MỤC LỤC
---o0o---
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài : 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nhiệm vụ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
Bảng. Kết quả thu thập phiếu điều tra 4
5. Ý nghĩa của đề tài 4
6. Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5
1.1. Những vấn đề chung về sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững 5
1.1.1. Các khái niệm 5
1.1.2. Nội dung của xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững 7
1.1.3. Các quan điểm liên quan 8
1.1.4. Vai trò và đặc trưng 10
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất xuất khẩu nông sản 13
1.1.6. Tính tất yếu khách quan phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững 16
1.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở một số quốc gia và địa phương trong nước 19
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững của một số nước trên thế giới 19
1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững ở Việt Nam 20
1.2.3. Tình hình phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 22
1.2.4. Kinh nghiệm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững của một số địa phương 24
1.2.5. Kinh nghiệm rút ra cho Tỉnh Thừa Thiên Huế 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 28
2.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 29
2.2. Tình hình sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 32
2.2.1. Tình hình sản xuất nông sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010 32
2.2.2. KN xuất khẩu nông sản của tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2006 – 2010 36
2.2.3. Tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu hàng nông sản tỉnh Thừa Thiên Huế 37
2.2.4. Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản Thừa Thiên Huế với các vấn đề xã hội 45
2.2.5. Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản Thừa Thiên Huế với các vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường 47
2.3. Đánh giá chung 48
2.3.1. Thành công đạt được và nguyên nhân thành công 48
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 49
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT XUẤT KHẨU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 54
3.1. Phương hướng 54
3.2. Mục tiêu 55
3.2.1. Mục tiêu chung 55
3.2.2. Mục tiêu cụ thể 55
3.3. Giải pháp 55
3.3.1. Giải pháp đảm bảo xuất khẩu nông sản tăng trưởng cao 56
3.3.2. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tố xã hội 60
3.3.3. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tố môi trường 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Kiến nghị 64
2.1. Đối với chính quyền trung ương 65
2.2. Đối với chính quyền địa phương 65
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3012 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất, diện tích rừng giảm do chặt phá để lấy đất trồng cây công nghiệp, sự cạn kiệt của các nguồn lợi thủy sản do khai thác quá mức với những phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt.
Hậu quả của những vấn đề trên đang tác động trực tiếp ngay tới toàn bộ khu vực nông nghiệp, nông thôn: Diện tích đất hoang hóa, rừng trọc có diện tích ngày càng tăng, sản lượng đánh bắt thủy hải sản gần bờ có xu hướng giảm. Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng. Bảo vệ tài nguyên môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp cũng như sản xuất xuất khẩu nông sản.
Thứ ba, phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững gắn liền với vấn đề xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của cư dân nông thôn.
Đối với Thừa Thiên Huế, khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực tập trung phần lớn dân cư. Không chỉ có riêng Thừa Thiên Huế mà nhiều địa phương, khu vực nông nghiệp vẫn là khu vực phát triển chậm nhất, đời sống của cư dân nông thôn phần lớn vẫn ở tình trạng nghèo đói. Tuy nhiên để vượt qua vòng luẩn quẩn nghèo đói ở khu vực nông nghiệp là hết sức khó khăn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khu vực nông thôn đang rơi vào tình trạng “nghèo đi tương đối”. Đời sống khó khăn, cùng với sự gia tăng của hàng loạt các tệ nạn xã hội các tệ nạn xã hội gây mất ổn định không chỉ khu vực nông nghiệp, nông thôn mà nó tạo ra áp lực đè nặng lên nền kinh tế quốc dân. Để giải quyết được vấn đề đó thì không còn con đường nào khác là phải tập trung các nguồn lực để vực dậy sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh đó là việc phân chia bình đẳng lợi ích thương mại từ hoạt động sản xuất xuất khẩu nông sản. Chỉ khi đó sự phát triển mới thực sự bền vững.
Tóm lại, do sự biến động thất thường ngày càng tăng lên trong môi trường kinh doanh khắp thế giới, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, sự khủng hoảng tài chính mới đây tại Mỹ, đã lan tỏa nhanh và làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với việc sản xuất xuất khẩu nông sản nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học về sản xuất xuất khẩu nông sản, sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững,…, sẽ là những yếu tố nền tảng quan trọng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất xuất khẩu nông sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những giải pháp cho sự phát triển sản xuất xuất khẩu cho những năm sắp tới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Đặc điểm tự nhiên – xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế - chính trị của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, có tọa độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông được giới hạn bởi biển Đông. Diện tích tự nhiên 5.053,99 km2, chiếm 1,5% về diện tích và 1,4% về dân số so với cả nước. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 8 huyện và Thành phố Huế với 150 xã, phường, thị trấn.
Thừa Thiên Huế có một vị trí quan trọng, nằm trên các trục giao thông huyết mạch của cả nước như quốc lộ, tuyến đường sắt Bắc – Nam; đồng thời là một trong những cửa ngõ quan trọng thông ra Biển của các hành lang Đông – Tây: Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào. Trục quốc lộ 1A- trục đường 9, trục 49 qua cửa khẩu S10 (A Đớt – Tà Vàng), S3 (Hồng Vân – Cutai), cửa khẩu Lao bảo đường 9; Trục 14B qua cửa khẩu Bờ Y, đường 18 (Lào), đây là các trục Hành lang Đông – Tây quan trọng nối cảng Chân Mây với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và cả tiểu vùng sông Mê Kông.
Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
2.1.1.2.Ðịa hình
Địa hình Thừa Thiên Huế được chia thành các loại:
Địa hình khu vực núi trung bình
Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi
Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải
Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tỉnh Thừa Thiên - Huế có 505.399 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 58.996 ha, chiếm 11,67%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 224.525 ha, chiếm 44,42%; diện tích đất chuyên dùng là 21.113 ha, chiếm 4,17%; diện tích đất ở là 3.957 ha, chiếm 0,78%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 196.808 ha, chiếm 38,94%.
Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 228.121 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 176.473 ha, diện tích rừng trồng là 51.648 ha.
Tài nguyên nước và khí hậu thủy văn
Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ Á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
Các sông chính của Thừa Thiên Huế là sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi. Mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường xuyên bị nạn hạn hán, nước mặn đe dọa; có năm hạn mặn kéo dài gần 2 tháng liền, gây nhiều tổn thất về đời sống và kinh tế. Sự thất thường của khí hậu và thời tiết là một trong những khó khăn lớn của tỉnh, đặc biệt đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Trong suốt quá trình phát triển của Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến nay, với những quan điểm và chính sách đổi mới kinh tế - xã hội đúng đắn của Đảng đề ra tại các Đại hội VI, VII, VIII, IX và X đã được cụ thể hóa qua các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với những nỗ lực cao của nhân dân, Đảng bộ và chính quyền các cấp đưa kinh tế tỉnh vượt qua những khó khăn thử thách, tiếp tục duy trì khả năng phát triển kinh tế xã hội với tốc độ khá nhanh và đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy kinh tế của tỉnh đứng trước không ít khó khăn, thách thức, những các chỉ tiêu đề ra đều hoàn thành, kinh tế phát triển tương đối toàn diện.
2.1.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của Thừa Thiên Huế
Là một tỉnh nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, chỉ chiếm 2,1% về diện tích và 1,31% dân số của Việt Nam. So với nhiều tỉnh trong cả nước, qui mô kinh tế Thừa Thiên Huế thuộc loại nhỏ. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2009 tính theo giá hiện hành là 16.818,5 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994 là 5.458,9 tỷ đồng). Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng trong 10 năm qua đạt được khá cao, đặc biệt trong giai đoạn 2004 - 2009 đạt hơn 11% đã làm cho quy mô GDP năm 2009 gấp 2 lần so với năm 2000.
Bảng 2.1. Quy mô tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2009
Năm
Tổng số
Khu vực kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
I. Quy mô GDP (triệu đồng, theo giá so sánh 1994)
2005
3.474.042
660.335
1.312.114
1.501.593
2006
3.934.037
691.685
1.548.366
1.693.986
2007
4.460.874
703.383
1.838.525
1.918.966
2008
4.909.188
707.249
2.034.128
2.167.811
2009*
5.458.900
724.900
2.328.000
2.406.000
II. Tốc độ tăng trưởng (%)
2005
11,2
5,3
16,2
9,8
2006
13,2
4,7
18,0
12,8
2007
13,4
1,7
18,7
13,3
2008
10,0
0,5
10,6
13,0
2009*
11,9
2,5
14,4
11,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2005 và 2008 - Cục thống kê Thừa Thiên Huế
*Năm 2009 theo Báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Tốc độ tăng trưởng các nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ của Thừa Thiên Huế đều ở mức cao nhưng không ổn định. Điều đó cho thấy, dù ở quy mô nhỏ bé nhưng kinh tế Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới khá rõ nét (tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và xây dựng năm 2008 chỉ đạt 10,6%; của dịch vụ năm 2009 chỉ đạt 11%). Sự tăng trưởng hết sức bấp bênh của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của nhóm ngành này vào các điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết cũng như sự biến động của thị trường. Điều đó thể hiện sự phát triển của kinh tế Thừa Thiên Huế còn thiếu bền vững.
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2009 đã có sự chuyển dịch đáng kể. So với năm 2000, trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2009, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng 6,7%; dịch vụ tăng 0,9%; ngược lại, nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 7,6% (xem bảng 2.2). Đáng chú ý là trong cơ cấu kinh tế, nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất (45,9%). Điều đó phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế: dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm nghiệp và thủy sản mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII (2006) đã đề ra [16.205]
Bảng 2.2. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế trên địa bàn Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2009
Đon vị: %
Năm
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2000
24,1
30,9
45,0
2005
21,6
34,8
43,6
2006
20,2
35,9
43,9
2007
18,8
38,0
43,2
2008
18,2
36,5
45,3
2009*
16,5
37,6
45,9
Nguồn: Niên giám thống kê 2005 và 2008 - Cục thống kê Thừa Thiên Huế
* Năm 2009 theo Báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2.3. Dân số và lao động
Tính đến năm 2009, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.088.822 người. Tốc độ tăng dân số trung bình đã giảm từ 1,5%/năm giai đoạn 1996 - 2000 xuống còn 1,2%/năm giai đoạn 2001 -2005. Dân cư phân bố không đều trên lãnh thổ tỉnh, phần lớn tập trung ở thành phố Huế và các thị trấn, các khu vực ven sông, ven biển. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 tăng lên 620 nghìn người (chiếm 54,6% dân số). Số lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân năm 2005 là 509,7 nghìn người. Chất lượng nguồn lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế thấp, lao động được đào tạo nghề đến năm 2005 mới đạt 25% so với tổng số lao động xã hội.
2.2. Tình hình sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Tình hình sản xuất nông sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010
2.2.1.1. Kết quả sản xuất nông sản
Trong hơn 10 năm qua, sản xuất nông sản xuất khẩu của Thừa Thiên Huế đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về diện tích và sản lượng, đóng góp quan trọng vào giá trị nông sản xuất khẩu của cả nước. Nhiều mặt hàng chủ lực như tinh bột sắn, cao su, gỗ dăm, lạc nhân…đã bắt đầu có những thị phần trên thế giới. Tổng diện tích canh tác 5 loại cây công nghiệp có ưu thế nhất của tỉnh là sắn, gỗ nguyên liệu, cao su, lạc là 29.214,5 ha (bao gồm cả diện tích nuôi trồng thủy sản). Như vậy, Thừa Thiên Huế đang có manh nha hình thành vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp xuất khẩu quy mô lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sản xuất xuất khẩu nông sản đang trở thành hoạt động kinh tế trọng tâm của tỉnh, có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh nói chung.
Bảng 2.3. Diện tích canh tác các loại nông sản xuất khẩu chính từ 2005 - 2009
Đơn vị: Ha
Diện tích rừng trồng mới
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
Lạc
Cao su
Sắn
2005
5.185
5.226,1
4.834
6.497
6.228
2006
5.930
5.282,5
4.726
8.486
7.075
2007
5.050
5.381,3
4.704
7.884,6
7.399
2008
5.429
5.473,4
4.069
8.380
7.248
2009
4.012
5.171,5
4.123
8.430
6.932
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009
Từ 2005 đến 2009, diện tích canh tác của hầu hết các loại cây công nghiệp lâu năm và diện tích nuôi trồng thủy sản đều có xu hướng giảm (trừ diện tích cao su và sắn), xen kẽ với những thời kỳ tăng, giảm đột biến với biên độ giao động khá nhỏ. Trong vòng 5 năm qua diện tích trồng rừng mới giảm 22,6 %, cao su tăng 29,75%, lạc giảm 14,7%, sắn tăng 11,3% và diện. Sản lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Thừa Thiên Huế ngày càng chiếm tỷ trọng trong tổng sản lượng các mặt hàng này của nước ta. Yếu tố kinh tế là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự gia sản lượng của tỉnh. Với việc chuyển sang cơ chế thị trường, mở cửa kinh tế và hiệu quả thiết thực về kinh tế của nông sản xuất khẩu so với các loại cây trồng khác đã thúc đẩy mở rộng diện tích và gia tăng sản lượng nhanh chóng. Tuy vậy, thời gian qua diện tích nuôi trồng thủy sản giảm là do dịch bệnh xảy ra đối với các loài hải sản nuôi trồng cộng với thời tiết biến đổi thất thường đã khiến nhiều cơ sở nuôi tôm phá sản, đây là nguyên nhân làm giảm diện tích nuôi trồng thủy sản.
Bảng 2.4. Sản lượng các nông sản chủ yếu của Thừa Thiên Huế từ 2005 - 2009
Đơn vị: tấn
Gỗ
Thủy sản nuôi trồng
Thủy sản khai thác
Lạc
Cao su
Sắn
2005
55.932
6.296
22.164
8.498
1.069
102.621
2006
59.665
7.737
24.070
8.800
941,8
103.944
2007
61.977
8.335
25.086
9.615
1.033,6
113.959
2008
61.135
9.251,2
26.526
6.333
1080
133.281
2009
62.164
9.926
28.573
8.722
2.691,5
129.360
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009
Trong 5 năm qua, sản lượng nông sản xuất khẩu tăng khá nhanh, trong đó: gỗ tăng 11,14% so với năm 2005 lần; thủy sản nuôi trồng tăng 57,65%; cao su 151,77%; sắn tăng 26,05%; thủy sản khai thác tăng 28,91%. Theo bảng 2.4, diện tích canh tác nông sản có xu hướng giảm, nhưng theo thống kê sản lượng tại bảng 2.8 thì có thể khẳng định rằng: năng suất của các loại nông sản đã tăng lên đáng kể. Việc áp dụng những thành tựu trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nhiều cơ sở sản xuất nông sản đã chú trọng đến kỹ thuật sản xuất để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.
2.2.1.2. Tổ chức sản xuất của các cơ sở (hộ gia đình) sản xuất hàng nông sản
Tổ chức sản xuất của các cơ sở phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn giống, kỹ thuật sản xuất, giá thành, thị trường đầu ra,…Vậy nên, điều tra ý kiến chuyên gia để nắm bắt về các nguồn cung cấp giống, thị trường đầu ra, kỹ thuật sản xuất, giá thành nông sản.
Cơ cấu nông sản của các cơ sở
Việc xác định cơ cấu hàng nông sản hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, thứ nhất nó sẽ tạo điều kiện để khai thác tốt tiềm năng sẵn có của địa phương, thứ hai góp phần thúc đẩy nhiều ngành khác phát triển. Do đó, điều tra ý kiến chuyên gia đối với các cơ sở để nắm bắt được cơ cấu hàng nông sản hiện nay của tỉnh.
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá cơ cấu hàng nông sản của các cơ sở
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Tỷ lệ % người trả lời theo từng thang đánh giá
Loại nông sản
Gỗ
Tôm
Mực
Ý kiến khác
Cua
Cao su
Lạc
Cá
35.48
24.19
11.29
3.23
11.29
11.29
3.23
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả
Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy, đa số ý kiến chuyên gia đánh giá rằng, mặt hàng sản xuất nông sản xuất khẩu chủ yếu của các cơ sở là gỗ (35.48%) và tôm (24.19%), ngoài ra các mặt hàng nông sản khác cũng đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu mặt hàng nông sản của các cơ sở. Trên thực tế, cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh đã và đang có những chuyển biến tích cực, trước đây sản xuất nông sản chủ yếu là các mặt hàng thủy sản khai thác và một phần nhỏ do nuôi trồng, sau hơn 10 năm cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu đã có sự chuyển biến mạnh mẽ ngoài mặt hàng thủy sản còn có sự đóng góp của các mặt hàng gỗ, cao su, lạc cũng đang dần chiếm tỷ trọng lớn.
Nguồn giống, năng suất và kỹ thuật sản xuất
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá về nguồn giống, kỹ thuật sản xuất
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Tỷ lệ % người trả lời theo từng thang đánh giá
1
2
3
4
5
Nguồn giống
48.39
12.9
22.58
16.13
-
Kỹ thuật sản xuất
19.35
32.26
48.39
-
-
Mức độ sử dụng chất hóa học, thuốc trừ sâu
14.52
24.19
29.03
16.13
16.13
Sản xuất theo tiêu chuẩn
-
-
-
8.07
91.93
Khó khăn cơ sở gặp phải (*)
61.29
54.84
51.61
67.74
35.48
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả
(Ghi chú: các câu hỏi sử dụng thang đo với 5 mức đánh giá: 1 = xu hướng tích cực;…; 5 = xu hướng không tích cực, câu hỏi đánh dấu (*) đánh giá theo thứ tự ưu tiên)
Về nguồn giống, qua số liệu bảng 2.6 cho thấy, đa số ý kiến chuyên gia đánh giá rằng nguồn giống hiện nay mà các cơ sở mua (nhận) là mua từ trung tâm sản xuất giống Huyện (Tỉnh) (48.39%), và mua từ các cơ sở sản xuất nông sản xuất khẩu khác (22.58%), nguồn giống nhập khẩu (12.9%), nguồn giống sẵn có của các cơ sở chỉ chiếm 16.13%. Trên thực tế, xu hướng chọn nguồn cung cấp giống uy tín như Trung tâm sản xuất Huyện ngày càng được các cơ sở lựa chọn, bởi nếu muốn có sản phẩm đầu ra có chất lượng thì trước hết nguồn giống phải đảm bảo chất lượng.
Về kỹ thuật sản xuất, số liệu bảng 2.6 cho thấy, đa số ý kiến chuyên gia đánh giá rằng kỹ thuật sản xuất nông sản của các cơ sở chủ yếu là sản xuất theo kinh nghiệm tích lũy (48,39%), còn sự hỗ trợ kỹ thuật từ các trường đại học hoặc các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật sản xuất nông sản rất hạn chế (19,35%). Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua, các cơ sở sản xuất nông sản sản xuất theo kinh nghiệm tích lũy được là chính, còn sự hỗ trợ kỹ thuật từ các trung tâm, trường đại học rất hạn chế. Để có một sản phẩm đảm bảo chất lượng thì ngoài nguồn giống ra, kỹ thuật là khâu quan trọng tiếp theo. Sự quan tâm không đúng mức đến khâu kỹ thuật khiến chất lượng nông sản - nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu nông sản không đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Chính vì vậy, trong những năm sắp tới, các cơ sở cần chủ động hơn trong việc đề nghị hỗ trợ kỹ thuật từ các trường, trung tâm; bên cạnh đó, các sở ban ngành có liên quan cần quan tâm để kỹ thuật sản xuất của các cơ sở được cải thiện.
Về các sản xuất theo các tiêu chuẩn (mô hình), đa số ý kiến chuyên gia không có đánh giá về việc sử dụng các tiêu chuẩn hay mô hình trong sản xuất nông sản của các cơ sở, chỉ có 8.07% ý kiến chuyên gia đánh giá các cơ sở có sử dụng mô hình "Ba giảm, ba tăng". Trên thực tế, hầu hết các cơ sở sản xuất nông sản trên địa bàn Thừa Thiên Huế chỉ mới chú ý đến tăng sản lượng đầu ra, chưa chú trọng đến việc sản xuất nông sản theo một qui trình hay một tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi. Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đều sử dụng hàng rào phi thuế quan để bảo hộ mậu dịch cho ngành nông nghiệp trong nước, để có thể thâm nhập vào được các thị trường này hàng nông sản cần phải có chứng nhận về tiêu chuẩn nào đó được công nhận rộng rãi trên thế giới.
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá về năng suất, giá thành, thị trường đầu ra Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Tỷ lệ % người trả lời theo từng thang đánh giá
1
2
3
4
5
Năng suất
30.65
29.04
24.19
14.52
1.6
Giá thành
29.04
38.7
24.19
6.5
-
Thị trường đầu ra
8.1
32.26
53.23
6.5
-
Đánh giá thị trường đầu ra
37.1
20
40.9
-
-
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả
(Ghi chú: các câu hỏi sử dụng thang đo với 5 mức đánh giá: 1 = xu hướng tích cực;…; 5 = xu hướng không tích cực)
Qua số liệu bảng 2.7 cho thấy, về năng suất, đa số ý kiến chuyên gia đánh giá rằng nông sản của các cơ sở có năng suất cao (30.65%), năng suất khá (29.04), năng suất trung bình (14.52%). Trong những năm qua, do nhu cầu của thị trường về nông sản ngày càng cao, việc tăng nguồn cung bằng mở rộng diện tích sản xuất trở nên khó khăn do quỹ đất hạn chế, do vậy muốn tăng sản lượng các cơ sở phải tăng năng suất, các cơ sở đã chú trọng đến khâu chọn giống cho năng suất cao, học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất của các cơ sở thành công, chính điều này tạo cho sản xuất nông sản của các cơ sở có năng suất cao.
2.2.2. KN xuất khẩu nông sản của tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2006 – 2010
Bảng 2.8. KN xuất khẩu nông sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 -2010
Đơn vị: 1000 USD
TT
Tên doanh nghiệp
Thời kỳ 2006 - 2010
2006
2007
2008
2009
2010*
Tổng XK nông sản của tỉnh
16.336,12
24.931,42
34.279
31.428
39.762
1
Nhà máy tinh bột sắn Fococev
633,0
2.859,91
1.023
0,00
0,00
2
Cty CP CB gỗ TTH
64,03
1.546,82
726
624
1.200
3
Cty CP kinh doanh Lâm nghiệp
31,0
0,00
-
-
-
4
Cty cao su TTH
328,75
0,00
-
-
-
5
Cty CP ĐT CB XK Hương Trà
560,0
259,00
0,00
0,00
0,00
6
Cty LD trồng và CB cây NL Giấy Huế
5.700,0
6.238,24
9.783
9.273
10.000
7
Cty TNHH Chaiyo AA Việt Nam
883,0
1.950,45
6.154
4.105
5.200
8
Cty CP CBLSXK Picico
4.064,80
3.821,00
4.738
5.960
6.000
9
DNTN Cường Thịnh
1.792,00
6.503,30
3.699
2.511
3.880
10
Cty CP XNK TTH
23,00
0,00
-
-
-
11
Cty TNHH Ngọc Anh
1.756,54
2.203,00
2.979
1.397
2.974
12
Cty CP phát triển thủy sản Huế
4.595,00
5.041,00
5.168
5.807
7.420
13
Công ty CP thủy sản TTH
907,00
822,00
0,00
518,00
1.700
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo ngành công thương Thừa Thiên Huế từ năm 2006 đến năm 2009
* Kế hoạch năm 2010
Bình quân cả gai đoạn 2006 - 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh đạt 29.379,308 nghìn USD. Năm 2010 có thể xem như là năm phát triển đỉnh cao của hoạt động sản xuất xuất khẩu nông sản của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2006 - 2010 với kim ngạch xuất khẩu đạt 39,762 triệu USD, chiếm đến 19,88 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tỉnh (200 triệu USD) với sự đóng góp quan trọng của 2 doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản là Công ty liên doanh trồng và chế biến nguyên liệu giấy Huế với kim ngạch xuất khẩu khoảng trên 10 triệu USD và công ty cổ phần phát triển thủy sản Huế với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,42 triệu USD. Năm 2010 có thể được xem là năm thành công nhất của xuất khẩu nông sản Thừa Thiên Huế kể từ năm 2002.
Giai đoạn sau năm 2007, Nhà máy tinh bột sắn Fococev, Công ty cổ phần kinh doanh Lâm nghiệp, Công ty cao su Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần đầu tư chế biến xuất khẩu Hương Trà, Công ty xuất nhập khẩu Thừa Thiên Huế do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường xuất khẩu thu hẹp, các công ty này không có đơn hàng xuất khẩu dẫn đến hậu quả các công ty chỉ hoạt động cầm chừng hoặc phá sản. Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 13 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản còn đang hoạt động. Nhìn chung các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn Thừa Thiên Huế đang lấy lại đà tăng trưởng của mình sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
2.2.3. Tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu hàng nông sản tỉnh Thừa Thiên Huế
Tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguyên liệu, máy móc thiết bị, thời gian sản xuất…Vậy nên, điều tra ý kiến chuyên gia để nắm bắt về các nguồn cung cấp nguyên liệu, phương thức tạo nguồn nguyên liệu, trình độ máy móc thiết bị, thời gian tổ chức sản xuất, loại sản phẩm của doanh nghiệp.
2.2.3.1. Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu là một loại vật tư kỹ thuật cần thiết, không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục, đều đặn phải thường xuyên đảm bảo nguyên liệu đủ về số lượng, đúng quy cách chất lượng, kịp thời về mặt thời gian. Do đó, điều tra ý kiến chuyên gia để nắm bắt về tỷ trọng các nguồn nguyên liệu, công tác tạo nguồn nguyên liệu.
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá về nguồn nguyên liệu
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Tỷ lệ % người trả lời theo từng thang đánh giá
Tỷ trọng nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu từ các tỉnh, Tp khác
29.32
Nguyên liệu trong tỉnh
45.67
Nguyên liệu tự sản xuất
13.76
Nguyên liệu nhập khẩu
11.25
Phương thức tạo nguồn nguyên liệu (*)
Tự sản xuất, nuôi trồng
14.20
Mua theo đơn đặt hàng
16.42
Mua qua đại lý
25.08
Mua trên thị trường
39.66
Nhập khẩu nước ngoài
4.18
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả
(*) Phan Hùng Sơn: Những giải pháp chủ yếu đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản tỉnh TTH.
Qua số liệu ở bảng 2.9, nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp được cung cấp như sau: từ các địa phương khác trong nước chiếm trên 29%, từ các địa phương trong tỉnh chiếm trên 45%, tự sản xuất và nuôi trồng chiếm trên 13%, nhập khẩu khoảng 11%; trong đó nguồn nguyên liệu mà doanh nghiệp có tính chủ động cao chiếm tỷ trọng trên 55% (tự sản xuất, nuôi trồng 14.2%, mua theo đơn đặt hàng ký trước 16.42%, mua qua đại lý 25.08%).
Những đánh giá của các chuyên gia, doanh nghiệp cũng như thực tế trong thời gian qua cho thấy rằng: các doanh nghiệp đã bước đầu đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến của mình. Trong đó đã chú trọng đến khai thác tiềm năng của nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, phát triển các phương thức thu mua nguyên liệu có độ ổn định tương đối cao như: mua theo đơn đặt hàng ký trước, mua qua đại lý…Đồng thời cũng đã quan tâm đến các hình thức tạo nguồn nguyên liệu khác như: thu mua trên thị trường, nhập khẩu để đảm bảo tính thường xuyên của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.2.3.2. Máy móc thiết bị, công nghệ, thời gian tổ chức sản xuất
Máy móc, thiết bị là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Thời gian sản xuất có ảnh hưởng đến năng suất lao động, do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức sản xuất thường xuyên, hợp lý hóa thời gian sản xuất là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất, chế biến ở doanh nghiệp; sản phẩm hàm chứa giá trị công nghệ, giá trị tăng thêm cao, đáp ứng nhu cầu thị trường là cơ sở để tăng lợi nhuận một cách bền vững. Vậy nên, điều tra ý kiến chuyên gia để nắm bắt về trình độ máy móc, thiết bị doanh nghiệp đang sử dụng, thời gian tổ chức sản xuất và loại sản phẩm của do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai khoa luan.doc