Khóa luận Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU - 1 -

1.Tính cấp thiết của đề tài - 1 -

2.Tình hình nghiên cứu đề tài - 2 -

3.Phương pháp nghiên cứu đề tài - 2 -

4. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận - 2 -

5. Kết cấu của khóa luận - 3 -

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - 4 -

1.1.Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - 4 -

1.2.Tầm quan trọng của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội - 5 -

1.3. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội ở nước ta - 7 -

1.4. Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội - 9 -

1.5. Tham khảo kinh nghiệm tiếp xúc cử tri của Nghị sỹ các nước - 14 -

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY - 18 -

2.1. Tổng quan về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn hiện nay - 18 -

2.1.1. Về việc thực hiện các hình thức tiếp xúc cử tri - 18 -

2.1.2 Về nội dung tiếp xúc cử tri - 24 -

2.1.3. Về tập hợp, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri - 25 -

2.1.4. Về công tác theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri - 27 -

2.1.5.Về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và quyền, trách nhiệm của cử tri - 29 -

2.1.6 Trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan phối hợp - 31 -

2.2. Đánh giá kết quả của hoạt động tiếp xúc cử tri - 33 -

2.2.1. Mặt đạt được - 33 -

2.2.2. Tồn tại, hạn chế - 34 -

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế - 36 -

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - 38 -

3.1 Yêu cầu khách quan và quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. - 38 -

3.1.1 Yêu cầu khách quan - 38 -

3.1.2 Quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH - 40 -

3.2. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội - 41 -

3.2.1. Đổi mới nhận thức về hoạt động tiếp xúc cử tri - 41 -

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tiếp xúc cử tri - 42 -

3.2.3. Đổi mới việc tổ chức thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội - 47 -

3.2.4. Những điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp xúc cử tri được thực hiện có hiệu quả - 50 -

KẾT LUẬN - 52 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
” hoặc “cần” thực hiện nên dễ dẫn đến tình trạng đại biểu có thể thực hiện hoặc không thực hiện. Về gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri Có thể nói đây là hình thức tiếp xúc ít được ĐBQH triển khai thực hiện. Qua kết quả khảo sát thực tế và báo cáo của các Đoàn ĐBQH cho thấy, việc đại biểu tiếp xúc cử tri dưới hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri còn nhiều hạn chế cả về số cuộc và số lượt cử tri. Theo báo cáo của 09 Đoàn ĐBQH thì trong 04 năm qua, ĐBQH đã thực hiện được 258 cuộc tiếp xúc, với 3.123 lượt cử tri (chiếm 1,76% số cuộc và 0,22% tổng số lượt cử tri của các hình thức tiếp xúc) [21]. Qua kết quả điều tra xã hội học thì có 58% trong tổng số 300 đại biểu nhận định việc đại biểu gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri chưa được phát huy và khó trả lời. Đối với 2.000 cử tri được lấy ý kiến, chỉ có 11% xác nhận được tiếp xúc với đại biểu dưới góc độ cá nhân cử tri, 14% xác nhận được tiếp xúc với đại biểu dưới góc độ nhóm cử tri (xem phụ lục 2) [25]. Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là do nhận thức về hình thức tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri còn chưa rõ và chưa thống nhất; còn lúng túng trong việc xác định cuộc gặp gỡ nào giữa ĐBQH với công dân thì được coi là cuộc gặp gỡ và cuộc nào tiếp xúc cử tri, trong khi hiện nay, cả nước có tới trên 70% ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm. 2.1.2 Về nội dung tiếp xúc cử tri Có thể nói các quy định pháp luật về nội dung TXCT đã bước đầu tạo cơ sở để ĐBQH thông báo, trao đổi với cử tri, nhưng trên thực tế, nội dung TXCT trong thời gian qua còn bất cập so với yêu cầu của đại biểu và nhu cầu của cử tri. Việc đại biểu thông báo nội dung, chương trình kỳ họp Quốc hội với cử tri còn gặp khó khăn do việc gửi tài liệu, chương trình kỳ họp Quốc hội đến đại biểu thường quá gấp so với thời gian TXCT, làm cho đại biểu bị động trong việc chuẩn bị nội dung để tiếp xúc. Bên cạnh đó, đa số các ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh với ĐBQH thường đề cập đến những vấn đề, vụ việc cụ thể, thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở địa phương, cử tri ít đề cập đến những vấn đề lớn, tầm vĩ mô thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở trung ương. Về sự quan tâm của cử tri đối với những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong xã hội, qua kết quả điều tra xã hội học thì có đến 96% trong tổng số 300 đại biểu được xin ý kiến đều cho rằng cử tri quan tâm nhiều (xem phụ lục 1)[25]; về phía cử tri, có đến 70% trong tổng số 2.000 cử tri được lấy ý kiến đã xác nhận rằng họ quan tâm nhiều đến những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội (xem phụ lục 3)[25]. Về sự quan tâm của cử tri đối với nội dung chương trình kỳ họp Quốc hội, theo báo cáo điều tra xã hội học, trong tổng số 300 ĐBQH được xin ý kiến thì chỉ có 37% đại biểu cho rằng cử tri quan tâm nhiều và có đến 63% đại biểu cho rằng cử tri ít quan tâm đến nội dung trên (xem phụ lục 1)[25]. Còn đối với 2000 cử tri được xin ý kiến thì có 59% cử tri quan tâm nhiều, 41% cử tri ít quan tâm đến nội dung chương trình kỳ họp Quốc hội (xem phụ lục 3)[25]. Tại các cuộc TXCT, hầu hết các ĐBQH chưa thực hiện được việc báo cáo cử tri về kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương trình hành động của đại biểu tại hội nghị TXCT sau kỳ họp cuối năm. Việc trao đổi và thu thập ý kiến của cử tri về nội dung các dự án luật trong thực tiễn còn gặp khó khăn, bởi vì, để thực hiện được việc này đòi hỏi phải gửi trước các dự án luật đến cử tri, trong khi các dự án luật gửi đến ĐBQH thường chậm hơn so với thời gian TXCT. Có thể lấy một ví dụ điển hình, đó là mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh, một tổ ĐBQH đi TXCT tại quận 7, quận 8 để lấy ý kiến về những vấn đề trọng tâm ở kỳ họp tới. Hai nội dung được đề nghị cử tri tập trung phát biểu là góp ý xây dựng văn bản pháp luật và về vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên cả buổi có gần hai mươi người phát biểu thì hết quá nửa là những bức xúc cá nhân liên quan đến chính sách bồi thường, giải tỏa, dự án “treo”…tại địa phương. Với những bức xúc của cử tri, ĐBQH cũng chỉ có thể lắng nghe chứ không thể giải đáp hết còn ĐBQH không được nghe những góp ý chất lượng cho các dự luật cần lấy ý kiến, còn người dân cũng không nhận được câu trả lời thỏa đáng cho những bức xúc của mình. Trên thực tế, tình hình TXCT như trên không hiếm gặp. Rõ ràng là TXCT kiểu này không làm thỏa mãn chính những người trong cuộc [26]. 2.1.3. Về tập hợp, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri - Việc tập hợp, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc trách nhiệm của các Đoàn ĐBQH. Các Đoàn ĐBQH đã phối hợp triển khai việc tập hợp, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri và kịp thời báo cáo theo quy định của pháp luật. Ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở trung ương đã được các Đoàn ĐBQH tổng hợp báo cáo UBTVQH và gửi ĐCTUBTWMTTQVN và Ban Dân nguyện của UBTVQH để chuyển tới các bộ, ngành nghiên cứu giải quyết, trả lời. Các ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương thì được gửi cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan ở địa phương để nghiên cứu, giải quyết. Nhìn chung, các bộ ngành đều nghiêm túc trả lời bằng văn bản và trúng vấn đề mà cử tri quan tâm. Văn bản trả lời của các bộ ngành là cơ sở để các Đoàn ĐBQH kiến nghị với cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, điều hành công việc ở địa phương; đồng thời cung cấp thông tin để ĐBQH báo cáo với cử tri. Tuy nhiên, vẫn có một số văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri còn chung chung, chưa đáp ứng được vấn đề cử tri kiến nghị, cá biệt có vấn đề không được trả lời, để cử tri kiến nghị nhiều lần; nhiều kiến nghị của cử tri chậm được giải quyết hoặc những điều đã hứa với cử tri chưa được các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết một cách đầy đủ, kịp thời, còn tình trạng hứa mà không giải quyết. Về ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết của cơ quan, tổ chức ở địa phương, các Đoàn đã tập hợp và gửi yêu cầu các cơ quan chức năng nghiên cứu, giải quyết. - Về báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trình ra kỳ họp Quốc hội trong thời gian qua là do Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN chủ trì phối hợp với UBTVQH thực hiện. Qua khảo sát thực tế, nhiều đại biểu đã nhận định nội dung báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trình ra Quốc hội trong thời gian qua không thể phản ánh được tất cả các ý kiến, kiến nghị của cử tri mà chủ yếu đề cập đến một số vấn đề thật sự bức xúc của cử tri cần được các cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết ngay. Mặt khác, các ý kiến, kiến nghị của cử tri thu thập qua hoạt động TXCT của ĐBQH chỉ là một trong 05 nguồn được phản ánh trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước mà đại diện của Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN đã trình ra kỳ họp Quốc hội. Việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan, tổ chức hữu quan, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác TXCT, tác động lớn đến mối quan hệ giữa ĐBQH với cử tri. Luật và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định ĐBQH có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Nhìn chung, công tác tập hợp, tổng hợp và xử lý các ý kiến, kiến nghị cử tri trong những năm qua tuy đã có nhiều tiến bộ và đạt được kết quả bước đầu quan trọng song vẫn còn những hạn chế nhất định. Công tác tập hợp, tổng hợp, chuyển các ý kiến, kiến nghị của cử tri có lúc, có nơi chưa kịp thời và chưa thường xuyên, một số trường hợp còn trùng lặp trong việc chuyển cùng một ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cùng một cơ quan, tổ chức. Theo đánh giá của một số Bộ, ngành trung ương, việc phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri để chuyển đến cơ quan có thẩm quyền có lúc, có nơi chưa chính xác nên có những kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức ở địa phương lại chuyển đến cơ quan, tổ chức ở trung ương. Một số ý kiến, kiến nghị chưa cụ thể, thông tin chưa chính xác, chất lượng thấp. 2.1.4. Về công tác theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri - Trong thời gian qua, công tác theo dõi, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được một số Đoàn ĐBQH quan tâm triển khai thực hiện. Sau khi chuyển các ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở địa phương, một số Đoàn ĐBQH cũng đã theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức này nghiên cứu, giải quyết và trả lời cử tri, đồng thời tập hợp kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương để báo cáo với cử tri tại các buổi tiếp xúc cử tri gần nhất. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều Đoàn ĐBQH thì kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri còn nhiều hạn chế, như việc giải quyết còn chậm, hiệu quả thấp, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của cử tri. - Về theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở trung ương theo quy định hiện hành thuộc trách nhiệm của UBTVQH và do Ban dân nguyện giúp UBTVQH thực hiện. Trên cơ sở tập hợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri do Đoàn ĐBQH gửi đến, Ban dân nguyện giúp UBTVQH chuyển các ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở trung ương và đôn đốc các cơ quan, tổ chức này giải quyết, trả lời. Hầu hết các ý kiến, kiến nghị của cử tri do Ban dân nguyện chuyển đều được các cơ quan, tổ chức ở trung ương nghiên cứu, giải quyết và trả lời bằng văn bản gửi đến Ban dân nguyện và các Đoàn ĐBQH. Công tác theo dõi, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trong thời gian qua tuy đạt được kết quả bước đầu, song nhìn chung còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết vụ việc trong thực tế. Việc rà soát, theo dõi, đôn đốc cơ quan có thẩm quyền giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri ở nhiều địa phương chưa được triển khai thường xuyên và làm chưa quyết liệt, triệt để nên tiến độ giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri nhìn chung còn chậm, chất lượng không cao. Nguyên nhân của hạn chế trên là do pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, về trách nhiệm pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Bên cạnh đó, nhận thức về trách nhiệm xem xét, giải quyết kiến nghị cử tri của cơ quan quản lý nhà nước có lúc, có nơi còn bất cập nên việc giải quyết, trả lời kiến nghị còn mang tính chiếu lệ, nặng về giải trình, tiếp thu, chưa chú trọng đến các giải pháp và thời hạn giải quyết nên chưa thật sự đáp ứng được nguyện vọng của cử tri. - Công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan của Quốc hội trong những năm qua còn hạn chế. Đối với các cơ quan của Quốc hội, theo quy định tại Quy chế hoạt động của UBTVQH và Nghị quyết liên tịch số 06 thì UBTVQH, HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Tuy nhiên, trên thực tế, UBTVQH, HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa tổ chức giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở trung ương. Việc nhận xét, đánh giá việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri chủ yếu vẫn dựa vào báo cáo giải quyết của các cơ quan chức năng. UBTVQH chưa thực hiện được việc báo cáo kết quả giám sát giải quyết các kiến nghị của cử tri, theo quy định tại Điều 45 Nội quy Kỳ họp Quốc hội. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác giám sát của UBTVQH, HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội là do pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, phạm vi để các cơ quan này thực hiện giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức ở trung ương. Theo quy định tại Nghị quyết liên tịch số 06 thì Ban dân nguyện có trách nhiệm giúp UBTVQH tập hợp, phân loại và chuyển ý kiến, kiến nghị, còn HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội giám sát, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị của cử tri thuộc lĩnh vực HĐDT, các Ủy ban phụ trách”, chưa có quy định cụ thể về việc chuyển các kiến nghị đó đến cơ quan của Quốc hội để theo dõi, giám sát việc giải quyết. Trên thực tế cũng khó có thể phân định được rõ ràng ý kiến, kiến nghị thuộc từng lĩnh vực để phân công theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết. - Về giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền cơ quan, tổ chức ở địa phương đến nay hầu như chưa thực hiện được là do pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để Đoàn ĐBQH thực hiện giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Về ĐBQH giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri tuy chưa có quy định cụ thể, song đã được thể hiện một phần trong quá trình ĐBQH sử dụng ý kiến, kiến nghị của cử tri làm câu hỏi chất vấn trong các phiên họp chất vấn của Quốc hội. 2.1.5. Về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và quyền, trách nhiệm của cử tri - Đối với đại biểu Quốc hội: Trong thời gian qua đa số ĐBQH đã thực hiện việc TXCT để lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri, đồng thời, thông qua Đoàn ĐBQH phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để nghiên cứu, giải quyết. Qua hoạt động TXCT, ĐQBH cũng đã làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cử tri, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật trong nhân dân. Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm của ĐBQH trong công tác TXCT trong thời gian qua cũng còn có những hạn chế nhất định. Nhiều đại biểu chưa thật sự chủ động đi sâu sát địa bàn cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Đại biểu thực hiện TXCT chủ yếu trên cơ sở kế hoạch và sự phân công của Đoàn ĐBQH mà chưa chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp xúc phù hợp với điều kiện hoạt động của mình. Một số ĐBQH giữ chức vụ chủ chốt ở các cơ quan Trung ương do điều kiện công tác nên vắng mặt nhiều trong các cuộc TXCT theo chương trình, kế hoạch của Đoàn ĐBQH. Nhiều đại biểu chưa quan tâm đến việc gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri, chưa thực hiện được việc báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu ra mình về việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm và chương trình hành động đã hứa trước cử tri. Mặt khác, kỹ năng TXCT và xử lý các kiến nghị cử tri của một số đại biểu còn hạn chế, nên việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị tại buổi TXCT chủ yếu do cán bộ của Văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH và MTTQ thực hiện. Hơn nữa, một số đại biểu chưa quan tâm đến những ý kiến, kiến nghị mà cử tri đã phản ánh được tập hợp, tổng hợp, chuyển đến cơ quan chức năng có đầy đủ, kịp thời hay việc xử lý có đáp ứng được yêu cầu của nhân dân hay chưa. - Đối với cử tri: Theo đánh giá của các Đoàn ĐBQH thì nhiều cử tri ở địa phương đã có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức chấp hành các quy định của hội nghị tiếp xúc và cũng có nhiều cử tri tâm huyết đã dành thời gian theo dõi hoạt động của Quốc hội và ĐBQH, tích cực đóng góp nhiều kiến nghị và giải pháp. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cử tri cũng còn những hạn chế nhất định. Hầu hết các cuộc TXCT của đại biểu lại được thực hiện theo chế độ hội nghị và trong giờ hành chính nên mặc dù nhiều cử tri là nông dân, công nhân, sinh viên, cán bộ, công chức có thời gian và điều kiện tiếp xúc nhưng không tiếp xúc được với ĐBQH. Về quyền của cử tri, do ít được thông báo kịp thời, rộng rãi về kế hoạch TXCT của ĐBQH nên có nhiều cử tri tuy có điều kiện và quan tâm nhưng không được tiếp xúc với ĐBQH. Điều này dẫn đến tình trạng đại đa số cử tri trong các cuộc TXCT là cán bộ hưu trí hoặc những người “được cử” của các cơ quan, tổ chức ở địa phương và họ thường được gọi là “cử tri chuyên nghiệp”. Đánh giá về mức độ quan tâm của nhân dân đối với công tác TXCT của ĐBQH, trong tổng số 300 ĐBQH xin ý kiến thì có 50% đại biểu nhận định nhân dân rất quan tâm, 43% quan tâm có mức độ, 5% ít quan tâm và 2% không quan tâm. Còn đối với 2.000 cử tri được lấy ý kiến thì có 53% rất quan tâm, 36% quan tâm có mức độ, 10% ít quan tâm và 1% không quan tâm đến công tác này [25]. Điều đáng chú ý là, khi tổ chức bầu cử ĐBQH khóa XII, thì số cử tri đi bầu cử là 56.252.516 người đạt tỷ lệ 99,64%, trong khi bình quân hàng năm chỉ có khoảng gần 400.000 lượt cử tri được tiếp xúc với ĐBQH, chiếm tỷ lệ dưới 1% so với tổng số cử tri cả nước [29]. Đây là những con số thể hiện số cử tri được tiếp xúc với ĐBQH còn quá thấp so với tỉ lệ tổng cử tri đi bầu cử. 2.1.6 Trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan phối hợp - Đối với Đoàn ĐBQH: Với tính chất là đầu mối hoạt động, sinh hoạt của các ĐBQH trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thực tiễn những năm qua cho thấy các Đoàn ĐBQH đã ngày càng phát huy tác dụng và thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là đã quan tâm tổ chức để ĐBQH tiếp xúc cử tri theo kế hoạch, đồng thời chú trọng việc phân công từng đại biểu hoặc nhóm ĐBQH tiếp xúc cử tri luân chuyển trong và ngoài đơn vị bầu cử với mục tiêu vừa bảo đảm đại biểu TXCT được nhiều xã, phường, thị trấn, đồng thời vẫn bảo đảm TXCT ở đơn vị bầu cử theo quy định của pháp luật. Sau mỗi đợt TXCT, các Đoàn ĐBQH đã phối hợp chỉ đạo chặt chẽ công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi UBTVQH và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ở địa phương. Việc thực hiện trách nhiệm của Đoàn ĐBQH thời gian qua tuy đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn có những bất cập. Hầu hết các Đoàn ĐBQH chưa chú trọng đến việc phân công, đôn đốc ĐBQH thực hiện TXCT ở nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri. Chính vì vậy, số cuộc tiếp xúc và số lượt cử tri được tiếp xúc với đại biểu còn rất thấp; hình thức tiếp xúc thực hiện chưa phong phú, đầy đủ theo quy định của pháp luật; việc thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được kịp thời, chưa thường xuyên nên có nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri chậm được chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, hiệu quả xử lý ý kiến, kiến nghị còn bị hạn chế. - Đối với Thường trực HĐND, UBND cấp tỉnh, trong những năm qua đã phối hợp khá chặt chẽ với Đoàn ĐBQH trong công tác TXCT; đã cử đại diện tham dự nhiều cuộc TXCT của ĐBQH; tích cực tiếp thu, chỉ đạo giải quyết hàng nghìn ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền, trách nhiệm. Ở nhiều địa phương, UBND cấp tỉnh cũng đã chỉ đạo chính quyền cấp dưới tăng cường trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi để ĐBQH tiếp xúc cử tri và cử đại diện tham gia các cuộc tiếp xúc để trực tiếp giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của cử tri. Nhìn chung, vai trò, trách nhiệm của Thường trực HĐND, UBND các cấp ở địa phương tuy được đề cao ở một số địa phương nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế. Tại nhiều địa phương, việc cử đại diện tham gia các buổi TXCT của ĐBQH chưa đều, chưa bình đẳng giữa các ĐBQH trong Đoàn và chỉ mới tập trung chủ yếu ở các cuộc TXCT mà ĐBQH là cán bộ, lãnh đạo chủ chốt; việc trả lời, giải quyết ý kiến, kiến nghị có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa đáp ứng được nguyện vọng của cử tri. - Đối với Ban thường trực UBMTTQ, trong những năm gần đây đã phát huy được vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp, tổ chức để ĐBQH tiếp xúc cử tri. Với vai trò là người chủ trì hội nghị TXCT, Ban thường trực UBMTTQ ở một số địa phương đã phổ biến nội quy buổi tiếp xúc, định hướng nội dung để cử tri phát biểu ý kiến và xử lý các tình huống nhạy cảm, phức tạp phát sinh tại hội nghị TXCT. Sau các cuộc TXCT, Ban thường trực UBMTTQ các tỉnh, thành phố đã phối hợp với Đoàn ĐBQH trong việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi các cơ quan chức năng ở trung ương và ở địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm của Ban thường trực UBMTTQ ở địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập. Công tác phối hợp, tổ chức để ĐBQH tiếp xúc cử tri có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa tích cực tuyên truyền, vận động cử tri tham dự tiếp xúc với ĐBQH nên có những cuộc tiếp xúc, cử tri tham dự rất ít, thành phần cử tri không rộng rãi, đa dạng nên làm cho cuộc tiếp xúc nhàm chán, hiệu quả thấp; trong một số trường hợp còn lúng túng trong việc xử lý các tình huống nhạy cảm phát sinh tại hội nghị tiếp xúc. Mặt khác, nhận thức về cấp tổ chức TXCT là cấp tỉnh hay cấp huyện, cấp xã còn chưa thống nhất dẫn đến phân công đại diện MTTQ chủ trì hội nghị tiếp xúc ở các địa bàn khác nhau, có nơi giao cho MTTQ cấp huyện nhưng có nơi lại giao cho cấp xã thực hiện. - Đối với Văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có một văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH. Mặc dù đã có nhiều cố gắng phục vụ ĐBQH tiếp xúc cử tri, giúp Đoàn đại biểu tập hợp, tổng hợp, chuyển, theo dõi, đôn đốc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri nhưng công tác phục vụ của văn phòng còn nhiều hạn chế, mới chủ yếu tập hợp văn bản trả lời, giải quyết của các cơ quan chức năng. Theo quy định, biên chế tối đa cho mỗi văn phòng chỉ có 5 nên văn phòng cũng không gặp không ít khó khăn về nhân lực. Việc hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH với Văn phòng HĐND cũng bộc lộ những bất cập nhất định. 2.2. Đánh giá kết quả của hoạt động tiếp xúc cử tri 2.2.1. Mặt đạt được - Trong những năm vừa qua, công tác TXCT của ĐBQH đã dành được sự quan tâm từ nhiều phía, đã cải tiến và bước đầu đã khắc phục được tính hình thức, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chung của Quốc hội và được nhân dân ghi nhận. Từ hoạt động TXCT, ĐBQH đã bổ sung được nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu để tham gia quyết định các vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của Quốc hội. Nhiều vấn đề cử tri nêu lên đã được Quốc hội đưa ra bàn thảo công khai trước diễn đàn và được nhiều cử tri đồng tình, ủng hộ. Vị thế và uy tín của ĐBQH nói riêng và của Quốc hội nói chung ngày càng được khẳng định và nâng lên. - Qua hoạt động TXCT, ĐBQH đã phản ánh được tâm tư nguyện vọng của cử tri đến Quốc hội, góp phần thúc đẩy Chính phủ, các cơ quan hữu quan nghiên cứu giải quyết nhiều kiến nghị của cử tri, đóng góp tích cực vào hiệu lực và hiệu quả quản lí nhà nước ở trung ương và địa phương. Do nội dung các cuộc TXCT thường đề cập nhiều vấn đề ở địa phương nên đã góp phần thúc đẩy chính quyền địa phương giải quyết kiến nghị của cử tri, nhất là những vấn đề đang bức xúc, nổi cộm ở địa phương. - Hoạt động TXCT của ĐBQH trong những năm gần đây đã góp phần tạo được không khí dân chủ trong xã hội, tăng cường mối quan hệ giữa ĐBQH với cử tri; giữa chính quyền với nhân dân và giữa nhân dân với Quốc hội, nâng cao năng lực đại diện cho các vị đại biểu dân cử, tạo điều kiện để cử tri tham gia quản lý nhà nước, góp phần làm sâu sắc thêm bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. 2.2.2. Tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TXCT những năm qua còn nhiều bất cập, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri. Đó là: - Nhận thức chung của xã hội đối với công tác TXCT của ĐBQH có lúc, có nơi chưa thật sự sâu sắc, nhất là tiếp xúc với cử tri nơi cư trú, nơi làm việc và tiếp xúc theo chuyên đề, lĩnh vực và tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Một bộ phận cử tri nói chung, cử tri ở vùng sâu, vùng xa nói riêng chưa thấy hết quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia giám sát Nhà nước thông qua người mà mình đã trao quyền đại diện nên chưa thực sự quan tâm đến việc tiếp xúc với ĐBQH; quan niệm ĐBQH là người có khả năng giải quyết “mọi việc trên đời” còn khá phổ biến. - ĐBQH chưa thật sự phát huy vai trò, trách nhiệm đối với công tác TXCT, chưa coi việc TXCT vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của đại biểu. Nhiều đại biểu chưa thật sự đi sâu sát xuống cơ sở, chưa nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng cử tri ở đơn vị bầu cử để thực hiện tốt chức năng đại diện cho cử tri; chưa quan tâm thường xuyên đến việc TXCT ở nơi làm việc, nơi cư trú, gặp gỡ tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri. Hầu hết các ĐBQH chưa thực hiện trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả hoạt động hàng năm và thực hiện chương trình hành động. Kết quả TXCT hàng năm đạt thấp so với khả năng thực hiện của đại biểu; tỷ lệ cử tri được tiếp xúc với đại biểu hàng năm đạt quá thấp so với tổng số cử tri cả nước (đạt dưới 1%) nên chưa đáp ứng được nhu cầu của cử tri được tiếp xúc với ĐBQH. - Việc triển khai thực hiện các hình thức TXCT chưa được đầy đủ theo quy định của pháp luật. Các Đoàn ĐBQH mới chủ yếu tổ chức để đại biểu thực hiện tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, chưa thật sự chú trọng thực hiện các hình thức tiếp xúc khác. TXCT theo chuyên đề, lĩnh vực thực sự đã phát huy hiệu quả đối với việc lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật và quyết định những vấn đề quan trọng, tuy nhiên trong quá trình làm luật, việc lấy ý kiến nhân dân lại không coi là hình thức TXCT. - Thời gian mỗi đại biểu dành cho TXCT là quá ít. Mỗi năm Quốc hội có 2 kỳ họp. Mỗi ĐBQH do đó có 4 kỳ TXCT. Mỗi kỳ như vậy tối đa được 2 ngày (khoảng 4 buổi). Vậy, một năm mỗi đại biểu chỉ có 8 ngày với cử tri [28,tr2]. Như vậy là quá ít để đại biểu nắm bắt được hết tâm tư, nguyện vọng của cử tri. - Công tác tổ chức để ĐBQH tiếp xúc cử tri có lúc, có nơi còn hình thức giản đơn. Người chủ trì hội nghị tiếp xúc chưa làm tốt việc định hướng nội dung cuộc tiếp xúc. Tình trạng “đạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hộ nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan