Khóa luận Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập nền kinh tế

 

MỤC LỤC

 

Mở đầu 1

I.Tính cấp thiết của đề tài 1

II.Phương pháp nghiên cứu 2

III.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

IV.Khái quát đề tài 3

 

Chương I. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền sở hữu công nghiệp 5

I.Khái niệm và vai trò của sở hữu công nghiệp 5

1.Khái niệm về sở hữu công nghiệp 5

2.Vai trò của sở hữu công nghiệp đối với nền kinh tế và đối với kinh doanh 6

II.Đăng ký sở hữu công nghiệp 12

1.Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp 12

2.Cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động sở hữu công nghiệp 14

3.Hệ thống đại diện sở hữu công nghiệp 15

4.Các chế độ “first- to- file” và “first- to- use” 17

5.Các Điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam đã tham gia và chuẩn bị tham gia 19

III.Những qui định pháp luật chủ yếu về quyền sở hữu công nghiệp 20

1.Các loại văn bằng bảo hộ và thời hạn hiệu lực 20

2.Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp 20

3.Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp 24

 

Chương II. Thực trạng hoạt động sở hữu công nghiệp tại Việt Nam trước thách thức hội nhập kinh tế quốc tế 25

I.Thực trạng những qui định pháp luật về sở hữu công nghiệp 25

1.Về chủ thể của các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ 26

2.Về thời hạn bảo hộ và thời điểm phát sinh các đối tượng sở hữu công nghiệp 27

3.Về vấn đề bảo hộ quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá 28

4.Một số vấn đề chưa được pháp luật qui định cụ thể 28

5.Một số vấn đề được pháp luật qui định chưa hợp lý 29

6.Chưa có các qui định đầy đủ, chặt chẽ để bảo đảm thực thi có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp 31

7.Các qui định về quyền sở hữu công nghiệp được kết cấu chưa hợp lý gây rất nhiều khó khăn cho việc áp dụng 33

II.Những điểm chưa phù hợp trong các qui phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp của Việt Nam so với các Điều ước quốc tế 34

1.Các đối tượng sở hữu công nghiệp chưa được bảo hộ đầy đủ 34

2.Về phạm vi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá 35

3.Về phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý 36

4.Về qui định bảo hộ giống cây trồng 37

5.Về qui định bảo hộ đối với chủng vi sinh 37

6.Qui định về việc phục hồi hiệu lực cho văn bằng bảo hộ 37

7.Chế độ đãi ngộ quốc gia 38

 III.Những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn hoạt động sở hữu công nghiệp ở Việt Nam 40

1.Nạn làm hàng giả, hàng nhái vẫn còn lan tràn 40

2.Những bài học về quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 46

IV.Nguyên nhân khiến cho những bất cập trên còn tồn tại 50

1.Sự chưa hoàn thiện trong hệ thống các qui phạm pháp luật, trong công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp và trong hệ thống thông tin sở hữu công nghiệp 50

2.Hiểu biết của xã hội và doanh nghiệp về sở hữu công nghiệp 56

3.Khoảng cách về sở hữu công nghiệp giữa Việt Nam và thế giới 60

 

Chương III. Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập nền kinh tế 63

I.Định hướng phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp 63

1.Mục tiêu tổng quát đối với hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới 63

2.Mục tiêu cụ thể đối với hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới 65

II.Những nhiệm vụ chủ yếu mà Việt Nam phải hoàn thành trước khi bước vào một cuộc chơi toàn cầu 72

1.Hoàn tất việc xây dựng các qui phạm pháp luật đủ để đáp ứng các đòi hỏi của WTO đối với Việt Nam về sở hữu công nghiệp 73

2.Chuẩn bị một bước các điều kiện cần thiết để vận hành các qui phạm pháp luật nói trên 74

3.Bắt đầu xây dựng chương trình tự động hoá các hoạt động nghiệp vụ khi tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp 75

4.Phát triển mạng thông tin điện tử về sở hữu công nghiệp 75

III.Các biện pháp chủ yếu nhằm đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ nói trên 76

1.Tạo ra một hành lang pháp lý rõ rệt cho hoạt động sở hữu công nghiệp tiến tới 76

2.Nâng cao nhận thức cho nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp về những vấn đề có liên quan đến sở hữu công nghiệp 76

3.Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp trong việc tự bảo vệ mình trước những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 79

4.Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp 80

5.Tăng cường các nguồn lực cần thiết cho hệ thống sở hữu công nghiệp 82

6.Cải cách các thủ tục hành chính và sắp xếp lại các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tới hoạt động sở hữu công nghiệp 84

7.Mở rộng hợp tác quốc tế 85

 

Kết luận 88

 

 

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập nền kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên cần được khắc phục trong quá trình sửa đổi Bộ luật dân sự. 7.Chế độ đãi ngộ quốc gia. Hiệp định TRIPS qui định mỗi thành viên của WTO phải dành cho các công dân của các nước thành viên khác chế độ đối xử như quốc gia đó dành cho các công dân của mình về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nói một cách khác qui định muốn nói đến nghĩa vụ của một nước thành viên WTO bất kỳ phải đối xử với những người nước ngoài từ các nước thành viên WTO khác theo một phương thức giống như nước thành viên WTO đó dành cho công dân của nước mình. Cơ sở của nguyên tắc này là mọi nước thành viên phải bình đẳng trong đối xử công dân đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không phân biệt biên giới quốc gia. Trong thực tế hiện nay, chế độ phí và lệ phí trong hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam vẫn chưa phù hợp với qui định của TRIPS về đãi ngộ quốc gia. Tồn tại hai hệ thống phí và lệ phí sở hữu trí tuệ cho công dân Việt Nam và người nước ngoài (được qui định tại điểm 2 và 3, mục II Thông tư số 23/TC/TCT ngày 9/5/1997 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp). Đây là một điểm không phù hợp với TRIPS mà Việt Nam cần phải thay đổi khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này cũng sẽ làm ngân sách Nhà nước bị thất thu một khoản tài chính không nhỏ. Đồng thời, lượng đơn xin đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ tại Việt Nam có thể sẽ tăng lên gây khó khăn cho công tác quản lý vốn vẫn còn yếu ớt của Việt Nam. Chính vì vậy mà Việt Nam nên nghiên cứu lựa chọn một thời điểm hợp lý để thay đổi qui định này. Cũng liên quan đến vấn đề đãi ngộ quốc gia, Việt Nam đã có hợp tác song phương về quyền sở hữu trí tuệ đối với một số nước. Một số văn bản song phương đã được ký kết như Hiệp định về quyền tác giả đối với Hoa Kỳ, Hiệp định hợp tác về quyền sở hữu công nghiệp đối với Thái Lan, Pháp. Tuy nhiên cho đến nay, Việt Nam đều đối xử bình đẳng với tất cả các nước trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà không hề có đãi ngộ tối huệ quốc cho bất kỳ một quốc gia nào. Điều này cũng sẽ gây ra những bất lợi tương tự như việc chúng ta có quan hệ thương mại với rất nhiều nước nhưng lại không có đối xử tối huệ quốc đối với một quốc gia nào. Như vậy, so với các điều ước quốc tế chúng ta còn chưa kịp thời bảo hộ cho 2 đối tượng sở hữu công nghiệp còn lại, đó là thiết kế bố trí mạch tích hợp và chương trình truyền hình qua vệ tinh đã được mã hoá. Đồng thời trong luật Việt Nam vẫn còn một số điểm qui định về phạm vi bảo hộ hẹp hơn so với các Điều ước quốc tế. Đây cũng là điều dễ hiểu vì pháp luật nước ta đang trong thời kỳ hình thành và phát triển để phù hợp với trình độ khoa học - công nghệ và sự phát triển của nền kinh tế. Các qui định pháp luật thường ở trong thế bị động đối phó với các yêu cầu mới phát sinh hàng ngày. Vì vậy việc hoàn thiện các qui định pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo hướng phù hợp hơn nữa với những đòi hỏi của thực tiễn, với khung pháp luật quốc tế nhằm giảm thiểu những bất cập của các qui phạm pháp luật, từ đó giảm thiểu những xung đột lợi ích giữa các quốc gia và thúc đẩy hoạt động lao động sáng taọ là vô cùng cần thiết. III.Những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn hoạt động sở hữu công nghiệp ở Việt Nam. 1.Nạn làm hàng giả, hàng nhái vẫn còn lan tràn. Nạn hàng giả không phải là một hiện tượng mới lạ. ở bất cứ nơi đâu có nền sản xuất hàng hoá thì ở đó xuất hiện nạn làm hàng giả. ở nước ta tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn còn rất nghiêm trọng. Cứ sản phẩm nào có uy tín được người tiêu dùng thừa nhận thì chỉ sau một thời gian ngắn trên thị trường sẽ xuất hiện những sản phẩm được nhái lại tương tự. Theo cơ quan Tài chính Kinh tế và Công nghiệp Pháp thì hàng năm thế giới bị thiệt hại khoảng 5-7% trong lĩnh vực thương mại, tương đương khoảng 200-300 tỷ Euro do nạn vi phạm sở hữu công nghiệp. Nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái vẫn đang hoành hành ở hầu hết các nước trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam á, năm 2001 có 1,8 triệu sản phẩm bị nhái, gây thiệt hại khoảng 4,5 tỷ USD Hội nghị diễn đàn hợp tỏc kinh tế Á – Âu – làm gỡ để bảo vệ quyền sở hữu trớ tuệ, Bỏo Cụng An Nhõn Dõn, số 1363 ngày 20/5/2002 . Tại Việt Nam, tình trạng vi phạm sở hữu công nghiệp, ăn cắp bản quyền vẫn còn rất nghiêm trọng. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng thì hàng năm có khoảng 200 vụ làm hàng giả có liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp bị khởi tố, có khoảng 3000 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả vi phạm quyền sở hữu công nghiệp bị cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế ở T.W và địa phương xử lý. Số các vụ vi phạm ngày càng gia tăng. Nếu như năm 1999 có 150 vụ khiếu kiện vi phạm quyền sở hữu công nghiệp gửi đến Cục Sở hữu công nghiệp thì đến năm 2001 đã tăng lên gấp đôi là 300 vụ Hội nghị diễn đàn hợp tỏc kinh tế Á – Âu – làm gỡ để bảo vệ quyền sở hữu trớ tuệ, Bỏo Cụng An Nhõn Dõn, số 1363 ngày 20/5/2002 . Có thể thấy ở nước ta nạn làm hàng giả nằm dưới các hình thức và xu hướng vận động sau đây. * Các hình thức làm giả: - Hình thức sử dụng hoàn toàn kiểu dáng của hàng thật. Chất lượng, nội dung bên trong là giả nhưng bề ngoài trông như hàng thật. Bột ngọt Ajinomoto, bột ngọt Aone, xi măng Hà Tiên, xi măng Hoàng Thạch, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, rượu ngoại, thuốc tân dược, thuốc trừ sâu, phân lân…là những mặt hàng hay bị làm giả kiểu này. Điển hình như các vụ: Phòng cảnh sát kinh tế công an tỉnh Thái Bình bắt quả tang 2 vụ làm phân Lâm Thao giả, đã tiêu thụ trên 30 tấn. Với thủ đoạn trộn 1/2 phân Lâm Thao với 1/2 bột đá Trung Quốc rồi đóng vào bao có in nhãn mác “phân lân Lâm Thao do nhà máy SUPER Phốt Phát Lâm Thao sản xuất”. Ngày 7/7/2001 Công an tỉnh Long An đã bắt giữ một xe tải chở 24840 vỉ thuốc Glifannan có in dòng chữ “Ct Roussel Việt Nam sản xuất”. Khai thác mở rộng điều tra, Công an tỉnh Long An đã phát hiện một đường dây sản xuất thuốc tân dược giả đã hoạt động từ nhiều năm nay, ở nhiều địa bàn khác nhau. - Hình thức nhái lại kiểu dáng của hàng thật có cải biên một vài chi tiết nhỏ. Khi mặt hàng nước khoáng La vie được phổ biến rộng rãi trên thị trường, được khách hàng ưa chuộng thì lập tức có rất nhiều loại hàng nước khoáng nhái như nước khoáng La viette, nước khoáng La vel, nước khoáng La vietta, nước khoáng Ka vie với chữ K được viết hoa trông rất giống với chữ “L”. Bánh phồng tôm Sa Giang có thời kỳ được khách hàng trong nước và cả một số nước Tây Âu ưa chuộng, tin dùng, ngay sau đó loại bánh phồng tôm này cũng bị nhái thành bánh phồng tôm Sa Găng, La Giang…Rồi đến lượt bột giặt OMO bị nhái thành TOMO trong đó chữ T in màu vàng nhạt rất khó nhìn, còn lại chữ OMO thì đỏ đậm. Các sản phẩm truyền thống của công ty thực phẩm Thiên Hương cũng bị nhái y hệt từ mẫu mã, biểu tượng đến màu sắc trên bao bì cũng như các hoạ tiết. Duy chỉ có thương hiệu “Thiên Hương” là bị nhái thành: Thiên Sơn, Thiên Hoa, Hương Sơn… làm cho người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn. Các sản phẩm của công ty thực phẩm Vissan cũng bị nhái thành Vissana, Vissanu… và điều tai hại là các đại lý của công ty Vissan sau khi bán hết sản phẩm của công ty này, họ sẽ mang các sản phẩm nhái Vissana, Vissanu ra bán một cách công khai vẫn dưới biển hiệu “Đại lý thực phẩm Vissan”. - Hình thức sử dụng hoàn toàn kiểu dáng thật nhưng không đề nơi sản xuất, thời hạn sử dụng, ngày sản xuất. Thường các sản phẩm này chỉ đề dòng chữ “Made in Viet Nam” rất nhỏ, phải người nào cố tình xem xét kỹ mới thấy được. Điển hình là vụ sản xuất nước hoa giả của cơ sở sản xuất nước hoa Thành Nam, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Lô hàng giả của công ty này đã bị bắt giữ khi đang chuẩn bị xuất khẩu sang Philipine. Toàn bộ số nước hoa này đều mang nhãn hiệu và kiểu dáng các loại nước hoa của các hãng nước hoa nổi tiếng trên thế giới như ESCADA, COBRE, KISS, TATIANA, NIVARICEL, CHRISTIAN, DIOR, GIO COLOR, ROCHAS, PRINCESS, TRESOR AVON, QUEENS…. Theo kết luận của sở khoa học công nghệ và môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh thì hầu hết các loại mẫu mã, nhãn mác nước hoa trên đều trùng lặp hoặc tương tự như mẫu mã kiểu dáng các loại nước hoa của các hãng nước hoa của nước ngoài như Pháp, Italia, Nhật, Mỹ, Đức, Hà Lan, áo, Canada… trong đó có nhiều hãng đã đăng ký bảo hộ bản quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam như hãng Parfums Christian Dior, Parfums Guy Laroch… - Hình thức vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đơn giản hơn các hình thức trên. Đó là hành vi lấy nhãn, mác, đề can hàng ngoại gắn vào hàng nội để đánh lừa người tiêu dùng như các loại quần áo may sẵn, giầy dép, xe đạp…Nhân lúc Nhà nước có chủ trương dán tem một số mặt hàng nhập khẩu, nhiều cơ sở kinh doanh ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã khai khống số lượng xe đạp tồn kho để lấy tem dán vào loại xe đạp nội có kiểu dáng, nhãn mác giống xe đạp ngoại để đánh lừa người tiêu dùng. *Xu hướng vận động của nạn sản xuất hàng giả ở nước ta. Trước đây khi hàng hoá còn khan hiếm thì hàng giả thường là hàng hoá không có giá trị sử dụng như bánh chưng bằng đất, thuốc lá bằng lá sắn, chè bằng bã chè sao lại, nước mắm là nước hàng và muối, chỉ có 10% là nước mắm hoà vào cho có mùi vị…Gần đây hàng giả thiên về giả nhãn hiệu hơn là giả về bản chất như trước đây. Chẳng hạn như những hàng giả là bột giặt, mỳ chính, phân bón, thức ăn gia súc… vẫn có giá trị sử dụng, chỉ có điều chất lượng của những sản phẩm này thua xa hàng thật và có thể gây thiệt hại nhiều mặt cho người tiêu dùng. Trước đây địa điểm sản xuất và buôn bán hàng giả thường là những vùng ngoại thành, nông thôn, ở các hẻm sâu hoặc ở nhà không số, phố không tên, gần ao, hồ, sông rạch để dễ phi tang khi bị kiểm tra kiểm soát. Hiện nay địa điểm sản xuất và buôn bán hàng giả đã lan ra cả các trung tâm thương mại và các thành phố lớn và biến những nơi này trở thành điểm nóng của tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả. Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý thị trường, Công an và đội quản lý thị trường Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục phát hiện bắt giữ các đối tượng sản xuất và kinh doanh hàng giả. Ngày 12/1/1998, Công an quận Thanh Xuân đã phát hiện một cơ sở sản xuất mỳ chính giả và đã xử lý hơn 6,5 tấn mỳ chính giả cùng với hơn 1 tấn bao mỳ chính Ajinomoto. Cũng trong khoảng thời gian đó, Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện và thu giữ gần 40 tấn bột canh giả, 5000 chai nước khoáng La vie giả và 3000 chai bia giả. Trong thời gian gần đây, bia hơi Hà Nội cũng liên tục bị làm giả. Tại thời điểm Công ty Bia Hà Nội thay đổi kiểu dáng nhãn hiệu, có gần 1 triệu chai bị làm nhái. Ngày 13/3/2002, Công an Thành phố Hà Nội và Thanh tra Cục sở hữu công nghiệp đã phát hiện cửa hàng “Linh Leather đồ da cao cấp” tại trung tâm thương mại Tràng Tiền bán 162 sản phẩm giả có gắn thương hiệu LOUIS VUITTON MALLETIER. Tại cửa hàng “thời trang mới” số 2 Yết Kiêu bán 355 sản phẩm giả nhãn hiệu LOUIS VUITTON. Công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng phát hiện quầy hàng DIAMOND PLAZA kinh doanh những mặt hàng giả nhãn hiệu LOUIS VUITTON. Thương hiệu LOUIS VUITTON là sản phẩm da và giả da nổi tiếng của công ty LOUIS VUITTON MALLETIER có trụ sở tại Paris (Cộng Hoà Pháp). Sản phẩm này đã được đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục sở hữu công nghiệp. Nạn sản xuất hàng giả không chỉ dừng lại ở qui mô, phạm vi của một tổ chức, cá nhân, một cơ sở sản xuất. Tình trạng này đã phát triển rộng ra trên 1 địa bàn rộng lớn. Có những làng chuyên sản xuất hàng giả, với từng công đoạn được chuyên môn hoá cho các hộ gia đình. Có nơi cả làng sản xuất diêm giả, chia ra hộ chuyên làm que, hộ làm vỏ bao, hộ nhúng que diêm, hộ đóng diêm vào bao rồi thuê cửu vạn chuyên chở cùng với nhãn diêm Thống Nhất đi tiêu thụ. Đến cửa hàng bán lẻ mới dán nhãn Thống Nhất vào. Cũng có nơi cả làng sản xuất xe đạp giả, chia ra hộ chuyên in nhãn Trung Quốc, Mifa, Peugeot, Lixeha, Thống Nhất… hộ chuyên gióng hàn khung xe mộc, hộ chuyên sơn rồi bán cho các cửa hàng bầy lẫn với xe thật, khi khách hàng mua thích nhãn gì họ dán cho nhãn đó. Tình trạng này hiện nay vẫn diễn ra trong khi xe đạp là mặt hàng Nhà nước bắt buộc phải đăng ký chất lượng và nhãn mác. Hàng giả không chỉ được sản xuất ở trong nước mà còn được sản xuất ở nước ngoài rồi đưa vào nước ta tiêu thụ. Hàng ngoại giả ngoại như phụ tùng xe máy sản xuất ở Trung Quốc, Đài Loan mang mác Nhật. Nồi cơm điện, lẩu điện Trung Quốc mang mác National, Panasonic. Hàng ngoại giả nội như bóng đèn Neon Trung Quốc giả Rạng Đông Việt Nam, thậm chí bánh đậu xanh Hải Dương cũng bị nước ngoài làm giả bán ở các tỉnh biên giới. Đặc điểm nổi bật về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trong thời gian qua là đã xuất hiện loại vi phạm về sáng chế (các năm trước hầu như không có loại vi phạm này). Nhiều cơ sở sản xuất nước ngoài tìm cách làm giả các sản phẩm có uy tín của Việt Nam rồi tung vào thị trường trong nước. Điển hình là vụ xe máy Future, dép Bitis… bị nhái với số lượng lớn. Còn có một điều dáng lo ngại nữa là những đối tượng tham gia sản xuất hàng giả giờ đây không chỉ là những cơ sở sản xuất có trình độ công nghệ lạc hậu. Các công ty liên doanh với trình độ công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại cũng có dính líu vào tệ nạn này. Điển hình là trường hợp công ty Golden Disire (Hong Kong) liên doanh với công ty Lotaba và công ty Khataco với hình thức công ty Golden Disire đưa nguyên vật liệu vào để sản xuất thuốc lá Malboro giả, công ty Golden Disire chịu trách nhiệm tiêu thụ ra nước ngoài, công ty Lotaba và công ty Khataco nhận tiền gia công từ 8 đến 16 USD/thùng (500 bao)… Liên doanh này đã sản xuất và tiêu thụ tới trên 20 triệu bao mới bị phát hiện. 2.Những bài học về quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Song song với toàn cầu hoá là những cuộc chiến thương mại không khoan nhượng. Khi hàng rào thuế quan đang dần được gỡ bỏ thì những hàng rào phi thuế khác, thậm chí cả những “bãi mìn”, “bãi chông” đang được các nước ra sức cài cắm ở khắp mọi nơi. Lợi dụng tính chất phức tạp của hệ thống pháp luật có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp và nhận thức còn hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này, các công ty và tổ chức nước ngoài đã xoay sở mọi cách để đánh đuổi hàng Việt Nam ra khỏi thị trường của họ. Hiện nay, hầu hết các thị trường xuất khẩu của nước ta đều là những nơi có hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp nghiêm ngặt với các qui định pháp luật cũng như trình tự, thủ tục thực thi phức tạp. Nếu không hiểu rõ và biết cách sử dụng hệ thống đó thì các doanh nghiệp sẽ luôn phải đối mặt với nguy cơ đánh mất vị trí của mình và vướng víu vào những vụ kiện không đáng có. Công ty cà phê Trung Nguyên chính là một ví dụ điển hình. Cuối năm 2001 ban lãnh đạo công ty có sang Mỹ để thương thảo vấn đề chuyển nhượng thương hiệu sang Mỹ với giá khoảng 100.000USD/bang/đối tác trong vòng 3 năm thì bị công ty Rice Field Corp - Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá “Trung Nguyên, cà phê hàng đầu Buôn Ma Thuột” và nhãn hiệu “Trung Nguyên”. Chính vì vậy mà hiện nay công ty này vẫn đang phải nhờ các luật sư tiến hành nộp đơn khiếu nại còn mình thì phải ra sức đi tìm kiếm bằng chứng để chứng tỏ công ty là chủ sở hữu hợp pháp bản quyền nhãn hiệu hàng hoá. Không chỉ có cà phê Trung Nguyên, rất nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam cũng gặp phải tình trạng tương tự. Trước đây, công ty Vifon Việt Nam có ký kết làm ăn với một đại lý ở Ba Lan. Sau đó, đại lý này đã tự ý đăng ký nhãn hiệu hàng hoá “Vifon Kim Lan” tại Ba Lan. Vifon Việt Nam đã phải tốn rất nhiều thời gian và công sức mới đòi lại được thương hiệu của mình ở thị trường này. Trong khi Vifon còn chưa kịp rút ra bài học trên thị trường Ba Lan thì họ lại phải trả giá một lần nữa ở trên thị trường Mỹ. Một công ty của Nhật Bản tên là Acecook Kabushiki Kaisha đã uỷ quyền cho nhà phân phối của họ tại Mỹ nộp đơn đăng ký 2 nhãn hiệu “Vifon” và “Vifon Acecook”. Ngày 25/3/1996 Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá Mỹ (USPTO) đã cấp các văn bằng bảo hộ độc quyền cho hai nhãn hiệu này. Khi công ty Vifon Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình vào ngày 5/9/1996 thì bị từ chối vì đã đệ đơn chậm. Sự việc này đã buộc Vifon phải tiếp tục khởi kiện lên USPTO của Mỹ. Cuộc chiến về thương hiệu này đã tiêu tốn của Vifon Việt Nam một số tiền khá lớn và phải sau 4 năm trời mới thu được những kết quả có lợi cho Vifon Việt Nam. Ngoài Vifon, cà phê Trung Nguyên, các doanh nghiệp hàng đầu khác của Việt Nam như bia Sài gòn, mỹ phẩm Sài gòn, Sa Giang, Việt Tiến… cũng đang bị cuốn vào vòng xoáy của những cuộc chiến về thương hiệu. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ quên các yếu tố sở hữu công nghiệp thiết yếu liên quan đến hoạt động xuất khẩu của mình. Điều đó đã đặt hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào thế bất lợi. Đa số sản phẩm xuất khẩu của ta là hàng nông sản như rau quả, gạo hạt điều, cà phê, hạt tiêu, thuỷ sản… đều không có nhãn hiệu phù hợp với qui định của thị trường tiêu thụ. Ví dụ điển hình là cá da trơn Việt Nam mà chúng ta vẫn quen gọi là cá basa, tên tiếng Anh là “Catfish”. Hiện nay trong đạo luật An ninh trang trại và đầu tư nông thôn H.R. 2646 phê chuẩn ngày 13/5/2002, Chính phủ Mỹ đã ra điều khoản 10806 qui định chỉ những loại cá da trơn thuộc họ cá nheo Mỹ mới được mang tên Catfish. Với điều khoản này phía Mỹ đã giành quyền sở hữu tên Catfish làm thương hiệu của riêng mình. Đây là một hành động bảo hộ nông sản rất tinh vi của Mỹ bởi vì từ nay trở đi, cá da trơn Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ không được mang tên là Catfish nữa, mà phải mang tên là Basa hoặc Cá tra. Người tiêu dùng Mỹ vốn chỉ quen với cái tên Catfish, sẽ chẳng mấy ai biết cá basa, cá tra của Việt Nam là cá gì. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam sẽ lại phải tốn rất nhiều công sức để quảng bá sản phẩm của mình. Vậy là Hoa Kỳ đã không từ bỏ một thủ đoạn nào nhằm hạ gục sản phẩm cá da trơn Việt Nam. Đầu tiên là Mỹ đi tuyên truyền những khẩu hiệu như “người Mỹ ăn cá nheo Mỹ”, “đừng bao giờ tin vào sản phẩm catfish ngoại quốc” nhằm đánh vào hàng Việt Nam. Rồi sau đó họ chuyển sang lôi kéo các Nghị sĩ vào cuộc. Ngày 9/2/2001, 12 Nghị sĩ đại diện cho các bang nuôi cá nheo đã cùng ký tên dưới bức thư yêu cầu Chính phủ Mỹ có biện pháp can thiệp. Rồi đến ngày 1/7/2001, một số Thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật H.R.2439 hướng mũi dùi về phía cá Việt Nam nhập khẩu, đồng thời công khai bôi nhọ sản phẩm cá Việt Nam. Điển hình là bài viết trên tờ Bưu điện Washington của Thượng nghị sĩ Marion Barry, vu cáo trong cá Việt Nam có chứa dư lượng chất độc màu da cam do Chiến tranh để lại. Song song với các biện pháp trên, Chính phủ Mỹ còn ra sức trợ cấp cho các nhà sản xuất cá nheo Mỹ với tổng số tiền là 190 tỷ USD. Bất chấp các thủ đoạn kể trên, sản phẩm cá da trơn Việt Nam vẫn thắng thế trên thị trường Hoa Kỳ. Vẫn nuôi quyết tâm đẩy cá da trơn của Việt Nam vĩnh viễn ra khỏi thị trường nội địa, Mỹ đã khởi kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là đòn đánh cuối cùng. Với việc ban hành điều khoản 10806 trong Đạo luật an ninh trang trại và đầu tư nông thôn nhằm giành quyền sở hữu thương hiệu Catfish, người Mỹ thực sự đã tìm được một lá chắn pháp lý để hạ “nốc ao” sản phẩm cá da trơn Việt Nam. Như vậy ta có thể thấy rõ một điều là hàng xuất khẩu Việt Nam không chỉ bị vấp phải những rào cản phi thương mại như những qui định về chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn về điều kiện sản xuất, vệ sinh, an toàn… mà chúng ta còn vướng phải một rào cản khác khó vượt qua hơn nhiều, đó là những qui định pháp luật có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Rất nhiều sản phẩm của Việt Nam có chất lượng rất tốt nhưng vẫn bị hàng hoá của nước khác đẩy lùi do hàng hoá của chúng ta không có nhãn hiệu và cũng không có cả chỉ dẫn địa lý phù hợp. Trường hợp “nước mắm Phú Quốc” do Thái Lan sản xuất và phân phối ở Châu Âu, Bắc Mỹ là một ví dụ tiêu biểu cho thấy hàng hoá của chúng ta bị các sản phẩm cùng loại có chất lượng kém hơn lợi dụng và chèn ép như thế nào ở thị trường nước ngoài. Không thiếu gì trường hợp hàng xuất khẩu của ta bị giữ ngoài của khẩu vì lý do phát hiện có sự vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Các đối tác nước ngoài đã đánh cắp thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam rồi sử dụng các thủ đoạn pháp lý để đánh bật các mặt hàng chính hiệu của Việt Nam. Nhiều trường hợp rào cản còn được thiết lập một cách có hệ thống, có tính chất liên hoàn để bao vây hàng loạt các thị trường của ta như tình cảnh mà thuốc lá Vinataba đã gặp phải. Tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức lại vai trò, ý nghĩa của sở hữu công nghiệp trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động xuất khẩu nói riêng. Cần phải thấy ngay rằng, ngay cả khi chúng ta chưa có khả năng xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao như hiện nay thì những vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp vẫn phải được đặt ra và giải quyết. Song song với việc chấn chỉnh lại nhận thức phải là những hành động cụ thể, khẩn trương nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” như hiện nay. Đồng thời các doanh nghiệp phải luôn bám sát các thông tin về thị trường, cơ chế, chính sách, pháp luật của nước sở tại để lường trước những rắc rối có thể xảy ra nhằm chủ động đối phó. Iv.Nguyên nhân khiến cho những bất cập trên còn tồn tại. 1.Sự chưa hoàn thiện trong hệ thống các qui phạm pháp luật, trong công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp và trong hệ thống thông tin sở hữu công nghiệp. 1.1.Sự chưa hoàn thiện trong hệ thống các qui phạm pháp luật. Mặc dù Việt Nam đã có một hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp khá hoàn chỉnh và quyền sở hữu công nghiệp đã được Bộ luật dân sự điều chỉnh, song pháp luật hiện hành về sở hữu công nghiệp vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ngoài những điểm chưa phù hợp như đã nêu cụ thể ở phần I và II của chương này, nhìn một cách tổng thể, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế sau đây. Theo nhận xét của một số chuyên gia “Quan hệ về sở hữu công nghiệp không chỉ là quan hệ dân sự, luật dân sự không thể bao gồm đầy đủ các qui phạm điều chỉnh các quan hệ về sở hữu công ngiệp. Vì lẽ đó, việc đưa quyền sở hữu công nghiệp vào bảo hộ trong Bộ luật dân sự sẽ làm cho hiệu lực pháp lý của các qui định về sở hữu công nghiệp bị hạn chế”. Đây là một nhận xét xác đáng vì sở hữu công nghiệp là một lĩnh vực đặc biệt. Một hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không chỉ gây thiệt hại cho chủ sở hữu mà còn ảnh hưởng tới nhiều người khác. Chẳng hạn như việc làm giả một loại thực phẩm, thuốc men sẽ không chỉ gây thiệt hại cho nhà sản xuất chân chính mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí là cả tính mạng của rất nhiều người tiêu dùng. Chính vì vậy mà các mối quan hệ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp không phải là quan hệ dân sự thông thường. Việc bảo vệ các quyền liên quan đến sở hữu công nghiệp nhiều khi còn phải sử dụng cả các biện pháp hành chính, thậm chí hình sự. Hơn nữa, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đòi hỏi các thủ tục và trình tự chặt chẽ, rõ ràng, thoả đáng và công bằng. Những qui định như vậy phải được qui định ở các văn bản luật chứ không thể chỉ nêu ở các văn bản hướng dẫn, giải thích luật. Do đó, nhiều người có mong muốn là cần có một Bộ luật riêng về sở hữu trí tuệ để việc thực thi và bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam ngày càng có hiệu quả, đồng thời đáp ứng được các đòi hỏi quốc tế. Về cơ bản, khung pháp luật về sở hữu công nghiệp là tương đối hoàn chỉnh, song chúng ta vẫn còn thiếu các qui định hướng dẫn cụ thể việc thi hành các qui định chung. Điển hình là chúng ta vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 54/CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa kịp ban hành thông tư mới thi hành Nghị định 63/CP đã được sửa đổi bằng Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ nhằm hướng dẫn thi hành một cách đầy đủ cũng như qui chế hoá một bước các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến pháp lý của Cục sở hữu công nghiệp. Các cơ quan quản lý chuyên nghành như Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra cũng chưa tích cực phối hợp với nhau để soạn thảo và ban hành các văn bản vạch rõ qui chế phối hợp hành động giữa các cơ quan này. Các địa phương cũng chưa nhận thấy sự cần thiết phải có các văn bản pháp qui cho riêng mình để quản lý các hoạt động gắn với quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn. Đây cũng là một thiếu sót lớn bởi vì mỗi địa phương đều có những nét đặc trưng của riêng mình và đòi hỏi phải có một mô hình và cách thức quản lý tương ứng phù hợp. 1.2.Công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp chưa đạt được hiệu quả rõ rệt. Trên thực tế, khi có tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp thì các doanh nghiệp thường hay gửi đơn khiếu nại đến Cục sở hữu công nghiệp. Do hiểu biết về pháp luật có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp còn hạn chế nên các doanh nghiệp thường phải thông qua một công ty sở hữu công nghiệp để theo đuổi vụ việc. Quá trình theo kiện kiểu này đương nhiên là rất tốn kém. Theo đúng thẩm quyền của mình, Cục sở hữu công nghiệp sẽ ra một văn bản chung chung “…nếu nội dung trong đơn khiếu nại của công ty… (sở hữu công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo huu cong nghiep 4.doc
  • docDanh muc tai lieu tham khao va muc luc.doc
Tài liệu liên quan