Khóa luận Phương hướng hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC. 3

I. Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 3

1. Bằng chứng kiểm toán 3

1.1 Khái niệm về bằng chứng kiểm toán 3

1.2 Vai trò của bằng chứng kiểm toán 5

1.3 Quyết định của kiểm toán viên về thu thập bằng chứng kiểm toán. 5

1.3.1 Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng. 6

1.3.2 Quyết định về quy mô mẫu. 6

1.3.3 Quyết định về các khoản mục cá biệt 6

1.3.4 Quyết định về thời gian hoàn thành các thể thức 6

1.4 Phân loại bằng chứng kiểm toán 7

1.4.1 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn hình thành 7

1.4.2 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình 7

1.5 Tính chất của bằng chứng kiểm toán. 9

1.5.1 Tính hiệu lực 9

1.5.2 Tính đầy đủ 9

2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC 12

2.1 Phương pháp kiểm tra vật chất (kiểm kê) 12

2.2 Lấy xác nhận 13

2.3 Xác minh tài liệu 15

2.4 Quan sát 16

2.5 Phỏng vấn 16

2.6 Tính toán lại 17

2.7 Phân tích 18

II. THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 20

1. Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 20

2. Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán 25

2.1 Thử nghiệm kiểm soát 25

2.2 Thủ tục phân tích 27

2.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết 29

3. Thu nhập bằng chứng kiểm toán giai đoạn kết thúc kiểm toán 31

PHẦN II. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 36

I. Tổng quan về Công ty AASC 36

1. Quá trình hình thành và phát triển của AASC 36

2. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng 37

3. Mạng lưới khách hàng của AASC 40

4. Cơ cấu tổ chức của AASC 41

5.Tình hình hoạt động của AASC 43

5.1 Kết quả hoạt động 43

5.2 Định hướng phát triển của Công ty 43

5.3 Hợp tác và phát triển 44

6. Tổ chức công tác kế toán chủ yếu tại AASC 44

7. Quy tình kiểm toán của AASC 45

8. Hệ thống kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại AASC 46

II. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY ABC VÀ CÔNG TY XYZ DO AASC THỰC HIỆN 47

1 Lập kế hoạch kiểm toán 47

1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty ABC 47

1.1.1 Thu thập thông tin cơ sở, nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 47

1.1.2 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 49

1.1.3 Phân tích số liệu 52

1.1.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán 54

1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty XYZ 57

1.2.1 Thu thập thông tin cơ sở, nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 62

1.2.2 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ 62

1.2.3 Phân tích số liệu 64

1.3 Nhận xét và so sánh việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong lập kế hoạch kiểm toán 64

2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 66

2.1 Kiêm toán khoản mục tiền tại Công ty ABC 66

2.1.1 Thử nghiệm kiểm soát 67

2.1.2 Thủ tục phân tích 69

2.1.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết 70

2.2 Kiểm toán khoản mục tiền tại Công ty XYZ 79

2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát 79

2.2.2 Thủ tục phân tích 80

2.2.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết 81

2.3 Nhận xét và so sánh về việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục tiền tại Công ty ABC và Công ty XYZ 86

2.4 Kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty ABC 88

2.4.1 Thử nghiệm kiểm soát 88

2.4.2 Thủ tục phân tích 90

2.4.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết 92

2.5 Kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty XYZ 98

2.5.1 Thử nghiệm kiểm soát 98

2.5.2 Thủ tục phân tích 100

2.5.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết 101

2.6 Nhận xét và so sánh việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty ABC và Công ty XYZ 102

3. Kết thúc kiểm toán 104

3.1 Kết thúc kiểm toán tại Công ty ABC 104

3.2 Kết thúc kiểm toán tại Công ty XYZ 105

3.3 Nhận xét và so sánh việc áp dụng các kỹ thuât thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại Công ty ABC và Công ty XYZ 105

PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN 107

I. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do AASC thực hiện 107

1. Về việc thiết kế chương trình kiểm toán 107

2. Về sự kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 107

3. Về sự kết hợp giữa các khoản mục trong thu thập bằng chứng kiểm toán 107

4. Về cách ghi chép trên giấy tờ làm việc 108

II. Sự cần thiết phải hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại AASC 108

III. Phương hướng hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện 108

1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 109

1.1 Kiến nghị về việc xác định mức độ trọng yếu, rủi ro và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập 109

1.2 Kiến nghị về việc áp dụng thủ tục phân tích 110

2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 112

2.1 Kiến nghị về việc thực hiện chương trình kiểm toán của KTV 112

2.2 Kiến nghị về việc đánh giá HTKSNB đối với các khoản mục 113

2.3 Kiến nghị về việc chọn mẫu kiểm toán 114

2.4 Kiến nghị về ước tính của kiểm toán viên .114

3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 115

3.1 Kiến nghị về vịêc tổng hợp các bút toán điều chỉnh của KTV 115

3.2 Kiến nghị về việc so sánh ước tính sai số kết hợp víi ước tính ban ®Çu vÒ møc träng yÕu 115

KẾT LUẬN .117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

 

doc142 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phương hướng hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à các báo cáo quản lý khác. - Yêu cầu đơn vị hoặc luật sư của đơn vị về các vụ kiện, tranh chấp đã cung cấp trước đó. - Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị xem có bất kỳ sự kiện xảy ra sau ngày lập Báo cáo tài chính nào đã phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính như: + Hiện trạng của các khoản mục đã được hạch toán trên cơ sở số liệu tạm tính, sơ bộ hay số chưa xác định; + Những cam kết, khoản vay hay bảo lãnh mới ký; + Bán hay dự kiến bán tài sản; + Cổ phiếu hoặc trái phiếu mới ban hành, thỏa thuận sáp nhập hay;thanh lý đã ký hay dự kiến + Các tài sản bị trưng dụng hay bị phá hủy như thiên tai, hỏa hoạn, tịch thu… Để có được bằng chứng về các sự kiện phát sinh sau niên độ, KTV thường sử dụng các kỹ thuật sau: Một là phỏng vấn ban quản trị về sự hiện diện của các khoản nợ ngoài ý muốn tiềm ẩn hay các am kết, các trhay đổi đáng kể về tài sản hoặc kết cấu vốn của Công ty,… Hai là kiểm tra tài liệu. Kiểm toán viên sẽ xem xét lại các báo cáo nội bộ được lập sau ngày lập bảng cân đối tài sản, tập trung vào các biến động trong kinh doanh hay môi trường doanh nghiệp đang hoạt động. Ba là xác nhận. Khi thu thập xác nhận từ các luật sư về các khoản nợ ngoài ý muốn, để khảo sát các sự kiện tiếp theo sau cho đến ngày viết báo cáo kiểm toán, KTV yêu cầu các luật sư ghi ngày và gửi thư xác nhận vào ngày dự kiến hoàn thành công việc nghiệp vụ. Đánh giá kết quả Vào giai đoạn hoàn thành tất cả các thủ tục kiểm toán đặc thù cho các lĩnh vực kiểm toán, điều cần làm là hợp nhất tất cả các kết quả vào một kết luận chung. Cuối cùng KTV phải quyết định liệu đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận của báo cáo tài chính được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán dược thừa nhận, áp dụng nhất quán với các báo cáo của năm trước hay chưa. KTV thường áp dụng thủ tục phân tích soát xét để đánh giá tính đồng bộ và xác thực của thông tin tài chính thu thập được. Mõi diễn biến bất thường của các thông tin này so với số liệu của đơn vị, số liệu kế hoạch, số liệu năm trước, số bình quân ngành, các thông tin tài chính khác và các thông tin không có tính chất tài chính đều phải được giải thích thấu đáo. Thủ tục này giúp KTV xác định những bộ phận cần phải thu thập thêm bằng chứng để làm vững chắc thêm ý kiến của KTV; đồng thời hạn chế tính phiến diện của các thủ tục kiểm toán áp dụng riêng lẻ cho từng bộ phận. Khi đánh giá kết quả cần chú ý đến mố số khía cạnh sau: - Đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán - Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc: theo chuẩn mực kiểm toán số 580, KTV phải thu thập bằng chứng về việc Giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và đã phê duyệt báo cáo tài chính. KTV sử dụng các giải trình của Giám đốc như là bằng chứng kiểm toán - Xem xét lại các tư liệu kiểm toán: toàn bộ giấy tờ của nhón kiểm toán được soát xét lại bởi những người có nhiều kinh nghiệm để phát hiện những sai sót và đánh giá lại những lời nhận xét và kết luận của người thực hiện. - Sự soát xét độc lập. Sự soát xét này do một người không tham gia vào một hợp đồng kiểm toán để bảo đảm cuộc kiểm toán tiến hành hợp lý, các kết luận do KTV thực hiện là xác đáng. Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý Giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV lập bút toán điều chỉnh gửi cho khách hàng. Khách hàng và Công ty kiểm toán sẽ đạt được sự thỏa thuận trong chung về các bút toán điều chỉnh và số liệu của Báo cáo tài chính được phát hành. Sau khi có được sự thỏa thuận, nhóm kiểm toán phát hành Báo cáo kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, KTV có thể đưa ra một trong các loại ý kiến về Báo cáo tài chính sau: - ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần; - ý kiến từ chối ( hoặc ý kiến không thể đưa ra được ý kiến); - ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược). Để giúp đơn vị khách hàng chấn chỉnh công tác quản lý tài chính kế toán và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV và Công ty kiểm toán phát hành thư quản lý cùng với báo cáo kiểm toán. Cũng theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, thư quản lý mô tả về từng sự kiện cụ thể, gồm: hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó. PHẦN II. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY AASC. 1. Quá trình hình thành và phát triển của AASC. Trước những năm 90 hoạt động kiểm toán ở Việt Nam chủ yếu là do nhà nước tiến hành thông qua công tác kiểm tra kế toán. Chỉ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặc biệt là từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tạo nên nhu cầu về loại hình kiểm toán độc lập. Trước yêu cầu đó, hoạt động kiểm toán tại Việt Nam bắt đầu hình thành với sự ra đời của nhiều Công ty Kiểm toán Việt Nam. Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán cũng ra đời trong giai đoạn này. Ngày 13/05/1991 được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ theo giấy phép số 957/PPLT, Bộ Tài Chính đã ký quyết định thành lập Công ty Dịch vụ kế toán, tên giao dịch là ASC (Accounting Service Company). Trong thời đầu hoạt động, Công ty chỉ cung cấp dịch vụ kế toán. Sau hơn hai năm hoạt động, Công ty ngày càng nhận thức được mối quan hệ không thể tách rời giữa kế toán và kiểm toán, được phép của Bộ Tài Chính Công ty đã bổ sung thêm loại hình dịch vụ kiểm toán. Công ty ASC được đổi tên thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Auditing and Accounting Financial Cosnultancy Servvice Company) theo quyết định số 164 TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài Chính ngày 14/09/1993. Hiện tại trụ sở chính của Công ty đặt tại số 1 Lê Phụng Hiểu, quận hoàn Kiếm, Hà Nội. Để mở rộng phạm vị hoạt động, đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo chất lượng dịch vụ thống nhất cho toàn Công ty, AASC đã thành lập các chi nhánh và văn phòng đại diện tại các thành phố lớn trong cả nước: - Tháng 3/1992, Công ty thành lập chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. - Tháng 4/1993, Công ty thành lập các chi nhánh ở Vũng tàu và Đà Nẵng. Năm 1995, được phép của Bộ Tài Chính hai chi nhánh của Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng tách ra thành Công ty Kiểm toán và Tư vấn Sài Gòn (AFC) và Công ty Kiểm toán Đà Nẵng (DAC). - Ngày 14/4/1995, Công ty chính thức thành lập và cho đi vào hoạt động chi nhánh tại Thanh Hóa. Ngày 2/2/1996, Công ty thành lập Thêm chi nhánh Quảng Ninh. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Với đội ngũ cán bộ, chuyên gia có chất lượng hàng đầu trên các lĩnh vực tư vấn, tài chính kế toán, công nghệ thông tin, thuế, quản trị doanh nghiệp, đào tạo; Công ty hiện đang cung cấp các dịch vụ chính sau. Dịch vụ kiểm toán Là một trong hoạt động truyền thống của Công ty. Qua 16 năm hoạt động, dịch vụ phát triển về phạm vi chất lượng và số lượng, đem lại doanh thu chủ yếu cho Công ty. Các dịch vụ kiểm toán của công ty bao gồm : + Kiểm toán Báo cáo tài chính + Kiểm toán các hoạt động của dự án + Kiểm toán xác định vốn giá trị doanh nghiệp + Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. + Kiểm toán tuân thủ luật định + Kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. + Kiểm toán xác định tỷ lệ nội địa hoá. + Kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước phục vụ công tác cổ phần và gíam định các tài liệu tài chính kế toán. Trong các dịch vụ kiểm toán của Công ty, kiểm toán Báo cáo tài chính vẫn là hoạt động chính của kiểm toán, là yếu tố cơ bản làm nên thương hiệu AASC. Dịch vụ kế toán AASC đang cung cấp cho khách hàng rất nhiều dịch vụ kế toán như: - Mở và ghi sổ kế toán, lập các báo cáo tài chính định kỳ - Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy ké kế toán. - Trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và báo cáo tài chính phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và đồng thời đảm bảo tính tuân thủ các quy định của nhà nước Việt Nam hoạc các nguyên tắc kế táon quốc tế được chấp nhận. Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế Bên cạnh các dịch vụ kiểm toán, một thế mạnh của Công ty, Ban lãnh đạo Công ty còn rất chú trọng đến dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế. AASC đã và đang cung cấp các dịch vụ tư vấn: Tư vấn về thuế, tư vấn thực hiện các quy định tài chính, huy động và sử dụng vốn, phân tích tài chính. Tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán đầu tư vốn, Thẩm định giá tài sản. Từ đó dịch vụ tư vấn sẽ giúp cho các doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý tài chính, hoàn thiện Hệ thống kế toán, Hệ thống kiểm soát nội bộ và đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá: Bao gồm: Tư vấn xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hoá, Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn đề xuất phương án xử lý lao động sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, Tư vấn tổ chức đại hội công nhân viên chức, tư vấn các vấn đề sau khi có quyết định chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, Tư vấn tổ chức đại hội đồng cổ đông, Tư vấn các công việc sau khi chuyển đổi doanh nghiệp. Dịch vụ này của Công ty đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp nhà nước, các Tổng công ty nhà nước thực hiện thủ tục, trình tự lập Hồ sơ về cổ phần hoá, tư vấn cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt giá trị doanh nghiệp cho các đơn vị cổ phần hoá, thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Dịch vụ về đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng Đào tạo nhân viên là một chiến lược nhằm nâng cao kỹ năng và chuyên môn cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Công ty sử dụng một đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghịêm trong lĩnh vực giảng dạy để xây dựng các chương trình đào tạo và đã tổ chức nhiều khoá học bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế…và mở nhiều lớp tập huấn, phổ biến nội dung chủ trương, chính sách của nhà nước mới ban hành cho hàng chục ngàn cán bộ làm công tác quản lý tài chính, kế toán , kiểm toán trong các ngành, các địa phương và các đơn vị trong cả nước. Đồng thời Công ty còn có các dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng cho khách hàng có nhu cầu tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu về vị trí tuyển dụng, cũng như các yêu cầu về quản lý và hoạt động của khách hàng. Dịch vụ công nghệ thông tin Công ty với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm thực tiễn, sẽ trợ giúp cho khách hàng nắm bắt cơ hội trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần củng cố lợi thế cạnh tranh của khách hàng, thông qua việc hỗ trợ vận hành các giải pháp công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu về quản lý, hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh lâu dài của của khách hàng. Công ty đã xây dựng và cung cấp một số sản phẩm phần mềm Phần mềm kế toán: ASPlus 3.0 - Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp; E- ASPlus 3.0 - Kế toán các doanh nghiệp; E- ASPlus 2.0 - Kế toán các dự án, đơn vị chủ đầu tư Phần mềm quản lý: Phần mềm quản lý nhân sự; Phần mềm quản lý tài sản cố định; Phần mềm quản lý công văn, quản lý doanh nghiệp 3. Mạng lưới khách hàng của Công ty Với bề dày 16 năm hoạt động, AASC có một đội ngũ khách hàng đông đảo hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền Kinh tế quốc dân và thuộc nhiều thành phần kinh tế. Các khách hàng của Công ty gồm: - Ngân hàng, Bảo hiểm và dịch vụ Tài chính - Năng lượng, Dầu khí - Viễn thông, điện lực - Công nghiệp, Nông nghiệp. - Giao thông, thuỷ lợi. - Hàng không và Hàng hải. - Than, thép, xi măng. - Khách sạn, Du lịch, Thương mại. - Xây dựng, cao su, cà phê. - Y tế. - Các doanh nghiệp nhà nước. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Các doanh nghiệp cổ phần, TNHH và tư nhân. - Dự án được tài trợ bởi các tổ chức tài chính tiền tệ Quốc tế như WB, ODA, ADB, IMF, SIDA. - Các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức xã hội… Với chiến lược tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, tư vấn và cung cấp miễn phí tài liệu, chủ động liên hệ xây dựng quan hệ với khách hàng, gửi tài liệu đề xuất kiểm toán để giới thiệu các dịch vụ khác của Công ty đã giúp cho Công ty thu hút được ngày càng khách hàng . 4. Cơ cấu tổ chức của AASC. Bộ máy tổ chức của Công ty được phân theo mô hình chức năng, phân chia theo các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về một lĩnh vực riêng nhưng có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hướng tới kế hoạch chung, mục tiêu chung của Công ty. Ban Giám đốc: là bộ phận quản lý cao nhất, đại diện toàn quyền của Công ty, có quyền điều hành, quyết định mọi hoạt động chính sách của Công ty và các chi nhánh khác. Ban giám đốc gồm có 1 giám đốc, 5 phó giám đốc. - Giám đốc Công ty : là người đứng đầu quyết định các vấn đề về mọi hoạt động của Công ty đồng thời là người đại diện cho Công ty, chịu trách nhiệm trước Pháp luật và trước Bộ - Phó giám đốc công ty: Có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc về việc diều hành hoạt động của Công ty cũng như điều hành trực tiếp một số lĩnh vực hoạt động theo sử uỷ quyền của Giám đốc. Các phòng chức năng Phòng hành chính tổng hợp Phòng tài chính kế toán Các phòng nghiệp vụ tại trụ sở Hà Nội Phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất Phòng Kiểm toán thương mại – dịch vụ Phòng Tư vấn và Kiểm toán Phòng Kiểm toán Dự án Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản Phòng Đào tạo và kiểm soát chất lượng Phòng Công nghệ thông tin 5 Tình hình hoạt động của AASC. 5.1 Kết quả hoạt động Sau một thời gian dài đi vào hoạt động, với nỗ lực phấn đấu không ngừng của Ban Giám đốc và toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty, AASC đã đạt được thành tích ngày càng khả quan. Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Công ty trong 5 năm Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Doanh thu 19.352 31.174 3.039 32.274 41.005 2 Lợi nhuận 2.871 2.033 1.920 1.977 2.756 3 Nộp ngân sách 2.741 2.904 3.039 3.3 3.700 4 Thu nhập bình quân/ tháng 2.1 2.5 2.7 3.3 4.2 Dựa và bảng ta thấy rằng doanh thu của Công ty tăng đều đặn trong các năm và tăng nhanh trong 2 năm: 2004, 2005.Tuy lợi nhuận của Công ty 2003 và 2004 bị giảm nhưng đến 2005 tăng cao. Cùng với mức tăng lên về doanh thu, Công ty đã đóng góp một phần đáng kể trong các khoản thu Ngân sách của Nhà nước cũng như cải thiện được mức thu nhập bình quân cho các bộ công nhân viên trong Công ty. 5.2 Định hướng phát triển của Công ty - Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đặc biệt là tư vấn - Nâng cao dịch vụ kiểm toán tương ứng với trình độ khu vực và quốc tế - Mở rộng hợp tác kinh doanh và xây dựng các mối quan hệ thành viên với các hãng kiểm toán quốc tế 5.3 Hợp tác và phát triển Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các Bộ, ngành, các Vụ, Viện các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học trong cả nước nhằm mục đích tăng cường nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của mình. Đặc biệt AASC còn có mối quan hệ chặt chẽ với các hãng kiểm toán quốc tế như E&Y, KPMG, PWC,… AASC chính thức trở thành Hội viên Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam (VACPA) tháng 04 năm 2005, trở thành thành viên của tổ chức kế toán, kiểm toán quốc tế IMPACT vào tháng 07 năm 2005 và tháng 11 năm 2005 AASC đã liên doanh kiểm toán với Hãng tư vấn Anh Bannock và văn phòng kiểm toán Nhà nước Vương Quốc Anh thực hiện dự án hỗ trợ, nâng cao năng lực cho kiểm toán Nhà nước Việt Nam để hội nhập kiểm toán, kế toán với các nước trong khu vực, các nước thuộc khối liên minh Châu Âu (EU). 6. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, đảm bảo vừ tập trung, vừa phân công gọn nhẹ, vừa phân cấp phát huy tối đa tính năng động của mỗi thành viên, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc tổ chức kế toán. Kế toán trưởng Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán viên Hiện nay, bộ phận kế toán của Công ty ( trụ sở chính tại Hà Nội) gồm 4 người trong đó đứng đầu là kế toán trưởng có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện các công tác kế toán, lập kế hoạch, thống kế tài chính, bảo đảm cho hệ thống kế toán hoạt động đúng pháp luật và tuân thủ các nguyên tắc kế toán. Dưới kế toán trưởng là kế toán tổng hợp có trách nhiệm lập Báo cáo kế toán và hạch toán tiền lương, một kế toán viên phụ trách hạch toán các phần hành khác như: hạch toán tài sản cố định, bảo hiểm xã hội…và cuối cùng là một hủ quỹ đảm nhận chức năng quản lý quỹ, theo dõi các chi nhánh và vấn đề tiếp thị. Tại các chi nhánh của Công ty, bộ máy kế toán chỉ có một nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ở các chi nhánh các báo cáo được lập như một đơn vị độc lập, cuối kỳ nộp về Công ty, sau đó Công ty hợp nhất các báo cáo lập thành Báo cáo hợp nhất. 7. Quy trình thực hiện cuộc kiểm toán Sơ đồ 4: Quy trình kiểm toán tại Công ty AASC Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh Rà soát đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm tra soát xét các báo cáo tài chính Tìm hiêu môi trường hoạt động Kiểm toán Lập kế hoạch Thu thập thông tin Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý Rà soát đánh giá việc tuân thủ pháp luật Lập kế hoạch chi tiết với Công ty khách hàng Thực hiện các thủ tục phân tích Kiểm tra chi tiết các nghiệp vu phát sinh Kiểm tra chi tiết số dư Thỏa luận kế hoạch phân công thực hiện 8. Hệ thống kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại AASC Trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng có hệ thống kiểm soát ba cấp. Mỗi cuộc kiểm toán thành viên kiểm toán cũng bao gồm các KTV có chứng chỉ KTV và các trợ lý kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán luôn luôn kiểm soát công việc của các trợ lý kiểm toán và toàn bộ cuộc kiểm toán. Sau khi thực hiện cuộc kiểm toán, hồ sơ kiểm toán được chuyển về Công ty AASC và được chuyển cho trưởng phòng hoặc phó phòng chịu trách nhiệm soát xét hồ sơ kiểm toán. Trưởng phòng hoặc phó phòng sẽ đọc file tài liệu của khách hàng do nhóm kiểm toán thực hiện và kiểm tra các bằng chứng kiểm toán. Trong trường hợp có những vướng mắc, trưởng phó phòng yêu cầu các nhân viên giải trình nhằm đảm bảo không có sai sót trong cuộc kiểm toán. Tiếp đó, hồ sơ kiểm toán sau khi soát xét bởi trưởng phòng các phòng nghiệp vụ sau đó chuyển cho Ban Giám đốc soát xét, trường hợp đặc biệt, Ban Giám đốc yêu cầu phòng soát xét cho Ban Giám đốc. Sau khi soát xét xong, hồ sơ kiểm toán được chuyển trả về cho các phòng nghiệp vụ để tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán, gửi cho khách hàng. Co thể nói, hoạt động kiểm soát ở tất các cấp và tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác kiểm toán, góp phần nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. Hoạt động này được phản ánh vào hồ sơ chất lượng kiểm toán thông qua “Phiếu soát xét hồ sơ và Báo cáo kiểm toán” II. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY ABC VÀ CÔNG TY XYZ DO AASC THỰC HIỆN. 1. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN Đối với khách hàng năm đầu tiên (Công ty XYZ ), kiểm toán viên thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán một cách chi tiết hơn. Đối với khách hàng thường xuyên (Công ty ABC), để đảm bảo tính khách quan, tối đa là 3 năm Công ty thay đổi trưởng nhóm kiểm toán trong mỗi cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán kết hợp với thông tin trong hồ sơ kiểm toán năm trước. 1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty ABC Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiêm toán được KTV AASC vận dụng trong: 1.1.1 Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghiã vụ pháp lý của khách hàng. Thu thập thông tin từ năm trước Thu thập thông tin cơ sở về địa vị pháp lý của khách hàng đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc định hướng cho công việc kiểm toán. Đối với khách hàng thường niên như Công ty ABC thì tất cả các thông tin này được lưu trong hồ sơ kiểm toán thường niên tại Công ty, vì thế công việc đầu tiên mà KTV cần làm là thu thập thông tin từ năm trước Những thông tin KTV thu được qua xem xét hồ sơ thường thường niên của Công ty ABC có thể tóm tắt như sau: Công ty ABC là Công ty Cổ phần được thành lập tại Việt Nam từ việc Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 1900/QĐ- BGĐ&DT ngày 07 tháng 06 năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công ty hoạt động theo Giấy Đăng ký kinh doanh số 0.03009389 ngày 03 tháng 10 năm năm 2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội, lĩnh vực hoạt động của Công ty là: In ấn các sản phẩm sách báo, tạp chí, nhãn hàng hóa, bao bì và các ấn phẩm khác; Sản xuất các loại giấy tiêu dùng; Kinh doanh vật tư, thiết bị thay thế; Kinh doanh xuất nhập khẩu, nhận ủy thác xuất khẩu … Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức của Công ty ABC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC P. Kho vận P.Kinh doanh P. Quản lý Sản xuất P.Kế hoạch Thị trường P.Kế toán Tài vụ P.Tổ chức Hành chính Phỏng vấn Phỏng vấn là kỹ thuật thường xuyên được áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán là người đại diện phỏng vấn Ban Giám đốc khách hàng. Đây là cuộc trò chuyện trao đổi vừa nhằm mục đích thu thập bằng chứng, vừa mang tính chất làm quen ban đầu giữa KTV với Ban Giám đốc khách hàng. Đối với Công ty ABC, KTV tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn Ban Giám đốc Công ty ABC để thu thập thông tin về khách hàng, kiểm tra xem những đặc điểm kỳ này có thay đổi so với kỳ trước không. Qua phỏng vấn Ban Giám đốc, KTV nhận thấy đặc điểm của Công ty không thay đổi nhiều so với kỳ trước ngoại trừ việc Công ty kinh doanh thêm mặt hàng vật tư, thiết bị ngành in theo Giấy phép Đăng ký kinh doanh bổ sung số 1077. Giám đốc Công ty cho biết từ khi Công ty mở thêm hình thức kinh doanh vật tư thiết bị ngành in thì doanh thu của Công ty tăng lên nhiều so với năm trước. Kiểm tra tài liệu Để cập nhật về những thay đổi của Công ty ABC, KTV yêu cầu Ban Giám đốc Công ty ABC cung cấp những tài liệu sau đây: Giấy phép kinh doanh bổ sung, Bản cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo tài chính và Báo cáo Giám đốc (Phụ lục1) cam kết trách nhiệm trong việc chuẩn bị các Bản khai tài chính trình bày trung thực, hợp lý. 1.1.2 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Khi đã có những hiểu biết sơ bộ về thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, nhóm kiểm toán tiếp tục đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trên cả ba phương diện: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các hoạt động kiểm soát. Trong bước này, nhóm kiểm toán trực tiếp phỏng vấn Ban Giám đốc, bộ phận kế toán và quan sát phong cách làm việc của các nhân viên trong Công ty, đặc biệt là các nhân viên trong phòng kế toán. Dựa vào hiểu biết của kiểm toán viên Tại AASC khi kiểm toán cho khách hàng thường niên, nhóm kiểm toán luôn có những kiểm toán viên đã tiến hành kiểm toán cho khách hàng kỳ trước. Việc dựa vào kinh nghiệm kiểm toán từ các cuộc kiểm toán trước, KTV sẽ nhanh chóng thu được nhiều thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Thông tin thu thập được, kiểm toán viên ghi chép vào giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán năm nay. Biểu1: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán của kiểm toán viên. CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: X1 Niên độ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: TTT Bước công việc: Thu thập thông tin Ngày thực hiện: 25/01/2007 - Tại công ty, có sự phân công công việc rõ ràng giữa các cán bộ, công nhân viên, Giám đốc ủy quyền thường xuyên cho các Phó Giám đốc trong việc quyết định một số lĩnh vực mà họ phụ trách. - Phòng kế toán có 6 người: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 3 kế toán chi tiết và 1 thủ quỹ. Đội ngũ nhân viên kế toán đều tốt nghiệp đại học và thanh thạo về chuyên môn. - Sổ sách kế toán và chứng từ kế toán được thiết lập trên hệ thống máy tính, sổ sách rõ ràng, sạch sẽ, dễ đọc, dễ hiểu. - Công ty ABC áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính và các văn bản hướng dẫn kem theo - Quá trình lập và ghi chép sổ sách của Công ty ABC được ghi chép theo hình thức Chứng từ ghi sổ. - Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 Phỏng vấn Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty ABC về các chính sách và thủ tục của hệ thống kiểm soát nội bộ: Năm nay Công ty áp dụng chế độ kế toán nào? Việc chuyển đổi sang chế độ kế toán mới có thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình áp dụng? Tổ chức bộ máy kế toán có thay đổi so với năm trước không? Qua phỏng vấn, thì KTV thấy về cơ bản chính sách thủ tục của hệ thống kiểm soát nội bộ không thay đổi với thông tin mà KTV được biết từ năm trước ngoại trừ việc Công ty đã áp dụng chế độ kế toán mới theo QĐ15/06/QĐ/BTC thay cho chế độ kế toán 1141 và Công ty đã tổ chức các khóa học đào tạo cho nhân viên kế toán để tạo điều kiện cho việc áp dụng chế độ kế toán mới phù hợp với doanh nghiệp. Kiểm tra tài liệu Khi đã có những hiểu biết sơ bộ về thông tin cơ sở và thông ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương hướng hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện.DOC
Tài liệu liên quan