2.1 Khái niệm về ngành Công nghiệp cơ khí 12

1.2.2 Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển Công nghiệp cơ khí 14

1.2.2.1 Tiêu chí về khoa học Công nghệ 15

1.2.2.2 Tiêu chí về vốn 17

1.2.2.3 Tiêu chí về nguồn nhân lực 18

1.2.2.4 Tiêu chí về Chất lượng sản phẩm cơ khí 18

1.3 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ 19

1.4 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 22

1.4.1 Tiến trình hội nhập của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam 22

1.4.1.1 Cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ 22

1.4.1.2 Cam kết trong khu vực Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN 23

1.4.1.3 Cam kết trong khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc 24

1.4.1.4 Cam kết với Tổ chức Thương mại Thế Giới WTO 24

1.4.2 Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp cơ khí Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . 23

1.4.2.1 Cơ hội đối với ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam 25

1.4.2.2 Thách thức đối với ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam 27

1.5 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ 28

1.5.1 Kinh nghiệm của Singapore 28

1.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc. 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 36

2.1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM 36

2.1.1 Thời kỳ trước năm 1975 36

2.1.2 Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1990 39

2.1.3 Thời kỳ từ năm 1991 đến 2006 40

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY 42

2.2.1 Thực trạng phát triển chất lượng sản phẩm Công nghiệp cơ khí Việt Nam . 42

2.2.2 Thực trạng phát triển Khoa học Công nghệ của ngành cơ khí Việt Nam 51

2.2.3 Thực trạng đầu tư Vốn cho ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam 45

2.2.4 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành Cơ khí Việt Nam 48

2.3 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CƠ KHÍ TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 55

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG 65

2.4.1 Kết quả đạt được 65

2.4.2 Một số tồn tại 67

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ ĐẾN NĂM 2020 70

3.1 DỰ BÁO KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM 70

3.1.1 Dự báo khả năng phát triển trong nước 70

3.1.2 Dự báo khả năng xuất khẩu 73

3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ ĐẾN NĂM 2020 74

3.2.1 Quan điểm phát triển ngành cơ khí 74

3.2.2 Định hướng phát triển ngành cơ khí đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 76

3.3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM 81

3.3.1 Các giải pháp phát triển Công nghiệp cơ khí 81

3.3.1.1 Giải pháp về thị trường 81

3.3.1.2 Giải pháp tạo vốn cho ngành công nghiệp cơ khí 84

3.3.1.3 Giải pháp về công nghệ 88

3.3.1.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 90

3.3.1.5 Giải pháp về tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp cơ khí vào chuỗi giá trị toàn cầu 92

3.3.1.6 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 92

3.3.2 Các Kiến nghị phát triển công nghiệp cơ khí 93

3.3.2.1 Về phía Bộ Công Thương 93

3.3.2.2 Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ 94

3.3.2.3 Về phía Bộ Tài Chính 94

3.3.2.4 Về phía Bộ Kế Hoạch và đầu tư 95

3.3.2.5 Về phía Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 95

3.3.2.6 Về phía hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC

 

 

doc122 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sản xuất lắp ráp ô tô – xe gắn máy). Việc thu hút đầu tư vào các dự án công nghiệp cơ khí quy mô lớn còn hạn chế do hiệu quả thường thấp, vốn đầu tư lớn. Quy mô trang bị vốn bình quân/1 lao động là 564,2 triệu đồng là một trong những ngành có suất đầu tư lớn, trong đó công nghiệp đầu tư nước ngoài cao gấp gần 3 lần bình quân chung ngành công nghiệp(814,32 triệu/lao động so với 332,93 triệu/lao động), các doanh nghiệp trong nước thấp hơn bình quân chung toàn ngành công nghiệp. Bảng1: Đánh giá hiệu quả đầu tư Công nghiệp cơ khí Danh mục Vốn đầu tư (Trđồng) VA/GO (%) Năng suất VA/LĐ (Trđồng) Vốn/LĐ (Trđồng) LN/Vốn (%) Toàn ngành CN 95.597.400 32,955 99,71 332,93 7,8 Ngành Cơ khí 15.354.530 32,76 193,7 564,2 14,21 Trung ương 320.698 39,40 82,16 289,9 5,2 Địa phương 95,871 33,62 54,86 286,13 4,81 Ngoài quốc doanh 773.226 25,71 32,63 92,3 4,42 Đầu tư nước ngoài 14.164.735 33,16 280,93 814,32 18,98 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê.) Tổng giá trị gia tăng (VA) của ngành đạt 5270,2 tỷ đồng. Tỷ lệ giá trị gia tăng/giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) là 32,76%, xấp xỉ với bình quân chung toàn ngành công nghiệp. Điều này cho thấy sản xuất cơ khí vẫn mang tính gia công phục vụ lắp ráp và sản xuất đơn chiếc. Tuy nhiên, trong các thành phần kinh tế, công nghiệp quốc doanh trung ương có tỷ trọng VA cao nhất do sản xuất các sản phẩm máy móc thiết bị (phục vụ nông nghiệp), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thấp nhất do chủ yếu gia công sản phẩm đơn giản. Riêng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tuy vốn chiếm tỷ trọng lớn nhưng giá trị gia tăng cũng chưa cao, do nhiều sản phẩm ô tô, xe máy còn lắp ráp là chủ yếu. Năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng VA đạt 193,7 triệu đồng/1 lao động, gấp gần 2 lần năng suất lao động chung của toàn ngành công nghiệp. Xét theo các thành phần kinh tế, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có năng xuất rất cao, gần 3 lần so bình quân chung toàn ngành công nghiệp và gấp 1,5 lần so với bình quân của ngành cơ khí. Trong khi đó các doanh nghiệp trong nước lại có năng suất quá thấp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này cho thấy hiệu quả của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cao hơn rõ rệt, tỷ suất lợi nhuận/vốn đạt trên 18%, gấp hơn 2 lần bình quân toàn ngành công nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 4-5% mà thôi. Xét theo các nhóm ngành chính, thực tế cho thấy, thời gian qua các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã lựa chọn những dự án đầu tư có hiệu quả cao, trong đó tập trung vào các dự án như lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô, xe máy. Tỷ suất lợi nhuận/vốn của các ngành này rất cao, từ 15% - 27%. Đối với các lĩnh vực khác nhìn chung hiệu quả cũng chỉ đạt 8 – 10%, thấp nhất là lĩnh vực cơ khí phục vụ nông nghiệp 4 – 6%. 2.2.3 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành Cơ khí Việt Nam Lao động ngành cơ khí cả nước đến hết năm 2008 là 500.000 người, chiếm 12% lao động toàn ngành Công nghiệp. Cơ cấu lao động so với toàn ngành công nghiệp có xu hướng tăng từ 7,5% năm 1995 lên 7,6% năm 2000 và 9,2% năm 2005 và 12% năm 2008. Trong đó: - Lao động công nghiệp quốc doanh trung ương tăng trưởng bình quân năn 2006-2008 đạt 2,1%/năm, chủ yếu từ bổ sung lao động là chính, do đó mức gia tăng lao động không đáng kể. Công nghiệp quốc doanh địa phương thời gian qua lao động giảm mạnh, do một số doanh nghiệp chuyển sang cổ phần theo chương trình sắp xếp doanh nghiệp. Đến cuối năm 2007, lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh chỉ còn lại chiếm chưa đến 8% tổng số lao động của ngành cơ khí ( giai đoạn năm 2000-2005, lao động ngành này chiếm xấp xỉ 20% lao động toàn ngành cơ khí). Trong các doanh nghiệp quốc doanh, có hơn 90% số lao động đã kinh qua các loại hình đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của Nhà nước hoặc tư nhân được phép đào tạo. Số công nhân bậc cao (5/7 – 7/7) chiếm 27% tổng số lao động. - Lao động công nghiệp ngoài quốc doanh của ngành cơ khí tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2008, bình quân 19,8%/năm (toàn ngành công nghiệp tăng 16,8%/năm). Đến năm 2008, lao động ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 28,3% toàn ngành cơ khí, trong khi đó lực lượng lao động ngoài quốc doanh giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 32%. Sở dĩ có việc giảm lao động ngoài quốc doanh là do lao động trong công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng quá nhanh. Lao động của các cơ sở cơ khí ngoài quốc doanh trên cả nước hầu hết đều được truyền nghề trực tiếp qua công việc hoặc có tính chất gia truyền. Việc xác định trình độ tay nghề, bậc thợ hầu như chưa được chú trọng. - Lao động công nghiệp đầu tư nước ngoài từ 10,9% năm 1995, đến năm 2008 đã chiếm 70% tổng lao động ngành cơ khí. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2007-2009 đạt trên 40%, đây cũng là một trong những ngành có lao động tăng nhanh do thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài. Tổng số lao động khoảng 300.000 người, đa số được đào tạo tại các cơ sở đào tạo hoặc trực tiếp tại doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với trình độ lao động cả nước, qua quá trình điều tra cho thấy một thực tế là cán bộ lãnh đạo (Trưởng phòng, Quản đốc...) trong rất nhiều doanh nghiệp chỉ có trình độ “Trung cấp”. Khi đi sâu phân tích chúng ta cũng thấy mặc dù trình độ học vấn, kinh nghiệm của lao động không cao, thế nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn chưa chú trọng thoả đáng tới công tác đào tạo và đào tạo lại trong doanh nghiệp. Theo báo cáo kết quả đề tài “Điều tra đánh giá trình độ công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ”, trình độ lao động cả nước và của ngành cơ khí như sau: Hình 4: Đánh giá trình độ lao động ngành Cơ khí Việt Nam (Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ) Khi khảo sát 528 doanh nghiệp với 215.817 lao động trong số đó chỉ 6,34% có trình độ đại học và sau đại học, số lao động ở trình độ sơ cấp và phổ thông trung học lại chiếm đến 81,73%. Hơn nữa, doanh nghiệp chỉ tiến hành đào tạo trong nội bộ khi tuyển mới chứ ít khi quan tâm tới công tác đào tạo cập nhật và nâng cao trong quá trình làm việc. Đây có thể coi là một rào cản mà Nhà nước phải tìm cách khắc phục để thu hút hơn nữa các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao... Tuy nhiên, theo điều tra đánh giá trên, nếu so với mặt bằng chung của cả nước, trình độ lao động ngành công nghiệp cơ khí từ bậc cao đẳng trở lên là hơn 23% cao hơn hẳn, nhất là trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp cả nước (khoảng 15%). 2.2.4 Thực trạng phát triển chất lượng sản phẩm công nghiệp cơ khí Việt Nam Trong thời gian qua, các doanh nghiệp cơ khí nước ta đã thực hiện rất nhiều biện pháp với nỗ lực tăng cường hơn nữa vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá công nghiệp cơ khí. Các biện pháp cụ thể được thực hiện thường xuyên bao gồm: tăng cường xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam cho các sản phẩm ngành cơ khí, đảm bảo chất lượng sản phẩm và phổ biến sâu rộng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới. Hơn nữa, trong giai đoạn những năm 2006-2009, Nhà nước đã tổ chức hàng loạt các hội nghị tuyên truyền, phổ biến các kỹ thuật quản lý chất lượng đến các doanh nghiệp. Chương trình hoạt động này đã huy động sự tham gia tích cực của các chuyên viên quản lý cao cấp với vai trò là đầu mối phổ biến kiến thức và thậm chí chi tiết hơn dưới vai trò chuyên gia tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp lựa chọn, áp dụng mô hình hệ thống quản lý thích hợp. Chương trình hoạt động mạnh mẽ này đem lại kết quả là hầu hết các doanh nghiệp lớn của ngành công nghiệp cơ khí đã tiếp cận với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000, mỗi Tổng Công ty có ít nhất năm đơn vị áp dụng thành công và được cấp chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Trong đó điển hình nhất phải kể đến các doanh nghiệp cơ khí trong lĩnh vực sản xuất thiết bị toàn bộ, sản phẩm tàu thủy. Thứ nhất là lĩnh vực sản xuất thiết bị toàn bộ: Trải qua nhiều năm khó khăn, cho đến nay, không có công trình thiết bị toàn bộ nào trong các ngành năng lượng, sản xuất VLXD, chế biến nông lâm sản, hóa chất, luyện kim, khai khoáng…mà không có ít hoặc nhiều sản phẩm cơ khí do các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam chế tạo. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cơ khí trong nước đã từng bước làm chủ được thiết kế, công nghệ chế tạo một số thiết bị trong dây chuyền thiết bị đồng bộ của các lĩnh vực công nghiệp tiên tiến trên và tiến tới làm tổng thầu EPC các công trình như: nhà máy xi măng 0.9-1.4 triệu tấn /năm, nhà máy bia 20 triệu lít/ năm, nhà máy chế biến mủ cao su, nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy phân bón NPK, nhà máy sản xuất múa đường, nhà máy gạch ngói nung… Ước tính theo giá trị, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm cơ khí Việt Nam chế tạo cho các công trình thiết bị toàn bộ như sau: Bảng 2: Chất lượng sản phẩm sản xuất thiết bị toàn bộ Cơ sơ sản xuất Tỉ lệ nội địa hóa Năm 2007 Năm 2015 (dự kiến) Nhà máy gạch ngói nung 20-25 triệu viên/ năm 100% 100% Nhà máy xi măng 1.4 triệu tấn/năm 35-40% 70- 80% Nhà máy giấy và bột giấy 60.000 tấn/năm 50% 60- 70% Nhà máy nhiệt điện (300MW) 30% Nhà máy thủy điện 25% 80-90% Nhà máy mía đường (công suất 8.000 tấn/ ngày) 30% 60- 70% (Nguồn: Chiến lược phát triển Công nghiệp cơ khi Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020- Bộ Công Thương) Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tham gia cung cấp thiết bị toàn bộ cho ngành năng lượng, xi măng, gạch ngói, nước sạch… là: TCTy Lắp máy Việt Nam (LILAMA), TCTy Máy và thiết bị Công nghiệp (MIE), TCTy Cơ khí xây dựng (COMA), Viện nghiên cứu cơ khí NARIME. Đây cũng là những công ty được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9000 của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế. Dự kiến, trong 10 năm tới, nhu cầu về thiết bị toàn bộ của nền kinh tế sẽ phát triển không ngừng (dự kiến tốc độ tăng trưởng 17-18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của ngành Công nghiệp). Sẽ có một số công trình lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế được xây dựng như, Nhà máy Thuỷ điện Sơn La, tổ hợp Công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tổ hợp khai thác chế biến Bauxite Đắc Nông và Lâm Đồng; tổ hợp khai thác và sản xuất gang - thép Thạch Khê (Hà Tĩnh), các nhà máy xi măng công suất trên 2 triệu tấn/năm. Thứ hai là lĩnh vực sản xuất sản phẩm đóng tàu thủy: Đóng tàu là một ngành có lịch sử lâu đời ở nước ta. Từ chỗ nghiên cứu để đóng mới tàu chở hàng 3.850T, sau hơn 10 năm chúng ta đã đóng thành công một loạt tàu cỡ lớn, có tính năng phức tạp. Những năm trở lại đây, ngành Công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công và từng bước khẳng định mình trên thương trường quốc tế. Công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã hướng ra biển lớn khi Tập đoàn Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) bàn giao hai con tàu trọng tải 53.000 tấn đầu tiên cho Tập đoàn Graig Investment (Vương quốc Anh), tàu chở hàng đa năng cho chủ tàu Nhật Bản. Chúng ta cũng đóng tàu chở Container 1.016 TEU, tàu chở khác cao tốc (200 khách, 28 hải lý/h), tàu tuần tra. Cuối năm 2009, tàu Tay Do Star, tải trọng 6.400 tấn, cũng được bàn giao cho Công ty Vận tải sông biển Cần Thơ (thuộc Vinashin) khai thác… Đây là con tàu “Made in Việt Nam” xuất xưởng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất theo tiêu chuẩn quốc tế về đăng kiểm tàu thủy, do đội ngũ kỹ sư, công nhân của Trung tâm Tư vấn Thiết kế Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Sài Gòn thực hiện. Để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đóng tàu, Vinashin đã thiết lập được các trung tâm đóng tàu lớn ở cả 3 miền: Hải Phòng, Quảng Ninh (miền Bắc), Dung Quất (miền Trung); Hậu Giang (miền Nam). Với hàng loạt dự án lớn được đầu tư theo hướng khép kín (gồm cả công nghiệp phụ trợ, đào tạo…), mạnh dạn đầu tư, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ cao, những phần mềm thiết kế và công nghệ đóng tàu hiện đại đưa vào sản xuất. Cụ thể, các công nghệ lắp ráp có tổng đoạn lớn, công nghệ phóng dạng vỏ tàu bằng phần mềm thiết kế thi công Ship Constructor, dây chuyền sản xuất vật liệu hàn hiện đại… được Vinashin đưa vào sử dụng, đã rút ngắn được thời gian thi công và nâng cao chất lượng tàu. Năm 2009, Vinashin sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược xuất khẩu tàu thủy từ nay đến năm 2010 đạt xấp xỉ 1 tỷ USD/năm và đóng 3 triệu tấn tàu các loại cho các ngành vận tải biển, hàng hải, dầu khí, xi măng. Cụ thể là: Tỷ lệ nội địa hóa tàu thủy của tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đạt 60%. Số lượng tàu xuất khẩu lên khoảng 23-24 chiếc, trong đó chủ yếu la tàu chở hàng có tải trọng lớn (34.000T, 53.000T, 56.000T), tàu chở ô tô (4.900 ô tô và 6.900 ô tô). Ngoài ra, ngành cơ khí còn có thêm nhiều loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như đồng hồ đo điện, dây và cáp điện của Cadivi (đạt tiêu chuẩn IEC), máy động lực cỡ nhỏ của Vinapro, Vikyno... đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, với những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam vẫn còn phải trải qua rất nhiều khó khăn và thách thức. So với các cường quốc phát triển Cơ khí ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, Việt Nam còn non về “tuổi nghề”. Điều đó không tránh khỏi việc các nhà máy cơ khí của Việt Nam hiện vẫn còn nhỏ do đầu tư manh mún và phân tán, nên không tận dụng triệt để ưu thế của ngành công nghiệp này mang lại. Mặt khác, công nghiệp cơ khí của ta còn phụ thuộc nhiều vào các chuyên gia giám sát, tư vấn viên và đặc biệt là hầu hết các nguyên vật liệu chính, máy móc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài… 2.3. Thực trạng thị trường Cơ khí Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế 2.3.1 Quy mô và tốc độ phát triển thị trường Cơ khí Việt Nam Ngành Cơ khí nước ta sau khi gia nhập WTO đã có nhiều tín hiệu khởi sắc.Tổng số cơ sở sản xuất cơ khí cả nước là 53.000 thu hút trên 500.000 lao động . Nếu năm 2003, giá trị sản lượng toàn ngành đạt 64.000 tỷ đồng thì sau khi gia nhập WTO, năm 2007 giá trị này đạt được 113.000 tỷ đồng, chiếm tới 40% sản phẩm cơ khí tiêu dùng nội địa và đã XK được trên 2 tỷ USD/năm.Tuy nhiên, do ảnh hưởng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế đặc biệt là vào cuối năm 2008, lại do đặc thù chu kỳ sản xuất kéo dài, giá bán không tăng được nên thị trường xuất khẩu bị co hẹp, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành bị ảnh hưởng. Để khắc phục những khó khăn trên, các doanh nghiệp ngành cơ khí đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: tổ chức sắp xếp lại sản xuất, rà soát và tiết giảm tiêu hao nguyên vật liệu, thu gọn đầu mối quản lý, nghiên cứu sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, củng cố và mở rộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu,... nên sản xuất tiếp tục duy trì đạt được mức tăng trưởng cao như năm 2008cao hơn 16% so với năm 2007. Nhiều sản phẩm chủ lực của ngành phục vụ nhu cầu trong nước cũng tăng trưởng cao so với năm 2007 như: động cơ đốt diezen tăng 18,3%, máy xay sát tăng 75,5%, phụ tùng máy động lực tăng 91,0%, phụ tùng xe máy tăng 17,9%... Giá trị xuất khẩu cơ khí - điện tử đều tăng mạnh so 2007: Dây và cáp điện đạt kim ngạch khoảng 1,0 tỷ USD, tăng 18% so 2007, các sản phẩm cơ khí còn lại dự kiến đạt 2,1 tỷ USD, tăng khoảng 54% so 2007. Xuất khẩu các sản phẩm điện tử và máy tính năm 2008 dự kiến đạt 2,7 tỷ USD, tăng 25,3% so 2007. Sau đây là quy mô tốc độ phát triển từng nhóm ngành cơ khí tiêu dùng trọng điểm. Về lĩnh vực cơ khí đóng tàu tiếp tục phát huy được thế mạnh là đầu tầu trong ngành cơ khí. Ngoài hoạt động sửa chữa tàu cho các chủ tàu nước ngoài tại Phà Rừng, Bạch Đằng, Shipmarin, đã đẩy mạnh sản xuất các loại tàu trọng tải từ 12.000 - 105.000 DWT, tích cực triển khai đóng mới kho nổi chứa xuất dầu FSO5 trọng tải 150.000 DWT cung cấp cho ngành khai thác dầu khí. Giá trị xuất khẩu ngành đóng tàu đạt khoảng 500 triệu USD. Năm 2008, giá trị tổng sản lượng của Tập đoàn đạt trên 36.000 tỷ đồng, tăng 38,45% so với năm 2007. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp là 26.564 tỷ đồng, chiếm 72%, vận tải 5.463 tỷ đồng, chiếm 15%. Tổng doanh thu đạt trên 32.500 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2007. Về lĩnh vực sản phẩm lắp ráp ô tô: Theo Bộ Công Thương, hiện có 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Doanh nghiệp FDI) được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô (bao gồm cả liên doanh Daihatsu). Còn đối với doanh nghiệp trong nước, hiện nay có 35 doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô. Trong những năm gần đây, sản lượng ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 25-40%. Tổng số lượng xe sản xuất ra đạt con số 80.392 xe, gấp đôi so với sản lượng năm 2006. Sang đến năm 2008, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu giảm sút, kinh tế trong nước gặp khó khăn do lạm phát tăng đến mức 2 con số, nhưng theo số liệu của Hiệp hội các DN ôtô Việt Nam (VAMA), sản lượng ô tô tiêu thụ 110.186 xe các loại trong năm 2008. Nhiều DN đã có sự tăng trưởng ấn tượng với lượng xe bán ra tăng cao so với 2007. Tuy nhiên, bước sang đầu năm 2009, thị trường ô tô Việt Nam phải chịu ảnh hưởng mạnh nhất trong các nhóm sản phẩm cơ khí do cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới đang lan rộng khiến một loạt các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô giảm giá từ 4,3%-6,15%. Cụ thể, Toyota Việt Nam cho biết các mẫu xe của họ giảm thấp nhất là 4,3% và cao nhất là 4,6%. Ford Việt Nam cũng cho biết mức giảm giá với các mẫu xe của họ trên 4% tương đương với mức giảm của thuế GTGT... Hơn nữa, Thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô chính thức giảm xuống 2-5% kể từ ngày 9/3 theo quy định tại Thông tư số 38/2009/TT-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các linh kiện, phụ tùng ôtô trong Biểu thuế nhập khẩu đãi do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký ban hành. Theo đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các loại linh kiện, phụ tùng giảm từ mức 22 - 23% xuống còn 20%; các chi tiết, bộ phận động cơ dự kiến giảm từ 20% xuống 15%; hộp số chưa lắp ráp hoàn chỉnh dự kiến giảm từ 23% xuống 20%; bộ phận hộp số giảm từ 15% xuống còn 10%, ly hợp và bộ phận ly hợp giảm từ 25% xuống còn 20%…khiến giá xe giảm mạnh tạo điều kiện hỗ trợ thị trường ô tô đang ảm đạm. Nhưng theo thống kê số liệu 3 tháng đầu năm 2009, lượng xe bán ra trong tháng đầu năm 2009 chỉ đạt 3.852 chiếc, bằng khoảng 1/3 so với cùng kỳ và tháng 12/2008.  Về lĩnh vực sản phẩm lắp ráp xe máy. Khác với công nghiệp ôtô, ngành công nghiệp xe máy Việt Nam đã có những lợi thế nhất định. Đó là việc có được một thị trường đủ lớn để tạo động lực phát triển với khoảng 2 triệu xe/năm.Tuy nhiên, bất chấp những lợi thế kể trên, theo các chuyên gia, ngành công nghiệp xe máy Việt Nam hiện đang đối mặt với một thực trạng khó khăn do cuộc “đổ bộ” của xe máy Trung Quốc giá rẻ, không ít doanh nghiệp sẽ bị phá sản hoặc phải chuyển sang làm công nghiệp phụ trợ. Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, hiện nay ở nước ta đang tồn tại 52 DN lắp ráp xe máy, trong đó có 22 DNNN, 23 DN ngoài quốc doanh và 7 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong đó, đóng góp vào sự phát triển của ngành lắp ráp xe máy lại chủ yếu là của 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Còn 45 doanh nghiệp trong nước, theo ông Lê Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Xe đạp xe máy Việt Nam, chỉ khoảng một phần ba là có việc làm tương đối, đa số còn lại hoạt động cầm chừng hoặc thường xuyên phải đóng cửa.  Đơn vị: nghìn sản phẩm Hình 5: Báo cáo tình hình sản xuất và lắp ráp xe máy (Nguồn: Tài liệu thống kê tăng trưởng theo nhóm sản phẩm- Bộ Công Thương) Với mức tiêu thụ trên 1,5 triệu xe /1 năm so với mức sản xuất trung bình khoảng 2,8 triệu xe/ năm, thị trường xe máy Việt Nam vẫn không đủ chỗ cho cả 52 doanh nghiệp cùng tồn tại. Tình trạng cung vượt cầu quá xa làm cho cạnh tranh trên thị trường xe máy ngày càng trở nên quyết liệt. Trong bối cảnh hiện nay, thay vì củng cố chất lượng để tạo uy tín cho thương hiệu của mình, nhiều doanh nghiệp lại hy sinh chất lượng để hạ giá thành nhằm thu hút khách hàng. Ông Lê Anh Tuấn cho biết: “Hơn 10 doanh nghiệp còn trụ vững đến nay đều là những đơn vị ngay từ đầu đã đầu tư công nghệ và quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như uy tín thương hiệu của mình”.  Ngoài khả năng cạnh tranh kém trên thị trường, nhiều cơ sở lắp ráp xe máy phải ngưng hoạt động còn liên quan đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Trước đây, hầu hết kiểu xe do doanh nghiệp trong nước lắp ráp đều nhái theo sản phẩm của các công ty Nhật Bản. Từ năm ngoái, khi Chính phủ bắt đầu kiểm soát chặt vấn đề bản quyền kiểu dáng, lập tức nhiều doanh nghiệp rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Theo một số doanh nghiệp, thị trường xe máy Việt Nam đang hỗn loạn, cho thấy tình trạng đầu tư theo phong trào và phần nào thể hiện sự yếu kém trong vấn đề quy hoạch phát triển ngành.  Cho phép hình thành những cơ sở lắp ráp xe Trung Quốc giá rẻ đã buộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này phải hạ giá bán xe. Nhưng mặt trái của nó là góp phần làm cho hệ thống giao thông đường bộ tại các đô thị lớn quá tải. Thêm vào đó, việc buông lỏng khâu quản lý chất lượng khiến thị trường Việt Nam tràn ngập các xe chất lượng kém, tiêu tốn nhiều nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Ở tầm vĩ mô, việc đầu tư hàng loạt dây chuyền lắp ráp để rồi sau đó chỉ một số ít có khả năng trụ lại trên thị trường là sự lãng phí lớn. Hiệp hội Xe đạp xe máy Việt Nam ước tính, các doanh nghiệp trong nước đã chi ra không dưới 100 triệu USD để đầu tư cho các dây chuyền lắp ráp, mỗi dây chuyền có công suất hàng chục nghìn xe mỗi năm, nhưng rất nhiều đơn vị hằng năm chỉ xuất xưởng được vài nghìn xe. Về lĩnh vực sản phẩm máy công cụ và máy động lực Diezzel Hiện nay,Việt Nam có 4 Doanh nghiệp sản xuất máy công cụ, tài sản cố định của ngành tính theo giá trị ban đầu khoảng 60 tỷ, bằng 2% tài sản toàn ngành cơ khí. Năng lực xuất hiện tại đã sản xuất được máy tiện vạn năng chiều cao tâm đến 300mm, máy khoan đường kính 25-50mm, máy bào ngang hành trình 650mm,…Các hệ máy gia công áp lực như: búa rèn không khí nén trọng lượng rơi đến 150 kg,máy dập 250 tấn, máy cắt tôn có chiều dày 6mm. Được sự quan tâm của nhà nước, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy và phụ tùng đi kèm, nhu cầu đầu tư mới vào các ngành cơ khí, nhu cầu thay thế các thiết bị cũ…Theo đó, nhu cầu tiêu thụ và thay thế các loại máy công cụ tăng lên hàng năm. Đây là động lực thúc đẩy cho các doanh nghiệp sản xuất nhóm sản phẩm máy công cụ duy trì và tăng cường sản xuất. Đến năm 2008, sản lượng máy công cụ là 3.726 máy. Tuy nhiên, sang năm 2009, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu thay mới của các ngành công nghiệp khác được dự báo sẽ giảm, thị trường Máy công cụ cũng sẽ không thể sôi động được như năm 2008. Dự kiến năm 2009, số lượng máy công cụ là 3.900 máy, tăng khoảng 4.7% so với năm 2008. Hình 6: Báo cáo tình hình sản xuất động cơ Diesel (Nguồn: báo cáo phát triển công nghiệp thường niên- Bộ Công Thương) Đối với việc sản xuất động cơ Diezel, theo đánh giá của Bộ Công Thương, phát triển động cơ Diesel là một trong những chiến lược phát triển Công nghiệp cơ khí nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt sau khi là thành viên WTO. Do vậy, từ chỗ sản xuất 15.000 động cơ Diesel vào năm 2001, 18.125 vào năm 2002 cho đến 56.763 động cơ vào năm 2006. Năm 2007, số lượng động cơ sản xuất ra đã tăng gấp đôi so với năm 2006 (109.945 động cơ). Con số này tiếp tục tăng 18.3%vào năm 2008, sản lượng động cơ Diesel là 130.098 động cơ. Về lĩnh vực sản phẩm thiết bị điện,dây và cáp điện Ngành sản xuất thiết bị điệnViệt Nam đã có hơn 30 năm hoạt động. Ngoài đơn vị đứng đầu ngành là Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện (VEC- Bộ Công Thương) còn có các DN lớn thuộc EVN,các địa phương,và các doanh nghiệp FDI. Các DN đã sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại, đạt các tiêu chuẩn TCVN, IEC và tương đương được sử dụng rộng rãi trên các lưới điện quốc gia. Bảng 3: Tổng hợp tình hình sản xuất sản phẩm thiết bị điện, dây và cáp điện Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 Kế Hoạch 2009 Tỷ lệ (%) A B 1 2 3 4=2/1 5=3/2 Động cơ điện Cái 150,247.0 165,038.0 200,800.0 109.8 121.7 Biến thế điện " 12,890.0 15,149.6 18,200.0 117.5 120.1 Điều hòa nhiệt độ 1000 cái 114.0 119.3 130.0 104.6 109.0 Tủ lạnh, tủ đá " 873.8 1,067.8 1,200.0 122.2 112.4 Máy giặt " 414.5 530.6 600.0 128.0 113.1 Ti vi " 2,289.1 2,633.3 2,750.0 115.0 104.4 (Nguồn: báo cáo phát triển công nghiệp thường niên- Bộ Công Thương) Từ năm 2007 đến nay, việc sản xuất dây và cáp điện tăng mạnh. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 100 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu dây và cáp điện. Trong số đó, nhiều công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh nước ngoài để đầu tư sản xuất và xuất khẩu mặt hàng với quy mô lớn như: Công ty cổ phần dây và cáp điện Taya Viêt Nam,Furukawa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Tài liệu liên quan