Khóa luận Quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Việt Nam nhập khẩu từ Liên bang Nga các mặt hàng như: sắt, thép, phân bón, máy móc, thiết bị ô tô, xe ô tô tải, xăng dầu, linh kiện điện tử, hóa chất, máy vi tính

Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, nhập khẩu hàng hóa từ Nga xếp thứ 14 trong 36 nước nhập khẩu chính của Việt Nam (2000) đã xếp vị trí 11 trong tổng số 41 nước (2003) [34 ; tr 66].

Trong đó, một số mặt hàng thiết yếu vẫn được nhập khẩu chủ yếu từ Nga như sắt, thép, ô tô, phân bón các loại , một số mặt hàng khác có tỷ trọng nhập khẩu thấp như xe máy, xăng dầu các loại. Từ năm 2006, các mặt hàng như phân bón, xăng dầu, thiết bị ô tô đã giảm dần do có sự cạnh tranh của những mặt hàng này từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng nhìn chung, hàng hóa nhập khẩu từ Nga đa phần vẫn đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nước.

 

doc123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4120 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế mà hai bên cùng quan tâm, tạo nên sự đồng thuận cao. Bên lề Hội nghị APEC tại Hàn Quốc (9/2005), Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã gặp lại Tổng thống V.Putin. Bên lề Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN lần 38, Bộ trưởng ngoại giao hai nước - Nguyễn Di Niên và X. Lavơrôp đã gặp nhau tại Lào (7/2005) và tại Malaixia (12/2005) [49; tr 64]. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 17, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Đ. Medvedev đã gặp nhau tại Singapo (11/2009) [73]. Nhìn chung trong thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga đã có bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng mong muốn phát triển của hai nước và tình hình phát triển của thế giới. Đó sẽ là lực đẩy, là cơ sở để hai nước thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực bởi quan hệ chính trị ngoại giao giữ vai trò mở đường cho các lĩnh vực khác cũng như duy trì ổn định, hòa bình và phát triển của thế giới và khu vực. 2.2.2 Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trên lĩnh vực kinh tế Trước những thay đổi của tình hình thế giới và khu vực trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm trọng điểm. Kinh tế đã trở thành vấn đề ưu tiên trong quan hệ quốc tế. Trong cuộc đọ sức giữa các cường quốc, chạy đua vũ trang được thay thế bởi cạnh tranh bằng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Kinh tế thị trường phát triển và lan rộng ra khắp thế giới do đó các nước dù lớn hay nhỏ muốn phát triển đất nước thì không còn lựa chọn nào khác ngoài con đường đẩy mạnh kinh tế thị trường [21; tr 23]. Kinh tế là một tiêu chí quan trọng để đánh giá vị thế của một đất nước trên trường quốc tế. Nước nào có nền kinh tế phát triển mạnh và vững chắc thì nước đó có vị thế cao và được các quốc gia khác coi trọng. Bởi vậy các quốc gia trên thế giới đều mở rộng quan hệ hợp tác nhằm tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến, phát huy các tiềm năng sẵn có tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga không nằm ngoài quỹ đạo đó. Hơn nữa quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI đã tạo dựng được môi trường chính trị hòa bình, ổn định là cơ sở vững chắc để hai nước mở rộng và phát triển hợp tác trên các lĩnh vực khác nhất là về kinh tế. Những thành quả đạt được trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga thời gian qua mở đường, tạo động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa ngày càng phát triển. 2.2.2.1) Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại a) Tình hình xuất nhập khẩu Quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI đã không ngừng phát triển với phương châm “Đẩy mạnh xuất nhập khẩu coi xuất khẩu là hướng ưu tiên, trọng điểm trong kinh tế đối ngoại, ưu tiên nhập khẩu để phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập thị trường và hội nhập toàn cầu” [9; tr 25]. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Liên bang Nga, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước không chỉ thoát khỏi tình trạng ngưng trệ giai đoạn trước mà còn được nâng cao. Buôn bán hai chiều Việt Nam - Liên bang Nga từ chỗ chỉ đạt 350 - 400 triệu USD (vào những năm 90 thế kỷ XX ) đã tăng lên 571 triệu USD (năm 2001). Những năm sau đó kim ngạch thương mại không ngừng tăng lên, đạt 700 triệu USD (2002). Năm 2003, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt hơn 651 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt hơn 159 triệu USD). Năm 2004, con số này đã tăng lên 887 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 216 triệu USD, nhập khẩu đạt 671 triệu USD, tăng 36% so với năm 2003 [1; tr 359]. Năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều vượt 1 tỷ USD và đạt gần 1.3 tỷ USD vào năm 2006 (trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 447 triệu USD) [31; tr 56]. Những kết quả trên đây cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Liên bang Nga có xu hướng tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng không đồng đều, cá biệt năm 2003 kim nhạch xuất nhập khẩu lại giảm so với năm trước. So với giai đoạn trước(1996-2000) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 363.1 triệu USD thì ở giai đoạn này kim ngạch thương mại Việt Nam - Liên bang Nga có những cải thiện đáng kể. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, khối lượng lưu chuyển hàng hóa giữa hai nước có lức gia tăng lớn, tổng kim ngạch đạt 960 triệu USD tăng 229% so với cùng kỳ năm 2007 trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 307 triệu USD tăng 46% và xuất khẩu của Nga sang Việt Nam đạt 653 triệu USD tăng 314% so với cùng kỳ năm 2007 [55; tr 102]. Tính cả năm 2008, kim ngạch hai chiều đạt 1.641 tỷ USD (trong đó xuất khẩu 671 triệu, nhập khẩu 970 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2009 đạt 1.59 tỷ USD, tăng 6.5% so với cùng kỳ năm 2008 [57]. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng lên là nhờ sự tăng nhanh của kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, trong khi kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng và có mức tăng trưởng đáng kể từ năm 2005 đến 2007 nhưng chua ổn định. Tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước giai đoạn từ 2000 đến 2008 là 21.44%/năm, cao hơn gấp hai lần so với giai đoạn trước (1992 – 1999; đạt 11.6%/năm). Như vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa song phương về giá trị tuyệt đối và tương đối đều tăng nhanh và cao hơn nhiều so với thời kỳ trước [34; tr 64]. Từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, kim ngạch trao đổi đã giảm 23.6% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga giảm hơn 28% và nhập khẩu từ Nga giảm hơn 21%. Nguyên nhân là do từ ngày 20/12/2008 Nga áp dụng lệnh cấm nhập thủy – hải sản của Việt Nam, đồng thời nhập khẩu từ Nga giảm do lượng tồn kho phân bón và sắt thép trong nước quá cao [34; tr 64]. Từ tháng 2/2009 trở lại đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã có dấu hiệu khởi sắc. Tổng kim ngạch trao đổi hai chiều trong 3 tháng đầu năm 2009 đạt 331 triệu USD [47; tr 9]. Trong cơ cấu ngoại thương giữa hai nước, Việt Nam vẫn thiên về nhập khẩu hàng hóa. Tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga có xu hướng tăng từ 66% (2000) lên 73% (2002), tiếp tục tăng đến mức cao nhất là 76% liên tục trong các năm 2003, 2004 và 2005, trung bình cả giai đoạn là 69.2%. Từ năm 2006, tỷ lệ nhập siêu mới giảm đi đáng kể, xuống còn 53.63%, mức thấp nhất là vào năm 2007 với tỷ lệ 39.44%, tuy nhiên năm 2008 lại có xu hướng tăng gần 60% [34; tr 65]. Tuy kim ngạch buôn bán giữa hai nước tuy năm sau cao hơn năm trước nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước, khoảng 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga và khoảng 1,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam [67]. Việt Nam đang tiến tới cân bằng cán cân thương mại với Liên bang Nga. Dự kiến tổng kim ngạch giao thương sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2010. Còn nếu nhìn vào triển vọng xa hơn thì đang có những tiền đề cần thiết để đưa kim ngạch thương mại lên tới 10 tỷ USD vào năm 2020 [72]. Với điều kiện của hai nước và tinh thần hợp tác bền vững hai nước chúng ta có thể tin tưởng các doanh nghiệp hai nước đủ sức tăng giao thương hai chiều lên gấp đôi. Trong đó một trong những con đường là đa phương hóa cơ cấu hàng hóa. b) Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Các mặt hàng xuất khẩu chính và đạt mức tăng trưởng cao về giá trị của Việt Nam là hàng nông - thủy sản và công nghiệp nhẹ, trong đó nhóm hàng nông sản như hàng rau quả, gạo, cao su, hạt điều, thủy sản đông lạnh và sấy khô, hàng dệt may, giày dép tăng ổn định. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất là nông sản, thủy – hải sản, chiếm 60% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga [74]. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thủy sản sang thị trường Liên bang Nga với số lượng đáng kể. Năm 2004, Việt Nam xuất sang Nga 10 triệu USD, 2005 đạt 60 triệu USD, tăng lên 160 triệu USD vào năm 2006 [34; tr 67]. Năm 2007, Nga nhập của Việt Nam số lượng hàng thủy sản trị giá 1,879 tỉ USD và là nước đứng thứ năm về nhập khẩu mặt hàng trên của Việt Nam. Theo Vụ Châu Âu thuộc Bộ Công Thương, năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được kim ngạch 200 triệu USD tại thị trường Nga. Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2013 tiêu thụ thủy sản của Nga sẽ tăng gấp đôi hiện tại, lên mức bình quân 16kg/người/ năm [60]. Tại Diễn đàn doanh ngiệp Việt - Nga (10-2008) hai bên ký kết hàng loạt các hiệp định song phương trong đó có hợp đồng xuất khẩu hải sản Việt Nam sang Nga với tổng giá trị 90 triệu USD. Việc Nga quyết định nhập khẩu lại hàng thủy sản của Việt Nam (2/2009) sau một thời gian gián đoạn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được xuất hàng thủy sản sang thị trường Nga. Trong số này có 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, các doanh nghiệp còn lại xuất khẩu các mặt hàng thủy sản khác. Đây là kết quả bước đầu của sự phối hợp tích cực từ cả hai phía Việt Nam - Liên bang Nga kể từ khi Nga tạm dừng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam [62]. Bên cạnh thủy – hải sản, Việt Nam còn xuất khẩu quan Nga số lượng lớn gạo, các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, tinh bột và rau quả. Liên bang Nga là nước nhập khẩu gạo đứng thứ 9 trong số những nước nhập khẩu gạo của Việt Nam. Các sản phẩm ngũ cốc, tinh bột có tổng kim ngạch xuất khẩu gần 15 triệu USD, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga. Kế tiếp là cao su. Liên bang Nga là nước nhập khẩu cao su lớn, đứng thứ 3 trong số những nước nhập khẩu cao su của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 13.667 triệu USD, chiếm hơn 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga. Đến năm 2007, con số này đã tăng lên gần 40 triệu USD. Giày dép là mặt hàng xuất khẩu sang Nga lớn thứ 5 của Việt Nam, trước năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 10.000 triệu USD và tăng lên 28.320 triệu USD vào năm 2007, chiếm hơn 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga. Chè là sản phẩm xuất khẩu đứng thứ 6 trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang Liên bang Nga của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2 triệu USD. Trong những năm gần đây chè của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga tăng liên tục. Năm 2003 đạt 3800 tấn sang năm 2004 tăng lên 7500 tấn. Bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Nga 5.000 tấn chè. Trong 9 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã xuất sang Nga 9.752 tấn chè, trị  giá 12,78 triệu USD [76]. Đồ gỗ cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga. Mặt hàng này đang được xúc tiến vào thị trường Nga nhất là các đồ gỗ bán thành phẩm. Sản phẩm này do được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nên các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng liên kết với các doanh nghiệp Nga để đưa đồ gỗ bán thành phẩm vào thị trường Nga và làm tăng giá trị tại thị trường Nga. Trong 11 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt 2.56 tỷ USD đạt 2.56 tỷ USD tăng 19,9 lần so với cùng kỳ năm 2007. Nga còn là thị trường còn rất giàu tiềm năng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam vì theo số liệu nghiên cứu thị trường tổng mức tiêu dùng đồ gỗ của thị trường này đạt 4.5 tỷ USD (2007) và tăng 14,6% (2008) [76]. Nhưng bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản lại không xuất khẩu được hoặc xuất khẩu ít như thịt chế biến, máy tính và linh kiện điện tử hay một số hàng hóa có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nga một số mặt hàng mới và một số mặt hàng có kim ngạch tương đối cao như đường tinh luyện, xe đạp và phụ tùng xe đạp, đồ chơi trẻ em, dầu mỡ động thực vật, túi xách, ví, balô, ô dù, sản phẩm gốm sứ... góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa [34; tr 67]. c) Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu Việt Nam nhập khẩu từ Liên bang Nga các mặt hàng như: sắt, thép, phân bón, máy móc, thiết bị ô tô, xe ô tô tải, xăng dầu, linh kiện điện tử, hóa chất, máy vi tính… Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, nhập khẩu hàng hóa từ Nga xếp thứ 14 trong 36 nước nhập khẩu chính của Việt Nam (2000) đã xếp vị trí 11 trong tổng số 41 nước (2003) [34 ; tr 66]. Trong đó, một số mặt hàng thiết yếu vẫn được nhập khẩu chủ yếu từ Nga như sắt, thép, ô tô, phân bón các loại…, một số mặt hàng khác có tỷ trọng nhập khẩu thấp như xe máy, xăng dầu các loại. Từ năm 2006, các mặt hàng như phân bón, xăng dầu, thiết bị ô tô…đã giảm dần do có sự cạnh tranh của những mặt hàng này từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng nhìn chung, hàng hóa nhập khẩu từ Nga đa phần vẫn đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nước. Sang năm 1007, Việt Nam nhập khẩu từ Nga một số lượng lớn sắt thép, chiếm 59% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga; xăng dầu đạt 162 triệu USD (2007), chiếm gần 20% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nga [65]; phân bón (chiếm gần 17% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nga); các thiết bị, linh kiện và xe ô tô tải chiếm gần 8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga. Kim ngạch nhập khẩu ô tô tải của Việt Nam từ Nga đứng thứ 4 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu. [12; tr 179]. Ngoài các mặt hàng đó, Việt Nam còn nhập từ Liên bang Nga các loại giấy, các sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử, chất dẻo, hóa chất… Những năm sau, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của ta có sự thay đổi đáng kể: sản phẩm dầu mỏ giảm 3 lần trong khi đó sắt thép tăng 7 lần, phân bón tăng 6 lần, cao su tổng hợp tăng 200 lần, máy móc, thiết bị phụ tùng tăng gần 5 lần, linh kiện ô tô tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2007 [55 ; tr 102]. Như vậy: Qua phân tích ở trên ta thấy rằng: Do nhu cầu tìm kiếm thị trường hai nước đã ký nhiều hiệp định nhằm tạo điều kiện pháp lý cho sự phát triển thương mại hai nước. Tuy mức tăng trung bình chưa thực sự khả quan nhưng kim ngạch buôn bán thương mại hai chiều không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Cơ cấu xuất nhập khẩu của hai nước tương đối đa dạng. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp và nguyên nhiên liệu và nhập từ Liên bang Nga các thiết bị máy móc, phân bón, sắt thép… Cán cân thương mại hai chiều chênh lệch tương đối lớn và Việt Nam là nước luôn nhập siêu cao. Nhìn chung Việt Nam chưa thâm nhập sâu vào thị trường Liên bang Nga trong khi Liên bang Nga đã có vị trí tương đối vững chắc ở Việt Nam. Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên bang Nga và Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức hội thảo “Triển vọng hợp tác phát triển thuơng mại Nga - Việt”( 8/8/2008) nhằm giới thiệu - quảng bá các sản phẩm dịch vụ và tiềm năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quân đội; tìm hiểu thông tin về thị trường và sản phẩm tại Liên bang Nga; tiếp xúc, gặp gỡ đối tác, tìm kiếm khách hàng về xuất nhập khẩu tại Liên bang Nga; tìm kiếm đối tác cung ứng máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu, vật tư; tìm kiếm đối tác hợp tác đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời trao đổi kinh nghiệm ứng dụng sản xuất công nghệ. Chương trình xúc tiến thương mại đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của doanh nghiệp hai nước đến thị trường của nhau. Qua những cuộc gặp gỡ thiết thực như thế này doanh nghiệp hai nước sẽ có nhiều cơ hội để mở ra các hướng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, tìm kiếm các đối tác và có các giải pháp khắc phục khó khăn, mở rộng hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước, đưa quan hệ kinh tế thương mại Nga -Việt dần tương xứng với mối quan hệ đối tác chiến lược về chính trị. 2.2.2.2 Quan hệ đầu tư Xuất phát từ lợi ích hai nước, nhằm phát huy các thế mạnh của mỗi nước, quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam - Liên bang Nga cũng là một trong những lĩnh vực hợp tác lớn và đạt hiệu quả nhất định. a) Vai trò của việc thiết lập quan hệ đầu tư Về phía Liên bang Nga: Sau quá trình cải cách, kinh tế nước Nga phát triển tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng cao và trở thành một trong 10 nước có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới. Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Liên bang Nga tiếp tục chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác. Từ chiến lược hướng về châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng của Liên bang Nga. Trên bình diện địa - kinh tế, Việt Nam thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương -đang là khu vực phát triển năng động với tốc độ cao và đang hội nhập có hiệu quả trong quá trình hợp tác quốc tế. Trên bình diện địa- chiến lược,Việt Nam án ngữ vị trí quan trọng ở Đông Nam Á - là “cửa ngõ” của Đông Nam Á, có thể chi phối các tuyến đường hàng hải, hàng không huyết mạch đi qua biển Đông. Việt Nam sẽ là cầu nối để xâm nhập vào Đông Nam Á. Đồng thời là thành viên quan trọng của tổ chức ASEAN. Do đó đầu tư vào Việt Nam, Liên bang Nga có cơ hội mở rộng thị trường sang các nước ASEAN. Đầu tư vào Việt Nam, Liên bang Nga sẽ thu hồi dược một số vốn từ việc chuyển giao các công nghệ. Ở Việt Nam, Liên bang Nga có thể tìm thấy một nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào, phong phú và ổn định. Việt Nam là đất nước có tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng nhưng chưa được khai thác do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan chi phối. Nói về nhiên liệu, trữ lượng dầu mỏ chưa được khai thác ở Việt Nam là 440 triệu thùng, khí đốt là 2,2 tỷ m2. Hơn nữa nguồn lao động Việt Nam cũng dồi dào, giá rẻ sẽ giúp giảm được chi phí sản xuất. Với thế mạnh về vốn, công nghệ, đầu tư vào Việt Nam, Liên bang Nga sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu thô giá rẻ, thu được lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh thông qua việc bán các sản phẩm tinh chế. Việc liên kết xây dựng các nhà máy, xí nghiệp Liên doanh dưới sự đầu tư của Nga tại Việt Nam sẽ giảm được chi phí vận chuyển. Về phía Việt Nam: Với bề dày truyền thống trong quan hệ Việt – Xô khá toàn diện, Việt Nam và Liên bang Nga khá am hiểu lẫn nhau về tâm lý, phong tục tập quán, thị hiếu của thị mỗi bên…Phát triển hợp tác đầu tư với Liên bang Nga là biện pháp hữu hiệu giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế. Việt Nam có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại tạo điều kiện cho Việt Nam “ đi tắt đón đầu”, là điều kiện để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Phát triển quan hệ đầu tư với Liên bang Nga, Việt Nam có thể tiếp cận với công nghệ nguồn, nâng cao chất lượng công nghệ được chuyển giao từ đó giúp Việt Nam giải quyết tốt các mối quan hệ khác. Hợp tác đầu tư với Liên bang Nga giúp Việt Nam phát huy triệt để các thế mạnh của mình đưa đất nước phát triển đi lên tránh được tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế khu vực. Đồng thời giúp Việt Nam cân bằng mối quan hệ với các nước lớn, phù hợp với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Bởi vậy việc tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trên lĩnh vực đầu tư là có cơ sở cả trong lịch sử và hiện tại, đáp ứng nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài của cả hai dân tộc Việt – Nga. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý một điều là: Khác với quan hệ Việt –Xô thời kỳ trước- đó là quan hệ thiên về viện trợ phát triển thì trong quan hệ Việt Nam -Liên bang Nga tính chất này bị hạn chế. Quan hệ Việt – Xô trước đây là mối quan hệ đồng chí, anh em gắn bó mật thiết với nhau trên một chiến hào chống đế quốc, là sự viện trợ giúp đỡ to lớn của Liên Xô trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam. Còn quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga là quan hệ hợp tác cùng bình đẳng có lợi, là quan hệ đối tác thiên về bình diện chính trị - ngoại giao hơn nên trong lĩnh vực hợp tác phát triển (tức nguồn viện trợ - ODA) rất hạn chế. Do đó trong quan hệ đầu tư chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp. b) Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Liên bang Nga Việt Nam luôn coi trọng hợp tác đầu tư với Nga, coi đó là một bộ phận không thể tách rời trong nền kinh tế Việt Nam. Nhưng do sự chênh lệch về trình độ phát triển và tiềm lực tài chính của Việt Nam còn yếu nên quan hệ đầu tư Việt Nam - Liên bang Nga diễn ra theo hướng Liên bang Nga đầu tư vào Việt Nam. Ngược lại hoạt động đầu tư của Việt Nam vào Liên bang Nga đang bị hạn chế. Với nỗ lực của mình, tính đến nay Việt Nam đã có 11 dự án đầu tư sang Nga với tổng số vốn 38 triệu USD (chiếm 11% số dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài) nhưng với quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung vào hoạt động thương mại, chế biến thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng [57]. Ngày 12/9/2007 hai bên đã ký hợp đồng đầu tư trong lĩnh vực bất động sản trị giá 400 USD; hợp đồng hợp tác xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại Việt Nam trị giá 150 triệu USD và hợp tác về chuyển giao công nghệ chế tạo máy xúc và phát triển thiết bị xây dựng tại Việt Nam. Ngoài ra hai bên đang mở rộng hợp tác trong lĩnh vực chế tạo máy, khai khoáng, tài chính ngân hàng, du lịch và hàng không. Cùng với các doanh nghiệp Nga, Việt Nam cũng khẳng định quyết tâm tích cực thúc đẩy các dự án liên doanh đầu tư vào các ngành kinh tế tiềm năng, giúp đỡ giới doanh nhân thiết lập và mở rộng quan hệ, tìm kiếm các hình thức hợp tác có hiệu quả trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tập đoàn Nga mở rộng hợp tác đầu tư ở Việt Nam trên các lĩnh vực dầu khí, khai thác khoáng sản. Các đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực khảo sát thị trường Nga nhằm tìm hiểu chiều hướng, biện pháp để hàng Việt Nam vào thị trường Nga và mở rộng quan hệ đầu tư với Liên bang Nga. c) Đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga vào Việt Nam v Tình hình đầu tư trực tiếp FDI Thông qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau giữa lãnh đạo hai bên, Việt Nam-Liên bang Nga đã ký kết nhiều Hiệp ước, Hiệp định đặt cơ sở tốt đẹp cho việc phát triển quan hệ hữu nghị trong giai đoạn mới trong đó có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định về khuyến khích và đảm bảm đầu tư… tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ đầu tư hai nước. Bên cạnh đó, các cuộc tiếp xúc, thăm hỏi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hai nước cũng là yếu tố góp phần quan trọng trong quan hệ hợp tác đầu tư. Đỉnh cao là chuyến thăm Việt Nam của đoàn đại biểu gồm 100 doanh nghiệp đại diện cho 50 công ty lớn của Liên bang Nga do chủ tịch Hội đồng kinh doanh Nga -Việt M.Slipenchuk dẫn đầu vào tháng 11/2007 đã đặt nền móng vững chắc cho các dự án hợp tác đầy triển vọng giữa hai nước. Từ khi hai nước nối lại quan hệ, FDI của Liên bang Nga vào Việt Nam tăng lên rõ rệt. Liên bang Nga trở thành một trong những đối tác quan trọng trong chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1988-2002, Liên bang Nga có 40 dự án đầu tư đạng thực hiện ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 1.5 tỷ USD và vốn đầu tư thực hiện đạt 607.5 triệu USD, xếp thứ 9 trong số 62 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam [11]. Đây là một bước phát triển vượt bậc so với thứ hạng 20 của Liên bang Nga trong số những nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong 3 năm trước. Tính đến tháng 4/2004, không kể Liên doanh dầu khí Vietsopetro, Liên bang Nga có tổng cộng 46 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn 251 triệu USD, đúng thứ 21 trong tổng số 64 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Số vốn và số dự án của Liên bang Nga đầu tư vào Việt Nam có xu hướng gia tăng. Cuối năm 2007, với sự tham gia của vốn tư bản Nga, Việt Nam đang thực thi 54 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 302 triệu USD, đứng thứ 23 trong tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam [43]. Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2008, Liên bang Nga đã đầu tư vào Việt Nam thêm 4 dự án mới trị giá 68.7 triệu USD. Thành công này đã nâng tổng số vốn đầu tư của Liên bang Nga còn hiệu lực tại Việt Nam lên 58 dự án với trị giá gần 370 triệu USD [62]. 6 tháng đầu năm 2009, Nga có 2 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký 329,8 triệu USD, đứng thứ 5 trong 35 nước đầu tư trực tiếp vào VN [58]. Các doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga đã ký kết nhiều hợp đồng với đối tác Nga với tổng trị giá hơn 1.1 tỷ USD (tháng 9/2007), Biên bản ghi nhớ về Dự án xây dựng tổ hợp khai thác chế biến bôxit – alumin tại Việt Nam, Hiệp định đầu tư theo đề án “Làng Việt tại Matxcơva” và nhiều thỏa thuận khác đã tạo cơ sở, xung lực đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga nói chung và quan hệ đầu tư nói riêng vươn lên tầm cao chất lượng mới. Đặc biệt ngày 25/10/2008, VRBC được thành lập nhằm tạo ra một diễn đàn kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Đây là nguồn cung cấp thông tin tương hỗ và là hoa tiêu dẫn đường cho các doanh nghiệp của hai bên. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Liên bang Nga đã có mặt và đầu tư vào thị trường Việt Nam nhất là tập đoàn Sylovye Mashiny tại Sant–Pêterburg. Đây là một trong những cơ sở dẫn đầu thế giới về sản xuất và cung cấp thiết bị cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử và cả thiết bị tải điện, phân phối điện. Các công ty của tập đoàn này trong mấy chục năm qua đã cung cấp các thiết bị cho nhiều nhà máy điện lớn ở nước ta như nhà máy tủy điện Thác Bà, nhà máy thủy điện Trị An, nhà máy thủy điện Hòa Bình… Nhìn chung quan hệ đầu tư giữa Nga và Việt Nam tuy được đánh giá chiếm vị trí đặc biệt trong khối ASEAN, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước [5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan.doc
Tài liệu liên quan