LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ PHÁP - VIỆT 3
I. Khái quát về nư¬ớc Pháp 3
1. Về vị trí địa lý và dân số 3
2. Về chế độ chính trị 3
3. Về tiềm lực kinh tế 7
II. Sự cần thiết của việc phát triển quan hệ hợp tác Pháp - Việt 11
1. Về phía Pháp 11
2. Về phía Việt Nam 12
III. Quá trình phát triển quan hệ hợp tác Pháp - Việt 13
1. Giai đoạn trư¬ớc năm 1973 13
2. Giai đoạn từ năm 1973 tới nay 15
IV. Năm lĩnh vực hợp tác cần được chú trọng trong việc phát triển quan hệ hợp tác Pháp - Việt 21
CH¬ƠNG 2: QUAN HỆ TH¬ƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU T¬Ư 25
PHÁP - VIỆT
I. Thuận lợi và khó khăn của quan hệ thư¬ơng mại và đầu t¬ư 25
Pháp - Việt
1. Thuận lợi 25
2. Khó khăn 30
II. Thực trạng của quan hệ thư¬ơng mại Pháp - Việt 32
1. Kim ngạch buôn bán hai chiều 32
2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang 34
Pháp
3. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Pháp 40
III. Quan hệ đầu tư¬ trực tiếp Pháp - Việt 44
1. Hình thức đầu tư¬ 45
2. Lĩnh vực đầu tư¬ 46
3. Quy mô đầu t¬ư 49
4. Phân bổ các dự án đầu tư¬ theo địa bàn 50
IV. Viện trợ phát triển chính thức của Pháp cho Việt Nam 53
1. Các hình thức viện trợ phát triển chính thức 55
2. Tình hình viện trợ phát triển chính thức của Pháp cho Việt Nam 55
V. Đánh giá chung về quan hệ thư¬ơng mại và đầu t¬ư Pháp - Việt 58
1. Thành tựu đạt đ¬ược 58
1.1 Về th¬ương mại 58
1.2 Về đầu t¬ư 60
2. Hạn chế và nguyên nhân 61
CH¬ƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN 63
HỆ TH¬ƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU T¬Ư PHÁP - VIỆT
I. Triển vọng quan hệ thư¬ơng mại và đầu tư¬ Pháp - Việt 63
1. Định hư¬ớng phát triển quan hệ thư¬ơng mại và đầu tư¬ Pháp - 63
Việt
2. Dự báo triển vọng phát triển quan hệ thư¬ơng mại và đầu t¬ư 64
Pháp - Việt
II. Những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ thư¬ơng mại và 66
đầu t¬ư Pháp - Việt
1. Những giải pháp mang tính vĩ mô 66
1.1 Thúc đẩy quan hệ chính trị 66
1.2 Có chính sách hỗ trợ hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp 67
1.3 Có chính sách thu hút mạnh mẽ hơn nữa và nâng cao hiệu quả 68
sử dụng vốn FDI
1.4 Có chính sách thu hút mạnh mẽ hơn nữa và nâng cao hiệu quả 71
sử dụng nguồn vốn ODA
2. Những giải pháp mang tính vi mô 72
2.1 Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh xúc tiến bán hàng sang thị 72
tr¬ường Pháp
2.2 Nâng cao hiệu quả hàng nhập khẩu từ Pháp 73
2.3 Đào tạo bồi d¬ưỡng cán bộ 74
2.4 Quan hệ hợp tác chặt chẽ với Phòng th¬ương mại và công 75
nghiệp Pháp tại Việt Nam
KẾT LUẬN 77
89 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ thương mại và đầu tư Pháp – Việt thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tránh khỏi. Điều này làm cho giá thành hàng hoá tăng cao, khó cạnh tranh. Mặt khác vận chuyển hàng hoá thông thường lại không thể dùng đường hàng không vì chi phí quá đắt trong khi đó các phương thức vận chuyển khác như đường sắt thì lại không có. Đây có thể nói là một trở ngại lớn nhất trong buôn bán của hai nước Việt Pháp.
Thứ tư là, đối với phía Việt Nam, một trở ngại cũng rất lớn đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Bởi vì các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Pháp hầu hết đều trùng với các sản phẩm của các nước trên. Do đó việc tranh giành thị trường và khách hàng là không thể tránh khỏi. Chất lượng hàng hoá của Việt Nam những năm qua đã có nhiều cải thiện đáng kể, hàng trăm doanh nghiệp được nhận các chứng chỉ về quản lí chất lượng hàng hoá nhưng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn chưa được nâng lên. Vì vậy các doanh nghiệp của chúng ta cần phải nỗ lực rất nhiều để có thể chiếm lĩnh được thị trường Pháp.
Một trở ngại nữa đối với Việt Nam là Việt Nam mới bước vào nền kinh tế thị trường chưa được bao lâu, thị trường Việt Nam còn rất nhỏ bé và hàng hoá có chất lượng chưa cao. Mặt khác thị trường Pháp cũng là một thị trường tương đối khó tính. Yêu cầu về chất lượng hàng hoá của người dân Pháp khá cao so với một số nước khác. Hơn nữa hiện nay EU (trong đó có Pháp) đang có nhiều chính sách bảo hộ chặt chẽ nền nông nghiệp trong nước. Họ đặt ra nhiều hàng rào cản thương mại và phi thương mại như chính sách thuế quan nhập khẩu, chính sách kiểm dịch thực vật, các qui định về nhãn mác hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, đo lường… để hạn chế nhập khẩu từ các nước có cơ cấu sản xuất giống họ. Đây cũng là một trở ngại khá lớn đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam.
Một trở ngại khác nữa cũng cần phải kể đến là cơ cấu xuất khẩu của ta còn khá bất cập. Hiện nay chúng ta vẫn chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm, giày dép, dệt may, khoáng sản, than đá…Các sản phẩm này chủ yếu dựa vào lợi thế có sẵn của Việt Nam như tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ mạt mà các lợi thế này sẽ có lúc cạn kiệt. Do đó chúng ta cần phải có chiến lược lâu dài cho xuất khẩu. Cần phải đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao, chứa nhiều chất xám hơn nữa.
Cuối cùng phải nói đến một trở ngại luôn làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn bị kêu là rườm rà. Vì vậy cải cách thủ tục hành chính cho thông thoáng hơn là một việc làm cần thiết của Chính phủ.
II. THỰC TRẠNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI PHÁP-VIỆT
Kim ngạch buôn bán hai chiều
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, quan hệ chính trị giữa hai nước được cải thiện, thúc đẩy quan hệ hợp tác nói chung và quan hệ buôn bán nói riêng. Tuy nhiên, trao đổi hàng hoá chỉ dừng ở mức thấp và không ổn định do sức ép của các thế lực thù địch chống đối Việt Nam về vấn đề Campuchia và do chính sách cấm vận của Mỹ.
Cuối những năm 80, những năm đầu tiên của công cuộc đổi mới, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp chỉ chiếm 3-5% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vì Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đồng thời vẫn bị gây sức ép chính trị về vấn đề Campuchia.
Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết (năm 1991) trao đổi thương mại giữa hai nước đã được tăng cường.
Để hiểu rõ hơn về tình hình trao đổi thương mại giữa hai nước từ năm 1996 đến nay, chúng ta có thể xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kim ngạch thương mại Pháp - Việt từ năm 1996 đến nay.
Đơn vị: triệu USD
Năm
Tổng kim ngạch
Việt Nam xuất khẩu
Việt Nam nhập khẩu
Xuất siêu
số tuyệt đối
tốc độ tăng (%)
số tuyệt đối
tốc độ tăng (%)
số tuyệt đối
tốc độ tăng (%)
số tuyệt đối
tốc độ tăng (%)
1996
416,9
145
271,9
-126,9
1997
454,6
9,04
238,1
64,2
216,5
- 20,4
21,6
117,02
1998
507,9
11,7
307,4
29,1
200,5
- 7,4
106,9
394,9
1999
551,5
8,6
354,9
15,5
196,6
- 1,95
158,3
48,08
2000
708,8
28,5
379,8
7,02
329
67,3
50,8
- 67,9
2001
784,1
10,6
467,5
23,09
316,6
- 3,77
150,9
197,04
2002
737,9
- 5,9
438,5
- 0,62
299,4
- 5,4
139,1
- 7,82
2003
891,2
20,8
504,8
15,1
386,4
29,05
118,4
- 14,9
Nguồn: Báo cáo về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Pháp từ năm 1996 đến nay của Tổng cục Hải quan - Bộ Thương Mại
Xem xét bảng trên ta thấy, năm 1996 giá trị nhập khẩu của Việt Nam gần gấp đôi so với giá trị xuất khẩu là do nguyên nhân Việt Nam nhập thuê 8 máy bay Airbus 320 của Pháp trị giá trên 1.800 triệu FRF và do nhu cầu nhập khẩu cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Xu thế chủ đạo trong quan hệ thương mại Pháp-Việt là Việt Nam giảm đàn nhập siêu để đạt được xuất siêu từ năm 1997. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp tăng nhanh hơn nhiều so với giá trị nhập khẩu. Pháp là bạn hàng Châu Âu quan trọng của Việt Nam. Nếu tính cả 10 năm từ 1990 đến 1999, Pháp là bạn hàng Châu Âu lớn thứ hai của Việt Nam sau Đức (Đức nhập khẩu 30% tổng số hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU) nhưng trong hai năm 98 và 99 Pháp lại là bạn hàng Châu Âu lớn nhất của Việt Nam. Có được điều này là do:
Thứ nhất, Việt Nam đã thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng da-giầy, tạo nền kinh tế hướng ngoại, tận dụng tối đa hạn ngạch của EU cấp cho hàng dệt may để xuất sang Pháp là chủ yếu.
Thứ hai, tuy bị sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước Châu Á do khủng hoảng tài chính và tiền tệ, Việt Nam vẫn phát huy được những lợi thế so sánh về giá rẻ của hàng hoá so với hàng hoá các nước Châu Á khác.
Thứ ba, đối với thị trường Pháp, có thể nói là những nỗ lực trong các hoạt động xung quanh Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp đã phát huy tác dụng một cách tích cực và hiệu quả, từ việc tổ chức Diễn đàn các nhà doanh nghiệp đến việc doanh nghiệp hai nước tích cực tìm hiểu thị trường của nhau.
Trong những năm tiếp theo từ 2000 đến nay, Việt Nam đều xuất siêu với giá trị ngày càng lớn. Điều này có được là do những nỗ lực của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Số lượng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng, đồng thời chúng ta đã có được một chính sách xuất nhập khẩu thông thoáng hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa nhằm nâng cao giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp
Nhìn vào bảng dưới đây, chúng ta sẽ thấy được nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp ngày càng được đa dạng hoá, và chúng ta cũng sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân của việc này.
Bảng 2: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm 1996 đến năm 1999
Đơn vị: triệu USD
TT
Mặt hàng
1996
1997
1998
1999
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
1
Da-giầy
70,5
48,6
109,9
46,16
147,8
48,08
177,7
50,07
2
Dệt may
31,5
21,7
51,7
21,7
55,4
18
61,0
17,18
3
Cà phê-chè
9,8
6,76
22,3
9,36
29,6
9,6
37,6
10,6
4
Than đá
2,4
1,66
3,1
1,3
2,5
0,8
1,7
0,48
5
Hải sản đông lạnh
1,9
1,3
2,9
1,2
6,9
2,24
3,2
0,9
6
Các sản phẩm công nghiệp khác
16,1
11,1
27,3
11,5
43,1
14,02
48,9
13,78
7
Nông, lâm sản, thực phẩm khác
5,2
3,5
6,4
2,7
8,5
2,76
9,4
2,64
8
Các sản phẩm khác
7,6
5,38
14,5
6,08
13,6
4,5
15,4
4,35
Tổng giá trị xuất khẩu
145
100
238,1
100
307,4
100
354,9
100
Nguồn: Báo cáo tổng kết nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp 1996-1999
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng trong 4 năm từ 1996 đến 1999, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chúng ta cũng không có gì thay đổi lớn trong vòng 4 năm. Điều thay đổi là tỉ trọng của các mặt hàng trong tổng giá trị xuất khẩu.
Đầu tiên phải kể đến là mặt hàng da giầy, trong năm 1996, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này 70,5 triệu USD và chiếm 48,6% tổng giá trị xuất khẩu của cả năm. Chúng ta có thể hiểu là cũng đã có những nỗ lực của ngành da giầy cải tiến chất lượng, đẩy mạnh xuất khẩu nên giá trị xuất khẩu đã tăng lên. Nhưng sang tới năm 1997 thì giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên gấp 1,5 lần và đạt 109,9 triệu USD chiếm 46,16% tổng giá trị xuất khẩu. Sở dĩ có được điều này là do trước đây giầy dép Việt Nam xuất khẩu vào EU phải chịu sự giám sát (phải xin phép trước khi nhập khẩu), nhưng sau khi ký hiệp định Hợp tác 17/7/1995 nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Tuy giá trị xuất khẩu đã tăng lên gấp 1,5 lần so với năm 1996 nhưng tỉ trọng của mặt hàng này trong tổng giá trị xuất khẩu của năm lại giảm đi là do các mặt hàng còn lại tăng lên nhiều, do đó tổng giá trị xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể. Từ đó, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này liên tục tăng, năm 1998 là 147,8 triệu USD chiếm 48,08% tổng giá trị xuất khẩu và năm 1999 đạt 177,7 triệu USD tương đương 50,07% tổng giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu tăng lên nhiều như vậy nhưng tỉ trọng vẫn tăng không đáng kể là do các mặt hàng còn lại đều tăng mạnh. Việt Nam là một trong những nước có số lượng giầy dép tiêu thụ nhiều nhất ở Châu Âu do giá rẻ, chất lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao. Tuy nhiên dù giá trị xuất khẩu của mặt hàng này tăng lên nhiều như vậy nhưng tỉ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu vẫn tăng không đáng kể là do các mặt hàng khác đều tăng.
Tiếp đó phải kể đến là mặt hàng dệt may, năm 1996 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này là 31,5 triệu USD chiếm 21,7% tổng giá trị xuất khẩu. Và con số này liên tục tăng năm 1997 là 51,7 triệu USD (21,7%), năm 1998 là 55,4 triệu USD (18%), năm 1999 là 61 triệu USD (17,18%). Sau khi ký hiệp định dệt may, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhanh nhưng xuất khẩu của ta còn nhiều khó khăn đó là thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng trực tiếp với bạn hàng mà phải thông qua trung gian nên hiệu quả kinh tế thấp. Một khó khăn nữa là ngành dệt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu của ngành may, sự dễ dãi và ít rủi ro của phương thức gia công nên ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh, bên cạnh đó phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may.
Tiếp đến là mặt hàng cà phê và chè có giá trị xuất khẩu tăng đáng kể từ năm 1996 là 9,8 triệu USD nhưng đến năm 1999 đã là 37,6 triệu USD do mặt hàng này rất được ưa chuộng tại nước Pháp.
Các mặt hàng khác như than đá và hải sản đông lạnh đều tăng giảm không đáng kể.
Các sản phẩm công nghiệp khác thì có giá trị xuất khẩu tăng mạnh từ 7,6 triệu USD năm 1996 lên 15,4 triệu USD năm 1999, có thể kể ra các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, gỗ gia dụng... Giá trị xuất khẩu tăng đáng kể là do trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cao một cách đáng kể, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng về chất lượng và qui cách.
Ngoài ra các sản phẩm nông lâm sản thực phẩm cũng tăng gấp đôi năm 1999 so với năm 1996 do các mặt hàng của ta phần nào đã được tập trung sản xuất tại các khu sản xuất và chế biến lớn mang tính công nghiệp.
Bước sang năm 2000, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đã có những thay đổi đáng kể.
Nhìn vào bảng dưới đây chúng ta sẽ thấy, số lượng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đã tăng lên đáng kể.
Bảng 3: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm 2000 đến nay
Đơn vị: triệu USD
TT
Mặt hàng
2000
2001
2002
2003
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
1
Cà phê
13,67
3,6
18,23
3,9
14,9
3,4
36,34
7,2
2
Cao su
6,8
1,8
5,75
1,23
6,58
1,5
5,77
1,14
3
Chè
0,05
0,013
0,33
0,07
0
0
0,15
0,03
4
Dầu ăn
0
0
0,33
0,07
0
0
0
0
5
Dây điện và dây cáp điện
0
0
0,28
0,06
0,035
0,008
0
0
6
Đồ chơi trẻ em
0
0
2,8
0,6
2,19
0,5
3,13
0,62
7
Giầy dép các loại
190,27
50,1
204,77
43,8
212,7
48,5
258,5
51,2
8
Hải sản
11,105
2,92
22,44
4,8
19,3
4,4
22,7
4,5
9
Hàng dệt may
111,66
29,4
128,59
27,5
83,21
18,97
73,2
14,5
10
Hàng rau quả
0
0
2,8
0,6
3,5
0,8
3,53
0,7
11
Hàng thủ công mỹ nghệ
39,1
10,3
41,14
8,8
59,6
13,6
52
10,3
12
Hạt điều
0,11
0,03
1,87
0,4
0,087
0,02
0,15
0,03
13
Hạt tiêu
3,03
0,8
2,99
0,64
3,07
0,7
4,69
0,93
14
Máy vi tính và linh kiện
0,49
0,13
0,23
0,05
0,87
0,2
8,58
1,7
15
Mỳ gói
0
0
0,187
0,04
0,22
0,05
0,15
0,03
16
Quế
0
0
0,014
0,003
0
0
0
0
17
Sản phẩm gỗ
0
0
24,9
5,33
21,9
5
24,4
4,84
18
Sản phẩm nhựa
0
0
6,07
1,3
6,18
1,41
6,56
1,3
19
Sản phẩm sữa
0
0
3,74
0,8
0,035
0,008
0
0
20
Xe đạp và phụ tùng xe đạp
0
0
0,037
0,008
0,61
0,14
0,2
0,04
21
Gạo
0,015
0,004
0
0
0,013
0,003
0
0
22
Than đá
0
0
0
0
3,5
0,8
4,75
0,94
23
Hoa quả tươi khô
3,5
0,92
0
0
0
0
0
0
Tổng giá trị xuất khẩu
379,8
100
467,5
100
438,5
100
504,8
100
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ thương mại về nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm 2000 đến nay.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, chúng ta đã xuất sang Pháp 23 loại mặt hàng với tổng giá trị xuất khẩu đạt hơn 400 triệu USD mỗi năm và chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2003 đã đạt 252,4 triệu USD. Cơ cấu mặt hàng đã có sự thay đổi đáng kể, bắt đầu thấy có sự xuất hiện của các mặt hàng công nghiệp nhiều hơn.
Tuy nhiên các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Pháp vẫn là giầy dép, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, các sản phẩm gỗ, hải sản... Đó là những sản phẩm mà Việt Nam chúng ta có thế mạnh. Như các mặt hàng cà phê, chè, đồ chơi trẻ em đó là những mặt hàng mang tính truyền thống của chúng ta, từ lâu đã có được sự tin tưởng của thị trường Pháp. Đối với những mặt hàng này chúng ta cần phát huy hơn nữa, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã chủng loại để ngày càng thu hút được sự quan tâm của thị trường Pháp.
Ngoài ra, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu cũng tăng lên là do chúng ta có lợi thế là nước nhiệt đới có thể trồng được nhiều các loại rau quả so với nước Pháp nên chúng ta cần phát huy lợi thế này để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Pháp, đồng thời chúng ta còn phải chú ý đến vấn đề giá cả để có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực cụ thể là Trung Quốc.
Chúng ta cũng cần phải chú ý đến việc xuất khẩu gạo sang Pháp vì trong 3 năm gần đây, chúng ta đều không xuất khẩu được gạo sang Pháp có thể là do chất lượng gạo của chúng ta chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường Pháp, mặt khác có thể là do giá cả chưa cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực. Vì vậy, Việt Nam cần xem xét vấn đề này để có thể xúc tiến được việc xuất khẩu gạo sang thị trường Pháp.
Tóm lại, chúng ta cần một mặt nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của mình, mặt khác đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu sang để nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường Pháp, một trong những thị trường khó tính của Châu Âu, để từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp, tạo chỗ đứng vững chắc của chúng ta trên thị trường Pháp.
Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Pháp
Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam có sự thay đổi theo từng thời kì. Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 1999, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu từ cộng hoà Pháp như sau:
Bảng 4: Nhóm các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp giai đoạn 1996 - 1999
Đơn vị: triệu USD
TT
Mặt hàng
1996
1997
1998
1999
số tuyệt đối
% trong tổng GTNK
số tuyệt đối
% trong tổng GTNK
số tuyệt đối
% trong tổng GTNK
số tuyệt đối
% trong tổng GTNK
1
Nông sản, thực phẩm
12,52
4,6
12,99
6
15,24
7,6
14,74
7,5
2
Hoá chất
3,26
1,2
2,81
1,3
3,73
1,86
3,15
1,6
3
Dược phẩm
35,9
13,2
52,17
24,1
52,9
26,4
59,66
30,35
4
Sản phẩm công nghiệp
11,96
4,4
12,99
6
17,24
8,6
15,33
7,8
5
Máy móc thiết bị
196,3
72,2
113,66
52,5
89,5
44,64
81,6
41,5
6
Sản phẩm khác
11,96
4,4
21,88
10,1
21,81
10,9
22,12
11,25
Tổng cộng
271,9
100
216,5
100
200,5
100
196,6
100
Nguồn: Báo cáo của Bộ Thương Mại về nhóm mặt hàng nhập khẩu từ Pháp giai đoạn 1996-1999
Trong số 5 loại sản phẩm chúng mà chúng ta nhập khẩu từ Pháp, kim ngạch của hai loại sản phẩm là máy móc thiết bị và dược phẩm luôn chiếm tỷ trọng lớn (tổng tỷ trọng hai loại mặt hàng trên chiếm khoảng 70%). Lý do là Việt Nam là một nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên nhu cầu về máy móc thiết bị phục vụ cho việc xây dựng các nhà máy là rất lớn.
Trong thời kì này, Việt Nam không chỉ nhập khẩu rất nhiều máy móc thiết bị từ Pháp mà còn từ nhiều quốc gia phát triển khác bởi vì như chúng ta biết, kể từ khi mở của đổi mới đến giai đoạn này, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng rất mạnh (năm tăng kỉ lục là 1996 với số vốn đăng kí là trên 8 tỷ USD) do đó việc các nhà đầu tư trong đó có các doanh nghiệp Pháp nhập khẩu máy móc thiết bị vào nước ta là điều dễ hiểu. Con số đột biến 113,66 triệu USD là một minh chứng. Qua bảng trên chúng ta nhận thấy là trong hai năm 1998 và 1999 kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị từ Pháp giảm. Nguyên nhân là do cuối năm 1997 ở Đông Nam Á xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nên các nhà đầu tư rút vốn khỏi các nước này. Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà trong hai năm này nhập khẩu máy móc thiết bị của chúng ta giảm mạnh.
Bên cạnh đó như chúng ta đều biết, Pháp là một nước có ngành công nghiệp dược rất phát triển. Việt Nam lại là một nước đang phát triển, ngành công nghiệp dược phẩm cũng như các ngành công nghiệp khác còn non trẻ và chưa phát triển. Trong khi đó nhu cầu về các sản phẩm dược của trên 70 triệu dân là rất lớn do đó mà hàng năm chúng ta phải nhập khẩu rất nhiều thuốc, chủ yếu là các sản phẩm công nghệ cao như vắc xin, thuốc bổ, thuốc điều trị các bệnh hiểm nghèo... mà chúng ta chưa sản xuất ra được. Chính vì vậy mà thời gian này chúng ta nhập khẩu rất nhiều dược phẩm từ Pháp.
Còn các mặt hàng khác như nông sản thực phẩm, hoá chất chúng ta vẫn nhập từ Pháp với giá trị tuy có tăng so với trước nhưng không đáng kể. Sở dĩ chúng ta vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng này từ Pháp là do về thực phẩm Pháp khá nổi tiếng với một số mặt hàng và do nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam nên chúng ta vẫn nhập khẩu như pho mát, bơ, sữa chua... và cả hoá chất dùng trong các ngành sản xuất, y học mà chúng ta chưa sản xuất được.
Bảng 5: Nhóm mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp giai đoạn từ năm 2000 đến nửa đầu năm 2003:
Đơn vị: triệu USD
TT
Mặt hàng
2000
2001
2002
2003
Số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
Số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
Số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
Số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
1
Dược phẩm
113,4
34,47
95,4
30,13
79,9
26,7
48,7
25,2
2
Linh kiện điện tử và vi tính
8,16
2,49
6,7
2,1
6,4
2,13
3,9
2,01
3
Máy móc thiết bị phụ tùng
120,6
36,66
118,7
37,5
117,8
39,34
94,4
48,86
4
Nguyên phụ liệu dệt may da
25,7
7,8
31,9
10,07
24,6
8,2
5,9
3,05
5
Nguyên phụ liệu dược phẩm
10,1
3,07
0
0
0
0
0
0
6
Ô tô CKD, SKD
1,6
0,49
0
0
0
0
0
0
7
Ô tô nguyên chiếc các loại
0,5
0,15
1,8
0,57
5,5
1,83
4,9
2,55
8
Phân bón các loại
7,8
2,37
0,95
0,31
1,4
0,47
0,4
0,21
9
Sắt thép các loại
0,7
0,22
0,79
0,25
0,97
0,33
1,3
0,67
10
Xe máy CKD, IKD
0,07
0,02
0
0
0
0
0
0
11
Chất dẻo nguyên liệu
0
0
2,5
0,79
2,2
0,74
1,1
0,57
12
Các mặt hàng khác
40,34
12,26
57,86
18,28
60,63
20,26
32,6
16,88
Tổng cộng
328,97
100
316,6
100
299,4
100
193,2
100
Nguồn: Báo cáo chi tiết của Bộ Thương Mại về nhóm mặt hàng nhập khẩu từ Pháp giai đoạn từ năm 2000 đến nửa đầu năm 2003.
Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy rằng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của chúng ta từ năm 2000 cho đến nay đã thay đổi so với giai đoạn những năm 1996-1999. Trong giai đoạn từ 1996-1999, chúng ta nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, dược phẩm, nông sản thực phẩm và các sản phẩm công nghiệp nhưng là nhập khẩu chưa có chọn lọc và chủ yếu vẫn là nhập khẩu các thiết bị máy móc cũ của Pháp về. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, từ năm 2000 đến nay, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại trở lại Việt Nam. Do đó chúng ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị lại có xu hướng tăng lên. Nhập khẩu sắt thép từ Pháp ngày một tăng do nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta rất lớn. Việt Nam hiện là một nước có nền kinh tế phát triển mạnh và khá ổn định, thu nhập đầu người tăng mạnh, trong xã hội bắt đầu xuất hiện một bộ phận người giàu lên nhanh chóng. Nhu cầu về hàng hoá xa xỉ, trong đó có ô tô bắt đầu tăng mạnh. Chính vì thế mà chúng ta đã nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ Pháp với số lượng ngày một tăng. Nhập khẩu dược phẩm đã có sự thay đổi so với thời kì trước do chúng ta đã từng bước sản xuất thay thế được nhiều loại thuốc chữa bệnh nên kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ Pháp cũng thất thường. Bên cạnh đó chúng ta còn phải nhập khẩu cả nông sản thực phẩm từ Pháp. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đã tự sản xuất và đáp ứng được nhu cầu trong nước và thậm chí đã xuất khẩu khá nhiều loại mặt hàng này. Đây là một thành công lớn của chúng ta. Bên cạnh đó, chúng ta đã có sự chọn lọc trong khi nhập khẩu đối với các nhóm mặt hàng như dược phẩm, linh kiện điện tử phục vụ cho ngành lắp ráp điện tử trong nước.
Tóm lại, tuy vẫn phải nhập khẩu nhưng Việt Nam chúng ta từ năm 2000 đến nay luôn xuất siêu sang Pháp 139 triệu USD năm 2002 và trong 6 tháng đầu năm nay là khoảng 60 triệu USD. Vì thế chúng ta cần phát huy hơn nữa những lợi thế của mình so với Pháp để nâng cao hơn nữa giá trị xuất khẩu của mình sang Pháp.
III. QUAN HỆ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP PHÁP-VIỆT
Trong mối quan hệ hợp tác về kinh tế với Việt Nam, Pháp có một mối quan hệ rất đặc biệt, bởi vì Việt Nam trước đây đã từng là thuộc địa của Pháp và đã đánh thắng Pháp. Pháp đã để lại nơi đây rất nhiều dấu ấn về văn hoá, về cơ sở hạ tầng, kiến trúc... Do vậy, trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam thì Pháp là nước quan tâm đến Việt Nam nhiều nhất. Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp ngày 12/4/1973. Và từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai nước luôn được phát triển và mở rộng. Pháp coi Việt Nam là một quốc gia ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Pháp ở Châu Á và đóng vai trò đi đầu trong việc nối lại viện trợ phát triển, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ giải toả các quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế, ủng hộ giúp đỡ Việt Nam thiết lập và tăng cường quan hệ với EU.
Ngay khi có chủ trương “mở cửa” của Nhà nước đi kèm với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì các nhà đầu tư Pháp đã có mặt tại Việt Nam ngay sau đó vào đầu năm 1988. Đầu tư trực tiếp của Pháp tăng nhanh từ 1993, sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Thống Pháp F. Mitterrand.
Cho đến nay, Pháp là nước đứng thứ sáu trong số các nước đầu tư tại Việt Nam và đứng đầu trong các nước EU đầu tư tại Việt Nam. Hiện có 149 dự án được cấp giấy phép đầu tư, trừ ba dự án hết hạn và 38 dự án giải thể trước thời hạn, hiện còn 108 dự án đang hoạt động với số vốn đầu tư là 1.855.493 triệu USD. Trong khối EU, Pháp là nước có đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đầu vào Việt Nam chiếm 41,5% số dự án, chiếm 36,2% vốn đầu tư cả Liên minh Châu Âu. Tính từ 1988 đến nay các nhà đầu tư Pháp đã đưa vào Việt Nam 587.041 triệu USD, tạo việc làm cho gần 1 vạn lao động trực tiếp (chưa kể lao động gián tiếp) đây là con số lớn nhất về việc làm được tạo ra trong số các nước EU.
Pháp áp dụng một chính sách đặc biệt ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài như trợ giúp về tài chính, miễn giảm thuế và năm 1996 đã bãi bỏ chế độ cấp giấy phép đầu tư. Các tập đoàn lớn nhất thế giới đã có mặt ở Pháp vì thấy đó là một thị trường sẽ không chỉ bó hẹp trong không gian nước Pháp mà là cả một thị trường EU rộng lớn với hơn 370 triệu người tiêu dùng. Cơ sở hạ tầng của Pháp thuộc vào loại hoàn thiện nhất thế giới, nhân công có năng suất lao động cao thứ nhì thế giới chỉ sau Nhật Bản. Chỉ riêng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hiện có hơn 4000 công ty nước ngoài đang hoạt động ở Pháp chiếm khoảng 24% tổng số công nhân và 33% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Pháp. Tuy vậy tại Pháp vẫn còn thiếu vắng các nhà đầu tư Việt Nam.
1. Hình thức đầu tư
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép các doanh nghiệp nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo 4 hình thức là :
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
doanh nghiệp liên doanh
theo hình thức BOT : xây dựng, kinh doanh và chuyển giao
theo hình thức BCC : hợp đồng hợp tác kinh doanh
Các nhà đầu tư Pháp thường chọn hình thức 100% vốn nước ngoài (56,8% các nhà đầu tư). Điều này chứng tỏ sự thay đổi nhận thức về thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp Pháp và chứng tỏ một sự tự do lớn trong việc lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Hình thức này đem lại cho doanh nghiệp nước ngoài một sự tự do lớn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc