Khóa luận Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ CỦA BA QUỐC GIA THUỘC THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ 3

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BA NƯỚC BẮC MỸ 3

1. Đôi nét về đất nước Canada 3

1.1. Đặc điểm tự nhiên 3

1.2. Đặc điểm xã hội 4

2. Đôi nét về đất nước Hoa Kỳ 6

2.1. Đặc điểm tự nhiên 6

2.2. Đặc điểm xã hội 7

3. Đôi nét về đất nước Mê-hi-cô 9

3.1. Đặc điểm tự nhiên 9

3.2. Đặc điểm xã hội 9

II. TỒNG QUAN NỀN KINH TẾ CỦA BA NƯỚC THUỘC THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ 11

1. Tình hình kinh tế và thị trường Canada 12

1.1. Tình hình kinh tế Canada 12

1.2. Chính sách ngoại thương của Canada . 17

2. Tình hình kinh tế và thị trường Hoa Kỳ 18

2.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ 18

2.2. Chính sách thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ 24

3. Khái quát về tình hình kinh tế và thị trường Mê-hi-cô 26

3.1. Nền kinh tế Mê-hi-cô và cuộc khủng hoảng tài chính Tequila 26

3.2. Những thành tựu kinh tế của Mê-hi-cô trong thời gian qua 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA THUỘC THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ 32

I. KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM- CÁC QUỐC GIA BẮC MỸ 32

1. Những nét chính trong quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam- Canada 32

2. Những nét chính trong quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam- Hoa Kỳ 34

3. Những nét chính trong quan hệ thương mại- đầu tư Việt Nam - Mê-hi-cô 37

II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ 38

1. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Canada 38

1.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Canada 38

1.2. Cơ cấu mặt hàng buôn bán giữa Việt Nam – Canada 41

2. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 45

2.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ 45

2.2. Cơ cấu mặt hàng buôn bán giữa Việt Nam – Hoa Kỳ 48

3. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Mê-hi-cô 51

3.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Mê-hi-cô 52

3.2. Cơ cấu mặt hàng buôn bán giữa Việt Nam – Mê-hi-cô 54

III. THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ BA NƯỚC BẮC MỸ 58

1. Thực trạng quan hệ đầu tư Việt Nam – Canada 58

2. Thực trạng quan hệ đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ 63

2.1. Thực trạng quan hệ đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam 64

2.2. Thực trạng quan hệ đầu tư của Việt Nam vào Hoa Kỳ 72

3. Thực trạng quan hệ đầu tư Việt Nam – Mê-hi-cô 75

CHƯƠNG III 75

TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA BẮC MỸ 75

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC BẮC MỸ 75

1. Những mặt tích cực 76

2. Những hạn chế và nguyên nhân 77

3. Triển vọng cho quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia Bắc Mỹ 79

II. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ 81

1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước 81

1.1. Tăng cường mối quan hệ về chính trị 81

1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho sự phát triển quan hệ thương mại 82

1.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương- Tập trung hóa và 84

1.4. Cải thiện môi trường đầu tư 86

1.5. Phát triển hệ thống xúc tiến thương mại và đầu tư cấp 89

1.6. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực 92

2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp 93

2.1. Nâng cao năng lực quản lý để tạo nguồn hàng hợp lý với thị trường. 93

2.2. Nghiên cứu kỹ thị trường và hệ thống luật tại các quốc gia Bắc Mỹ 95

2.3. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư. 96

2.4. Tăng cường việc ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp 97

2.5. Phát triển đội ngũ chuyên môn trong doanh nghiệp 97

KẾT LUẬN 99

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với các quốc gia thuộc thị trường Bắc Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 2,24 5,3 3,0 Các sản phẩm khác 19,9 23,6 41,26 23,8 Tổng nhập từ Canada 84,2 100 173,6 100 Nguồn: tổng hợp từ trang web: & số liệu từ Bộ công thương, web: Một thực trạng đáng buồn là cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Canada còn quá sơ sài và ít biến đổi, do chính sách nhập khẩu của Việt Nam là tập trung nhập thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho xây dựng công nghiệp, cho sản xuất và phát triển kinh tế là trọng yếu. Có thể chia thành 2 nhóm mặt hàng cơ bản: Nhóm một là nhóm chiếm trên 70% tỷ trọng, bao gồm hàng nguyên liệu, phân bón, hóa chất cơ bản, dược phẩm… Nhóm hai là nhóm chiếm tỷ trọng còn lại bao gồm hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị, động cơ… Có thể thấy nổi lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Canada chủ yếu trong vài năm gần đây như sau: Thứ nhất là phân bón: Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp chủ yếu nên nhu cầu về phân bón là không thể thiếu. Đây là mặt hàng có kim ngạch lớn từ Canada và có tốc độ tăng tương đối nhanh. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 50.000-90.000 tấn trị giá trên dưới 10 triệu USD. Tuy vậy, kim ngạch nhập khẩu phân bón của Canada so với từ các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Nga còn thấp, phần lớn là do những bất lợi về vị trí gây ra chi phí vận chuyển tương đối lớn, làm giảm đi tính cạnh tranh của mặt hàng này. Mặt hàng thứ hai phải kể đến là máy móc thiết bị và phụ tùng. Đây là nhóm sản phẩm có tính chiến lược để tiến hành hiện đại hóa hệ thống sản xuất tại nước ta. Trong hơn một thập kỷ qua, kim ngạch mặt hàng này luôn đứng trong top 5 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Canada. Vì Canada là nước có công nghệ nguồn đạt trình độ cao của thế giới, Việt Nam cần tận dụng và phát huy hơn nữa nguồn hàng này để phục vụ cho lợi ích kinh tế của mình Bên cạnh các nhóm hàng trên, nhìn chung, cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu hàng năm của Việt Nam là không giống nhau. Vấn đề trước mắt là chúng ta cần có chiến lược nhập khẩu hợp lý, tránh tình trạng nhập lẻ tẻ, mà cần có một hệ thống khoa học và hữu dụng để tăng năng lực cạnh tranh, tận dụng tốt khả năng mà các mặt hàn nhập khẩu này mang lại cho đất nước. 2. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Kể từ khi BTA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực đến nay, Hoa Kỳ đã cắt giảm thuế suất nhập khẩu trung bình đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam từ 40% xuống còn 4%. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường to lớn của Hoa Kỳ đã được mở rộng cho hàng hóa của Việt Nam. Song song với đó, quan hệ buôn bán giữa hai nước đã tăng nhanh với kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2005 đạt 7,8 tỉ USD, tăng gấp hơn 5 lần năm 2001 (1,5 tỉ USD); năm 2006 đạt 9,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam nhập 1,1 tỷ và xuất 8,6 tỷ. 2.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ Kim ngạch xuất khẩu Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (2001-6/2007) Năm Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng (%) 2001 1.052 _ 2002 2.452,8 133 2003 3.938,6 60,6 2004 4.992 27 2005 5.930,6 18,8 2006* 8.546 44,4 1-6/2007* 4.695,4 _ Nguồn: Báo cáo của Tổng cục Hải quan 2006 & website: database(*). Chỉ hai năm sau khi BTA có hiệu lực, từ một thị trường tương đối nhỏ của hàng xuất khẩu Việt Nam, Hoa Kỳ đã vượt qua các nước khác trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng gần 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, năm 2002-2003, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt mức kỷ lục, 133% năm 2002; 60,6% năm 2003. Tuy nhiên, sự tăng trưởng xuất khẩu thần kỳ này đã chấm dứt vào năm 2003 với việc thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ cùng giới hạn của hiệp định này đối với sự tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may. Sau năm 2003, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng tương đương với xuất khẩu nói chung, khoảng 20-30%/năm. Sự gia tăng mạnh mẽ ban đầu đối với hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và sự gia tăng khiêm tốn hơn trong thời gian sau đó (2003) có thể coi phần lớn là do kết quả xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Thời kỳ 2002 và 6 tháng đầu 2003, xuất khẩu dệt may tăng rất cao, đến gần 1.800% năm 2002. Từ giữa năm 2003, tốc độ tăng trưởng chậm lại khi Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết, còn khoảng 7%-8%/năm. Sau 5 năm, kim ngạch hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng hơn 8 lần, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ hơn 1 tỷ USD năm 2001 đã tăng lên 8,5 tỷ USD năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Tính tới thời điểm tháng 6/2007, theo báo cáo của Bộ thương mại Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ đã nhập khẩu từ Việt Nam lên tới 4,7 tỷ USD- đây là con số khá lớn cho nửa năm đầu. Hiện tại, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 66 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu nhiều nhất sang Hoa Kỳ. Điều này hứa hẹn một kim ngạch xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung trong cả năm 2007- năm đầu tiên sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Kim ngạch nhập khẩu Bảng 15: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ giai đoạn 2001-6/2007 Năm Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng (%) 2001 460,8 - 2002 580 25,8 2003 1.324 128 2004 1.131,4 -14,5 2005 864,4 -23,6 2006* 1.100,2 27,3 1-6/2007* 744,7 _ Nguồn: Báo cáo của Tổng cục Hải quan 2006 & Website: (*) Một điều có thể nhận thấy rõ, đó là tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong 6 năm trở lại đây không ổn định. Trong hai năm sau khi BTA được ký kết, cũng như kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường này cũng chứng kiến một bước nhảy ấn tượng, điển hình là tốc độ gia tăng đạt 128% năm 2003. Tuy vậy, sau hai năm này, cũng giống như hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu có phần ngừng trệ, thậm chí trong hai năm liên tiếp 2004 và 2005 còn là âm hai chữ số. Một trong những nguyên do lý giải cũng xuất phát từ ảnh hưởng của Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong hai năm này, các vụ kiện phía Hoa Kỳ với các doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp nổ ra, điển hình là sự kiện cuộc chiến thương mại Catfish. Có thể nói những biến cố trên phần nào gây ảnh hưởng tới tâm lý của các doanh nghiệp trong nước trong việc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng như trong việc nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Tuy vậy, sau giai đoạn này, quan hệ về nhập khẩu của hai quốc gia đã có những bước hồi phục đáng mừng khi kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ đã tăng trở lại. Riêng 6 tháng đầu năm 2007, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (un-comtrade), Việt Nam đã nhập khẩu hơn 700 triệu USD từ Hoa Kỳ, và với tốc độ này, trong năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam có thể tăng 36% (bảng 15). Một đặc điểm nổi bật, trong 6 năm qua, Việt Nam luôn là quốc gia xuất siêu lớn sang Hoa Kỳ. Thặng dư thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tăng nhanh, từ 600 triệu USD năm 2001 lên khoảng 7,5 tỷ USD năm 2006. Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đạt mức thặng dư, tăng từ 1,2 tỷ USD năm 2001 lên 5,1 tỷ USD năm 2006, song thâm hụt thương mại nói chung của Việt Nam lại khá lớn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng đáng kể, song Việt Nam vẫn chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ . Nhìn chung, sự phát triển quan hệ thương mại của hai quốc gia trong giai đoạn này đang đi đúng hướng, nhất là khi Hoa Kỳ đã dành cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR vào tháng 12/2006 và ký kết Hiệp định khung TIFA về thương mại và đầu tư vào tháng 6/2007. 2.2. Cơ cấu mặt hàng buôn bán giữa Việt Nam – Hoa Kỳ Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Bảng 16: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (2005-2006) Mặt hàng 2005 2006 Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) Cà phê 97,54 1,6 107 1,25 Giày dép 611,05 10,3 802,8 9,4 Gỗ và sản phẩm gỗ 567 9,6 744 8,7 Hàng thủy sản 631,5 10,6 664,8 7,8 Máy móc thiết bị… 118,5 2 210,5 2,5 Sản phẩm dệt may 2.603 44 3045 35,6 Hàng hóa khác 1.299,3 19,08 2.971,9 34,75 Tổng 5.930,6 100 8.546 100 Nguồn: thống kê của người viết từ Website: – mục thông tin thị trường- mặt hàng và báo cáo của Tổng cục Hải quan 2006 Nếu như vào năm 2001, khi chưa có BTA, 78% hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ là sơ chế (chủ yếu là tôm và các sản phẩm dầu khí) thì đến năm 2003, các mặt hàng xuất khẩu chế biến đã chiếm 72% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mặt hàng này trở thành bộ phận tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm hàng chế biến xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2004-2006 và chiếm khoảng gần 1/2 tổng giá trị hàng chế biến xuất khẩu trong năm 2006. Dựa vào bảng số liệu 16, trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm, dệt may là nhóm hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam, chiếm 44% (2005); tiếp theo là giầy dép (10,3%), đồ gỗ (9,6%), thuỷ sản (10,6%). Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Hoa Kỳ trong 2 năm 2004-2005 nhưng lại không phải nhóm hàng có mức tăng trưởng nhanh nhất. Mặt hàng chế tác xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất là đồ gỗ, đạt 567 triệu USD (2005) và gần 750 triệu USD năm 2006. Mặt hàng có tỷ trọng cao thứ hai của Việt Nam là thủy sản, mà trong đó hai nhóm hàng chế biến chính là cá phi lê (chủ yếu từ cá basa và cá tra) và tôm đông lạnh đã bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá. Việc áp thuế chống bán phá giá này đã tác động tiêu cực tới xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mặc dù thuế bán phá giá làm gia tăng chi phí cho các nhà sản xuất và kinh doanh của Việt Nam, nhưng dường như nó không có tác động đáng kể đối với tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra và cá basa. Do có lợi thế cạnh tranh mạnh trong việc sản xuất các mặt hàng này, các nhà xuất khẩu đã đa dạng hoá mặt hàng, chuyển từ philê đông lạnh sang philê cá tươi có giá trị gia tăng cao hơn. Bên cạnh các mặt hàng chính đã kể trên, Việt Nam cũng bắt đầu xuất khẩu rất nhiều sản phẩm chế tạo và đạt mức tăng trưởng khá. Các mặt hàng quan trọng có kim ngạch xuất khẩu đang gia tăng, bao gồm máy xử lý số liệu, thiết bị viễn thông, hàng phục vụ du lịch… Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Xét về cơ cấu hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, nhóm máy móc thiết bị nói chung chiếm phần lớn trong kim ngạch nhập khẩu. Điều này phản ánh nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước (bảng 17). Riêng trong năm 2004, nhập khẩu nhóm hàng này đã chiếm tới 54% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Sang năm 2005, con số này có giảm, cùng với nó là sự suy giảm về tổng kim ngạch nhập khẩu nói chung của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ như đã phân tích ở trên (mục 2.1- kim ngạch nhập khẩu). Nhìn chung, cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các mặt hàng máy móc, có yêu cầu kỹ thuật cao. Bên cạnh các thiết bị điện tử tinh vi, trong thời gian gần đây, nhu cầu về các linh kiện điện tử, máy tính, phần mềm cũng tăng cao theo tốc độ thông tin và số hóa của thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng quay ấy. Ngoài ra, bên cạnh nhóm mặt hàng chế tạo trên, Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập khẩu tương đối ổn định đối với một số mặt hàng là nguyên liệu như bông, sợi, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy. Tuy nhiên, xét về tổng thể, nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ còn ở con số khá khiêm tốn, do Việt Nam luôn ở thế xuất siêu sang Hoa Kỳ trong những năm qua. Bảng 17: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2004-2005 Mặt hàng 2004 2005 Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) Bông 67,1 6 49,5 5,7 Chất dẻo nguyên liệu 49,7 4,4 60 6,9 Dầu mỡ động thực vật _ _ 252 29 Gỗ và sản phẩm gỗ 30,7 2,7 39,3 4,5 Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 616 54,4 180,6 21 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy 48 4,2 57,5 6,6 Sản phẩm hóa chất 23 1 21,14 2,4 Sữa và sản phẩm sữa 22,1 2 42 4,8 Hàng hóa khác 280,2 25,3 162,36 19,1 Tổng 1.131,4 100 864,4 100 Nguồn: tổng hợp từ Website: – mục thông tin thị trường- mặt hàng 3. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Mê-hi-cô Đã hơn 39 năm trôi qua kể từ khi hai quốc gia Việt Nam và Mê-hi-cô chính thức quan hệ ngoại giao với nhau. Tuy vậy, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia vẫn chưa phát triển như mong muốn. Cho tới năm 1994, quan hệ thương mại và đầu tư của hai nước mới được khởi động. Tổng kim ngạch buôn bán giữa hai quốc gia mới chỉ đạt 0,9 triệu USD năm 1995, con số quá khiêm tốn. Tới năm 2001, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước đã tăng gấp 50 lần, đạt gần 50 triệu USD. Tình hình xuất nhập khẩu cụ thể của Việt Nam và Mê-hi-cô sẽ được phản ánh thông qua các chỉ tiêu dưới đây: 3.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Mê-hi-cô Kim ngạch xuất khẩu Bảng 18: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-cô (1995-2006) Năm Kim ngạch (Triệu USD) Tăng trưởng (%) 1995 0,7 _ 1996 3,5 40 1997 22,4 540 1998 32,2 43,7 1999 20,1 -37,5 2000 24,2 20,4 2001 44,0 81,8 2002 60,4 37,3 2003 78,5 29,9 2004 128,0 63,05 2005 209,3 63,5 2006 250,0 19,4 Nguồn: Tổng cục thống kê: “Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới”, NXB Thống kê, Hà Nội 2006 Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-cô qua các năm đều có xu hướng tăng và tăng với tốc độ rất nhanh, mặc dù con số tuyệt đối là chưa lớn (bảng 18). Có những năm, mức tăng cao kỷ lục như năm 2004 (tăng 63,05 %) và 2005 (tăng 63,5%). Đây là tín hiệu khá lạc quan bởi thị trường Mê-hi-cô nói riêng và thị trường Mỹ Latinh nói chung còn là những đối tác khá mới mẻ với Việt Nam, hơn nữa giữa Việt Nam và các quốc gia này vẫn chưa ký kết hiệp định thương mại hay đầu tư chính thức nào. Trong cả khu vực Mỹ Latinh, Mê-hi-cô nổi lên là bạn hàng số một của Việt Nam với kim ngạch thương mại xuất khẩu nói riêng và kim ngạch thương mại nói chung luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các quốc gia khác cùng khu vực. Cụ thể vào năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-cô chỉ chiếm 1,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ Latinh, nhưng vào năm 2004, con số này đã lên tới 41,52% và hứa hẹn sẽ còn tăng tiếp trong những năm sau này. Kim ngạch nhập khẩu Bảng 19: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mê-hi-cô (1995-2006) Năm Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1995 0,2 _ 1996 2,7 1250 1997 1,5 -44,4 1998 3,3 120 1999 6,4 94,0 2000 2,5 -60,9 2001 5,7 128,0 2002 6,5 14 2003 11,2 72,3 2004 13,0 16,07 2005 15,0 15,38 2006 * 28,8 92,0 Nguồn: Tổng cục thống kê: “Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới”, NXB Thống kê, Hà Nội 2006 & web: (*) Có thể thấy rõ Việt Nam luôn là quốc gia xuất siêu sang Mê-hi-cô trong suốt giai đoạn 1995 cho tới nay. So sánh kim ngạch xuất và nhập với nhau sẽ thấy một sự chênh lệch khá lớn: giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-cô luôn xấp xỉ 10 lần giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Mê-hi-cô. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Mê-hi-cô là vô cùng nhỏ bé, chưa tương xứng với vị thế của Mê-hi-cô- quốc gia xuất khẩu lớn thứ 14 thế giới và là đối tác thương mại lớn nhất Châu Mỹ Latinh và lớn thứ 3 Châu Mỹ (chỉ sau Hoa Kỳ và Canada) của Việt Nam. Dựa vào bảng thống kê thì trong vòng 10 năm. Từ 1995 đến 2005, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mê-hi-cô tăng 75 lần từ 0,2 triệu USD lên 15 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch trung bình từ 2000 đến năm 2006 đạt gần 50%, đặc biệt năm 2003, tốc độ tăng trưởng đạt kỷ lục gần 73%. Tuy nhiên, cũng phải chú ý rằng mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu trung bình là khá cao, song lại có những năm tốc độ này đột ngột giảm xuống con số âm, cụ thể là -44% năm 1997 và -60,9% năm 2000. Điều này một lần nữa chứng tỏ quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam và Mê-hi-cô vẫn còn ở mức khởi điểm, rất nhỏ bé so với tiềm năng thực sự của hai quốc gia vốn có chung rất nhiều đặc điểm về tự nhiên cũng như xã hội này. 3.2. Cơ cấu mặt hàng buôn bán giữa Việt Nam – Mê-hi-cô Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-cô nhìn chung khá đa dạng, bao gồm trên 20 loại sản phẩm khác nhau. Mặc dù vậy, nhóm mặt hàng chính vẫn là giày dép và hàng dệt may- nhóm hàng luôn giữ vị trí độc tôn gần 70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-cô từ trước tới giờ. Do quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mê-hi-cô mới phát triển trong thời gian gần đây nên nhìn chung cơ cấu mặt hàng xuất không có nhiều thay đổi, các mặt hàng truyền thống vẫn là mặt hàng chính. Tuy vậy, trong vài năm gần đây, cũng đã xuất hiện thêm một số mặt hàng mới tương đối tiềm năng (thực phẩm đồ uống, hóa chất…). Bảng 20: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mê-hi-cô năm 2004 STT Mặt hàng Kim ngạch (nghìn USD) 1 Giày dép 69.010 2 Sản phẩm dệt may 18.785 3 Hàng thủy sản 9.969 4 Túi xách, mũ, vali 6.612 5 Hàng điện tử và linh kiện 4.269 6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 3.891 7 Cao su và sản phẩm cao su 2.594 8 Cà phê 1.537 9 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 999 10 Sản phẩm nhựa 823 11 Vải 732 12 Đồ chơi 644 13 Cao su 398 14 Sản phẩm đá, gốm sứ, thủy tinh 261 15 Gỗ và sản phẩm gỗ 220 16 Xe đạp và phụ tùng 155 17 Thuốc trừ sâu 41 18 Thực phẩm và đồ uống 19 19 Sản phẩm hóa chất 17 20 Hóa chất 5 21 Hàng hóa khác 6.494 Tổng kim ngạch xuất khẩu 127.845 Nguồn: Website: mục thông tin thị trường-mặt hàng Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mê-hi-cô là giày dép và sản phẩm dệt may với tổng giá trị lên tới 68,7% tổng kim ngạch xuất sang Mê-hi-cô. Mặt hàng giày dép: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong mấy năm qua không ngừng tăng mạnh. Trong 6 năm, từ 1998 đến 2004, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đã tăng với tốc độ trung bình 62%/năm, từ 3,8 triệu USD lên 69 triệu USD. Nhóm mặt hàng này cũng xếp ở vị trí thứ hai trong số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước Mỹ Latin trong mấy năm gần đây. Theo báo cáo của Bộ Thương Mại năm tháng 8 năm 2006 thì trong 8 tháng đầu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Mê-hi-cô đạt 84,17 triệu USD. Mặt hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu chính của ta vào khu vực Mỹ Latinh sau giày dép. Năm 2005, Việt Nam đã xuất được gần 42 triệu USD hàng dệt may vào các khu vực Mỹ Latinh, chiếm 7,83% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung vào khu vực này, riêng trong đó xuất khẩu vào Mê-hi-cô đã đạt trên 25 triệu USD, chiếm hơn 60% kim ngạch dệt may vào Mỹ Latinh của nước ta. Nguồn: dữ liệu trực tuyến, website: Ngoài hai mặt hàng xuất khẩu chủ đạo trên thì trong những năm gần đây, nhờ nỗ lực nghiên cứu thị trường, nhiều sản phẩm khác của ta cũng đã từng bước thâm nhập được vào Mê-hi-cô, trước hết là thủy sản (gần 10 triệu USD năm 2005), túi xách-mũ-vali (6.6 triệu USD), hàng điện tử (10 triệu USD) cũng vào năm 2005…Đây là sự khích lệ đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới không ngừng học hỏi và phát triển hơn nữa để đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu của mình sang thị trương đầy tiềm năng này. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Mê-hi-cô nhìn chung cũng khá đa dạng, trên dưới 20 mặt hàng thuộc nhiều chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, hai mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là bông và sợi với kim ngạch tới 68,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2004. Mê-hi-cô cũng nằm trong nhóm các quốc gia cung cấp cho Việt Nam mặt hàng bông lớn nhất, chiếm 3,7% với kim ngạch đạt 7.189 triệu USD và đứng thứ 4 sau Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Bơ-ki-na Pha-sô. Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu về máy móc thiết bị cơ sở hạ tầng củaViệt Nam là rất lớn, chính vì thế mà nhóm mặt hàng máy móc thiết bị cũng là nhóm hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này luôn chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên trong hai năm gần đây đã có xu hướng giảm dần về tốc độ tăng trưởng. Bảng 21 : Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng sang Mê-hi-cô năm 2004 STT Mặt hàng Kim ngạch (nghìn USD) 1 Bông 7.189 2 Sợi 1.761 3 Cao su 476 4 Máy móc, thiết bị, dụng cụ 413 5 Sắt thép 364 6 Thuốc trừ sâu 269 7 Sản phẩm hóa chất 186 8 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 146 9 Thực phẩm và đồ uống 103 10 Tân dược 99 11 Hóa chất 69 12 Hàng điện tử và linh kiện 52 13 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 51 14 Hàng thủy sản 46 15 Sản phẩm nhựa 45 16 Dầu mỡ động thực vật 9 17 Dây điện và dây cáp điện 1 18 Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày 1 19 Sản phẩm dệt may 0 20 Hàng hóa khác 1.698 Tổng kim ngạch 12.977 Nguồn: Website: mục thông tin thị trường- mặt hàng Tóm lại, qua phân tích trên đây có thể thấy rằng xét về khía cạnh cơ cấu hàng hóa buôn bán, tỷ trọng trao đổi các mặt hàng giữa hai quốc gia vẫn còn tương đối nhỏ lẻ do hiện tại Việt Nam chủ yếu vẫn hướng vào các thị trường ở Châu Á và Đông Nam Á. III. THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ BA NƯỚC BẮC MỸ Trong giai đoạn gần đây, quan hệ kinh tế về đầu tư của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới có bước nhảy vọt đáng kể cả về quy mô, số lượng các dự án cũng như nguồn vốn đầu tư, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Đối với thị trường Bắc Mỹ, không thể không nhận thấy những tiến bộ trong cả quan hệ thương mại lẫn đầu tư. Tuy vậy, trên thực tế, trong quan hệ đầu tư giữa Việt Nam với các quốc gia Bắc Mỹ thì quan hệ về đầu tư phát triển hơn cả với quốc gia hùng mạnh Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, quan hệ về đầu tư với Canada vẫn chưa thực sự phát triển, trong khi Việt Nam hầu như chưa có quan hệ đầu tư nào với Mê-hi-cô. Có thể mô tả mối quan hệ đầu tư của Việt Nam với các quốc gia Bắc Mỹ theo một đồ thị đi lên, trong đó quan hệ đầu tư với Mê-hi-cô là điểm thấp nhất, tiếp theo là Canada và Hoa Kỳ là đỉnh cao của đồ thị ấy. Nếu xét về các hình thức đầu tư, có thể thấy rõ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là hình thức chủ đạo, còn viện trợ phát triển chính thức (ODA) hầu như rất ít. Chính vì thế, trong khuôn khổ luận văn của mình, người viết chỉ xin đề cập tới quan hệ đầu tư trên hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước Bắc Mỹ . 1. Thực trạng quan hệ đầu tư Việt Nam – Canada Đầu tư nước ngoài là một hình thức quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam và Canada. Do điều kiện kinh tế cũng như trình độ phát triển, hiện tại Việt Nam vẫn chưa đủ năng lực để đầu tư sang Canada. Do vậy, người viết chỉ xin được đề cập đến quan hệ đầu tư một chiều từ Canada vào thị trường nước ta, mà chủ yếu là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do các hình thức đầu tư gián tiếp hiện nay vẫn chưa xuất hiện nhiều. Tính tại thời điểm tháng 10/ 2006, tổng vốn đầu tư của Canada tại Việt Nam lên tới 339.638.658 USD, giúp C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVKT032.doc
Tài liệu liên quan