Môi trường phát triển doanh nghiệp: Một trong những hạn chế lớn của Hà Nội là vấn đề bản quyền phần mềm. Hà Nội là một trong những thành phố được xếp đứng đầu danh sách vi phạm bản quyền (BSA, 2008). Vị trí này tạo ra một hình ảnh rất không tốt cho công nghiệp phần mềm Hà Nội trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra còn có mốt số điều kiện môi trưòng không thuận lợi khác cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển công nghệ phần mềm theo hướng xuất khẩu như hệ thống luật về các nguyên tắc, thực thi hợp đồng của Hà Nội chưa chặt chẽ và tường minh; thiếu những tiêu chí cần thiết để phát triển thương mại điện tử như hệ thống thẻ tín dụng để mua bản quyên phần mềm và các dịch vụ khác.
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu chuẩn sản phẩm. Chính phủ tác động tới cạnh tranh và môi trường cạnh tranh bởi vai trò của nó như là người ban hành các quy định về thương mại chẳng hạn như chỉ ra cho các ngân hàng và đàm thoại với các công ty về cái gì họ có thể và không thể làm. Bằng cách tăng cường những yếu tố quyết định trong những ngành mà tại đó một quóc gia có lợi thế cạnh tranh, chính phủ cải tiến cạnh tranh của các doanh nghiệp quốc gia. Mặt khác chính phủ có thể cải tiến hoặc làm yếu đi lợi thế cạnh tranh nhưng chính phủ không thể tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Chính những chiến lược cạnh tranh này sẽ định hướng cho các hoạt động Marketing quốc tế của công ty. Nói cách khác việc xác lập chiến lược Marketing quốc tế hỗn hợp trên thị trường quốc tế của một công ty đòi hỏi phải tuân theo và thể hiện được các chiến lược cạnh tranh đã lựa chọn.
1.3: Đặc điểm một số thị trường nhập khẩu phần mềm của Việt Nam
1.3.1: ấn Độ
Trong vài năm trở lại đây ta có thể thấy ấn Độ đang tự khảng định mình và đã có những thành công nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó, nó còn tồn tại những khó khăn mà ấn Độ phải đương đầu. Đầu tiên, ta cần nhìn nhận những con số mà ấn Độ đã đạt được từ năm 2005 - 2008. Tổng doanh số các sản phẩm phầm mềm ( cả dùng trong nước và xuất khẩu )đạt khoảng 3tỷ USD vào năm 2005. Thị trường phần mềm toàn cầu vào khoảng 400- 500tỷ USD. như vậy thị phần về phần mềm chiếm không quá 1%. Số máy tính trên đầu người là 1,5PC/ 1000 dân cũng quá thấp . Tuy nhiên trong những năm tới thì sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường phần mềm thế giới. Bởi vì hiện nay đang có chiến lược đầu tư khá rầm rộ cho ngành công nghệ cao này chủ yếu là sản xuất phần mềm dịch vụ để xuất khẩu chứ không phải ở dạng đóng gói. Vào năm 2008 thì đã chiếm khoảng 40% phần mềm xuất khẩu nhưng chủ yếu ở dạng sản phẩm dịch vụ , xuất khẩu ở dạng phần mềm đóng gói, các Công ty có khả năng làm nhưng trở ngại lớn nhất là khi đưa sản phẩm ra thị trường thế giới rất khó khăn. Các Công ty phần mềm ấn Độ không gần gũi với thị trường phần mềm đóng gói nước ngoài. Thị trường trong nước là hướng dẫn tồi cho các nhà phát triển phần mềm do nhiều nhu cầu khác nhau, bên cạnh đó ưu thế về chi phí gia công thấp đang giảm dần mặc dù sản xuất phần mềm không tốn nhiều chi phí nhưng tốn không ít để tiếp thị, quảng cáo thu hút sự chú ý của khách hàng. Tờ Economics ( đưa ra con số của các Công ty phần mềm chi 40- 50% doanh số cho khâu tiếp thị và bán hàng của các Công ty phần mềm lớn như Microsoft lên tới hàng tỷ USD. Một điểm yếu nữa đó là các Công ty phần mềm của chưa có uy tín trên thị trường phần mềm đóng gói, chưa có một hãng tên tuổi nào của ấn Độ làm việc này, thì khó bán được lượng hàng lớn. Hơn nữa việc hỗ trợ khách hàng, bảo trì, cập nhật sản phẩm trên thị trường nước ngoài cũng tốn không ít tiền.
Bên cạnh đó kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng dù có thành công đi nữa thì cũng chỉ đạt từ 1- 5% mà thôi, điều này đòi hỏi đầu tư lớn điều mà
ấn Độ khó có thể làm được. Từ những nguyên nhân nêu trên, nhiều Công ty của ấn Độ đã bằng lòng gia công cho các Công ty nước ngoài với giá hạ, đồng thời với việc từng bước tìm ra thị trường phần mềm tạm gọi là đóng gói. Các sản phẩm này thường là đóng goí một nửa, như các sản phẩm mang tính tiếp thị hoặc làm cơ sở để phát triển tiếp. Hướng đi cho vấn đề này là liên kết với các Công ty nước ngoài. Hiện nay thị trường phần mềm xuất khẩu của ấn Độ đã được thực hiện ở trên 40 quốc gia, tuy nhiên thị trường lớn nhất thì chủ yếu tập trung vào Mỹ ( bảng 2). Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của ấn Độ cũng có thể do đây là thị trường phần mềm lớn nhất thế giới hiện nay, chiếm hơn 50 % tổng phần mềm bán ra trong năm 2008 .
1.3.2: Mỹ
Hoa Kỳ một cường quốc về kinh tế. Nền kinh tế Hoa Kỳ đã có những bước nhảy vọt trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Họ lần lượt vượt qua các quốc gia phát triển khác và vươn lên trở thành quốc gia đứng đầu về kinh tế cũng như trong khoa học và kỹ thuật trên thế giới. Trong vài chục năm trở lại đây Hoa Kỳ bắt đầu là nước đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nước khởi sướng cho sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ cao, ngành công nghệ phần mềm. Các Công ty sản xuất phần mềm của Mỹ chiếm vị trí độc quyền trong lĩnh vực này chi phối hầu như toàn bộ thị trường thế giới. Sự lớn mạnh của Công ty Microsof là một minh chứng họ còn có thủ phủ Siticol nổi tiếng tập trung những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực sản xuất phần mềm. Công ty Microsof hầu như năm nào cũng cho ra đời những phiên bản mới, chiếm vị trí độc quyền trong thời kỳ quá dài. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp phần mềm đã đem lại cho nền kinh tế Mỹ sự lớn mạnh , duy trì vị trí về kinh tế trên thế giới đưa lại lợi nhuận khổng lồ, tạo ra nhiều việc làm và thúc dẩy các ngành khác phát triển. hiện nay ở Mỹ ngành công nghệ thông tin đã phát triển vượt bậc, xu thé tin học hoá đang diễn ra, hầu như mọi lĩnh vực đều được trang bị tin học, có khoảng 60% số người đang làm tin học,phần mềm chiém khoảng 50% trên thị trường thế giới.
Ngành công nghiệp phần mềm của Mỹ có được vị trí như vậy là do Mỹ đã biết đầu tư vào trí tuệ, vào phát triển ngành công nghệ cao dựa vào tri thức này từ rất sớm có vốn và khuyến khích được tài năng của con người họ đã lôi cuốn được khá nhiều chuyên gia có trình độ cao từ các nước có nền kinh tế đang phát triển sang làm việc. Chính phủ Mỹ cũng có những chính sách nhằm định hướng đúng đắn cho cácc công ty phần mềm và tạo diều kiện ưu đãi, thuận lợi cho những Công ty này để có thể phát triển mạnh mẽ. chính vì thế chỉ trong vài chục năm trở lại đây thì các Công ty phần mềm của Mỹ đã chiếm lĩnh được thị trường thế giới.
1.3.3: Trung Quốc
Trung Quốc cũng được xem là một quốc gia xây dựng khá thành công ngành công nghiệp này, ngay cả ấn Độ một quốc gia với nền công nghệ thông tin khá phát triển phải xem Trung Quốc như nơi học tập. Thị trường khổng lồ ở Trung Quốc với số dân đông nhất thế giới sau khi mở cửa thì đã thu hút đâù tư nước ngoài lớn nhất trong số các nước đang phát triển. Hiện nay Trung Quốc đã có hơn 3000 công ty phần mềm, đã xuất hiện nhiều liên doanh phần mềm. Ngày 24/4/2000, Oracle Corp đã chính thức công bố việc thành lập liên doanh phát triển phần mềm của họ ở Trung Quốc đang bước vào giai đoạn cuối. Theo ông P.W.Pong Giám đốc công ty Oracle Trung Quốc, đầu tiên liên doanh này sẽ có 20 lập trình viên người Trung Quốc (4). Về mặt trình độ các lập trình viên Trung Quốc chẳng kém gì người ấn Độ. Bên cạnh oracle là IBM, cũng đang phối hợp với một đối tác trong nước là trường Đại học Qinghua ở Bắc Kinh để phát triển phần mềm. Theo những nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào những nước đang phát triển như Trung Quốc có lợi thế lớn về giá cả khi khai thác trình độ lập trình. Sau khi có những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài thì đầu tư vào phần mềm lỉên tục tăng khaỏng 20% hàng năm từ 1989 và không có dấu hiệu suy giảm với tiềm năng thị trường với một lực lựơng lớn kỹ sư và chuyên viên tin học chuyên nghiệp, thêm vào đó là giá công thấp Trung Quốc dường như sẽ trở thành nhà sản xuất chính các thiết bị cũng như các phần mềm tiếng hoa. Tuy nhiên Trung Quốc có một nền giáo dục chưa cao so với các nước phát triển, họ cũng không có tỷ lệ đáng kể các nhà khoa học, các kỹ sư, lập trình viên so với tổng dân số (5). Nhưng do dân số đông nên số lượng các chuyên viên là rất lớn. Chẳng hạn vào năm 2005 Trung Quốc có 2.172.000 chuyên viên làm phần mềm chỉ sau Mỹ 3.060.000, nhưng hơn ấn Độ 1.117.000 và Nhật Bản là 1.977.000. Vì thế mà các nhà sản xuất phần mềm có thể tìm được các chuyên viên làm việc với đồng lương thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Từ những lợi thế trên mà Trung Quốc đã phát triển ngành công nghệ thông tin khá mạnh, đã vươn lên trở thành một trong những nước có nền công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, đang trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ. Tuy nhiên thị trường phần mềm, một ngành công nghệ cao, quan trọng trong ngành công nghệ thông tin lại chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ khoảng 25% tổng thị trường công nghệ thông tin, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn đạt 20%. Thị trường sản phẩm phần mềm đang có vấn đề nổi cộm nhất hiện nay ở Trung Quốc đó là vấn đề bản quyền, lại cộng với việc thị trường rộng lớn nhưng không tổ chức được đã làm hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm gây ra nhiều thiệt hại cho ngành công nghiệp này. Sự sao chép thảoi mái bản quyền phần mềm ở Trung Quốc đã gây ra tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp nước này. Người ta đã ước tính có khoảng 94% phần mềm Trung Quốc là bất hợp pháp gây thiệt hại khoảng 600.000.000 USD cho công nghiệp phần mềm. Cũng chính vấn đề bản quyền đã gây ra những bất hoà giữa quan hệ Trung Mỹ ở trong nhiều năm qua. Nếu như thị trường phần mềm Trung Quốc vẫn diễn ra như vậy thì nó sẽ gây cản trở lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm ở nước này, sẽ khó có thể theo kịp được các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc cũng đã có những luật chống lại việc ăn cắp bản quyền rất cứng rắn thậm chí trong nhiều trường hợp còn bị tử hình, thế nhưng trong vụ công ty Micro soft khiếu kiện viện nghiên cứu nhà nước ở Thẩm Quyến đã có 650 nghìn các Hologran giả giống như các sản phẩm của công ty thì toà án Trung Quốc lại chỉ xét sử đền bù thiệt hại 5 nghìn USD. Như vậy trong những năm tới Trung Quốc còn rất nhiều việc phải làm để muốn cho ngành công nghiệp phần mềm theo kịp và có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm phần mềm của các quốc gia trên thế giới.
Chương 2
Thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
2.1: Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất phần mềm của Hà Nội
2.1.1: Thực trạng trình độ và nguồn lực sản xuất phần mềm
Hiện nay toàn Thành phố Hà Nội có khoảng gần 100 doanh nghiệp lớn và nhỏ tham gia vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu phần mềm. Mặc dù Hà Nội khuyến khích việc đẩy mạnh sản xuất – xuất khẩu phần mềm với hy vọng đây sẽ là loại sản phẩm giúp tăng đáng kể nguồn thu ngoại tệ về cho Thành phố. Nhưng trên thực tế các doanh nghiệp phần mềm mới chỉ dừng lại ở gia công theo đơn đặt hàng chứ chưa chủ động sản xuất phần mềm. Tuy doanh số hàng năm đều tăng nhưng hiện nay các doanh nghiệp phần mềm này chỉ gia công theo đơn đặt hàng của các đối tác chứ chưa chủ động sản xuất phần mềm xuất khẩu (nhận các ý tưởng, giải pháp từ các đối tác để thực hiện một phần của phần mềm nào đó).
Dù gia công phần mềm xuất khẩu giúp Doanh nghiệp phần mềm vừa có việc làm, vừa có thêm cơ hội cho cả đội ngũ của mình tự rèn luyện song cứ mãI như thế thì sẽ khó có những Doanh nghiệp phần mềm đúng nghĩa (đủ khả năng tổ chức, triển khai một dự án và thiết kế một giải pháp hoàn chỉnh). Cũng vì vậy, Hà Nội mới chỉ có một số Doanh nghiệp phần mềm thực hiện một số giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Ngân hàng chứ chưa có Doanh nghiệp phần mềm nào đủ sức xây dựng giải pháp trị giá hàng triệu USD cho hệ thống Ngân hàng trong Thành phố, cuối cùng Ngân hàng phải đi mua phần mềm của nước ngoài.
Có rất nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm cả trong tổ
chức – quản lý lẫn tiếp thị. Chính vì vậy quy mô của hầu hết Doanh nghiệp phần mềm Hà Nội đều thuộc loại nhỏ. Việc tổ chức quy trình sản xuất phần mềm (khảo sát, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm tra, đóng gói, chuyển giao…) theo những chuẩn mực của sản xuất công nghiệp nói chung và của sản xuất phần mềm nói riêng còn rất nhiều hạn chế, các khó khăn ấy tạo thành một vòng luẩn quẩn rất khó tìm được lối ra.
Muốn đặt được chân vào thị trường phần mềm quốc tế ngoài việc phải có sản phẩm cụ thể, Doanh nghiệp phần mềm Hà Nội còn phải chứng minh quy trình làm việc, quy trình kiểm soát chất lượng, hợp chuẩn. Chưa kể phải tổ chức tốt hệ thống tiếp thị và bán hàng. Riêng vốn đầu tư cho một văn phòng đại diện để tiếp thị và tìm kiếm khách hàng ở Mỹ hoặc Nhật Bản đã hết khoảng 250.000 USD/. năm.
Trong các Doanh nghiệp phần mềm đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội thì chỉ có khoảng 9% Doanh nghiệp phần mềm sủ dụng hơn 100 lập trình viên. Số Doanh nghiệp phần mềm có dưới 30 lập trình viên chiếm tới 53%. Do quy mô quá nhỏ, phần lớn Doanh nghiệp phần mềm không tạo được sự tin cậy nơi đối tác nên rất khó tìm kiếm hợp đồng. Nếu may mắn nhận được các đơn đặt hàng có giá trị lớn thì không đủ sức xoay sở cho kịp thời hạn hoặc đảm bảo chất lượng sản phẩm nhận gia công. Chưa kể vì quy mô quá nhỏ, nhiều Doanh nghiệp phần mềm không có khả năng tiếp thị trên thị trường hoặc tuyển dụng, đào tạo nhân lực để phát triển hoạt động. Đã vậy đa số các Doanh nghiệp phần mềm lại thiếu sự tin cậy nhau nên việc hợp tác, liên kết để cùng khai thác các cơ hội rất kém.
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp phần mềm chưa thật sự hợp lý. Nhiều doanh nghiệp phần mềm cần vay vốn để ký quỹ (thường là một khoản tương đương 20% giá trị hợp đồng) trước khi ký hợp đồng gia công nhưng ngân hàng lại đòi phải có hợp đồng mới cho vay vốn.
Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ chưa đạt hiệu quả như mong đợi cũng tạo ra nhiều vướng mắc khác, cần có cơ chế tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa Doanh nghiệp phần mềm với các trường Đại học, các hiệp hội, các cơ quan tài chính, bảo hiểm ….
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp phần mềm Hà Nội đạt mức 23,5%/năm, đây là mức tăng cao nhất so với các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên doanh số của ngành này mới đạt được 1/2 so với mục tiêu 180 triệu USD đã đề ra và chỉ bằng 1/5 doanh số ngành phần mềm và dịch vụ của một số Thành phố trên thế giới. Hà Nội đã được xếp hạng 25 Thành phố có sức hấp dẫn nhất về Công nghệ phần mềm và dịch vụ.
Triển vọng đầu tư của ngành này trong thực tế được đánh giá rất cao. Mới đây tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) đã lập quỹ đầu tư mạo hiểm 100 triệu USD để đầu tư vào các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ của Hà Nội. Tỷ phú Bill Gates – Chủ tịch tập đoàn Microsoft cũng đã đến Hà Nội, chỉ tính riêng Tập đoàn FPT cũng đã có tới 400 người làm cho Microsoft. Ngoài ra các công ty hàng đầu của Nhật như là Hitachi, NEC, Fujitsu… cũng đã đặt hợp đồng gia công phần mềm hoặc đầu tư trực tiếp mở cơ sở sản xuất phần mềm tại Hà Nội.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp phần mềm của Hà Nội đã phát triển rất nhanh về số lượng và chất lượng. Toàn thành phố có trên 100 Doanh nghiêp lớn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ. Trước đó năm 2006 con số này mới chỉ là gần 40 doanh nghiệp và không có doanh nghiệp nào cóc số lao động vượt qua 100 người.
Tính đến nay số lượng nhân lực làm trong ngành công nghiệp phần mềm của Hà Nội đã đạt đến con số 8500 người. Tập đoàn FPT lập kỷ lục đứng số 1 Đông Nam á vì sở hữu 2000 lập trình viên. Nhiều công ty khác cũng đã đạt con số trên dưới 500 lập trình viên, đặc biệt có 2 doanh nghiệp đạt chứng chỉ quốc tế cao nhất về quản lý chất lượng phần mềm và gần 20 doanh nghiệp khác đạt chứng chỉ ISO và CMM3, CMM4,…
Hiện nay Nhật Bản là thị trường chính của các doanh nghiệp phần mềm Hà Nội, doanh số gia công xuất khẩu phần mềm sang Nhật tăng nhanh trên 100%/năm. Hiệu quả lao động trong gia công xuất khẩu phần mềm cho Nhật đạt giá trị rất cao, trung bình đạt trên 20.000USD/người/năm. Sau giai đoạn chập chững của ngành phần mềm Hà Nội đến nay một số doanh nghiệp phần mềm Hà Nội không những hoạt động tốt mà còn trở thành đối tác của những hãng và tập đoàn lớn của nước ngoài.
Tuy nhiên hiện nay Hà Nội đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực trong ngành phần mềm nhất là nhân lực sản xuất gia công phần mềm cho Nhật. Các cơ sở đào tạo của Hà Nội hiện chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo về cả số lượng lẫn chất lượng. Hơn thế, sự khuyến khích phát triển công nghiệp phần mềm vẫn còn dừng lại ở chủ trương, chưa có chính sách đột phá, chưa có quy hoạch phát triển, thiếu các dự án, chương trình đầu tư của Thành phố để tạo nền tảng phát triển bền vững. Ngoài ra việc đầu tư của thành phố cho công nghệ thông tin vẫn thiên về ứng dụng, mua sắm thiết bị chứ không chú trọng đến đầu tư cho phát triển công nghiệp phần mềm (không quá 10%).
Hoạt động thâm nhập thị trường quốc tế của các doanh nghiệp phần mềm lại cần có sự giúp đỡ của Thành phố và các Hiệp hội. Ngành công nghiệp phần mềm còn rất nhiều các doanh nghiệp tầm cỡ và các khu tập trung công nghiệp phần mềm. Do đó rất khó xây dựng một hình ảnh uy tín và sức mạnh chung. Hà Nội hiện cũng đang rất thiếu những cơ sở nghiên cứu thử nghiệm và làm nhiệm vụ chuyển giao công nghệ quốc gia. Vì vậy chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài lớn . Rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa chịu đầu tư chi phí cho xây dựng thương hiệu và Marketing, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam cũng như tại Hà Nội thuộc loại cao nhất thế giới. Để ngành công nghiệp phần mềm Hà Nội có thể phát triển và chỗ đứng trên thị trường quốc tế thì cần phải có tầm nhìn toàn cầu, đặt sự phát triển của ngành phần mềm Hà Nội trong phần mềm thế giới, coi nhân lực phần mềm là một sản phẩm đặc biệt mà Hà Nội có lợi thế cạnh tranh, có khả năng cung cấp với một số lượng lớn và chiếm vị trí cao. Ngoài ra cũng cần quốc tế hoá các chương trình và quy trình đào tạo.
Các doanh nghiệp trong ngành phần mềm chính là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của ngành này. Vì vậy doanh nghiệp nên đầu tư để nâng cao quy trình quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế , nâng cao quy mô và trình độ nhân lực, tăng cường liên kết hợp tác nước ngoài, đầu tư mạnh cho công tác Marketing và xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đồng thời nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Đó chính là con đường ngắn nhất và nhanh nhất để chúng ta có những sản phẩm dịch vụ phần mềm tốt nhất, chất lượng nhất cho xuất khẩu mang thương hiệu riêng cho mỗi doanh nghiệp.
2.1.3: Lợi thế và hạn chế của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm của Hà Nội
*Lợi thế:
+ Sự ổn định về an ninh chính trị: Thành phố Hà Nội là một trong những nơI có độ ổn định cao về chính trị và ít có các nguy cơ khủng bố. Ưu thế này cùng với địa lý là thủ đô của Việt Nam, nằm trong khu vực Châu á, một khu vực hiện đang được đánh giá là năng động nhất trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Hà Nội sẽ là một điểm đến hấp dẫn các tập đoàn đa quốc gia và các công ty nước ngoài đầu tư mở các chi nhánh và công ty sản xuất gia công phần mềm xuât khẩu.
+ Nhân công rẻ, ham học hỏi, cầu tiến: Với khoảng 34% dân số ở độ tuổi 15 – 34 đảm bảo cho Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ. Khả năng về Logic và Toán học của sinh viên rất tốt là một điều kiện thuận lợi trong việc phát triển Công nghệ thông tin. So với nhiều nơi trên thế giới giá nhân công ở Hà Nội rẻ hơn từ 25 – 40%. Lao động Công nghệ thông tin có khả năng nâng cao trình độ nhanh và dễ thích nghi với điều kiện làm việc với cường độ cao.
+ Sự hỗ trợ của Thành Phố: Thành phố rất chú trọng việc phát triển công nghệ phần mềm. Có rất nhiều chính sách ưu đãi phát triển công nghệ phần mềm, như các chính sách ưu đãi về thuế, các chính sách ưu đãI về thuế đất, thuê có sở hạ tầng, các chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực phần mềm…
*Hạn chế:
+ Chưa thu hút được các tập đoàn đa quốc gia và các công ty lớn nước ngoài đầu tư vào việc gia công phát triển phần mềm ở Hà Nội: Mặc dù Hà Nội đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phần mềm xuất khẩu, nhưng các chính sách này chưa hoàn toàn hoàn thiện, bên cạnh đó việc triển khai các chính sách này nhiều khi còn khó khăn, cơ sở hạ tầng xây dựng còn yếu kém, giao thông không thuận tiện. Các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về giá thuế đất v.v… cũng thường gặp những cản trở khi thực thi. Những khó khăn trên là những trở ngại làm giảm sút đáng kể sức hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.
+ Trình độ lực lượng lao động phần mềm còn thấp: Lực lượng lao động phần mềm trong mấy năm qua có gia tăng về số lượng nhưng chất lượng thì còn quá thấp so với yêu cầu của thị trường nhất là đối với thị trường xuất khẩu. Các lập trình viên của Hà Nội nói chung thiếu kinh nghiệm thực tế, yếu về các kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, đặc biệt rất yếu về ngoại ngữ là một yêu cầu thiết yếu trong việc làm gia công phần mềm xuất khẩu. Chúng ta cũng đặc biệt thiếu các lao động phần mềm cao cấp như các chuyên gia phân tích hệ thống, người thiết kế giải pháp thống kê, các quản trị viên dự án, giám đốc dự án. Sự kém chất lượng của lực lượng lao động là một trong những nguyên nhân khiến Hà Nội chưa giành được nhiều dự án gia công phần mềm với các công ty nước ngoài.
+ Môi trường phát triển doanh nghiệp: Một trong những hạn chế lớn của Hà Nội là vấn đề bản quyền phần mềm. Hà Nội là một trong những thành phố được xếp đứng đầu danh sách vi phạm bản quyền (BSA, 2008). Vị trí này tạo ra một hình ảnh rất không tốt cho công nghiệp phần mềm Hà Nội trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra còn có mốt số điều kiện môi trưòng không thuận lợi khác cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển công nghệ phần mềm theo hướng xuất khẩu như hệ thống luật về các nguyên tắc, thực thi hợp đồng của Hà Nội chưa chặt chẽ và tường minh; thiếu những tiêu chí cần thiết để phát triển thương mại điện tử như hệ thống thẻ tín dụng để mua bản quyên phần mềm và các dịch vụ khác.
+ Năng lực của các doanh nghiệp phần mềm còn yếu: Các doanh nghiệp phần mềm Hà Nội nói chung đều có quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm, yếu cả về khả năng quản lý, quy trình sản xuất lẫn tiếp thị bán hàng. Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa có các chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược thị trường. Các doanh nghiệp lại thiếu sự liên kết nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh, ít có sự hỗ trợ nhau trong hoạt động, thị trường sản phẩm chồng chéo. Những yếu điểm này cùng với chất lượng nguồn nhân lực thấp làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiêp phần mềm Hà Nội trên thị trường thế giới thấp.
+ Cơ sở hạ tầng viễn thông Internet: Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tăng băng thông rộng và giảm cước dịch vụ viên thông và Internet tuy nhiên chất lượng dịch vụ và tốc độ Internet Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển phần mềm, đặc biệt là đối với các dự án gia công cho nước ngoài. Giá thuê kênh dùng riêng nói chung vẫn cao, đặc biệt quá cao đối với các doanh nghiệp phần mềm nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến công nghiệp phần mềm Hà Nội khó chiếm được các hợp đồng gia công với nước ngoài.
+ Khả năng quảng cáo, tiếp thị, phát triển thị trường: Công nghiệp phần mềm hà Nội hiện đang rất yêu về khả năng quảng bá, tiếp thị và tìm kiếm mở rộng các thị trường mới. Hầu hết các doanh nghiệp phần mềm đều chưa đủ khả năng và cũng chưa đầu tư thích đáng cho việc tiếp thị, quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm của mình. Thành phố cũng chưa đầu tư nhiều cho việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá, Marketing để tạo một vị trí cho công nghiệp phần mềm Hà Nội trên thị trường gia công phần mềm thế giới. Trong tổng số ngân sách vốn đã rất khiêm tốn dành cho phần mềm của Hà Nội thì chi phí cho tiếp thị, tìm kiếm thị trường, tham gia các buổi hội chợ, hội nghị lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 20%). Cụ thể Hà Nội có rất ít buổi thuyết trình về công nghiệp phần mềm; thiếu những tờ rơi, quảng bá hoặc các trang Web về cách thức xuất khẩu và các đơn vị xuất khẩu phần mềm Hà Nội; không có các chương trình nghiên cứu cho từng thị trường xuất khẩu cụ thể; khả năng tiếp thị và thuyết trình quảng cáo về sản phẩm rất thấp, nhất là khả năng quảng cáo ở thị trường quốc tế. Chính khả năng tiếp thị kém, không am hiểu thị trường là một trong những yếu điểm chủ yếu dẫn đến tình trạng doanh số xuất khẩu của Hà Nội chỉ nằm ở một con số khiêm tốn.
2.2: Phân tích thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
2.2.1: Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
Sản phẩm phần mềm của Hà Nội trong nhiều năm qua chiếm một vị thế quan trọng trong đóng góp cho xuất khẩu phần mềm và nâng cao giá trị phần mềm của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng vọt kể từ khi các công ty phần mềm trên thế giới đầu tư vào Hà Nội, điều đó đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng chất lượng và thị trường của sản phẩm phần mềm trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu được thể hiện qua các bảng chỉ tiêu sau:
TT
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2006
2007
2008
1
Kim ngạch xuất khẩu
Triệu
USD
56,2
75,4
102,1
2
Tốc độ tăng trưởng
%
7
8,7
10.5
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Hà Nội
(Nguồn:
Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu phần mềm có xu hướng tăng dần theo các năm. Cụ thể, năm 2006 xuất khẩu phẩn mềm toàn Hà Nội đạt 56,2 triệu USD tăng 7% so với năm 2005; năm 2007 đạt 75,4 triệu USD tăng 8,7% so với năm 2006 và năm 2008 đạt 102,1 triệu USD tăng 10,5%. Mục tiêu phấn đấu năm 2009 là tăng kim ngạch 29% đạt 1120 triệu USD.
TT
Chỉ tiêu
Năm
2006
2007
2008
1
Trực tiếp
13.2
22
30,7
2
Uỷ thác
43
53,4
71,4
Bảng 2: Phương thức xuất khẩu của Hà Nội
(Nguồn:
Qua bảng số liệu trên ta thấy phương thức xuất khẩu trực tiếp chiếm 20%, Uỷ thác chiếm 80% xuất khẩu của Hà Nội.
Trong những năm qua các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm của Hà Nội thực hiện kinh doanh đã đạt được một số kết quả đáng mừng, khách hàng có xu hướng tăng lên. Các hình thức xuất khẩu của Hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110668.doc