Khóa luận Quan hệ thương mại Việt Nam - EU

Đối với hàng hoá từ các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan. Việt Nam nhập khẩu rất ít vì trình độ phát triển của họ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu của Việt Nam nên quan hệ buôn bán với họ chua được mở rộng. Trong tương lai đây là những thị trường có tiềm năng phát triển mạnh.

Tuy nhập khẩu từ EU vào Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng vẫn chậm hơn so với xuất khẩu từ Việt Nam sang EU. Nét nổi bật trong hoạt động ngoại thương thời gian qua là không ngừng giảm nhập siêu từ phía Việt Nam. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với nhập khẩu được tăng lên theo từng năm và theo từng giai đoạn. Năm 1993 tỷ lệ này là 0,51%; năm 1994 là 0,81%; năm 1995 và 1996 lên tới 1%, đặc biệt năm 1997 là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ các nước EU là: ô tô, phụ tùng và linh kiện ô tô, xe máy nguyên chiếc, phân bón, thiết bị điện, hoá chất, dụng cụ y tế, nguyên liệu cho công nghiệp và một số mặt hàng cao cấp khác (xem bảng 8)

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ thương mại Việt Nam - EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính của Việt Nam trong khối EU phải kể đến Bỉ (29,9%), Italia (17,2%), Hà Lan (15,9%), Đức (15,4%), Anh (9,9%), Pháp (5,1%), Tây Ban Nha (4,1%), Thuỵ Điển (0,8%, Đan Mạch (0,8%), Hy lạp 90,6%), Bồ Đào Nha (0,2%), áo (0,1%). Cho đến nay, mặt hàng này vẫn chưa xâm nhập được vào thị trường Ailen, Phần lan và Luxemburg. Hiện nay, Việt Nam có trên 200 nhà máy chế biến thuỷ sản, có khả năng chế biến khoảng 200.000 tấn sản phẩm xuất khẩu/năm. Trong số này, có 70% cơ sở đã hoạt động trên dưới 10 năm, máy móc thiết bị phần lớn đã lạc hậu, Công nghệ chế biến đơn giản, chủ yếu là công nghệ đông lạnh. Tỷ trọng lao động thủ công rất lớn. Các yêu cầu vệ sinh thực phẩm cũng chưa được đảm bảo. Cho tới nay, mới chỉ có 40 nhà máy đủ điều kiện chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào từng nước thuộc EU và 20 nhà máy được phép xuất khẩu hàng sang Mỹ. Đây là điểm yếu nhất của ngành thuỷ sản vì sau vòng đàm phán Urugoay và sự ra đời của WTO, các biện pháp phi thuế quan truyền thống như hạn ngạch và giấy phép trở nên khó áp dụng. Các nước phát triển đang chuyển sang sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước. Vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường và bảo vệ sinh thái là những lý do mà EU thường xuyên đưa ra để hạn chế nhập khẩu thuỷ sản vào lãnh thổ của mình. Trong điều kiện đó, nếu các nhà máy của Việt Nam không cải tiến công nghệ và không áp dụng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ (theo tiêu chuẩn HACCP – tiêu chuẩn của EU) thì khó có thể đẩy mạnh được hơn nữa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Hơn nữa, gần như toàn bộ các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam đếu đang dựa vào nguồn nguyên liệu khai thác tự nhiên, do nuôi trồng chưa phát triển và chưa trở thành nguồn cung cấp ổn định. Mặc dù vậy, thuỷ sản Việt Nam vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam đang ngày càng có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh, do EU có cơ chế loại dần số mặt hàng được hưởng GSP. b/ Hàng dệt may Từ những năm 80, Việt nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước lớn thuộc EU như: Anh, Đức, Pháp... với số lượng còn khiêm tốn. Nhưng kể từ khi chính phủ Việt Nam ký Hiệp định dệt may với EU (ngày 15/12/1992), xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này thực sự tăng nhanh đến bất ngờ. Dệt may đã trở thành một trong mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước với mức tăng trưởng bình quân hơn 40%/năm. Hiện nay dệt may là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ hai và đang chiếm một vị trí quan trọng trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 950 triệu USD, tăng gấp 4 lần so với năm 1991. Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU Giai đoạn 1995- 2002 Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Bùi Huy Khoát: Thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Trung tâm nghiên cứu Châu Âu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội tháng 12/2002. Biểu đồ 2 cho thấy khi Hiệp định về hàng dệt may giữa Việt Nam và EU có hiệu lực. Theo hiệp định, EU đề ra một danh mục gồm 151 mặt hàng, trong đó có 106 nhóm hàng phải quản lý bằng hạn ngạch (từ 1996 giảm xuống còn 54 nhóm, các mặt hàng thủ công dân gian được đưa ra khỏi danh mục chịu hạn ngạch). Ngoài ra, hiệp định còn cho Việt Nam thêm hạn ngạch là 1270 tấn nguyên liệu làm gia công từ EU. Trong bản hiệp định dệt may hai bên mới ký kết năm 1997 (cho giai đoạn 1998 – 2000), Việt Nam được phép xuất khẩu vào EU với khối lượng từ 21.938 tấn đến 13.000 tấn hàng, số “cat” chịu quản lý giảm từ 106 xuống còn 29 và tăng hạn ngạch ở một số “cat” nóng, đồng thời nâng mức chuyển đổi hạn ngạch giữa các “cat” lên 27%. Hiệp định cũng quy định 16 nhóm hàng được áp dụng hệ thống giấy phép tự động và 6 nhóm hàng sẽ không bị kiểm tra hai lần. Nhờ có sự liên tục sửa đổi về nội dung hiệp định theo hướng EU ngày càng dành nhiều ưu đãi cho Việt Nam hơn, nên kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU tăng lên nhanh chóng Hiện nay, EU là thị trường xuất khẩu dệt may theo hạn ngạch lớn nhất, chiếm tỷ trọng 46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 1993 đến nay. Thị trường EU không chỉ dành cho nước ta một kim ngạch xuất khẩu lớn mà còn làm tăng uy tín, chất lượng sản phẩm của Việt Nam vì được người tiêu dùng Châu Âu đánh giá rất cao. Điều này có thể coi là chiếc “chìa khoá” để mở cửa các thị trường khác trên thế giới. Tính đến nay, cả nước có hơn 500 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu dệt may sang EU. Trong EU, bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Đức chiếm 46,9% tổng kim ngạch, bỏ xa các nước khác: Pháp 10,8%, Hà Lan 10,3%,Anh 9,4%, Bỉ 6,1%, Tây Ban Nha 5,1%, ý 4,4%, Đan Mạch 2%, Thuỵ Điển 1,9%, áo 1,5%, Phần Lan 0,6%, Ailen 0,4%, Luxemburrg 0,3%, Hy Lạp 0,2%... Trong các chủng hàng xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng truyền thống như áo jăcket, sơmi, quần Âu..., còn các mặt hàng có giá trị cao như complet, măngtô... vẫn chưa đạt được do yêu cầu cao về kỹ thuật của thị trường này. Dù thị trường EU đã tương đối mở rộng, nhưng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang EU đang có xu hướng chậm lại do có sự hạn chế về mẫu mã, chất lượng hàng hoá, trình độ lao động... Đồng thời, sự bất lợi về tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam (VND), đồng EURO với đồng đôla Mỹ (USD) cũng khiến khả năng cạnh tranh của Việt Nam trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi chạm trán với đối thủ lớn như Trung Quốc, Indonesia... Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam thường không tiếp cận được với các doanh nghiệp EU một cách trực tiếp mà phải thông qua các nước trung gian như Đài Loan, Hồng Kông... Họ chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU. Đã vậy, số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam là quá thấp so với nhiều nước trong khu vực. Trong khi đó, số hạn ngạch lại bị chia thành nhiều nhóm hàng với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp nên doanh nghiệp Việt Nam chỉ tận dụng được khoảng 40% mức hạn ngạch của EU. Mặt khác, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu là theo hình thức gia công (chiếm tỷ trọng trên 80%) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là: Sự yếu kém của ngành dệt là cho nó chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may. Phương thức gia công với thuộc tính dễ dãi, ít rủi ro làm cho ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tính cạnh tranh. Cách thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý đã kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may. Sự tồn tại những rào cản trong thương mại dệt may trên thị trường EU. Nếu không tìm cách khắc phục những nguyên nhân ngày càng được các nhà xuất khẩu và quản lý nhận ra này thì trong thời gian tới không những không thể đẩy mạnh được xuất khẩu mà còn không thể đứng vững trong cạnh tranh với Trung Quốc và các nước ASEAN khác khi EU huỷ bỏ chế độ hạn ngạch và không cho Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan khác nữa. Ngoài ra, xu hướng tăng cường buôn bán nội bộ khu vực thị trường thống nhất EU và chiến lược đầu tư sản xuất sang các nước Đông ÂU để nhập trở lại sản phẩm cũng là một khó khăn cho Việt Nam trong khả năng tăng xuất khẩu sang thị trường này. Để giải quyết những khó khăn tồn đọng trên, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2000 – 2005 – 2010, Chính phủ đã xác định riêng một chiến lược “tăng tốc” cho ngành dệt may. Theo chiến lược này, đến 2005, toàn ngành sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD và đến 2010 là 8 tỷ USD. Chiến lược “tăng tốc” ngành dệt may và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, những động thái gần đây từ phía EU cho thấy có nhiều dấu hiệu khả quan. Ngày 31/3/2000, Liên minh châu Âu đã đồng ý thay đổi thời hạn điều chỉnh Hiệp định dệt may đến hết 2002 thay vì hết năm 2000. Đồng thời EU còn tăng 30% hạn ngạch dệt may cho Việt Nam, cụ thể là cấp thêm hạn ngạch cho 16 mặt hàng với trọng lượng 4324 tấn, trị giá khoảng 120 triệu USD. Nhưng bên cạnh những lợi ích trên, chúng ta còn phải mở cửa thị trường và giảm thuế nhập khẩu để tạo điều kiện cho hàng dệt may của EU xuất khẩu vào Việt Nam. Do đó, sự kiện này không chỉ là cơ hội mà còn là một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Hàng giày dép EU là một trong những thị trường sản xuất và tiêu thụ giày dép lớn trên thế giới, chiếm hơn 25% mức tiêu thụ giày dép toàn cầu với khoảng 6,1 tỷ USD nhập khẩu năm 1999. Do EU là thị trường tiêu thụ khổng lồ như vậy nên trong số 40 nước và vùng lãnh thổ mà hiện nay Việt Nam đang xuất khẩu giày dép thì EU chiếm tới 74.7% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép cả nước. Tại thị trường EU, Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc về giày dép và kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam đang giữ vị trí đầu bảng trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU. Trước kia, khi xuất khẩu giày dép sang EU, Việt Nam phải xin phép nhưng kể từ khi bản Hiệp định hợp tác được ký kết năm 1995, Việt Nam được tự do xuất khẩu vào EU. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng lên nhanh chóng. Năm 1995 mới đạt 380 triệu USD, đến năm 1999 đã lên đến 936,9 triệu USD,năm 2000 là 1039,2 triệu USD, năm 2001 là 1105,3 triệu USD, năm 2002 là 1721 triệu USD. Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt nam sang EU (1995 –2002) Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Những vấn đề kinh tế thế giới số 2 (64)/2001 Bùi Huy Khoát: Thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Trung tâm nghiên cứu Châu Âu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội tháng 12/2002. Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là giày thể thao (chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu vào EU), giày vải (chiếm 20%), giày nữ (chiếm xấp xỉ 15%), dép (chiếm khoảng 17%). Chỉ trong một thời gian ngắn, giày của các hãng Nike, Adidas, Reebok, Fila... được sản xuất ở Việt Nam đã khá phổ biến trên thị truường EU và được người tiêu dùng ở đây ưa chuộng. Thị phần nhập khẩu giày dép từ Việt Nam của EU năm 2002 được phân bổ như sau: Đức 28,5%; Hà Lan 9,2%; Tây Ban Nha 5,1%; Thuỵ Điển 3,1%, Anh 27%; Pháp 13,8%; Bỉ 15,4%; ý 9,2%; Đan Mạch 1,7%; Hy Lạp 1,6%; Phần Lan 1,7%, Ailen 2,1%; Bồ Đào Nha 0,25%; Luxemburg 0,15%. Với lợi thế so sánh về giá nhân công lao động và trình độ tay nghề tương đối cao nên tiềm năng xuất khẩu mặt hàng giày dép vào EU còn rất lớn. Trong khi đó nước ta chỉ khai thác được 63% công suất toàn ngành. Đã vậy, một phần không nhỏ sản phẩm giày da Việt Nam đang xuất khẩu vào EU được thực hiện qua các công ty của Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc... nên hiệu quả thu được chưa cao. Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU tăng liên tục là nhờ có chính sách ưu đãi GSP mà EU dành cho Việt Nam với mức thuế suất chỉ bằng 2/3 mức thuế suất thông thường. Năm 1996, EU đã chính thức thông báo: Việt Nam đứng thứ ba (sau Trung Quốc và Indonesia) trong số các nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào EU với số lượng 92,8 triệu đôi. Năm 1997 Việt Nam xuất khẩu sang EU 210 triệu đôi, năm 2002 lên tới 390 triệu đôi. Về giày vải, Việt Nam đứng thứ hai (sau Trung Quốc). Nếu theo số liệu của Tổng công ty da, giày thì năm 1998 Việt Nam đã xuất khẩu vào EU 180 triệu đôi, chiếm 21,5% tổng khối lượng giày dép nhập khẩu vào EU. Theo quy định của EU, khi sản phẩm của một nước đạt 25% tổng mức nhập khẩu hàng năm của họ thì sản phẩm này của nước đó sẽ không được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu nữa. Để có thể theo dõi chính xác tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào EU, tháng 8/1999, hai bên đã ký tắt một bản ghi nhớ về chống hiện tượng gian lận trong buôn bán các sản phẩm giày dép, áp dụng từ 1/1/2000. Việc ký biên bản này tránh được khả năng EU áp đặt hạn ngạch đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam. Biện pháp áp dụng đã không gây ảnh hưởng xấu đối với hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU. Kể từ 1/1/2000 hàng giày dép của Việt Nam muốn xuất sang thị trường này phải có giấy chứng nhận xuất khẩu E/C và giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A do Bộ Thương mại cấp (C/O from A). Những diễn biến gần đây cho thấy, hiện tại và những năm trước mắt, nhu cầu về sản phảm giày dép tại thị trường EU tăng mạnh. Người tiêu dùng EU chỉ thích những sản phẩm được sản xuất trong nước hơn là hàng nhập khẩu. Đã vậy, thị trường giày dép EU có tốc độ thay đổi mẫu mốt liên tục, có khi tới hai lần trong năm. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giày dép Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới yếu tố này thì mới theo kịp yêu cầu thị trường. Cần thấy rằng cũng giống như mặt hàng dệt may, việc xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU cho đến nay chủ yếu vẫn là hình thức gia công (chiếm 70 – 80% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25% - 30% tổng doanh thu xuất khẩu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: 1) sự phát triển yếu kém của ngành da và các ngành sản xuất phụ liệu làm cho ngành giày dép phải sử dụng nguyên liệu ngoại nhập; 2) sự yếu kém của bản thân ngành giày dép làm cho nó gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng nước nước ngoài về kỹ thuật, công nghệ, thiết kế mẫu và tiếp thị; 3) quan hệ mua bán theo kiểu gia công dễ dàng lại đạt tốc độ tăng trưởng cao làm cho các cơ sở không quan tâm đến việc đa dạng hoá các mặt hàng, cải tiến nâng cao chất lượng... nên sản phẩm đơn điệu về mẫu mã và chất lượng chưa thực sự cao. Nếu tình trạng này không sớm được khắc phục thì các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ lâm vào vị thế hoàn toàn bất lợi trong cạnh tranh trên thị trường EU khi họ xoá bỏ chế GSP. Lúc đó, các sản phẩm giày dép Việt Nam sẽ thất bại trong cạnh tranh trước các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và các nước ASEAN khác. d) Nông sản Nông sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ trước tới nay. Việt Nam xuất sang EU các mặt hàng chủ yếu như gạo, cà phê, tiêu, hạt điều, lạc nhân, rau quả.... Trong phần này chỉ đề cập đến hai mặt hàng là gạo và cà phê, còn các mặt hàng nông sản khác xin xem Phụ lục II Gạo Do đặc điểm của kinh tế – xã hội Việt Nam là 70% dân số làm nông nghiệp nên xuất khẩu nông sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng từ 3,5 – 4 triệu tấn gạo sang các thị trường chủ yếu là Châu á , châu Phi và châu Âu. Biểu đồ 4: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU Đơn vị: Nghìn tấn Nguồn: (1) Tác giả tự tính toán trên số liệu của Tạp chí Ngoại thương số 6 ngày 1 – 10/2001. (2)– Thời báo kinh tế Việt Nam số 1/2002. Qua biểu đồ trên cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU với số lượng còn khiêm tốn, đã vậy lại có chiều hướng giảm mạnh mỗi năm. Năm 2000 giảm xuống chỉ còn 102,5 nghìn tấn đạt khoảng 16,89 triệu USD. Nguyên nhân vì người dân EU không sử dụng gạo chỉ có số ít người gốc Châu á ở đây là vẫn sử dụng gạo. Hơn nưã thuế nhập khẩu cho các loại gạo gẫy và hạt nguyên là 100% nên giá gạo tại thì trường này cao hơn mức bình thường. Đã vậy, gạoViệt nam còn gặp phải sự cạnh tranh của gạo Thái Lan vốn đã chất lượng hơn. Trong thời gian tới, Việt Nam vẫn tìm cách tăng cường xuất khẩu gạo vào EU theo hướng đẩy mạnh buôn bán với các bạn hàng nhập nhiều gạo của Việt Nam là Anh, áo, Bỉ, Hà Lan, Đức... và đàm phán với EU về việc cắt giảm mức thuế nêu trên. Cà phê: Liên minh châu Âu là một trong những thị trường nhập khẩu số lượng lớn cà phê của Việt Nam. Vài năm trở lại đây, lượng cà phê xuất khẩu sang EU tăng lên nhanh chóng và trở thành một trong những mặt hàng mạnh trong cơ cấu hàng xuất sang thị trường này. Biểu đồ 5: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU Đơn vị: Nghìn tấn Nguồn: (1) Thời báo kinh tế Việt Nam, số 1/2002. (2) Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu của Tạp chí Ngoại thương, số 7 từ ngày 1 – 10/2001. Theo như biểu đồ 5, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU năm 2001 tăng gấp 5,5 lần so với năm 1999. Điều này khẳng định rằng trong mặt hàng cà phê, chúng ta có một số lợi thế nhất định đó là giá rẻ, chất lượng lại tương đối cao, hoàn toàn có khả năng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của thị trường EU. Tương lai, EU sẽ là thị trường nhập khẩu cà phê chính của nước ta. Tuy nhiên, theo tình hình hiện nay, giá cà phê trên thế giới đang ở mức rất thấp nên trị giá xuất khẩu cà phê trong năm 2003 này sẽ có nhiều khả năng không tăng mặc dù số lượng xuất khẩu có thể tăng lên. Rau quả là mặt hàng mới thâm nhập vào thị trường EU vài năm gần đây nhưng kim ngạch tăng tương đối nhanh. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khoảng rau quả của Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam trong khối EU là Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp, Anh và Bỉ. Hiện nay, còn nhiều mặt hàng nông sản và thực phẩm chưa đáp ứng được các yêu cầu mang tính kỹ thuật cao nên chưa thể xuất khẩu được vào EU. Chẳng hạn đối với động vật và thực phẩm từ động vật, theo quy định của EU thì nước xuất khẩu phải có kế hoạch và thiết bị đầy đủ để giám sát dư lượng độc tố trong nhóm hàng này, nhưng chúng ta chưa đáp ứng được (ví dụ trường hợp thịt động vật và mật ong). 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang EU Kể từ năm 1995, khi EU mở rộng thành 15 nước thì tất cả 15 nước thành viên đều có quan hệ buôn bán với Việt Nam, tuy ở mức độ khác nhau. Việt Nam có 15 thị trường xuất khẩu trong khối EU và tỷ trọng của từng thị trường trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng rất khác nhau. Số liệu bảng 5 cho thấy hàng năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đều tăng (trừ thị trường Phần Lan và Hy Lạp). Các nước có nhịp độ tăng cao là Thuỵ Điển, Anh, Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và Italia. Chỉ tính riêng thời kỳ 1995 – 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thuỵ Điển đã tăng 63,64%/năm; sang Bỉ tăng 55,21%/năm; sang Anh tăng 45,09%/năm; sang Hà Lan tăng 37,40%/năm; sang Đan Mạch tăng 35,57%/năm; sang Phần Lan tăng 35,54%/năm; sang Italia tăng 30,73%/năm và sang Đức tăng 27,35%/năm. Bảng 6 - Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU phân theo nước Đơn vị: Triệu USD Tên nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Đức Anh Pháp Hà Lan Bỉ Italia Tây Ban Nha Thuỵ Điển Đan Mạch Phần Lan áo Hy Lạp Bồ Đào Nha Ailen Lúcxămbua Tổng 218,0 74,6 169,1 79,9 34,6 57,1 46,7 4,7 12,8 4,9 9,3 1,6 3,8 2,8 0,3 720,0 228,0 125,1 145,0 147,4 61,3 49,8 62,8 31,8 23,7 10,1 5,6 2,1 4,1 3,1 0,6 900,5 411,4 265,2 238,1 266,8 124,9 118,2 70,3 47,1 33,2 13,4 11,4 5,7 4,2 3,3 1,5 1608,4 587,9 333,5 307,4 306,9 211,7 144,1 85,5 58,3 43,3 20,2 8,5 8,1 4,4 3,9 2,1 2125,8 654,3 421,2 354,9 342,9 306,7 159,4 108,0 45,2 43,7 16,9 34,9 3,8 5,2 6,9 2,3 2506 730,1 479,3 379,8 390,2 311,6 218,0 137,2 55,1 58,2 22,4 23,6 7,9 8,9 12,1 2,5 2836,9 720,8 481,6 384,0 395,9 301,0 222,1 151,0 48,3 57,6 20,5 24,7 7,5 8,5 11,9 2,3 2837,7 843,7 520,6 495,2 421,7 389,6 249,2 172,9 61,9 60,1 28,0 30,1 10,1 10,5 15,1 2,3 3326,2 Nguồn: Bùi Huy Khoát, Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, NXB KHXH, Hà Nội 12/2002. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức, chiếm 26,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tiếp theo đó lần lượt là Anh, Pháp, Hà Lan... Với Đức: Đức vốn được coi là trụ cột của kinh tế EU, do đó trong chiến lược xuất khẩu sang EU, Việt Nam cần phải đặc biệt quan tâm tới thị trường Đức. Quan hệ buôn bán Việt Nam – Cộng hoà liên bang Đức thực sự bước sang một trang mới kể từ khi Thủ tướng Đức Helmut Kohl sang thăm Việt Nam vào tháng 11/1995. Đức cũng là một trong những nước EU sớm phát hiện khả năng tiềm tàng của Việt Nam trong quan hệ kinh tế. Nhờ những mối quan tâm tích cực của cả hai phía, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đã tăng lên nhanh chóng. Trong giai đoạn từ 1990 – 2000, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức tăng hơn 900%. Theo Bộ Thương mại, trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam xuất sang Đức, lượng hàng đã qua chế biến chiếm tới 80%. Do đó giá trị buôn bán với Đức thường rất cao, đạt 730 triệu USD năm 2000. Đức nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng chủ yếu như dệt may, giày dép, cà phê.... Đức hiện đang là bạn hàng thương mại lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Nhật bản và là bạn hàng lớn nhất trong EU. Trong mấy năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức thường chiếm từ 20 – 30% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU. Trong đó, Đức nhập đến 40% hàng dệt may của Việt Nam xuất sang EU, còn với cà phê thì luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tăng cường quan hệ buôn bán với Đức có thể đến văn phòng Công nghiệp Đức ở Hà Nội để thu thập thông tin về xuất nhập khẩu giữa Đức và Việt Nam, hoặc để tìm hiểu rõ hơn về thị trường Đức. Trong tương lai, Đức vẫn là thị trường quan trọng nhất của Việt Nam tại EU. Với Pháp: Trong số các nước thành viên EU thì Việt Nam có quan hệ truyền thống và chặt chẽ với Pháp nhất. Pháp cũng là nước hiểu rõ Việt Nam nhất trong số các nước EU. Vì vậy, Việt Nam và Pháp là những bạn hàng thương mại quen thuộc của nhau, kim ngạch buôn bán theo đó cũng tăng lên không ngừng. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp mới chỉ đạt 83,1 triệu USD, đến năm 2000, con số đó đã là 379,7 triệu USD, tăng 4,6 lần. Tính trung bình giai đoạn từ 1991 – 2000, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Pháp tăng khá đều đặn là 10%/năm. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Pháp là dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản... Đối với Pháp, Việt Nam sẽ là chiếc “cầu nối” giúp Pháp từng bước thâm nhập thị trường ASEAN và Châu á - Thái Bình Dương. Còn Việt Nam hy vọng mối quan hệ chặt chẽ với Pháp có thể giúp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU, được cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia khác trên thế giới. Tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp đã có nhiều hoạt động tích cực làm tăng thêm cơ hội kinh doanh buôn bán, đầu tư giữa hai nước. Với kết quả đạt được từ những cố gắng của cả hai phía, Pháp đã trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam trong EU, mặc dù trong quan hệ buôn bán hai chiều Việt Nam thường là nước nhập siêu. Với Vương quốc Anh: Anh là nước nhập khẩu hàng hoá lớn thứ ba của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Trước đó, năm 1991, nước này chỉ đứng ở vị trí thứ năm với giá trị nhập khẩu từ Việt Nam là 2,4 triệu USD. Đến năm 2002, con số trên đã tăng lên 520,7 triệu USD, tăng gần 216 lần. Con số trên tuy không nhỏ, nhưng so với thực lực của hai bên và nhất là khi so với kim ngạch buôn bán với một số nước ASEAN thì con số đó còn rất khiêm tốn. Anh nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam chủ yếu là các loại sản phẩm cao su, chè, gạo.... và nhiều nhất là hàng dệt may. Hàng năm, Anh thường nhập khẩu hơn 10% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU. Nhìn chung, thương mại Việt Nam đã có thêm một bước tiến là có quan hệ thương mại với tất cả các quốc gia thành viên EU (vài năm trước đây chỉ có quan hệ với 13 nước). Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ tập trung buôn bán với một số nước lớn, còn các thành viên khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Ailen, áo... thì rất ít. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa hiểu rõ về họ, mặt khác kinh tế các nước này chưa phát triển bằng những thành viên khác trong khối nên buôn bán với họ chủ yếu là để thăm dò thị trường. Dù vậy tương lai quan hệ buôn bán với cả 15 nước EU sẽ có nhiều triển vọng vì các nước này đã có kế hoạch mua hàng của Việt Nam với số lượng ngày càng nhiều và họ cũng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã, giá cả của hàng hoá được sản xuất từ Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực hơn trong việc tìm kiếm cơ hội làm ăn buôn bán với các công ty EU qua những cơ quan đại diện Ngoại giao của nước họ và qua Phòng thương mại Châu Âu mở tại Việt Nam cuối tháng 5/2000 ở Hà Nội. 3. Nhập khẩu của Việt Nam từ EU. Song song với hoạt động xuất khẩu, Việt Nam cũng chú trọng tới hoạt động nhập khẩu từ EU, kết hợp chặt chẽ hai hoạt động này để phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã nhập khẩu từ EU những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao và những mặt hàng sử dụng tương đối nhiều vốn để phục vụ cho việc phát triển sản xuất và tiêu dùng trong nước... Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng đều đặn kể từ khi hai bên chính thức buôn bán với nhau có thể thấy trong bảng 6. Bảng 7 - Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) của Việt Nam từ EU Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002(*) Tổng KNNK của VN 8155,4 11143 11592 11495 11636 15200 16000 18521 KNNK từ EU 664 1142,5 1312,6 1255,2 1062 1260,1 1269,0 1271,8 Tỷ trọng (%) 8,14 10,25 11,32 10,92 9,13 8,29 7,93 6m86 Nguồn: - Niên giám thống kê 1999 – 2000; Phải đoàn đại diện Uỷ ban Châu Âu tại Hà Nội. - Ngoại thương số 36/2002. (*) 10 tháng đầu năm 2002 Số liệu bảng 6 cho thấy nhập khẩu từ năm 1993 đến năm 1999 đã lên tới 1.062,9 triệu USD, đạt tốc độ tăng bình quân là 40%/năm, cao hơn tốc độ tăng bình quân kim ngạch nhập khẩu của cả nước (36%). Điều này có lợi cho nền kinh tế Việt Nam, vì mở rộng quan hệ xuất khẩu với các nước Châu Âu có công nghệ nguồn nên chất lượng hàng hoá nhập sẽ tốt hơn, vốn ngoại tệ dành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochang do an.doc
Tài liệu liên quan