MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Quan hệ kinh tế quốc tế và chính sách quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1
I. Quan hệ kinh tế quốc tế 1
1. Khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế 1
2. Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế 2
II. Quá trình phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế 3
III. Cơ sở của quan hệ kinh tế quốc tế 9
IV. Chính sách của Việt Nam về quan hệ kinh tế quốc tế 11
1. Chủ trương của Đảng về quan hệ kinh tế quốc tế 11
1.1 Mục tiêu của quan hệ kinh tế quốc tế 11
1.2 Những quan điểm chỉ đạo 12
1.3 Chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại thời kì 2001 - 2010 13
2. Những kết quả đạt được trong quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và trong quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc nói riêng 15
Chương II: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 1992 – 2003 18
I. Khái quát chung 18
II. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 20
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc 20
2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc 26
2.1 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc 26
2.1 Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc 29
III. Quan hệ đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 32
1. Khái quát chung 32
2. Lĩnh vực đầu tư 36
3. Địa bàn đầu tư 37
4. Hình thức đầu tư 40
IV. Các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác 44
1. Viện trợ không hoàn lại 44
2. Tín dụng ưu đãi 47
3. Xuất khẩu lao động 48
V. Đánh giá quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc 51
1. Đánh giá tổng quát 51
1.1 Về phía Việt Nam 51
1.2 Về phía Hàn Quốc 53
2. Những điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc 54
3. Những hạn chế, khó khăn và một số vấn đề cấp bách đặt ra cho quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc 56
Chương III. Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 60
I. Định hướng phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới 60
II. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc 63
1. Giải pháp về môi trường, thể chế 63
2. Giải pháp cho quan hệ thương mại 65
2.1 Tăng cường sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam 65
2.2 Xây dựng phương thức bán hàng hiệu quả 67
2.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 68
3. Giải pháp cho quan hệ đầu tư 71
3.1 Xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn, mềm dẻo 71
3.2 Phát triển cơ sở hạ tầng 73
3.3 Cải cách thủ tục hành chính 74
3.4 Nâng cao trình độ của các doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện liên doanh, liên kết có hiệu quả 75
4. Giải pháp cho quan hệ xuất khẩu lao động 76
4.1 Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách 77
4.2 Chuẩn bị nguồn lao động xuất khẩu 77
4.3 Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu 78
Kết luận
Tài liệu tham khảo
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam–Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
999
21
163,51
16,02
9,80
2000
16
42,13
18,45
43,79
2001
71
99,2
70,15
70,7
2002
150
267,29
137,99
51,63
9/2003
121
191,21
93,75
49,03
Tổng cộng
588
4.034,83
2.109,45
-
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2003
Trong quan hệ đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc thời gian qua, cũng còn mắc phải một số khó khăn, thiếu sót. Từ cuối năm 1997 đến nay do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, một số dự án của Hàn Quốc tại Việt Nam đã phải ngừng, giãn tiến độ hoặc giảm quy mô đầu tư. Samsung Vina Synthetics sản xuất sợi vải tại Đồng Nai (vốn đăng kí 192 triệu USD), liên doanh sản xuất xi măng Hải Long tại Quảng Ninh (vốn đăng kí 192 triệu USD), công ty Kolon Việt Nam 100% vốn đăng kí của Hàn Quốc trị giá 147,86 triệu USD là những ví dụ điển hình. Một số dự án khác của Hàn Quốc tuy đã hoạt động nhưng lâm vào tình trạng khó khăn, ách tắc, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn, văn phòng cho thuế do cung vượt cầu như liên doanh Festival - Sea Young, khách sạn Hà Nội Inter, làng quốc tế Hướng Dương - Hải Phòng, Han Nam Group, liên doanh DeaDong miền đông… Ngoài ra còn phải kể đến các vụ tranh chấp, phản ứng lao động tập thể, đình công xảy ra trong một số công ty có vốn đầu tư của Hàn Quốc, nhất là trong ngành may mặc những năm 1997, 1998. Điều này có lẽ trước hết là do sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, lề lối và phong cách làm việc, thiếu hiểu biết về văn hoá của nhau. Những xung đột trên đã được giải quyết kịp thời và điều đáng mừng là càng về sau càng ít xảy ra.
2. Lĩnh vực đầu tư
Trong giai đoạn đầu, các nhà đầu tư Hàn Quốc thường tập trung vào các ngành công nghệ, thu hút nhiều lao động như các ngành dệt may, da giày, túi xách… với quy mô vốn đầu tư nhỏ. Nhưng từ năm 1998 đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc sang Việt Nam đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Hàn Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn như điện tử dân dụng, bưu chính viễn thông, sản xuất ôtô, đóng tàu, chế tạo cơ khí… trong khi đó Singapore, Đài Loan chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận nhanh như du lịch khách sạn, nhà hàng. Điều này không phải chỉ do Hàn Quốc rất có thế mạnh trên các lĩnh vực đó mà còn bởi Hàn Quốc thực sự muốn giúp đỡ Việt Nam trong phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam theo ngành
Số TT
Các ngành
Tỷ lệ dự án (%)
Tỷ lệ vốn (%)
1
Công nghiệp
78,78%
56,0
2
Xây dựng cơ sở hạ tầng
8,2
28,0
3
Khu chế xuất khu công nghiệp
1,5
4,38
4
Dầu khí
1,01
3,8
5
Giao thông, vận tải, bưu chính
3,87
2,8
6
Văn hoá, y tế, giáo dục
3,3
2,74
7
Nông, lâm nghiệp
10,7
1,06
8
Tài chính, ngân hàng
1,01
0,63
9
Các lĩnh vực khác
0,51
0,6
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư 2003
Lĩnh vực công nghiệp là lĩnh vực chiếm tỷ trọng đáng kể trong đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam. Cho đến nay số dự án đầu tư được cấp phép trong ngành công nghiệp nhẹ chiếm đến 51,28% số dự án và 33,6% số vốn đầu tư; ngành công nghiệp nặng chiếm 27,5% số dự án. Cũng trong lĩnh vực này Hàn quốc có 3 dự án công nghiệp dầu khí với số vốn đầu tư là 194.000.000 USD và 4 dự án công nghiệp thực phẩm với tổng vốn là 10.800.000 USD. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc trong lĩnh vực này đã tạo tổng doanh thu 3.194.645.000 USD, xuất khẩu 12.800.000 USD và thu hút 60.400 lao động. Các lĩnh vực đầu tư khác như xây dựng căn hộ và toà nhà văn phòng, khách sạn, xây dựng giao thông và thông tin viễn thông cũng thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn.
Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc sang Việt Nam cho thấy nước bạn đã đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế nước ta. Điều này thật sự có ý nghĩa trong việc giúp Việt Nam tập trung nâng cao năng lực ngành công nghiệp, góp phần làm thay đổi cơ cầu kinh tế của Việt Nam theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp/ tổng sản lượng quốc dân. Ngoài ra, cơ cấu đầu tư này còn giúp Việt Nam tận dụng lợi thế so sánh là nguồn lao động rẻ, tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập cho người lao động. Về phía Hàn Quốc, cách thức đầu tư này là đáp ứng nhu cầu chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc, tận dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻ và nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có của Việt Nam.
3. Địa bàn đầu tư
Trong những năm đầu, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tập trung chủ yếu ở phía Nam do lợi thế có địa hình đất đai rộng rãi, cơ sở hạ tầng tốt và nguồn lao động dồi dào. Thời gian gần đây, để tạo sự đồng đều vốn đầu tư giữa các vùng chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các tỉnh nhỏ, vùng sâu, vùng xa trong cả nước. Tuy nhiên, đến nay số dự án đầu tư của Hàn Quốc ở các tỉnh phía Nam vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Mặc dù các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá làm ăn với người miền Bắc có độ tin cậy cao hơn, tiền công rẻ hơn nhưng thị trường miền Nam năng động hơn, tác phong làm việc của người dân nơi đây công nghiệp hơn. Tính đến năm 2003 đã có 21 tỉnh, thành phố trong cả nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc trong đó các tỉnh miền Nam chiếm tới 82,4% tổng số dự án, tương đương 62,3% tổng vốn đầu tư. Đứng đầu là Tp. Hồ Chí Minh chiếm 182 dự án với số vốn 853.223 triệu USD, Bình Dương 92 dự án (174,151 triệu USD), Đồng Nai 105 dự án (967,046 triệu USD). Trong khi đó các tỉnh phía Bắc chỉ thu hút được 97 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.311,012 triệu USD, trong đó Hà Nội chiếm 97 dự án với số vốn 1.005,611 triệu USD, Hải Phòng chiếm 30 dự án với số vốn 229,516 triệu USD. Như vậy mặc dù Hà Nội thua Tp. Hồ Chí Minh về số dự án nhưng lại hơn Tp này 152,338 triệu USD tổng vốn đầu tư. Điều này là do phần lớn những dự án đầu tư tại Hà Nội đều tập trung những ngành công nghiệp có kĩ thuật cao, đòi hỏi vốn lớn như công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất ôtô, bưu điện…
Đầu tư của Hàn Quốc phân bố theo tỉnh, thành phố
TT
Tỉnh, thành phố
Số dự án
Tỷ lệ
(%)
Tổng vốn đầu tư (USD)
Tỷ lệ
(%)
1
Hà nội
97
16,49
1.005.611
24,92
2
Đồng Nai
105
17,86
967.046
23,97
3
T.p Hồ Chí Minh
182
30,95
853.223
21,15
4
Quảng Ninh
5
0,85
250.000
6,19
5
Hải Phòng
30
5,10
229.516
5,69
6
Bình Dương
92
15,48
174.151
4,32
7
Khánh Hoà
6
1,02
167.287
4,15
8
Phú Thọ
2
0,34
152.766
3,79
9
Biên Hoà
1
0,17
84.000
2,08
10
Bà rịa-Vũng Tàu
10
1,70
35.390
0,88
11
Hưng Yên
3
0,51
23.400
0,58
12
Long An
7
1,19
22.126
0,55
13
Tây ninh
5
0,85
15.136
0,38
14
Lai Châu
6
1,02
12.710
0,32
15
Đà nẵng
8
1,36
8.297
0,21
16
Lâm đồng
7
1,19
7.530
0,19
17
Hà Tây
3
0,52
5.080
0,13
18
Ninh Bình
4
0,58
5.000
0,12
19
Vĩnh Long
12
2,04
2.800
0,07
20
Cần Thơ
2
0,34
2.250
0,05
21
Thái Bình
1
0,17
1.501
0,04
Tổng cộng
588
100
4.034.830
100
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư 2003
Một số tỉnh, thành phố khác do chưa phát triển kinh tế nhưng cũng có rải rác từ 1 đến 10 dự án đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc như Lai Châu, Phú Thọ, Tây Ninh, Vĩnh Long… Có thể nói cũng như phần lớn những nhà đầu tư khác vào Việt Nam, sự phân bố đầu tư của Hàn Quốc là chưa đồng đều, vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn. Như vậy, chính phủ Việt Nam cần có những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và khuyến khích đầu tư hơn nữa để góp phần cải thiện tình trạng này.
4. Hình thức đầu tư
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam chỉ dưới 3 hình thức là liên doanh, 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc và hợp đồng hợp tác kinh doanh, còn hình thức BTO, BOT, BT thì chưa có dự án nào. Tuy nhiên trong số 3 hình thức kể trên, phần lớn các dự án đầu tư của Hàn Quốc từ trước đến nay là theo hình thức 100% vốn của Hàn Quốc. Số lượng các dự án này không chỉ do đăng kí ban đầu mà phần nữa là do sự dịch chuyển từ hình thức liên doanh sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Điều này cho thấy các nhà đầu tư Hàn Quốc muốn thông qua vị trí áp đảo về vốn để nắm giữ quyền điều hành trong các dự án đầu tư. Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cho đến nay, số dự án đầu tư 100% vốn của Hàn Quốc là 127 dự án, chiếm 55,22%; vốn đầu tư 1.021,12 triệu USD chiếm 29,73%, hình thức liên doanh có 96 dự án chiếm 41,74%, vốn đầu tư 2.271,56 triệu USD chiếm 29,73%. Chỉ có 7 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với số vốn 142,32 triệu USD chiếm 4,14% trong các lĩnh vực thăm dò dầu khí, sản xuất bàn chải đánh răng xuất khẩu, hợp đồng sản xuất các sản phẩm composite, hợp đồng quảng cáo tại sân bay Nội Bài, Hà nội, hợp đồng phát triển mạng viễn thông nội hạt Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương. Như vậy, nếu như hình thức 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc chiếm vị trí chủ yếu về số dự án thì hình thức liên doanh lại thu hút được nhiều vốn hơn. Điều đó là do trong khi các dự án liên doanh phần lớn đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử, xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn thì các dự án 100% vốn Hàn Quốc lại thường tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, xây dựng văn phòng cho thuê với số vốn đầu tư ít hơn.
Đáng chú ý là gần một nửa tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam là của 7 tập đoàn kinh tế lớn Samsung, Daewoo, Công ty xây dựng công nghiệp nặng của Hàn Quốc, tập đoàn quốc tế Kumho, Kolon, Hyundai và tập đoàn LG. Riêng Daewoo là tập đoàn đầu tư lớn nhất với số vốn đăng kí trị giá hơn 700 triệu USD. Có thể kể đến một số dự án có quy mô vốn lớn như Công ty TNHH Đèn hình Orion-Hanel với tổng vốn đầu tư là 229,384 triệu USD là một trong 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Bộ Thương Mại xét thưởng xuất khẩu, Công ty liên doanh Kumho Saigon với tổng vốn đầu tư là 223 triệu USD, khách sạn Daeha với tổng số vốn đầu tư là 117,4 triệu USD là khách sạn lớn nhất Việt Nam và được xếp vào hàng 60 khách sạn hàng đầu Châu á, Công ty máy tàu biển Hyundai-Vinaship với tổng số vốn đầu tư là 167,287 triệu USD. Như vậy có 9 công ty có vốn đầu tư trên 100 triệu USD, 8 công ty có vốn đầu tư từ 50 đến 95 triệu USD và 18 công ty có số vốn đầu tư từ 20 đến 45 triệu USD. Các dự án do các nhà đầu tư Hàn Quốc thực hiện tương đối nhanh, nhiều dự án lớn đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào sản xuất kinh doanh.
Danh sách 35 Công ty FDI Hàn Quốc có tổng vốn thực hiện trên 20 triệu USD
Đơn vị: nghìn USD
TT
Công ty
Địa phương
Lĩnh vực
Tổng vốn
đầu tư
1
Cty TNHH Đèn hình Orion – Hanel
Hà nội
Điện tử
229.384
2
Cty ld Kumho Saigon
TP HCM
Khách sạn, Vp
223.000
3
Xí nghiệp Samsung Vina Synthetics Inc
Đồng Nai
Dệt
192.692
4
Cty Daeha
Hà nội
Khách sạn
177.400
5
Cty máy tàu biển Hyundai – Vinashin
Khánh Hoà
Đóng tàu
167.287
6
Cty Daewoo – Hanel
Hà nội
Khu công nghiệp
152.000
7
Cty CN Kolon Việt Nam
Đồng Nai
Sợi
147.860
8
Cty V.tải Hanoi-Daewoo
Hà nội
V.tải hàng hoá
134.286
9
Hợp đồng hợp tác kinh doanh mạng viễn thông HP-HH-QN
Hà nội
Bưu điện
120.000
10
Cty liên doanh trung tâm thương mại quốc tế
TP HCM
Khách sạn, Vp
91.941
11
Korea Nation.Oil Corp
Biên Hoà
Dầu khí
84.000
12
Cty Pangrim Yoochang Việt Nam
Phú Thọ
Dệt
79.067
13
Cty TNHH Pangrim Vietex
Phú Thọ
Nhuộm
73.690
14
Cty ld cao ốc văn phòng Quang Trung Lê Lợi
TP HCM
Khách sạn, Vp
59.911
15
Cty dệt Choognam Việt Nam
Đồng Nai
Dệt
58.000
16
Cty thép VSC-Posco
Hải Phòng
Thép sản phẩm
56.120
17
Cty Hyosung Việt Nam
Đồng Nai
Dệt
52.500
18
Cty điện tử Partsnic-Hanel electronic
Hà nội
Điện tử
52.000
19
Cty TNHH Tae Kwang Vina Industrial
Đồng Nai
Giầy thể thao
41.000
20
Cty Hwaseung Vina
Đồng Nai
Giầy thể thao
39.500
21
Cty TNHH Tongkook
Đồng Nai
Dệt
38.000
22
Cty điện tử Samsung Vina
TP HCM
Điện tử
36.541
23
Cty TNHH Chnag Shin Việt Nam
Đồng Nai
Giầy thể thao
33.000
24
Cty liên doanh ôtô Việt Nam – Daewoo
Hà nội
Ôtô
32.229
25
Cty dệt Kolon Việt Nam
Đồng Nai
Dệt
31.460
26
Cty TNHH Samyang Việt Nam
TP HCM
Giầy thể thao
30.000
27
Cty kết cấu thép Poslilama
Đồng Nai
Thép sản phẩm
28.800
28
Cty liên doanh làng quốc tế Hướng Dương LG – HảI PHòNG
Hải Phòng
Khách sạn, Vp
27.500
29
Cty CN nặng Hàn-Việt
Hải Phòng
Thép sản phẩm
25.700
30
Cty TNHH phát triển Giảng Võ
Hà nội
Khách sạn, Vp
24.000
31
Cty S.Y.Vina
Đồng Nai
Nhuộm
23.700
32
Cty liên doanh cáp điện LG-Vina
Hải Phòng
Cáp điện
23.000
33
Cty liên doanh ống thép Sài Gòn
Đồng Nai
Thép sản phẩm
22.491
34
Cty linh kiện điện tử Daewoo Việt Nam
Bình Dương
Điện tử
21.624
35
Cty liên doanh Daedong Miền Đông
TP HCM
Khách sạn
21.360
Nguồn: Vụ Châu á Thái Bình Dương - Bộ Thương Mại 2003
IV. Các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác
1. Viện trợ không hoàn lại
Mặc dù Hàn Quốc chưa nằm trong hàng ngũ các nước công nghiệp phát triển nhưng đã luôn dành cho Việt Nam khoản ODA đáng kể. Trong giai đoạn 1992 - 2003, chính phủ Hàn Quốc đã cung cấp 36,558 triệu USD viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, xã hội, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, gửi chuyên gia, thanh niên tình nguyện sang công tác tại Việt Nam và tiếp nhận học viên Việt Nam sang đào tạo tại Hàn Quốc. Nếu như năm 1992 Hàn Quốc mới chỉ dành cho Việt Nam 0,316 triệu USD xếp hàng thứ 11 trong tổng số 128 nước dành viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam thì chỉ một năm sau đó 1993 Hàn Quốc đã vươn lên vị trí thứ 3 trong tổng số 134 nước với số viện trợ không hoàn lại là 0,995 triệu USD. Từ năm 1994 đến 1997 với số viện trợ từ 2 triệu USD đến 3,5 triệu USD, mỗi năm Hàn Quốc luôn giữ vị trí thứ 2 trong số các quốc gia dành viện trợ cho Việt Nam. Đặc biệt vào các năm 1998, 1999 và 2001 Hàn Quốc đã dẫn đầu danh sách trong đó lớn nhất là năm 1999 với số tiền viện trợ lên đến 6,193 triệu USD. Cho đến nay Hàn Quốc vẫn luôn là quốc gia dành nhiều viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam (năm 2002 dành 4,436 triệu USD, xếp thứ 2 trong tổng số 134 quốc gia). Theo chính phủ Hàn Quốc, Việt Nam cũng là nước nhận viện trợ không hoàn lại nhiều nhất của Hàn Quốc. Hiện nay các khoản viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) quản lý. Có thể kể đến một số dự án lớn sau:
Y tế: từ năm 1995 đến nay, chính phủ Hàn Quốc đã thông qua KOICA viện trợ không hoàn lại 3 triệu USD cho 5 dự án thuộc lĩnh vực y tế tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), Bắc Bình (Bình Thuận), Đức Phổ (Quảng Ngãi), Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2000 KOICA đã viện trợ không hoàn lại một số trang thiết bị y tế trị giá 20 triệu USD - một phần của dự án phòng khám hữu nghị Việt - Hàn được viện trợ trị giá 250 triệu USD. Thông qua dự án này chính phủ Hàn Quốc viện trợ trang thiết bị cho một số bệnh viện như Sanh Pôn, phòng khám hữu nghị Việt - Hàn và còn cử chuyên gia Hàn Quốc sang làm việc tại các phòng khám. Năm 2001, 2002 Hàn Quốc có 2 dự án nâng cấp Bệnh viện Huyện Vĩnh Lộc và Bệnh viện Vĩnh Yên, mỗi dự án trị giá 0,5 triệu USD. Mới đây nhất là dự án 3 năm 2002 - 2004 xây dựng các bệnh viện tại các tỉnh miền Trung Việt Nam với tổng giá trị 3 triệu USD.
Giáo dục: Chính phủ Hàn Quốc đã viện trợ cho 2 dự án nâng cấp trường trung học công nghiệp Hà Nội và trường điện cơ Quy Nhơn, mỗi dự án 2,5 triệu USD. Ngoài ra Hàn Quốc còn dành 5 triệu USD cho dự án xây dựng trường kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc tại Nghệ An. 2 triệu USD là số tiền Hàn Quốc dành cho dự án xây dựng các trường phổ thông tại các tỉnh miền Trung năm 2001, 2002.
Xã hội: KOICA đã giúp Việt Nam xây dựng dự án làng thí điểm theo mô hình “làng mới” với số viện trợ khoảng 0,3 triệu USD . Chính phủ Việt Nam góp vốn đối ứng bằng xi măng, sắt thép và một số nguyên liệu khác.
Bên cạnh đó hàng năm chính phủ Hàn Quốc còn cử các chuyên gia sang giúp Việt Nam dạy tiếng Hàn, đào tạo giáo viên dạy nghề, huấn luyện võ Taekondo, bóng đá… đồng thời cũng tiếp nhận các học viên Việt Nam sang học tập, đào tạo tại Hàn Quốc. Đặc biệt Hàn Quốc còn dành riêng cho Việt Nam một dự án Giúp đỡ thành lập thị trường chứng khoán với tổng số tiền viện trợ là 0,6 triệu USD.
Có thể nói các khoản viện trợ trên của Hàn Quốc tuy chưa nhiều nhưng cũng đã góp phần khắc phục sự thiếu vốn và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Những con số đó càng có ý nghĩa hơn trong điều kiện Hàn Quốc chưa hoàn toàn là một nước công nghiệp phát triển và Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Những khoản viện trợ này sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng tốt đẹp hơn, sâu sắc hơn.
viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc cho Việt Nam
Năm
Giá trị (nghìn USD)
Thứ tự
1992
316
11/28
1993
995
3/134
1994
2.281
2/142
1995
3.362
2/138
1996
3.472
2/140
1997
2.662
2/138
1998
3.127
1/126
1999
6.193
1/128
2000
4.880
2/133
2001
4.814
1/138
2002
4.436
2/134
Nguồn: Vụ Châu á Thái Bình Dương - Bộ Thương Mại 2003
2. Tín dụng ưu đãi
Nếu như các khoản viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc cho Việt Nam do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) quản lý thì các khoản vay ưu đãi lại từ nguồn vốn của Quỹ hợp tác và phát triển kinh tế của Hàn Quốc (EDCF).
Chính phủ Việt Nam hiện đã ký được Hiệp Định vay 4 khoản tín dụng bằng đồng Won của Hàn Quốc tương đương 128,46 triệu USD, lấy từ nguồn vốn vay ưu đãi của EDCF của chính phủ Hàn Quốc cho 4 dự án: nâng cấp quốc lộ 18 (24 triệu USD), dự án lắp đặt đuôi hơi cho 2 tổ tuabin khí F6 của nhà máy điện Bà Rịa (50 triệu USD), xây dựng nhà máy nước Thiện Tân (26 triệu USD) và xây dựng các nhà máy sản xuất vacxin.
Từ cuối năm 1997, do đồng Won bị mất giá nên các dự án tín dụng đã cam kết đều thiếu vốn so với dự tính ban đầu, việc triển khai gặp phải một số khó khăn. Dự án nâng cấp quốc lộ 18 thiếu khoảng 7 triệu USD (chiếm 29,2%) song do phía Việt Nam kịp thời bổ sung bằng nguồn vốn trong nước nên dự án đã được triển khai đúng tiến độ. Theo một hiệp định tín dụng ký tháng 19/1995, EDCF cam kết cấp cho Việt Nam một khoản tín dụng là 19,885 tỷ Won theo tỷ giá lúc bấy giờ là 764 Won/USD thì khoản vay này tương đường 26 triệu USD cho dự án xây dựng nhà máy nước Thiện Tân. Nhưng vào cuối năm 1997 đầu 1998, do sự sụt giá của đồng Won, dự án thiếu khoảng 11 triệu USD; đồng thời do thời hạn rút vốn của dự án được quy định trong hiệp định là 42 tháng kể từ ngày ký nên đến hết tháng 4/1999 chủ dự án phía Việt Nam không được rút vốn nữa. Trong khi đó dự án mới xong phần chọn nhà thầu mà chưa triển khai thi công. Cũng do sự sụt giảm của đồng Won mà dự án lắp đặt đuôi hơi cho 2 tổ tuabin khí cũng đã thiếu khoảng 20 triệu USD so với 50 triệu USD tín dụng theo hiệp định ký ban đầu và cũng phải tạm ngừng.
Mặc dù vậy từ cuối năm 1999, sau khi khắc phục được phần nào hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, chính phủ Hàn Quốc đã cam kết bổ sung tín dụng ưu đãi cho các dự án do đồng Won bị mất giá và cấp vốn cho các dự án mới. Các dự án bị thiếu vốn do đó đã được cấp vốn bổ sung và bắt đầu đi vào triển khai. Đồng thời gần đây chính phủ Hàn Quốc đã giữ đúng cam kết ký tiếp một hiệp định cung cấp một khoản tín dụng ưu đãi bằng đồng Won tương đương 28,48 triệu USD. Số tiền này nằm trong khuôn khổ dự án sản xuất 5 loại vacxin phòng bệnh tại Hà Nội và Đà Lạt với tổng vốn đầu tư là 32,168 triệu USD.
Hiện nay Hàn Quốc là một trong số những nước cấp nhiều tín dụng ưu đãi cho Việt Nam nhất. Tính đến năm 2003 Hàn Quốc đã giành cho Việt Nam 148 triệu USD tín dụng ưu đãi vào các dự án lớn. Như vậy đối với Hàn Quốc Việt Nam vẫn luôn là một đối tác quan trọng. Hy vọng trong tương lai Hàn Quốc sẽ luôn dành cho Việt Nam những khoản tín dụng ưu đãi để có thể mở rộng và củng cố hơn nữa mối quan hệ vốn đã tốt đẹp giữa hai nước.
3. Hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động
Với Việt Nam, thị trường lao động Hàn Quốc tuy mới được xác lập chưa lâu nhưng là một thị trường lao động lớn và đầy triển vọng.
Năm 1992, lần đầu tiên Hàn Quốc tiếp nhận lao động Việt Nam đến làm việc với số lượng là 56 người thông qua hợp tác lao động được kí giữa công ty INTECO thuộc Bộ Giao thông vận tải với Hiệp hội đánh bắt hải sản xa bờ Hàn Quốc. Đây là hợp đồng lao động đầu tiên giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đánh dấu thời kì mở rộng và phát triển quan hệ lao động giữa hai nước.
Năm 1993, số lượng lao động Việt Nam đến Hàn Quốc lên tới 1352 người làm việc trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Đến năm 1994 do pháp luật của Hàn Quốc vẫn chưa cho phép nhận lao động nước ngoài vào Hàn Quốc làm việc nên chính phủ Hàn Quốc đã giao trách nhiệm cho Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFHS) làm đầu mối tiếp nhận lao động nước ngoài theo hướng tu nghiệp sinh vào lao động tu nghiệp trong các xí nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc. Cũng trong năm 1994, KFHS đã chọn 4 công ty của Việt Nam để ký hợp đồng cung ứng 4378 tu nghiệp sinh cho Hàn Quốc và sang năm 1995 là 6 công ty tu nghiệp ở các xí nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: VINACONEX (Bộ Xây dựng), LOD, TRACODI (Bộ Giao thông vận tải); OLECO (Bộ Thuỷ lợi), SOVILCO (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), SULEXCO (thuộc Uỷ ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh). 6 công ty trên đã cung ứng 5674 tu nghiệp sinh cho Hàn Quốc, nâng số người lao động Việt Nam đến Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 1995 lên 11.460 người, tăng gấp 20 lần so với thời kì đầu.
Năm 1996, ngoài 6 công ty nói trên KFHS còn chọn thêm 2 công ty để ký hợp đồng cung ứng lao động là IMS (Công ty xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật) và TRAXIMEXCO và số lao động của Việt Nam ở Hàn Quốc đã lên đến 6275 người. Năm 1997 do nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nên Hàn Quốc đã tạm dừng việc nhập khẩu lao động nước ngoài. Số lao động Việt Nam đi tu nghiệp sinh tại các xí nghiệp của Hàn Quốc do đó đã giảm mạnh, chỉ có 4375 người. Trong giai đoạn khủng hoảng 1997 - 1999 lao động đến Hàn Quốc chủ yếu để thay thế số đã hết hạn hợp đồng. Do vậy, tuy không ký thêm được hợp đồng cung ứng lao động mới nhưng số người lao động Việt Nam đến Hàn Quốc trong giai đoạn này vẫn duy trì ở một mức nhất định, năm 1998 là 3448 người, năm 1999 là 4798 người. Sang năm 2000 do kinh tế Hàn Quốc đã phần nào hồi phục nên đã có thêm 8 doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với KFHS. Cho đến nay Việt Nam đã đưa 47.000 lượt người sang làm việc tại Hàn Quốc, chiếm 30% tổng số lao động gửi đi nước ngoài.
Lao động Việt Nam ở Hàn Quốc làm đủ thứ nghề như xây dựng, cơ khí, điện tử, trang trí nội thất, đánh cá…So với thị trường mới nổi Đài Loan, người lao động vẫn thích đi Hàn Quốc hơn. Theo người lao động Việt Nam lý do là mức đóng góp vừa phải, chỉ khoảng 31 triệu USD trong khi nếu làm việc tốt, thu nhập bình quân sẽ đạt 600 - 650 USD/tháng. Hàng năm số lao động Việt Nam ở Hàn Quốc gửi về nước hàng trăm triệu USD. Đây là con số rất đáng khích lệ trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn nghèo. Sức hấp dẫn của thị trường Hàn Quốc còn ở chỗ cộng đồng người lao động Việt tại đây khá đông, có thể giúp nhau lúc khó khăn. Cũng như Đông âu trước đây, người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có thể dùng tiền mua hàng gửi về theo đường tiểu ngạch, giúp tăng thu nhập thực tế. Mặt khác, công việc ở đây khá phù hợp với tay nghề của hầu hết người lao động Việt Nam với đặc điểm nổi bật là còn phổ thông, trình độ chưa cao. ở Hàn Quốc hiện có đến 70 - 80% người lao động Việt Nam là thanh niên nông thôn. Điều này lại giúp giảm chi phí học tiếng, học nghề. Nhưng có lẽ cái được lớn nhất của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc là cơ hội nâng cao năng lực cho các đội tàu đánh bắt xa bờ trong nước khi mà nòng cốt lực lượng đánh cá xa bờ miền Trung hiện tại vốn là những lao động trưởng thành trong các đội tàu đánh cá của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, cũng có những khiếm khuyết mà nếu không kịp thời khắc phục sẽ làm mất đi lợi thế so sánh trên. Tình trạng lao động của ta đơn phương phá bỏ hợp đồng, chạy ra làm việc bất hợp pháp ở các xí nghiệp khác đã tạo dư luận xấu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam. Có tới 65% trong tổng số 20.000 lao động Việt Nam ở Hàn Quốc hiện nay bỏ hợp đồng. Theo thông lệ của Hàn Quốc tu nghiệp sinh nước nào bỏ trốn nhiều sẽ bị trừ vào quota khi có những đợt tuyển lao động mới. Đấy là chưa kể đến việc bỏ qua một số ưu tiên như 1 lao động hoàn thành hợp đồng về nước sẽ được thay 1 lao động khác. Xét về nguyên nhân bỏ việc, ngoài lí do kinh tế, điều kiện làm việc vất vả mà lương lại thấp hoặc có lương cao nhưng lại muốn cao hơn nữa còn có một số ít người quen tự do, không chịu sự quản lý. Lý do nữa khiến người lao động bỏ trốn là họ muốn bằng mọi giá kiếm được tiền để trả khoản nợ lãi suất cao họ vay trước khi đi. Mới đây chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua luật lao động mới, có sửa đổi nhiều điều trong đó vị thế của tu nghiệp sinh nước ngoài sẽ được nâng lên giống như người lao động Hàn Quốc. Họ sẽ được hưởng mọi quyền lợi như người lao động bản xứ. Hy vọng những sửa đổi này của phía Hàn Quốc kết hợp với những cải tiến trong công tác tuyển chọn, đào tạo và chuẩn bị cho người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc của Việt Nam sẽ giúp cải thiện tình hình.
ở nhiều nơi trên đất nước Hàn Quốc, lao động Việt Nam có tiếng là làm việc tốt, cần cù, thông minh và đã trở thành lao động chính, tin cậy trong các doanh nghiệp nhỏ của Hàn Quốc. Điều này cho thấy xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc không chỉ giúp tạo việc làm tăng thu nhập cho gia đình người lao động, góp phần đào tạo một đội ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B9.DOC