Khóa luận Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010

 Về số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư:

Chỉ trong vòng 6 năm từ năm 2000 đến năm 2005 đã có đến 13 dự án FDI vào lĩnh vực du lịch tại Bình Thuận với tổng vốn đầu tư là 73,17 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 25,141 triệu USD; nâng tổng vốn đầu tư tích lũy lên 105,987 triệu USD tổng vốn pháp định tích lũy là 35,1177 triệu USD.

Về nguồn gốc vốn đầu tư, ngoài 2 nhà đầu tư truyền thống trước đây là Hoa Kỳ và Pháp, có các nhà đầu tư đến từ Úc, Luxumbour, và đặc biệt là Hàn Quốc (có đến 5 dự án). Chỉ có 1 dự án liên doanh của Cty Liên doanh Du lịch sinh thái Kê Gà (liên doanh với Luxumbour), còn lại đều là 100% vốn nước ngoài.

Loại hình đầu tư vẫn chủ yếu là kinh doanh du lịch theo dạng Resort. Nhưng địa bàn đầu tư thì không chỉ ở thành phố Phan Thiết mà còn mở rộng ra các huyện như Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong.

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm định dự án phép đầu tư sơ dự án Sau khi tìm hiểu, đàm phán và được UBND tỉnh chấp thuận ý muốn đầu tư, chủ đầu tư có thể tự lập hồ sơ hoặc thuê tổ chức tư vấn dịch vụ đầu tư được phép hoạt động tại Việt Nam lập hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật. Tùy theo quy mô của dự án mà thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ sẽ thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận. Tùy thuộc theo quy mô, tính chất của dự án mà việc cấp phép đầu tư được thực hiện theo một trong 2 quy trình đó là : Đăng ký cấp giấy phép đầu tư và Thẩm định cấp giấy phép đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự án đối với các dự án đầu tư vào tỉnh (đối với loại dự án thuộc quy trình đăng ký cấp Giấy phép đầu tư) hoặc tổ chức thẩm định (đối với hồ sơ dự án thẩm định xin cấp Giấy phép đầu tư) và báo cáo kết quả trình UBND Tỉnh xem xét quyết định cấp Giấy phép đầu tư hoặc trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xét cấp Giấy phép đầu tư. Giai đoạn 3: Quản lý việc triển khai thực hiện dự án Sau khi được cấp giấy phép đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận chịu trách nhiệm hướng dẫn nhà đầu tư đến các cơ quan hữu quan để thực hiện một số nhiệm vụ như: Đăng bố cáo thành lập Doanh nghiệp trên báo Trung ương hoặc báo địa phương (quy định 3 kỳ); Đăng ký trụ sở doanh nghiệp, nhân sự tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; Khắc và đăng ký con dấu tại Công an Bình Thuận; Nộp hồ sơ thuê đất tại Sở Tài nguyên môi trường;... Sau khi hoàn tất mọi thủ tục ban đầu, các doanh nghiệp FDI lĩnh vực du lịch đi vào hoạt động sẽ được Sở Du lịch quản lý. Tuy nhiên hàng tháng, doanh nghiệp vẫn phải gửi báo cáo về cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nêu rõ tình hình hoạt động và những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan đầu mối tổng hợp ý kiến doanh nghiệp để trình UBND tỉnh giải quyết. Thực trạng quản lý nhà nước về FDI trong lĩnh vực tại Bình Thuận: Giai đoạn 1988 – 1999: Năm 1988 là bắt đầu cho một giai đoạn mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta (với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987). Tuy nhiên, thời kỳ này hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chú ý đến các thành phố lớn phát triển, còn đối với Bình Thuận - một tỉnh nghèo ven biển miền Trung thì vẫn chưa thu hút được nhiều. Trước đây lợi thế về biển của Bình Thuận chỉ được chú ý với việc phát triển kinh tế thủy sản. Cho đến những năm 90, người ta mới nhận thấy rằng Bình Thuận còn được khai thác theo hướng phát triển dịch vụ du lịch. Đặc biệt chính các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là những người đi tiên phong trong việc khám phá khai thác du lịch Bình Thuận và cũng chính du lịch Bình Thuận là lĩnh vực đầu tiên thu hút được FDI đến với địa bàn tỉnh. Cho đến nay, sản phẩm chính của FDI Bình Thuận là các khu resort. Từ năm 1988 đến năm 1994, hầu như tiềm năng du lịch Bình Thuận vẫn còn trong tư thế ẩn mình. Người ta chỉ nói đến Bình Thuận như một vùng biển nhiều tôm cá, đầy nắng gió và khô cằn; chứ chưa ai nói đến việc đến Bình Thuận để dạo mát, ngắm cảnh và nghỉ ngơi. Song, điều đáng mừng là mặc dù khách du lịch chưa biết đến Bình Thuận, nhưng một số nhà đầu tư nước ngoài tinh mắt đã để ý đến nét đẹp hoang sơ này. Và họ đã mạnh dạn tiên phong đầu tư. Tuy nhiên mãi đến năm 1993, dự án đầu tư đầu tiên mới được ra đời. Cho đến năm 1994 toàn tỉnh chỉ có 4 dự án đầu tư FDI, thì trong đó đã có 3 dự án là thuộc lĩnh vực du lịch và ngoài 3 dự án này cũng chưa có bất kỳ nhà đầu tư trong nước nào đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại đây. Trong 3 dự án này thì 2 dự án 100% vốn Hoa Kỳ và 1 dự án liên doanh với Pháp. Tất cả đều được đầu tư tại Phan Thiết. Cho đến nay 2 dự án 100% vốn Hoa Kỳ này vẫn được xem là 2 dự án có vốn lớn (đứng thứ 2, 3 trong số dự án FDI du lịch và đứng thứ 3, 4 trong số dự án FDI nói chung). TÊN DOANH NGHIỆP CÔNG TY KHU NGHỈ MÁT PHAN THIẾT CÔNG TY GOFL VÀ CLB GOFL CÔNG TY DU LỊCH LÀNG NGHỈ MÁT HÀM TIẾN Soá giaáy pheùp - ngaøy caáp 645/GP ngày 27/7/1993 646/GP ngày 27/7/1993 927/GP ngày 27/7/1994 Tổng vốn Đầu tư (1.000USD) 13,300.0 13,000.0 1,017.0 Tổng vốn Pháp định (1.000USD) 5,000.0 2,700.0 626.7 Thời hạn (Năm) 49 50 22 Quốc gia Hoa Kỳ Hoa Kỳ Pháp Lĩnh vực Đầu tư Kinh doanh khu du lòch Du lòch Golf Kinh doanh khu du lòch (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận)[17] Với hiện tượng nhật thực toàn phần năm 1995 và Bình Thuận là địa điểm duy nhất để ngắm nhìn trọn vẹn hiện tượng hiếm có này, tỉnh Bình Thuận mở ra một giai đoạn mới với vẻ đẹp được biết đến của du khách đến từ bốn phương. Từ đó, Bình Thuận trở thành một điểm đến mới mẻ và hấp dẫn cho khách nội địa lẫn khách quốc tế. Lẽ ra FDI du lịch thời kỳ này trên địa bàn tỉnh bắt đầu khởi sắc, thế nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á vào những năm 1997, 1998, FDI vào châu Á nói chung và vào tỉnh Bình Thuận nói riêng bị chựng lại, không phát triển được, thậm chí còn sụt giảm nghiêm trọng. Từ năm 1995 đến năm 1999, duy nhất chỉ có 3 dự án FDI vào Bình Thuận, trong đó có duy nhất 1 dự án đầu tư vào du lịch vào năm 1995. Đó là Công ty làng du lịch Phan Thiết Victoria, số giấy phép 1112/GP cấp ngày 19 tháng 01 năm 1995, đầu tư tại Phan Thiết với vốn 100% của Pháp, vốn đầu tư 5,5 triệu USD, trong đó vốn pháp định 1,65 triệu USD. Đến nay Victoria vẫn đang là một trong những resort lớn và đẹp của tỉnh và của cả nước. TÊN DOANH NGHIỆP Soá giaáy pheùp - ngaøy caáp Tổng vốn Đầu tư (1.000USD) Tổng vốn Pháp định (1.000USD) Thời hạn (Năm) Quốc gia Lĩnh vực Đầu tư Công ty làng du lịch Phan Thiết Victoria 1112/GP ngày 19/ 01/1995 5.500 1.650 30 Pháp Kinh doanh khu du lòch (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận)[17] Tóm lại, 1988 – 1999 là giai đoạn chưa thu hút được nhiều FDI nói chung và FDI du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh. Lý do của hạn chế này bao gồm cả những lý do khách quan và chủ quan. Lý do chủ quan vẫn là do chính quyền địa phương chưa khai thác được tiềm năng du lịch của tỉnh cũng như chưa có những chính sách thỏa đáng để thu hút đầu tư nước ngoài. Song, nguyên nhân chính của sự khiêm tốn đầu tư thời kỳ này là do rất nhiều các nguyên nhân khách quan từ bên ngoài, như tình hình chung của FDI cả nước cũng chưa cao, khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, và hầu hết các nhà đầu tư cũng còn khá e dè chưa tin tưởng vào sự đổi mới của Việt Nam. Giai đoạn 2000 – 2005: Có thể nói bắt đầu từ năm 2000 đến nay, đầu tư tại Bình Thuận trỗi dậy sức sống mới. Hàng loạt các dự án đầu tư trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư ngoài nước ồ ạt đổ vào tỉnh. Các dự án đầu tư tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Mặc khác, thời kỳ này chính quyền tỉnh cũng ra sức tạo điều kiện để ngành du lịch tỉnh phát triển. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công tác quy hoạch; lãnh đạo Tỉnh cũng ra sức hoàn thiện thể chế, bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước. Nhờ đó, ngành du lịch Bình Thuận đã khởi sắc, trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp đáng kể cho ngân sách của tỉnh. Cũng từ thời gian này, thắng cảnh Bình Thuận đã được nhiều du khách cả trong và ngoài nước biết đến. Nơi đây đã trở thành một điểm đến lý tưởng cho những ngày nghỉ cuối tuần, những chuyến cắm trại, những tour tham quan nghỉ dưỡng… Cảnh đẹp thiên nhiên cũng như nếp sống hiền hòa, chân thật của người dân Bình Thuận đã khiến cho lượng khách du lịch đến đây mỗi lúc một tăng. Tính đến nay (20/4/2006) trên địa bàn Tỉnh có 386 dự án du lịch (chủ yếu ven biển) đã được UBND Tỉnh chấp thuận đầu tư còn hiệu lực. Với tổng diện tích đất được cấp là 2.944 ha và tổng vốn đăng ký là 9.822 tỷ đồng. Thực tế vốn thực hiện đầu tư của các khu resort cao hơn so với vốn đăng ký (khoảng 8-10 tỷ đồng/ha). Thời gian đầu, các nhà đầu tư tập trung vào thành phố Phan Thiết, nhưng đến nay thì họ đã có mặt khắp nơi, tập trung nhiều ở một số địa bàn các huyện phía Bắc và phía Nam Phan Thiết như: Hàm Tân, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình. Trong số đó, FDI chiếm không nhiều. Nếu tính về số lượng thì chỉ khoảng 1/10 so với tổng số dự án. Tuy nhiên những dự án FDI đa phần là những dự án có quy mô vốn đầu tư lớn. Có thể đánh giá tình hình FDI du lịch tại Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2005 theo các khía cạnh như sau: Về công tác hoàn thiện thể chế của chính quyền Tỉnh: Về thủ tục đăng ký đầu tư: Để rút ngắn thời gian kể từ khi Nhà đầu tư tìm hiểu đầu tư đến khi được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào khảo sát, chọn địa điểm thuận lợi để đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế nói chung và tại các khu quy hoạch phát triển các lĩnh vực du lịch nói riêng,… Quyết định số 39/2002/QĐ-UBBT để ban hành bản quy định quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã giúp cho việc quản lý FDI trên địa bàn tỉnh được dễ dàng, minh bạch và rõ ràng. Một ưu điểm của tỉnh Bình Thuận theo đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài đó là tính minh bạch trong cơ chế chính sách. Một nhà đầu tư nước ngoài khi đến các cơ quan Bình Thuận, đặc biệt là đến với Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ được cán bộ cung cấp những văn bản in sẵn, trong đó có đầy đủ những mẫu đơn, quy trình thủ tục để nhà đầu tư thực hiện từ khâu xác định địa điểm xúc tiến đầu tư, cho đến khâu xin cấp Giấy phép đầu tư và kể cả những công việc phải tiến hành sau khi được cấp phép. Trong quá trình hoạt động của dự án (cho đến khi dự án ngưng hoạt động), các chủ dự án vẫn phải thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động hàng tháng, những vướng mắc khó khăn của dự án cho cơ quan Nhà nước và được UBND tỉnh Bình Thuận theo dõi, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Về cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước, các dự án FDI du lịch trên địa bàn tỉnh được quản lý thống nhất bởi UBND tỉnh với sự tham mưu chính của hai cơ quan đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Du lịch. Đây là 2 cơ quan chuyên môn trực tiếp giúp UBND tỉnh quản lý những vấn đề về đầu tư và du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, với từng công việc cụ thể thì có sự trợ giúp phối hợp của các Sở như: Sở Tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm giao đất, cho thuê đất; Sở Xây dựng chịu trách nhiệm cấp phép xây dựng, quản lý công trình... Trong Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay chịu trách nhiệm tham mưu trực tiếp trong lĩnh vực đầu tư ngoài ngân sách là phòng Hợp tác đầu tư. Phòng Hợp tác đầu tư là cơ quan đầu mối giải quyết mọi vấn đề về xúc tiến hình thành dự án, cấp phép và triển khai dự án, cũng như tập hợp ý kiến của các nhà đầu tư và các Sở, ban, ngành khác để trình UBND tỉnh. Sở Du lịch tỉnh Bình Thuận thì mới ra đời trong những năm gần đây, khi du lịch Bình Thuận đã khá phá triển. Vào năm 1996, tỉnh Bình Thuận thành lập phòng Quản lý du lịch thuộc Sở Thương mại du lịch. Phòng này chịu trách nhiệm thực hiện 3 chức năng: Xúc tiến du lịch, Quy hoạch du lịch và Quản lý hoạt động du lịch. Đến cuối năm 2004 thì Phòng quản lý du lịch ngưng hoạt động và thành lập Sở Du lịch vào đầu năm 2005. Sở Du lịch hiện nay cũng thực hiện chủ yếu 3 chức năng trên. Về công tác xúc tiến đầu tư du lịch: Tỉnh đã điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển du lịch toàn tỉnh đến năm 2010; xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái Bình Thuận và một số quy hoạch chi tiết như: khu du lịch Thác Bà, khu du lịch suối nước nóng Bưng Thị, khu du lịch Suối Nhum - Thuận Quý, một số quy hoạch chi tiết các khu du lịch ở Hàm Tân, Bắc Bình, Tuy Phong. Đã tổ chức thành công Lễ hội Văn hoá - Du lịch “Bình Thuận - Hội tụ Xanh” năm 2005. Lượng khách du lịch hàng năm đều tăng, nhất là khách quốc tế. Năm 2005, tổng lượng khách du lịch đạt 1,7 triệu lượt khách, tăng 12,3% so với năm trước, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 8,8% (150.000 lượt), tăng 47%. Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch 450 tỷ đồng, tăng 24,6%. Chất lượng kinh doanh du lịch tiếp tục được cải thiện, một số loại hình dịch vụ vui chơi, thể thao giải trí, nghỉ dưỡng được đầu tư đưa vào hoạt động phục vụ du khách. Hiện có 102 cơ sở kinh doanh lưu trú, 58 khách sạn, khu du lịch được xếp hạng sao với 2.294 phòng nghỉ, công suất sử dụng buồng phòng đạt 55%. Đã có thêm 24 dự án đầu tư du lịch được chấp thuận, nâng tổng số dự án đầu tư du lịch còn hiệu lực lên 381 dự án với diện tích 3.415,6 ha và tổng vốn đăng ký hơn 11.186,5 tỷ đồng (trong đó có 17 dự án đầu tư nước ngoài). Công tác bảo đảm an ninh trật tự, giá cả trong hoạt động kinh doanh du lịch được tăng cường, ổn định; vệ sinh môi trường có chuyển biến. Hệ thống các tuyến giao thông ven biển, các đường nối liền quốc lộ với các khu du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Đã tổ chức đưa tàu cao tốc vào hoạt động tuyến Phan Thiết - Phú Quý. Dịp 30 tháng 4 năm 2006 vừa tuyến tàu lửa TP. Hồ Chí Minh – Phan Thiết cũng vừa được khánh thành nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đi lại của nhân dân cũng như du khách. Trong thời gian qua, một nỗ lực lớn và mang tầm quan trọng trong chiến lược thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh là đã hoàn thành được tuyến đường giao thông dọc biển kéo dài từ Mũi Kê Gà đến Thành phố Phan Thiết, rồi từ Phan Thiết dọc biển ra Mũi Né, Hòn Rơm, và kéo dài trổ ra đến tận Bắc Bình. Cũng nhờ tuyến đường giao thông này mà tỉnh đã thu hút được dự án đầu tư du lịch của Công ty TNHH Shasi Development (Hoa Kỳ) với số vốn lên tới 50 triệu USD. Một tuyến đường khác cũng khá quan trọng vừa hoàn thành là tuyến đường Bắc Bình - Đức Trọng, có ý nghĩa quan trọng trong liên kết phát triển du lịch giữa Đà Lạt – Phan Thiết. Hiện có sự tham gia của 6 doanh nghiệp bưu chính viễn thông, mạng thông tin di động phát triển 69 trạm phát sóng ở các huyện lỵ và khu du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, phát triển du lịch của địa phương. Đó là sự nỗ lực phấn đấu của cả hai phía, từ phía nhà nước lẫn nhà đầu tư. Với những kết quả đó sẽ tạo một hấp dẫn để thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại Bình Thuận. Về công tác lập quy hoạch sử dụng đất phát triển du lịch: Có thể nói công tác qui hoạch sử dụng đất phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận trong những năm qua đã kịp thời đáp ứng yêu cầu của các Chủ đầu tư. Tốc độ đăng ký đầu tư cao nhất trong những năm 2001- 2003. Trong những năm đầu của thập kỷ, do số lượng đầu tư còn ít và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh cũng còn quá nhiều khó khăn, chính quyền địa phương chấp nhận dự án đầu tư với quy mô vốn tùy ý. Song, định hướng phát triển của Tỉnh trong những năm gần đây là phát triển du lịch ven biển với dự án có qui mô lớn. Tuy nhiên, do yếu tố khách quan (qui định về phân cấp quyết định cho thuê đất từ 2 ha trở lên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ) nên hầu hết các dự án đăng ký qui mô nhỏ dưới 2 ha, vì ngại phải đi Hà Nội để được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho thuê đất. Điều này đã có nhiều ảnh hưởng đến thu hút đầu tư những khu du lịch có qui mô lớn. DANH MỤC DỰ ÁN GỌI VỐN ĐẦU TƯ TT TÊN DỰ ÁN ĐỊA ĐIỂM THÔNG SỐ KỸ THUẬT 1 Khu du lịch ven biển Phan Thiết - Mũi Né - Tiến Thành Phan Thiết 50 ha 2 Khu du lịch ven biển Hàm Tân Hàm Tân 100 ha 3 Khu du lịch ven biển Tuy Phong Tuy Phong 10 ha 4 Khu du lịch sinh thái Hàm Thuận Nam Hàm Thuận Nam 300 ha 5 Khu du lịch sinh thái Sông Quao Hàm Thuận Bắc 50 ha 6 Khu du lịch sinh thái Biển Lạc Huyện Tánh Linh 200 ha 7 Khu du lịch sinh thái Thác Reo, nước khoáng Đa Kai Xã Đức Hạnh, xã Đa Kai, Đức Linh 150 ha 8 Khu thể thao, giải trí tổng hợp Phan Thiết Phan Thiết 100 ha, khu giải trí tổng hợp, tàu lượn, cáp treo 9 Đầu tư xây dựng và kinh doanh Trung tâm thương mại Phan Thiết Phan Thiết Siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp 10 Khu du lịch thể thao dưới nước Phan Thiết 10 ha, hồ Hưng Long (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận)[17] Sau khi qui hoạch, Tỉnh đã quan tâm đầu tư hạ tầng đường giao thông và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh đầu tư hệ thống điện, nước sinh hoạt và điện thoại các khu vực quy hoạch du lịch. Trên thực tế các Chủ đầu tư sau khi được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư còn trông chờ vào hạ tầng do Nhà nước đầu tư nên tiến độ đầu tư xây dựng khu du lịch tại các khu qui hoạch thiếu hạ tầng còn tùy thuộc vào tiến độ đầu tư hạ tầng. Do qui hoạch sử dụng đất ven biền có rừng phòng hộ ven biển nên UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dịch chuyển đất lâm nghiệp có dự án du lịch ra khỏi qui hoạch 3 loại rừng để Nhà đầu tư khai thác được qũy đất dự án đầu tư các hạng mục công trình với tỷ lệ từ 25- 35% (vì nếu trong qui hoạch 3 loại rừng thì diện tích xây dựng chỉ được phép không quá 15%) Về số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư: Chỉ trong vòng 6 năm từ năm 2000 đến năm 2005 đã có đến 13 dự án FDI vào lĩnh vực du lịch tại Bình Thuận với tổng vốn đầu tư là 73,17 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 25,141 triệu USD; nâng tổng vốn đầu tư tích lũy lên 105,987 triệu USD tổng vốn pháp định tích lũy là 35,1177 triệu USD. Về nguồn gốc vốn đầu tư, ngoài 2 nhà đầu tư truyền thống trước đây là Hoa Kỳ và Pháp, có các nhà đầu tư đến từ Úc, Luxumbour, và đặc biệt là Hàn Quốc (có đến 5 dự án). Chỉ có 1 dự án liên doanh của Cty Liên doanh Du lịch sinh thái Kê Gà (liên doanh với Luxumbour), còn lại đều là 100% vốn nước ngoài. Loại hình đầu tư vẫn chủ yếu là kinh doanh du lịch theo dạng Resort. Nhưng địa bàn đầu tư thì không chỉ ở thành phố Phan Thiết mà còn mở rộng ra các huyện như Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong. TÊN DOANH NGHIỆP SỐ GIẤY PHÉP NGÀY CẤP ĐỊA ĐIỂM VỐN Đ.TƯ (1000USD) VỐN P.ĐỊNH (1000USD) THỜI HẠN (NĂM) QUỐC GIA LĨNH VỰC ĐẦU TƯ 1.Cty TNHH Cát Trắng 05/GP-BT ngày16/03/2001 Phan Thiết 1,200 600.0 30 Anh KD khu du lịch 2. Cty TNHH ECO 06/GP-BT ngày 26/03/2001 Phan Thiết 800 310.0 30 Úc KD khu du lịch 3. CTy TNHH DL Lặn biển Việt Nam 07/GP-BT ngày 19/04/2001 Tuy Phong 500 500.0 30 Hàn Quốc KD du lịch lặn biển 4. Cty TNHH Du lịch Việt - Úc 11/GP-BT ngày 29/05/2002 Tuy Phong 400 400.0 30 Úc KD khu du lịch 5. Cty TNHH MG GRAPHIC VINA 15/GP-BT ngày 20/9/2002 Phan Thiết 1,500 500.0 30 Hàn Quốc KD khu du lịch 6. Cty TNHH MOONLIGHT 18/GP-BT ngày 03/3/2003 Phan Thiết 2,500 800.0 30 Hàn Quốc KD khu du lịch 7. Cty TNHH KOREANA 19/GP-BT ngày 03/3/2003 Phan Thiết 2,000 600.0 30 Hàn Quốc KD khu du lịch 8. Cty TNHH VI-M-KOREA VINA 20/GP-BT ngày 24/3/2003 Tuy Phong 3,500 2,500.0 30 Hàn Quốc KD khu du lịch 9. Cty TNHH Du lịch Việt Pháp 23/GP-UBBT ngày 19/1/2004 H. T. Nam 4,500 1,350.0 30 Pháp KD khu du lịch 10. Cty TNHH DAUPHINS 25/GP-UBBT ngày 29/4/2004 Phan Thiết 2,000 1,000.0 30 Thụy sĩ KD khu du lịch 11. Cty LD Du lịch sinh thái Kê Gà 26/GP-UBBT ngày 25/6/2004 H. T. Nam 4,000 1,500.0 45 Luxumbour KD khu du lịch 12. Cty TNHH Shasi Development 2427/GP ngày 4/11/2004 Bắc Bình 50,000.0 15,000.0 50 Hoa Kỳ KD khu du lịch 13. Cty TNHH AirWaves Việt Nam 29/GP-UBBT ngày 28/6/2005 Phan Thiết 270 81 50 Úc SX thiết bị du lịch (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận) [17] Đóng góp của FDI đối với ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1988 – 2005: 2.4.4.1. Đánh giá tỷ trọng đóng góp so với tổng vốn đầu tư của địa phương: Nhìn chung tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lên tổng vốn đầu tư của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng là không đáng kể. Giai đoạn 2001 – 2005, vốn đầu tư nước ngoài là 698 tỷ đồng, chiếm 5,51%, đóng góp ngân sách 43.956 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,29%. Trong lĩnh vực đầu tư du lịch, tại Bình Thuận hiện nay đã có 386 dự án đầu tư, trong đó chỉ có 17 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: Số dự án Vốn đầu tư Số lượng (dự án) Cơ cấu (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 386 100% 9821,8 100% Vốn trong nước 369 95,6% 8135,6 82,8% Vốn ngoài nước 17 4,4% 1686,2 17,2% (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận)[17] Tuy chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng vốn đầu tư, song đối với một tỉnh đang trong giai đoạn phát triển như Bình Thuận, với cơ sở hạ tầng còn yếu kém, các doanh nghiệp đa số là vừa và nhỏ, tình trạng thiếu vốn là khá phổ biến thì nguồn vốn FDI nói lên ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua bảng số liệu trên có thể thấy được rằng tỷ lệ dự án FDI so với tổng số (4,4%) nhỏ hơn tỷ lệ vốn đầu tư FDI so với tổng vốn đầu tư (17,2). Điều đó chứng tỏ tuy số dự án FDI ít, nhưng đa phần là những dự án có quy mô đầu tư lớn. Trong định hướng quy hoạch du lịch hiện nay của tỉnh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư với quy mô vốn lớn để phát triển những loại hình du lịch với diện tích lớn; do đó nguồn vốn FDI sẽ là một nguồn vốn cần thu hút khi các nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước không thể đáp ứng nổi. (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận)[17] 2.4.4.2. Hiệu quả của nguồn vốn FDI du lịch tại Bình Thuận: Thứ nhất: Tiên phong cho một lĩnh vực đầu tư mới ở một địa bàn mới Trước đây khi nền kinh tế Bình Thuận còn trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn và ngành du lịch Bình Thuận chưa hề được quan tâm khai thác, chính các nhà đầu tư nước ngoài đã vào tỉnh đầu tư du lịch, khơi dậy một sức sống mới cho một vùng đất đầy tiềm năng. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài cùng với những sản phẩm du lịch khá hoàn chỉnh, chất lượng cao, quy mô lớn đã tạo ra một bầu không khí cạnh tranh quyết liệt để vực dậy các nguồn vốn trong nước phát triển. Bên cạnh đó, các dự án FDI du lịch cũng đã cải thiện một cách đáng kể hình ảnh Bình Thuận là một địa phương có tiềm năng về du lịch, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong thời gian qua. Thứ hai: Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vốn FDI du lịch đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đó là nâng giá trị sản lượng Dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, góp phần vào công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nước. Doanh thu du lịch Bình Thuận đạt 2,015 tỷ đồng năm 1991 và đến năm 1995 đạt 26,663 tỷ đồng. Sự phát triển của du lịch và dịch vụ đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Quy mô, tốc độ phát triển của lĩnh vực dịch vụ không ngừng tăng lên qua các năm là phù hợp với chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra. Cho đến nay, nhóm ngành dịch vụ đã trở thành nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng sản phẩm tại tỉnh Bình Thuận. Đơn vị: % Nhóm ngành 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Dịch vụ 35,4 36,5 37,0 37,7 38,0 38,8 Công nghiệp, xây dựng 22,6 23,4 23,8 25,8 27,8 29,3 Nông lâm ngư nghiệp 42,0 40,2 39,2 36,5 34,2 32,0 Tổng 100 100 1000 100 100 100 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận)[17] Mặt khác, du lịch là một ngành mang tính chất tổng hợp. Do đó, sự phát triển mạnh của du lịch cũng góp phần kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác như thương mại, sản xuất, thủ công nghiệp... và các loại dịch vụ như điện, nước, xử lý chất thải... Thứ ba: Góp phần nâng cao trình độ quản lý, góp phần tạo ra những mô hình phát triển mới cho ngành du lịch Qua thực tế tại các doanh nghiệp FDI kinh doanh du lịch tại Bình Thuận cho thấy một môi trường làm việc hiện đại, tác phong công nghiệp... đã tạo cho người lao động nâng cao trình độ và tinh thần kỷ luật. Tại một địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và kinh doanh du lịch như Bình Thuận thì những kinh nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài là vô cùng quý báu để các doanh nghiệp trong nước và địa phương học hỏi. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng đã góp phần tạo ra những mô hình kinh doanh du lịch mới lạ, làm phong phú thêm các loại hình du lịch tại tỉnh, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đưa Bình Thuận tiến gần đến một “đô thị du lịch”. Thứ tư: Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy mạnh thực hiện các chính sách xã hội Lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm xấp xỉ 4% tổng số lao động công nghiệp trong toàn tỉnh. So với các ngành khác như Công nghiệp, Nông nghiệp, thì ngành dịch vụ du lịch không cần nhiều nhân công. Do đó FDI du lịch không giải quyết nhiều việc làm cho lao động của tỉnh. Song điều đáng mừng là số lượng lao động mà các doanh nghiệp FDI sử dụng liên tục tăng lên qua các năm. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh trên thị trường lao động, từ đó tác động đến việc cải thiện tiền lương, tăng thu nhập cho người lao động, điều kiện làm việc, cũng như các chính sách thỏa đáng hơn trong “tuyển dụng – đào tạo - sử dụng” lao động. Thứ năm: Góp phần tạo động lực cải cách thủ tục hành chính Các nhà đầu tư nước ngoài là những nhà tiên phong, họ mạnh dạn trong việc đóng góp ý kiến cải cách thủ tục hành chính. Mặc khác, để thu hút đầu tư nước ngoài, cũng đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải tích cực hoàn thiện tổ chức bộ máy, cải cách thủ tục để tạo được môi trường thuận lợi nhất cho nhà đầu tư. Nguyên nhân của những kết quả khả quan: Để đạt được những kết quả đầu tư như trên, nguyên nhân khách quan đầu tiên là tiềm năng du lịch của Bình Thuận đã thực sự hấp dẫn đối với du khách và các nhà đầu tư. Tiềm năng của địa phương luôn là mối quan tâm đầu tiên của nhà đầu tư khi quyết định bỏ vốn. Mặt khác, tình hình chung của đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_0738.doc
Tài liệu liên quan