MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3
1. Khái niệm và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 3
1.1. Khái niệm 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Đặc điểm 3
1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 4
2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 6
2.1. Các phương tiện thanh toán quốc tế 6
2.1.1. Hối phiếu (Bill of Exchange) 7
2.1.2. Séc (Cheque, Check) 8
2.1.3. Kỳ phiếu (Promissory note) 9
2.1.4. Thẻ thanh toán (Credit card) 9
2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế 10
2.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 11
2.2.2. Phương thức ghi sổ (Open account) 13
2.2.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment) 14
2.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit) 17
2.3. Các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng 20
2.3.1. Thanh toán liên ngân hàng (Interbank of payment) 20
2.3.2. Phương thức thanh toán bù trừ (Clearing of payment) 21
2.3.3. Thanh toán qua tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước (Payment by account settled at National bank) 22
3. Các nhân tố tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt 22
3.1. Nhân tố khách quan 22
3.1.1. Nhóm yếu tố chính trị, xã hội, pháp luật 22
3.1.2. Nhóm yếu tố kinh tế 23
3.1.3. Nhóm yếu tố về khoa học công nghệ 24
3.1.4. Yếu tố tâm lý 25
3.2. Nhân tố chủ quan 25
3.2.1. Chiến lược phát triển của ngân hàng 25
3.2.2. Trình độ của thanh toán viên 26
3.3. Các văn bản pháp lý và các quy định trong thanh toán không dùng tiền mặt. 26
3.3.1. Văn bản pháp lý 26
3.3.2. Các quy định trong thanh toán tiền mặt 27
4. Quá trình phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt 29
4.1. Quá trình phát triển của công tác thanh toán 29
4.2. Quá trình phát triển của công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam 30
4.2.1. Trước năm 1990 30
4.2.2. Sau năm 1990 31
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM 34
1. Môi trường kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng 34
2. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam 40
2.1. Tình hình chung 40
2.2. Thực trạng của từng phương thức 45
2.2.1. Thanh toán bằng séc 45
2.2.2. Phương thức dùng thẻ thanh toán. 49
Hộp 2 53
2.2.3. Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền 56
3. Đánh giá chung tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt nam hiện nay 58
3.1. Những kết quả đạt được 58
3.2. Những hạn chế 60
3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế 63
3.3.1. Từ phía khách hàng 63
3.3.2. Từ phía ngân hàng. 65
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 68
1. Một số mục tiêu định hướng và phương hướng thực hiện trong thời gian tới của ngân hàng nhà nước 68
1.1. Một số mục tiêu định hướng của ngân hàng Nhà nước 68
1.2. Phương hướng thực hiện 69
2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt 71
2.1. Áp dụng cho mọi phương thức thanh toán 71
2.1.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ 71
2.1.2. Cải tiến các hình thức thanh toán truyền thống 72
2.1.3. Phát triển các hình thức thanh toán hiện đại 72
2.1.4. Mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng 73
2.1.5. Môt số giải pháp thu hút dân cư mở tài khoản các nhân và thanh toán qua ngân hàng. 74
2.1.6. Giải pháp về Marketing 75
2.2. Áp dụng cho từng phương thức 76
2.2.1. Thanh toán bằng séc 76
2.2.2. Thanh toán bằng thẻ thanh toán 77
2.2.3. Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ 80
2.2.4. Thanh toán bằng hình thức chuyển tiền và nhờ thu. 82
3. Kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt 84
3.1. Đối với Nhà nước 84
3.1.1. Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước : 84
3.1.2. Cải thiện Cán cân Thanh toán Quốc tế 85
3.1.3. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 86
3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước 87
3.3. Đối với khách hàng 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - Một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(hơn 1,5 lần). Có rất nhiều nhân tố tác động đến việc tăng doanh số cũng như tốc độ tăng doanh số nhưng trong đó phải kể đến sự chuẩn bị kế hoạch triển khai thực hiện mua bán ngoại tệ ngay từ đầu năm phục vụ cho thanh toán hàng nhập khẩu. Để tìm đầu ra cho nguồn vốn huy động ngoại tệ, các ngân hàng cũng thuyết phục khách hàng vay vốn trả nợ bằng ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, còn có sự ổn định tương đối về tỷ giá mua bán nói chung trên thị trường liên ngân hàng (bình quân tháng tăng 25 điểm). Bên cạnh đó sau khi ngân hàng Nhà nước ngừng phát hành ngân phiếu (01/04/2002) khối lượng thanh toán bằng tiền mặt giảm dần, ngân hàng thương mại thúc đẩy một loạt các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt truyền thống như nhờ thu, chuyển tiền,…và đưa ra các hình thức thanh toán mới như séc, thẻ thanh toán,…
Xét về mặt tỷ trọng của từng phương thức trên tổng các phương thức thanh toán thì chuyển tiền là một phương thức có tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên tỷ trọng này đang có chiều hướng giảm. Thay vào đó là việc tăng tỷ trọng của séc, thẻ thanh toán và các phương tiện thanh toán khác. Sự chuyển dịch cơ cấu này là tất yếu, phù hợp với xu thế hiện đại hoá của các ngân hàng cũng như của mọi lĩnh vực khác trong xã hội. Đặc biệt, khi áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại như séc, thẻ thanh toán sẽ nhanh gọn hơn, tiện ích hơn rất nhiều. Ngoài ra, sự phát triển số lượng tài khoản cá nhân thông qua thẻ thanh toán cũng là định hướng phát triển của ngành ngân hàng. Theo các chuyên gia ngân hàng nhận định, mặc dù thời điểm ban đầu hiệu suất sử dụng tài khoản thấp nhưng hiệu suất sử dụng sẽ tăng lên từ việc chuyển tiền, nhận tiền, thanh toán hoặc phát hành séc. Việc thay đổi cơ cấu này sẽ góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển.
Bên cạnh việc thúc đẩy tăng doanh số, các ngân hàng cũng không ngừng kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên. Các ngân hàng đều mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn …đã có những buổi học về thanh toán quốc tế do World Bank hướng dẫn.
Hệ thống máy móc, trang thiết bị cũng được các ngân hàng nâng cấp. Hiện nay ở hầu hết các ngân hàng đều sử dụng mạng SWIFT, mạng TELEX và kết nối mạng này trong toàn bộ hệ thống ngân hàng thay vì phải chuyển mọi chứng từ bằng thư như trước đây. Điều này đã làm cho việc thực hiện mọi giao dịch đều nhanh, an toàn và tiết kiệm hơn rất nhiều. Ngày nay, việc đưa thương mại điện tử vào ngân hàng, sử dụng Homebanking, Phonebanking, Telephonebanking…giúp hệ thống ngân hàng nước ta có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các ngân hàng trên thế giới và ngày càng nâng cao vai trò của mình trong dân chúng.
Đó là những thành công mà các ngân hàng Việt Nam đạt được trong năm qua. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều điều của hệ thống ngân hàng cần phải khắc phục.
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh còn nhiều bất cập.
Thứ hai, trình độ của đội ngũ công nhân viên chưa đồng đều. Còn không ít trường hợp làm trái ngành, trái nghề. Chính vì thế, nghiệp vụ truyền thống còn chưa quen họ đã phải “đối mặt” với máy móc hiện đại đòi hỏi phải xử lý nhanh và chắc tay nghề. Như vậy, chính việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng lại là một gánh nặng đối với họ.
Thứ ba, do thói quen cố hữu trong một phần đông dân chúng là thích giữ tiền mặt, thích dùng tiền mặt dù tiền mặt mang theo người tạo ra rất nhiều bất tiện, lãng phí. Vì vậy, để tạo thói quen không dùng tiền mặt không phải một sớm một chiều nhất là khi các giao dịch của họ không phải là lớn nhưng phí lại quá cao. Chi phí này bao gồm cả chi phí “nhìn thấy được” (như giá cả các dịch vụ) và chi phí “không nhìn thấy được”(như thời gian đi lại, thủ tục thanh toán). Ngoài ra việc sử dụng USD trong thanh toán và tích trữ cũng là một biểu hiện của nền kinh tế tiền mặt. Sự phát triển của nền kinh tế tiền mặt phần nào nói lên rằng chất lượng của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam chưa phát triển hoàn hảo.
Thứ tư, hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại chưa được “xã hội hoá”, các tiện ích trong thanh toán của ngân hàng thương mại hiện nay đã ở trong trạng thái sẵn sàng cung cấp nhưng dân cư chưa biết, chưa quen, chưa được phổ cập nên dân cư chưa có nhu cầu đến ngân hàng thương mại để sử dụng các tiện ích dành sẵn cho mình.
Thứ sáu, hầu hết các ngân hàng đều lúng túng khi xử lý rủi ro mặc dù ngân hàng nào cũng có một bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Bởi vì trên thực tế, các loại rủi ro mà ngân hàng bấy lâu nay thường gặp là loại rủi ro được dự báo và xử lý trên những đại lượng phân tích được – như rủi ro tín dụng chẳng hạn, còn việc tiên lượng và khắc phục những rủi ro như biến động của nền kinh tế và những tin đồn thất thiệt thì ngân hàng lại khó có thể đối phó thích hợp và nhanh chóng. Những rủi ro mà ngân hàng cổ phần Á Châu phải chịu do tin đồn trong tháng 10 vừa qua là một ví dụ điển hình. Chính vì thế, một ông giám đốc ngân hàng thương mại đã ví von khi bàn về rủi ro đối với ngân hàng thương mại “ Có thể nói giống như xây một ngôi nhà, người ta tính toán sao cho không xảy ra lún sụt, nứt tường, thấm dột. Còn những tai hoạ bất ngờ như động đất, bão lụt thì chịu” Nguồn: Theo báo Tiếp thị Sài Gòn
.
Sau đây để tìm hiểu rõ hơn về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam ta sẽ đi sâu vào ba phương thức thanh toán: Séc- Phương thức thanh toán hiện đang có tỷ trọng nhỏ nhất; Thẻ thanh toán – Phương thức hiện đại nhất đang được sử dụng và Chuyển tiền- Phương thức hiện có tỷ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng tụt giảm.
2.2. Thực trạng của từng phương thức
2.2.1. Thanh toán bằng séc
Từ xa xưa, tiền mặt luôn đóng vai trò quan trọng nhất, sau đó là đến séc. Ở các nước phát triển, tiền mặt chỉ chiếm 40%, séc và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 60%. Ở đây có sự khác biệt giữa séc và các phương tiện thanh toán khác, tức là các hình thức đó được dùng để thanh toán cho các giá trị lớn, còn séc chỉ được dùng cho các giá trị nhỏ hơn. Theo định nghĩa của Worldbank thì séc dùng để thanh toán cho các giá trị nhỏ hơn 1000 USD.
Lợi ích của séc tập trung vào ba nội dung:
- Séc là một phương tiện rất tiện lợi, an toàn so với tiền mặt.
- Séc đã được sự tin tưởng của người dân, doanh nhân, doanh nghiệp và các công ty trên toàn thế giới sử dụng.
- Séc là một phương tiện dễ dàng để thực hiện thanh toán, quản lý, tránh các rủi ro, hỗ trợ cho việc phát triển các nguồn lực từ bên ngoài.
Theo thống kê về tình hình sử dụng séc trong khu vực như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… thì hầu hết các nước đều đã có trung tâm xử lý séc và tất cả đều dùng séc cá nhân. Còn ở Việt Nam, theo ông Phó chủ tịch tập đoàn NCR khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Ở Việt Nam tiền mặt chiếm tới 99% và séc chỉ chiếm 1% trong khối lượng thanh toán” Nguồn: Tạp chí Tin học Ngân hàng số 2 (56) – 3/2003
.
Trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, séc cùng với những luật séc của Pháp đã được người Pháp mang đến và áp dụng tại Việt Nam, luật séc được sử dụng sớm nhất tại Việt Nam là luật 1865 của Pháp, được ban hành vào tháng 4 năm 1967. Như vậy séc có mặt tại Việt Nam từ thập niên 60 của thế kỷ 19. Tuy nhiên, ở thời kỳ này chỉ có các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng Pháp sử dụng séc và không phổ biến rộng rãi. Mãi đến thập niên 60 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã hình thành và phát triển, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam, thì việc mở tài khoản tại ngân hàng thương mại và được cấp sổ việc sử dụng séc để sử dụng mới trở nên dễ dàng đối với người Việt Nam.
Văn bản đầu tiên của Chính phủ Việt Nam về séc là Nghị định số 30/CP ngày 09/05/1996 về qui chế phát hành và sử dụng séc; thông tư 07/ TT - NH1 ngày 27/02/1996 hướng dẫn qui chế phát hành và sử dụng séc. Tính cho đến thời điểm này, đã hơn 7 năm – một thời gian đủ dài để tổng kết một cơ chế, một công cụ thanh toán thực sự đi vào cuộc sống hay chưa sau khi ban hành. Ta có thể xem xét tình hình sử dụng séc tại Việt Nam trong vòng ba năm trở lại đây Nguồn: Tạp chí Tài chính tháng 9/2003
:
PT thanh toán
Doanh số 2001
Doanh số 2002
Doanh số 5 tháng 2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Séc
2.948
0,3
4.480
0,4
2.755
0,6
Tổng các phương tiện
870.744
100
846.509
100
499.014
100
(Đơn vị: Tỷ đồng; % của từng phương thức trên tổng phương tiện thanh toán.)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy thực tiễn sử dụng séc đã không được như mong đợi. Mặc dù từ 1995, sau khi chỉ đạo triển khai mở rộng trên địa bàn toàn quốc về thanh toán trong khu vực dân cư, từ thí điểm ở hai địa bàn là TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội, ngân hàng Nhà nước đã đánh giá rất cao về khả năng mở rộng và phát hành và thanh toán séc để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân chúng. Nhưng cho đến nay, tỷ trọng thanh toán bằng séc là một con số còn quá nhỏ trên tổng doanh số của các phương tiện thanh toán. Hàng năm, con số này có tăng nhưng tăng lên một cách “ì ạch”, từ 0,3% năm 2001 lên 0,6% 5 tháng đầu năm 2003. Qua bảng ta thấy, về số tiền thanh toán bằng séc mỗi năm tăng chưa được 2 tỷ đồng- Đây là một con số còn quá nhỏ bé so với một đất nước có số dân xấp xỉ 80 triệu người và so với bề dày lịch sử và so với qui mô của nền kinh tế. Con số này chứng tỏ séc chưa thực sự là một phương tiện thanh toán chủ yếu của nền kinh tế.
Một điều nữa trong thanh toán séc hiện nay là, tại các ngân hàng, loại séc được sử dụng nhiều nhất là séc bảo chi và séc chuyển khoản. Séc các nhân cũng đã được sử dụng nhưng chưa rộng rãi so với hai loại séc trên (do rất nhiều lý do từ phía khách hàng cũng như từ phía ngân hàng và Nhà nước). Ta có thể xem xét tình hình sử dụng hai loại séc chuyển khoản và séc bảo chi tại một ngân hàng của Việt Nam sau đây:
Tình hình sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội năm 2002 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Hình thức
Năm 2001
Năm 2002
Số món
%
Số tiền
%
Số món
%
Số tiền
%
Séc thanh toán
3.805
6
454.828
3,8
5.378
7,7
742,200
3,9
Séc chuyển khoản
2.210
3,5
210.241
1,7
3.313
4,8
461.000
2,4
Séc bảo chi
1.782
2,5
244.587
2,1
2.065
2,9
281.200
1,5
Tổng doanh số
63.654
100
1.192.133
100
69.612
100
18.882.776
100
Séc chuyển khoản là lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với ngân hàng phục vụ mình về việc trích một tài khoản nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được hưởng có tên trên tờ séc. Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng trong phạm vi thanh toán giữa các ngân hàng ở cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc giữa các chi nhánh khác hệ thống ngân hàng nhưng các chi nhánh này có tham gia thanh toán bù trừ và giao nhận trực tiếp hàng ngày trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Séc bảo chi là một loại séc được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích trước số tiền trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài khoản “Đảm bảo thanh toán séc” nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của tờ séc đó. Ngân hàng bảo chi séc phải làm đầy đủ các thủ tục bảo chi như ký số tiền cần bảo chi vào một tài khoản và đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ bảo chi séc. Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng nhận được tờ séc bảo chi kiểm tra tính hợp lệ, chính xác, chữ ký, dấu bảo chi của ngân hàng phục vụ ngưới phát hành séc. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ có quyền ghi có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng. Nếu do sơ xuất sau khi kiểm tra, sau này phát hiện ra những séc không hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải chịu trách nhiệm. Séc bảo chi có phạm vi thanh toán rộng hơn séc chuyển khoản; séc bảo chi còn được sử dụng để thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh trong cùng hệ thống trong phạm vi cả nước.
Như vậy, séc bảo chi tiện ích hơn séc chuyển khoản rất nhiều nhưng một mâu thuẫn là người trả tiền thích thanh toán bằng séc chuyển khoản, còn bên thụ hưởng lại thích được thanh toán bằng séc bảo chi. Chính vì thế mà séc càng ít được sử dụng. Như thấy tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội séc thanh toán chỉ chiếm 3,8% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản của các năm đều thấp, chỉ được dùng để thanh toán cho những khoản tiền nhỏ. Doanh số thanh toán của séc bảo chi có tăng nhưng cũng không tăng mạnh.
Cũng như thanh toán bằng thẻ thanh toán, số khách hàng sử dụng séc không tốt, séc giả cũng tăng lên rất nhiều. Công nghệ khoa học càng hiện đại thì hình thức và cách thức sử dụng séc giả càng tinh vi hơn, thủ thuật hơn. Đây là một bất lợi cho thị trường séc vì nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh số mà còn ảnh hưởng đến cả lòng tin của khách hàng vào hình thức thanh toán vẫn còn chưa phổ biến này. Nhiều khi nó còn ảnh hưởng đến cả uy tín của ngân hàng phục vụ người trả tiền cũng như uy tín của ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Đây là mối hiểm hoạ lớn nhất cho thị trường séc.
Như vậy, hiện nay thực trạng thanh toán bằng séc của Việt Nam chưa thực sự khởi sắc. Nhưng không phải vì thế mà không có một tương lai cho thị trường séc. Ta phải thấy rằng mặc dù doanh số do thanh toán bằng séc tăng không nhiều nhưng cũng đã tăng, đó là một dấu hiệu đáng mừng. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, séc cũng đã được sự quan tâm của ngân hàng Nhà nước. Theo như buổi thuyết trình ngày 22/07/2003 tại Hà Nội, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo các Vụ, Cục chức năng soạn thảo nghị định mới về séc để trình lên Chính phủ ban hành thay thế cho những văn bản trước đây. Hội thảo đã đưa ra “Bài toán để phát huy hơn nữa vai trò của séc trong hoạt động thanh toán” cho mọi cấp : Phát hành và thanh toán séc trong phạm vi cả nước và mở rộng đối tượng sử dụng séc? Làm thế nào để bảo đảm an toàn cho quá trình sử dụng séc?
Ngoài ra, hiện nay số lượng khách hàng mở tài khoản cá nhân cũng tăng lên rất nhiều. Lấy ví dụ như tại TP Hồ Chí Minh, các ngân hàng thương mại phấn đấu đến hết năm 2003 số lượng tài khoản cá nhân phải đạt từ 180.000- 200.000 tài khoản và số dư từ 3.600 tỷ- 4.000 tỷ đồng, tuy nhiên đến 31/05/ 2003 đã đạt được 205.000 tài khoản, với số dư 3.867 tỷ đồng Nguồn: Tạp chí Tài chính tháng 9/2003
. Đây là cơ sở vững chắc để người dân tăng cường sử dụng séc cá nhân để thanh toán.
2.2.2. Phương thức dùng thẻ thanh toán.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại và thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển hết sức như hiện nay, thì dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ thanh toán đã trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như trên phạm vi toàn cầu. Tiếp thu và ứng dụng công nghệ thị trường thẻ ngân hàng, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng đang hướng vào cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thẻ. Để phát triển thị trường tiềm năng này, các ngân hàng thương mại đang tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến, thuê một số công ty nước ngoài tập trung phần mềm ứng dụng, đẩy mạnh chi phí tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo phù hợp dần với phương thức thanh toán mà ngân hàng đang thực hiện, cho phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại trong dân cư. Tiêu biểu trong khối ngân hàng thương mại phải kể đến: Vietcombank, ngân hàng Công thương Việt Nam …Đặc biệt nhiều ngân hàng thương mại cổ phần rất chú ý không chịu thua các ngân hàng thương mại nhà nước có qui mô lớn trong cuộc chạy đua phát triển dịch vụ này: Ngân hàng Cổ phần Á Châu (ACB), ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng cổ phần Đông Á, ngân hàng cổ phần Phương Nam, ngân hàng cổ phần Eximbank.
Theo hướng nói trên, các loại thẻ tín dụng của các tập đoàn nổi tiếng đang được phát hành và thanh toán như Master Card, Visa card. Nếu như đầu thập niên 90 của giai đoạn đầu phát triển thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam, mới chỉ có hai ngân hàng có uy tín được chấp nhận làm đại lý là Vietcombank và ACB; doanh số hoạt động thanh toán thẻ trước năm 1998 chưa bao giờ vượt quá 160 triệu USD trên năm thì trong năm 1999 đã đạt 194 triệu USD, và tính đến năm 2000 đã đạt 200 triệu USD. Doanh số phát hành thẻ cũng tăng trong mấy năm gần đây: 110 tỷ (1998), 170 tỷ (1999), 280 tỷ (2000) Nguồn: Tạp chí Ngân hàng tháng 10/2003
. Hiện nay còn có một loạt ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nhà nước như: Ngân hàng Công thương, ngân hàng Đông Á, Sài Gòn Thương Tín, Exim bank và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh cũng đã triển khai một số loại thẻ thanh toán quốc tế. Riêng Vietcombank còn thanh toán thẻ Amexcard hạn mức Visa/Master card chuẩn là 50 triệu đồng hoặc lớn hơn 50 triệu đồng là Visa/Master card vàng. Với tiện ích sử dụng dịch vụ trước của ngân hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ …tại gần 7000 điểm bán hàng chấp nhận thanh toán thẻ như: Các siêu thị, các nhà hàng, khách sạn, đại lý bán vé máy bay, công ty du lịch, cửa hàng bán đồ lưu niệm. Người sử dụng thẻ cũng có thể rút thẻ tại 500000 máy rút tiền tự động ATM hoạt động 24/24 giờ. Khách hàng còn có thể thanh toán và các khoản chi phí, học phí, sinh hoạt phí khi đi du học ở nước ngoài một cách tiện lợi. Ngoài ra, khách hàng còn có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền điện, nước sạch, cước điện thoại, thuê bao Internet. Do đó, thẻ thanh toán đã được người nước ngoài sống tại Việt Nam cũng như người dân có thu nhập cao khá ưa chuộng.
Bên cạnh thẻ tín dụng quốc tế, thẻ thanh toán nội địa - đó là các loại: VCB - ATM, Đông Á card, Sacombank card, Phương Nam card, Eximbank card cũng đang trên đà phát triển; điển hình và năng động hơn cả là ngân hàng thương mại và Cổ phần Á Châu với ACB card. Năm 2000 ACB phát hành được 581 thẻ, trong khi đó năm 2001 đã nhảy lên đến con số 4359 thẻ, tăng gấp 7,5 lần Nguồn: Tạp chí Tin học Ngân hàng số 3/2003
. Con số này chứng tỏ thị trường thẻ nội địa đã có những dấu hiệu khả quan, ở một vị trí nào đó đã khẳng định được sức cạnh tranh của mình so với thẻ quốc tế. Kể từ ngày 16/07/2003, khách hàng sử dụng thẻ Đông Á khi thanh toán tiền hàng tại hệ thống METRO mà không tốn bất kỳ một khoản chi phí nào, ngoài ra họ còn có thể được ngân hàng Đông Á cho vay thấu chi, mức tối đa là 50 triệu đồng (tùy vào đối tượng khách hàng). Điều này chứng tỏ các ngân hàng đã chú trọng tới việc đẩy mạnh sử dụng thẻ nội địa, có chính sách khuyến khích giúp thẻ nội địa ngày càng phát triển và cạnh tranh với thẻ quốc tế.
Ngân hàng đi đầu trong dịch vụ thẻ là Vietcombank. Tính đến nay, số lượng thẻ tín dụng quốc tế như: Vietcombank Visa, Visa Master Card, Visa American card của Vietcombank phát hành đã đạt trên 4000 thẻ, với doanh số trên 120 tỷ đồng, chiếm 45% thị trường phát hành thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam. Doanh số thanh toán 5 loại thẻ này năm 2002 là 100 triệu USD, sang 6 tháng đầu năm 2003 là 55 triệu USD Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 13/2003
.
Riêng loại thẻ cao cấp Visa American Express mới được đưa vào thị trường Việt Nam cho đối tượng là giới trung lưu, giới doanh nghiệp và khách hàng có độ tín nhiệm cao, đến nay đã phát hành được trên 1000 thẻ. Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Connect 24, hệ thống dịch vụ VCB – Online (hoàn tất và đưa vào sử dụng trong toán hệ thống từ 15/05/2002) do Vietcombank tự phát triển tuy mới ra đời nhưng đã được đông đảo khách hàng sử dụng.
Một sự kiện nổi bật nhất trong thời gian gần đây là việc bốn ngân hàng thương mại (Gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-VBARD, ngân hàng Ngân sách, ngân hàng Đầu tư và Phát triển–BIDV và Công ty Tin học CFTD (Hà Nội) đã thành lập Công ty Chuyển mạch tài chính quốc gia với thương hiệu Bank Net ra mắt ngày 20/10/2003 nhằm mục tiêu thiết lập một mạng lưới rộng khắp các thẻ được chấp nhận cũng như các điểm chấp nhận thẻ. Trước hết, Bank Net giúp các ngân hàng thành viên sử dụng thiết bị một cách có hiệu quả hơn, khai thác các tiện ích, chia sẻ các tiện ích của các hệ thống với nhau. Bên cạnh đó, Bank Net sẽ thiết lập kết nối tập trung với các tổ chức thẻ quốc tế (thay vì để các thành viên tự thực hiện). Dự kiến đến cuối năm 2003, cả bốn ngân hàng này, mỗi ngân hàng có bình quân 100 máy ATM, nâng tổng số thẻ phát hành trong cả nước lên 1,5 triệu chiếc Nguồn: www.Vnexpress.net
.
Bên cạnh những tín hiệu khả quan nêu trên, việc phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam còn rất hạn chế. Doanh số hoạt động chủ yếu vẫn tập trung chủ yếu vào VCB và ACB. Trong thời gian gần đây chúng ta cũng thấy tình trạng sử dụng và thanh toán thẻ giả mạo có chiều hướng gia tăng và đã gây ra những tổn thất về tài chính đối với nền kinh tế, đặc biệt là về tài chính đối với các ngân hàng.
Rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng nói chung xuất phát từ ba nguyên nhân sau:
Rủi ro do chủ thẻ: Là rủi ro do chủ thẻ gây ra chủ yếu là đối với các trường hợp chủ thẻ (vì lý do nào đó) không thanh toán các khoản nợ, phí cho ngân hàng phát hành thẻ.
Rủi ro do đơn vị chấp nhận thẻ: Là rủi ro do các đơn vị chấp nhận thẻ gây ra bằng cách thông đồng với các cá nhân sử dụng thẻ giả mạo để thanh toán, hoặc các trường hợp chính đơn vị chấp nhận thẻ cố tình thực hiện các giao dịch thẻ giả mạo.
Rủi ro do các cá nhân, tổ chức làm thẻ giả gây ra: Đây là loại rủi ro phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và cũng là loại rủi ro gây ra tổn thất lớn nhất đối với các tổ chức thẻ quốc tế và các ngân hàng phát hành thẻ.
Đối với Việt Nam, trong thời gian qua cho thấy rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ chủ yếu là do tình trạng sử dụng thẻ giả mạo để thanh toán, trong đó đặc biệt là đối với hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ.
Thật vậy, theo như số liệu thống kê dưới đây, cho thấy tình hình sử dụng thẻ giả mạo ở Việt Nam đối với hai loại thẻ đang được phát hành và thanh toán tại Việt Nam là Visa và Master Card trong các năm gần đây có chiều hướng gia tăng mạnh. Nếu như năm 1997, tổn thất do sử dụng thẻ giả mạo gây ra là 86.354 USD thì đến năm 1998, tổn thất này là 126.860 USD, và đến năm 1999 đã tăng lên 312.953 USD, tức tăng 147% so với năm 1998. Trong năm 2000, tình hình sử dụng thẻ giả mạo thanh toán ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh, lên đến 453.917 USD, tức tăng 45% so với năm 1999.
Tình hình thanh toán và sử dụng thẻ tín dụng
Visa và Master giả mạo ở Việt Nam Nguồn:Tổ chức thẻ Visa và Master card
Đơn vị: USD
Năm
1997
1998
1999
2000
Thẻ Master card
36.204
45.249
98.490
199.530
Thẻ Visa
50.150
81.611
214.463
254.387
Tổng cộng
86.354
126.860
312.953
453.917
Hộp 2
“An ninh điều tra (Bộ công an) đã kết thúc điều tra vụ án tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, đồng thời chuyển hồ sơ sang VKSND Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị truy tố năm người Đài Loan. Các bị can đã thanh toán cả trăm nghìn USD tiền hàng bằng những thẻ giả này.
Từ 22/11/2000 đến 13/02/2001, Chen Chen Ming cùng Li Chih Hung, Hsich Chen Lung, Chen Chich Hsien và Li chich Chung, tuổi từ 18 đến 33, đã tổ chức đưa thẻ giả vào Việt Nam để sử dụng. Chúng đã thực hiện 138 lượt thanh toán mua hàng và giao dịch tại 16 đơn vị chấp nhận thẻ, trị giá 85.100 USD và hơn 100 triệu đồng. Tiếp đó, từ 17 đến 21/ 02/ 2001,chúng sử dụng 10 thẻ tín dụng giả trong số 105 thẻ mang vào Việt Nam, thực hiện 21 lần thanh toán mua hàng và dịch vụ Karaoke, trị giá gần 23.000 USD.
Và một thực tế đáng buồn, đang làm đau đầu các nhà chức trách là thẻ giả ngày càng quấy nhiễu, hoành hành mạnh trên thị trường. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này qua một bài viết trên báo Tuổi trẻ.
Lần cuối chúng dùng thẻ giả mua vàng, nữ trang ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh thì mới bị phát hiện. Đây là loại tội phạm triệt phá rất khó khăn, bởi vì cơ quan chức năng chưa thể ngăn chặn thẻ giả vào Việt Nam.”
(Báo Tuổi trẻ)
Nguồn: www.Vnexpress.net (17/10/2003)
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng thẻ gian lận, giả mạo gia tăng tại Việt Nam trong thời gian qua là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
Sự gia tăng số lượng khách quốc tế vào Việt Nam trong những năm gần đây đã kéo theo sự gia tăng những đối tượng sử dụng thẻ giả mạo từ nước ngoài vào Việt Nam để sử dụng.
Một số đơn vị chấp nhận thẻ chưa nhận thức được rủi ro có thể xảy ra khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Vì vậy, trong một số trường hợp, họ chưa tuân thủ theo các thủ tục chấp nhận thanh toán thẻ do ngân hàng hướng dẫn.
Một số ngân hàng chưa chú trọng đến việc hướng dẫn đơn vị chấp nhận thẻ các biện pháp để nhận dạng các trường hợp sử dụng thẻ giả mạo để thanh toán.
Các ngân hàng thương mại của Việt Nam chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để kịp thời phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp sử dụng thanh toán thẻ giả mạo thanh toán tại Việt Nam.
Ngày nay, ngành công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có lĩnh vực công nghệ thẻ ngân hàng, góp phần đưa phương thức thanh toán bằng thẻ trở nên hiện đại hơn. Nhưng bên cạnh những thành tựu do công nghệ thông tin mang lại cũng còn có không ít những hạn chế: Các trường hợp làm thẻ giả bằng cách sử dụng các kỹ thuật công nghệ cao để sao chép những dữ liệu được lưu trữ trong thẻ thật, thâm nhập cơ sở dữ liệu của các ngân hàng phát hành thẻ…
Tóm lại, thanh toán bằng thẻ vẫn chưa thành hình ở nước ta như ở các nước phát triển. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường thẻ ở Việt Nam nhưng có thể thấy ba yếu tố chủ yếu sau:
Thứ nhất, cơ sở h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở việt nam - một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.doc