MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 4
1.1.Thị trường lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường lao động. 4
1.1.1. Bản chất và đặc điểm của thị trường lao động. 4
1.1.1.1. Khái niệm thị trường lao động. 4
1.1.1.2. Nhận thức về thị trường lao động ở Việt Nam. 6
1.1.1.3. Đặc điểm của thị trường lao động. 10
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường lao động. 12
1.1.2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động. 12
1.1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động. 14
1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động. 16
1.2. Phát triển thị trường lao động và các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường lao động 17
1.2.1 Phát triển thị trường lao động. 17
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường lao động. 17
1.2.2.1. Tiêu chí liên quan đến cung lao động. 17
1.2.2.2. Tiêu chí liên quan đến cầu lao động. 18
1.2.2.3. Tiêu chí về giá cả sức lao động. 19
1.2.2.4. Hệ thống giao dịch và thông tin thị trường lao động. 19
1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động ở một số quốc gia, địa phương. 20
1.3.1. Trung Quốc. 20
1.3.2. Nhật Bản. 21
1.3.3.Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA. 23
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. 23
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 23
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 24
2.2. Thực trạng thị trường lao động ở thành phố Hà Nội. 28
2.2.1. Cung lao động. 28
2.2.1.1. Quy mô lực lượng lao động. 28
2.2.1.2. Tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động. 29
2.2.1.3. Cơ cấu của lực lượng lao động. 30
2.2.2. Cầu lao động 34
2.2.3. Giá cả sức lao động. 40
2.2.4. Thực trạng thiếu việc làm và thất nghiệp. 41
2.2.5. Hệ thống giao dịch và thông tin thị trường lao động. 42
3.2. Đánh giá thực trạng phát triển thị trường lao động ở Thành phố Hà Nội 44
2.3.1. Những kết quả đạt được. 44
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015. 46
3.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển thị trường lao động ở thành phố Hà Nội. 47
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phát triển thị trường lao động của thành phố Hà Nội. 47
3.1.2. Quan điểm của thành phố Hà Nội trong việc phát triển thị trường lao động 48
3.1.3. Phương hướng phát triển thị trường lao động ở thành phố Hà Nội. 49
3.2. Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Hà Nội đến năm 2010 định hướng đến năm 2015. 50
3.2.1. Giải pháp về cung lao động. 50
3.2.1.1. Quản lý lao động nhập cư 50
3.2.1.2. Đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm cho người lao động. 51
3.2.1.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 53
3.2.2. Giải pháp phát triển cầu lao động. 54
3.2.2.1. Chuyển đổi cơ cấu lao động. 54
3.2.2.2. Thúc đẩy giao dịch trên thị trường lao động. 56
3.2.2.3. Phát triển mạnh quan hệ kinh tế với các nước và xuất khẩu lao động. 58
3.2.2.4. Xây dựng và kiện toàn hệ thống thông tin thị trường lao động. 61
3.2.2.5. Giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. 63
3.3. Đề xuất, kiến nghị. 64
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
70 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 4431 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng xứng về bgâb lực, tài lực, chất lượng giáo dục chưa đồng đều, một số hiện tượng như dạy thêm học thêm, thu chi sai quy định chưa được khắc phục triệt để, mối quan hệ giữa phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo giữa nhu cầu học tập của nhân dân và điều kiện kinh tế - xã hội chưa được giải quyết tốt.
* Cơ sở hạ tầng
Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ về kinh tế, công tác quản lý, xây dựng đô thị cũng chuyển biến tích cực. Thành phố đã phối hợp triển khai nghiên cứu vùng thủ đô, tập trung xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng quận, huyện, ngành. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội năm 2030 và tầm nhìn năm 2050; quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội giai đoạn 2010, 2020 Quản lý trật tự xây dựng được tăng cường; hiện tượng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép giảm; việc thu hồi đất để hoang hóa, sử dụng sai mục đích được quan tâm chỉ đạo; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố được đẩy mạnh và đạt kết quả khá. Đang xây dựng thêm 40 khu đô thị mới và nhiều chung cư cao tầng hiện đại, xây dựng mới trên 6 triệu m2 nhà ở, nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người lên 7,5m2. Chỉ đạo xây dựng 70 tuyến phố văn minh, tạo diện mạo mới cho đô thị.
2.2. Thực trạng thị trường lao động ở thành phố Hà Nội.
2.2.1. Cung lao động.
2.2.1.1. Quy mô lực lượng lao động.
Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc khi tìm được việc, hay bao gồm những người có việc làm và thất nghiệp.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động gồm những người thuộc lực lượng lao động với độ tuổi: nam từ 15 đến 60 tuổi; nữ từ đủ 15 đến 55 tuổi.
Lực lượng lao động chia theo giới tính
Đơn vị: người
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số
1378999
1474783
1512542
1535520
1575951
1610723
1644016
Nam
SL
672917
721845
773540
780174
803517
825411
840652
TL
48,80
48,95
51,14
50,80
50.99
51,24
51,13
Nữ
SL
706082
752938
739002
755346
772434
785312
803364
TL
51,20
51,05
48,86
49,92
49,01
48,76
48,87
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng lực lượng lao động từ năm 2001 đến năm 2007 tăng lên rất lớn. Năm 2001 lực lượng lao động của thành phố là 178999 người nhưng đến năm 2007 đã tăng là 1644016 người, tức là tăng lên 265017 người. Trung bình mỗi năm có 44170 người tham gia vào lực lượng lao động. Trong đó tỷ lệ lao động lao động nam có xu hướng tăng lên và lao động nữ có xu hướng giảm đi trong lực lượng lao động: năm 2001 lao động nam chiếm 48,80% lực lượng lao động nhưng đến năm 2007 chiếm 51,13%; lao động nữ năm 2001 chiếm 51,20%, năm 2007 chiếm 48,87% lực lượng lao động. Như vậy có thể nói rằng lực lượng lao động nam vẫn chiếm ưu thế về số đông so với lực lượng lao động nữ. Đó là do một bộ phận lực lượng lao động nữ có xu hướng làm nội trợ, sinh đẻ, hưởng thụ và trong gia đình chỉ cần có nam giới tham gia vào thị trường lao động.
2.2.1.2. Tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động.
Tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
Đơn vị: Người, %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
LLLĐ
1378999
1474783
1512542
1535520
1575951
1610723
1644016
Trong ĐTLĐ
1311135
1390061
1448464
1467224
1504431
1556328
1592367
Tỷ lệ Trong ĐTLĐ/LLLĐ
95,08
94,26
95,77
95,55
95,46
96,62
96,86
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
LLLĐ trong độ tuổi chiếm trong tổng lực lượng lao động của thành phố Hà Nội khá cao. Tỷ lệ LLLĐ trong độ tuổi lao động có xu hướng ngày càng tăng lên, năm 2001 tỷ lệ người tham gia LLLĐ trong độ tuổi lao động chiếm 95,08% lực lượng lao động thì đến năm 2007 đã là 96,86%, tức là tăng lên 1,78%. Trung bình mỗi năm tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 95,66%/năm.
2.2.1.3. Cơ cấu của lực lượng lao động.
* Cơ cấu của lực lượng chia theo nhóm tuổi.
Cơ cấu và số lượng lực lượng lao động trong độ tuổi
lao động theo nhóm tuổi
Đơn vị: người, %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
LLLĐ
trong
ĐTLĐ
SL
1311135
1390061
1448464
1467224
1504431
1556328
1592367
TL
100
100
100
100
100
100
100
15 – 24
SL
213220
222848
234797
214823
204465
207626
231380
TL
16,26
16,03
16,21
14,64
13,59
13,34
14,53
25 – 34
SL
385253
406058
425995
465264
458421
486371
511966
TL
29,38
29,21
29,41
31,71
30,47
31,25
32,15
35 – 44
SL
424164
427038
419486
395869
413282
440765
423749
TL
32,35
30,72
28,96
26,98
27,47
28,32
26,61
45–55
(60)
SL
288498
334117
368186
391268
428263
421566
425272
TL
22
24,04
25,42
26,66
28,47
27,09
26,71
Ngoài ĐTLĐ
SL
67864
84722
64078
68296
71520
54395
51649
TL
5,18
6,09
4,42
4,65
4,75
3,50
3,24
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Từ bảng trên có thể thấy rằng, LLLĐ trong động độ tuổi từ 15 – 24 có xu hướng tăng lên về số lượng nhưng lại giảm đi về tỷ lệ: năm 2001 LLLĐ trong độ tuổi từ 15 – 24 là 213220 người chiếm 16,26% lực lượng trong độ tuổi lao động thì đến năm 2007 con số này là 231380 người chiếm 14,53%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là ở độ tuổi này nhiều người còn đang tham gia học tập và tham gia lực lượng quân sự.
LLLĐ trong động độ tuổi từ 25 – 34 tăng lên cả về số lượng và tỷ lệ: năm 2001 là 385253 người chiếm 29,38% đến năm 2007 tăng lên là 511966 người chiếm 32,15% lực lượng trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân là do ở độ tuổi này nhiều người đã học tập xong và có lợi thế về trình độ chuyên môn.
LLLĐ trong động độ tuổi từ 35 – 44 giảm đi cả về số lượng và chất lượng: năm 2001 là 424164 người chiếm 32,35% đến năm 2007 con số này là 423749 người chiếm 26,61% lực lượng trong độ tuổi đó là do trong những năm gần đây Nhà nước thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và cắt giảm biên chế nhằm thực hiện tiết kiệm.
LLLĐ nhóm cao tuổi có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng. Nếu như năm 2001 nhóm tuổi từ 45 – 55/60 có 288495 người chiếm tỷ lệ 22% lực lượng trong độ tuổi lao động thì đến năm 2007 có 425272 người chiếm tỷ lệ 26,71% . Còn lực lượng lao động ngoài độ tuổi lao động lại có xu hướng giảm cả về số lượng lẫn tỷ lệ năm 2001 là 67864 người chiếm 5,18% đến năm 2007 chỉ còn 51649 người chiếm 3,24% lực lượng lao động.
Nhìn chung, LLLĐ trong độ tuổi lao động từ 15 – 24 có xu hướng tăng lên về số lượng nhưng lại giảm đi về tỷ lệ; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động từ 35 – 44 và ngoài độ tuổi lao động có xu hướng giảm đi cả về số lượng lẫn tỷ lệ; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động từ 25 – 34 và 45 – 55/60 có xu hướng tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ lệ.
* Cơ cấu lao động chia theo trình độ văn hóa .
Chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung cũng như của thành phố nói riêng. Chất lượng của lực lượng lao động được hình thành thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Hà Nội là một thành phố có thế mạnh về giáo dục, trình độ học vấn của người lao động khá cao nhờ sự chú trọng đầu tư cho giáo dục. Điều này đã góp phần không nhỏ nâng cao trình độ văn hóa của người lao động.
Nền kinh tế của thành phố đang trong điều kiện hội nhập, tiếp cận với sự phát triển của khoa học – công nghệ hiện đại vì vậy đòi hỏi một lực lượng lao động có chất lượng cao nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của thành phố, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Bởi vì để tiếp cận được với khoa học – công nghệ thì phải có một trình độ văn hóa nhất định.
Dưới đây là thực trạng trình độ văn hóa của lực lượng lao động thành phố.
Cơ cấu và số lượng lực lượng lao động trong độ tuổi chia theo
trình độ văn hóa
Đơn vị: người, %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
LLLĐ
Trong
ĐTLĐ
SL
1311135
1390061
1448464
1467224
1504431
1556328
1592367
TL
100
100
100
100
100
100
100
Không
biết
chữ,
chưa
TNTH
SL
32516
25855
24479
27731
21664
17742
16242
TL
2,48
1,86
1,69
1,89
1,44
1,14
1,02
TNTH
SL
170448
174314
159766
141147
128629
109254
94109
TL
13,00
12,54
11,03
9,62
8,55
7,02
5,91
Tốt
ngiệp
THCS
SL
428741
453299
465536
478021
493002
513744
532647
TL
32,70
32,61
32,14
32,58
32,77
33,01
33,45
Tốt
nghiệp
THPT
SL
679430
736593
798683
820325
861136
915588
949369
TL
51,82
52,99
55,14
55,91
57,24
58,83
59,62
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Năm 2001, tỷ lệ số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học của lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 2,48% đến năm 2007 đã giảm xuống còn 1,02% so với tổng lực lượng lao động trong độ tuổi của thành phố.
Tỷ trọng người lao động có trình độ tiểu học liên tục giảm qua các năm; tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2001 là 13%, giảm xuống còn 5,91% năm 2007; trình độ phổ thông cơ sở tương đối ổn định, năm 2001 là 32,70%, đến năm 2007 là 33,45% ( tuy có tăng nhưng tăng không đáng kể) Đặc biệt tỷ trọng lao động có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học tăng mạnh, năm 2001 là 51,82% đến năm 2007 lên tới 59,62%.
Trình độ văn hóa của người lao động có xu hướng tăng chứng tỏ những năm gần đây thành phố đã có chính sách đầu tư cho giáo dục đúng đắn. Toàn thành phố đã phổ cập tiểu học, thành phố đã bắt đầu thực hiện chính sách cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay tiền để học đại họccó thể nói vấn đề giáo dục được chính quyền thành phố coi như quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao.
* Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Cơ cấu và số lượng lực lượng lao động trong độ tuổi chia theo
trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đơn vị: người, %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số
1311135
1390061
1448464
1467224
1504431
1556328
1592367
Chưa
qua đào
tạo
SL
673273
718903
704538
603224
559692
513257
486705
TL
51,35
51,72
48,64
41,11
37,20
32,98
30, 56
Đã qua
đào
tạo nghề
SL
272190
249653
287003
373291
432863
483414
516549
TL
20,76
17,96
19,81
25,44
28,77
31,06
32,44
THCN
SL
103320
126209
135376
131259
142033
162378
186892
TL
7,88
9,08
9,35
8,95
9,44
10,43
11,74
CĐ,
ĐH
trở lên
SL
262351
295297
321547
359450
369834
397279
402221
TL
20,01
21,24
22,20
25,50
24,50
25,53
25,26
Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Từ bảng số liệu trên có thể thấy lực lượng lao động trong độ tuổi có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng liên tục qua các năm. Lao động chưa qua đào tạo giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng năm 2001 là 673273 người chiếm 51,35% lực lượng lao động trong độ tuổi đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 486705 người chiếm 30,56%. Lao động đã qua đào tạo cũng tăng mạnh cả về số lượng lẫn tỷ trọng, nếu như năm 2001 là 272190 người chiếm tỷ lệ 20,76% thì đến năm 2007 đã tăng lên 516549 người chiếm 32,44% lực lượng lao động trong độ tuổi. Lao động tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp tăng, năm 2001 là 103320 người chiếm tỷ lệ 7,88%, năm 2007 tỷ lệ này là 11,74% lực lượng lao động trong độ tuổi. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp từ cao đẳng đại học trở lên cũng tăng cả về số lượng lẫn tỷ lệ, năm 2001 là262351 người chiếm 20,01%, năm 2007 là 402221 người chiếm 25,26% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Với xu hướng chung là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động trong độ tuổi liên tục tăng qua các năm cho thấy công tác đào tạo nghề của thành phố đã đạt được hiệu quả. Các trung tâm đào tạo nghề đã phát huy được vai trò của mình trong việc cung cấp cho thị trường lao động một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Song bên cạnh đó thành phố cần phải tích cực hơn nữa trong công tác đào tạo nghề để có thể tạo ra một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao góp phần phát triển thị trường lao động của thành phố.
2.2.2. Cầu lao động
* Quy mô lao động có việc làm
_ Lao động trong độ tuổi lao động có việc làm.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chia theo tình trạng việc làm
Đơn vị: Người
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Trong ĐTLĐ
1311135
1390061
1448464
1467224
1504431
1556328
1592367
Có việc làm
1236620
1325970
1379460
1393910
1439660
1506211
1557490
Tỷ lệ có việc làm/trong ĐTLĐ
94,32
95,39
95,24
95,00
95,69
96,78%
97,81%
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Lao động trong độ tuổi lao động có việc làm chung toàn thành phố; năm 2007 là 1557490 người so với năm 2001 tăng 320870 người. Trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 45839 người.
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động có việc làm so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đều tăng qua các năm 2001 – 2007, năm 2001 là 94,32%, năm 2007 là 97,81% ( tăng 3,49% ).
Nhìn chung quy mô lao động trong độ tuổi có việc làm của toàn thành phố tăng nhanh. Điều này chứng tỏ nền kinh tế của thành phố đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, các chính sách tạo việc làm cho người lao động của thành phố đã được thực thi có hiệu quả. Đây cũng là hệ quả của những thay đổi trong phương thức tuyển dụng và sử dụng lao động mới.
Lao động trong độ tuổi lao động có việc làm theo khu vực thành thị, nông thôn.
Số lượng và tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi có việc làm
chia theo khu vực thành thị, nông thôn
Đơn vị : người
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số
1236620
1325970
1379460
1393910
1439660
1506211
1557490
Thành
thị
SL
681913
720981
772563
794236
875373
955326
997586
TL
51,14
54,37
56,00
56,98
60,80
63,43
64,05
Nông
thôn
SL
554710
604990
606896
599678
564284
550885
559904
TL
48,86
45,63
44,00
43,02
39,20
36,57
35,95
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Khu vực thành thị.
Năm 2001, lao động trong độ tuổi có việc làm khu vực thành thị là 681913 người chiếm 51,14% tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm. Trong đó nam có 341613 người chiếm 50,10%, nữ có 340300 người chiếm 49,90% tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm khu vực thành thị.
Năm 2007 có 997586 người trong độ tuổi lao động có việc làm chiếm 64,05% lao động trong độ tuổi có việc làm. Trong đó nam có 584010 người chiếm 58,54%, nữ có 413576 người chiếm 41,46% tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm khu vực thành thị.
Năm 2007 so với năm 2001 lao động trong độ tuổi lao động có việc làm khu vực thành thị tăng 12,91% bằng.
Khu vực nông thôn.
Năm 2001 lao động trong độ tuổi có việc làm khu vực nông thôn là 554.710 người chiếm 48,86% tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm. Trong đó nam có 273360 người chiếm 49,28%, nữ có 281350 người chiếm 50,72% tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm khu vực nông thôn.
Năm 2007 có 559904 người trong độ tuổi có việc làm chiếm 35,95% lao động trong độ tuổi có việc làm. Trong đó nam có 295741 người chiếm 52,82%, nữ có 264190 người chiếm 47,18% tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm khu vực nông thôn.
Năm 2007 so với năm 2001 lao động trong độ tuổi lao động có việc làm khu vực nông thôn giảm 12,91%.
Như vậy, có thể thấy tỷ lệ lực lượng lao động có việc làm ở khu vực thành thị có xu hướng ngày càng tăng và tỷ lệ lực lượng lao động có việc làm ở khu vực nông thôn có xu hướng giảm. Việc chuyển dịch lao động giữa các khu vực do quá trình đô thị hóa trong những năm gần đây, đặc biệt là việc thành lập thêm 5 quận mới ( Thanh xuân, Cầu giấy, Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai ) dẫn đến số lao động ở khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng này là việc lao động từ các tỉnh khác di cư về khu vực thành thị của Hà Nội làm việc và tìm việc làm.
Lao động trong độ tuổi lao động có việc làm theo nhóm tuổi
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có việc làm
chia theo nhóm tuổi
Đơn vị : %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số
SL
1236620
1325970
1379460
1393910
1439660
1506211
1557490
TL
100
100
100
100
100
100
100
15-24
SL
180670
199426
200987
189711
177078
200175
194686
TL
14,61
15,04
14,57
13,61
12,30
13,29
12,50
25-34
SL
366287
388509
410251
444239
441976
459093
483133
TL
29,62
29,30
29,74
31,87
30,70
30,48
31,02
35-44
SL
409692
413040
411769
383465
400657
423396
447778
TL
33,13
31,15
29,85
27,51
27,83
28,11
28,75
45-54
(60)
SL
279847
324995
356452
376495
419949
423547
431892
TL
22,63
224,51
25,84
27,01
29,17
28,12
27,73
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Năm 2001, lao động có viêc làm trong độ tuổi thuộc nhóm tuổi thanh niên (15- 24 tuổi) là 180670 chiếm 14,61% đến năm 2007 là 194686 người chiếm 12,50% lực lượng lao động có việc làm. Đó là do trong những năm gần đây đời sống của người dân được cải thiện vì vậy việc đầu tư cho giáo dục tăng lên nên số lượng lao động từ 15 tuổi chủ yếu vẫn còn đang đi học dẫn đến lao động có việc làm ở độ tuổi thanh niên 15 – 24 có xu hướng giảm.
Lao động có việc làm trong độ tuổi từ 25 – 34 tuổi cũng có xu hướng tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng năm 2001 là 366287 người chiếm 29,62; năm 2007 có 483133 người chiếm 31,02% lực lượng lao động có việc làm. Nguyên nhân của việc lực lượng lao động ở độ tuổi này tăng đó là vì họ có ưu thế về trình độ chuyên môn.
Lao động có việc làm trong độ tuổi từ 35 – 44 tuổi có xu hướng tăng lên về số lượng nhưng lại giảm đi về tỷ lệ. Nếu như năm 2001 là 409692 người chiếm tỷ lệ 33,13% thì đến năm 2007 con số này là 447778 người chiếm tỷ lệ 28,75% lực lượng lao động có việc làm.
Lao động ở độ tuổi già ( 45 – 55/60 ) lại có xu hướng tăng lên. Năm 2001 có 279847 người chiếm 22,63% đến năm 2007 có 431892 chiếm 27,73% tổng số lao động có việc làm.
Nhìn chung, lực lượng lao động có việc làm trong độ tuổi nhóm tuổi từ 24 – 35 tuổi và 45 – 55/60 tuổi có xu hướng tăng lên ; nhóm tuổi từ 15 – 24 tuổi và 35 – 44 tuổi có xu hướng tăng lên về số lượng nhưng lại giảm đi về tỷ trọng.
Lao động trong độ tuổi có việc làm theo nhóm ngành kinh tế
Trong tổng số 123660 người lao động có việc làm năm 2001 của thành phố Hà Nội, có 25,88% lực lượng lao động làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ; có 27,07% lực lượng lao động làm việc ở khu vực công nghiệp và xây; có 47,05% lực lượng lao động làm việc ở khu vực dịch vụ.
Trong tổng số 1557490 người lao động có việc làm năm 2007 của thành phố Hà Nội, có 18,76% lực lượng lao động làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chung cả nước là 56,8%); có 29,36% lực lượng lao động làm việc ở khu vực công nghiệp và xây dựng (chung cả nước là 17,9%)và có 51,88% lực lượng lao động làm việc ở khu vực dịch vụ (chung cả nước là 25,3%).
Như vậy có thể thấy tỷ trọng lao động có việc làm trong khu vực công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng lên và trong khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm xuống rõ rệt. Điều này cho thấy cơ cấu lực lượng có việc làm trong các ngành kinh tế của thành phố Hà Nội có xu hướng chuyển dịch tích cực theo đà phát triển chung của nền kinh tế.
Lao động trong độ tuổi có việc làm theo thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế được xem xét gồm: kinh tế nhà nước, kkinh tế ngoài nhà nước ( gồm : kinh tế tập thể, tư nhân và kinh tế cá thể hộ gia đình) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thực trạng việc làm của lao động ở 3 thành phần này như sau:
Số người và tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi có việc làm
chia theo thành phần kinh tế
Đơn vị :người
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số
SL
1236623
1325970
1379458
1393916
1439657
1506211
1557490
TL
100
100
100
100
100
100
100
Nhà
nước
SL
443790
483550
481470
488590
494150
502653
499987
TL
35,89
36,47
34,90
35,05
34,32
33,37%
32,10
Ngoài
nhà nước
SL
767420
809630
859800
864600
901110
955812
988363
TL
62,06
61,06
62,33
62,03
62,59
63,46
63,46
Có
vốn đầu
tư nước
ngoài
SL
25410
32790
38190
40720
44400
62056
78809
TL
2,05
2,47
2,77
2,92
3,08
4,12
5,06
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Trong tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm của thành phố năm 2001, lao động khu vực nhà nước có 443790 người, chiếm 35,89% so với tổng số; năm 2007 có 499987 người , chiếm 32,10%, so với năm 2001 giảm 3,79%.
Lao động trong độ tuổi có việc làm khu vực ngoài nhà nước năm 2001 có 767420 người, chiếm 62,06% so với tổng số; năm 2007 có 988363 người – chiếm 63,46%. So với năm 2001 tăng 1,4%.
Lao động trong độ tuổi có việc làm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2001 có 25410 người chiếm 2,05% so với tổng số. Năm 2007 có 78809 người, chiếm 5,06%. So với năm 2001 tăng 3,01%.
Có thể thấy, trong những năm qua, thành phố đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài nên đã đạt kết quả tốt trong việc thu hút lực lượng lao động tham gia vào thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Xu hướng chuyển dịch lao động của các thành phần kinh tế như trên cho thấy số người làm việc trong các thành phần đều tăng và cơ cấu lao động ở đây là: thành phần kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lao động lớn nhất (62 – 63,46), khu vực nhà nước có vai trò chủ đạo, song lao động chỉ chiếm 34 – 35%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy tăng nhanh song chỉ chiếm trên 2% so với tổng số việc làm toàn thành phố.
2.2.3. Giá cả sức lao động.
* Thu nhập của người lao động.
Cùng với việc tạo ra việc làm mới, các doanh nghiệp Hà Nội đã có cố gắng đáng kể trong việc tăng thu nhập cho người lao động. Năm 2007, thu nhập bình quân của người lao động là 1,83 triệu đồng/tháng, là mức thu nhập tương đối cao so với thu nhập trong doanh nghiệp ở các địa phương khác trong cả nước. Lao động trong doanh nghiệp Nhà nước có mức thu nhập 1,92 triệu đồng trên tháng, cao hơn so với mức bình quân chung. Doanh nghiệp ngoài Nhà nước, do yêu cầu về chất lượng lao động tương đối thấp hơn và những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, khả năng trả công lao động còn hạn chế, mức thu nhập bình quân đạt 1,47 triệu đồng thấp hơn 22,8% mức bình quân chung. Lao động khi vực có vốn đầu tư nước ngoài hưởng thu nhập bình quân 3,36 triệu đồng/ tháng cao bằng 1,8 lần mức bình quân chung.
So với năm 2000, năm 2007 thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp tăng 64,8%. Thu nhập thực tế của người lao động được cải thiện, tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập không đồng đều, cụ thể thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước tăng 81,1%, trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 105,2% và trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tăng 12,3%.Thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng thấp có thể do tỷ lệ lao động người nước ngoài hưởng thu nhập cao đã giảm dần và được thay thế bằng lao động tại chỗ.
Các ngành có thu nhập cao bao gồm ngành tài chính tín dụng (năm 2007 bình quân 5,4 triệu đồng/tháng), ngành giáo dục (3,2 triệu đồng/tháng), y tế (2,8 triệu đồng/tháng), kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (2,7 triệu đồng/tháng), vận tải, kho bãi(2,3 triệu đồng/tháng). Đây là những ngành sử dụng lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Các ngành có thu nhập lao động thấp như nông nghiệp (thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng/tháng),thủy sản (1,23 triệu đồng/tháng), công nghiệp chế biến (1,7 triệu đồng/tháng), xây dựng (1,5 triệu đồng/tháng) do chất lượng lao động không yêu cầu cao. Tuy nhiên đây lại là những ngành có tốc độ tăng thu nhập cao nhất (tăng xấp xỉ 2 lần so với năm 2000). Điều này cho thấy tính cạnh tranh về chi phí đối với lao động có chất lượng thuộc loại trung bình và thấp ở Hà Nội ngày càng giảm và việc chuyển bớt các ngành như công nghiệp, nông nghiệp ra các tỉnh lân cận sẽ diễn ra mạnh hơn trong những năm sắp tới.
2.2.4. Thực trạng thiếu việc làm và thất nghiệp.
Thất nghiệp và thiếu việc làm là một hiện tượng kinh tế xã hội đối với các nước. Thất nghiệp và thiếu việc không những gây thiệt hại rất lớn cho cá nhân, gia đình mà còn thể hiện sự lãng phí nguồn lực, gây tâm lý lo ngại, là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội Do đó mỗi quốc gia đều phải tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm nhất là các thành phố lớn.
* Thiếu việc làm.
Thiếu việc làm bao gồm tất cả những người có việc làm nhưng thời gian làm việc dưới 35giờ/tuần và có khả năng làm thêm và sẵn sàng làm thêm.
Tỷ lệ lực lượng lao động thiếu việc làm liên tục giảm qua các năm. Nếu như năm 2001 tỷ lệ thiếu việc làm của thành phố là 4,95% đến năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn 2,32% lực lượng lao động có việc làm.
* Thất nghiệp.
Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên không có việc làm nhưng có nhu cầu và sẵn sàng làm việc, hiện đang tìm việc.
Tỷ lệ thất nghiệp của thành phố liên tục giảm. Năm 2001 tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 7,39%; năm 2007 tỷ lệ này đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 5,74% , bình quân năm giảm 0,4%/năm. Rõ ràng tỷ lệ thất nghiệp của thành phố có giảm song giảm chậm. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, song do là thành phố có thị trường lao động hoạt động khá sôi nổi, lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7444.doc