Khóa luận Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ 1986 đến nay

MỤC LỤC

TRANG BÌA Trang

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NHẬT BẢN VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN 6

I. Khái quát về Nhật Bản 6

1. Vị trí địa lý 6

2. Hệ thống chính trị 7

3. Chính sách đối ngoại 8

4. Thành tựu kinh tế 9

5. Văn hoá - giáo dục 12

6. Nhật bản trong tương lai 12

II. Lịch sử phát triển và tầm quan trọng của việc mở rộng mối quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản 14

1. Lịch sử phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản 14

2. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh mối quan hệ thương mại với Việt Nam nhìn từ góc độ Nhật Bản 17

3. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh mối quan hệ thương mại với Nhật Bản nhìn từ góc độ Việt Nam 18

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY 19

I. Những nhân tố khách quan và chủ quan thúc đẩy quan hệ thương mại Việt-Nhật 19

1. Nhân tố khách quan 19

2. Nhân tố chủ quan 20

II. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản 21

1. Sự tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam và Nhật Bản 21

2. Động thái tích cực và cơ cấu xuất khẩu từng mặt hàng của Việt Nam – Nhật Bản 28

III. Đánh giá thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1986 – nay 44

1. Thuận lợi 44

2. Khó khăn 45

3. Những hạn chế trong quan hệ thương mại giữa hai nước 47

CHƯƠNG III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN 50

I. Triển vọng của trao đổi mậu dịch 50

1. Khả năng và phương hướng xuất khẩu ở Việt Nam sang thị trường Nhật

2. Triển vọng hàng hoá xuất khẩu từ Nhật Bản 52

3. Triển vọng đẩy mạnh mối quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản 54

4. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam những năm tới trong giai đoạn (2000-2010) 55

II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Nhật 57

1. Giải pháp khắc phục những mặt yếu trong xuất - nhập khẩu 57

2. Tác động đến thị trường thông qua hoạt động quảng cáo 59

3. Hàng hoá đảm bảo yêu cầu chất lượng 60

4. Nắm vững những thông tin về thị trường Nhật Bản 61

5. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ở bộ phận xuất nhập khẩu 62

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69,0 4980,0 21,5 639,0 3924,0 16,3 1994 1350,0 4054,0 33,3 644,0 5826,0 11,0 1995 1716,0 5200,0 33,0 921,0 7500,0 12,3 1996 2020,0 7256,0 27,8 1140,0 11144,0 10,2 1997 2198,0 8905,0 24,7 1283,0 11200,0 11,5 1998 1481,0 9323,0 15,9 1469,0 11494,0 12,78 1999 1786,0 11520,4 15,5 1476,0 11622,0 12,7 2000 2621,0 14448,0 18,14 2250,0 15635,0 14,4 2001 2509,0 15027,0 16,7 2215,0 16162,0 13,7 2002 2438,0 16705,0 14,6 2509,0 19733,0 12,71 2 tháng 2003 366,0 3044,0 12,02 442,0 3350,0 12,59 Nguồn: Bộ Thương Mại – Vụ Châu á - Thái Bình Dương-năm 2003 [19] Cơ cấu nhập khẩu của ta từ Nhật Bản trong năm 2002 vẫn là những mặt hàng truyền thống được ưa chuộng như: máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử và máy vi tính, sắt thép các loại, ô tô và xe máy dạng CKD, SKD. Nhóm mặt hàng chủ yếu này chiếm khoảng 55% giá trị hàng nhập khẩu. Nhìn chung buôn bán thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2002 không có gì đột biến. Việt Nam vẫn coi Nhật Bản là thị trường truyền thống đầy tiềm năng và khá ổn định. Tuy nhiên thực tế những năm gần đây và năm 2002 vừa qua cho thấy Việt Nam rất khó tăng lượng hàng xuất khẩu. Kim ngạch buôn bán hai nước quá nhỏ bé, chỉ bằng khoảng 18% nếu so với khối lượng xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Nhật Bản năm qua. Lý do của tình hình này một mặt do tình hình kế toán Nhật Bản năm qua vẫn còn khá ảm đạm, thu nhập và sức mua đều giảm, mặt khác hàng tiêu dùng chưa hấp dẫn và rất khó có thể cạnh tranh với hàng hoá Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản. Do vậy buôn bán hai nước chưa tương xứng với khả năng hiện có của cả hai phía. Điều muốn nhấn mạnh ở đây là: hàng hoá của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng như: hoa quả, nông sản vẫn chưa thể thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Vì vậy, điều này đặt ra cho cả hai phía là cần phải có những giải pháp thực tế và hiệu quả hơn, nếu như mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại hai nước trong thời gian sắp tới, rõ ràng tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn vào thị trường Nhật Bản là một định hướng chiến lược đúng đắn, song để biến ý tưởng và cơ hội này trở thành hiện thực quả là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại và trong thời gian tới. 2. Động thái tích cực và cơ cấu xuất nhập khẩu từng loại mặt hàng của Việt Nam - Nhật Bản Năm 1992 là năm đầu tiên giá trị buôn bán giữa hai nước đạt trên một tỷ USD. Điều đáng nói ở đây là phần lớn khách thăm quan du lịch vào Việt Nam là các nhà kinh doanh, các nhà kinh tế của Nhật Bản nhằm thăm dò thị trường. Kết quả một số những dự án hoạt động kinh doanh đã được chuẩn bị như: Missubishi, Nisho, Aiwa Bank, Tomen… đã mở văn phòng đại diện với một số hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại Việt Nam. Tháng 2/1993 liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản tới thăm Việt Nam. Đến tháng 3/1993 Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính thức sang thăm Nhật Bản 4 ngày và bày tỏ mong muốn Nhật Bản tăng cường hợp tác hơn nữa với Việt Nam, đặc biệt ngày 3/2/1994 Mỹ chính thức tuyên bố huỷ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Từ đây quan hệ thương mại Việt – Nhật không còn gặp phải những trở ngại nữa. Ngày 29/2/1994 “Diễn đàn thúc đẩy và phát triển hơn nữa quan hệ kinh doanh Việt Nam – Nhật Bản” đã được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Diễn đàn này diễn ra rất sôi động và thu hút đông đảo doanh nghiệp hai nước tham gia. Sự kiện này đánh dấu một mốc phát triển mới trong quan hệ. Từ tháng 4/1994 chính phủ Nhật Bản mở thêm bảo hiểm thương mại ngắn hạn cho Việt Nam, hiệp định “Tránh đánh thuế hai lần”. Cứ 6 tháng một lần phía Nhật xem xét và điều chỉnh lại chính sách bảo hiểm thương mại. Những bước tiến này từ phía Nhật nhằm đẩy mạnh buôn bán với Việt Nam. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là chuyến thăm của Thủ tướng Murayama-Nhật Bản. Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản trong hai ngày 25 và 26 tháng 8 năm 1994 đã mở ra một trang sử mới trong quan hệ Việt – Nhật. Trong chuyến thăm Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố sẽ ủng hộ tích cực chính sách đổi mới của Việt Nam. Nhật Bản còn cử giáo viên sang Việt Nam dạy tiếng Nhật và viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 7.733.000.000 Yên. Bằng các chính sách và bước đi của mình, chính phủ Nhật Bản đã thực sự thúc đẩy tiến trình hợp tác với Việt Nam trên cả lĩnh vực thương mại và đầu tư. Cuối năm 1994 một phái đoàn thương mại Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu dẫn đầu sang thăm Nhật Bản. Tất cả những việc làm thiết thực này đã góp phần đẩy mạnh bước tiến trong quan hệ thương mại Việt – Nhật thời kỳ này. Vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam tăng nhanh năm 1992 là 370 triệu USD, 1993 là 476 triệu USD và đến cuối năm 1994 đã lên tới 600 triệu USD. Song song với tiến trình ODA đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam cũng tăng nhanh. Năm 1989 Nhật Bản còn đứng cuối cùng trong danh sách 10 nước có vốn đầu tư vào Việt Nam nhưng cho tới năm 1994 đã vượt lên đứng thứ 3 sau Đài Loan và Hồng Kông với 64 dự án, tổng số vốn xấp xỉ 600 triệu USD. Nhưng đến ngày 30/6/1996 tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam đã lên tới 2,1 tỷ USD. Đầu tư của Nhật chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sản xuất xi măng, sắt thép phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Bất động sản. Xây dựng các nhà máy cơ khí để lắp ráp ô tô và xe máy. Lĩnh vực này thu hút nhiều vốn đầu tư nhất của Nhật Bản tại Việt Nam. Nhật đã xây dựng các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy lớn tại Việt Nam như Toyota, Honda, Daihatsu, Yamaha. Như vậy, ta có thể thấy rằng quan hệ thương mại Việt – Nhật từ cuối thập kỷ 80 tới nay không thuần tuý là hoạt động buôn bán mà là quan hệ thương mại được đặt trong mối quan hệ với ODA và đầu tư trực tiếp. Hai loại vốn này của Nhật là động lực thúc đẩy quan hệ buôn bán hai nước phát triển. Sự tăng lên của buôn bán kéo theo sự tăng trưởng thương mại Việt – Nhật. Ngày 11/7/1995 Mỹ chính thức tuyên bố “Bình thường hoá quan hệ với Việt Nam”. Sự kiện này đã thực sự mở ra cho Việt Nam quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Những bước tiến của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam thực sự có ý nghĩa đối với quan hệ thương mại Việt – Nhật từ đó không có một lý do khách quan nào ngăn cản mối quan hệ này phát triển và chính phủ Nhật Bản cũng không phải điều chỉnh chính sách kinh tế của mình đối với Việt Nam. Ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức tham gia vào ASEAN. Sự kiện này đã đặt Việt Nam vào vị thế mới trong quan hệ với Nhật Bản. Tất cả mọi ưu đãi buôn bán mà Nhật dành cho ASEAN thì Việt Nam cũng được hưởng. Hoàn cảnh quốc tế ngày càng thuận lợi đã tạo đà cho quan hệ thương mại Việt – Nhật phát triển không ngừng. Năm 1988 là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản sau một thời gian dài nhập siêu. Năm 1988 Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng vọt và cán cân thương mại bắt đầu đổi chiều. Điều đáng chú ý là từ năm 1990 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật đã tăng vọt lên trên 100 tỷ Yên nhưng đến năm 1996 đã lên tới 343,5 tỷ Yên. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng nhanh và ổn định, yếu tố này chứng tỏ thị trường Nhật Bản đã chấp nhận hàng hoá của Việt Nam và triển vọng sẽ còn tăng hơn nữa. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 1996 tăng 136%, cán cân thương mại Việt – Nhật năm 1996 vẫn nghiêng về phía Việt Nam và năm 1996 Việt Nam đã xuất siêu sang Nhật Bản với trị giá 9,5 tỷ Yên, chiếm 27,8% kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật năm 1996. Bắt đầu từ năm 1988 tỷ lệ này càng giảm dần tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân là do bắt đầu từ thời gian này Việt Nam bắt đầu trú trọng vào nhập máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ công cuộc hiện đại hoá đất nước. Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn của Việt Nam trong nhiều năm. Từ cị trí thứ tư Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai vào năm 1985 sau khối SEV với kim nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mất đi thị trường truyền thống, Singapore và Nhật Bản đã vượt hàng thứ nhất và thứ hai. Tới năm 1994 Nhật Bản đẩy Singapore lùi lại phía sau và ngoi lên đứng đầu trong số các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam. Năm 1990 tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 809 triệu USD. Các năm sau đều tăng liên tục, cho đến năm 2002 (8 tháng đầu năm) tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đã đạt 3.759 triệu USD. (xem bảng 1). Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản khá đơn giản nhất là những năm đầu của quan hệ thương mại, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là những sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến đơn giản chủ yếu là 4 mặt hàng: dầu thô, thuỷ sản, sắt (xem bảng 4). Bảng 4: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu củaViệt Nam sang Nhật Bản giai đoạn từ 1989 đến 1996 Năm Dầu thô Thuỷ sản Sắt vụn Than 1989 50,59 17,4 9,3 3,3 1990 64,4 18 3,3 3,3 1992 60 14,3 3,3 2,3 1995 35,5 15,1 3,3 3,3 1996 32,1 11 3,3 3,4 Nguồn: Thống kê của Bộ tài chính Nhật Bản [10] Việt Nam vẫn coi Nhật Bản là thị trường truyền thống đầy tiềm năng và khá ổn định. Tuy nhiên thực tế những năm gần đây và năm 2002 vừa qua cho thấy Việt Nam có khó khăn việc tăng lượng hàng xuất khẩu sang Nhật bản. Kim ngạch buôn bán giữa hai nước còn rất thấp chỉ bằng khoảng 18% nếu so với khối lượng hàng xuất nhập nhập giữa Trung Quốc và Nhật Bản năm qua. Lý do chủ yếu của tình hình này là kinh tế Nhật những năm qua vẫn còn khá ảm đạm, thu nhập và sức mua đều giảm. (xem bảng 5 dưới đây) Bảng 5: Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản từ 1998 đến 2000 Đơn vị: Triệu USD 1998 1999 2000 Triệu USD Tỷ trọng (%) Triệu USD Tỷ trọng (%) Triệu USD Tỷ trọng (%) Tổng KNNK 1481,0 100 1786,0 100 2621,0 100 Cà phê 37,7 2,54 25,5 1,37 20,9 0,8 Dầu thô 294,0 19,8 358,9 20,09 502,4 19,16 Giày dép 27,4 1,84 32,6 1,82 78,2 2,98 Thuỷ sản 347,1 23,4 412,4 23,08 488,0 17,08 Hàng dệt may 320,9 21,66 417,1 23,34 619,6 23,63 Than đá 4,6 0,31 41,7 2,33 34,8 1,33 Nguồn:Bộ Thương Mại – Vụ Châu á - Thái Bình Dương [19] Qua việc phân tích này có thể thấy: Cơ cấu xuất khẩu có tiến bộ, nếu như giai đoạn 1989-1996 ta xuất khẩu chủ yếu là tài nguyên, nguyên liệu thô như: dầu thô, than đá, hải sản thì đến nay ta đã xuất khẩu được những mặt hàng công nghiệp điều đó nói lên ta đã có đầu tư về máy móc, công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại nhiều hơn và có sự nâng cao về trình độ sản xuất qua xuất khẩu được mặt hàng công nghiệp sang Nhật Bản như: hàng dệt may, dây cáp điện, vi tính, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa, xe đạp…. Một số mặt hàng mới nhưng có hạn ngạch khá và đang tăng nhanh như dây cáp điện, đồ gỗ, hạt điều, đồ nhựa. Trong những năm gần đây ba mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật cao nhất là dệt may, dầu thô và thuỷ sản, đặc biệt là hàng dệt may có xu hướng tăng. Năm 2002 đã có 4 mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản với khối lượng lớn đạt từ 174 đến 555 triệu USD. Chính những yếu tố này giúp Việt Nam phần nào khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng. Tuy nhiên cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam còn đơn giản, trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế có giá thành cao, chất lượng không đồng đều nên sức cạnh tranh bị hạn chế. Nhưng những năm gần đây, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước luôn ở mức 4,7-4,8 tỷ USD/năm trong đó xuất khẩu khoảng 2,5 tỷ USD. Bảng 6: 20 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật có kim ngạch lớn nhất 2001-2002 Đơn vị: Triệu USD Tên hàng 2001 Tên hàng 2002 Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Hàng dệt may 591,50 29,6 Hải sản 555,44 22,8 Hải sản 474,76 18,9 Hàng dệt may 489,95 20,0 Dầu thô 384,69 15,3 Dầu thô 249,85 10,2 Dây điện 145,66 5,8 Dây điện 147,10 6,03 Giày dép 64,4 2,56 LK và máy vi tính 57,11 2,34 LK và máy vi tính 50,82 2,02 Giày dép 53,92 2,21 Than đá 35,59 1,41 Than đá 48,50 1,98 Sản phẩm nhựa 28,29 1,12 Thủ công mỹ nghệ 43,17 1,77 Thủ công mỹ nghệ 25,16 1,0 Sản phẩm nhựa 30,16 1,23 Cà phê 17,85 0,71 Cà phê 15,99 0,65 Sản phẩm sữa 15,08 0,6 Rau quả 14,52 0,6 Rau quả 14,52 0,57 Cao su 10,44 0,42 Xe đạp và phụ tùng 12,11 0,5 Xe đạp và phụ tùng 9,88 0,4 Cao su 5,22 0,2 Hạt điều 5,13 0,2 Hạt điều 4,84 0,19 Đồ chơi trẻ em 3,14 0,13 Đồ chơi trẻ em 4,51 0,18 Dầu ăn 3,03 0,12 Gạo 4,12 0,16 Chè 2,98 0,12 Dầu ăn 2,68 0,1 Quế 1,51 0,06 Chè 1,65 0,06 Sản phẩm sữa 3,03 0,12 Tổng KNXK 2509,0 100 Tổng KNXK 2438,0 100 Nguồn: Bộ Thương Mại [19] Mặc dù Nhật Bản là một thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao, song các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có những cơ hội thâm nhập nếu tích cực và kiên trì tham gia các đợt triển lãm chuyên ngành hàng và trưng bày hàng hoá tại những nơi mọi người Nhật đều có thể biết được. Về phía Nhật Bản, ngoài các tập đoàn lớn có tên tuổi đã có mặt ở Việt Nam rất lâu, hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Được sự hỗ trợ của trung tâm xúc tiến đầu tư ASEAN- Nhật Bản, khoảng 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc vùng Yokohama sẽ sang Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở Việt Nam và trung tuần tháng 5 năm 2003. Trung tâm này là cơ quan tài trợ nhiều hoạt động giao lưu và xúc tiến thương mại đầu tư giữa Nhật Bản - Việt Nam, mỗi năm tài trợ hai cuộc hội thảo và hai chuyến khảo sát cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Cuối tháng 7/2003, một đoàn các nhà đầu tư, thương mại và du lịch Nhật Bản sẽ sang thăm Việt Nam để nghiên cứu và tìm hiểu khả năng làm ăn ở Việt Nam trong tương lai. Đó là những tín hiệu rất mới, rất thuận lợi cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong tương lai. [14] Hải sản của Việt Nam: Hải sản nhất là tôm và mực đông lạnh của Việt Nam được thị trường Nhật Bản đánh giá cao. Việt Nam hiện là một trong những nước hàng đầu xuất khẩu tôm và mực vào thị trường Nhật Bản. Năm 2002 dự kiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 555,44 triệu USD tăng 6,8% so với năm 2001. Dự kiến năm 2003 có thể đạt 600 triệu USD. Hầu hết lượng tôm và mực đông lạnh mà ta chào hàng đều được khách hàng Nhật chấp nhận và đặt mua. Tuy nhiên để nâng cao giá bán và tăng tính hấp dẫn đối với mạng lưới xuất khẩu và phân phối tại Nhật, các doanh nghiệp chế biến cần phải quan tâm hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm và việc lấy chứng chỉ xác nhận trước về chất lượng (Pre-qualification) đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó góp phần rất lớn vào việc giảm chi phí phát sinh trong quá trình hàng hoá lưu thông tại Nhật. Giày dép và sản phẩm da: Việt Nam hiện đang đứng hàng thứ 5 trong số các nước xuất khẩu giày dép và thị trường Nhật Bản. Trong xu thế xuất khẩu các mặt hàng này ở Nhật Bản ngày càng tăng, nếu khắc phục được yếu kém chủ quan như chất lượng da, công nghệ chế biến da, cung cấp phụ kiện mẫu mã, thì ngành giày da Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản trong thời kỳ tới. Năm 2002 ước đạt 73,5 triệu USD tăng 24,2% so với năm 2001, dự kiến năm 2003 đạt 120 triệu USD. Hàng dệt may: Việt Nam hiện đứng thứ 4 trong số nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản. Hàng dệt may của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao so với các nước khác trong khu vực. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 489,95 triệu USD, giảm 10,16% so với 2001. Để duy trì và phát triển chỗ đứng của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, ngành dệt may nên chủ động thay đổi cơ cấu sản phẩm và xác định vai trò thương hiệu hàng dệt may của Việt Nam. Nói chung thị phần hàng dệt may của Việt Nam còn khá khiêm tốn và chịu sự cạnh tranh rất lớn đối với hàng dệt may của Trung Quốc. Để tăng kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần trú trọng hơn nữa đến sản xuất hàng dệt kim. Mục tiêu là thị trường đại chúng, chưa phải là thị trường quần áo cao cấp bởi năng lực sáng chế đa dạng mẫu mã của hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa có nhiều biến chuyển trong thời gian tới. Xuất khẩu cao su: Cao su của Việt Nam không thâm nhập được nhiều vào thị trường Nhật Bản do chưa thích hợp về chủng loại. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam hiện nay là Thái Lan (71,6% thị phần), Indônêxia (21,1%), Malayxia (4,9%). Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu cao su vào thị trường Nhật Bản cần nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành cao su, tăng tỷ trọng các loại cao su RS và RSS đáp ứng sản phẩm thị hiếu của thị trường. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 10,44 triệu USD tăng 52,2% so với năm 2001, Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cao su sang thị trường Nhật Bản năm 2003 đạt 12,5 triệu USD. Xuất khẩu rau quả thực phẩm chế biến và chè xanh: Đây là những mặt hàng mà Việt Nam hoàn toàn có khả năng thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật. Nhật Bản hàng năm nhập khẩu khoảng 3 tỷ USD/năm, nhưng Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang thị trường này 7 – 8 triệu USD/năm chiếm chưa đầy 0,3% thị phần. Rau quả Việt Nam có một số loại được người Nhật chấp nhận nhưng nhìn chung chất lượng còn kém và chưa đảm bảo thời hạn giao hàng. Do thực phẩm nhập vào Nhật phải trải qua các khâu kiểm tra hết sức khắt khe về vệ sinh thực phẩm nên ngoài việc phải nâng cao chất lượng còn cần phải liên doanh với các nhà đầu tư Nhật để đáp ứng đúng thị hiếu tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này năm 2002 đạt 14,52 triệu USD tăng 0,12% so với năm 2001. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này năm 2003 đạt 15,5 triệu USD. Nếu có sự đầu tư thích hợp và nâng cao chất lượng sản phẩm thì kim ngạch xuất khẩu năm 2005 có thể đạt trên 20 triệu USD. Xuất khẩu gỗ: Ước tính kim ngạch đồ gỗ năm 2003 đạt 65 triệu USD tăng 59% so với năm 2002. Với lợi thế nhân công và tay nghề, nếu việc đầu tư vào công nghệ xư lý và tận dụng nguồn gỗ cao su dồi dào và gỗ từ Lào và Campuchia, trong những năm tới Việt Nam có khả năng tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản. Đây là mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra có lợi thế nhất, do nhu cầu của người Nhật sử dụng đồ gỗ khá lớn và mặt hàng này không phải qua kiểm dịch [3]. Xuất khẩu than đá: lượng than đá xuất khẩu sang Nhật hiện đạt gần 1,4 triệu tấn/năm chiếm hơn 40% lượng than xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn chung vấn đề duy nhất đặt ra cho ngành than trong thời gian tới là tiếp tục củng cố các đầu mối tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản. Xuất khẩu đồ gốm sứ: Đây là mặt hàng mà ta có thể nâng kim ngạch lên mức độ cao nếu các nhà sản xuất quan tâm hơn nữa đến thị hiếu tiêu dùng và hệ thống phân phối. Các kênh phân phối đã có những thay đổi lớn và các công ty nhập khẩu gần như phải rút khỏi thị trường để nhường chỗ cho những siêu thị và các nhà kinh doanh bán lẻ trực tiếp liên hệ với người sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam nên nắm bắt xu hướng này để triển khai công việc của mình, có thể là liên hệ trực tiếp hoặc có thể là qua internet với các siêu thị lớn của Nhật. Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu nói trên ta thấy chủ yếu Việt Nam vẫn chỉ xuất khẩu sản phẩm có tính nguyên liệu tự nhiên và hàng sản phẩm nông nghiệp sơ chế, chưa xuất khẩu được sản phẩm hàng hoá công nghiệp hoặc sản phẩm lương thực thực phẩm cuối cùng. Trong khi đó những sản phẩm này thường rất rẻ và giá cả không ổn định (xem bảng 7). Bảng 7: Giá xuất khẩu bình quân của một số mặt hàng chủ yếu từ 2000-2002 Giá xuất khẩu bình quân cả năm (USD/T) Giá xuất khẩu bình quân 5 tháng (USD/T) 2000 2001 5T/2000 5T/2001 5T/2002 Gạo 191,9 167,6 206,7 157,8 21,6 Cà phê 683,5 420,0 840,5 466,0 375,8 Cao su 608,5 539,0 604,2 571,7 496,7 Hạt tiêu 3945,9 1596,5 4063,6 1598,5 1333,3 Hạt điều nhân 4883,0 3471,4 5600,0 3929,6 3294,1 Chè các loại 1254,5 1149,4 1143,7 1112,9 1012,7 Lạc nhân 539,5 488,5 540,2 531,5 454,8 Dầu thô 227,1 186,8 204 202,5 169,9 Than đá 28,9 26,4 29,6 24,3 27,2 Nguồn: Tổng cục hải quan [16] Nhật Bản là thị trường tiêu thụ mặt hàng dầu thô, than không khói và thuỷ hải sản của Việt Nam. Năm 1996 dầu thô xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 80% khối lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, thị trường Nhật Bản chiếm 65-70% khối lượng hàng thuỷ hải sản xuất khẩu của Việt Nam (xem bảng 8). Bảng 8: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 1989-1996 Đơn vị tính: % Năm ô tô các loại Ti vi và linh kiện Xe máy Sắt thép ống 1989 13,6 12,8 6,6 3,2 1990 9,6 12,8 12,3 2,9 1992 15,4 17,2 7,5 2,9 1995 5,26 2,1 11,8 3,1 1996 3,3 1,7 13,4 2,2 Nguồn: Thống kê của Bộ Tài Chính Nhật Bản [14] Nước ta thế mạnh là dồi dào tài nguyên thiên nhiên, thể hiện ở chỗ kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng này chiếm phần lớn trong tổng lượng xuất khẩu và lượng lao động dồi dào và. Hạn chế là ở chỗ sản phẩm sơ chế vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch (75 – 80%). Điều quan trọng là phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng thô và sơ chế, tăng dần tỷ trọng hàng hoá chế tạo lắp ráp. Điều này hết sức quan trọng, bởi vì theo ước tính sơ bộ của các chuyên gia hợp quốc thì cùng với việc tăng tỷ trọng hàng chế tạo lắp ráp, thu nhập trên lĩnh vực này của Việt Nam có thể tăng lên hàng trăm triệu USD. Về nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam thì chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp (xem bảng 9). Bảng9 : Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của thị trường Nhật Bản trong năm 1999. Tên mặt hàng Đơn vị Số lượng Kim ngạch (USD) Clinker Tấn 18.506 418.227 Dược phẩm USD 3.172.307 Kính xây dựng USD 145.459 Linh kiện vi tính và điện tử USD 302.730.560 Máy móc thiết bị USD 327.454.621 Nguyên phụ liệu dệt may USD 118154.698 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu USD 32.018.698 Ô tô CKD và SKD Bộ 2.160 20.847.858 Ô tô nguyên chiếc các loại Chiếc 436 11.438.574 Phân bón các loại Tấn 194.336 16.340.681 Sắt thép các loại Tấn 316.357 85.727.310 Xăng dầu các loại Tấn 51.933 6.481.372 Xe máy CKD và IKD Bộ 11.658 16.106.581 Bông Tấn 3.596 5.024.720 Bột mỳ Tấn 40.676 8.804.159 Chất dẻo nguyên liệu USD 44.854.482 Dầu mỡ thực vật Tấn 178 63.236 KNNK trong tháng 12 172.769.445 Tổng KNNK năm 1999 1.476.690.800 Nguồn:Bộ Thương Mại – Vụ Châu á - Thái Bình Dương [19] Để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá công nghệ sản xuất, yêu cầu và đòi hỏi về mặt hàng máy móc, thiết bị rất lớn và cấp bách trong tất cả các ngành, các lĩnh vực công nghiệp như: xây dựng, du lịch, dịch vụ, phương tiện vận tải…. Việt Nam không chỉ nhập những các loại máy móc hoàn chỉnh mà còn nhập dưới dạng linh kiện phụ tùng thay thế. Về chất lượng của các loại máy móc thiết bị nhập từ Nhật Bản hiện nay, nếu so sánh với các loại máy móc thiết bị cùng loại sản xuất trong khu vực thì vượt trội hẳn. Chủng loại và mẫu mã cũng rất phong phú và có chất lượng tốt. Tuy trong thời gian qua Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản, nhưng tiềm năng của việc Việt Nam tăng nhập khẩu từ Nhật Bản cũng rất lớn. Thị trường với nhiều hàng hoá chất lượng cao và có nhiều hàm lượng khoa học kỹ thuật tiên tiến là một thị trường thật hấp dẫn mà Việt Nam cần khai thác. Cơ cấu hàng nhập khẩu của ta từ Nhật Bản trong năm 2002 vẫn là những mặt hàng truyền thống được ưa chuộng như máy móc thiết bị linh kiện điện tử và máy vi tính, sắt thép các loại, ô tô dạng CKD, SKD là nhóm hàng chủ yếu chiếm khoảng 55% trị giá hàng xuất khẩu của Nhật Bản. Nhìn chung những năm gần đây quan hệ trao đổi thương mại Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục được duy trì ổn định. Có thể nhận thấy xu hướng này qua một số con số nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Năm 1999: 1476 triệu USD Năm 2000: 2250 triệu USD Năm 2001: 2215 triệu USD Năm 2002: 2509 triệu USD Năm 2003: 2 tháng đầu năm 442 triệu USD Bảng 10: 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật có kim ngạch lớn nhất năm 2000 STT Tên hàng Số lượng Trị giá (USD) 1 Máy móc thiết bị phụ tùng 459.099.275 2 Linh kiện vi tính và điện tử 456.700.035 3 Nguyên phụ liệu dệt may, da 194.028.283 4 Sắt thép các loại 485.508 tấn 140.218.415 5 Ô tô dạng CKD, SKD 6.459 bộ 68.866.705 6 Phân bón các loại 269.497tấn 21.603.045 7 Xe máy CKD, SKD, IKD 19.478 bộ 15.976.565 8 Ô tô nguyên chiếc các loại 561 chiếc 13.231.698 9 Xăng dầu các loại 53.809 tấn 12.712.475 10 Tân dược 5.693.475 Tổng cộng 1.388.729.971 Loại khác 862.437.257 Tổng số 2.250.567.228 Qua đây chúng ta có thể thấy rằng thực ra Nhật Bản là một thị trường tiềm tàng rất lớn cho việc nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động này vẫn diễn ra một cách cầm chừng và chịu sự tác động khác nhau. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhập khẩu được những dây chuyền công nghệ hiện đại như nguyên vật liệu, linh kiện cần thiết để phát triển nền kinh tế của mình. Sự khác nhau về cơ cấu kinh tế và trình độ trang thiết bị kỹ thuật có ảnh hưởng đáng kể. Trong vài năm gần đây, biểu hiện tích cực trong nhập khẩu từ Nhật Bản, phản ánh sự gia tăng trở lại của FDI làm cho số mặt hàng từ Nhật Bản tăng mạnh nhất là nhóm hàng máy móc thiết bị phụ tùng, linh kiện vi tính điện tử, ô tô dạng CKD, SKD... Đến nay tính được 10 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn. (Xem bảng 11). Bảng 11: 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật có kim ngạch lớn nhất năm 2001 và 2002 STT 2001 2002 Tên hàng Trị giá triệu USD Tên hàng Trị giá triệu USD 1 Thiết bị phụ tùng 580,53 Thiết bị phụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATN ban sua.doc
  • docmuc luc.doc
  • doctrang bia.doc
Tài liệu liên quan