Đối với các mặt hàng là lương thực như gạo .Indonesia nhập khẩu chủ yếu để tiêu dùng trong nước. Trước khi khủng hoàng tài chính tiền tệ xảy ra nông nghiệp không phải là ngành được Indonesia coi trọng và đầu tư thích đáng, sự bỏ bễ một lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp trong thời kì phát triển hưng thịnh không gây vấn đề gì lớn cho nền kinh tế vì Indonesia có thể lấy kết quả kinh doanh của những ngành kinh tế khác bù đắp cho nông nghiệp. Thực tế là hàng năm Indonesia vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn lương thực phục vụ cho nhu cầu của người dân. Khi khủng hoảng nổ ra, thiều hụt lương thực đã làm trầm trọng thêm hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng do vậy hiện nay Indonesia đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế, dành cho nông nghiệp vị trí xứng đáng hơn. Thực hiện các cải cách trên đồng nghĩa với việc nhu cầu về nhập khẩu lương thực sẽ giảm đi và đây là thách thức với hoạt động xuất khẩu lương thực của Việt Nam sang Indonesia.
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia: thực trạng và các giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sia vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chuyên sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu thô, mà những mặt hàng xuất khẩu chủ lực này có giá cả không ổn định trên thị trường thế giới.
Nợ nước ngoài ngày càng tăng là một gánh nặng với nền kinh tế Indonesia. Có thể nhận thấy trong các nước ASEAN, Indonesia là nước có số nợ nước ngoài lớn nhất. Đây chính là khó khăn lớn trong phát triển kinh tế của Indonesia trong thời gian tới. (Bảng 6)
Bảng:6 - Nợ nước ngoài của một số nước ASEAN
1990
1997
2000
Tr. USD
Tr.USD
Tr.USD
% GDP
Campuchia
1'854
2129
2357
74,3
Indonesia
69'872
136'161
141'803
99,4
Lào
1'768
2'320
2'499
149,6
Malaixia
15'328
47'228
41'797
50,7
Myanmar
4.695
5'503
6'046
Phippines
30'580
45'683
50'093
63,1
Singapore
3'772
13'803
16'880
18,1
Thái Lan
28'095
109'699
79'675
66,1
Việt Nam
23'270
21'780
12'787
40,8
Nguồn: Asian Development Bank, Key Indicators of Developing Asian and Pacific Countries 2002
1.2.3.2 Những tồn tại trong xã hội:
Sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày càng gay gắt.
Nạn thất nghiệp gia tăng: đến năm 2000 tỉ lệ thất nghiệp là 6,1% giảm nhẹ so với năm 1999 (6,4%) song nó chưa nói nên được điều gì về hiểu quả của các chính sách việc làm vì tỉ lệ này lớn hơn so vơi tỉ lệ thất nghiệp các năm 1997-1998- các năm của khủng hoảng tài chính.
Tình trạng chính trị xã hội chưa ổn định: đây chính là khó khăn rất lớn và khó khắc phục của Indonesia. Chính trường Indonesia luôn tiềm ẩn những biến động mà những biến động này đều ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế. Mặt khác, bộ máy nhà nước không trong sạch cũng gây không ít khó khăn cho xây dựng kinh tế.
Sự suy giảm về tài nguyên thiên nhiên và tình trạng mất cân bằng sinh thái. Trong qua trình phát triển kinh tế, Indonesia chưa coi trọng đúng mức việc duy trì và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, đặc biệt là rừng đang cạn kiệt nhanh chóng. Điều này gây nên tình trạng mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng cho toàn bộ khu vực nói chung và Indonesia nói riêng.
Quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Trên đây là những vấn đề mà Indonesia cần giải quyết để đạt được sự phát triển bền vững
CHƯƠNG 2
Thực trạng Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Indonesia
2.1 Lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia
2.1.1 Quan hệ ngoại giao VIệt nam - Indonesia từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đến nay
Indonesia và Việt Nam là hai nước có nhiều điểm tương đồng, láng giềng gần gũi. Mối quan hệ giữa hai nước có truyền thống lâu đời do cố chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Tổng thống Sukarno dày công vun đắp và được nhân dân hai nước bảo vệ và phát triển. Việt Nam và Indonesia thiết lập quan hệ ở cấp tổng lãnh sự từ năm 1955, chính thức nâng lên hàng đại sứ - thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức ngày 15-08-1964. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước tuy có trải qua nhiều thăng trầm nhưng nhìn chung tốt đẹp.
Từ năm 1990 cùng với vấn đề Campuchia được giải quyết quan hệ giữa Indonesia và Việt Nam đã phát triển theo chiều hướng đi lên. Indonesia còn là nước đầu tiên ở Đông Nam á và Nam Thái Bình Dương vượt qua vấn đề về Campuchia, đi đầu trong việc thúc đẩy sự hợp tác của các nước với Việt Nam. Từ mối quan hệ láng giềng hữu nghị, quan hệ hợp tác giữa hai nước được mở rộng trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện quan trọng là vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 1991, đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam do Thủ tướng Võ Văn Kiệt đứng đầu lần đầu tiên thăm một số nước Đông Nam á trong đó có Indonesia. Chuyến thăm này đã chấm dứt một thời kì đối đầu, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước. Tổng thống Suharto đã nói: "con đường hợp tác đang mở rộng trước mặt chúng ta bao gồm tất cả các nước trong khu vực". Xuất phát từ quan điểm đó Indonesia đã tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN, nhằm xây dựng sự ổn định về mặt chính trị, thịnh vượng về kinh tế trong khu vực Đông Nam á.
Kể từ năm 1995, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, quan hệ Việt Nam - Indonesia ngày càng được củng cố và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, và không chỉ trên cơ sở song phương mà cả đa phương theo tinh thần ASEAN.
Mấy năm qua, quan hệ hai nước không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại, đầu tư, văn hoá, giáo dục, mà còn mở rộng sang cả quan hệ giữa hai quốc hội, và hai bộ quốc phòng. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao thuộc hầu hết các ngành các cấp. Trong 6 tháng đầu năm 1997, hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao thuộc hầu hết các ngành các cấp: đoàn của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên; đoàn cán bộ cấp cao thuế vụ - bộ Tài chính Việt Nam; đoàn Quân sự cấp cao do đồng chí Phạm Văn Trà, Uỷ viên bộ chính trị, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu. Về phía Indonesia có chuyến thăm chính thưc của đoàn Quốc hội Indonesia do ngày H- Wahono- Chủ tịch Quốc hội Indonesia và là chủ tịch liên minh nghị viện ASEAN (AIPO), dẫn đầu; Kết quả của các cuộc viếng thăm chính thức giữa hai bên đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
2.1.2 Một số chuyến viếng thăm của các nhà đứng đầu chính phủ hai nước góp phần thúc đẩy quan hệ ngoại giao - kinh tế
Trong vài năm trở lại đây hai nước liên tục có những chuyến viếng thăm của những người đứng đầu chính phủ. Điều này cho thấy quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển và rất được hai nhà nước coi trọng, điển hình là các cuộc viếng thăm :
Chuyến thăm của bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên sang Indonesia ngày 40/05/2000.
Chuyến thăm chính thức của tổng thống Indonesia, bà Megawati Sukarnoputri cùng nhiều quan chức đến Việt Nam ngày 22/08/2001.
Chuyến thăm chính thức Indonesia của Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông Trần Đức Lương cùng nhiều quan chức ngày 12/11/2001.
Chuyến thăm chính thức của Thủ Tướng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ông Phan Văn Khải cùng nhiều quan chức chính phủ và các doanh nghiệp sang Indonesia ngày 06/11/2002
Chuyến thăm chính thức của tổng thống Indonesia, bà Megawati Sukarnoputri cùng nhiều quan chức đến Việt Nam ngày 26/06/2003.
Những chuyến thăm đoàn ngoại giao hai nước là bước đi cụ thể trong việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại giữa hai Nhà nước - đó là coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Indonesia. Những chuyến thăm là sự kiện quan trọng đánh dấu quá trình phát triển quan hệ của hai nước trên cả phương diện song phương và đa phương phù hợp với tiềm năng và lợi ích mỗi bên.
2.2 Các văn bản, thoả thuận về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Indonesia
Tính đến 1997, hai nước đã kí được 7 hiệp định và 6 bản thoả thuận hợp tác. Đến năm 2002 hai nước đã kí các Hiệp định thương mại, Hiệp định hợp tác kinh tế, Hiệp định khuyến khích về bảo hộ đầu tư, Hiệp định về vận tải biển, Hiệp định về hàng không dân dụng, Hiệp định về hợp tác lâm nghiêp, Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, các hiệp định về bưu điện, Hiệp định văn hoá, Hiệp định khoa học công nghệ v..v.. tạo cơ sở pháp lí thúc đẩy đầu tư thương mại giữa hai nước. Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế giữa hai chính phủ được thành lập do hai bộ thương mại đồng làm chủ tịch. Hai bên đã cam kết thúc đẩy các thoả thuận trong Uỷ ban hỗn hợp.
Đến tháng 06-2003 vừa qua nhân chuyến thăm của Tổng thống Indonesia, bà Megawati Sukarnoputri đến Việt Nam, hai bên đã kí một loạt các thoả thuận, hiệp định và biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các bộ-ngành hai nước như.
Hiệp định về phân định thềm lục địa.
Hiệp định về miễn thị thực cho công dân hai nước mang hộ chiếu phổ thông.
Biên bản thoả thuận hàng đổi hàng.
Các biên bản ghi nhớ về hợp toàn diện trên các lĩnh vực: gạo, cà phê …….
Các tuyên bố chung: Tuyên bố chung Việt Nam - Indonesia; Tuyên bố về khuôn khổ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Indonesia bước vào thế kỉ 21- một văn kiện quan trọng và có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ giữa hai nước.
2.3. Thực trạng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Indonesia trong thời gian qua
Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia có truyền thống từ lâu nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước chỉ thực sự khởi sắc từ sau năm 1990, đặc biệt là sau khi Mĩ bỏ cấm vận với Việt Nam và Việt Nam gia nhập ASEAN.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đã tăng lên không ngừng từ sau năm 1990 khi hai nước đẩy mạnh hơn nữa quan hệ ngoại giao. Kim ngạch xuất- nhập khẩu từ 70 triệu USD năm 1990 đến năm 1993 tăng lên 250 triệu USD, năm 1996 là 495 triệu USD. Đến năm 2002 kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đã lên tới 700 triệu USD vào năm 2002 và trong 6 tháng đầu năm 2003 đã đạt 572 triệu tăng 47% so với cùng kì năm trước. ( Xem biểu đồ về tăng trưởng kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam - Indonesia).
Như vậy là trong vòng hơn 10 năm, cùng với việc phát triển quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế văn hoá, xã hội, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đã tăng nhanh, khoảng khoảng 10 lần.
2.3.1 Thực trạng xuất khẩu từ Việt Nam sang Indonesia
2.3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu qua các năm
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia không ngừng tăng lên kể từ khi Việt Nam tiến hành chính sách mở của nền kinh tế và nhất là từ sau năm 1990. Việc Mĩ dỡ bỏ cấm vận kinh tế, cùng với việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo điều kiện cho xuất khẩu Việt Nam sang Indonesia tăng lên.
Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 53,8 triệu USD đến năm 1998 đã đạt 317,2 triệu USD; năm 1999 đạt 420 triệu USD cao nhất từ trước đến nay. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu lại giảm xuống chỉ đạt 248,6 triệu USD và tăng trở lại vào năm 2001 đạt khoảng 270 triệu USD. Từ năm 1995 đến 1999, tốc độ tăng xuất khẩu từ Việt Nam sang Indonesia là 780%, tức là tăng lên gần 8 lần. Sang năm 2000, kim ngạch xuất khẩu vì một số lí do đã giảm đáng kế nhưng đang có dấu hiệu phục hồi.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đã tăng trở lại dù còn thấp
So với giai đoạn trước khủng hoảng, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt cao, nhưng sau khủng hoảng tài chính 1997 tốc độ này giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân của tình hình này chủ yếu là do đồng tiền của Indonesia đã bị phá giá mạnh do khủng hoảng trong khi đồng Việt Nam lại tương đối ổn định do vậy đã làm cho giá cả hàng hoá của Việt Nam trở nên đắt hơn một cách tương đối, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
2.3.1.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang Indonesia trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam .
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Indonesia là nông sản, khoáng sản, bên cạnh đó là hàng may mặc, …. kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu đến năm 1997 như sau:
Bảng: 7 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng sang Indonesia
Đơn vị: 1000 USD
Tên sản phẩm
Năm 1994
1995
1996
1997
Than
156
287
Hàng may sẵn
112
304
Gạo
12016
32494
9580
13700
Ngô
3118
Lạc Nhân
15629
13615
12868
6824
Cà Phê
2248
143
2218
Chè
111
Nguồn: Quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam; NXB Chính trị quốc gia -1999
Cùng với sự phát triển của quan hệ thương mại giữa hai nước các mặt hàng tham gia trao đổi cũng phong phú hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác thêm được nhiều mặt hàng để xuất khẩu sang Indonesia. Đến năm 2001 danh mục các mặt hàng xuất khẩu sang Indonesia đã phong phú hơn rất nhiều (Xem bảng 8: các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Indonesia.) Tính đến năm 2001 Việt Nam đã xuất khẩu sang Indonesia các mặt hàng sau
Bảng: 8 - Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Indonesia năm 2001
STT
Tên mặt hàng
Đơn vị tính
1000 tấn
Lượng
Trị giá
Tỉ trọng
(1000 USD)
%
1
Dầu thô
Tấn
778,062
150,228
4.81
2
Gạo
Tấn
418,023
70,158
11.25
3
Lạc nhân
Tấn
16,130
7,270
18.98
4
Hạt tiêu
Tấn
1,742
2,592
2.84
5
Gỗ
1,964
9.86
6
Linh kiện điện tử và tivi, máy tính và linh kiện
1806
0.25
7
Cà phê
Tấn
4,421
1,803
0.46
8
Hàng rau hoa quả
1,676
0.49
9
Sản phẩm nhựa
1,156
0.97
10
Chè
Tấn
1,297
946
1.21
11
Hàng thuỷ sản
930
0.05
12
Đường
2,010
898
2.77
13
Cao su
Tấn
796
0.48
14
Hoa hồi
781
5.71
15
Ngô hạt
622
16
Hàng dệt may sẵn
455
0.02
17
Than đá
Tấn
11,149
433
0.38
18
Giầy dép
175
0.01
19
Dây cáp điện
161
0.09
20
Quế
Tấn
38
110
1.81
21
Sản phẩm gỗ
70
1.15
22
Balô, cặp, túi
42
0.02
23
Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, tinh bột hoặc sữa
22
0.01
24
Thực phẩm khác
9
25
Thảm
4
Nguồn : Thống kê thương mại Việt Nam 2001 - NXB Chính trị quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh; 2002
Nhìn bảng số liệu ta có thể nhận thấy rất rõ tuy giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng lên so với trước nhưng tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia trong tổng trị giá mặt hàng xuất khẩu cùng loại của Việt Nam là thấp.
Trong tất cả các mặt hàng thì lạc nhân là mặt hàng có tỉ trọng xuất khẩu sang Indonesia là lớn nhất hơn 18%, song lại không phải là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu lạc nhân đạt:7.270 nghìn USD tăng hơn 10% so với năm 1997.
Mặt hàng có tỉ trọng cao thứ 2 là gạo: 11%. Nước ta có điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Gạo là một sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. Chúng ta đã xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường khác nhau và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong đó có thị trường Indonesia. Thị trường gạo Indonesia vốn là thị trường truyền thống của Việt Nam nhưng cũng là một thị trường mà ta phải chịu sự cạnh tranh rất mạnh từ Thái Lan hoặc Philippin. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ngoài việc phải chịu sự cạnh tranh mạnh còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu nhập khẩu của Indonesia. Nhu cầu nhập khẩu lương thực trong đó có gạo của Indonesia tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất hàng năm do đó chứa nhiều yếu tố không ổn định.
Dầu thô- thuộc nhóm hàng khoáng sản, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Đây là nguồn thu ngoại tệ rất quan trọng của đất nước. Năm 2001 tổng thu từ xuất khẩu dầu ước đạt 3.125.602 nghìn USD, năm 2002 đạt khoảng 3.270.492 nghìn USD. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia, dầu thô là mặt hàng có trị giá thương mại lớn nhất. Tuy sản lượng dầu thô xuất khẩu sang Indonesia chỉ chiếm 4,5 % sản lượng dầu xuất khẩu nước ta nhưng nó lại chiếm vị trí quan trọng số 1 trong tổng giá trị hàng xuất của Việt Nam sang Indonesia, đạt 150.225 nghìn USD.
Gỗ cũng là một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn trong danh mục các hàng hoá xuất sang Indonesia, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.964 nghìn USD, chiếm tỉ trọng 9,6% trong tổng số sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Indonesia có thế mạnh lớn về rừng với nhiều loài gỗ quý. Hiện nay gỗ xuất sang Indonesia chủ yếu là các loại gỗ qua chế biến vì Việt Nam đã thực hiện chính sách đóng cửa rừng, và gỗ đã được đưa vào danh sách hàng nhạy cảm.
Một mặt hàng nông sản khác cũng được Indonesia nhập khẩu mạnh là hạt tiêu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 2.592 nghìn USD, chiếm tỉ trọng 2,84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của nước ta. Hiện nay hạt tiêu là mặt hàng khó bán do ít khách mua lại chịu cạnh tranh mạnh từ nhiều nước trồng hạt tiêu khác như Mĩ La Tinh, nên việc buôn bán cũng gặp nhiều khó khăn vì vậy Việt Nam cần cố gẵng giữ cho được thị phần và bạn hàng đang có.
Tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng khác sang Indonesia trong tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng đó của Việt Nam chỉ chiếm dưới 2%, chiếm vị trí rất khiêm tốn. Tuy vậy đây cũng là dấu hiệu khả quan vì trong số các mặt hàng mới, đã xuất hiện những mặt hàng có giá trị kinh tế cao hơn, những mặt hàng đòi hỏi gia công chế biến nhiều hơn: như thiết bị, linh kiện điện tử, hàng dệt may, giầy dép, dây cáp điện
Tương quan giữa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia với giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước còn lại trong ASEAN
Giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng trị giá các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN.
Bảng: 9 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN .
Đơn vị: triệu USD
năm 1995
1998
1999
2000
2001
Tổng kim ngạch xuất khẩu
5448.9
9360.3
11541.4
14482.7
15027
Các nước ASEAN
996.9
1945
2516.3
2619
2551.7
Indonesia
53.8
317.2
420
248.6
264.3
Campuchia
94.6
75.2
90.2
142.6
146
Lào
20.6
73.4
165.2
70.7
62.4
Malaixia
110.5
115.2
256.5
413.9
337.2
Philipin
41.5
401.1
393.2
478.4
368.4
Singapore
689.8
740.9
876.4
885.9
1043.7
Thái Lan
101.3
295.4
312.7
372.3
322.8
Nguồn: Niên giám thống kê 2001; NXB Thống kê 2002
Trong khu vực ASEAN bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Singapore. Cho đến năm 1999, Indonesia giữ vị trí thứ hai, tiếp theo đó là các nước Malaixia, Thái Lan, Philipine. Sang năm 2000 Indonesia từ chỗ là bạn hàng xuất khẩu quan trọng thứ 2 của Việt Nam nay tụt xuống vị trí thứ 4. Không chỉ tỉ trọng hàng xuất khẩu trong tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Indonesia giảm sút mà giá trị xuất khẩu tuyệt đối cũng có sự tụt giảm.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 không làm cho kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của các nước ASEAN giảm nhưng sang năm 2000, 2001 khi nền kinh tế ASEAN bước đầu phục hồi thì thay vì kim ngạch nhập khẩu tăng lên thì nó lại giảm đi đang kể. Chỉ trừ ở Singapore, hầu các nước còn lại trong ASEAN 5 đều giảm nhập khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là Indonesia. So với năm 1999, năm 2000 kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của Indonesia đã giảm đi 41% và do vậy tỉ trọng hàng xuất khẩu Việt Nam sang Indonesia so với tỉ trọng hàng Việt Nam xuất sang các nước còn lại trong ASEAN đã giảm đáng kể. So với năm 2000, năm 2001 tỉ trọng này đã tăng lên chút ít khoảng gần 1% tương ứng tăng 15 triệu USD.
Ta có thể nhận thấy rõ sự thay đổi này thông qua biểu đồ trên đây.
Trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia tăng trở lại thì
kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan, Malaixia, Philipin, Lào lại tụt giảm từ 12% đến 19%. Đây là tốc độ giảm lớn. Như vậy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN thời gian gần đây không ổn định.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chiếm tỉ trọng khá cao, tuy rằng bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là Singapore nhưng việc cắt giảm nhập khẩu ở thị trường Indonesia nói riêng và các nước còn lại ASEAN nói chung cũng đặt ra cho Việt Nam bài toán phải mở rộng và phát triển nhiều thị trường vừa là để tăng kim ngạch xuất khẩu vừa là để đề phòng nguy cơ bị kéo vào khủng hoảng kinh tế của nước bạn hàng do phụ thuộc vào nhiều vào thị trường của bạn.
Vị trí của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Indonesia.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm một tỉ trọng rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Indonesia.
Cho đến năm 1999 tỉ trọng hàng Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Indonesia đều tăng, sang năm 2000 tỉ trọng này lại giảm xuống mà nguyên nhân vừa là do giá trị tuyệt đối của kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam giảm, vừa là do tổng kim ngạch nhập khẩu của Indonesia tăng.( Xem:10 Tỉ trọng hàng Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Indonesia.) Chỉ tiêu này cho phép chúng ta xác định vị trí của Việt Nam trong quan hệ ngoại thương của Indonesia. Chúng ta chưa phải là bạn hàng lớn của Indonesia, do vậy chúng ta cần nỗ lực hơn nữa trong phát triển xuất khẩu sang Indonesia. Đối với những mặt hàng mà tỉ trọng xuất khẩu sang Indonesia còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu của bạn ta cần cố gắng tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra căn cứ vào nhu cầu nhập khẩu của bạn cần tích cực phát triển các mặt hàng mới để đa dạng hoá mặt hàng, tăng nguồn thu từ xuất khẩu.
Bảng: 10 Tỉ trọng hàng Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Indonesia.
Đơn vị Triệu USD
1995
1998
1999
2000
Tổng kim ngạch NK của Indonesia
45,418
48,848
48,665
62,124
Kim ngạch NK từ Việt Nam
53.8
317.2
420
248.6
Tỉ trọng hàng Việt Nam trong tổng kim ngạch NK của Indonesia (%)
0.12%
0.65%
0.86%
0.40%
Nguồn: Niên giám thống kê 2001; NXB Thống kê 2002
Mục đích nhập khẩu của Indonesia
Đối với các mặt hàng là lương thực như gạo….Indonesia nhập khẩu chủ yếu để tiêu dùng trong nước. Trước khi khủng hoàng tài chính tiền tệ xảy ra nông nghiệp không phải là ngành được Indonesia coi trọng và đầu tư thích đáng, sự bỏ bễ một lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp trong thời kì phát triển hưng thịnh không gây vấn đề gì lớn cho nền kinh tế vì Indonesia có thể lấy kết quả kinh doanh của những ngành kinh tế khác bù đắp cho nông nghiệp. Thực tế là hàng năm Indonesia vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn lương thực phục vụ cho nhu cầu của người dân. Khi khủng hoảng nổ ra, thiều hụt lương thực đã làm trầm trọng thêm hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng do vậy hiện nay Indonesia đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế, dành cho nông nghiệp vị trí xứng đáng hơn. Thực hiện các cải cách trên đồng nghĩa với việc nhu cầu về nhập khẩu lương thực sẽ giảm đi và đây là thách thức với hoạt động xuất khẩu lương thực của Việt Nam sang Indonesia.
Thời gian gần đây Việt Nam cũng xuất khẩu được một số mặt hàng tiêu dùng như quần áo, dày dép sang Indonesia nhưng kim ngạch xuất khẩu còn thấp.
Những mặt hàng là nguyên liệu thô được Indonesia nhập khẩu để chế biến rồi sau đó xuất khẩu như dầu mỏ, lạc nhân…Sau khủng hoảng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng đã mua lại các nhà máy chế biến của Indonesia và đang kinh doanh rất phát triển. Ngoài việc nhắm đến thị trường hơn 200 triệu dân của Indonesia, họ còn nhắm đến thị trường ASEAN rộng lớn hơn khi AFTA được thực hiện. Đây cũng chính là thách thức với các doanh nghiệp chế biến của Việt Nam trong cạnh tranh với các sản phẩm chế biến cùng loại của Indonesia.
Hiện nay Indonesia đang phát triển công nghiệp hoá dầu. Bên cạnh khai thác các mỏ dầu trong nước, Indonesia đang nhập khẩu dầu thô phục vụ cho công nghiệp hoá dầu.
Nhiều mặt hàng chúng ta xuất khẩu sang Indonesia cũng chính là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Indonesia, hoặc là những mặt hàng Indonesia chưa tự mình đáp ứng đủ nhu cầu. Như vậy, hàng xuất khẩu của Việt Nam không phải là những hàng cạnh tranh với hàng nội địa của Indonesia mà là những mặt hàng mang tính chất bổ sung.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu thì nông sản chiếm phần lớn mà đây lại là những sản phẩm nằm trong danh mục những sản phẩm nhạy cảm của Indonesia, chịu mức thuế cao và không nằm trong diện được giảm thuế nhanh trong khuôn khổ của CEPT. Do vậy đây cũng là một cản trở đối việc phát triển xuất khẩu sang Indonesia.
2.3.2. Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia
Đối với phát triển kinh tế xuất khẩu và nhập khẩu đều có vai trò quan trọng. Khó có thể đánh giá hoạt động nào quan trọng hơn hoạt động nào. Xuất khẩu là để có nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu. Nhập khẩu chính là động lực góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào là để phát triển sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xuất khẩu, và khi sản xuất phát triển cũng chính là nền kinh tế phát triển. Nhập khẩu hàng tiêu dùng ngoài việc để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân còn tạo ra sự cạnh tranh với sản xuất trong nước, tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Nhìn chung, song song với với tăng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia cũng tăng không ngừng
2.3.2.1. Kim ngạch nhập khẩu qua các năm
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia tăng đều qua các năm. Năm 1995, kim ngạch nhập khẩu mới đạt 190 triệu USD, sang năm 1998 đã lên đến 256,5 triệu USD, tăng 35%. Kim ngạch nhập khẩu tiếp tục tăng lên đến năm 2000 đạt 345, 4 triệu USD . Sang năm 2001, kim ngạch nhập khẩu từ Indonesia lại giảm khá mạnh khoảng 8 %. Ta có thể thấy rõ sự biến động về nhập khẩu qua biểu đồ sau( Nguồn: Niên giám thống kê 2001- NXB Thống kê
)
2.3.2.2. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Indonesia trong tổng giá trị các hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng chế biến từ Indonesia, những mặt hàng mà Việt Nam chưa tự sản suất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong quá trình phát triển kinh tế, bên cạnh những mặt hàng truyền thống luôn nằm trong danh mục hàng nhập của Việt Nam từ Indonesia như phân urê, thuốc trừ sâu, sắt thép, nhôm, máy thiết bị các lĩnh vực… cũng có những mặt hàng Việt Nam đã tự đáp ứng được nhu cầu trong nước và không còn nhu cầu nhập khẩu nữa như ximăng, hoặc cũng có thêm nhiều mặt hàng mới xuất hiện trong danh mục hàng nhập khẩu của Việt Nam mà trước chưa có….. Điều này cũng thể hiện bước phát triển trong quan hệ buôn bán giữa hai nước. Cụ thể đến năm 2001 Việt Nam đã nhập khẩu của Indonesia các mặt hàng chủ yếu sau( xem bảng: 11 các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Indonesia )
Bảng: 11 Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Indonesia năm 2001
STT
Tên mặt hàng
Đơn vị tính
Lượng
Trị giá
Tỉ trọng
(1000 USD)
%
1
Phân bón
Tấn
318,162
40,721
9.73%
2
Giấy
Tấn
42,805
20,656
11.18%
3
Hoá chất
18,958
5.88%
4
Sợi dệt đã xe
18,393
8.05%
5
Xăng dầu
Tấn
65,397
16,249
0.89%
6
Vải
14,234
3.74%
7
Gỗ
Tấn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B14.doc