MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH, VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN, TIỂU PHẨM BÁO CHÍ VÀ DẠNG BÀI “PHỎNG VẤN PHIẾM CHỦ” 6
1.1 Khái niệm về phong cách và phong cách ngôn ngữ 6
1.1.1 Khái niệm về phong cách 6
1.1.2 Phong cách ngôn ngữ 7
1.1.3 Phong cách ngôn ngữ báo chí 8
1.2 Thể loại phỏng vấn 10
1.3 Thể loại tiểu phẩm báo chí 12
1.4. Xu hướng giao thoa giữa các thể loại báo chí 17
1.5. Dạng bài “phỏng vấn phiếm chủ” 19
Tiểu kết chương 1 24
CHƯƠNG 2: NHÀ BÁO LÊ THỊ LIÊN HOAN VÀ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC DẠNG BÀI “TIỂU PHẨM – PHỎNG VẤN PHIẾM CHỦ” 25
2.1. Chân dung nhà báo Lê Thị Liên Hoan 25
2.2 Nghệ thuật tổ chức dạng bài “Tiểu phẩm – Dạng bài phỏng vấn phiếm chủ” 30
2.2.1 Dung lượng của tác phẩm 30
2.2.2 Tít 30
2.2.3 Ngôn ngữ 32
2.2.4 Phương pháp dẫn chuyện 49
2.2.5 Cái tôi tác giả 54
2.3 Nhận xét chung về nghệ thuật tổ chức tác phẩm 55
Tiểu kết chương 2 58
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG PHẢN ÁNH, HIỆU QUẢ XÃ HỘI VÀ ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NHÀ BÁO LÊ THỊ LIÊN HOAN 59
3.1 Nội dung phản ánh trong tiểu phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan 59
3.1.1 Về mảng văn hóa – nghệ thuật 59
3.1.2 Về các vấn đề xã hội 60
3.1.3 Về chính sách quản lý của nhà nước 61
3.1.4 Các vấn đề khác về giáo dục, thể thao, kinh tế v.v 62
3.2 Hiệu quả xã hội phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan 64
3.3 Đặc trưng phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan 68
Tiểu kết chương 3 75
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, tạo một cơ hội mở cho sự phong phú của ngôn ngữ thường ngày, ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ của tiểu phẩm thường dùng theo lối văn học, người viết có khả năng tu từ với vốn từ phong phú. Tuy mỗi người có phong cách riêng nhưng mọi thủ thuật đều nhằm mục đích tạo ấn tượng mạnh và ảnh hưởng trực tiếp tới người đọc. Lê Thị Liên Hoan sử dụng ngôn ngữ đậm chất luận lý và sự châm chích mỉa mai cay nghiệt rõ nét từng đoạn. Cứ mỗi nhân vật nói là một lần họ xoáy vào vấn đề, nêu rõ nguyên nhân của sự kiện hiện tượng.
Ví dụ như về vấn đề nhiều trường đại học thành lập không đủ tiêu chuẩn Tóm lại, nếu nói một cách nghiêm khắc thì những trường như thế chả đáng gọi là đại học. Chúng thiếu nhiều tiêu chuẩn rất tối thiểu và biện giải Nói thẳng ra là kinh doanh gian dối(...) Sự gian dối này làm mất thời gian, mất tiền bạc kèm theo mất lòng tin. Ngôn ngữ của Lê Thị Liên Hoan không thiếu đi chất lý luận sắc bén, với lý lẽ, luận chứng cần có ở nhà viết tiểu phẩm báo chí.
Như về vấn đề Vedan đạt giải thưởng, một giải thưởng đặt ra thu tiền của doanh nghiệp với mục đích xấu: Tôi xin nói thẳng ra (tác giả rất thích dùng từ “nói thẳng” khi lý giải vấn đề) là để chia nhau. Nếu như có hàng trăm doanh nghiệp đóng lệ phí, cứ mỗi doanh nghiệp vài chục triệu như thế thì sự chia nhau ngon tới mức nào. Cho nên người ta tìm đủ cớ, đủ dịp và đủ tên gọi để nặn ra các giải thưởng, coi như một cú làm ăn, một vụ "áp phe" danh vọng.
Có thể thấy, ngôn ngữ của Lê Thị Liên Hoan đậm chất tư duy lôgic, hình tượng với nhiều thủ pháp gây bất ngờ, khéo léo, thông minh, và cuốn hút công chúng đi vào câu chuyện của các nhân vật trong cuộc phỏng vấn giả tưởng. Với mỗi tác phẩm, mỗi người đều có một phong cách riêng, không ai có thể bắt chước được, trong đó mỗi tác giả sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau để cho tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng. Một tác phẩm cũng cần có hình thức cuốn hút, với những thủ pháp khéo léo có như thế mới giữ được điểm dừng của công chúng vào tác phẩm khiến họ theo dõi từ đầu đến cuối bài báo. Ở thể loại tiểu phẩm mọi thủ thuật đều nhắm tới mục đích nêu bật ý định của người viết. Trong những tác phẩm của mình, Lê Thị Liên Hoan đã dùng những thủ pháp nghệ thuật nhằm đem lại những giá trị cho tác phẩm và thu hút được sự quan tâm của người đọc. Sau đây là một số thủ pháp nghệ thuật Lê Thị Liên Hoan đã sử dụng:
- Thủ thuật dùng nhân cách hóa
Đây là thủ pháp mượn con vật, đồ vật hay hiện tượng thiên nhiên để diễn đạt chuyện thật trong đời sống xã hội. Lê Thị Liên Hoan đã nhân cách hóa những con vật biến chúng thành nhân vật trong cuộc phỏng vấn giả tưởng của mình, để nói lên những suy nghĩ quan điểm tình cảm. Mỗi nhân vật – con vật được đưa vào cuộc phỏng vấn hay trò chuyện đều rất sâu sắc và mang những nét cá tính riêng. Lê Thị Liên Hoan nhân cách hóa con cọp để từ cách nhìn của một chú cọp đưa ra những nhận định sâu sắc về vấn đề buôn bán động vật quý hiếm hay như một chú mèo bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng một tuyên ngôn rất ấn tượng “Mèo rất yêu chuột”. Không chỉ thế, tác giả còn sử dụng những sự vật để biến chúng thành những thực thể sinh động, với tư cách là người trong cuộc chứng kiến và đưa ra ý kiến của mình như cuộc phỏng vấn ô tô bàn về vấn đề quy hoạch bãi giữ xe, v.v…Có thể nói, Liên Thị Liên Hoan đã sử dụng khá triệt để thủ pháp nhân cách hóa này.
Lê Thị Liên Hoan thường chọn đối tượng khá đặc biệt như những con vật, đồ vật được nhân cách hóa. Những con vật, đồ vật được nhân cách hóa xuất hiện khá nhiều trong những cuộc phỏng vấn giả tưởng của Lê Thị Liên Hoan. Và mỗi sự xuất hiện của một nhân vật – con vật được nhân cách hóa đều mang đến những đề tài phiếm bàn rất thú vị. Trong đó, Lê Thị Liên Hoan đã khéo léo sử dụng những đặc điểm của con vật, sự vật để từ đó vận dụng áp dụng vào để lột tả bản chất của sự việc vấn đề. Những con vật, sự vật được Lê Thị Liên Hoan rất đa dạng: phỏng vấn một chiếc bánh dẻo về chuyện bánh dẻo và dẫn đến vấn đề chất lượng MC truyền hình, phỏng vấn một chiếc xe ô tô về chuyện quy hoạch thành lập các bãi giữ xe ô tô, phỏng vấn một chị bồ câu về đức tính hiền lành của chị bồ câu để nói đến đức tính “hiền lành” (thực chất là đức tính cam chịu, bỏ qua cái tiêu cực) của phụ huynh trước chất lượng kém cỏi của các trường đại học,…Bên cạnh đó, Lê Thị Liên Hoan cũng có những cuộc phỏng vấn với các nhân vật dại diện cho một ngành nghề, lĩnh vực nào đó, và từ đặc thù nghề nghiệp để chuyển hướng luận bàn về xã hội: phỏng vấn một cảnh sát giao thông về thực trạng những người tham gia giao thông luôn ngụy biện về sự sai trái của mình, “liên đới” tới việc sử dụng chất kích thích của vận động viên trong thể thao Việt Nam tại Olympic, hay cuộc hỏi đáp với một người bán kính để đàm luận về những cách nhìn cuộc đời, v.v….
Nhân vật đại diện cho một tầng lớp nào đó, đặc biệt giọng điệu cho mỗi nhân vật trong bài đều riêng biệt, đều rất ra tính cách đặc sắc của từng loại người, từng giới tính, từng độ tuổi. Và đặc biệt Lê Thị Liên Hoan có sở thích đồng thời lấy ngay chính đặc điểm của nhân vật để từ đó mà dẫn dắt đến vấn đề cần được đề cập đến. Các nhân vật đều thể hiện đúng tính chất phong thái của mình, đặc điểm của mình, đều có sở thích đả động đến cái tôi của mình, những đặc điểm của mình một cách tự hào hoặc chua xót (tùy theo hoàn cảnh), và đều có những nét độc đáo không thể trộn lẫn. Đó là chiếc bánh dẻo “ngậm ngùi” khi không được ưa chuộng bằng bánh nướng, một chú chim bồ câu với nhiều đức tính tốt đẹp, chú cá ở dòng sông bị ô nhiễm tung tăng đến báo nói lời cảm ơn Vedan, một chú cọp bị sổng chuồng luận bàn về chuyện đời với những cú lừa mật gấu giả của bọn buôn thú. Ngay cả những nhân vật, những con người được phỏng vấn, hay được đặt vào trong cuộc trò chuyện cũng đều rất đúng hoàn cảnh, sắc thái và thể hiện rất rõ nét tính chất nghề nghiệp như phỏng vấn một bác sỹ về những căn bệnh của con người thật ra chỉ ra thói hư tật xấu, một học trò đang đọc sách tình cờ có một cuộc trò chuyện với thầy giào về khả năng sáng tạo của một nhà văn thực sự. Nhưng dù thế nào đi nữa ta cũng đều nhận thấy một nhân vật thứ ba đằng sau đó là tác giả, khiến cho nhân vật thể hiện rõ đặc điểm của mình nhưng không làm mất đi một giọng điệu châm biếm, đay đả, chua cay và có phần hơi ngang ngang, tưng tửng.
Các nhân vật rất thích chen ngang cắt lời nhau, để hỏi, để giải đáp thắc mắc trong ngôn ngữ của nhau. Đồng thời phóng viên luôn là người kiệm lời hơn, mang tính dẫn dắt cho câu chuyện và thể hiện quan niệm với ý kiến của nhân vật (thường là đồng tình). Cách đặt câu hỏi rất ngắn gọn, để giành đất để nhân vật giải thích tự biện. Như bài phê phán về việc ca ngợi đức hy sinh của phụ nữ, thực chất là cái nhìn thiếu công bằng với phụ nữ trong những công việc hằng ngày. Nhân vật phóng viên đi theo câu trả lời của cô gái để truy ra ngọn ngành vấn đề (rất đúng với tính chất của một nhà báo khi phỏng vấn – truy ra tận gốc vấn đề bằng những câu hỏi “đánh đâu trúng đó”):
PV: Thế buồn vì sao?
Cô gái: Buồn vì tôi mới vừa đọc một bài báo, ca ngợi một người phụ nữ hy sinh?
PV: Hy sinh? Trong trận đánh nào?
Cô gái: Phải chi trong trận đánh thì không tức, vì sự hy sinh như thế giúp ta chiến thắng kẻ thù. Bài báo nói về sự hy sinh trong gia đình cơ.
PV: Kìa cô, gia đình thì làm sao hy sinh được?
Cô gái: Được chứ. Gia đình nào người phụ nữ đều có thể ngã xuống.
PV: Ngã xuống vì cái gì?
Cô gái: Vì rửa bát, vì quét nhà, vì đi chợ thổi cơm, vì nấu ăn cho chồng, giặt tã cho con.
PV: Cụ thể ở đây là cái gì?
Cô gái: Là bài báo ấy ca ngợi một người phụ nữ suốt đời hy sinh, không nghỉ ngơi, không ăn ngon mặc đẹp, không chơi bời gì cả. Người phụ nữ ấy đã dành cả cuộc đời mình cho chồng con thành đạt.
Nhưng cũng có khi phỏng viên chỉ đóng vai trò đồng tình ủng hộ, gật gù trước lý lẽ của nhân vật. Thực chất đó là lời lẽ biện giải phân tích một vấn đề của nhân vật chính nhưng được cắt nhỏ ra bằng việc xen kẽ vào nhận định đồng tình để công chúng không cảm thấy mỏi mệt bởi những lý lẽ dồn dập đến một lúc.
Trâu: Chứ sao. Nó khiến người nghe hiểu được ngay và so sánh được ngay. Chả phải ngày nào hay năm nào cũng tìm được phát minh như thế.
Phóng viên: Đúng
Trâu: Có thể nói, trên khắp đất nước này, từ bác dân cày đến vị giáo sư, từ bà bán xôi đến ông tiến sỹ, cứ kể tới trâu bò là hình dung ra thịt xương và tâm linh của nó.Từ trong tranh sơn mài đến bát phở, từ câu hát đến lũy tre làng, con trâu, con bò đã trở thành biểu tượng.
Phóng viên: Đúng.
Trâu: Tôi tin chắc, việc của các nhà lãnh đạo, nhất là những nhà lãnh đạo khi quyết định đến chuyện sử dụng tiền của quốc gia, là phải nghĩ tới biểu tượng này, chứ không phải cho nó chỉ là một “ngoại lệ”, một sự so sánh trong một cơn ngẫu hứng rồi thôi.
Phóng viên: Đúng.
Trâu: Việc có một số cán bộ không muốn dùng trâu để tính, chỉ đơn giản là các ông ấy khinh trâu. Trong thâm tâm, ông cho rằng đó là một lối so sánh, tủn mủn, thiếu cái vĩ mô của các nhà tư tưởng lớn.
Phóng viên: Tôi cũng nghĩ thế.
Có thế thấy ở đoạn hội thoại trên, người làm chủ hoạt cảnh, hùng biện là con trâu, và phóng viên chỉ đóng góp một vai trò nhỏ bé và đơn thuần là nói “Đúng”, thể hiện sự đồng tình, cổ vũ làm nền cho sự hùng biện của chú trâu.
Cách dẫn dắt của Lê Thị Liên Hoan mang tính chất từ xa đến gần. Mở đầu cuộc nói chuyện giữa hai nhân vật thường chưa đi ngay vào vấn đề chính, mà loanh quanh, đưa đẩy nói những chuyện không đâu vào đâu nhưng thực chất “nói đây chết cây Hà Nội” khiến độc giả tò mò và bị cuốn hút vào câu chuyện
Rùa: Ừ. Kể ra quy mô như thế cũng rất là to.
PV: Chả những to mà còn hoành tráng, chả những hoàng tráng mà còn sâu sắc, chả những sâu sắc mà còn cụ thể.
Rùa: Khoan!
PV: Khoan gì ạ?
Rùa: Khoan cái từ cụ thể ấy.
PV: Sao lại khoan. Rõ ràng lắm chứ! Có bắn pháo hoa này, có khánh thành bảo tàng này, có chiếu phim này, có….có….có…này.
Rùa: Nhưng sự cụ thể quan trọng nhất là cụ thể về con người thì tôi chưa thấy.
Các nhân vật của Lê Thị Liên Hoan qua mỗi bài báo đến rồi đi, đàm luận về một vấn đề khác nhau, nhưng luôn giữ một gia vị rất Lê Thị Liên Hoan. Đó là cái giọng đã nói là phải nói cho ra nhẽ, phải lý luận phải kiến giải – thường là ở các nhân vật được hỏi chuyện, còn phóng viên thì kiệm lời hơn nhưng lại rất tinh ý, rất sắc sảo, moi đúng chỗ cần móc trong câu từ của nhân vật, để cùng chỉ ra cái xấu, cái đang khúc mắc.
- Thủ pháp phản ngữ
Đó là thủ pháp sử dụng những mệnh đề trái ngược với thực tế, những chân lý sẵn có trong cuộc sống. Tác giả lại đưa ra cái giả thiết ngược lại. Thực chất là thủ pháp này “cài bẫy” độc giả khiến, khiến độc giả thấy thích thú bởi sự trái khoáy sau đó dần vỡ lẽ ra cái điều mà tác giả chủ tâm muốn đề cập đến. Đây là thủ pháp được Lê Thị Liên Hoan sử dụng khá thành công. Tác giả dẫn dắt người đọc theo một hướng khác hoàn toàn không ai dự đoán trước được. Cách gài bẫy này thường có tác dụng gây được tiếng cười sảng khoái và tạo được sự tò mò của công chúng, cuốn hút theo giai điệu của cuộc hỏi đáp cho đến khi nhân vật chốt hạ câu cuối cùng.
Như khi “Phỏng vấn một con mèo”, mệnh đề đầu tiên tác giả tuyên ngôn đều làm độc giải phải giật mình vì thấy lạ đời là “Mèo rất yêu chuột”:
PV: Thưa anh, với tư cách là một con mèo, anh phát biểu gì về chuột?
Mèo: Chuột, đó là bạn thân thiết của tôi, nếu không muốn nói rằng thân thiết nhất.
PV: Ơ kìa, nghe nhầm không? Cả thế giới đều biết mèo ăn thịt chuột mà?
Mèo: Đúng vậy.
PV: Thế tại sao chuộc còn là bạn anh?
Mèo: Tại sao không? Thử hỏi nếu chẳng có chuột thì tôi sống bằng gì?
(…)
Mèo: Tôi hoàn toàn có một ý thức sâu xa: phải vừa bắt chuột, nhưng lại không bao giờ bắt hết để bảo vệ nguồn sống của mình.
Đưa ra việc trái khoáy, mèo lại yêu chuột, khiến công chúng tò mò hấp dẫn bị lôi kéo theo biện giải của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, từ đó tác giả đi vào vấn đề chuyên nghiệp trong cách làm việc và lòng tin của con người trong xã hội.
Hay như việc lời cảm ơn chân thành đến ông vua gây ô nhiễm môi trường Vedan của một chú cá:
PV: Anh Cá ơi, anh tới để làm gì?
Cá: Để nhờ đăng lời cám ơn Công ty Vedan.
PV: Cái gì? Công ty Vedan à? Anh có nhầm không?
Cá: Sao lại nhầm?
PV: Vì Vedan là Công ty tai tiếng đã gây ô nhiễm trầm trọng một dòng sông kia mà.
Cá: Tôi quyết không nhầm.
PV: Vậy anh có giễu cợt không?
Cá: Tôi cũng quyết không giễu cợt. Lời cám ơn Vedan này của tôi là lời cám ơn chân thành.
PV: Chân thành? Vì đâu?
Cá: Vì tuy Vedan gây ô nhiễm một dòng sông. Nhưng nhờ Vedan tôi lại phát hiện ra sự ô nhiễm của một giải thưởng.
- Thủ pháp ví von, so sánh
Đây là một thủ pháp khá phổ biến và đạt được hiệu quả cao trong tiểu phẩm. Đó là sự so sánh các yếu tố không cùng trường nghĩa, qua đó tạo ra các nghịch cảnh trớ trêu, những mâu thuẫn vô lý hết sức oái oăm. Thủ pháp này có thể thấy nhiều trong những tiểu phẩm báo chí của Lê Thị Liên Hoan, trong các cách thức nhìn nhận vấn đề hay hình tượng hóa các sự kiện lên. Thủ pháp dùng hình ảnh này để đối chiếu hay ví von với hình ảnh khác làm sự vật, sự việc trở nên sinh động hơn, dễ liên tưởng hơn và đặc biệt thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến những độc giả của mình có thể được truyền tải cụ thể, chi tiết và mang nhiều hàm nghĩa sâu xa hơn.
Trong bài “Phỏng vấn một khán giả”, đề cập đến việc tiêu tốn hàng tỷ đồng vào việc dàn dựng đầu tư những vở kịch kém chất lượng, không có người xem, lãng phí tiền của của nhà nước. Lê Thị Liên Hoan đã rất sắc bén và thâm thúy khi đặt lên bàn cân so sánh, một tỷ đồng đổ vào sân khấu với những thứ giá trị…vô giá trị - một tỷ đồng đã ném vào những giá trị nghệ thuật không nhìn thấy (thực chất là vô nghĩa) có ý nghĩa như thế nào với những người nghèo, làm công ăn lương.
Phóng viên: Khoan đã, một tỷ đồng là bao nhiêu?
Khán giả: Là xây được hàng trăm căn nhà cho người nghèo, là nấu được hàng ngàn bữa cơm cho trẻ mồ côi, là thêm được bao nhiêu viên thuốc cho người bệnh…
Phóng viên: Gớm, sao anh lại nói thế?
Khán giả: Sao tôi không nói thế? Mặc cho ai đó nói về GDP, về GGG, về PGG, hoặc về SIS… tóm lại là về những mỹ từ rắc rối trừu tượng, tôi chỉ biết một tỷ đồng là của nhân dân, của đất nước, của chị bán rau, của anh thợ hồ, một tỷ đó lớn vô cùng.
Phóng viên: Đúng. Lớn vô cùng.
Khán giả: Thế mà họ ném vào một vở kịch không diễn nổi lấy mười suất, không vượt quá vài trăm người xem, đã thế phần lớn còn xem bằng vé mời. Rồi sau đó cất kho hay nói thẳng ra là dẹp bỏ.
Phóng viên: Dẹp bỏ?
Khán giả: Vâng, bởi một vở kịch không phải là cục sắt, cứ cất đi là vẫn y nguyên. Bất cứ ai làm sân khấu đều thừa hiểu nếu chỉ diễn vài suất thì diễn viên chưa nhuần nhuyễn, vở diễn chưa định hình cất đi coi như đã chết từ trong trứng.
Phóng viên: Anh có khắt khe quá không? Kịch lịch sử rất khó có khách.
Khán giả: Khó ư? Vậy thì vở "Ngàn năm tình sử" của sân khấu tư nhân có hàng chục ngàn người xem, dàn dựng tuyệt đẹp, không hề có một chút câu khách rẻ tiền nào, kinh phí chỉ tốn vài trăm triệu, các vị giải thích ra sao?
Phóng viên: Ừ nhỉ.
Hay như hai tình trạng đối nghịch giữa sân khấu kịch ở Hà Nội và sân khấu kịch ở Hồ Chí Minh, hai bức tranh hoàn toàn đối lập nhau trong “Phỏng vấn Chí Phèo”
Chí Phèo: Đúng thế! Không biết bao nhiêu tỷ ném ra nhưng sân khấu không đỏ đèn, khán giả Thủ đô có rất nhiều người mấy chục năm không hề xem kịch tại rạp.
Phóng viên: Trong khi tại TP Hồ Chí Minh kịch nói đang ào ào phát triển.
Một nghịch lý xảy ra ở cùng một mãng lĩnh vực nghệ thuật mà nguyên nhân của nó, chính là do tư tưởng của những nhà quản lý sân khấu kịch, làm nghệ thuật nhưng có tư tưởng của Chí Phèo, thậm chí còn hơn cả Chí Phèo: tư tưởng ăn vạ.
- Thủ pháp ẩn dụ
Thủ pháp ẩn dụ là phương pháp tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia mà bản thân cái được nói tới lại được giấu đi. Tuy nhiên qua cái thể hiện người đọc có thể hiểu được ý nghĩa thực sự, bản chất bên trong mà tác giả muốn đề cập đến.
Ví dụ như trong “Phỏng vấn với bà già”, tác giả đề cập đến vấn đề đánh giá sắc đẹp:
Phóng viên: Và thưa bà, sắc đẹp có nhiều cách đánh giá.
Bà già: Cũng như nhiều cách thi.
Phóng viên: Nhân nói tới thi, thưa bà, gần đây các người đẹp Việt Nam hay dự thi các cuộc thi sắc đẹp quốc tế, ý của bà về chuyện ấy ra sao.
Bà già: Ý tôi là việc ấy tốt thôi. Về bản chất, các cuộc thi như là so sánh. Cuộc sống có nhiều cách so sánh, là cuộc sống phát triển. Tuy nhiên…
Phóng viên: Tuy nhiên làm sao, thưa bà?
Bà già: Tuy nhiên nếu ngày xưa thi có năm bảy đường thi, và đậu có năm bảy đường đậu thì ngày nay cả thi và đậu khéo có… vài ngàn cách.
Phóng viên: Ý bà là gì?
Bà già: Ý tôi là chúng ta đang sống trong thời kỳ của nhiều sự bùng nổ, nào bùng nổ thông tin, bùng nổ tiêu dùng, bùng nổ dịch bệnh... Trong hàng ngàn thứ bùng nổ ấy, kèm theo bùng nổ các cuộc thi.
Phóng viên: À, ra thế.
Bà già: Về nguyên tắc, thi ở nhiều quốc gia, là một hoạt động rất tự do. Ai muốn tổ chức thi cái gì, đặt tên gọi ra sao là tùy ý và… tùy túi tiền. Không có gì ghê gớm cả. Rất, rất nhiều cuộc thi, do đấy, chỉ là một hoạt động bình thường, thậm chí, có nhiều cuộc chỉ là một hoạt động có tính kinh doanh mà thôi.
Qua cuộc “Phỏng vấn với một bà già”, so sánh ngầm với hình thức thi sắc đẹp trên thế giới, tác giả muốn phê phán về chuyện bùng nổ những cuộc thi sắc đẹp, chạy theo hình thức, không đúng tiêu chuẩn, và thực chất tác giả muốn ngụ ý rằng có những giải thưởng sắc đẹp chẳng hề có một tý giá trị nào cả, đó chỉ mang tính chất kinh doanh mà thôi, và không nên tán tụng những giải thưởng sắc đẹp có giá trị bằng con số không như thế.
Nhìn chung, Lê Thị Liên Hoan đã sử dụng khá nhuần nhuyễn và tinh tế những thủ pháp nghệ thuật trong những tác phẩm của mình, dẫn dắt công chúng lôi cuốn theo tình tiết của cuộc phỏng vấn từ đầu đến cuối và khiến công chúng không thể rời mắt khỏi trang báo.
Bên cạnh các thủ pháp nghệ thuật, Lê Thị Liên Hoan còn sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thường ngày khá nhuần nhuyễn bằng cách chêm vào những từ cảm thán, những cách đưa đẩy khá nhẹ nhàng linh hoạt, khiến cho đối thoại giữa các nhân vật không khô cứng mà rất gần gụi với đời sống thường ngày, khiến cho công chúng như đang được tham gia vào câu chuyện. Có thế nói rằng, ngôn ngữ của Lê Thị Liên Hoan mang phong thái của giao tiếp đời sống thường ngày (tất nhiên không quên chất “báo chí” tức là đặt ra vấn đề cần giải quyết, các lý lẽ dẫn chứng và đưa tới khâu giải quyết của vấn đề). Cách chêm vào, đưa đẩy vào những từ ngữ cảm thán đệm vào trong mỗi câu “Ừ nhỉ”, “Hay thật”, hay “À ra thế”, “Ồ không” v.v... làm cho cuộc đối thoại khá linh hoạt, uyển chuyển. Không chỉ đậm chất ngôn ngữ đối thoại hằng ngày giúp cho công chúng cảm thấy những đoạn hội thoại trở nên gẫn gũi dễ thấm, mà cách nhân vật buông câu nhả chữ cũng rất khéo léo, lên bổng xuống trầm trong mạch câu chuyện. Lê Thị Liên Hoan rất có tài trong việc chỉ dùng một vài từ mà tạo nên cả một không khí đối thoại. Đồng thời những từ ngữ thuộc lớp từ bình dân và những câu thông dụng quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày đã góp phần tô đậm tính chất hiện thực sát với cuộc sống của tác phẩm.
Với các yếu tố ngôn ngữ trên kết hợp với nhau, nhịp độ mạch tiếp diễn của cuộc phỏng vấn vì thế không gây nhàm chán mà luôn có kịch tính, sau đó được đẩy lên cao trào bằng cách tác giả đưa ra những ngôn từ phân tích chỉ rõ cho luận điểm của mình. Có thể thấy, ngôn ngữ của nhà báo Lê Thị Liên Hoan ảnh hưởng khá nhiều ngôn ngữ đối thoại trong sân khấu giữa các nhân vật, tiết tấu đối đáp khá nhanh, đưa đẩy rất khéo, tôn nhau lên làm nổi bật nhau.
Không chỉ thế, chúng ta còn dễ dàng nhận ra một luồng ngôn ngữ đậm một màu sắc triết lý rút ra từ những điều thường nhật của cuộc sống, không kém phần sắc sảo, khôn khéo, của một người hoạt ngôn với lượng từ khá phong phú, đã được gọt giũa khá cẩn thận. Ví dụ từ việc sự hy sinh của phụ nữ trong xã hội, trong khi phụ nữ đáng được sự công bằng cho bản thân chứ không chỉ là hy sinh hết mình cho người khác. Cô gái trong “Phỏng vấn một cô gái” đã rút ra chân lý thấm thía:
Cô gái: Tôi nghĩ người đàn ông hay phụ nữ thì cũng chỉ có một cuộc đời thôi. Và không ai có quyền xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng sự hy sinh của cuộc đời người khác.
Hay như khi “Phỏng vấn một người bán kính đeo mắt”, ông chủ bán kính đã rút ra chân lý tới mọi người rằng về cách nhìn cuộc sống rằng:
Ông chủ: Tôi kêu gọi mọi người, trước khi nhìn đi đâu, cũng bỏ ra năm phút mà nhìn cặp kính của mình và tự hỏi: Ta cần nó hay nó cần ta? Ta cận thị trong nhãn cầu hay cận thị trong trí não? Ta không nhìn thấy hay thấy mà không dám nhìn.
Một yếu tố trong ngôn ngữ của tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan là cách thức đặt những câu hỏi – ngôn ngữ nghi vấn. Những câu hỏi của “phóng viên” trong tác phẩm thường không dài dòng mà rất ngắn gọn, đi đúng vào trọng tâm vấn đề, dẫn dắt nhân vật đi đúng đến cái điểm cần đề cập để mà phát biểu những suy nghĩ về một vấn đề và truy ra nguyên nhân của sự việc. Những câu hỏi khá ngắn gọn, và rất tự nhiên không hề gượng ép luôn bắt đúng mạch của nhân vật còn lại để truy vấn ra cốt lõi của sự việc. Những thắc mắc đều được hỏi rành mạch, rất đúng và rất trúng:
Phóng viên: Thưa anh, một cảnh sát điều tra hình sự khi không có án thì làm gì?
Cảnh sát: Các điều tra viên đích thực chả lúc nào nhàn rỗi. Khi không có án, họ sẽ xem xét và sắp xếp các vụ án trong... hồ sơ lưu.
Phóng viên: Hồ sơ lưu?
Cảnh sát: Đúng.
Phóng viên: Những hồ sơ ấy xếp ở đâu?
Cảnh sát: Trong kho tư liệu.
Bất cứ một cơ quan điều tra chuyên nghiệp nào cũng cần có, và phải có một kho tư liệu như thế. Nó chứa đựng tất cả những giấy tờ, những tang vật và những ghi chép cụ thể của từng vụ án trong quá khứ.
Phóng viên: Để làm gì? Thưa anh?
Cảnh sát: Để… điều tra tiếp tục. Vì bất cứ sở cảnh sát nào cũng có những vụ án còn chưa được khám phá, và những điều tra viên cứ suy nghĩ, xem xét chúng cho tới… hết đời.
Phóng viên: Việc xem xét mãi mãi như vậy có kết quả không?
Cảnh sát: Kết quả vô cùng. Kết quả đôi lúc không thể ngờ được. Một vụ án chưa khám phá, đối với người cảnh sát hình sự, là một nỗi day dứt khôn nguôi. Và người cảnh sát ấy có trách nhiệm luôn luôn tìm lại nó khi có xuất hiện bất kỳ một hướng điều tra nào mới.
Bên cạnh lớp ngôn ngữ đầy tính hình tượng, thông minh, chúng ta còn nhận thấy rõ nét tầng lớp ngôn ngữ mang tính chính luận sắc bén thể hiện rõ thái độ, chính kiến trước thực trạng cuộc sống.M. Prisiuk đã từng viết: “Sự phản ánh của chính luận bao giờ cũng đậm đà sự xúc cảm. (…) Đó là sự tán thưởng và niềm vui sướng, lòng căm thù và sự tức giận, trầm tư và âu yếm. Đó là sức hấp dẫn trong việc phân tích sự kiện và đánh giá chính trị” [4, 63]
Chính lớp từ ngữ mang tính chính luận biện giải này làm cho những tác phẩm có cái tầm cần ở báo chí và cũng để phân biệt với văn học – mảnh đất mà cảm xúc và những ngôn ngữ đẹp lấn lướt hơn hẳn. Những nhà viết tiểu phẩm báo chí thành công ắt hẳn phải có tố chất quan trọng này. Nó thể hiện ở sự thẳng thắn vạch rõ hiện tượng thực trạng tiêu cực đang xảy ra trong xã hội, và thể hiện rõ nét thái độ đồng tình hay phản đối.
Ví dụ như về vấn đề tốn kém tiền xây dựng các vở kịch kém chất lượng trong hội diễn sân khấu:
Diễn viên: Đúng. Không thể chỉ lắc đầu. Hội diễn sân khấu tốn kém hàng tỷ đồng tiền bạc của nhân dân, phải làm sao cho thực chất, cho người ta sự thực rồi từ đó tìm ra giải pháp. Hội diễn đâu phải bữa cỗ để mọi người kéo đến cùng ăn.
Phóng viên: Chính xác.
Diễn viên: Thế mà ngay từ đầu, hội diễn đã bộc lộ những tật xấu vĩnh cửu của nó, như quy chế thay đổi lung tung, như danh sách ban giám khảo giấu tới cùng để rồi khi công bố ra vẫn là những khuôn mặt cũ, sau đó là vừa chấm vừa thi như tôi đã nói. Đến mức độ có nhiều người hỏi nhau hay là thế kỷ XXII chưa hề tới trên sân khấu kịch.
Phóng viên: Đáng buồn thật.
Tác giả thể hiện thái độ thấy “đáng buồn”, và không bằng lòng về hội diễn tốn kém, mỉa mai cái sự lãng phí hàng tỷ đồng tiền bạc của nhân dân: “hội diễn đâu phải bữa cỗ để mọi người kéo đến ăn”. Đó là sự phản ứng rõ rệt, và bức xúc trước số tiền đổ xuống sông xuống bể nhưng lại núp dưới danh nghĩa hội diễn.
Đồng thời, ngôn ngữ mang tính chính luận còn thể hiện ở việc đưa ra các lý lẽ, nguyên nhân bởi “nói có sách mách có chứng”. Như trường hợp về vụ việc nhân danh giải thưởng, trục lợi doanh nghiệp nhân danh việc xét tặng giải thưởng.
Cá: Vâng. Nhân vụ Vedan, nhờ vụ Vedan mà các doanh nghiệp ào ào tố cáo. Họ nói các tổ chức xét tặng giải thưởng đeo bám họ suốt ngày, nửa mời, nửa dọa, nửa thúc giục tham gia.
Phóng viên: Tại sao lại thúc giục tham gia? Chẳng hạn như giải thưởng văn học chẳng hạn, nhà văn cứ viết sách, nhà xuất bản cứ in sách rồi Hội nhà văn cứ âm thầm xét tặng, có phải giục ai đâu?
Cá: Vì nhà văn nghèo, còn các doanh nghiệp thì hoặc giầu, hoặc bị coi là phải giầu. Cho nên người ta thúc giục. Muốn được giải thưởng thì phải được xét. Nếu được xét thì phải đóng lệ phí. Cụ thể như Vedan phải đóng 15 triệu đồng.
Phóng viên: Mười lăm triệu đồng? Phải mua cả chục ký bột ngọt mới xét được à?
Cá: Ồ không. Chỉ cần một thìa là đủ xét rồi.
Phóng viên: Vậy bắt doanh nghiệp nộp nhiều như thế để làm gì?
Cá: Tôi xin nói thẳng ra, theo tôi là để chia nhau. Nếu như có hàng trăm doanh nghiệp đóng lệ phí, cứ mỗi doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14232.doc