Khóa luận Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên Bang Nga

Quan hệ giữa hai nước bị ngưng trệ do những khó khăn của cải cách trong các năm 1998 - 1992, chỉ sau đó ít lâu Việt Nam đã chủ động nối lại và có những hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trên một cơ sở mới. Thời kỳ này được đánh dấu bởi các cuộc viếng thăm của nhiều đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước, Quốc hội và chính phủ các bộ, các ngành của CHXHCN Việt Nam tới Liên bang Nga, và đã ký kết được nhiều văn kiện hợp tác quan trọng mà nội dung trong đó có việc xác định các nguyên tắc quan hệ mới và những lĩnh vực hợp tác cùng có lợi. Nội dung của Hiệp định ngày 16/7/1991 đã phản ánh những nguyên tắc cơ bản của hợp tác kinh tế nói chung và của lĩnh vực đầu tư trực tiếp Việt Nam- Liên bang Nga trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa: là bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng pháp luật nước chủ nhà cũng như thông lệ quốc tế; xí nghiệp liên doanh (XNLD) hoạt động trên cơ sở hoạch toán kinh doanh kinh tế độc lập, tự cấp vốn và hoàn vốn; được mở rộng quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý đầu vào cũng như hiệu quả cuối cùng, có công tác xuất khẩu; phải trả tiền thuê mặt đất hoặc mặt nước và mặt biển trong khu chính của mình cho nước chủ nhà; phải nộp thuế cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài; thời hạn hoạt động của XNLD là 20 năm kể từ 1/1/1991; vốn pháp định của XNLD chuyển từ góp vốn bằng hiện vật sang góp vốn bằng tiền (theo hiệp định là 1500 triệu USD và phần của mỗi bên là 750 triệu USD); cũng từ đây đồng tiền để hoạch toán trong kinh doanh đó là đôla; XNLD được để lại không quá 35% khối lượng sản phẩm hàng hóa trong năm để cấp vốn bổ sung; có quyền ký các hợp đồng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất của mình; Tổng giám đốc phải là công dân Việt Nam.

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ép các loại. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì trong thời gian tới các mặt hàng này vẫn tiếp tục là các mặt hàng ưu tiên Việt Nam nhập khẩu từ Liên bang Nga. Điều này được đưa ra trên cơ sở, một mặt là vì phía Nga đã có uy tín và quan hệ lâu năm với thị trường Việt Nam về mặt hàng này. Mặt khác, chất lượng và giá cả các hàng hoá này của LB Nga thực sự vẫn có khả năng cạnh tranh cao so với các nguồn cung cấp khác trên thế giới. Ngược lại với nhập khẩu, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm. Năm 2001 tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Bang Nga chiếm khoảng 0,9%. Năm 2002 tỷ trọng này đã tăng lên đến 1,13%. Điều này thể hiện những nỗ lực rất lớn của chúng ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga. Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga các nguyên liệu như cao su, đồ gia vị và các mặt hàng thực phẩm như chè, cà phê, gạo, thịt, mì ăn liền và nhu yếu phẩm. Năm 2000 Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga tổng số hàng hoá trị giá 122,5 triệu USD nhưng sang năm 2001 con số đó đã tăng thêm gần 70%. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 187 triệu USD. Năm 2002 Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường Nga 213 nghìn tấn gạo; 5.582nghìn tấn hạt tiêu…Nhìn chung các sản phẩm rau quả hộp, hàng thủ công mỹ nghệ …đều tăng đáng kể. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam là khá cao, đặc biệt năm 2001 đạt 58,7%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Năm 2002 đã có bước nhảy vọt về tổng giá trị cũng như những chuyển biến đáng kể về cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Các mặt hàng truyền thống trước đây được ưu tiên xuất khẩu như cà phê, cao su, chè, gạo, giầy dép, hải sản, hàng dệt may, rau quả và thực phẩm không còn giữ vị trí độc tôn nữa. Ngày càng có nhiều mặt hàng tham gia xuất khẩu sang thị trường Nga. Những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu sang Liên bang Nga những mặt hàng mà thị trường Nga có lợi thế tuyệt đối như dầu ăn, gỗ, nhựa, xe đạp và đồ chơi trẻ em. Đặc biệt là hàng hải sản, thủ công mỹ nghệ, rau quả khô và tươi của Việt Nam đã bắt đầu được thị trường Nga chấp nhận, trong đó hạt điều, hạt tiêu là 2 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Bảng 16: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Liên bang Nga Mặt hàng Đơn vị 2000 2001 2002 8 tháng đầu 2003 Cà phê Tấn 553 …. 1.133 859 Cao su 1000tấn 20,6 15,4 7,5 7,1 Chè Tấn 1.785 4.726 3.622 2.099 Dầu ăn Tấn …. …. 24.971 22.548 Gạo Tấn 76.090 204.995 212.748 235.730 Giầy dép các loại 1000USD 10.158 15.626 12.182 5.667 Hải sản 1000USD 77 …. 1.697 2.791 Hàng dệt may 1000USD 32.582 48.181 50.879 21.774 Hàng rau quả 1000USD 465,4 …. 8.505,7 3.647,4 Thủ công mỹ nghệ USD …. …. 1.615.596 …. Hạt điều Tấn …. …. 626.998 …. Hạt tiêu Tấn …. 1290 5.582.225 …. Sản phẩm gỗ 1000USD …. 190 356,7 …. Sản phẩm nhựa 1000USD …. 4.329 5.690,8 …. Xe đạp và phụ tùng xe đạp 1000USD …. 112 1.105,7 …. Nguồn: Báo cáo tổng hợp 8 tháng đầu năm 2003 của Bộ thương mại Tính đến năm 2000, Liên Bang Nga đứng thứ 21 về xuất khẩu và đứng thứ 14 về nhập khẩu của Việt Nam, còn quá thấp so với tiềm năng và thế mạnh của hai nước. Do bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực sẽ còn suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng xuất khẩu của các mặt chủ yếu như dệt may, da giầy, hàng điện tử, hàng nông sản… thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga là một vấn đề trọng tâm. Điều này xuất phát từ thực tế là sau một thời gian dài suy thoái, nền kinh tế Nga đã đạt được thành tựu tăng trưởng bền vững trong vài năm gần đây. Cụ thể, GDP năm 1999 tăng 3,2%, năm 2000 với mức nhảy vọt 7,6%, năm 2001 đạt 5,2%, năm 2002 đạt 4,3%. Điều này chứng tỏ thị trường Nga ngày càng phát triển ổn định và Liên bang Nga sẽ là một thị trường có triển vọng đang lên và nhu cầu chắc chắn vẫn tiếp tục tăng. Mặt khác, việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này không những giúp nước ta có thêm thị trường để phát triển sản xuất mà còn có thể giảm mạnh được tỷ lệ nhập siêu đã quá lớn hiện nay. Một trong những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nga hiện nay đó là việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã không ngừng cấp các khoản tín dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu Nga, cải thiện phương thức thanh toán. Năm 2000, lần đầu tiên VCB đã cấp hạn mức tín dụng trị giá 30 triệu USD cho Liên bang Nga mua hàng xuất khẩu của Việt Nam, “các doanh nghiệp Nga mua hàng Việt Nam, nếu thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương Liên bang Nga bằng những hình thức như L/C, thuê bảo lãnh …sẽ nhận được hàng ngay. Trong trường hợp Ngân hàng ngoại thương Liên bang Nga không có trong tay lượng ngoại tệ cần thiết để thanh toán cho phía Việt Nam và giao dịch có giới hạn tối đa 30 triệu USD, VCB sẽ ứng trước trả tiền cho doanh nghiệp Việt Nam đồng thời ghi “nợ” tài khoản Ngân hàng Ngoại thương Liên bang Nga với một thời gian nhất định” (theo lời bà Nguyễn Thu Hà - Phó Tổng giám đốc VCB ). Trong khi việc các doanh nghiệp Nga rất khó khăn về vốn, các ngân hàng gặp khó khăn trong phương thức thanh toán thì phương thức mua hàng trả chậm này đã cung cấp thêm nguồn tài chính mới cho các doanh nghiệp Nga nhập khẩu hàng Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, nhằm tăng cường hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga cũng như góp phần thúc đẩy thương mại hai nước phát triển, ngày 3/ 7/ 2002 tại Matxcơva, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 2 của Tổ công tác hợp tác Ngân hàng Nga – Việt, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng quốc tế Matxcơva (IMB) đã ký Hiệp định khung tài trợ thương mại giữa hai ngân hàng. Hiệp định có hiệu lực 3 năm kể từ ngày ký này là bước cụ thể hoá của Biên bản ghi nhớ ngày 27/3/2002 trong đó VCB cam kết cung cấp cho IMB một hạn mức tín dụng trị giá 20 triệu USD. Trên cơ sở các điều kiện và điều khoản của Hiệp định khung, các nhà xuất khẩu của Việt Nam sẽ được đảm bảo cao nhất về khả năng thu hồi vốn nhanh khi xuất hàng sang Liên bang Nga. Còn đối với các doanh nghiệp Nga, hạn mức tín dụng với mức lãi suất ưu đãi giúp họ giảm chi phí hàng nhập khẩu, qua đó làm tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Nga. Cụ thể, trong trường hợp các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Nga được thanh toán bằng L/C trả tiền ngay mở tại IMB, khi các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất trình chứng từ phù hợp với L/C tại hệ thống VCB, VCB sẽ thanh toán trực tiếp ngay cho nhà xuất khẩu toàn bộ số tiền ghi trong hoá đơn thương mại mà không phải chờ xác nhận hối phiếu từ phía Ngân hàng mở L/C (IMB). Có thể nói, đây là hình thức hỗ trợ vốn rất kịp thời cho các nhà nhập khẩu Nga, cũng như là biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nga. 3. Đánh giá chung. Trong thời gian qua Việt Nam và Liên bang Nga đã có nhiều cố gắng tìm mọi giải pháp để thúc đẩy quan hệ mậu dịch, bước đầu đã có những kết quả nhất định. Quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay đã có mức tăng trưởng, nhưng nếu so sánh với giá trị xuất khẩu và trị giá nhập khẩu của hai nước thì mức độ buôn bán, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn ở mức độ quá thấp (thời kỳ Liên Xô cũ quan hệ thương mại Việt Nam – Liên Xô đã đạt đến con số gần 70% tổng giá trị thương mại của Việt Nam). Nguyên nhân chủ yếu là: Trước tiên do những khó khăn ban đầu trong cải cách kinh tế của Liên bang Nga đầu năm 1990, do hoàn cảnh lịch sử – chính trị- kinh tế của mỗi nước mà quan hệ thương mại giữa hai nước tạm thời bị thu hẹp. (Giữa hai nước phải giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng cũ như các khoản nợ thương mại và phương thức trả nợ giữa Việt Nam và Liên Xô cũ mà Liên bang Nga là người đại diện…) Ngoài ra, mặc dù Liên bang Nga được xác định là một thị trường lớn, đầy tiềm năng, có phần “ dễ tính” hơn so với một số thị trường khác và là đối tác quan hệ thương mại truyền thống của Việt Nam, nhưng đây cũng là thị trường có độ rủi ro cao và thực tế cho thấy ngày càng khó xâm nhập, bởi vì: Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cao, đặc biệt thuế đánh vào hàng tiêu dùng trung bình từ 20-30% trị giá kèm theo mức thuế tối thiểu áp dụng cho một số mặt hàng. Các quy định của Luật pháp Nga đối với hàng nhập khẩu rất chặt chẽ như hàng nhập khẩu vào Liên bang Nga cần có “Chứng nhận chất lượng hàng hoá và dịch vụ” hoặc “Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Nga” và các quy định của luật bảo vệ người tiêu dùng… Các quy định về quản lý tài chính – tín dụng của Liên bang Nga rất phức tạp, trong khi khả năng tài chính của các doanh nghiệp Nga còn rất hạn chế. Nhiều hãng kinh doanh lớn nước ngoài đã xây dựng được mạng lưới cung cấp và tiêu thụ ở thị trường Nga, làm cho khả năng “chen chân’’ của hàng Việt Nam bị hạn chế . Ngoài ra, những khó khăn về các thủ tục hành chính và sự cách xa về địa lý cũng làm hạn chế quan hệ thương mại giữa hai nước. Có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu của việc kim ngạch tăng chậm là do tính cạnh tranh gay gắt ở thị trường Nga trong điều kiện cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, hàng hoá Việt Nam rất khó cạnh tranh với hàng hoá của các nước khác như Trung Quốc, thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, EU…Nhìn chung, hàng hoá Việt Nam chưa cạnh tranh được về chất lượng, giá cả với các mặt hàng cùng chủng loại của một số nước trên thế giới, nhất là hàng may mặc, giày dép, thịt lợn, gạo, chè…. Cơ cấu, chủng loại, mẫu mã, bao bì sản phẩm không thay đổi kịp so với sự biến động thị hiếu của người tiêu dùng Nga. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam hay bị mất cơ hội do việc giao hàng không kịp tiến độ. Chi phí vận tải từ Việt Nam sang các điểm giao hàng trên lãnh thổ nước Nga cao (vì phải gánh chịu thêm nhiều chi phí khác). Công tác xúc tiến thương mại cũng như việc cung cấp thông tin thị trường còn yếu. Tuy vậy cả hai bên đều rất lạc quan khi đánh giá về triển vọng thương mại bởi lẽ quan hệ thương mại giữa hai nước có nền tảng và truyền thống từ lâu. Thêm vào đó, hành lang pháp lý và kinh doanh đã được tạo dựng theo hướng ngày càng đồng bộ, khuyến khích và ở tầm cao hơn. Quan hệ giữa hai nước đang dần đi vào thế ổn định và có xu hướng phát triển. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những bạn hàng chính của Liên bang Nga ở Đông Nam á, chiếm khoảng 15% khối lượng buôn bán hai chiều giữa Nga với khu vực Đông Nam á. Cả hai nước đang từng bước khẳng định lại vị trí của mình trong quan hệ thương mại song phương, cũng như ở khu vực và trên phạm vi quốc tế, đặc biệt từ khi Liên bang Nga có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng “cân bằng Đông Tây”. Ngoài ra, các khoá họp thường niên của Uỷ ban liên chính phủ được tổ chức lần lượt ở hai nước nhằm báo cáo tình hình quan hệ hai bên, đồng thời đưa ra các biện pháp cấp thiết nhằm tăng cường quan hệ thương mại hai bên. Tóm lại chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của quan hệ thương mại Việt nam - Liên bang Nga trong thời gian tới. II. Quan hệ đầu tư và vay nợ 1. Quan hệ đầu tư 1.1. Liên bang Nga đầu tư vào Việt Nam Giai đoạn 1991 - 2000 là thời kỳ có những bước phát triển mới trong hợp tác và đầu tư trực tiếp (FDI) giữa Việt Nam và Liên bang Nga dựa trên nền tảng của cải cách thị trường và đổi mới của cả hai nước. Hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ đầu tư của cả hai nước này đó là: thứ nhất, Luật Đầu tư nước ngoài được chính phủ Việt Nam thông qua vào tháng 12/1987, tạo khung pháp lý cho thu hút FDI, đồng thời quy định mức đóng góp các loại thuế về chủ quyền tài nguyên của nước CHXHCN Việt Nam; thứ hai, Luật công ty được ban hành năm 1990 thừa nhận một chủ thể thị trường cơ bản, không kể trong nước hay ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân theo luật pháp Việt Nam và Công ước quốc tế. Quan hệ giữa hai nước bị ngưng trệ do những khó khăn của cải cách trong các năm 1998 - 1992, chỉ sau đó ít lâu Việt Nam đã chủ động nối lại và có những hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trên một cơ sở mới. Thời kỳ này được đánh dấu bởi các cuộc viếng thăm của nhiều đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước, Quốc hội và chính phủ các bộ, các ngành của CHXHCN Việt Nam tới Liên bang Nga, và đã ký kết được nhiều văn kiện hợp tác quan trọng mà nội dung trong đó có việc xác định các nguyên tắc quan hệ mới và những lĩnh vực hợp tác cùng có lợi. Nội dung của Hiệp định ngày 16/7/1991 đã phản ánh những nguyên tắc cơ bản của hợp tác kinh tế nói chung và của lĩnh vực đầu tư trực tiếp Việt Nam- Liên bang Nga trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa: là bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng pháp luật nước chủ nhà cũng như thông lệ quốc tế; xí nghiệp liên doanh (XNLD) hoạt động trên cơ sở hoạch toán kinh doanh kinh tế độc lập, tự cấp vốn và hoàn vốn; được mở rộng quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý đầu vào cũng như hiệu quả cuối cùng, có công tác xuất khẩu; phải trả tiền thuê mặt đất hoặc mặt nước và mặt biển trong khu chính của mình cho nước chủ nhà; phải nộp thuế cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài; thời hạn hoạt động của XNLD là 20 năm kể từ 1/1/1991; vốn pháp định của XNLD chuyển từ góp vốn bằng hiện vật sang góp vốn bằng tiền (theo hiệp định là 1500 triệu USD và phần của mỗi bên là 750 triệu USD); cũng từ đây đồng tiền để hoạch toán trong kinh doanh đó là đôla; XNLD được để lại không quá 35% khối lượng sản phẩm hàng hóa trong năm để cấp vốn bổ sung; có quyền ký các hợp đồng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất của mình; Tổng giám đốc phải là công dân Việt Nam. Trong suốt những năm từ khi Liên bang Nga thành lập đến năm 1998 số vốn đầu tư của LB Nga vào Việt Nam rất khiêm tốn cũng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các dự án đầu tư của Nga tập trung vào khu vực phía nam với 12 dự án chiếm 34% trên tổng số. Nguồn vốn đầu tư của Liên bang Nga tồn tại dưới 3 hình thức: 100% vốn của Liên bang Nga, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong số dự án 100% vốn của Liên bang Nga dự án số 359/ GP "chi nhánh SEASAFICO" ở Hà Nội chuyên về chế biến hải sản đang hoạt động rất tốt. Về ngành nghề thì có đến 93% số vốn tập trung trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Sau đây là những phân tích cụ thể về hai lĩnh vực đầu tư hiệu quả nhất: 1.1.1. Lĩnh vực dầu khí Có thể nói lĩnh vực hợp tác có hiệu quả hiện đang giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga là lĩnh vực dầu khí. Trước hết, trong lĩnh vực này phải kể đến xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, là một trong mười công ty dầu khí kinh tế hiệu quả nhất trên thế giới, được thành lập từ ngày 19 tháng 7 năm 1981 đã đánh dấu một mốc quan trọng cho ngành dầu khí Việt Nam và được coi là ngày ra đời của ngành dầu khí hiện đại Việt Nam với việc thành lập liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa phía nam Việt Nam: liên doanh dầu khí Việt -Xô (Vietsovpetro) liên doanh giữa Việt Nam petro và tập đoàn dầu khí Zarubezhneft (Liên bang Nga) được thành lập theo hiệp định liên chính phủ giữa hai nước. Hai mươi năm qua xí nghiệp này đã thực hiện nghiên cứu 66.360 km tuyến khảo sát địa chấn, xây dựng 400 công trình biển, lắp đặt 210 km đường ống nội bộ mỏ, khoan 135.000 m thăm dò với 37 giếng và 714000 m khai thác 171 giếng. Các kế hoạch khai thác dầu liên tục được hoàn thành vượt mức. Nhờ vậy, chỉ riêng trong giai đoạn 1991 - 1997 xí nghiệp đã giao nộp cho ngân sách Nhà nước Việt Nam là 3,4 tỷ USD từ doanh thu bán dầu thô và tháng 11 năm 1997 xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã làm lễ chào mừng khai thác tấn dầu thô thứ 50 triệu. Ngày 13/2/2001 tấn dầu thô thứ 100 triệu được khai thác. Hiện nay có tới hơn 80% tổng sản lượng dầu thô khai thác được trên cả nước là của Vietsovpetro, đây là một tổ hợp công nghiệp then chốt của Việt Nam, mỗi năm đóng góp 30% các khoản thu cho ngân sách Nhà nước. Năm 2000 liên doanh khai thác được 12,6 triệu tấn trong số 16,2 triệu tấn dầu của cả nước. Hoạt động ổn định của Vietsovpetro đã và đang là cơ sở vững chắc cho sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Liên bang Nga và Việt Nam. Trong Nghị định thư giữa hai chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí ở thềm lục địa phía nam Việt Nam nhân chuyến đi thăm chính thức của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin sang Việt Nam, hai bên nhất trí cho phép Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro mở rộng vùng hoạt động thăm dò khai thác dầu khí theo đó vùng hoạt động được mở rộng ra lô 043 thuộc biển Trầm tích – Cửu Long. Tổng thống Liên bang Nga V. Putin đánh giá rất cao liên doanh này : “Đây là viên ngọc quý của nền kinh tế nước Nga, mỗi năm liên doanh này đã nộp vào ngân sách nửa tỷ USD”. Qua các cuộc đàm phán phía Nga muốn ngoài việc khai thác mỏ Bạch Hổ còn mở rộng hoạt động của liên doanh dầu khí Vietsovpetro ra cả mỏ Đại Hùng và Thanh Long. Phía Nga khẳng định rằng về mặt kỹ thuật Liên bang Nga không thua kém bất cứ nước nào. Hơn nữa phía Nga còn muốn cùng Việt Nam quy hoạch phát triển tổ hợp nhiên liệu năng lượng ở Việt Nam trong vòng 10 –15 năm tới. Một công trình mới của mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực dầu khí Việt - Nga đã xuất hiện, đó là Vietross, là công ty liên doanh giữa Tổng công ty dầu khí Việt Nam và Công ty dầu khí nước ngoài của Liên bang Nga đã bắt đầu xây dựng thành lập theo hiệp định Chính phủ Việt - Nga ngày 25/8/1998. Nhiệm vụ của Vietross là vận hành Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất. Nhà máy này có công suất 6,5 triệu tấn dầu thô 1 năm với số vốn đầu tư ban đầu 1,3 tỷ USD (không kể lệ phí tài chính ), vốn pháp định là 800 triệu USD do các bên đóng góp theo tỷ lệ 50 - 50. Đây là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam và là một công trình mang tính quốc tế. Tại cuộc họp lần thứ 3 của Hội đồng quản trị Liên doanh Vietross vào tháng 1 năm 2000 đã bổ sung một điều mới vào biểu đồ sản xuất Polyropylene, điều này cho phép trong tương lai nhà máy có thể tinh chế khí propylene thu được trong quá trình lọc dầu. Theo bản thoả thuận thời gian hoạt động của công ty là 25 năm, thời gian hoàn vốn từ 5 – 7 năm kể từ khi bắt đầu vận hành với tổng giá trị thương phẩm là 1293,3 triệu USD một năm. 1.1.2. Lĩnh vực năng lượng Năng lượng là lĩnh vực hợp tác chính giữa hai nước, được Liên bang Nga coi là hướng ưu tiên. Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp hàng đầu của Nga trong lĩnh vực này như Zarubezneft, Gazprom đã tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành năng lượng Việt Nam. Thời gian qua hai nước tiếp tục hợp tác có hiệu quả trong lĩnh vực này. Nhà máy điện Hoà Bình công suất 1920 MW đang có vai trò quan trọng trong sản xuất điện năng và điều tiết thuỷ lợi. Hàng năm nhà máy này sản xuất gần 40% tổng năng lượng điện cho Việt Nam. Phía Nga còn tham gia thiết kế và cung cấp thiết bị cũng như hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Với sự giúp đỡ kỹ thuật của Liên bang Nga, ngày 27/4/2002 Việt Nam đã đưa vào vận hành Nhà máy Thủy điện Yaly có công suất lớn thứ hai ở Việt Nam. Yaly là công trình có giá trị xây dựng lớn nhất Tây Nguyên gồm 4 tổ máy, tổng công suất thiết kế 720 MW được khởi công ngày 4/11/1993. Năm 1995, các hạng mục được triển khai thi công trên toàn bộ công trình và đến năm 2000 hai tổ máy đầu tiên đã được đưa vào vận hành. Cùng trong năm 2001 hai tổ máy thứ 3 và thứ 4 đã bắt đầu hoạt động. Tổ hợp xuất nhập khẩu kỹ thuật điện tử của Liên bang Nga đã đưa vào Việt Nam những tài liệu thiết kế kỹ thuật, những thiết bị từ LB Nga và nhập từ nước thứ 3 để khai thác tổ máy phát điện thứ tư nhà máy thuỷ điện Yaly. Tháng 5/1998, tập đoàn gồm Liên đoàn Technopromexport, Công ty Hidromontaj và tổng công ty lắp máy Lilama (Việt Nam) đã ký hợp đồng giao thiết bị thuỷ công cho nhà máy điện Đami thuộc công trình thuỷ điện Hàm Thuận - Đami. Cho đến 12/ 2001 thiết bị cơ khí thuỷ lực của Nhà máy thuỷ điện Đami với công suất 170MW cũng đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động. Phía Nga tiếp tục cung cấp vật tư, phụ tùng, thiết bị để duy trì cải tạo và sửa chữa các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện và các mạng lưới điện do Liên Xô cũ giúp ta xây dựng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nga tích cực tham gia đấu thầu quốc tế các dự án mới. Với kinh nghiệm thi công ở Việt Nam và máy móc thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao, Liên bang Nga có đủ khả năng kỹ thuật tham gia xây dựng một loạt công trình năng lượng mới ở Việt Nam như thuỷ điện Playkrong, Sơn La, Cần Sơn, Se-san 3, nhiệt điện Na dương, Cao Ngạn... Tháng 3/2002 nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Thủ tướng Liên Bang Nga Kasyanov, hai bên đã ký kết hiệp định tín dụng, theo đó Liên bang Nga cung cấp cho Việt Nam 100 triệu USD để xây dựng hai nhà máy thuỷ điện Plei Krong và Se-san 3. 1.1.3. Hợp tác trên các lĩnh vực khác. Cùng với thành quả trong lĩnh vực hợp tác dầu khí và năng lượng, gần đây FDI Việt Nam- Liên Bang Nga trên các lĩnh vực khác cũng có xu hướng tăng mạnh và gặt hái được nhiều thành công. Năm 1998 tăng thêm 4 dự án với tổng số vốn lên tới 1.307,1 triệu USD (vốn pháp định 803 triệu USD), năm 1999 có 2 dự án với tổng số vốn 20,7 triệu USD, năm 2000 có 4 dự án với tổng số vốn 54,8 triệu USD, Liên bang Nga từ vị trí 20 đã vươn lên hàng thứ 8 trong số hơn 60 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Năm 2000 chỉ tính riêng các dự án đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga đã được thực hiện (không kể XNLD Vietsopetro) với tổng số vốn trị giá 238,9 triệu USD, tăng 19,6% so với năm 1999. Năm 2001 Liên bang Nga đầu tư 4 dự án vào Việt Nam với số vốn đăng ký 11,8 triệu USD. Tính đến cuối năm 2002, Liên bang Nga đã có 75 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam được cấp giấy phép, với tổng số vốn 1,6 tỷ USD, trong đó vốn pháp định là gần 1 tỷ USD. Bảng 17: Đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga vào Việt Nam. Giai đoạn 1994 - 2002 Đơn vị : triệu USD Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Số dự án 50 53 56 56 60 62 66 70 75 % so với cả nước 4,26 3,43 2,6 2,5 2,41 2,21 2,08 2,89 2,67 Vốn đăng ký 173,9 186,22 191,3 191,3 1498,4 1519,1 1577,5 1589,3 1616,8 % so với cả nước 1,4 1,3 0,5 0,43 4,2 4,1 4,03 Vốn pháp định 128,1 135,98 137,2 940,3 940,3 950,8 959,2 963 983 Tăng trong năm Số dự án 3 3 4 2 4 4 5 Vốn đăng ký 12,320 0,5 1307,1 20,7 58,4 11,8 27,5 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1995, 1996, 1997, 1998 và 2002 (không tính đầu tư của Vietsovpetro) Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ba dự án đầu tư của Liên bang Nga với tổng trị giá 18,6 triệu USD đã được đăng ký trong 10 tháng đầu năm 2003. Ba dự án 100% vốn của Liên bang Nga chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp nặng và dịch vụ. Dự án lớn nhất đó là Tập đoàn Vit Corporation thành lập Công ty TNHH sản xuất CD và DVD chất lượng cao thời hạn 40 năm với tổng vốn đầu tư 13,5 triệu USD. Ngoài ra, hai dự án còn lại vẫn còn đang tiến hành làm các thủ tục hành chính. Thành tựu hợp tác FDI Việt Nam – Liên Bang Nga thời kỳ đổi mới được đánh giá trên những phương diện sau: Thứ nhất, xét trong một quá trình cả trước đây cũng như hiện nay, Liên bang Nga vẫn là đối tác giàu tiềm năng và kinh nghiệm, là nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam về qui mô cũng như hiệu quả. Quan hệ hợp tác đầu tư Nga – Việt tuy có những giai đoạn thăng trầm khó khăn, nhưng về căn bản có những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa và tác dụng kinh tế – xã hội tích cực đối với kinh tế của cả hai nước, đặc biệt là đối với tăng trưởng và đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Chính nhờ quan hệ hợp tác với Liên Xô cũ trước đây và Liên Bang Nga hiện nay mà Việt Nam có những công trình lớn, nhỏ xây dựng bằng vốn vay, viện trợ hay đầu tư trực tiếp của Nga như thuỷ điện hoà bình, cầu Thăng Long, nhiệt điện Phả Lại…Ước tính có tới 300 cơ sở kinh tế quan trọng do Liên Xô và Liên bang Nga giúp đỡ xây dựng hiện đang hoạt động và phát huy tác dụng trong nền kinh tế quốc dân của CHXHCN Việt Nam; ngoài ra Liên bang Nga còn giúp Việt Nam trong việc kiến tạo hạ tầng công cộng và giao thông của đất nước. Cũng theo số liệu thống kê cho thấy, những nhà máy và cơ sở công nghiệp có sự trợ giúp của Liên bang Nga về kinh tế và kĩ thuật đang sản xuất ra 73% sản lượng điện của Việt Nam, 62% than đá, 47% chè chế biến, 45% máy công cụ cắt gọt kim loại, 41% xi măng, 15% động cơ diezel, còn các sản phẩm như dầu thô, aptite, su-pe-phốt-phát, kính tấm thì chiếm tỷ trọng lớn. Thứ hai, riêng trong lĩnh vực FDI tính tới 2002, Liên bang Nga đã đạt con số kỷ lục1,7 tỷ usd, đó là không kể đầu tư của Vietsovpetro, chiếm 4% tổng FDI ở Việt Nam hiện nay. Liên bang Nga được xếp vào câu lạc bộ “13 nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam” có vốn trên 1 tỷ USD; trong khi nhóm các nước này chỉ chiếm 19,7% tổng số các nhà đầu tư, nhưng lại chiếm 85,5% tổng số vốn FDI. Nếu xếp theo thứ tự, Liên bang Nga 4% chỉ đứng sau Singapore: 15,9%, Đài Loan; 12,3%, Hồng Kông: 9,8%, Nhật Bản: 9%, Hàn Quốc: 8,5%…là những nước có nền kinh tế mạnh; nhưng lại vượt Hoa Kỳ: 3,5%, Anh: 3,1%, Malaixia: 3,5%, Thái Lan: 2,9% (theo tính toán năm 1999). FDI Liên bang Nga đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và cải thiện tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì đổi mới, đặc biệt thông qua XNLD Vietsovpetro. Thứ ba, thông qua FDI, đặc biệt thông qua Vietsovpetro Liên bang Nga đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất – kĩ thuật đồng bộ, hiện đại cho ngành dầu khí, để ngành có khả năng độc lập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van hien1.doc
Tài liệu liên quan