MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ SỰ THAY ĐỔI TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 4
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4
1. Khái niệm thương mại quốc tế 4
2. Lợi ích kinh tế của các quốc gia khi tham gia vào thương mại
quốc tế 7
II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 9
1. Vài nét về WTO 9
1.1. Lịch sử hình thành WTO 9
1.2. Mục tiêu của WTO 10
1.3. Chức năng của WTO 10
1.4. Nguyên tắc cơ bản của WTO 10
1.4.1. Thương mại không có sự phân biệt đối xử 11
1.4.2. Chỉ bảo hộ bằng thuế quan 12
1.4.3. Tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại 12
1.4.4. Tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng 13
1.4.5. Hạn chế số lượng hàng nhập khẩu 13
1.5. Bộ máy tổ chức của WTO 13
2. Cơ hội và thách thức trong quan hệ thương mại quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO 15
2.1. Cơ hội 15
2.1.1. Khắc phục tình trạng bị phân biệt đối xử trong thương mại
quốc tế 15
2.1.2. Có cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu 15
2.1.3. Tăng thu hút đầu tư và sự chuyển giao kỹ thuật, công nghệ
cao từ các nước 17
2.1.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền
kinh tế 18
2.1.5. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ kinh tế
quốc tế 19
2.2. Thách thức 20
2.2.1. Trình độ phát triển của ta còn thấp và lạc hậu 20
2.2.2. Sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém 21
2.2.3. Đổi mới trong nước chưa theo kịp với yêu cầu của
hội nhập WTO 23
2.2.3. Hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập 25
2.2.4. Sự lệ thuộc vào các nền kinh tế sẽ tăng lên 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA 27
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ LIÊN BANG NGA 27
1. Tình hình kinh tế Nga từ năm 1991 đến năm 2000 27
2. Tình hình kinh tế Nga từ năm 2000 đến nay 32
2.1. Tình hình kinh tế chung 32
2.2. Chính sách ngoại thương của Nga trong giai đoạn hiện nay 36
2.2.1. Chính sách kinh tế đối ngoại chung của Nga 36
2.2.2. Chính sách ngoại thương của Nga 37
II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA 40
1. Sự cần thiết phải đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước 40
1.1. Về phía Nga 40
1.2. Về phía Việt Nam 43
2. Thực trạng quan hệ thương mại Việt - Nga 45
2.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và Liên bang Nga 45
2.2. Đánh giá chung quan hệ thương mại Việt - Nga từ năm 1991 đến nay 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT – NGA SAU KHI VIỆT NAM
GIA NHẬP WTO 63
I. NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI 63
1. Những nhân tố tác động tới ngoại thương Việt Nam trong
thời gian tới 63
1.1. Những nhân tố bên ngoài 64
1.2. Những nhân tố bên trong 68
1.3. Chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2010 69
3. Triển vọng phát triển kinh tế của Liên bang Nga 71
4. Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại
Việt - Nga 74
5. Những nhân tố kìm hãm quan hệ thương mại Việt - Nga 83
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – NGA SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 86
1. Về phía nhà nước 86
2. Về phía các doanh nghiệp 90
KẾT LUẬN 92
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển quan hệ thương mại Việt - Nga sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn bè quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, việc hợp tác với Việt Nam sẽ đem lại cho Liên bang Nga rất nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại cũng như hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Liên bang Nga vào Việt Nam.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong thời gian qua, song chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng Việt Nam là một nước đang phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn còn chưa đồng bộ và lạc hậu rất nhiều so với các nước khác. Nhưng không vì thế mà chúng ta có thể phủ nhận sự giúp đỡ lớn lao của nhân dân anh em Liên Xô trước đây. Chính điều này sẽ góp phần cải thiện đáng kể tình hình quan hệ hợp tác giữa hai nước và nâng cao uy tín của Việt Nam đối với Nga trong tư cách là đối tác chiến lược tin cậy.
1.2. Về phía Việt Nam
Trước hết, thị trường Nga có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề đầu ra cho nông nghiệp Việt Nam. Việt Nam hiện nay là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này. Do vậy, vấn đề đầu ra, vấn đề tiêu thụ sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi luôn là một yêu cầu cấp bách. Trước đây, khi Liên Xô chưa tan rã, hàng năm ta đều xuất khẩu một lượng lớn hàng nông sản sang Nga. Vùng Viễn Đông và Xibêri của Liên bang Nga là nơi khí hậu không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, sản lượng thấp, chi phí cao, là nơi có nhu cầu lớn về nhập khẩu nông sản. Vận tải đường không và vận tải đường biển đều phục vụ tốt cho mậu dịch nông sản kể cả rau quả và thực phẩm tươi sống. Với điều kiện quốc tế thuận lợi hơn có thể phát triển vận tải đường sắt và đường bộ cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang vùng Viễn Đông và Xibêri của nước Nga. Hơn nữa, đối với vùng Viễn Đông, Liên bang Nga nhập khẩu nông sản của Việt Nam tương đối thuận lợi và rẻ hơn vì các nước Đông Bắc Á gần kề (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) ít có tiềm năng về xuất khẩu nông sản. Nhu cầu về lương thực, thực phẩm của vùng này rất lớn và ngày càng tăng nhanh. Do đó, nếu ta biết khai thác tốt tiềm năng này thì chắc chắn sẽ góp phần hiệu quả trong việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước.
Thị trường Nga được đánh giá là thị trường tương đối dễ tính hơn so với các thị trường ở các nước kinh tế phát triển như EU, Nhật Bản, Mỹ... Tại các nước trên thường đặt ra những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, môi trường, yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, chưa kể những quy định khác như hạn ngạch được phép xuất khẩu.... Những yêu cầu của người tiêu dùng tại những thị trường trên nhìn chung cũng cao hơn so với đông đảo người Nga do điều kiện đời sống kinh tế ở các nước này cao hơn. Đối với thị trường Nga, nhu cầu thị trường rất đa dạng và phong phú, trong đó nhu cầu về hàng bình dân chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, hàng hóa của Việt Nam khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Nga. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam cứ duy trì tình trạng xuất khẩu như hiện nay, bởi chỉ có luôn cố gắng cải tiến chất lượng, đổi mới mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm thì hàng hóa Việt Nam mới hy vọng có được chỗ đứng vững chắc trên bất cứ thị trường nào, nhất là tại thị trường có khối lượng tiêu thụ lớn như Nga.
Đối với Việt Nam, Nga là thị trường truyền thống lâu đời. Trước đây Nga chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong hoạt động ngoại thương việc tạo dựng một thị trường truyền thống và duy trì nó là vô cùng quan trọng. Thị trường truyền thống mang lại khả năng tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu hàng hóa một cách ổn định. Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường truyền thống giúp tiết kiệm chi phí nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, giảm rủi ro trong hoạt động xuất khẩu... Tạo ra thị trường truyền thống là tạo ra các khách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp cũng như của quốc gia. Do đó, họ chính là lực lượng tuyên truyền, quảng cáo cho hàng hóa xuất khẩu của ta, từ đó tạo điều kiện mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất và tăng lợi nhuận. Mặt khác, chúng ta đưa sản phẩm mới vào thị trường truyền thống thì sản phẩm đó cũng dễ được chấp nhận hơn bởi họ tin tưởng vào nhãn hiệu hàng hóa mà họ hay sử dụng. Chính vì vậy, việc khôi phục và duy trì thị trường Nga truyền thống là yêu cầu đúng đắn và cấp thiết của ngoại thương Việt Nam.
Nga không chỉ là thị trường tiêu thụ khổng lồ các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam mà còn là nhà cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho công cuộc hiện đại hóa và xây dựng đất nước, bao gồm các sản phẩm thuộc các ngành: luyện kim đen, luyện kim màu, công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải..., mà những mặt hàng này nếu ta nhập từ Nga sẽ có giá thành không quá cao so với hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường khác.
Ngoài lĩnh vực thương mại, Nga còn hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng khác. Với kinh nghiệm chuyên môn cao, trong những năm vừa qua, Nga đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong việc xây dựng những công trình thủy điện lớn. Đặc biệt là Công ty liên doanh Nga - Việt Vietsovpetro, công ty dầu khí hàng đầu Việt Nam, hàng năm đem về cho Việt Nam giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các công trình này đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Việt Nam đã gia nhập WTO, Liên bang Nga trong tương lai rất gần cũng sẽ trở thành thành viên của WTO, khi đó thì quan điểm nhận thức về luật chơi chung trong sân chơi WTO sẽ tương thích nhau hơn. Liên bang Nga có các đối tác lớn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản… thì các đối tác này cũng là các đối tác của Việt Nam. Khi hai nước đã là thành viên của WTO thì cơ chế chính sách sẽ được tháo gỡ vì hai nước phai tuân theo luật chơi chung do WTO quy định.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng trong những năm gần đây quan hệ thương mại Việt - Nga đã từng bước được phục hồi và có nhiều dấu hiệu khả quan. Đối với Nga, Việt Nam vừa là một đối tác truyền thống vừa là một khâu nối quan trọng trong chiến lược thâm nhập vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hai nước đều có những tiềm năng lớn để phát triển quan hệ thương mại nếu biết khai thác hợp lý và có chiến lược cụ thể.
2. Thực trạng quan hệ thương mại Việt - Nga
2.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và Liên bang Nga
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi truyền thống hợp tác - hữu nghị giữa các nước thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Chính vì vậy, sự kiện Liên bang Xô Viết tan rã, khối SEV giải thể vào năm 1991 đã ảnh hưởng to lớn đến tình hình kinh tế nói chung cũng như tình hình ngoại thương của Việt Nam nói riêng.
Trước hết, những mặt hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp (hàng may mặc, giày da, thủ công mỹ nghệ...) lâu nay là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô và Đông Âu thì trong thời gian này chúng ta vẫn chưa thể tìm được thị trường mới. Tình trạng đình đốn sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của hàng chục vạn người lao động ở các ngành nói trên. Năm 1991, chúng ta dự kiến xuất sang Liên bang Nga khoảng 1 tỷ USD nhưng thực tế tổng mức chu chuyển chỉ đạt 465 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 214 triệu USD.
Mặt khác, do không còn được vay bù nhập siêu, trong khi đó Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Liên Xô nên không còn khả năng nhập khẩu như trước nữa. Năm 1991 dự kiến nhập khẩu từ Liên bang Nga khoảng 1 tỷ USD, trong đó mức vay bù nhập siêu là 100 triệu USD. Nhưng trên thực tế, mức nhập khẩu của năm 1991 chỉ còn 358 triệu USD.
Như vậy, từ chỗ là thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam, Liên bang Nga đã mất hẳn vai trò dẫn đầu trong kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Đây thực sự là giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Tuy nhiên, khoảng thời gian tạm thời bị thu hẹp đã nhanh chóng được khắc phục. Cơ sở để khắc phục và tiếp tục phát triển quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga bắt nguồn tự sự tương đồng về lợi ích, sự đồng quan điểm của hai nước trong nhiều vấn đề quốc tế. Tháng 6 năm 1992 Việt Nam và Liên bang Nga đã ký Biên bản về hợp tác thương mại. Theo biên bản này, các thanh toán hàng hóa theo mọi hợp đồng được thực hiện theo giá hiện hành của thế giới và bằng ngoại tệ có khả năng chuyển đổi. Như vậy, từ đây quan hệ thương mại song phương giữa hai nước được thiết lập dựa trên nguyên tắc bình đẳng, trao đổi ngang giá, cùng có lợi. Tiếp đó, tháng 5 năm 1993, tại khóa họp lần thứ hai của Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga, cả hai bên đã ký một Hiệp định về vận tải hàng không, hải quan, tránh đánh thuế hai lần... để tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại hai nước phát triển.
Tháng 6 năm 1994, nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam - Võ Văn Kiệt, hai nước đã xác định được mối quan hệ mới bằng việc ký “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt”, trong đó có hợp tác về thương mại. Hợp tác thương mại được nâng lên, khuyến khích phát triển phù hợp với luật pháp quốc gia của mỗi nước cũng như chuẩn mực quốc tế. Nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi một lần nữa được khẳng định.
Việt Nam luôn xác định Liên bang Nga là thị trường lớn nhiều tiềm năng. Do vậy, chúng ta cần đẩy mạnh khai thác thị trường này, đưa Nga nhanh chóng trở lại là một thị trường buôn bán chính của Việt Nam những năm trước đây. Thực hiện mục tiêu nói trên, quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng được cải thiện, tiếp tục phát triển và đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi trong giai đoạn này.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã tăng dần lên, đặc biệt từ năm 1997 đến năm 1999. Năm 1999 tuy xuất khẩu có giảm đi chút ít nhưng nhập khẩu vẫn tăng. Để đạt được kết quả đó, ngoài những nguyên nhân chủ quan do nỗ lực của cả hai phía còn có nguyên nhân khách quan không kém phần quan trọng: đó là khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á vào năm 1997. Khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á khiến chúng ta một lần nữa nhận ra tầm quan trọng của thị trường các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, đồng thời cũng cho ta thấy một thực tế là quá phụ thuộc vào một thị trường dù quy mô lớn đến đâu cũng sẽ đưa đến những khó khăn lớn khi thị trường xáo động.
Bảng 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga (giai đoạn 1992 - 1999)
Năm
KN XK của Việt Nam (triệu USD)
KN XK sang Nga (triệu USD)
Tỷ trọng KN XK sang Nga (%)
KN NK của Việt Nam (triệu USD)
KN NK từ Nga (triệu USD)
Tỷ trọng KN NK từ Nga (%)
1992
2580,7
104,82
4,06
2450,8
100,1
3,99
1993
2985,2
135,41
4,53
3924
144,3
3,67
1994
3893,4
90,227
2,13
5225,3
288,7
5,52
1995
5448,9
80,806
1,48
8155,4
144,8
1,77
1997
9185,0
124,6
1,35
11592,3
158
1,36
1998
9360,3
126,2
1,34
11499,6
216,3
1,88
1999
11540
114,5
0,99
11622
239,1
2,05
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 287 - tháng 4/2002.
Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa với Nga trong giai đoạn này vẫn thiên về nhập khẩu là chủ yếu, tuy nhiên về mặt tương đối thì tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga đã có xu hướng giảm dần. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là những mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu lớn nhưng chưa có khả năng sản xuất như ô tô, xe máy, thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các ngành công nghiệp trong nước. Trong số 11 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của giai đoạn 1992 - 1995 thì khối lượng nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu nhìn chung tăng dần qua các năm, đặc biệt là sắt thép các loại, nhôm, phân bón, chất dẻo. Hàng tiêu dùng chủ yếu là vải may mặc và xe máy nguyên chiếc nhưng khối lượng nhập khẩu không lớn lắm. Từ năm 1996 trở đi, một số mặt hàng như phân bón, sắt thép có khối lượng nhập khẩu tăng nhanh, trong khi các mặt hàng ô tô nguyên chiếc và xăng dầu các loại lại giảm xuống.
Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga cũng tăng dần qua các năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nga trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là hàng nông sản, hàng tiểu thủ công nghiệp và hàng gia công chế biến. Giai đoạn 1992 - 1995, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga gặp khá nhiều biến động. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là quan hệ buôn bán Việt - Nga mới bước đầu khôi phục nên nhìn chung chưa ổn định, lượng hàng hóa trao đổi không nhiều. Năm 1998 chúng ta xuất khẩu thêm một số mặt hàng mới là giày dép, hạt điều. Các mặt hàng gạo, cà phê, hàng dệt may có kim ngạch ngày càng tăng, trong đó gạo và cà phê có tốc độ tăng khá cao (tương ứng 45% và 74%). Một số mặt hàng như cao su, rau quả, chè lại có xu hướng giảm dần. Về cơ bản, các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta vẫn ở dạng thô, hàm lượng công nghệ thấp, chất lượng chưa cao, bao bì mẫu mã còn kém hấp dẫn. Đó là những nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Nga nói riêng và thị trường thế giới nói chung.
Cho đến trước năm 2000, quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga vẫn chưa có những thay đổi đáng kể. Năm 1999 xuất khẩu của Việt Nam vào Nga là 114.547 nghìn USD (chiếm 0,99% trong tổng kim ngạch xuất khẩu: 11.540.000 nghìn USD) và năm 2000 là 122.548 nghìn USD (chiếm 0,85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu: 14.450.000 nghìn USD). Có thể nói bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt - Nga nói chung và quan hệ thương mại nói riêng được đánh dấu bằng sự kiện Vladimia Putin đắc cử Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga. Năm 2000 Nga bắt đầu tiến hành mạnh mẽ các chính sách cải cách kinh tế và đường lối đối ngoại, cân bằng Đông Tây trong quan hệ đối ngoại, ưu tiên hợp tác với các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt là trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Phan Văn Khải vào tháng 9 năm 2000, một loạt Hiệp định đã được ký kết, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng hợp tác song phương giữa hai nước. Tiếp đó, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Nga V.Putin vào tháng 3/2001 với việc Tuyên bố chung Nga - Việt và một loạt các Hiệp định đã được ký kết. Năm 2006 là năm đặc biệt đối với quan hệ Việt - Nga vì chưa bao giờ trong lịch sử, hai nhà lãnh đạo cao nhất của Nga lại đi thăm một nước trong cùng một năm. Và gần đây nhất là chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 9 năm 2007 một lần nữa củng cố và tạo dựng thêm cơ sở pháp lý cho một số lĩnh vực hợp tác mũi nhọn, nhất là hợp tác phát triển thương mại. Minh chứng rõ nhất về sự phát triển quan hệ hai nước là việc thành lập Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB). Ý tưởng được đưa ra trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov vào tháng 2 năm 2006. VRB là ngân hàng liên doanh giữa Ngân hàng Ngoại thương Nga (49%) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (51%). VRB, với số vốn đăng ký 10 triệu USD, được hy vọng sẽ tạo kênh thanh toán thông suốt hỗ trợ giao thương giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, điều kiện quan trọng cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại. Từ 10 năm qua, VRB là ngân hàng duy nhất được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
Từ năm 2001 kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước bắt đầu tăng lên rõ rệt. Theo các số liệu thống kê của Bộ Thương mại Việt Nam cho thấy năm 2000 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã đạt 367,1 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang Nga 122,5 triệu USD; nhập khẩu từ Nga 244,6 triệu USD thì đến năm 2001 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 571,287 triệu USD, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000, trong đó xuất khẩu là 194,488 triệu USD, nhập khẩu là 376,799 triệu USD. Năm 2002 kim ngạch ngoại thương hai chiều tăng hơn 22% đạt 687,62 triệu USD. Đến năm 2004 kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước đã tăng đến 887,3 triệu USD, tăng 142% so với năm 2000, trong đó xuất khẩu sang Nga là 216,1 triệu USD (tăng 77%), nhập khẩu từ Nga là 671,2 triệu USD (tăng 174%). Tiếp đó, năm 2005 là năm trao đổi thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển khả quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đã vượt qua con số 1 tỷ USD, cụ thể là 1,02 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2004. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 252 triệu USD, tăng 16,7% so với năm 2004, nhập khẩu từ Nga đạt 768 triệu USD, tăng 14,5%. Năm 2006 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,1 tỷ USD. Theo nhận định của Vụ Châu Âu (Bộ Thương mại), mặc dù gặp phải nhiều khó khăn như: Nga tăng cường các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm, lệnh cấm nhập khẩu gạo, chính sách cấm người nước ngoài bán lẻ trên thị trường nội địa Nga nhưng quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga trong các tháng đầu năm 2007 vẫn phát triển với tốc độ khá. Theo thống kê của Bộ thương mại, kim ngạch nhập khẩu hai chiều trong 2 tháng đầu năm 2007 giữa Việt Nam - Liên bang Nga đạt 140 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,4 triệu USD (tăng 18,8%) và nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga đạt 82,4 triệu USD (tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước). Cả quý I/2007 kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều ước đạt 240 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 100 triệu và nhập khẩu là 140 triệu.
Qua những số liệu trên, ta có thể thấy rằng quan hệ thương mại Việt - Nga trong những năm đầu thế kỷ XXI có những dấu hiệu rất đáng mừng và khả năng phát triển trong những năm tới là rất cao. Việt Nam và Nga đã có những nỗ lực nhất định để thúc đẩy buôn bán qua lại giữa hai nước bởi các hiệp định và cam kết qua các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao của hai nước. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tổng kim ngạch ngoại thương giữa hai nước liên tục tăng trong những năm gần đây.
Bảng 9: Kim ngạch Ngoại thương Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn
từ năm 2000 đến nay
Đơn vị: triệu USD
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
9 tháng đầu 2006
Tổng KN ngoại thương
367,1
571,3
687,2
651,3
887,3
1.020
291,3
KN xuất khẩu
122,5
194,5
187,0
159,5
216,1
252
378,7
KN nhập khẩu
244,6
376,8
500,6
491,8
671,2
768
670,0
Nguồn: Báo Viet Nam Economic News. No 29/2006
Tạp chí kinh tế đối ngoại số 5/2003
Từ bảng số liệu trên, ta thấy tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong giai đoạn này là rất khả quan. Kim ngạch ngoại thương tăng liên tục qua các năm và đạt mức kỷ lục 1,02 tỷ USD vào năm 2005. Tuy nhiên, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước đặc trưng bởi tính mất cân đối, Việt Nam chủ yếu là nhập siêu. Khối lượng nhập khẩu của Việt Nam từ Nga trong năm 2003 lớn gấp 3,1 lần khối lượng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga. Đây quả là một số liệu đáng buồn, tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu này trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm. Có thể nói, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của mỗi nước (chiếm xấp xỉ 0,2% trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam) nhưng nhìn chung quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga đã từng bước được phục hồi và đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường mỗi nước.
Về xuất khẩu, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nga có tăng dần qua các năm nhưng không đều. Năm 2000 tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga chiếm khoảng 0,85% thì năm 2001 tỷ trọng này tăng lên đến 1,29%. Năm 2002 con số này là 1,13% nhưng đến năm 2005 thì tỷ trọng xuất khẩu giảm chỉ là 0,77% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga trong giai đoạn này là: các mặt hàng thực phẩm như chè, cà phê, gạo, thịt, mỳ ăn liền và các nhu yếu phẩm, cao su, sản phẩm rau quả hộp, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép các loại... Năm 2000 Việt Nam xuất khẩu sang Nga tổng số hàng hóa trị giá 122,9 triệu USD nhưng sang năm 2001 là 194 triệu USD, tăng gần 70% so với năm 2000. Năm 2000 hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Nga với kim ngạch 32,246 triệu USD, chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga và chiếm 1,63% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nga đứng thứ 11 trong 122 nước và vùng lãnh thổ nhập hàng dệt may của Việt Nam sau Nhật Bản (613,318 triệu USD), Đức (272,476 triệu USD), Đài Loan (261,843 triệu USD), Pháp (81,939 triệu USD), Anh (75,373 triệu USD), Hàn Quốc (67,842 triệu USD), Hà Lan (49,268 triệu USD), Mỹ (49,247 triệu USD), Tây Ban Nha (45,208 triệu USD), Italia (45,191 triệu USD). Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sang Nga với tổng kim ngạch xuất khẩu là 14,787 triệu USD, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga. Gạo là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sang Nga với tổng kim ngạch xuất khẩu là 14,289 triệu USD, chiếm 11,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nga là nước nhập khẩu gạo đứng thứ 9 trong số những nước nhập khẩu gạo của Việt Nam. Tiếp đến là các mặt hàng cao su, giày dép các loại, chè, rau quả, hạt tiêu... Ngoài các mặt hàng chủ yếu kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu vào Nga các mặt hàng như: Mây tre, lá (627 nghìn USD), cà phê hạt (375 nghìn USD), hàng gốm sứ (194 nghìn USD)...
Năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường Nga 213 nghìn tấn gạo, 1133 tấn cà phê, 3622 tấn chè... Đây quả là những con số rất ấn tượng thể hiện những nỗ lực tăng xuất khẩu sang thị trường Nga của Việt Nam. Từ năm 2001 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga là khá cao, đặc biệt là năm 2001 đạt 58,7%. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu vào Nga hàng dệt may là 44,8 triệu USD, tăng 1,3 lần so với năm 2003; gạo: 29,3 triệu USD, tăng 1,1 lần; chè là 6,8 triệu USD, tăng 1,8 lần; hải sản là 10,9 triệu USD.
Năm 2005 trị giá xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Nga tiếp tục tăng lên rõ rệt là cà phê: 1,257 triệu USD, tăng hơn 5 lần so với năm 2004; thủy sản: 33,319 triệu USD tăng hơn 3 lần; cao su: 26,955 triệu USD, tăng 45,4%; thủ công mỹ nghệ; 3,776 triệu USD, tăng 99%... Có thể thấy rằng các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Nga liên tục tăng qua các năm nhưng về giá trị thì vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Các mặt hàng truyền thống trước đây được ưu tiên xuất khẩu như cà phê, cao su, chè, gạo, giày dép, hải sản, hàng dệt may và thực phẩm không còn giữ được vị trí độc tôn nữa. Đây có thể coi là những cố gắng của Việt Nam để làm phong phú các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nga, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay là cần thiết. Những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu sang Nga những mặt hàng mà thị trường Nga có lợi thế như dầu ăn, gỗ, xe đạp và đồ chơi trẻ em. Nhất là mặt hàng hạt điều và hạt tiêu là hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Qua bảng số liệu sau chúng ta có thể thấy rõ hơn cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nga trong giai đoạn này. Hàng dệt may, gạo, cao su và sản phẩm chế biến thường đạt giá trị xuất khẩu cao. Các mặt hàng cà phê, hạt tiêu và hải sản có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh. Mặt hàng cà phê năm 2000 chỉ xuất khẩu được 553 tấn thì đến năm 2002 là 1133 tấn. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2006 con số này đã là 4085 tấn. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với Việt Nam với hy vọng tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga.
Bảng 10: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang
Liên bang Nga trong giai đoạn 2000-2006
Mặt hàng
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Cao su
1000 tấn
20,6
15,4
7,5
14,1
15
21,81
13000
Chè
1000 tấn
1,785
4,726
3,622
…
7,500
8,790
...
Gạo
1000 tấn
76,09
205
212,7
105
127
…
...
Giầy dép
1000 USD
10158
15626
12182
…
8100
…
...
Hải sản
1000 USD
77
…
1697
…
10900
33319
...
Hàng dệt may
1000 USD
32582
48181
50879
…
44800
…
40000
Nguồn: Báo Việt Nam Economic news. No 8/2006
Nga là thị trường rộng lớn và ngày càng phát triển ổn định nên việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này không chỉ giúp ta có thêm thị trường để phát triển sản xuất mà còn có thể giảm tỷ lệ nhập siêu quá lớn hiện nay của Việt Nam.
Về nhập khẩu, trong giai đoạn này Việt Nam chủ yếu là nhập siêu. Việt Nam nhập khẩu từ Nga cũng như trước đây là các mặt hàng máy móc, thiết bị cho ngành điện và khai thác dầu lửa, ô tô tải và phụ tùng, kim loại đen và các sản phẩm kim loại, phân hóa học, sản phẩm hóa học, dầu mỏ... và các mặt hàng mới như linh kiện điện tử máy tính. Trong số các mặt hàng nhập khẩu từ Nga của Việt Nam thì sắt thép là mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Năm 2000 Việt Nam nhập khẩu 497.398 tấn thép với kim ngạch 122.492 triệu USD, chiếm 59% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nga và 17,5% tổng lượng cũng như 14,9% kim ngạch sắt thép nhập khẩu của Việt Nam, chỉ sau Nhật (486.437 tấn tương ứng là 158.706 triệu USD). Tiếp theo phải kể đến hàng phân bón, năm 2000 Việt Nam nhập 344 nghìn tấn với 39.702 triệu USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nga; 8,7% tổng lượng và 7,8% tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam thì năm 2002 Việt Nam nhập 446 nghìn tấn, tăng gấp 1,3 lần năm 2000. Việt Nam nhập xăng dầu từ Nga với giá trị khá lớn. Năm 2000 con số này chỉ 5 nghìn tấn thì đến năm 2003 đã là 240 nghìn tấn và chỉ trong 5 tháng đầu năm 2006 đã l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVKT075.doc