MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ NGA – ASEAN TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI. 3
1.1. Bối cảnh quốc tế: 3
1.1.1. Toàn cầu hóa : 3
1.1.2. Cách mạng khoa học công nghệ : 4
1.1.3. Xu thế hòa bình hợp tác phát triển: 5
1.1.4. Quan hệ giữa các nước lớn với nhau: 6
1.2. Chính sách đối ngoại mới của Nga: 7
1.2.1. Tiềm lực mới của Nga hiện nay: 7
1.2.2. Chính sách đối ngoại mới của Nga hiện nay: 8
1.3. Khu vực ASEAN: 9
1.4. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tới quan hệ Nga – ASEAN: 10
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ GIỮA NGA VÀ ASEAN GIAI ĐOẠN 2000 -2010 12
1.1. Những nội dung chủ yếu của quan hệ Nga – ASEAN giai đoạn năm 2000 đến năm 2010: 12
1.1.1. Quan hệ trên lĩnh vực chính trị - an ninh: 12
1.1.2. Quan hệ trên lĩnh vực thương mại: 18
1.1.3. Quan hệ trên lĩnh vực đầu tư: 21
1.1.4. Quan hệ trên lĩnh vực quân sự: 25
1.1.5. Hợp tác trên lĩnh vực năng lượng : 30
1.1.6. Quan hệ trên lĩnh vực khoa học công nghệ : 32
1.1.7. Quan hệ trên lĩnh vực văn hóa du lịch: 34
1.2. Nhận xét quan hệ Nga – ASEAN trong thời gian qua: 37
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ NGA – ASEAN TRONG THỜI GIAN TỚI 41
3.1. Định hướng phát triển quan hệ Nga – ASEAN trên một số lĩnh vực chủ yếu: 41
3.1.1. Định hướng phát triển về chính trị, an ninh: 42
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế: 44
3.1.3. Định hướng về văn hóa, khoa học và giáo dục: 45
3.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển quan hệ Nga – ASEAN: 46
3.2.1. Tăng cường hợp tác chính trị và an ninh: 46
3.2.2. Cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư: 47
3.2.3. Tăng cường hỗ trợ phát triển giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục và đào tạo: 49
3.2.4. Tăng cường hợp tác trên một số lĩnh vực ưu tiên: 49
3.3. Vai trò cầu nối của Việt Nam trong quan hệ Nga – ASEAN: 51
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ giữa Nga và ASEAN giai đoạn 2000- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông.[1]
Không chỉ đầu tư của ASEAN ở Nga còn hạn chế mà đầu tư của Nga vào ASEAN cũng không đáng kể. Ví dụ như Việt Nam là đối tác tuyền thống của Nga, với những nền tảng cho đầu tư được thiết lập từ thời Liên Xô với các xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro giữa Zanrubeznhep và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được thành lập từ năm 1981, nhưng đến hết năm 2008 Nga chỉ đứng thứ 25 trong tổng số gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam, với 63 dự án và tổng vốn 428 triệu USD. Riêng liên doanh dầu khí Vietsopetro thì Nga đứng ở vị trí số 9 trong tất cả các nhà đầu tư vào Việt Nam với số vốn 1,4 tỷ USD. Đây là lĩnh vực hợp tác có hiệu quả hơn giữa hai nước so với các lĩnh vực khác.[6.tr100-101]
Ngoài ra nga cũng đang tiến hành dự án đầu tư giữa các doanh nhân Nga với các nước Philippin, Singapo, Thái Lan và các nước khác trong lĩnh vực như nghề cá và khai thác cá dầu mỏ, các thiết bị máy tính cá nhân. Nga cũng mong muốn đầu tư vào xây dựng các dự án tàu điện ngầm ở Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc, đường ống dẫn gas và hàng không ở Malaixia, xây dựng các nhà máy thủy điện ở Malaixia, Mianma, Thái Lan, Lào. Các nhà kinh doanh Nga cũng đang tăng cường quan tâm đến việc đầu tư ở Lào. Tính đến năm 2004, đầu tư cảu Nga ở Lào khoảng 20 triệu USD. Đây là bằng chứng cho thấy sự hứa hện của 2 nước về hợp tác đầu tư và thương mại, có dự án “West Urals Industrial Concern” của Nga thăng dò và khai thác thiếc ở tỉnh Khammuan và thiêt lập liên doanh mỏ vàng “Dao – Lao”…công ty viễn thông “ CBOSS” của Nga đã ký hợp đồng về phân phối phần mềm và phần cứng cho mạng điện thoại di động ở Lào.
Đầu tư giữa Nga – ASEAN chủ yếu là các dự án nhỏ lẻ vào một số lĩnh vực nhất định nhưng đầu tư của Nga vào ASEAN đã có tăng trưởng nhanh những năm gần đây năm 2008 dòng đầu tư ròng của Nga vào ASEAN đã chiếm 0,1% trong tổng đầu tư ròng vào ASEAN. Hiện nay Nga và ASEAN đang mở rộng các lĩnh vự đầu tư khác và tính đến trên cơ sở những lĩnh vực tiềm năng. Những lĩnh vực tiềm năng này được Nga và ASEAN đưa ra trong rất nhiều cuộc gặp thượng đỉnh.
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất giữa Nga và ASEAN “Thông cáo chung về đối tác phát triển toàn diện và chương trình hành động tổng thể về hợp tác phát triển giữa Nga và ASEAN trong các năm 2005 – 2015” điều này đã tạo nên cơ sở pháp lý cho mối quan hệ cho phép mở rộng hợp tác đầu tư. Nga sẽ mở rộng hợp tác đầu tư với các nước ASEAN trong lĩnh vực năng lượng để đóng góp vào việc đảm bảo an ninh năng lượng cho các nước này không chỉ trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu dài hạn và ổn định mà còn trong việc thực hiện các dự án chung thăm dò và khai thác các mỏ và lắp đặt các đường ống dẫn dầu, khí đốt.
Nga có kết hoạch tham gia vào xây dựng nhà máy điện nguyên tử trong khu vực ASEAN. Trong kế hoạch mới về phát triển năng lượng nguên tử, trong giai đoạn từ nay đến 2030, nga có dự định xây dựng từ 40 đến 60 nhà máy điện nguyên tử ở nước ngoài. Khả năng mới để mở rộng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực năng lượng là hợp tác với các nước thứ ba và các công ty đa quốc gia. Như tập đoàn “Silovuie masinu” của Nga liên doanh với tập đoàn Sumitomo của Nhật xây dựng nhà máy thủy điện “Avong, Buôn Kuon” và phía Nga đã chuyển cho Lilama của việt nam chế tạo một số bộ phận không phức tạp của tổ hợp thủy điện để sản xuất điều này đã bổ sung cho hợp tác đầu tư truyền thống trong lĩnh vực năng lượng của Nga và Việt Nam.
Ngày càng có nhiều doanh nhân lớn của Nga quan tâm đến ASEAN. Như lời của ông V.Solovev – giám đốc “Rusala”, một trong những tập đoàn tài chính khổng lồ của Nga, hiện đang hoạt động ở 39 quốc gia: đối với công ty của ông thì thị trường tiền năng nhất chính là các nước ASEAN và Trung Quốc.
Một trong lĩnh vực đang được mở rộng sự hợp tác nữa là hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga và ASEAN. Trong số 100 tổ hợp quân sự lớn nhất thế giới có 7 công ty của Nga. Ví dụ, khối lượng hợp tác kỹ thuật quân sự chỉ riêng với Malaixia năm 1994 đã đạt 1,7 tỷ USD, chưa tính hợp đồng mua 18 máy bay tiêm kích đa chức năng SU – 30MKM trị giá 900 triệu USD. Những nước có hợp đồng kỹ thuật quân sự lớn với Nga là Thái Lan, Việt Nam và Inđônêxia
Một lĩnh vực tiềm năng nữa để hợp tác đầu tư là lĩnh vực vũ trụ. Trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Kuala Lumpur, công ty viễn thông Cosmicheskja Sviaj của Nga và Telekomunikasi Indonesia Tbk của Indonexia đã ký kết thỏa thuận xem xét việc xây dựng và khai tác trạm truyền thông vũ trụ và tổ hợp điều khiển mặt đất. Vào tháng 12 năm 2005 đã diễn ra “Hội nghị thượng đỉnh” trong thời gian đó đã diễn ra triển lãm công nghệ cao của Nga “Russia-HI-Tech 2005” với hệ thống tính toán đường đạn “Kondor”. Đây là hệ thống tính toán đường đạn hoàn toàn do Nga chế tạo hiệu quả cao và tính cạnh tranh cao.
Cũng tại tháng 12 này một lĩnh vực đầu tư mới giữa Nga và ASEAN được thực hiện là lĩnh vực bảo hiểm, lãnh đạo trung trung tâm bảo hiểm Nga thực hiện hàng loạt các chuyến công tác với mục tiêu tiếp tục phát triển hợp tác với các đại diện bảo hiểm và tái bảo hiểm xã hội của các nước Đông Nam Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trung tâm bảo hiểm Nga cho rằng thị trường Đông Nam Á là thị trường tiềm năng theo quan điểm hỗ trợ bảo hiểm cho chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga.
Mỗi nước ASEAN biểu lôn sự quan tâm đâu tư vào Nga là khác nhau nhưng cơ hội mới thuận lợi đang xuất hiện sau khi Nga thông qua bộ luật mới về khu vực kinh tế tự do. Bộ luật này sẽ kích thích việc đầu tư vào phát triển các lĩnh vực công nghệ cao. Như vậy đã mở ra rất nhiều tiềm năng hợp tác giữa Nga và ASEAN trong thời gian hiện nay và trong tương lai.
Quan hệ trên lĩnh vực quân sự:
Hợp tác quân sự của Nga với các nước ASEAN khá phát triển và có tiềm năng lớn. Nga là một cường quốc về quân sự và khoa học quốc phòng, trong khi đó nhiều nước ASEAN đang muốn mua sắm trang thiết bị vũ khí quân sự nâng cấp hệ thống quốc phòng của mình và nhiều nước trong khu vực ASEAN trong chính sách mua trang thiết bị quân sự của mình đang tránh tập trung vào một thị trường nào đó mà muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí từ nhiều thị trường và Nga là một trong những nhà cung cấp được coi là lựa chọn hàng đầu. Trong những năm gần đây, tình hình an ninh ở ASEAN chứa đựng những nguy cơ bất ổn, chứa đựng những yếu tố phức tạp, trong khi đó kinh tế của các nước ASEAN hồi phục và phát triển năng động nên nhu cầu mua sắm vũ khí rất cao để nhằm bảo đảm an ninh cho nước mình. Chính vì thế mà Cục Hợp tác kỹ thuật – quân sự Liên Bang Nga đã coi ASEAN và Châu Á – Thái Bình Dương là hướng ưu tiên quan trọng cho các hoạt động của mình.
Hiện nay Nga đứng hàng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu vũ khí, chiếm 12% thị phần vũ khí thế giới, trong đó có một phần đáng kể vũ khí của Nga là xuất xang Châu Á. Hoạt động mua bán vũ khí của Nga diễn ra rất sôi đọng với hầu hết các nước ASEAN. Ngay cả khi hoạt động buôn bán thương mại hàng hóa cong nhỏ bé nhưng mua bán vũ khí lại không nhỏ.
Nga khai thác thế mạnh của mình là một trong hai nước có sức mạnh to lớn về quốc phòng để tìm đến thị trường Đông Nam Á. Năm 2003 xuất khẩu vũ khí và kỹ thuật quân sự từ Nga sang các nước trên thế giới lần đầu tiên đạt trên 5,1 tỷ USD so với 3,2 tỷ USD năm 2001, mà tăng trưởng chủ yếu nhờ từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN ( trước hết là Malaixia, Indonexia, Việt Nam). Nga chủ yếu bán máy bay Su – 30 cho các nước Đông Nam Á, Nga đã bán 12 chiếc Sukhoi cho Thái Lan, hợp đồng trị giá 500 triệu USD.
Đứng đầu trong quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga trong các quốc gia ASEAN là Malaixia. Nga đang dần hình thành tạo dựng các mối hợp tác quân sự nồng ấm với Malaysia thông qua nhiều lĩnh vực hợp tác, như trong tháng 4/2010 tập đoàn Irkut của Nga và công ty Ujit Sentosa đã kí thỏa thuận thành lập trung tâm đầu tiên trong khu vực đưa những dự án hàng không mới của Nga tiến vào thị trường Đông Nam Á tại Kuala Lumpur. Còn thỏa thuận mua trực tiếp được kí giữa tập đoàn Sukhoi của Nga và Lực lượng Không quân Hoàng gia Malaysia sẽ làm đơn giản và nhanh chóng quá trình cung cấp phụ tùng và sở hữu máy bay Nga của Malaysia.
Tại triển lãm quốc tế vũ khí và trang thiết bị quân sự DSA-2010 tại Malaysia hồi tháng 4/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid Bin Hamidi tuyên bố, Malaysia đánh giá rất cao mối quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga và mong muốn đưa mối quan hệ này phát triển không chỉ nhờ vào việc mua vũ khí Nga mà trong cả lĩnh vực bảo dưỡng kỹ thuật và đào tạo phi công. Ông bày tỏ tin tưởng rằng những phi công của Malaysia có thể nắm vững 100% kỹ năng vận hành những trang thiết bị chiến đấu mua của Nga - điều này sẽ trở thành bước đi đầu tiên trong việc nâng cao khả năng quốc phòng của Malaysia. Đại sứ Nga tại Malaysia tuyên bố rằng, hợp tác Nga và Malaysia nói riêng và Nga với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói chung trong lĩnh vực quân sự và công nghệ cao đang bước vào giai đoạn mới. Trước đó, năm 1994, Malaysia đã mua máy bay MiG-29 và năm 2003 tiếp tục mua 18 máy bay Su-30MKM của Nga.[5]
Năm 1994 Nga đã ký hợp đồng cung cấp cho Malaixia máy bay tiêm kích Mig – 29 ngoài ra theo hợp đồng hai bên cùng nhau xây dựng một doanh nghiệp liên doanh kỹ thuật hàng không ATSC ( Aerospace Technology System Corporation) để bảo dưỡng sửa, sửa chữa và hiên đại hóa những máy bay mà Nga bán cho Malaixia. Trong cuộc triển lãm VTVTeMGm-2003, Nhà máy cơ khí quân sự Uran Nga đã ký thỏa thuận hợp tác với công ty Malaixia “Matra” chuyên sản xuất và buôn bán hàng quân sự. Theo thỏa thuận này hai bên sẽ hợp tác sản xuất phụ tùng cho máy bay MIG-29. Trong thời gian chuyến đi thăm chính thức Malaixia của Tổng thống Nga V.Putin vào tháng 12-2005, Malaixia và Nga đã ký kết hợp đồng theo đó Malaixia sẽ mua 18 máy bay Su-30 MKM với giá 900 triệu USD. Ngoài ra Bộ Quốc Phòng Malaixia còn đặt mua 10 máy bay Mi-17 thế hệ mới của Nga với số tiền 70 triệu USD. Với các hợp đồng này , Malaixia đã trở thành khách hàng lớn thứ tư về mua máy bay quân sự Nga, đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ, Angieri. Ngoài ra Nga còn giúp đỡ Malaixia huấn luyện và đưa các nhà du hành vũ trụ Malaixia lên không gian. Ngoài ra các trang thiết bị dành cho lục quân, hải quân của Nga phía Malaixia cũng rất quan tâm như: máy bay trực thăng, kỹ thuật tăng thiết giáp…có thể nói thị trường vũ khí Malaixia đối với Nga là thị trường lớn và có sức tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI sau khi khắc phục và vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội cuối thế kỷ XX, Indonexia lại đẩy mạnh hợp tác về quân sự với Nga, quan hệ hợp tác quân sự giữa Nga và Indonexia được nối lại vào năm 1997 sau hơn 30 năm gián đoạn sau tuyên bố chung của Tổng thống 2 nước. Tháng 4-2003, Tổng thống Indonesia Megawati Sukarnoputri đến thăm Matxcova. Trong chuyến thăm này Chính phủ Indonesia và chính phủ Nga đã ký kết các hiệp định hợp tác về quân sự, theo các hiệp định này Indonesia sẽ mua 6 máy bay của Nga ( 2 máy bay Su-27 CK, 2 máy bay Su-30 MK và 2 máy bay Mi-35) với tổng số tiền là 192,9 triệu USD.
Bước tiến quan trọng trong quan hệ kỹ thuật quân sự Nga – Indonexia là vào tháng 9 năm 2005 đã diễn ra cuộc họp đầu tiên của hội đồng Liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật – quân sự. Tiếp theo đó vào năm 2006 Nga mời mua thiết bị quân sự bằng tín dụng theo đó, trong 3 năm tới Indonexia sẽ chi 1 tỷ USD và sở hữu 3 máy bay tiêm kích SU-27CK, 3 máy bay đa dụng SU -30MK2 với tổng trị giá 250 triệu USD, tầu ngầm “Amur” (170 triệu USD), 4 máy bay trực thăng vận tải Mi-172 và 5 trực thăng chiến đấu Mi-35P ( 40 triệu USD), 100 xe thiết giáp lội nước BMP – 3F (40 triệu USD) và nhiều chuyên viên quân sự Indonexia được đào tạo về sử dụng trang bị kỹ thuật. Trong hợp tác quân sự với Indonesia, Nga đang trong quá trình đàm phán và thiết lập cơ chế hợp tác chống khủng bố với Indonesia. Quá trình hợp tác này sẽ được bắt đầu từ việc thành lập lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố chung giữa hai nước vào tháng 6/2010 tới đây. Trước đó, Ansyaad Mbai, Vụ trưởng Vụ chống khủng bố thuộc Bộ Điều phối An ninh - Chính trị - Pháp luật Indonesia, và các quan chức hai nước đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc thành lập lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố chung cách đây ba tháng.[5]
Ngày 27/8/2009, công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboroexport và Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký hợp đồng mua 20 xe bọc thép lội nước BMP-3F, theo đó việc chuyển giao sẽ tiến hành vào năm 2010. Ngày 26/8/2009, Nga đã chuyển giao cho Indonesia 6 chiếc máy bay trực thăng Mi-17-V5. Năm 2008, Nga đã ký với Indonesia một hiệp định vũ khí quan trọng, theo đó Nga sẽ cấp cho Indonesia khoản tín dụng 1 tỷ USD. Khoản tín dụng này sẽ được Indonesia dùng để nhập khẩu từ Nga 22 máy bay trực thăng, 20 xe tăng, và hai tầu ngầm. Ngoài ra Indonesia cũng đã đặt mua thêm 3 chiếc Su-27SKM và 3 chiếc Su-30MK với giá trị tổng cộng 335 triệu USD.
Phần lớn lực lượng vũ trang Việt Nam sử dụng các vũ khí thiết bị của Nga và phía Nga cũng sẵn sang bán vũ khí và giúp đào tạo nhân sự ngành quốc phòng cho Việt Nam. Nga đã bán một số máy bay quân sự Su – 30MK2 cho Việt Nam. Phó tổng giám đốc công ty Aleksandr Klementyev nói Việt Nam là bạn hàng truyền thống của công ty sản xuất máy bay Sukhoi ở Đông Nam Á. Hãng tin Nga Interfax – AVN nói theo các chuyên gia của Nga, Việt Nam có thể mua thêm các máy bay thuộc họ Su -30 trong mấy năm nữa. Gần đây Việt Nam cũng đặt mua tàu tên lửa, trạm gara của Nga với 4 tàu phóng tên lửa 2 lớp, 2 tàu tuần liễu mang tên lửa “tia chớp”, 11 máy bay chiến đấu Su – 27. Tháng 1-2007, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã ký với công ty xuất khẩu quốc phòng Nga một hợp đồng trị giá 300 triệu USD, theo đó đến trước cuối năm 2007 Nga cung cấp cho Việt Nam 2 tàu hộ tống lớp “báo săn-3.9) loại 11661 và một hệ thống tên lửa đất đối hạm tối tân “Linpao” tên lửa hành trình chống tàu chiến. Trong năm 2008, lần đầu tiên trong suốt lịch sử hợp tác quốc phòng giữa Nga và Việt Nam, giá trị các hợp đồng kí kết đã vượt qua con số 1 tỷ đôla Mỹ, năm 2009 – 3,5 tỷ đôla, và quý 1 năm 2010, khối lượng xuất khẩu vũ khí đã đạt hơn 1 tỷ đôla. Nga và Việt Nam đã kí những hợp đồng cung cấp vũ khí cho Không quân, Phòng không và Hải quân Việt Nam.[5]
Đối tác mang tầm cỡ trung bình của Nga ở ASEAN là Vương quốc Thái Lan. Một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực quân sự là trong chuyến thăm Thái Lan của Tổng thống V.Putin vào tháng 10/2003 hai bên đã ký bản ghi nhớ Liên chính phủ về hiểu biết lẫn nhau về các vấn đề đảm bảo hậu cần quân sự, vấn đề hiện nay và thực hiện chúng. Nga giúp đỡ thái lan nhiều về vũ khí kỹ thuật quân sự hiện đại đào tạo cán bộ quân đội, nhân viên kỹ thuật, xây dựng các trung tâm vũ khí.
Hướng tới hợp tác quan trọng giữa Nga và ASEAN có thể là các nước ASEAN sử dụng sau đó sẽ tham gia vào chế tạo vệ tinh nhân giành cho hệ thống định vị toàn cầu của Nga có tên “GLONASS” hệ thống này được xây dựng và chuyển giao khai thác theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng trong đầu thập kỷ 80 dùng cho các mục đích quân sự và dân sự. Vào cuối năm 2008 đầu năm 2009 Nga và các nước tham gia dự án tiếp nhận hệ thống định vị toàn cầu của riêng mình. Vào tháng 1 năm 2007 Nga và Ấn Độ đã tham gia dự án này. Nga mong muốn mở rộng GLONASS ra các nước ASEAN vì đa số các nước đang sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Những nhu cầu về quân sự cũng như dân sự ở các nước ASEAN cũng như khu vực Đông Nam Á là rất lớn nó đặt ra một tiềm năng về hợp tác quân sự của Nga với các nước này.
Nhận xét về quá trình hợp tác giữa Nga và ASEAN trên lĩnh vực quân sự như sau:
Thứ nhất sau chiến tranh lạnh Nga đã thực hiện hợp tác về quấn sự với một số nước là thành viên của ASEAN. Thông qua đây Nga khẳng định vị thế nước lớn của mình, tìm kiếm lợi ích và góp phần tạo ra sự cân bằng ảnh hưởng giữa các nước lớn ở Đông Nam Á.
Thứ hai, việc hợp tác với từng thành viên trong ASEAN thì đều có lợi cho cả hai bên và phía Indonexia ký được với Nga hiệp định hợp tác trên cơ sở trung lập cân bằng… với Việt Nam, Malaixia Nga đã giúp đỡ rất nhiều ở các lĩnh vực khác không riêng gì lĩnh vực này.
Thứ ba, hợp tác quân sự giữa Nga và một số nước ASEAN thời kỳ “hậu đối đầu” minh chứng rằng hiện nay lợi ích quốc gia dân tộc là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quan hệ quốc tế.
Tóm lại, ASEAN là một thị trường tiềm năng cho nền công nghiệp quốc phòng của Nga, hợp đồng vũ khí đem lại lợi ích cho cả 2 bên.
Hợp tác trên lĩnh vực năng lượng :
Hợp tác về năng lượng giữa Nga và các nước ASEAN là một trong những điểm mạnh trong quan hệ Nga – ASEAN. Cho tới nay đầu tư chủ yếu của Nga ở ASEAN vẫn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực có liên quan đến năng lượng từ những dự án về thăm dò khai thác dầu khi ở thềm lục địa cho đến những dự án về lọc dầu, nhà máy thủy điện… Nga có một trữ lượng lớn tại vùng Viễn Đông và Siberi chưa khai thác. Còn ASEAN có một biển Đông giàu tài nguyên vô cùng nhất là về năng lượng. Vì vậy điều này sẽ thúc đẩy sự gắn bó quan hệ giữa Nga và ASEAN.
Tiềm năng nguồn năng lượng của Nga :
Để khai thác thế mạnh của mình cũng là để xuất khẩu công nghệ hạt nhân Nga đã chủ động thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước ASEAN trong lĩnh vực hạt nhân bước tiến của Nga vào thị trường Châu Á – Thái Bình Dương còn gắn liền với việc khai thác nguên liệu khoáng chất ở Đông Xiberi và Viễn Đông, cả thềm lục địa Xakhalin với trữ lượng khoảng 80 triệu tấn vào năm 2020. Còn khí đốt ở đảo Xakhalin đạt 25-26 triệu tấn đến năm 2010 và giữ ở mức đó đến năm 2020. Còn khí đốt ở Đông Siberi và Viễn Đông sẽ đạt 50 tỷ mét khối.
Xuất khẩu năng lượng của Nga :
Với trữ lượng như vậy thì thị trường chính xuất khẩu dầu khí củ Nga vẫn là Châu Âu. Dự đoán đến năm 2020 xuất khẩu tăng thêm 607 triệu tấn và đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên 727 triệu tấn. nhưng hiện nay thị trường này đang bộc lộ những điểm bất cập ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Nga những hạn chế này lại tạo ra điều kiện thuận lợi cho các nước phương Đông trong đó có các nước ASEAN. Trong thời gian gần đây ba thị trường quốc tế lớn mà Nga quan tâm là: các nước SNG, Châu Âu, Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay khí đốt của Nga chỉ chuyển sang SNG và Châu Âu, còn những đường ống dẫn khí đốt xuất sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật BẢn đang nằm trong các dự án thiết kế. Nga xuất khẩu khí sang Tây và Trung Âu chiếm ¾ tổng khối lượng xuất khẩu khí tự nhiên của Nga. Theo dự báo xuất khẩu khí đốt xang phương Đông, những nước đúng đầu khu vực này tăng cường nhập khẩu khí đốt cho đến năm 2010 là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Hiện nay khí đốt của Nga cung cấp cho Châu Á – Thái Bình Dương ở dạng khí hóa lỏng ( XGP).trong tương lai sẽ thành lập một hệ thống dẫn khí đốt thống nhất qua các mỏ của Nga, Trung Quốc, Bruney, Indonexia. Điều này sẽ làm tăng khả năng cung cấp khí đốt cho các nước ASEAN và tăng cơ hội cho Nga tham gia vào dự án này. Một số nước ASEAN có nguồn nguyên liệu khoáng sản phong phú như (Indonexia, Malaixia) tích cực khai thác, còn các nước khác như Singapo, Campuchia không có nguồn nguyên liệu này và hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu của một số nước còn lại chỉ có trữ lượng ít đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Chính điều này đã khiến các nước ASEAN xây dựng “ Hành lang đường ống vận chuyển khí đốt ASEAN” (TAGP). Trong Hội nghị Thượng đỉnh lần 34 thì mục đích của việc thành lập TAGP được đưa ra theo “Tuyên bố Hà Nội” thúc đẩy triển vọng cung cấp năng lượng của ASEAN.
Như vậy có thể thấy không phải tất cả các thành viên ASEAN đều có khả năng bảo đảm cung cấp năng lượng cho mình mà không cần nhập khẩu, kể cả các nước ASEAN +3 (ASEAN + Trung Quốc + Hàn Quốc + Nhật Bản). Chính vì vậy tháng 1 năm 2007 trong hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Á tại Cebu, Phillippin, các nước này đã coi an ninh năng lượng là một trong những chính sách trọng tâm trong quá trình hình thành EAC. Theo dự báo của ASEAN, tổ chức này tiêu thụ khí đốt tự nhiên tăng từ 12,8 tỉ m3 khí một năm ( năm 2005 lên 69 tỷ m3 khí một năm ( năm 2020).
Theo đánh giá của Thông tấn xã năng lượng thế giới, nhu cầu năng lượng ở các nước Châu Á tăng nhanh hơn so với nhiều nước trên thế giới: tiêu thụ dầu hàng năm tăng 3-4%, khí đốt tăng 4-6%. Điều này đã tạo ra một cơ hội lớn cho Nga mở rộng xuất khẩu dầu khí sang các nước ASEAN như một bước cần thiết trên con đường biến nước Nga thành một cường quốc năng lượng hàng đầu và tạo dựng một vị thế quan trọng ở khu vực này.
Quan hệ trên lĩnh vực khoa học công nghệ :
Trong quan hệ hợp tác toàn diện Nga – ASEAN thì hợp tác khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga – ASEAN lần thứ nhất tại Kuala Lumpur ngày 13/12/2005 nhấn mạnh những tiềm năng to lớn mà hai bên sẵn có đối với hợp tác thương mại và đầu tư. Trong lĩnh vực công nghiệp hợp tác chặt chẽ đối với các ngành máy khai thác mỏ, máy công cụ, máy làm đường, xây dựng, thiết bị điện và máy công nghiệp. Mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong khai thác tài nguyên. Trao đổi các bí quyết trong các lĩnh vực khác nhau của năng lượng, bao gồm sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn năng lượng ( mặt trời, gió, thủy triều và sóng biển, hydro, sinh học..) thúc đẩy các công nghệ và nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.
Nga còn có thế mạnh về khoa học vũ trụ và đã từng hợp tác với nhiều nước trong việc phát triển khoa học vũ trụ. Cách đây chưa lâu tên lửa mang tên “Zenit” của Nga đã thành công trong việc đưa lên quỹ đạo vệ tinh liên lạc của Malaixia. Ở Indonexia trên đảo Baik tại tỉnh Iria – Jaya hai bên đã hiện thực hóa đề án hàng không vũ trụ chung “ Xuất phát trên không”.
Trong khuôn khổ ASEAN+1 ( ASEAN + Nga) một trong những sang kiến mới nhất của Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN) gần đây là việc thết lập quan hệ hợp tác khoa học ASEAN-Nga . Tháng 10 năm 2000 Hội thảo “Quan hệ đối thoại Nga – ASEAN” đã thu hút các quan chức chính phủ các nhà khoa học, giáo dục, thương nhân Nga bàn luận sôi nổi về hợp tác hàn lâm ASEAN – Nga. Rất nhiều trường đại học và viện nghên cứu Nga bày tỏ ý muốn tham gia vào các hoạt động của AUN. Hoạt động đầu tiên nhằm thúc đẩy hợp tác Nga – ASEAN về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực là việc đưa ra hai ý kiến: Gặp gỡ bàn tròn Nga – ASEAN, đặc biệt là cuộc gặp giữa các phó hiệu trưởng và phó chủ tịch từ các trường đại học của AUN và Nga để học hỏi về hệ thống giáo dục đại học của nhau và tìm kiếm các khả năng hợp tác khoa học.
Năm 2005, trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nga lần thứ nhất diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaixia, và trước khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga tới Lào dự cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+10, người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga đã thông báo: Nga coi hợp tác khoa học kỹ thuật, ngăn chặn và giảm thiểu các hậu quả của thiên tai là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên hợp tác với ASEAN trong đó thúc đẩy hoạt động của Nhóm công tác chung về Hợp tác khoa học kỹ thuật Nga –ASEAN. Nga đã rổ chức triển lãm thành tựu khoa học kỹ thuật một cách để quảng bá thương hiệu của mình và đưa ra giá cả khiêm tốn mà họ tin sẽ hấp dẫn được người tiêu dùng ASEAN.
Ngày 9 tháng 10 năm 2006 tại Hội thảo “Nga – Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: hướng tới quan hệ chiến lược và kinh tế đối thoại giữa các nền văn minh” diễn ra tại Matsxcova, Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong nói, ASEAN muốn tăng cường quan hệ với Nga về năng lượng, kỹ thuật máy, nghiên cứu khoa học và du lịch. Ông cho rằng trao đổi nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực đầy tiềm năng. Trước đó, ngày 1 tháng 7 năm 2004, trong bài phát biểu tại hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN+1, phiên họp với Liên Bang Nga tại Indonexia, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan đã đánh giá nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ các mục tiêu kinh tế là tiềm năng hợp tác thứ 2 sau hợp tác năng lượng Nga – ASEAN. Ông nói “ Nga được thế giới công nhận về những đột phá trong nghiên cứu khoa học và công nghệ đi đầu thế giới trong một số lĩnh vực. ASEAN mong muốn được khai thác các khả năng hợp tác với Nga trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và công nghệ vũ trụ. Ở giai đoạn đầu cần tập trung vào các trương trình phát triển nguồn nhân lực như tổ chức các cuộc hội thảo, các khóa đào tạo và chương trình trao đổi cán bộ khoa học.
Cuối cùng để củng cố vị thế của Nga ở thị trường ASEAN trước hết phụ thuộc vào khả năng xây dựng chính sách kinh tế đối ngoại mềm dẻo và hiệu quả của Nga với các nước này,trong điều kiện cạnh tranh với các nước đã thành công trên thị trường ASEAN như Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan. Với khả năng tài chính của mình Nga sẽ có khả năng và sẽ không bỏ qua cơ hội thuận lợi trong việc mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật – sản xuất với các nước ASEAN vì vậy mối quan hệ kinh tế thương mại khoa học của Nga và ASEAN sẽ phát triển tron thời gian tới.
Quan hệ trên lĩnh vực văn hóa du lịch:
Sự hợp tác giao lưu văn hóa du lịch giữa Nga và ASEAN cũng được chú ý phát triển cùng với các quan hệ khác. Sự giao lưu văn hóa giúp cho người dân của hai bên hiểu biết lẫn nhau và đó cũng là cơ sở để phát triển các lĩnh vực khác nhất là du lịch. Trong dịp kỷ niệm 42 năm thành lập ASEAN Đại sứ các nước ASEAN cũng tổ chức “Ngày văn hóa _ ẩm thực ASEAN” tại Nga để giới thiệu văn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan hệ giữa Nga và ASEAN giai đoạn 2000- 2010.doc