Hội nghị cấp cao không chính thức ASEAN diễn ra vào cuối tháng 11 năm 1999 tại Manila ( Philipines) đã đưa ra ý tưởng hình thành một khối liên kết kinh tế lớn gồm 10 nước ASEAN và 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc hay còn gọi là khối liên kết kinh tế Đông á. Với dân số khoảng 2 tỷ người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn hơn của Mỹ và EU, nếu trở thành hiện thực, khối liên kết kinh tế này có thể sánh vai với bất cứ khu vực kinh tế nào trên thế giới.
Nếu trở thành hiện thực hoạt động thương mại trong khối liên minh kinh tế sôi động hơn rất nhiều và thúc đẩy thêm sự phát triển thương mại của từng nước với nhau. Điều này sẽ góp phần duy trì tăng trưởng, hạn chế sự giảm sút thương mại của Việt Nam tới thị trường châu á trong kỳ dự báo.
Dự báo trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này tiếp tục tăng khoảng 12,5-13,5%/năm và giảm chút ít còn 10-12%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này sẽ chiếm khoảng 50-60% trong tổng giá trị xuất khẩu cả nước vào năm 2005 và khoảng 45-52% vào năm 2010.
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt nam trong giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh doanh, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ; khuyến khích tất cả mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; khuyến khích tất cả Việt kiều ở nước ngoài tham gia vào việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam với nhiều con đường, mức độ, quy mô và hình thức khác nhau.
Qua đánh giá thành tích xuất khẩu của nước ta trong thời kỳ trước cho thấy sự đóng góp của doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta ngày càng tăng. Điều đó đã chứng minh rằng, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng từ Đại hội VI đến nay là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam và xu thế tự do hoá thương mại.
Với sự ra đời của Nghị định 57/1998 và luật doanh nghiệp năm 2000 là hai sự kiện quan trọng nhất đánh dấu những bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tự do hoá quyền kinh doanh nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế.
Để tiếp tục thực hiện chủ trương trên, trong những năm tới, Chính phủ, các Bộ và các cơ quan chức năng đang cần cụ thể hoá những nội dung của Luật doanh nghiệp, loại bỏ những quy định đang cản trở quá trình thực hiện các điều khoản theo tình thần của Luật này. Đồng thời, phải làm rõ vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực XNK. Vai trò của kinh tế quốc doanh cần được thể hiện qua “chất lượng” hơn là “số lượng”, vị trí then chốt xuất hiện ở những thời điểm cần thiết nhằm cung ứng hàng hoá và dịch vụ cơ bản cho nền kinh tế, tạo ra những bước đột phá cho hoạt động XNK. Cần quán triệt quan điểm, xem tất cả các thành phần kinh tế là những bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế quốc dân, được đối xử như nhau, cùng tồn tại và phát triển lâu dài theo định hướng XHCN.
Quan điểm 3: phát triển thị trường xuất khẩu cần phải chú trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, giữa thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, giữa xuất khẩu với nhập khẩu nhằm từng bước xác lập thế cân bằng thương mại vào năm 2010 và chuyển sang xuất siêu sau năm 2015; kết hợp chặt chẽ giữa tăng mặt hàng, tăng khối lượng và tăng kim ngạch xuất khẩu, kết hợp giữa phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá với thị trường xuất khẩu dịch vụ nhằm từng bước tạo lập cơ cấu đồng bộ của thị trường xuất khẩu của Việt Nam để các phân hệ của thị trường xuất khẩu bổ sung lẫn nhau, làm cơ sở cho nhau, tạo thế phát triển ổn định và vững chắc.
Quan điểm 4: gắn phát triển thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu vật tư, thiết bị, và công nghệ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và các ngành công nghiệp sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, qua đó, vừa tăng cường sức mạnh trong đàm phán quốc tế, vừa góp phần chuyển dần hoạt động nhập khẩu từ các thị trường hiện đang nhập siêu (châu á) sang các thị trường đang xuất siêu.
Quan điểm 5: gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, vừa chú trọng thị trường trong nước vừa ra sức mở rộng và đa dạng hoá các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh XNK là để tạo tăng trưởng GDP tăng nguồn thu ngoại tệ và nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Ngược lại, sản xuất trong nước là tiền đề để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu và tạo nhu cầu cho nhập khẩu. Ngày nay, trong xu thế tự do hoá thương mại, nếu mặt hàng nào chiến lĩnh thị trường trong nước, đẩy lùi sự thâm nhập của hàng nhập khẩu thì cũng có nghĩa là mặt hàng đó đã có năng lực cạnh tranh quốc tế. Thực tiễn những năm qua, nhiều mặt hàng của nước ta như may mặc, cơ khí đã bị các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc chiếm chỗ, làm cho các ngành sản xuất này bị đình đốn. Từ những lý do trên, để đẩy mạnh xuất khẩu việc coi trọng thị trường trong nước cần phải được quán triệt đầy đủ trong chiến lược phát triển trong thời kỳ tới. Mặt khác, để tránh lệ thuộc vào một vài bạn hàng và ảnh hưởng bất lợi của những biến động bên ngoài, việc mở rộng thị trường cần phải được thực hiện theo phương châm đa phương hoá. Tuy nhiên, đa phương hoá không có nghĩa là dàn đều tỷ trọng buôn bán với các nước, mà đối với từng giai đoạn cụ thể, đối với từng khu vực địa lý riêng biệt, phải xác định được các thị trường trọng điểm để hướng hoạt động XNK vào thị trường này.
3. Một số phương hướng lớn để phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn đến 2020.
Mục tiêu của phát triển thị trường xuất khẩu là mở rộng và đa dạng hoá thị trường theo các quan điểm sau đây:
Tích cực, chủ động tranh thủ mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đa phương và đa dạng hoá quan hệ với đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột.
Mở rộng tối đa về diện trọng điểm là các thị trường có sức mua lớn, tiếp cận công nghệ nguồn.
Tìm kiếm thị trường mới ở Mỹ Latinh và châu Phi.
Để thực hiện mục tiêu trên đây, phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 được xác định như sau:
Thứ nhất, chủ động thâm nhập thị trường quốc tế. Đây là phương hướng cơ bản của hoạt động thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu của nước ta. Phương hướng này, trong một chừng mực nào đó, là hệ quả tương thích của tiến trình nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nếu sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu được xác định và hoàn thiện theo hướng “chủ động” thì khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá xuất khẩu, tức là thâm nhập thị trường quốc tế, cũng mặc nhiên có tính chủ động. Điều đó có ý nghĩa rằng, để nâng cao tính chủ động thâm nhập thị trường quốc tế phải xác định sản xuất hướng về xuất khẩu mặt hàng gì, như thế nào, số lượng là bao nhiêu, bán cho thị trường nào, bán bằng cách nào, cần giải quyết vấn đề gì trong quan hệ song phương… để thúc đẩy xuất khẩu theo con đường ngắn nhất, tạo thế chủ động trong xuất khẩu.
Mặt khác, việc tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra thị trường nước ngoài (xuất khẩu vốn), để tránh các hàng rào thuế và phi thuế do nước nhập khẩu đặt ra, xoá bỏ thủ tục cấp phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài và đơn giản hoá thủ tục mở tài khoản để phục vụ giao dịch trên thị trường ngoài nước… cũng là một nội dung quan trọng để tạo lập thế chủ động thâm nhập thị trường quốc tế của Việt Nam.
Thứ hai, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối tác và các thị trường xuất khẩu của Việt Nam:
Tăng cường mở rộng thị trường các nước phát triển. Hoạt động XNK của nước ta trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI sẽ vẫn dựa vào thương mại liên ngành là chủ yếu. Do đó, với quan hệ kinh tế cởi mở của Việt Nam đối với tất cả các nước như hiện nay, việc mở rộng buôn bán với các nước phát triển sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với thời kỳ trước đây khi hoạt động XNK chỉ tập trung chủ yếu với các nước trong khu vực.
Các nước phát triển có nhu cầu nhập khẩu lớn (dân số đông, thu nhập cao…) và ổn định đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này đã tăng nhanh trong nhiều năm qua nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng có thể khai thác.
+ Thị trường Hoa Kỳ: là thị trường XNK lớn của thế giới nhưng mới được khai thông quan hệ buôn bán với nước ta. Với việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ mấy năm gần đây đã và đang tạo ra những đột phá lớn cho nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như da giày, may mặc, thuỷ sản… Có thể nói Hiệp định thương mại sẽ làm tăng sức hấp dẫn cũng như mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp của hai nước và là cơ hội để hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam dễ dàng tiếp cận với thị trường Mỹ cũng như nhiều thị trường khác thông qua Hiệp định song phương này.
+ Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản luôn là đối tác thương mại số một của nước ta trong những năm vừa qua. Nhưng các chuyên gia kinh tế của Nhật Bản và nước ta đều cho rằng buôn bán giữa hai nước hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai quốc gia. Chẳng hạn, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn chưa thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, trong khi các mặt hàng cùng loại của nước khác trong khu vực đã chiếm được chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản như gạo, rau quả của Thái Lan.
+ Thị trường các nước EU: là khu vực thị trường rộng lớn bao gồm 15 nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây tăng nhanh liên tục, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam như giày dép, may mặc thuỷ sản được xuất khẩu sang EU, nhưng nước ta vẫn chưa khai thác được tốt thị trường này, chưa thâm nhập vào các kênh phân phối của EU và chưa tận dụng hết chế độ GSP mà châu Âu dành cho các nước đang phát triển.
Bởi vậy, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển là hoàn toàn phù hợp với lợi thế và tiềm năng của Việt Nam, phù hợp với yêu cầu hình thành các thị trường chính, chủ yếu cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta.
Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực trên cơ sở tận dụng các lợi thế của Việt Nam và lợi ích của quá trình tự do hoá thương mại.
Lợi thế về vị trí địa lý và thị hiếu tiêu dùng với các nước gần kề biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào.
Lợi thế quan hệ buôn bán truyền thống với Trung Quốc và cả cơ hội mà tự do hoá thương mại đem lại trong khuôn khổ AFTA và trong tương lai của khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc.
Cơ cấu xuất khẩu của nước ta với từng nước trong khu vực vẫn có thể bổ sung cho nhau.
Lợi thế của nước nhập siêu trong quan hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, ... với tiêu chí cân bằng thương mại với từng nước Chính phủ Việt Nam có thể tăng cường đàm phán ở cấp Nhà nước để các nước trong khu vực ký kết các hợp đồng cấp Chính phủ cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.
Mở rộng thị phần với các nước SNG và Đông Âu đồng thời tích cực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Việc mở rộng buôn bán với các nước SNG và Đông Âu, đứng đầu là nước Nga đối với nước ta trong thời kỳ tới có nhiều tiềm năng to lớn.
Nước ta và khu vực thị trường này đã từng là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế, có quan hệ buôn bán truyền thống.
Nga là một thị trường lớn có nhu cầu cao với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, các yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn mẫu mã không đòi hỏi cao như các nước phát triển. Tuy nhiên, do quan hệ buôn bán bị gián đoạn trong nhiều năm giữa hai nước, nên nhiều mặt hàng xuất khẩu vốn là lợi thế của Việt Nam trong nhiều năm trước đây, hiện nay bị các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc và các nước khác chiếm chỗ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trong thời gian qua hàng hoá của Việt Nam phải cạnh tranh ngang ngửa với hàng hoá của các nước có trình độ phát triển cao hơn ta trên thị trường Nga (như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc) do Nga chưa dành chế độ ưu đãi về thuế suất cho hàng hoá Việt Nam. Hiện nay, Nga và nước ta đang tích cực đàm phán để ký kết Hiệp định mậu dịch tự do giữa hai nước. Mặt khác, nước ta có đông đảo thương nhân đang làm ăn sinh sống ở Nga, có thể tận dụng lợi thế này để đẩy mạnh xuất khẩu thông qua đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp trong nước với đội ngũ này tại Nga. Do đó, khả năng mở rộng buôn bán với Nga và các nước SNG và Đông Âu trong thời gian tới là hoàn toàn khả quan.
Đồng thời trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới ở mọi khu vực địa lý vừa có ý nghĩa thúc đẩy xuất khẩu vừa khắc phục được những rủi ro trong buôn bán quốc tế. Nhiều thị trường mới mở ra trong vài năm gần đây nhưng đã rất tốt như australia, Newdiland. Hàng hoá của nước ta cũng đã xuất hiện trên các thị trường Trung Cận Đông, Nam á, châu Phi và Mỹ Latinh nhưng kim ngạch còn rất nhỏ bé và chủ yếu xuất khẩu qua trung gian. Do đó, đối với các khu vực này, nhiều cơ hội thị trường vẫn còn tiềm ẩn, cần tiếp tục nghiên cứu và khai thác để đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới.
Theo phương hướng chung đó, định hướng tỷ trọng của các khu vực trong thời kỳ tới như sau:
ỉ Châu á :46-50%, trong đó:
Nhật Bản :17-18%
ASEAN :15-16%
Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông :14-16%
ỉ Châu Âu :25-30%, trong đó:
EU :23-25%
SNG và Đông Âu :2-5%
ỉ Bắc Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ) :15-20%
ỉ Châu Đại Dương :5%
ỉ Châu Phi :2%
Thứ ba, đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu theo cả chiều rộng và chiều sâu. Theo phương hướng này, việc phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều rộng tập trung vào tăng khối lượng xuất khẩu, giá trị gia tăng xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường về mặt không gian và phạm vi địa lý của các hàng hoá dịch vụ xuất khẩu. Việc phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều sâu cần tập trung vào nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, đưa ra thị trường ngày càng nhiều chủng loại có giá trị gia tăng xuất khẩu cao nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Mặt khác, trên cùng không gian địa lý, từng thị trường xuất khẩu cần đẩy mạnh sự hình thành đồng bộ các loại thị trường xuất khẩu như các thị trường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, vốn, sức lao động, các sản phẩm trí tuệ để bổ sung, hỗ trợ và tạo tiền đề cho nhau phát triển. Theo phương hướng này, phấn đấu sau năm 2010, bên cạnh các sản phẩm hữu hình của nền sản xuất truyền thống, có một tỷ trọng kim ngạch tương đối lớn của các sản phẩm “mềm” của nền sản xuất dựa vào tri thức, các sản phẩm “sạch” của Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hàng năm.
Thứ tư, mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu bao hàm cả phát triển thị trường xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu vào các khu chế xuất… nhằm điều hoà cung-cầu hàng hoá dịch vụ xuất khẩu, phân tán rủi ro khi thị trường thế giới bị chấn động đột ngột. Đồng thời, đây cũng là phương hướng khắc phục tư tưởng cực đoan, quá nhấn mạnh và dốc lực vào thị trường ngoài nhưng lại bỏ trống thị trường trong nước với trên 80 triệu dân và sức mua đang được nâng cao khá nhanh.
Tóm lại, chính sách định hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 phải dựa vào các quan điểm định hướng chiến lược XNK, căn cứ vào phân tích những thách thức cơ hội của xu thế quốc tế hoá thương mại đối với hoạt động XNK của Việt Nam. Định hướng này nhằm tạo ra một cơ cấu XNK có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, trên cơ sở hướng các doanh nghiệp sử dụng các yếu tố nguồn lực và cơ hội thị trường vào các ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế.
II. Dự báo khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ 2001-2010
1. Dự báo chỉ tiêu chung về xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
Theo số liệu thống kê cả nước, trong giai đoạn 1991-1995, nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 8,2%/năm và kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 17,7%/năm, tương tự trong giai đoạn 1996-2000 là 6,95%/năm và 21,545%/năm. Như vậy, nếu xét tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu cho thấy, tương quan trong giai đoạn 1995 là 1:2 trong giai đoạn 1996-2000 là 1:3. Điều này phản ánh định hướng xuất khẩu khá rõ nét của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua.
Dự báo tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2010 sẽ dao động ở khoảng 1:2 đến 1:2,2. Các phương án dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2010 trên cơ sở các phương án dự báo về tăng trưởng kinh tế được xác lập cụ thể như sau:
Giai đoạn 2001-2005: nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 15%/năm (phương án I) và 14,4%/năm (phương án II). Tổng kim ngạch xuất khẩu tương ứng đạt được vào năm 2005 là 29.060 triệu USD (phương án I) và 28.560 triệu USD (phương án II). Mức xuất khẩu bình quân đầu người theo hai phương án lần lượt là 348,4 USD/người/năm và 342,4 USD/người/năm vào năm 2005.
Giai đoạn 2006-2010: nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 14,4%/năm (phương án I) và 16%/năm (phương án II). Tổng kim ngạch xuất khẩu tương ứng đạt được vào năm 2010 là 56.940 triệu USD (phương án I) và 59.980 triệu USD (phương án II). Mức xuất khẩu bình quân đầu người theo hai phương án lần lượt là 642,4 USD/người/năm và 776,6USD/người/năm vào năm 2010.
Trong hai phương án dự báo xuất khẩu: phương án I được xây dựng trên cơ sở về tăng trưởng kinh tế đất nước_phương án giả định hiệu quả đầu tư theo chiều sâu không cao, do đó, triển vọng xuất khẩu trong xu hướng cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng sẽ không lớn và tương quan giữa nhịp độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu chỉ là 1:2 trong suốt thời kỳ dự báo. Phương án II được xác lập trên cơ sở đầu tư phát triển theo chiều sâu diễn ra mạnh hơn và hiệu quả hơn, tuy nhiên, do sự thay đổi về hướng đầu tư và thời lượng cần thực hiện đầu tư, nên tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu cũng chỉ theo tỷ lệ 1:2 trong giai đoạn 2001-2005, nhưng sau đó, sẽ phát huy hiệu quả và tương quan này sẽ nâng lên ở tỷ lệ 1:2,2 trong giai đoạn 2006-2010. Như vậy, trong thời kỳ 2001-2010, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân theo phương án I chỉ là 14,7%/năm và phương án II là 15,2%/năm.
2. Dự báo triển vọng nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
2.1. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản.
Định hướng chung đối với nhóm hàng nông sản, thuỷ sản trong thời kỳ 2001-2010 là phát triển đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Một số định hướng chính đối với xuất khẩu nông, thuỷ sản là:
- Thứ nhất là tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với định hướng thị trường. Đối với những mặt hàng mà thị trường đã tương đối bão hoà như cà phê Robusta, hạt tiêu thì nên giới hạn diện tích ở mức thích hợp. Đối với những mặt hàng còn tiềm năng về thị trường như rau quả và rau quả chế biến thì phải nhanh chóng nghiên cứu kỹ thị trường, trên cơ sở đó hình thành những vùng sản xuất tập trung để cung ứng đủ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Việc chuyển dịch cơ cấu cần chú ý đến yếu tố bảo đảm môi trường sinh thái.
- Thứ hai, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, cần nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua đầu tư vào giống, thuỷ lợi, công tác khuyến nông và đặc biệt là đầu tư vào công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
- Thứ ba, là tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hoá thị trường, đặc biệt là đối với những mặt hàng mà xuất khẩu còn lệ thuộc lớn vào một số ít thị trường hay một khu vực thị trường như chè, rau quả, cao su. Công tác xúc tiến thương mại cần được tăng cường ở tất cả cấp độ: Nhà nước, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp. Bộ Thương mại sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn khảo sát để mở thêm thị trường mới cho hàng nông sản, nhất là gạo (vào châu Phi và Trung Đông), chè, rau quả chế biến (vào Hoa Kỳ, Nhật Bản), tăng cường vai trò của mình và tăng cường phối hợp với các Hiệp hội trong việc nhận biết và ứng phó với các rào cản kỹ thuật mới xuất hiện.
- Thứ tư là hoàn thiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản, phát triển các công cụ tài chính, tín dụng như bảo hiểm rủi ro không thanh toán, chiết khấu chứng từ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới; có biện pháp giảm nhanh các chi phí dịch vụ đầu vào cho xuất khẩu để giảm giá thành.
- Thứ năm là hình thành cơ chế, chính sách đồng bộ để thực hiện chủ trương bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các mối liên kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Bắt tay vào nghiên cứu, tiếp cận với giao dịch kỳ hạn.
- Thứ sáu là nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng, bảo đảm có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu vì mục đích nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Trên cơ sở định hướng chung về phát triển xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, định hướng cụ thể đối với một số mặt hàng chủ lực được dự kiến như sau:
Nhóm nông sản
Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp. Với khí hậu cận nhiệt, đất đai màu mỡ, nguồn nước ngọt dồi dào … là những điều kiện thiên nhiên ưu đãi rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng. Hơn nữa, Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động nông nghiệp lớn và có kinh nghiệm lại cần cù là tiền đề cơ sở cho định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên sinh học đa dạng. Sản xuất lương thực, chăn nuôi, rau quả và cây trông nông nghiệp đều có những bước phát triển mạnh mẽ. Một số nông sản Việt Nam đã khẳng định được vị trí trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu…
Từ những cơ sở trên, Nhà nước ta đã xây dựng phương án dự báo cho xuất khẩu nông sản mà cụ thể là đối với một số mặt hàng chủ đạo trong thời kỳ 2001-2010 như sau:
Bảng 7: Dự báo tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của nông sản
Đơn vị: %
Năm
Tên hàng
2005
2010
Lượng
(1000 tấn)
Trị giá
(Triệu USD)
Lượng
(1000 tấn)
Trị giá
(Triệu USD)
Gạo
4500
1000
4500
1200
Cà phê
700
700
750
850
Chè
78
100
140
200
Cao su
300
250
500
500
Hạt điều
40
200
80
400
Hạt tiêu
50
220
60
250
Lạc
130
75
180
100
Rau quả
800
1600
Nguồn: Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Đại học Ngoại thương
Nhóm thuỷ sản
Ngành thuỷ sản là ngành có nhiều tiềm năng. Riêng vùng biển đặc quyền kinh tế (độ rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở) đã có khả năng cung cấp hàng năm khoảng 1.7 triệu tấn hải sản các loại, chưa kể hàng trăm tấn nhuyễn thể vỏ cứng như nghêu, sò, điệp, ốc… Về nuôi trồng, nếu biết tận dụng mặt nước của các eo vịnh biển, các vùng đất nhiễm mặn ven biển và đất hoang hoá cao triều… để mở thêm diện tích nuôi kết hợp với đầu tư chuyển đổi công nghệ, nâng cao năng suất thì tới năm 2005 ta hoàn toàn có khả năng thu được 1 triệu tấn hải sản nuôi, trong đó có các loài đem lại giá trị xuất khẩu rất cao.
Theo các phương án phát triển thuỷ sản, có thể xây dựng các phương án dự báo cho xuất khẩu thuỷ sản trong thời kỳ 2001-2010 như sau:
Theo phương án cao, nhịp độ tăng sản lượng đạt 5.8%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và 6.75%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Như vậy, nếu tiêu dùng trong nước kể cả tiêu dùng cho dân cư và chế biến thức ăn gia súc tăng với nhịp độ bình quân 4.4%/năm trong cả thời kỳ 2001-2010 thì lượng xuất khẩu thuỷ sản có thể huy động xuất khẩu chiếm 15.05% vào năm 2005 và 15.95% vào năm 2010. Với mức huy động này, khối lượng thuỷ sản xuất khẩu sẽ tăng bình quân 9.0%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và 8.8%/năm trong giai đoạn 2006-2010, tương ứng với nhịp độ tăng giá trị xuất khẩu là 12.4%/năm và 12.1%/năm.
Nhóm hàng lâm sản
Các sản phẩm có khả năng khai thác cho xuất khẩu chủ yếu, bao gồm loại đồ gỗ, mây tre và hàng thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ và mây tre, các sản phẩm được xếp vào nhóm hàng dược liệu, hương liệu và một số sản phẩm thuộc nhóm gia vị, như quế, hồi, thảo quả,… trong thời kỳ 2001-2010 Việt Nam sẽ rất ít có khả năng xuất khẩu đồ gỗ khai thác từ rừng do chính sách bảo vệ rừng nghiêm ngặt, và nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao. Tuy nhiên, năng lực sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ và song mây sẽ được mở rộng làm tăng khả năng xuất khẩu các sản phẩm thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Vì vậy, xuất khẩu lâm sản trong thời kỳ này chủ yếu là các sản phẩm thuộc về dược liệu, hương liệu và gia vị.
Về triển vọng thị trường xuất khẩu: các thị trường xuất khẩu lâm sản của Việt Nam sẽ tuỳ thuộc và tính chất tiêu dùng đối với mỗi loại lâm sản: dùng làm dược liệu, hương liệu và gia vị. Nhìn chung, thị trường xuất khẩu chính sẽ là thị trường các nước châu á, đặc biệt là Trung Quốc, các nước Đông Bắc á, ASEAN, và ấn Độ. Trong đó, Trung Quốc sẽ là thị trường thu hút nhiều lâm sản xuất khẩu nhất của Việt Nam thông qua hoạt động buôn bán tiểu ngạch qua biên giới.
Dự báo giá trị xuất khẩu nhóm hàng lâm sản sẽ tăng từ khoảng 30 triệu USD hiện nay lên 70 triệu USD vào năm 2005 và 150 triệu USD vào năm 2010
2.2. Nhóm hàng chế biến
Xuất khẩu nhóm hàng chế biến chủ lực (hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, thực phẩm chế biến, cơ khí điện, hàng điện tử, linh kiện vi tính) đạt kim ngạch ngày càng tăng qua các năm (năm 1991 là 167 triệu USD chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu đến năm 2001 đạt 5,2 tỷ USD chiếm hơn 36% kim ngạch xuất khẩu) thể hiện sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2001-2010, nhóm hàng chế biến tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng xuất khẩu. Dự báo kết quả xuất khẩu một số ngành hàng chủ lực như sau:
Bảng 8: Dự kiến cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu 2001-2010
Năm
Tên hàng
2005
2010
Trị giá
(Triệu USD)
Trị giá
(Triệu USD)
Hàng chế biến chính
11500
20500
Thủ công mỹ nghệ
800
1500
Dệt may
5000
7500
Giầy dép
4000
7000
Thực phẩm chế biến
200
700
Sản phẩm gỗ
600
1200
Hoá phẩm tiêu dùng
200
600
Sản phẩm nhựa
200
600
Sản phẩm cơ khí điện
300
1000
Vật liệu xây dựng
200
500
Hàng chế biến cao
2500
7000
Điện tử và linh kiện máy tính
6000
Phần mềm
500
1000
Nguồn: Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Đai học ngoại thương
2.3. Nhóm khoáng sản
Trong những năm qua xuất khẩu khoáng sản trong đó chủ yếu là xuất khẩu dầu thô đã đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu. Qua những điều tra, thăm dò, khảo sát có thể thấy rằng khoáng sản của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, nhiều l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan Trinh Thi Phuong Nhung.doc