MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ THÁI LAN VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VỚI THÁI LAN 3
I .Tổng quan nền kinh tế Thái Lan. 3
1. Đặc điểm của nền kinh tế Thái Lan. 3
2.Chiến lược và các chính sách kinh tế - xã hội 4
2.1.Chiến lược, chính sách 4
2.2. Những tồn tại trong nền kinh tế Thái Lan 11
2.3 Các tổ chức xúc tiến đối ngoại của Thái Lan 12
3.Tình hình kinh tế Thái Lan những năm gần đây 14
4.Vai trò của Thái Lan đối với sự phát triển nền kinh tế Việt nam 19
4.1 Tạo hoà bình, ổn định trong khu vực. 19
4.2 Mở rộng đầu tư và thương mại. 20
4.3 Hỗ trợ cho mục tiêu hội nhập kinh tế của Việt Nam. 21
4.4 Cung cấp các mặt hàng công nghiệp và kỹ thuật cấp trung . 21
II.Những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Thái Lan 23
1.Thuận lợi 23
1.1. Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới 23
1.2. Thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại 24
1.3.Khoa học công nghệ phát triển 25
1.4. Sự phát triển của vòng cung Châu Á - Thái Bình Dương 26
1.5.Những lợi thế so sánh khác 27
2.Khó khăn 28
2.1. Cơ cấu phát triển kinh tế gần giống nhau 28
2.2. Trình độ kỹ thuật chưa có sự khác biệt nhau nhiều 28
2.3. Tiềm lực kinh tế còn non yếu 28
2.4. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đất nước thấp 29
2.5 . Những mặt bất cập trong yếu tố con người 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - THÁI LAN 32
I. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan 32
1. Thời kỳ trước năm 1975 33
2.Thời kỳ từ 1976 -1989. 34
2.1. Thời kỳ từ năm 1976 -1979 34
2.2. Từ năm 1980 -1989 35
3.Từ năm 1990 đến nay 37
3.1.Quan hệ thương mại 38
3.1.1.Xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan 39
3.1.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan 42
3.2. Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam 46
II. Đánh giá quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan 53
III. Triển vọng phát triển hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam –Thái Lan 55
1. Khả năng phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Thái Lan 56
2. Thu hút FDI từ Thái Lan 57
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -THÁI LAN TRONG THỜI GIAN TỚI 59
I.Phương hướng phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam –Thái Lan 59
1. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát giai đoạn 2001 –2005 của Việt Nam 59
1.1. Mục tiêu của hoạt động xuất nhập khẩu 59
1.2 Mục tiêu của hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài 60
2. Định hướng quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan trong thời gian tới 61
2.1. Định hướng về xuất nhập khẩu với Thái Lan 61
2.2 Định hướng về đầu tư trực tiếp từ Thái Lan 63
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan 64
1. Hoàn thiện hành lang pháp lý 65
2. Cải cách thủ tục hành chính 66
3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng 67
4. Sửa đổi, hoàn thiện chính sách thuế 67
5. Quản lý và điều hành tỷ giá hối đoái 68
6. Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu 69
7. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực 70
8. Gắn nhập khẩu công nghệ với xuất khẩu 75
9. Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Thái Lan 77
10. Phát triển nguồn nhân lực 79
11. Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh 80
KẾT LUẬN 83
Tài liệu tham khảo 84
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Thái Lan, thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Baht.
Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12/86) đã quyết định chính sách đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại., Việt Nam chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá hoạt động, mở cửa rộng rãi đối với bên ngoài. Khẩu hiệu Việt Nam “muốn là bạn của tất cả các nước, các dân tộc ” trở thành phương châm hành động của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong mọi hoạt động của quan hệ đối ngoại, trong đó có kinh tế đối ngoại.
Đối ngoại Thái Lan trong thời gian này cũng đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức về đường lối đối ngoại.
Một thực tế khiến chính phủ Thái Lan phải tính toán là trong lúc quan hệ Thái Lan - Việt Nam chưa được cải thiện nhiều, chưa có mậu dịch hai chiều thì trên thị trường Việt Nam, hàng hoá Thái Lan tràn ngập, nhưng không phải từ Thái Lan mà từ Singapore.
Bảng II- 9: Buôn bán của Thái Lan với Việt Nam
(Đơn vị: Triệu USD)
1980
1981
1982
1983
1984
Xuất khẩu
1,323
1,944
0,945
2,515
1,719
Nhập khẩu
0,486
0,351
567
0,891
1,323
Tổng kim ngạch buôn bán
1,809
2,295
1,512
2,106
3,240
Nguồn: Bản tin VNTTX 25/1/1986
Vấn đề đặt ra cho Chính phủ Thái Lan là phải nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Vì vậy, ngay từ năm 1988, Thủ tướng Thái Lan lúc đó đã đưa ra một chiến lược nổi tiếng là “Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”.
Thời kỳ những năm 1987-1989 cũng là thời kỳ kinh tế Thái Lan phát triển nhanh chóng, tăng trưởng GDP hàng năm đạt con số 10%, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt. Xuất hiện tình trạng là Thái Lan cần nhập khẩu nguyên liệu để bổ xung cho nguồn nguyên liệu trong nước đã bắt đầu thiếu hụt.
Như vậy, cả chính sách đổi mới kinh tế của Việt Nam, cả thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan đã thúc đẩy sự xuất hiện một động thái mới trong quan hệ ngoại thương giữa Thái Lan và Việt Nam.
Khối lượng trao đổi hàng hoá giữa hai nước tăng theo nhịp độ chuyển sang nền kinh tế thị trường và mức độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1989, khi nền kinh tế Việt Nam thực sự chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, quan hệ buôn bán giữa hai nước có bước nhảy vọt, mức tăng trưởng mậu dịch năm 1989 tăng 389,2% so với năm 1988.
Bảng II - 10: Kim ngạch XNK Việt Nam- Thái Lan (1986-1989).
(Đơn vị: triệu USD)
1986
1987
1988
1989
Tổng kim ngạch
4,7
7,5
13,0
63,3
Mức tăng trưởng (%)
-
59,6
73,3
389,2
Nguồn:Vụ CA-TBD Bộ Thương mại
3.Từ năm 1990 đến nay
Đến những năm đầu thập kỷ 90, mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan đã thực sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều mặt trong đó lĩnh vực kinh tế thương mại phát triển một cách rõ rệt nhất.
Bước vào thập kỷ 90, xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu thế chủ đạo trên phạm vi toàn thế giới. Trong khu vực Đông Nam á, xu hướng đối thoại đã từng bước thay thế cho đối đầu. Các nước ASEAN đã từng bước khắc phục những khuyết tật của mình để đảm bảo tăng trưởng cao, giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội.
Chính trong bối cảnh thế giới và khu vực như vậy, Việt Nam đã tích cực mở cửa nền kinh tế, cải cách chính sách và thể chế, từng bước tham gia vào khu vực và giải quyết tốt các mối quan hệ với các nước trong khu vực trong đó có Thái Lan. Tháng 7/1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Nền kinh tế Việt nam tiếp tục hội nhập tích cực vào nền kinh tế khu vực và thế giới, điển hình là năm 1995, Việt Nam đã là quan sát viên của tổ chức Thương mại Thế giới, gia nhập ASEM năm 1996 và APEC năm 1998. Việt Nam cũng là thành viên của các Tổ chức tài chính tiền tệ khu vực và thế giới như WB, IMF, ADB ... Đây chính là bối cảnh hết sức thuận lợi cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan phát triển lên một tầm cao mới. Đặc biệt là tháng 2/1994 Mỹ tuyên bố bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam lại càng tạo thuận lợi cho quan hệ Việt - Thái phát triển, đặc biệt trên hai lĩnh vực thương mại và đầu tư.
3.1.Quan hệ thương mại
Kể từ năm 1992, sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan, cùng với những biến đổi trong chính sách ngoại thương của Việt Nam và sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực đã tạo ra những chiều hướng phát triển thuận lợi cho quan hệ buôn bán song phương Việt Nam - Thái Lan. Kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã tăng lên nhanh chóng, cụ thể:
Bảng II-11: Kim ngạch XNK Việt Nam - Thái Lan (1990 - 2002)
(Đơn vị : Triệu USD).
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng kim ngạch
1990
52,34
17,08
69,42
1995
42,95
465,92
508,87
1998
295,4
673,5
968,9
1999
321,7
556,26
877,96
2000
332,1
812,94
1.201,84
2001
325,8
801,30
1.127,30
5 th đầu năm 2002
118,00
406,00
624,00
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt nam
Từ năm 1995 đến nay đánh dấu một bước chuyển mới trong quan hệ của giới kinh doanh hai nước, ngoài những ngành nghề truyền thống, đã có nhiều lĩnh vực mới hợp tác hơn. Những tập đoàn trong kinh doanh xây dựng và vật liệu xây dựng, tập đoàn Siam Cement, CP Group vẫn đứng đầu trong thiện chí làm ăn với Việt Nam. Phía Thái Lan cũng có chính sách đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Hai nước đã cử nhiều đoàn cấp cao sang mở rộng quan hệ kinh tế thương mại cho cả hai phía. Đi theo các đoàn cấp cao còn có nhiều doanh nghiệp hai nước đã sang thăm lẫn nhau và tổ chức nhiều hội thảo về thương mại và đầu tư nhằm đẩy mạnh công tác tìm hiểu về thực tế tình hình kinh tế Việt Nam cũng như Thái Lan, tăng cường hiểu biết lẫn nhau góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển.
3.1.1.Xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan
Từ năm 1990-1994, Việt Nam xuất chủ yếu là nguyên nhiên liệu, khoáng sản, trong đó gỗ và gỗ sơ chế, song mây chiếm trên 70% kim ngạch; da sống và thuộc da chiếm 5,4%; phế liệu chiếm 5,7%; hải sản đông lạnh 4%, còn lại các sản phẩm khác như sản phẩm nhựa, hoá chất, giầy dép, tơ sợi và dệt may .
Từ năm 1995 đến nay hàng xuất của Việt Nam sang Thái Lan đã có sự thay đổi về cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. Ngoài nhóm nguyên liệu sơ chế, Việt Nam đã bắt đầu xuất sang Thái Lan thiết bị điện, linh kiện điện tử, quần áo, tơ sợi, giầy thể thao, hoá chất.
Bảng II-12: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Thái Lan
(Đơn vị : Triệu USD)
Tên hàng
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
1
Thiết bị điện và phụ tùng
168,5
165,1
168,4
43,2
2
Dầu thô
44,76
73
38,8
28,6
3
Cà phê
31
10,75
0,115
0,045
4
Thuỷ hải sản
18,4
34,53
26,87
7,6
5
Than đá
11,3
13,3
16,96
4,4
6
Hàng dệt may
1,78
3,8
5,97
2,1
7
Các hàng hoá khác
45,96
31,62
68,685
32,055
8
Tổng kim ngạch XK
321,7
332,1
325,8
118
Nguồn : Vụ CA-TBD Bộ thương mại
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Thái Lan
Thiết bị điện và phụ tùng:
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
Kim ngạch (Tr.USD)
168,5
165,1
168,4
25,9
Tỷ trọng(%)
52,37
49,71
51,69
36,61
Kim ngạch xuất khẩu thiết bị điện và phụ tùng chiếm khoảng trên dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan hàng năm, trong đó máy vi tính và linh kiện đạt 147 triệu USD năm 1999, 181 triệu USD năm 2000, năm 2001 đạt 151 triệu, 5 tháng đầu 2002 đạt 64 triệu USD. Xuất khẩu nhóm hàng này tương đối ổn định trong 3 năm qua.
Dầu thô :
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
Kim ngạch (Tr USD)
44,76
73,0
38,8
28,6
Tỷ trọng (%)
13,91
21,98
11,91
24,23
Từ năm 1998 đến nay dầu thô đã trở thành mặt hàng xuất khẩu với kim ngạch lớn trong thương mại với Thái Lan, năm 1999 chiếm 13,91% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan, năm 2000 chiếm cao nhất 21,98%, năm 2001 là 11,91%, 5 tháng đầu năm 2002 là 24,23%. Năm 2000 kim ngạch tăng gần gấp đôi kim ngạch năm 1999 chủ yếu do giá dầu thế giới tăng cao. Năm 2001 giá trị xuất khẩu giảm 46,8% so với năm 2000 nhưng 5 tháng đầu năm 2002 tình hình xuất khẩu khả quan hơn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2001.
Cà phê:
1999
2000
2001
2002(5thđầu)
Kim ngạch (TrUSD)
31
10,75
0,115
0,045
Tỷ trọng(%)
9,64
3,24
0,035
0,038
Thái Lan được coi là thị trường xuất khẩu cà phê mới và tiềm năng, trước 1995 mặt hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ trong xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan. Năm 1996,1997 cà phê xuất khẩu sang Thái Lan đã tăng mạnh nhưng kể từ năm 2000 đến nay kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm mạnh, chủ yếu do giá xuất khẩu giảm. Do cung mặt hàng nông sản trên thế giới vượt cầu nên tạo sự cạnh tranh quyết liệt về chất lượng và giá cả. Ngoài ra, trên thực tế kế hoạch giữ lại 20% lượng cà phê xuất khẩu của các nước trong và ngoài Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) vẫ chưa phát huy tác dụng.
Thuỷ hải sản
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
Kim ngạch(TrUSD)
18,4
34,53
26,87
7,6
Tỷ trọng (%)
5,72
10,4
8,25
6,44
Hàng hải sản chủ yếu là tôm đông lạnh, mực tươi, cá chế biến. Năm 2000 giá trị xuất khẩu đạt cao nhất 34,53 tr.USD tăng 87,66% so với năm 1999 và chiếm tỷ trọng 10,4%, kể từ năm 2001 kim ngạch giảm do máy móc chế biến lạc hậu, hàng thuỷ sản xuất đi chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô cung cấp cho các nhà máy chế biến của Thái Lan. Vì vậy, Việt nam đang có nhu cầu trang bị công nghệ chế biến hiện đại để nâng cao giá trị xuất khẩu.
Hàng dệt may
1999
2000
2001
2002(5 th đầu)
Kim ngạch(Tr USD)
1,78
3,8
5,97
2,1
Tỷ trọng (%)
0,055
1,14
1,83
1,18
Tuy kim ngạch hàng dệt may có tăng trong vài năm gần đây, song tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan không lớn. Mặc dù theo các chuyên gia kinh tế, các mặt hàng dệt may của Việt Nam có sức cạnh tranh mạnh nhất là T- shirt, Polo – shirt nhưng chất lượng và giá cả không cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, nhất là với Trung Quốc.
Than đá
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
Kimngạch(Tr USD)
11,3
13,3
16,96
4,4
Tỷ trọng (%)
3,51
4,0
5,2
3,73
Giá trị xuất khẩu than đá năm 1999 đạt 11,30 triệu USD, năm 2000 đạt 13,3 triệu USD và năm 2001 đạt 16,96 triệu USD, tăng 27,8% so với năm 2000. 5 tháng đầu năm 2002 đạt 4,4 triệu USD, giảm 42% so với cùng kỳ 2001 (7,6 triệu USD). Nói chung tình hình xuất khẩu than đá tương đối ổn định, nhưng tỷ trọng không lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan cũng như trong tổng kim ngạch xuất khẩu than của Việt Nam.
3.1.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan
Từ năm 1995 đến nay Việt nam luôn nhập siêu trong buôn bán với Thái Lan. Kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan của Việt Nam không ngừng tăng lên: năm 1995 nhập siêu 422,97 triệu USD; năm 1998 nhập siêu 378,1 triệu USD; năm 1999 nhập siêu 234,56 triệu USD); năm 2000 nhập siêu 480,84 triệu USD; năm 2001 nhập siêu 475,5 tr.USD; trong 5 tháng 2002 nhập siêu 288 triệu USD. Tính bất lợi này của cán cân thương mại có thể được giải thích: 1- Nhiều người Thái chưa biết đến hàng Việt Nam lắm; 2- Thái Lan có hơn 20 triệu dân là tầng lớp trung lưu, họ thích hàng hoá giá không quá cao, cũng không quá thấp trong khi Việt Nam chưa chú trọng đến vấn đề này; 3- Kinh tế Thái Lan chư hội đủ các yếu tố cho việc gia tăng nhập khẩu. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng đang khiến dân Thái không vay được tiền để mở rộng đầu tư và buôn bán; 4- Đồng tiền Việt Nam thường cao giá hơn đồng Baht khiến cho hàng hoá Việt Nam không cạnh tranh về giá so với hàng hoá cùng loại của Thái Lan.
Về cơ cấu hàng nhập khẩu thì nhóm máy móc, thiết bị; ôtô, xe máy chiếm phần lớn. Điều này phản ánh đúng định hướng nhập khẩu của Việt Nam. Nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng chiếm kim ngạch lớn, chủ yếu là: Phân bón, xăng dầu, sắt thép, xi măng.... là những loại hàng hóa mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Ngoài ra còn có một số hàng hoá khác như: sản phẩm nhựa, sản phẩm cao su, hoá chất...
Bảng II –13 : Cơ cấu nhập khẩu từ Thái Lan của Việt Nam.
(Đơn vị : Triệu USD )
Mặt hàng
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
1
Xe máy và phụ tùng
93,2
132,0
67,1
13,4
2
Xăng, dầu
33,0
100,9
73,4
14,6
3
Sắt ,thép và sản phẩm của sắt thép
39,8
56,9
62,2
18,8
4
Hoá chất
31,8
34,3
40,8
15,8
5
Máy móc và thiết bị
18,5
34,4
38,2
12,0
6
Xi măng
2,9
4,1
19,9
9,9
7
Các hàng hoá khác
337,06
450,34
499,7
321,5
8
Tổng kim ngạch NK
556,26
812,94
801,3
406,0
Nguồn: Vụ CATBD Bộ thưong mại.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan của Việt Nam
Xe máy và phụ tùng
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
Kim ngạch (Tr USD)
93,2
132,0
67,1
13,4
Tỷ trọng (%)
16,75
16,24
8,37
3,3
Bảng trên cho thấy nhập khẩu nhóm xe máy và phụ tùng có xu hướng giảm từ năm 2001 đó là do doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc và một phần đã tự sản xuất được trong nước.
Xăng, dầu
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
Kim ngạch (Tr USD)
33,0
100,9
73,4
14,6
Tỷ trọng (%)
5,93
12,41
9,16
3,6
Việt Nam do trình độ kỹ thuật chưa cao nên mặc dù có trữ lượng dầu mỏ cao nhưng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô và nhập khẩu xăng, dầu tinh chế vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2000 chiếm 12,41% tăng gần 2,5 lần so với năm 1999 (5,93%), từ năm 2001 kim ngạch giảm, đạt 73,4 tr.USD chiếm 9,16%; 5 tháng đầu năm 2002 đạt 14,6 tr.USD chiếm 3,6%.
Sắt, thép
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
Kim ngạch (Tr USD)
39,8
56,9
62,2
18,8
Tỷ trọng (%)
7,15
7,0
7,76
4,63
Hàng năm nhu cầu nhập khẩu sắt, thép chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước. Nhập khẩu sắt, thép từ Thái Lan tương đối ổn định trong những năm gần đây, tỷ trọng chiếm trên dưói 7%.
Hoá chất
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
Kim ngạch (Tr USD)
31,8
34,3
40,8
15,8
Tỷ trọng (%)
5,71
4,22
5,1
3,9
Bảng trên cho thấy kim ngạch nhập khẩu hoá chất trong mấy năm qua tương đối ổn định, năm 1999 đạt 31,8 tr USD chiếm 5,71% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan; năm 2000 đạt 34,3 tr USD chiếm 4,22% ; năm 2001 đạt 40,8 tr USD tăng 18,95% so với năm 2000 và chiếm 5,1%; 5 tháng đầu năm 2002 kim ngạch đạt 15,8 tr USD chiếm 3,9%.
Máy móc thiết bị
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
Kim ngạch (Tr USD)
18,5
34,4
38,2
12,0
Tỷ trọng (%)
3,33
4,23
4,77
2,96
Hiện nay, máy móc thiết bị của Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Vì vậy, để chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng chế biến thì việc nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến là rất cần thiết. Nhập khẩu máy móc thiết bị từ Thái Lan vừa đáp ứng được yêu cầu trên mà giá cả lại hợp lý, do đó nhập khẩu mặt hàng này trong mấy năm gần đây cũng tương đối ổn định. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2000 đạt 34,4 tr USD tăng gần gấp đôi năm 1999 chiếm 4,23%; năm 2001 đạt 38,2 tr USD tăng 11% năm 2000, chiếm 4,77%; 5 tháng đầu năm 2002 đạt 12 tr USD chiếm 2,96%.
Xi măng
1999
2000
2001
2002(5th đầu)
Kim ngạch Tr USD)
2,9
4,1
19,9
9,9
Tỷ trọng (%)
0,052
0,05
2,48
2,44
Sản lượng xi măng sản xuất trong nước lớn nhưng cầu xi măng phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng vượt cung nên hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu mặt hàng này. Kim ngạch nhập khẩu xi măng từ Thái Lan năm 2001 tăng nhanh, tăng gấp gần 7 lần năm 1999 và hơn 4 lần năm 2000. Tuy nhiên tỷ trọng chiếm trong kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan rất nhỏ, năm 1999 là 0,052%; năm 2000 là 0,05%; năm 2001 là 2,48%; 5 tháng đầu năm 2002 là 2,44%.
Nhìn chung, chủng loại hàng hoá VN xuất sang Thái Lan khá đa dạng, hàng hoá Việt Nam đã tìm được chỗ đứng trên thị trường Thái Lan, đặc biệt là mặt hàng cà phê, thuỷ sản, dầu thô ... Hàng Thái Lan xuất sang thị trường Việt Nam cũng nhiều chủng loại và được người tiêu dùng Việt Nam ưu thích gồm: ôtô, xe máy các loại, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón các loại... Trong đó xe máy và phụ tùng chiếm tỷ trọng cao nhất.
3.2. Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam
Về số dự án đầu tư : Năm 1987, Việt Nam ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam -luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là hết sức cởi mở của Việt Nam và liên tiếp các điều chỉnh và sửa đổi từ đó đến nay theo hướng ngày càng mở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ sau đó 4 năm, năm 1991 những công ty liên doanh đầu tiên giữa Thái Lan và Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động và tính đến 15/7/2002, Thái Lan có 105 dự án ở Việt Nam với vốn đầu tư là 1,052 tỷ USD đứng thứ 11 trong tổng số của 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Con số này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của các nhà đầu tư Thái Lan.
Về hình thức đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam: Phổ biến nhất là hình thức liên doanh với 60 dự án, tiếp đến là hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài với 30 dự án và cuối cùng là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ 60 dự án dưới hình thức xí nghiệp liên doanh có tổng số vốn đăng ký là 850 triệu chiếm 81,5% tổng số vốn đầu tư là 1,15 tỷ USD. Trong số này có một số dự án với mức vốn cam kết cao so với các dự án khác của Thái Lan, trên 40 triệu USD như: Công ty phát triển KCN Long Bình (46,072 triệu USD) Công ty TNHH S.A.S - CTAMD (42,775 triệu USD), Công ty Liên doanh sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy (40,235 triệu USD)....
+ Khoảng 30 dự án thuộc hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, với 192.3 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 18,4% tổng số vốn đầu tư. Trong đó, có hai dự án trong lĩnh vực ngân hàng tài chính (30 triệu USD ), 11 dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm (78.725 triệuUSD) còn lại là các dự án trong lĩnh vực khác (83,575 triệu USD). Đầu tư Thái Lan tập trung đầu tư với hình thức liên doanh, các dự án dưới hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 18,4% tổng số vốn đăng ký. Như vậy, các nhà đầu tư Thái Lan quá thận trọng, chưa mạnh dạn đầu tư vào các dự án lớn với hình thức 100% vốn nước ngoài tại Việt nam (trừ dự án khách sạn Mellia ở phố Lý Thường Kiệt- Hà nội).
Về quy mô vốn đầu tư của từng dự án: Tính bình quân các dự án này khoảng 13,3 triệu USD/1 dự án, so với các nước đầu tư trong khu vực vào Việt Nam thì mức đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam cũng ở mức tương đối cao. Thái Lan hiện có 6 dự án trên 40 triệu USD, 23 dự án trên 15 triệu USD. Điều này cho thấy các nhà đầu tư của Thái Lan đã và đang có xu hướng làm ăn lâu dài trên thị trường Việt Nam.
Về cơ cấu đầu tư theo địa phương: Hầu hết các nhà đầu tư của Thái đầu tư tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ngoài ra còn có một số tỉnh khác như Quảng ninh, Vũng tàu, Hà tây, Đà nẵng.
Về lĩnh vực đầu tư: Các dự án đầu tư của Thái Lan tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:
+Công nghiệp chế biến ( chế biến nông, hải sản, sản xuất thức ăn gia súc, khai thác đá quý, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng ).
+ Khách sạn, du lịch.
+ Dịch vụ ngân hàng.
3 lĩnh vực này chiếm phần lớn vốn đầu tư vào Việt Nam với 67 dự án với số vốn là 838,5 triệu USD.
Bảng II- 14: Đầu tư trực tiếp của Thái Lan phân theo lĩnh vực.
(Đơn vị:Triệu USD)
Lĩnh vực đầu tư
Số dự án
Vốn đăng ký
Tỷ trọng(%)
1
Công nghiệp chế biến (chế biến nông, hải sản, sản xuất NVLxây dựng, khai thác đá quý).
43
487,3
46,7
2
Khách sạn, du lịch
17
256,2
24,5
3
Dịch vụ ngân hàng.
7
95
9,1
4
Các ngành khác.
11
204,5
19,6
Tổng số
78
1.043
100
Nguồn:Vụ CA-TBD Bộ Thương mại .
Sau đây là một số lĩnh vực đầu tư chủ yêú của Thái Lan vào Việt Nam.
Ngành công nghiệp chế biến.
Các nhà đầu tư của Thái Lan đã đầu tư 43 dự án thuộc ngành này vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư là 487,3 triệu USD, chiếm 46,7% trong tổng số vốn đầu tư của Thái Lan (1,043 tỷ USD) vào Việt Nam. Điều này cho thấy các nhà đầu tư Thái Lan đã biết tận dụng điểm mạnh của ngành công nghiệp chế biến non trẻ của Việt Nam.
Dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến là đầu tư chế biến nông hải sản với 21 dự án và số vốn đầu tư là 287 triệu USD chiếm 58,8% trong tổng số vốn đầu tư của ngành này. Trong đó có dự án của Công ty CHAROEN POKIHAND VIETNAM (sản xuất thức ăn gia súc) với số vốn là 30 triệu USD công ty này được cấp giấy phép hoạt động 10/6/1996, công ty PROSER MASTER GROUP-DANANG với số vốn 17,9 triệu USD.... Đây là những dự án lớn trong ngành này.
Tiếp đến là sản xuất nguyên vật liệu xây dựng với 17 dự án và vốn đầu tư là 170 triệu USD, chiếm 34,9% trong tổng vốn của ngành. Cuối cùng là khai thác đá quý với 5 dự án chiếm 6,2% trong tổng vốn của ngành và đạt 30,3 triệu USD.
Như vậy ta thấy, ngành công nghiệp chế biến là thế mạnh của Thái Lan.
Bảng II-15: Đầu tư của Thái Lan trong ngành công nghiệp chế biến.
(Đơn vị: Triệu USD)
Lĩnh vực đầu tư
Số dự án
Vốn đầu tư
Chế biến nông, hải sản
21
287
2. Sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
17
170
3. Khai thác đá quý
5
30,3
Tổng
43
487,3
Nguồn:Vụ CA-TBD Bộ Thương mại
Ngành khách sạn và du lịch.
Đây là ngành có số dự án cũng như vốn đầu tư lớn thứ hai của các nhà đầu tư Thái Lan vào Việt Nam. Số dự án của ngành này là 17 với số vốn là 256,2 triệu USD. Đây là ngành có tỷ suất lợi nhuận tương đối lớn và thời gian thu hồi vốn nhanh, nhất là tiềm năng du lịch của Việt Nam là rất lớn, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng của ngành du lịch lại chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế do đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Thái Lan đầu tư mạnh vào ngành này. Tuy nhiên, số vốn đầu tư của Thái Lan vào ngành này còn hơi thấp so với tiềm năng vốn của Thái Lan.Dự án đầu tư lớn nhất của Thái Lan trong lĩnh vực này là dự án xây dựng khách sạn S.A.S CTAMAD- Hà Nội với số vốn đầu tư 42,775 triệu USD, vốn pháp định là 22,629 triệu USD được cấp giấy phép ngày 25/10/1994. Dự án sân golf Đồng Mô với số vốn 21,875 triệu USD với số vốn pháp định 21,875 triệu USD được cấp giấy phép năm 1993 v.v...
Ngành dịch vụ ngân hàng.
Có hai dự án trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với tổng vốn là 30 triệu USD. Các ngân hàng này hoạt động dưới hình thức cho vay các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và các hoạt động thanh toán quốc tế khác.
Từ sự phân tích trên, thì cơ cấu đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đã phản ánh đúng cách đánh giá lợi thế và sự lựa chọn hướng đầu tư của các nhà kinh doanh Thái Lan đối với Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam được đặc trưng bằng những dự án nhỏ và chủ yếu tập trung vào: chế biến nông, hải sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, khai thác đá quý; khách sạn và du lịch; dịch vụ ngân hàng... Không có những dự án về sản xuất công nghiệp hoặc nâng cấp hạ tầng cơ sở. Hầu hết các cạnh tranh của Thái Lan đầu tư vốn vào Việt Nam đều là những công ty nhỏ với số vốn đầu tư nhỏ.
Đa số dự án đầu tư của Thái Lan có xu hướng tận dụng nguồn lao động dồi dào và rẻ của Việt Nam (chế biến và dịch vụ khách sạn, du lịch). Một số dự án hướng vào việc tạo địa bàn cho hoạt động kinh doanh lâu dài và có hiệu quả (tài chính, ngân hàng). Về cơ bản, cơ cấu các dự án đầu tư của Thái Lan cũng phù hợp với định hướng gọi vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam có tác động tạo công ăn việc làm cho người lao động và khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có của Việt Nam.
Thái Lan hiện chưa có dự án đầu tư vào những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại và có khối lượng vốn lớn. Có thể giải thích điều này bằng các lý do sau đây:
Thứ nhất, bản thân nền kinh tế Thái Lan cũng đang có nhu cầu đầu tư phát triển lớn, đặc biệt là cho các ngành công nghiệp hiện đại.
Thứ hai, trình độ công nghệ kỹ thuật, khả năng quản lý... giữa Việt Nam và Thái Lan không cách biệt nhau nhiều.
Thứ ba, môi trường đầu tư của Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế (cơ sơ hạ tầng yếu kém, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh...).
Như vậy, ta nhận thấy rằng kỹ thuật bậc cao là một nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế. Do đó, cho đến lúc này đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam chỉ có tác dụng đối với sự tăng trưởng kinh tế mà không có tác động đối với việc tăng cường hiệu quả kinh tế và cạnh tranh kinh tế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay của Việt Nam thì việc sử dụng những công nghệ thích hợp để ngày càng tăng nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy sự chuyển giao công nghệ theo kiểu “đàn sếu bay” từ Thái Lan (và các nước ASEAN nói chung) sang Việt Nam cũng có tác dụng tích cực và cần được khuyến khích. Tất nhiên đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam còn nhiều vấn đề cần tiếp tục tính toán cho phù hợp với quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan đang ngày càng tăng trưởng.
Nhìn chung, hiện nay cả Việt Nam và Thái Lan đang tích cực tham gia vào AFTA, Thái Lan sẽ hoàn thành lộ trình tham gia AFTA vào năm 2003 còn Việt Nam sẽ hoàn thành lộ trình tham gia AFTA vào năm 2005. Cả hai nước đều có những điểm mạnh trong quan hệ thương mại. Chẳng hạn Việt Nam là một thị trường hấp dẫn bởi sự ổn định chính trị, sự phong phú về tài nguyên và lao động, vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư và kinh doanh tương đối cởi mở, thị trường nội địa gần 80 triệu dân với sức mua ngày càng gia tăng theo đà tăng trưởng kinh tế. Còn Thái Lan đang được tự do hoá nhiều hơn so với trước đây.Thái Lan đang tiếp tục cải cách thuế bắt đầu từ năm 1995. Các biện pháp tiến hành từ đầu năm 1995 cho phép giảm mức thuế tối đa từ 100% xuống còn 30% đối với phần lớn các mặt hàng. Từ tháng 1/1996, Bộ tài chính Thái Lan đã công bố thực hiện giảm thuế cho 5524 mặt hàng nông phẩm chưa chế biến với mức giảm tối đa là 25%. Thái Lan cũng sẽ giảm bớt các thủ tục thu thuế và áp d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan he kinh te thuong mai Viet Nam-Thai Lan,thuc trang va .doc