Trên tuyến biên giới Việt - Trung: Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại với các phương thức, thủ đoạn nói trên song tính chất ngày càng phức tạp tinh vi, nghiêm trọng hơn là tình hình buôn lậu có tổ chức, đường dây nhằm chống lại việc ngăn chặn bắt giữ xử lý của các cơ quan chức năng. Lợi dụng đặc điểm biên giới đất liền, địa hình hiểm trở, có nhiều đường đi lối lại qua biên giới. Bọn đầu nậu dùng thủ đoạn thuê người mang vác với số đông, thâm hiểm hơn là bắt những người này phải nộp tiền đặt cọc số hàng được thuê làm "cửu vạn", nếu để mất sẽ phải đền hoặc cùng chịu trách nhiệm về số hàng đó. Từ đó gắn lợi ích, thậm chí cả cuộc sống của người làm thuê với số hàng hoá của bọn đầu nậu, gây ra tình hình căng thẳng, quyết liệt giữa lực lượng chống buôn lậu với buôn lậu, do phải đối đầu với số đông những người mang vác thuê hàng hoá, vì vậy trên tuyến biên giới luôn xảy ra các vụ tổ chức chống người thi hành công vụ để dành dật cướp lại hàng hoá.
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyển giao công nghệ sinh học. Ngoài ra phải tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động thực vật chặt chẽ hơn nữa tránh sau bệnh dịch hại xâm nhập gây ảnh hưởng tới vật nuôi, cây trồng, bảo vệ được sản xuất nông nghiệp nước ta.
2.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Nghiên cứu cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung cho thấy hàng hoá máy móc, thiết bị, hoá chất, các phương tiện vận tải công nghệ phục vụ cho một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu chiếm 30 % giá trị hàng hoá nhập khẩu. Nhóm hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu khá phong phú, đa dạng, có qui mô khác nhau, từ một vài bộ đến các lô với hàng loạt máy móc, thiết bị; từ thiết bị lẻ đến thiết bị toàn bộ. Những nhóm hàng có qui mô lớn trong thời gian qua là máy móc nông nghiệp và chế biến lâm sản, nông sản; thiết bị cho sản xuất xi măng lò đứng, máy móc cho ngành dệt; thiết bị máy móc sản xuất phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ, có trình độ công nghệ chưa phải là tiên tiến và có ý nghĩa lâu dài, việc sử dụng chỉ mang tính chất tình thế. Tuy nhiên công nghệ nào cũng có một thời kỳ phục vụ tích cực nhất định, phù hợp với trình và hoàn cảnh trong một giai đoạn phát triển nhất định. Những thiết bị máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc kể trên đã có một khoảng thời gian 5 - 10 năm phục vụ tích cực cho sản xuất công nghiệp, phù hợp với ngành chế biến công nghiệp mới xây dựng ở nước ta.
2.3. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới.
Giao thông vận tải ở các tỉnh biên giới phía bắc phần lớn là giao thông dường bộ, đặc biệt là các tỉnh phía Tây Bắc. Hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai có thêm đường sắt, Quảng Ninh có thêm đường biển, song số luợng ít, chất lượng chưa cao. Từ ngày mở cửa biên giới, Bộ giao thông vận tải đã phối hợp cùng với các địa phương cải tạo, nâng cấp nhiều đoạn đường, tuyến đường tới các cửa khẩu chính như đoạn Tiên Yên - Móng Cái dài trên 90 Km trên quốc lộ 18; Tuyến đường Lộc Bình - Chi Ma dài 18 Km; đoạn nối quốc lộ 4A tới cửa khẩu Tân Thanh; tuyến Mã Phủ - Sóc Giang; nâng cấp và sửa chữa các các đoạn đường trên quốc lộ 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 70; khôi phục và khai thông hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế quan trọng là Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường, Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh. Đồng thời với việc xây dựng các tuyến đường chính trên, ta đã và đang xây dựng thêm 3 vành đai giao thông dọc theo biên giới. Ngoài ra để giúp đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền núi, nhà nước ta đã có chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa, đầu tư xây dựng 6 loại công trình là: điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt; với các xã biên giới được đầu tư thêm xây dựng chợ. Ta đã cùng với Trung Quốc xây dựng được một số cầu tại các cửa khẩu Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai. Nhìn chung, các tuyến đường ra cửa khẩu, đến các xã biên giới đã được cải thiện một bước, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc.
Về thông tin liên lạc, từ năm 1990 trở về trước, mạng bưu chính viễn thông của 6 tỉnh biên giới phía Bắc còn rất lạc hậu. Từ năm 1991 đến nay cùng với việc mở rộng đường điện báo, khôi phục đường điện thoại giữa Hà Nội và Bắc Kinh, ngành bưu đã từng bước hiện đại hoá mạng thông tin từ Trung ương xuống 6 tỉnh với 39 huyện biên giới. Ngành bưu điện đã đưa kỹ thuật vi tính vào quản lý bưu chính và phát hành báo chí, các dịch vụ điện thoại, điện báo, FAX đều đã được số hoá; dịch vụ chuyển phát nhanh EMS và chuyển tiền nhanh trong phạm vi 24 - 48 giờ được mở rộng đến các thị xã. Dịch vụ bưu chính - viễn thông đã rải khắp các cửa khẩu và chợ đường biên.
2.4. Mở rộng hoạt động du lịch.
Những năm qua, cùng với sự phát triển của giao lưu hàng hoá, ngành du lịch 6 tỉnh miền núi biên giới phía bắc có nhiều tiến bộ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho các tỉnh miến núi phía bắc nhiều cảnh quan và điểm du lịch tuyệt vời. Đặc biệt Vịnh Hạ Long là một trong những di sản tự nhiên của thế giới, là nơi vô cùng hấp dẫn khách du lịch các tỉnh biên giới phía Nam và các tỉnh lục địa Trung Quốc không có biển, ngoài ra còn có Sa Pa cũng là nơi có danh lam thắng cảnh đẹp, có khí hậu mát mẻ vào mùa hè. ở những nơi này còn là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc có những phong tục tập quán, lễ hội mang bản sắc văn hoá phong phú đa dạng. Có thể nói các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc.
Từ sau khi hai nước thiết lập lại quan hệ, khách du lịch giữa hai nước và nước thứ ba đã tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo của Tổng Cục du lịch, thời kỳ năm 1992 đến năm 1996 bình quân số khách tăng mỗi năm 30% đến 40%. Năm 1996 số khách du lịch vào Việt Nam qua biên giới Việt - Trung đạt tới 375 nghìn lượt người, năm 1999 đã tăng lên 460 nghìn người. Tại các thị xã có cửa khẩu, cả nhà nước và tư nhân đã xây dựng hàng trăm nhà nghỉ, khách sạn. Riêng tại Quảng Ninh đã có 156 khách sạn với hơn 3000 phòng nghỉ. ỏ 6 tỉnh biên giới hiện có trên 40 đơn vị kinh doanh lữ hành, sự phát triển của du lịch không những tăng thêm thu nhập quốc dân mà còn góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận cư dân vùng biên giới. Hoạt động du lịch đã góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, tạo điều kiện cho nhân dân hai bên qua lại thăm thân, trao đổi có những tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế đối ngoại.
2.5. Góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế và thúc đẩy sự ra đời một số trung tâm kinh tế quan trọng.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế vùng biên giới khá mạnh dưới sự tác động của giao lưu kinh tế, thương mại, cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, ngân hàng, vận tải, bưu điện..., kích thích các ngành sản xuất phát triển theo hướng thị trường, tăng nhanh các sản phẩm công nghiệp, nông lâm nghiệp phục vụ cho xuất khẩu.
Sự phát triển thương mại qua biên giới cùng với sự phát triển của phân công lao động và thương mại nội địa tạo nên những điểm đầu mối quan trọng về luồng hàng hoá, tiền tệ và giao thông. Có thể thấy trong từng tiểu vùng, từng tỉnh, từng huyện đều có những điểm nổi lên làm trung tâm kinh tế vùng.
Xét trên toàn tuyến biên giới phía Bắc , ở qui mô lớn có thể thấy ở các thị trấn Đồng Đăng( Lạng Sơn ), Móng Cái( Quảng Ninh ), thị xã Lào Cai( tỉnh Lào Cai) và Tà Lùng ( tỉnh Cao Bằng ). Những trung tâm này là những điểm nút, qui tụ các luồng chảy của hàng hoá trong vùng thông qua hệ thống 512 chợ lớn nhỏ của các tỉnh miền núi, mặt khác, là đầu mối giao lưu hàng hoá của các tỉnh khác trong cả nước với Trung Quốc và ngược lại. Vai trò của các trung tâm kinh tế này cũng dần thay đổi theo tình hình thương mại giữa hai nước. Trong thời kỳ đầu, phương thức buôn bán tại các trung tâm này chủ yếu là môi giới, chắp nối các mối hàng mua bán giữa phía Việt Nam và Trung Quốc để hưởng phần chênh lệch . Sau đó nhiều hộ đầu tư vốn tự mua hàng và bán hàng với số lượng lớn và trực tiếp, chủ động xây dựng các mối quan hệ bạn hàng với cả hai phía Trung Quốc và các tỉnh nội địa của Việt Nam. Gần đây, qui mô thương mại phát triển lớn hơn đã kéo theo các ngành dịch vụ như kho chứa, đổi tiền, ăn uống, chế biến, bảo quản... cùng phát triển. Hiện nay các trung tâm kinh tế ở các tỉnh biên giới đã và đang áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt của kinh tế cửa khẩu, đây là một trong những thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế của các tỉnh vùng núi phía Bắc.
2.6. Cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc.
Các cửa khẩu biên giới phía bắc có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng đối với giao lưu kinh tế. Buôn bán qua biên giới đã giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, tăng tỷ lệ trung bình và giàu ở các thị xã, thị trấn khu vực cửa khẩu. Qua phân tích số liệu thống kê cho thấy GDP thu nhập bình quân đầu người năm 1995 tăng hơn 2 lần so với năm 1990, tỷ lệ tăng GDP trong các giai đoạn từ năm 1990 đến 2001 khá ổn định. Đời sống của nhân dân các tỉnh vùng biên giới được cải thiện rõ rệt, diện mạo các tỉnh biên giới ngày một sáng sủa hơn.
Bảng 5 : GDP bình quân đầu người ( USD ) năm 1990 - 2001
STT
Tỉnh\Năm
1990
1993
1996
1999
2001
1
Lạng Sơn
95,6
127,9
236,0
406
496
2
Quảng Ninh
144,3
207,4
380,0
530
619
3
Lào Cai
72,7
109,3
225,0
375
445
4
Cao Bằng
64,5
72,8
150,0
229
310
5
Lai Châu
79,6
103,7
205,0
315
412
6
Hà Giang
69,8
77,2
145,0
235
327
Nguồn: Tổng Cục thống kê ( Niên giám thống kê các năm )
Mỗi năm, thông qua hoạt động giao lưu thương mại Việt - Trung, ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã có thêm hàng vạn lao động có việc làm và hàng ngàn lao động từ các vùng khác đến làm ăn; nhiều nhà trên các trục đường giao thông, trên các địa điểm giao lưu được sửa sang và xây dựng mới. Chỉ sau mấy năm các cửa khẩu được xây dựng mới khang trang như cửa khẩu Móng Cái( Quảng Ninh), Đồng Đăng( Lạng Sơn ), Lào Cai ( Lào Cai ).
Nhờ có mở cửa, giao lưu kinh tế - thương mại nhiều tỉnh vùng biên giới đang hình thành những trung tâm giao lưu kinh tế lớn. Hệ thống chợ vùng biên phát triển phong phú, đa dạng, cơ sở hạ tầng được nâng cấp sửa chữa, đời sống văn hoá tinh thần được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi được cải thiện, đổi mới.
III. Những hạn chế và tiêu cực nảy sinh.
Mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công to lớn, góp phần nhất định đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế vùng biên giới. Tuy nhiên, trong quá trình mở cửa giao lưu thương mại giữa hai nước đã xuất hiện một số những vấn đề phức tạp hạn chế làm ảnh hưởng chung đến ổn định và phát triển kinh tế.
1. Nạn buôn lậu và gian lận thương mại.
1.1. Tình hình buôn lậu.
Sau một thời gian quan hệ hai nước bị gián đoạn, từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương cho phép nhân dân cư trú ở khu vực biên giới được qua lại thăm thân, trao đổi hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng(1991) tiến tới từng bước bình thường hoá quan hệ, đến nay quan hệ về chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa hai nước đã và đang phát triển tốt đẹp. Đặc biệt quan hệ kinh tế thương mại đạt được nhiều kết quả thiết thực. Kinh doanh xuất nhập khẩu giữa các tổ chức doanh nghiệp hai nước ngày càng phát triển về quy mô và chiều sâu. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm 2002 đạt trên 3 tỷ USD và ngày càng gia tăng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung, đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện, cơ sở hạ tầng phát triển, dân trí được nâng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi với miền đồng bằng…
Tuy nhiên cùng với sự phát triển quan hệ giao lưu, buôn bán kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư giữa hai nước, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở tuyến biên giới phía Bắc ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Do đặc điểm địa lý vừa có đường biên giới đất liền kéo dài vừa có vùng lãnh hải tiếp giáp rộng lớn, ngoài các cửa khẩu quốc tế còn có hàng chục cửa khẩu tiểu ngạch và hàng trăm đường đi lối lại dọc tuyến biên giới, thuận tiện cho việc mang vác, vận chuyển hàng hoá nhập lậu qua biên giới làm cho tình hình quản lý an ninh khu vực biên giới, kiểm soát chống buôn lậu hết sức khó khăn, phức tạp.
Hàng lậu từ Trung Quốc luồn lách qua các đường tiểu ngạch biên giới vào các tỉnh biên giới rồi được vận chuyển trên đủ loại phương tiện từ xe máy, ôtô, tầu hoả, tàu, thuyền trên sông, trên biển đổ về các tụ điểm chứa chấp tiêu thụ là trung tâm các tỉnh, thành phố. Cơ chế thị trường tự phân chia lợi ích theo từng cung đoạn, hình thành những đường dây buôn lậu có tổ chức, quy mô lớn, nhỏ theo chuyên ngành mặt hàng. Hàng lậu rất đa dạng từ ôtô, xe gắn máy, đồ điện tử, điện lạnh, xe đạp, linh kiện phụ tùng các loại đến vải vóc, quần áo may sẵn, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ uống các loại, vật liệu xây dựng đủ loại, đồ gia dụng…các loại văn hoá phẩm như băng đĩa hình, đồ chơi trẻ em ảnh hưởng đến giáo dục nhân cách, thậm chí cả từ tăm tre, đũa mộc… những mặt hàng mà trong nước đủ sức sản xuất được với chất lượng tốt, giá rẻ.
Hàng xuất lậu thường là đồng, niken, động vật hoang giã, quý hiếm, lâm sản, gạo…
Hàng Trung Quốc nhập lậu có mặt khắp nơi từ thành phố đến thị xã, từ miền núi đến đồng bằng; khi tăng, khi giảm, giá rẻ; bị ngăn chặn nơi này thì xuất hiện ở nơi khác, với nhiều thủ đoạn mánh khoé tinh vi, lực lượng tham gia buôn lậu khá đông đảo, thậm chí nhiều nơi người lớn - trẻ em bỏ sản xuất, bỏ học hành để tham gia buôn lậu hoặc vận chuyển hàng hoá qua biên giới, tiếp tay cho buôn lậu.
Hàng lậu đi ngay qua cửa khẩu có ngành chức năng quản lý cũng khá nhiều. Bọn buôn lậu dùng mọi thủ đoạn để lừa dối, móc ngoặc thông đồng với những phần tử tiêu cực biến chất trong các lực lượng chống buôn lậu, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế chính sách, lợi dụng sự yếu kém, thiếu hiểu biết về kiến thức thương phẩm, phân loại hàng hoá… của người thi hành công vụ, lợi dụng hàng hoá cồng kềnh che đậy, giấu diếm lẫn lộn với hàng nhập khẩu hợp pháp, lợi dụng thời tiết, thời điểm gây sự ùn tắc ở các cửa khẩu để dồn ép tâm lý hạn chế sự kiểm tra chặt chẽ ở cửa khẩu biên giới để thông quan nhanh chóng. Gia công thêm những bộ phận để che giấu hàng lậu trên các phương tiện vận tải như khoang, hòm, thùng xe hai đáy...
Trên tuyến biên giới Việt - Trung: Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại với các phương thức, thủ đoạn nói trên song tính chất ngày càng phức tạp tinh vi, nghiêm trọng hơn là tình hình buôn lậu có tổ chức, đường dây nhằm chống lại việc ngăn chặn bắt giữ xử lý của các cơ quan chức năng. Lợi dụng đặc điểm biên giới đất liền, địa hình hiểm trở, có nhiều đường đi lối lại qua biên giới. Bọn đầu nậu dùng thủ đoạn thuê người mang vác với số đông, thâm hiểm hơn là bắt những người này phải nộp tiền đặt cọc số hàng được thuê làm "cửu vạn", nếu để mất sẽ phải đền hoặc cùng chịu trách nhiệm về số hàng đó. Từ đó gắn lợi ích, thậm chí cả cuộc sống của người làm thuê với số hàng hoá của bọn đầu nậu, gây ra tình hình căng thẳng, quyết liệt giữa lực lượng chống buôn lậu với buôn lậu, do phải đối đầu với số đông những người mang vác thuê hàng hoá, vì vậy trên tuyến biên giới luôn xảy ra các vụ tổ chức chống người thi hành công vụ để dành dật cướp lại hàng hoá. Hàng năm có hàng chục vụ chống người thi hành công vụ, thậm chí gây thương tích cho người thi hành công vụ, điển hình như vụ 200 người tổ chức hành hung cướp lại hàng bị bắt giữ ngày 14/12/2000 tại Trà Cổ - Quảng Ninh, làm 2 cán bộ Hải quan bị trọng thương, vụ tổ chức gây lộn hành hung tại trụ sở Hải quan cửa khẩu Cốc Nam - Lạng Sơn tháng 2/2001 sau khi bị bắt giữ hàng; nhiều vụ dùng hung khí như dao, mã tấu, gậy gộc chống trả lực lượng chống buôn lậu, gây thương tích cho một số cán bộ lực lượng Hải quan, Biên phòng ở biên giới tỉnh Lào Cai. Gần đây nhất là vụ chống người thi hành công vụ khi lực lượng Công an bắt giữ hàng lậu tại Hang dơi - Lạng Sơn, vụ dùng dao chém cán bộ khi bị phát hiện nhập lậu hàng qua sông biên giới ngày 30/10/2002 ở Lào Cai… đó là chưa kể các vụ cướp hàng, vứt hàng trên các tầu thuyền trên biển khi bị lực lượng chống buôn lậu phát hiện bắt giữ. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 853 Trung ương, từ tháng 10/1997 đến tháng 6/1999, các ngành Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng đã phát hiện được 136.725 vụ, trị giá 1.424,7 tỷ đồng, gồm các mặt hàng thuốc phiện 926kg, hêroin 48,7kg, cần sa 358kg, thuốc gây nghiện 81.166 ống, moocphin 0,42kg, thuốc lá ngoại 11,4 triệu bao, ruợu 26 nghìn chai, vàng 9,15kg, xe máy 2.034 chiếc, xe đạp 6.113 chiếc, đá quý 46,6kg, băng đĩa có nội dung xấu 70.281 cái và một số lượng lớn hàng hoá khác. Trong đó có tới 60% số vụ phát hiện xử lý ở biên giới phía Bắc, nhiều ổ nhóm đường dây buôn lậu lớn bị phát hiện như vụ buôn lậu tại "Hang dơi" Lạng Sơn (7/2002)… Chỉ riêng ngành Hải quan, trong năm 2000 đã phát hiện xử lý 6.463 vụ buôn lậu và gian lận thương mại, năm 2001 bắt giữ 8.603 vụ (tăng hơn 2000 vụ), trị giá ước tính 173,5 tỷ đồng và một số hàng hoá chưa xác định được trị giá; trong đó xử lý hình sự 44 vụ (tăng 18 vụ so với năm 2000), trong đó chủ yếu ở tuyến biên giới phía Bắc. Trong số hàng hoá thu giữ đáng chú ý có 7,3kg thuốc phiện, 2,6kg hêroin, 0,213kg Amphetamin, 48.446 viên ma tuý tổng hợp, 1.112 ống thuốc tân dược gây nghiện, 1,5kg thuốc kích dục, 153kg thuốc nổ, 1.265 ấn phẩm đồi truỵ… 6 tháng đầu năm 2002 ngành Hải quan đã phát hiện và bắt giữ 3.274 vụ buôn lậu - gian lận thương mại, trị giá 67 tỷ đồng cùng nhiều hàng hoá không tính được giá trị (tăng 374 vụ so với cùng kỳ năm 2001).
1.2. Tình hình gian lận thương mại.
Gian lận về chính sách thuế: Vẫn là thủ đoạn lập hợp đồng ngoại thương giả mạo hoặc thông đồng với doanh nghiệp nước ngoài ghi giá trên hợp đồng mua bán hàng nhập khẩu thấp để trốn thuế, có mặt hàng giá nhập khẩu chỉ bằng 1/3 giá thực tế, khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại, mã số, mục đích sử dụng của hàng hoá; khai tăng định mức tiêu hao nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu để rút nguyên liệu ra tiêu thụ trốn thuế ngay tại thị trường nội địa...
Gian lận về lợi dụng các chính sách quản lý khác: Đáng chú ý nhất hiện nay là từ khi Nhà nước ban hành Luật thuế giá trị gia tăng (năm 1999), lợi dụng kẽ hở trong chính sách hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu, sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp và chế độ kiểm tra thực tế hàng hoá của Luật Hải quan, nhiều doanh nghiệp khai khống số lượng, khai tăng trị giá hàng hoá xuất khẩu, thậm chí khai tăng đến 5 lần giá thực tế hoặc quay vòng hàng xuất khẩu, cụ thể hàng đã làm thục tục xuất khẩu qua biên giới sau đó thuê "cửu vạn" đưa hàng trở lại để làm thủ tục xuất tới hai ba lần để lấy xác nhận thực xuất với số lượng, trị giá nhiều để được hoàn thuế giá trị gia tăng nhiều, rút ruột ngân sách nhà nước. Nếu năm 1999 cơ quan chức năng mới phát hiện 3 vụ thì năm 2000 đã phát hiện 17 vụ, năm 2001 phát hiện 64 vụ, từ đầu năm 2002 đến tháng 10/2002 phát hiện 147 vụ vi phạm với tổng số tiền lừa đảo chiếm đoạt 480 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Đây là loại tội phạm hoạt động có tính tổ chức cao, móc nối, cấu kết với nhau chặt chẽ, mua chuộc một số cán bộ cơ quan nhà nước như Hải quan, Thuế và doanh nghiệp nhà nước thoá hoá biến chất tiếp tay cho chúng. Vì vậy không chỉ doanh nghiệp tư nhân mà nhiều vụ doanh nghiệp nhà nước cũng trực tiếp tham gia trong lĩnh vực gian lận lừa đảo này. Đây thực sự là bọn "đạo chích" khoác áo doanh nghiệp.
Với tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng phức tạp, với những phương thức, thủ đoạn trắng trợn tinh vi, bất chất pháp luật, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên phạm vi cả nước nói chung đặc biệt là tuyến biên giới phía bắc nói riêng đang là mặt trận đấu tranh không kém phần quyết liệt, thậm chí có lúc phải hy sinh xương máu.
Về gian lận thương mại nổi lên tình hình khai khống số lượng, trị giá hàng nông sản sản xuất khẩu để lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2002 đã phát hiện 147 vụ vi phạm với số tiền chiếm đoạt 480 tỷ đồng, xử lý hình sự 46 vụ. Tình trạng gian lận phổ biến vẫn là khai man giá hàng, khai sai chủng loại để trốn thuế hàng xuất nhập khẩu.
Có thể nói, thành công lớn nhất trong đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở biên giới phía Bắc trong thời gian qua là đã giúp cho một số ngành sản xuất trong nước (trong đó có cả các doanh nghiệp đầu tư nươc ngoài) đứng vững và có cơ hội để phát triển như ngành sản xuất xe máy, xe đạp, vật liệu xây dựng, đường kính, bia, bánh kẹo, thuốc lá… đã có thời gian dài bị đình đốn bởi sự "xâm lược" của hàng nhập lậu, nhưng trong những năm gần đây đã phục hồi sản xuất, đổi mới công nghệ, đủ sức cạnh tranh, mức tiêu thụ sản phẩm tăng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Nhờ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại được đẩy mạnh đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu, tăng thu ngân sách nhà nước. Năm 1998 thu thuế xuất nhập khẩu vượt 1000 tỷ đồng so với chỉ tiêu kế hoạch và liên tục từ năm 1998 đến năm 2001 số thu từ thuế hàng xuất nhập khẩu đều vượt chỉ tiêu kế hoạch nhà nước. Riêng các tỉnh biên giới phía Bắc hàng năm đều vượt từ 20 đến 30% kế hoạch được giao.
2. Những tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc, đã và đang thu hút nhiều đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ. Những đối tượng này chưa được tổ chức và quản lý chặt chẽ nên dẫn tới tình trạng lôn xộn, non yếu trong làm ăn buôn bán với đối tác nước ngoài dẫn đến tình trạng bị ép giá gây thiệt hại về kinh tế và khó khăn trong công tác quản lý. Nhiều tổ chức cá nhân, kể cả doanh nghiệp nhà nước do chỉ lo chạy theo lợi nhuận trước mắt đã tham gia vào buôn lậu và gian lận thương mại không những gây hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế mà còn gây hậu quả về mặt văn hoá - xã hội. Đây là yếu tố làm gia tăng khoảng cách giầu nghèo, gây bất bình đẳng trong xã hội giữa những người sản xuất kinh doanh chấp hành pháp luật nhà nước, với những kẻ làm ăn phi pháp, làm giầu bất chính, bất chấp kỷ cương pháp luật của nhà nước. Một số thương nhân đánh mất khuynh hướng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, chỉ mải mê làm giầu thông qua buôn lậu và gian lận thương mại. Hiện tượng buôn lậu gia tăng đã tác động lôi cuốn một lực lượng lao động tham gia và đội quân "cửu vạn", mang vác hàng lậu qua biên giới vì lợi nhuận trước mắt. ở một số địa phương, làng, xã khu vực biên giới, số người lao động bỏ sản xuất, trẻ em bỏ học hành làm "cửu vạn", đây là đội ngũ tiếp tay bao che cho buôn lậu, coi việc mang vác, vận chuyển thuê hàng hoá nhập lậu là một nghề để sinh sống.
Hàng nhập lậu gây chèn ép hàng hoá sản xuất trong nước không tiêu thụ được, tồn đọng hàng hoá, dẫn đến đình đốn sản xuất - làm cho số người không có việc làm tăng lên, gây sức ép lớn về kinh tế và chính sách xã hội. Tệ nạn buôn lậu là một trong những nguyên nhân làm suy thoái đạo đức xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá dân tộc. Những kẻ buôn lậu vì lợi nhuận bất chính không từ một thủ đoạn nào, bất chấp đạo lý, chạy theo đồng tiền, làm nảy sinh các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma tuý, mại dâm… ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, làm cho nhiều kẻ bị tha hoá đạo đức. Không những thế, buôn lậu bao giờ cũng phải tìm cách móc nối, mua chuộc dẫn đến tiêu cực, tham nhũng, làm tha hoá một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền của Nhà nước, thậm chí ngay trong lực lượng làm nhiệm vụ chống buôn lậu. Những bài học lớn quá rõ ràng và đau xót như: Vụ án Vũ Xuân Trường, Tân Trường Sanh, gần đây nhất là một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước thông qua hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu… Do bị sự cám dỗ của đồng tiền mà bọn gian thương và số cán bộ nhà nước này đã móc nối với nhau, hình thành những đường dây buôn lậu, gian lận thương mại phức tạp, tiếp tay cho hàng hoá nhập lậu chảy vào thị trường nước ta, reo rắc cả "cái chết trắng" cho xã hội, gian lận để chiếm dụng ngân sách nhà nước... Đồng thời lợi dụng vị trí, quyền lực được nhà nước giao phó để cấu kết, tiếp tay, bao che cho buôn lậu và gian lận thương mại. Vì thế trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu, chúng ta xác định đối tượng đấu tranh là bọn đầu sỏ, đầu nậu, nhưng cũng không lơ là bỏ qua những đối tượng tiếp sức nguy hiểm này, để ngăn chặn bảo vệ nội bộ, đồng thời xử lý nghiêm minh những hành vi tiếp tay, bao che, bảo kê cho buôn lậu theo tinh thần chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Hàng nhập lậu không chỉ là hàng hoá tiêu dùng, trong đó còn có nhiều loại tài liệu, văn hoá phẩm độc hại như tài liệu ấn phẩm, sách báo, băng đĩa hình đồi truỵ phi văn hoá, phi đạo đức… mà bọn phần tử xấu tìm cách tuồn vào nước ta, nhằm tuyên truyền lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền, ca ngợi lối sống phương tây, với âm mưu thay đổi bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy bọn buôn lậu triệt để lợi dụng chủ trương chính sách mở cửa, hội nhập để tăng cường chống phá ta trên mặt trận văn hoá, tư tưởng. Cho nên tác hại của buôn lậu không chỉ là thuần tuý về kinh tế, mà nó còn gây hậu quả về văn hoá - xã hội, xâm hại đạo đức, văn hoá truyền thống của dân tộc. Đó cũng là lý do Nhà nước phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức chống lại văn hoá ngoại lai, phản động, đồi truỵ, chống các tệ nạn xã hội… nhằm xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến - đậm đà bản sắc dân tộc mà nghị quyết của Đảng đã đề ra.
3. Về vấn đề quản lý ngoại hối trong thanh toán.
Như đã trình bày ở trên, để mở rộng và thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và chống rủi ro trong công tác thanh toán, ngày 26-5-1993 Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân Hàng nhân dân Trung Quốc đã ký kết Hiệp định thanh toán và hợp tác, trong đó khuyến cáo việc thực hiện thanh toán theo thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, do mậu dịch biên giới có tính đặc thù, nên mặc dù ngành Ngân Hàng hai nước đã có rất nhiều cố gắng, nhưng việc thanh toán trong xuất nhập khẩu Việt - Trung qua Ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất nhập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVsua1.doc