Khóa luận Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, 3

NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ, DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 3

1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) 3

1.1. Khái niệm chung về Thương mại điện tử 3

1.2. Lợi ích và hạn chế của Thương mại điện tử 4

1.2.1. Lợi ích của Thương mại điện tử 4

1.2.1.1. Lợi ích đối với tổ chức 4

1.2.1.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng 6

1.2.1.3. Lợi ích đối với xã hội 6

1.2.2. Hạn chế của Thương mại điện tử 7

1.2.2.1. Hạn chế về kĩ thuật 7

1.2.2.2. Hạn chế về thương mại 7

1.3. Ảnh hưởng của Thương mại điện tử 8

1.3.1. Tác động đến hoạt động Marketing 8

1.3.2. Thay đổi mô hình kinh doanh 9

1.3.3. Tác động đến hoạt động sản xuất 9

1.3.4. Tác động đến hoạt động ngân hàng 9

1.3.5. Tác động đến hoạt động ngoại thương 9

2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 9

2.1. Ngân hàng điện tử 9

2.1.1. Khái niệm 9

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng điện tử 12

2.1.3. Các cấp độ của Ngân hàng điện tử 12

2.2. Dịch vụ Ngân hàng điện tử 13

2.2.1. Lợi ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử 13

2.2.1.1. Đối với Ngân hàng 13

2.2.1.2. Đối với khách hàng 16

2.2.2. Rủi ro và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử 17

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT 20

2.2.3.1. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin 20

2.2.3.2. Sự phát triển của TMĐT 20

2.2.3.3. Môi trường pháp lý 21

2.2.3.4. Trình độ dân trí 22

2.2.3.5. Nguồn nhân lực 22

2.2.3.6. Môi trường cạnh tranh 23

2.3. Các dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu 24

2.3.1. Ngân hàng tại nhà (Home Banking) 24

2.3.2. Ngân hàng qua Internet (Internet Banking) 26

2.3.3. Ngân hàng qua điện thoại cố định (Phone Banking) 27

2.3.4. Ngân hàng qua mạng viễn thông không dây 28

2.3.5. Các dịch vụ Ngân hàng điện tử khác 29

2.3.5.1. Thẻ thanh toán (Payment Card) 29

2.3.5.2. Chuyển tiền điện tử (Remittance) 31

2.3.5.3. Chuyển tiền điện tử tại địa điểm bán hàng 32

2.3.5.4. Séc điện tử 33

2.3.5.5. Ví tiền điện tử 35

2.3.5.6. Tiền điện tử (E-cash) 36

2.3.5.7. Hối phiếu điện tử 37

CHƯƠNG II39. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM - DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 39

1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 39

1.1. Bối cảnh thúc đẩy sự ra đời và phát triển dịch vụ NHĐT 39

1.2. Tổng quan tình hình triển khai dịch vụ NHĐT ở Việt Nam. 40

2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM 44

2.1. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank 44

2.1.1. Giới thiệu chung 44

2.1.2. Thực tế triển khai NHĐT tại Vietcombank 45

2.1.2.1. Dịch vụ thẻ 45

2.1.2.2. Dịch vụ Internet Banking 48

2.1.2.3. Dịch vụ SMS- Banking. 49

2.1.2.4. Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác 49

2.2. Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank 51

2.2.1. Giới thiệu chung 51

2.2.2. Thưc tế triển khai NHĐT tại Vietinbank 52

2.2.2.1. Dịch vụ thẻ 52

2.2.2.2. Chuyển tiền điện tử 55

2.2.2.3. Dịch vụ Internet Banking

2.2.2.4. Dịch vụ Mobile Banking (SMS Banking) 57

2.2.2.5. Dịch vụ Home Banking 58

2.3. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV 58

2.3.1. Giới thiệu chung 58

2.3.2 Thực tế triển khai dịch vụ NHĐT ở NHĐT&PT Việt Nam 59

2.3.2.1. Dịch vụ thẻ 59

2.3.2.2. Dịch vụ Homebanking 61

2.3.2.3. Dịch vụ vấn tin tài khoản qua điện thoại di động (BSMS) 62

2.3.2.4. Dịch vụ chuyển tiền 62

2.4. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB Bank) 63

2.4.1. Giới thiệu về ngân hàng quốc tế VIB Bank 63

2.4.2. Thực trạng triển khai dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Quốc tế VIB Bank 63

2.4.2.1. Dịch vụ thẻ 63

2.4.2.2. Dịch vụ Internet Banking 66

2.4.2.3. Dịch vụ Mobile Banking 67

3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI E-BANKING TẠI VIỆT NAM 68

3.1. Một số kết quả thu được 68

3.2. Thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động dịch vụ NHĐT tại Việt Nam. 71

3.2.1. Thuận lợi 71

3.2.2. Khó khăn 74

3.3. Triển vọng phát triển dịch vụ NHĐT tại Việt Nam 75

CHƯƠNG III 78

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 78

TẠI VIỆT NAM 78

1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN E-BANKING TẠI VIỆT NAM 78

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 81

2.1. Các giải pháp vĩ mô 81

2.1.1. Đẩy mạnh hạ tầng công nghệ và thông tin quốc gia. 81

2.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử 82

2.1.3. Nâng cao hiểu biết và trình độ của người dân 83

2.1.4. Hỗ trợ, khuyến khích các Ngân hàng tham gia vào hoạt động thương mại điện tử. 83

2.2. Các giải pháp vi mô 83

2.2.1. Giải pháp về công nghệ thông tin 83

2.2.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 84

2.2.3. Giải pháp về hoạt động Marketing 86

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 87

3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước 87

3.1.1. Đầu tư cho xây dựng hạ tầng cơ sở 87

3.1.2. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định 88

3.1.3. Đầu tư cho giáo dục 88

3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng 89

3.2.1. Xây dựng một hệ thống mạng an toàn 89

3.2.2. Có chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh dịch vụ NHĐT 90

3.3. Kiến nghị với Doanh nghiệp 90

KẾT LUẬN 92

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng thương mại ở Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng thay vì chỉ tập trung vào các nghiệp vụ vay và cho vay như trước đây. Trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thẻ là dịch vụ có tiềm năng rất lớn do chi phí đầu tư ban đầu tương đối thấp, lợi nhuận cao. Ngoài các khoản thu phí dịch vụ, ngân hàng còn huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân với giá rẻ. Đa số các ngân hàng lớn đều đã phát hành các loại thẻ thanh toán mà chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa. Một số ngân hàng đại lí phát hành cho các loại thẻ tín dụng quốc tế như Master Card, Visa Card, American Express… Thẻ ghi nợ hiện là loại hình thẻ có tốc độ gia tăng cao nhất. Điều này phù hợp với tâm lý người Việt Nam là muốn kiểm soát chặt chẽ chi tiêu của mình, chỉ chi tiêu dựa trên số tiền mình có trong tài khoản, không mạo hiểm chi quá tay theo hình thức “vay trước trả sau” của thẻ tín dụng. Cùng với sự gia tăng số thẻ phát hành, các ngân hàng cũng lắp đặt nhiều máy rút tiền tự động ATM. Tính đến tháng 12/2008, cả nước ta có tổng gần 5.000 máy ATM. Hệ thống thẻ này đến nay đã khắc phục được hai thách thức lớn làm hạn chế tính năng của thẻ. Thứ nhất, các ngân hàng phát hành thẻ đã liên kết với nhau thành một hệ thống nên thẻ của ngân hàng này phát hành có thể sử dụng tại máy ATM của ngân hàng khác. Năm 2004, công ty Cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (VNSwitch, trước đây gọi là Banknet) bắt đầu ra mắt; và năm 2007, công ty Cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink được thành lập. Ngày 23/05/2008, hai hệ thống thanh toán thẻ Smartlink và Banknet Việt Nam chính thức được kết nối Nguồn: , cho phép trên 80% chủ thẻ Việt Nam có thể sử dụng liên thông trên 70% máy ATM của các Ngân hàng. Hai liên minh thẻ cho hay, sau 5 tháng kết nghiệp, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD); Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công thương nối thử nghiệm, hệ thống của hai bên đã liên thông. Đến nay, chủ thẻ của Vietcombank, VBARD, BIDV, Vietinbank và Techcombank đã có thể rút tiền từ bất kỳ ATM nào của 5 ngân hàng này nhờ hệ thống kết nối giữa 2 hệ thống Smartlink và Banknetvn đã hoàn tất. Tính đến tháng 06/2008, chủ thẻ có thể giao dịch trên 4.000 máy ATM của 5 ngân hàng, chiếm khoảng 64% tổng số máy tại thị trường Việt Nam. Thứ hai, số lượng các điểm thanh toán thẻ POS hiện nay là tương đối so với số thẻ phát hành và nhu cầu của người tiêu dùng. Cả nước đã có 15.987 đơn vị chấp nhận thẻ với gần 8.600 máy đọc thẻ. Theo hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng trưởng vượt bậc, bình quân 300%/năm. Tính đến cuối năm 2008, các ngân hàng trong nước đã phát hành được gần 14 triệu thẻ. Theo cục Công nghệ thông tin ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước. “Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng” của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2002 (giai đoạn 1) và đã có lượng thanh toán trung bình là 12.000 món/ngày với số tiền là 8000 tỷ đồng/ngày. Hệ thống đã kết nối thanh toán cho 232 chi nhánh tổ chức tín dụng và 50 ngân hàng thương mại. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có mức tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, tổng số món thanh toán điện tử sẽ đạt được mục tiêu tăng 30%. Khi đi vào vận hành giai đoạn 2 (tháng 03/2009) hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có thể kết nối được với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở 63 tỉnh, thành phố với công suất thiết kế xử lý 2 triệu giao dịch/ngày và 472 đơn vị tham gia thanh toán là các ngân hàng, chi nhánh của các tổ chức tín dụng trong cả nước giao dịch đạt khoảng 74.000 giao dịch/ngày và doanh số lên xấp xỉ 70.000 tỷ đồng/ngày Nguồn: Báo Bưu điện số 26 ra ngày 2/3/2009. . Thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ trong vòng 10 giây, đảm bảo an toàn, chính xác. Dự kiến, trong tháng 4, 5/2009, hệ thống sẽ tiếp tục được mở rộng thêm 500 chi nhánh tổ chức tín dụng, tiến tới tất cả các điểm giao dịch ngân hàng trên cả nước đều kết nối thanh toán trực tuyến Nguồn: .  Việc quản lý và khai thác hiệu quả Hệ thống thanh toán điện tử này sẽ tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử hiện đại, tiện ích cao cho xã hội, qua đó nâng cao vị thế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với quốc tế. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng sẽ là bước đột phá, tạo đà phát triển mới sau 7 năm nâng cấp và hiện đại hóa ngành Ngân hàng nước ta. Thống đốc cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật công nghệ, mở rộng thị trường và dịch vụ hiện đại, nhanh chóng bắt kịp nền công nghệ thông tin hiện đại của thế giới.   Thị trường mạng di động Việt Nam đến nay đã có tốc độ phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của rất nhiều nhà cung cấp. Phạm vi phủ sóng rộng, vươn tới cả các vùng sâu vùng xa, giá cước liên tục giảm cùng nhiều tiện ích đi kèm, có nhiều khuyến mại đặc biệt, nhiều chương trình lắp đặt miễn phí khiến cho ngày càng có nhiều người dân sử dụng điện thoại di động. Theo thống kê của bộ Thông tin và truyền thông công bố, tính đến tháng 06/2008 cả nước có hơn 48 triệu thuê bao di động, chiếm 56% dân số với mức tăng trưởng 41%/năm. Song song với mạng điện thoại di động, mạng Internet Việt Nam cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh. Theo trung tâm Thông tin Internet Việt Nam (VNNIC), cho đến nay đã có 17 nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet (ISP) được cấp phép hoạt động, trong đó có 10 ISP thực sự cung cấp dịch vụ và 8 ISP tham gia mạnh mẽ vào thị trường: VDC (VNPT), FPT, SPT, Netnam, Viettel, OCI, TIE, Hanoi Telecom. Các doanh nghiệp còn lại hoạt động yếu ớt, chiếm không quá 02% thị phần với số lượng thuê bao rất khiêm tốn. Trong số đó, VCD là nhà cung cấp dịch vụ ISP có nhiều tiềm năng nhất, chiếm khoảng 60% thị phần so với các nhà cung cấp khác. Số lượng người dân sử dụng Internet ở Việt Nam cũng không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tình hình phát triển Internet ở Việt Nam STT Chỉ tiêu thống kê Đến tháng 01/2007 Đến tháng 01/2008 Đến tháng 02/2009 1 - Số lượng người sử dụng Users 17.718.112 18.913.492 20.993.374 2 - Tỷ lệ số dân sử dụng Internet User per capita 21,05% 22,47% 24.58 % 3 - Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế Việt Nam Total International connection bandwidth of Vietnam 12.580   Mbps 18.188 Mbps 52902   Mbps 4 - Tổng băng thông kênh kết nối trong nước:     Total domestic connection bandwidth 26.744   Mbps 27.744 Mbps 62876   Mbps 5 (trong đó băng thông kết nối qua trạm trung chuyển VNIX:     (Connection bandwidth through VNIX) 21.000   Mbps 23.000 Mbps 25.000   Mbps 6 -  Tổng số tên miền .vn đã đăng ký:      Dot VN domain names 60604 62.693 97.533 7 -  Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký:      Vietnamese domain names 3.379 3.379 4.351 8 -  Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp      Allocated Ipv4 address 3.830.528   địa chỉ 3.831.552 địa chỉ 6686720   địa chỉ 9 -   Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64 đã cấp      Allocated Ipv6 address 16295032832  /64 địa chỉ 16295032832  /64 địa chỉ 42065885184  /64 địa chỉ 10 -  Tổng thuê bao băng rộng (xDSL)      Total broad bandwidth Subscribers 1.294.111 1.325.936 2.171.206 Nguồn: Trung tâm thông tin Internet Việt Nam, VNNIC Như vậy, tiềm năng thị trường di động và Internet ở Việt Nam là rất lớn. Đây cũng là một cơ hội không nhỏ cho các ngân hàng cung cấp dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking. Các ngân hàng Việt Nam cũng đã quan tâm đến dịch vụ chéo. Theo đó, ngân hàng liên kết với các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán… để cung cấp các dịch vụ có liên quan như bảo hiểm, mua bán chứng khoán, tư vấn đầu tư… Một số ngân hàng còn tự thành lập các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty kinh doanh địa ốc hay các liên doanh bảo hiểm. Hoạt động này không những phù hợp với xu thế thâm nhập lẫn nhau giữa ngành ngân hàng và doanh nghiệp mà còn mở ra những cơ hội phát triển lớn cho cả hai lĩnh vực. 2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM 2.1. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank 2.1.1. Giới thiệu chung Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN), tên giao dịch tiếng Anh là The Bank for Foreign Trade of Vietnam, viết tắt là Vietcombank. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2008, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 180 Chi nhánh và điểm giao dịch, 1 Hội sở chính, 1 Sở Giao dịch, 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài; 1.400 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia, với đội ngũ cán bộ gồm 8.944 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2008 lên tới xấp xỉ 220 nghìn tỷ VND (tương đương 13,4 tỷ USD). 2.1.2. Thực tế triển khai NHĐT tại Vietcombank 2.1.2.1. Dịch vụ thẻ Ngay từ những năm cuối thế kỉ XX, Vietcombank đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng. Tháng 08/1994, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên làm đại lý thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ, đã chính thức ứng dụng một số sản phẩm của E-Banking nhưng mới chỉ ở mức độ đơn giản như kiểm tra số dư tài khoản cho khách hàng, thông báo về lãi suất, tỷ giá. Tiếp theo, để mở rộng và phát triển loại hình dịch vụ còn tương đối mới mẻ này thời điểm đó, Vietcombank cho ra đời những sản phẩm mới mà đặc biệt là mở đầu cho việc phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam. Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 28/06/2008 và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay. Đến nay, Vietcombank luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường thẻ Việt Nam. Những mốc lịch sử đáng ghi nhận phát hành thẻ của Vietcombank: 1990: Là Ngân hàng Đại lý thanh toán thẻ Visa 1991: Là Ngân hàng Đại lý thanh toán thẻ Mastercard 1996: Phát hành thẻ Vietcombank MasterCard 1997: Phát hành thẻ Vietcombank Visa 1998: Là Ngân hàng Đại lý thanh toán thẻ JCB 2001: Là Ngân hàng Đại lý thanh toán thẻ DinersClub 2002: Ra đời sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên tại Việt nam mang tên Vietcombank Connect24 và dịch vụ Vietcombank Cyber Bill Payment. Chỉ trong vòng 1 năm sau khi phát hành, Vietcombank đã phát hành hơn 80.000 thẻ Connect 24 với doanh số thanh toán đạt 688 tỷ đồng. Connect 24 đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, một giải thưởng cao quý mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn nhận được cho sản phẩm hoặc thương hiệu của mình. Cũng trong năm này, Vietcombank đưa vào sử dụng hệ thống VCB-Online. Đây là hệ thống rất tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời gian, cho phép khách hàng được giao dịch ngay tại công ty, cơ quan hay nhà riêng mà không cần phải đến Ngân hàng. Khách hàng thông qua hệ thống E-Banking để chuyển tiền từ tài khoản không kì hạn sang tài khoản có kì hạn hay sang tài khoản đầu tư có lãi cao hơn. Thông qua VCB-Online, khách hàng có thể thực hiện thanh toán trả tiền cho các loại hình dịch vụ như trả tiền nước, trả tiền điện thoại, phí bảo hiểm… 2003: Độc quyền phát hành và thanh toán thẻ Amex tại Việt nam 2005: Kết hợp với Vietnam Airlines phát hành thẻ liên kết Vietcombank VietnamAirlines American Express (Bông Sen Vàng) 2006: - Kết hợp với Kênh truyền hình nổi tiếng MTV phát hành thẻ ghi nợ Vietcombank MTV Mastercard - Kết hợp với công ty truyền thông CMVN phát hành thẻ ghi nợ  nội địa Vietcombank SG24 - Cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ trực tuyến theo tiêu chuẩn quốc tế 2007: Phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank Connect24 Visa 2008: Là Ngân hàng Đại lý thanh toán thẻ China UnionPay (CUP) Các sản phẩm thẻ hiện nay Vietcombank đang cung cấp là: Thẻ ghi nợ nội địa: - Thẻ Vietcombank Connect24 - Thẻ Vietcombank SG24 Nguồn: www.vietcombank.com.vn Tại máy ATM của Vietcombank, chủ thẻ có thể sử dụng thẻ ghi nợ mang thương hiệu Vietcombank để: Rút tiền mặt từ tài khoản cá nhân tiền VNĐ hoặc USD. Kiểm tra số dư tài khoản. In sao kê các giao dịch gần nhất. Chuyển khoản trong hệ thống Vietcombank Thanh toán hoá đơn dịch vụ: Điện; nước, điện thoại, phí bảo hiểm… Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ Vietcombank MTV Thẻ Vietcombank Connect24 Visa Nguồn: www.vietcombank.com.vn Bên cạnh những tính năng của một thẻ ghi nợ nội địa, Thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank MTV MasterCard hay Vietcombank Connect24 Visa còn có những ưu việt như: Thanh toán tại hàng chục triệu Đơn vị chấp nhận thẻ và rút tiền tại hàng triệu ATM trên toàn cầu có biểu tượng của các Tổ chức thẻ quốc tế. Thanh toán qua mạng Internet Được giảm giá và hưởng các dịch vụ ưu đãi tại rất nhiều ĐVCNT của Vietcombank. Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ Vietcombank Visa Thẻ Vietcombank MasterCard Thẻ Vietcombank American Express Thẻ Vietcombank VietnamAirlines American Express (Bông Sen Vàng)  Nguồn: www.vietcombank.com.vn Vietcombank cũng đã liên kết với các đối tác lớn, uy tín như Vietnam Airlines và Kênh ca nhạc giải trí MTV Châu Á để cho ra đời các dòng sản phẩm thẻ liên kết có nhiều ưu đãi vượt trội phục vụ khách hàng. Để phục vụ các chủ thẻ một cách tốt nhất, Vietcombank không ngừng mở rộng mạng lưới Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) cũng như mạng lưới ATM. Đến hết tháng 12/2008, hệ thống thanh toán của Vietcombank đạt hơn 10.000 ĐVCNT và hơn 1.250 máy  ATM  trên khắp các tỉnh và thành phố sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong và ngoài nước. Vietcombank là ngân hàng duy nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có sản phẩm thẻ VCB- Connect 24 được bình chọn là Thương hiệu quốc gia, Sao Vàng Đất Việt, Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam… và là Ngân hàng duy nhất đạt kỷ lục Guiness Việt nam “Ngân hàng có nhiều sản phẩm thẻ nhất”. Vietcombank cũng là ngân hàng đặt nền móng đầu tiên cho việc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến bằng thẻ cho các hãng Hàng không, công ty du lịch và các hãng Viễn thông lớn của Việt Nam. 2.1.2.2. Dịch vụ Internet Banking Vietcombank đã triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking đem đến cho khách hàng tiện ích mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần một chiếc máy tính kết nối mạng Internet, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của Vietcombank ngay tại nhà, tại phòng làm việc hoặc bất cứ nơi đâu trên thế giới. VCB-iB@nk cung cấp cho tất cả các khách hàng có sử dụng dịch vụ của Vietcombank. Khi sử dụng VCB-iB@nk, khách hàng có thể: Tra cứu thông tin các tài khoản mở tại Vietcombank Tra cứu các giao dịch của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế Xem và in sao kê tài khoản, sao kê tín dụng, sao kê thẻ ghi nợ quốc tế theo thời gian. Đăng kí trực tuyến để sử dụng các dịch vụ tiện ích như VCB- SMS Banking, nhân sao kê tài khoản hàng tháng qua e-mail. 2.1.2.3. Dịch vụ SMS- Banking. VCB SMS-Banking là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động giúp khách hàng truy vấn thông tin ngân hàng bất kì lúc nào bằng cách dùng điện thoại di động của mình nhắn theo cú pháp quy định gửi tới tổng đài 8170. Tất cả các khách hàng cá nhân hiện đang sử dụng mạng di động của Vinaphone, Mobilephone, Viettel đều có thể sử dụng dịch vụ VCB SMS-Banking. Bất cứ lúc nào 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần (24x7), dịch vụ VCB SMS-B@nking qua tổng đài 8170 hỗ trợ bạn cung cấp các: Thông tin về số dư tài khoản Thông tin hạn mức của tất cả các loại thẻ tín dụng Thông tin 05 giao dịch gần nhất và chi tiết từng giao dịch Thông tin về tỉ giá, lãi suất Thông tin địa điểm đặt máy ATM, quầy giao dịch Dịch vụ trợ giúp các cú pháp sử dụng VCB SMS-B@nking 2.1.2.4. Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác Dịch vụ VCB- Money Đây là dịch vụ được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại giúp Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua hệ thống máy tính tại trụ sở của Khách hàng mà không cần trực tiếp tới ngân hàng. Lợi ích khi sử dụng sản phẩm này là: Xử lý giao dịch trực tuyến Sử dụng các giải pháp bảo mật tiên tiến (chữ ký điện tử, công nghệ bảo mật secureID với RSA Token) Khả năng quản lý thông tin tập trung: giúp truy vấn và cập nhật thông tin tức thời về tài khoản mở tại NHNT Việt Nam, tỷ giá, lãi suất và biểu phí. Dịch vụ báo có điện tử trực tuyến cung cấp thông tin đầy đủ, tức thời về các giao dịch ghi có vào tài khoản giúp đẩy nhanh tốc độ thanh toán của khách hàng. Cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến đối với các giao dịch Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Mua bán ngoại tệ, chuyển tiền đi nước ngoài, Trả lương tự động. Dịch vụ VCB-eTOUR VCB-eTour là dịch vụ thanh toán tour du lịch trực tuyến hiện đại và tiện lợi nhất, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. VCB-eTOUR cho phép khách hàng: Đặt và thanh toán trực tuyến các cước phí dịch vụ du lịch trong và ngoài nước, 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần (24x7) Bảo mật mọi thông tin giao dịch trong quá trình thực hiện thanh toán với: Công nghệ mã hoá đường truyền SSL Công nghệ bảo mật và xác thực của VerisignSecured Công nghệ tạo mật khẩu tự động OTP theo chuẩn quốc tế cho phép khách hàng lựa chọn hình thức nhận mật khẩu từng lần qua điện thoại di động nếu đã sử dụng dịch vụ VCB-SMS B@nking Thực hiện giao dịch một cách đơn giản: Đặt dịch vụ du lịch (tour, phòng, vé máy bay...) tại trang web của công ty du lịch mà Vietcombank có thoả thuận cung cấp dịch vụ. Lựa chọn phương thức thanh toán trực tuyến qua tài khoản tại Vietcombank. Dịch vụ VCB-eTopup Đến với dịch vụ VCB–eTopup của Vietcombank, bạn có thể: Nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu từ chính điện thoại mà bạn đang sở hữu hoặc từ các ATM của Vietcombank trên toàn quốc. Có ngay tiền trong tài khoản trong giây lát. Không còn gặp phải những phiền toái với thẻ cào như vẫn thường gặp. Mang lại cho bạn phong cách tiêu dùng hiện đại, trẻ trung, tiết kiệm, thân thiện với môi trường và đặc biệt an toàn. 2.2. Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank 2.2.1. Giới thiệu chung Ngân hàng Công thương Việt Nam- VietinBank được thành lập ngày 26/03/1988, ban đầu với tên gọi là Ngân hàng chuyên doanh, sau đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam, tên giao dịch tiếng Anh là Vienam Bank for Industry and Trade, viết tắt là VietinBank, sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tính đến hết ngày 31/12/2008, nguồn vốn huy động đạt trên 174.600 tỷ đồng - tăng 17% so với năm 2007; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến cuối năm 2008 đạt gần 120.000 tỷ đồng - tăng 18,2% so với năm trước; nợ xấu chiếm 1,09% trên tổng dư nợ; tổng tài sản tăng 18%; vốn tự có đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Tổng thanh toán của Vietinbank năm 2008 đạt 6,2 triệu giao dịch, tăng 29,4%, với tổng doanh số 2,8 triệu tỷ đồng, tăng 29,1% so với năm 2007. Hiện, VietinBank có 4 công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê tài chính, Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán, Công ty quản lý nợ và Khai thác tài sản, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm thẻ, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đến nay, VietinBank là thành viên chính thức nguồn: của: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) Hiệp hội các ngân hàng Châu Á (AABA) Hiệp hội Tài chính Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế Vietin Bank đồng thời là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA; có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới; đặc biệt Ngân hàng Công thương là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO: 9001:2000. VietcomBank luôn phấn đấu và giữ vững vai trò tiên phong của mình trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại tại Việt Nam, không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu khách hàng, với phương châm “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại”. 2.2.2. Thưc tế triển khai NHĐT tại Vietinbank 2.2.2.1. Dịch vụ thẻ Kể từ khi phát hành chiếc thẻ đầu tiên (năm 2001) đến nay, khối lượng thẻ mà VietinBank phát hành không ngừng gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tính đến cuối năm 2008, tổng số thẻ ATM đã phát hành lên gần 2 triệu thẻ, thu hút thêm 416 tỷ đồng tiền gửi. Doanh số thanh toán thẻ đạt trên 626 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2007. Thẻ ATM Hệ thống ATM của NHCT Việt Nam được triển khai hoạt động 24/24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần với đầy đủ tiện ích như một ngân hàng thu nhỏ. Khách hàng sử dụng ATM được cung ứng các dịch vụ rút tiền tự động, chi lương cho cán bộ, công nhân viên qua thẻ ATM, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm, mua thẻ cào tại các máy ATM của VietinBank, số dư trên thẻ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Chủ thẻ được hưởng các giá trị gia tăng khác như ưu tiên giảm giá khi mua sắm hàng hóa dịch vụ… tại các điểm chấp nhận thẻ NHCT Việt Nam; không thu phí thường niên đối với khách hàng sử dụng thẻ. Với mục đích hỗ trợ khách hàng và nhằm hoàn thiện dịch vụ thẻ, NHCT Việt Nam đã liên kết với Bảo Việt và Bảo Hiểm châu Á tặng miễn phí dịch vụ Bảo hiểm con người tại năm đầu tiên phát hành cho chủ thẻ VietinBank. Với hệ thống ATM trên toàn quốc, khách hàng có thể giao dịch trên máy ATM mọi lúc mọi nơi. Từ sản phẩm ATM truyền thống, đến nay, NHCT đã phát hành các loại thẻ: - Năm 2004: Sản phẩm thẻ ATM C-Cash dành cho đối tượng công nhân viên chức Sản phẩm thẻ ATM S-Cash dành cho đối tượng sinh viên Sản phẩm thẻ ATM G-Cash dành cho đối tượng khách hàng VIP Sản phẩm thẻ ATM Pink-Cash dành cho đối tượng là phụ nữ Tháng 10, cung cấp 2 loại thẻ mới là: Vietinbank Cash Card và thẻ tín dụng quốc tế Visa Card và Master Card. VietinBank Cash là loại hình thẻ nạp tiền trước và sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các cơ quan chấp nhận thẻ. Đây được xem là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên công nghệ Thẻ thông minh (Thẻ Chip) đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, đáng tiếc là ngay sau khi phát hành được một thời gian ngắn, thẻ Chip CashCard của NHCT đã bị từ chối thanh toán do chi phí phát hành thẻ quá đắt, 1-2USD/chiếc, trong khi chi phí phát hành thẻ Từ chỉ vài cent. Hơn nữa, để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ này đòi hỏi phải nâng cấp toàn bộ hệ thống, nâng cấp máy chủ, máy in ấn, phát hành thẻ, đọc thẻ… Đầu tư quá lớn trong khi nguồn thu từ thẻ không cao chính là gánh nặng tài chính lên khách hàng sử dụng loại thẻ này. Thất bại từ lần này hoàn toàn không hề phủ định cho việc thanh toán bằng thẻ Chip thay thế cho thẻ Từ cho thời gian tới, trái lại, đó là bước tiếp cận gần hơn của NHCT tới thị trường loại thẻ có độ an toàn cao và công nghệ vượt trội này. - Năm 2006: Thẻ ATM được bổ sung thêm chức năng DEBIT, thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các điểm thanh toán (POS) và mang thương hiệu E-partner: Thẻ E-partner G-Card: Thẻ E-partner C-Card Thẻ E-Partner S-Card Thẻ E-Partner Pink-Card Nguồn: Thẻ tín dụng quốc tế Nhận thấy thị trường thẻ tín dụng Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng, mức độ cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt, NHCT đã nhanh chóng tìm cho mình chỗ đứng khi chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế năm 2004. Đối với thẻ tín dụng quốc tế, VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế công nghệ thẻ Chip, theo chuẩn EMV. Trong năm 2005, ngân hàng Công thương đã chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế VisaCard và Master Card, phục vụ nhu cầu thanh toán hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt của khách hàng đi công tác, du lịch trong và ngoài nước, các du học sinh, các cá nhân có nhu cầu mua sắm tại hơn 10.000 điểm chấp nhận thẻ tại Việt Nam, hơn 20 triệu điểm chấp nhận thẻ và hơn 500 máy ATM trên toàn thế giới. Nguồn: Sự phát triển của thẻ Tín dụng VietinBank có thể tóm tắt qua một số mốc thời gian sau: - Giai đoạn 1997-2002: NHCT mới chỉ là đại lý thanh toán thẻ Visa/ Master Card cho ngân hàng UOB (United Overseas Bank- Singapore) - Năm 2004: Triển khai dịch vụ thanh toán trực tiếp thẻ Visa/Master Card, phát hành nội bộ thẻ tín dụng quốc tế Visa/ MasterCard - Năm 2005: NHCT chính thức phát hành thẻ tín dụng Visa/ MasterCard tại 82 chi nhánh toàn quốc. Cuối tháng 12/2005, NHCT triển khai dịch vụ kết nối hệ thống thẻ tín dụng quốc tế với hệ thống ATM, trở thành ngân hàng Thương mại thứ 2 của Việt Nam kết nối thành công hệ thống thẻ tín dụng quốc tế với hệ thống ATM cho phép chủ thẻ Visa Card và Master Card có thể rút tiền mặt tại các máy ATM. - Hiện nay, thẻ tín dụng quốc tế của NHCT có 2 loại: Visa Card ( Visa Gold và Visa Classic) và Master Card ( Master Gold và Master Classic) Cho đến nay, Vietinbank đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ liên quan như: chuyển đổi giao dịch thẻ vào Incas, Home Banking, thanh toán song phương với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tổn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.doc
Tài liệu liên quan