Khóa luận Quản lý thông tin và tài khoản khách hàng tập trung với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn tại VPBank – Thực trạng và giải pháp

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1 3

huy động vốn từ tài khoản tiền gửi của khách hàng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 3

1.1 Ngân hàng thương mại, vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Chức năng của Ngân Hàng Thương Mại 4

1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại 7

1.1.4 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 10

1.2 Lý luận cơ bản về việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng thương mại 13

1.2.1 Ý nghĩa của việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng 13

1.1.2 Các loại tiền gửi và tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng 15

1.1.3 Khái quát cơ chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng taị ngân hàng 18

1.3 Tác động của CNTT tới việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại NHTM 22

1.3.1 Vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng 22

1.3.2 CNTT đối với việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. 24

1.4 Những nhân tố tác động đến việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng 26

1.4.1 Điều kiện triển khai quản lý thông tin và tài khoản khách hàng tập trung 26

1.4.2 Những nhân tố tác động đến việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng 29

Chương 2 32

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG TẠI VPBANK 32

2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của VPBank 32

2.1.1 Sự ra đời của VPBank 32

2.1.2 Phạm vi hoạt động của VP Bank 34

2.1.3) Cơ cấu tổ chức của VP Bank 35

2.2Thực trạng hoạt động kinh doanh của VP Bank 36

2.2Thực trạng hoạt động kinh doanh của VP Bank 37

2.2.1 Thực trạng về nguồn vốn 37

2.2.2 Thực trạng sử dụng vốn 39

2.2.3 Thực trạng hoạt động khác 41

2.2.4 Kết quả kinh doanh 44

2.3 Thực trạng huy động vốn tại VP Bank 46

2.3.1 Nhận xét chung về công tác huy động vốn tại VP Bank 46

2.3.2 Phân tích tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại VPBank 48

2.4 Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân 65

2.4.1 Những kết quả đạt được 65

2.4.2 Những mặt hạn chế 67

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 68

Chương 3 70

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHƠI TĂNG NGUỒN VỐN THÔNG QUA VIỆC QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG TẠI VPBANK . 70

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của VPBank 70

3.2 Giải pháp khơi tăng nguồn vốn huy động của VPBank 72

3.1.1 Giải pháp quản lý thông tin và tài khoản khách hàng tập trung nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại VPBank 73

3.2.2 Giải pháp riêng đối với từng loại tài khoản 80

3.3 Một số kiến nghị đối với các cấp 87

3.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước 87

3.3.2Kiến nghị đối với cục bưu chính viễn thông 89

KẾT LUẬN 90

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản lý thông tin và tài khoản khách hàng tập trung với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn tại VPBank – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn : Báo cáo phòng tổng hợp và báo cáo thường niên của VP Bank Tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VND và ngoại tệ đã được quy đổi ra VND đến 31/12/2004 là 3872,3 tỉ đồng, tăng 1693 tỉ so với cuối năm 2003, đạt tốc độ tăng là 75%, vượt kế hoạch 39%. Cơ cấu nguồn vốn : Huy động vốn từ thị trường 1 (các tổ chức kinh tế và dân cư) phát triển tương đối ổn định, tăng 400,07 tỉ đồng , tốc độ tăng là 35 %so với năm 2003. Vốn huy động trên thị trường 2 tăng tới 1,81 tỉ đồng, tốc độ tăng 290% so với năm 2003, chiếm tỉ trọng là 45% tổng nguồn vốn huy động năm 2004. Mạng lưới huy động: Tính đến thời điểm cuối năm 2004 VPBank có mạng lưới huy động gồm: Hội sở chính số 4 Dã Tượng- Hà Nội và trên 20 chi nhánh, phòng giao dịch ở 5 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế. Các chi nhánh, phòng giao dịch của VP Bank đều hoạt động có hiệu quả, góp phần không nhỏ vào kết quả huy động vốn của toàn hệ thống, trong đó đặc biệt là doanh số huy động của Hội sở chính luôn chiếm khoảng 45 % doanh số huy động của toàn hệ thống . Sản phẩm huy động: Với mục tiêu xây dựng VP Bank thành một trong những ngân hàng bán lẻ đứng đầu khu vực phía bắc, VP Bank đã rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Trong năm 2003, VP Bank đã đưa ra một số sản phẩm huy động vốn mới phục vụ thuận tiện hơn và đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng đó là tiền gửi “siêu lãi suất’’, các hình thức tiết kiệm an sinh mới… Trong năm 2004 VP Bank đã thành công trong việc huy động vốn thông qua việc tổ chức hiệu quả 3 chương trình khuyến mại huy động có sổ số trúng thưởng ( chương trình “ vui xuân năm mới cùng VP Bank”, thực hiệ vào thàng 12 1/2004; chương trình “quà tặng vàng từ VP Bank”, thực hiện vào tháng 11/2004). Đồng thời đưa vào thực hiện một sản phẩm huy động vốn rất được người dân tán thưởng đó là “ Huy động tiết kiệm bù trượt giá đô la” thực hiện đầu tháng 12/2004. Sau hơn một tháng số dư huy động tiết kiệm bù trượt giá đã lên tới gần 80 tỉ đồng. Nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng trong năm qua cũng đạt kết quả vượt bậc, huy động được trên 2000 tỉ đồng vượt kế hoạch 98,2 %, tăng 112% so với thực hiện năm 2003 đáp ứng nhu cầu vốn cho thanh khoản hàng ngày và giải ngân tín dụng tăng trưởng với tốc độ nhanh . 2.2.2 Thực trạng sử dụng vốn a) Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Trong những năm qua nhiệm vụ phát triển tín dụng lành mạnh, an toàn và hiệu quả được VP Bank đặc biệt quan tâm. Đặc biệt năm 2002, tốc độ tăng dư nợ trong hạn đã đạt 45% kết quả chung về hoạt động tín dụng được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng2: Kết quả hoạt động tín dụng của VP Bank từ 2001-2004 Đơn vị : tỉ đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng Doanh số cho vay. 920 +18.26 1088 +18.26 1749 +55 2155 +23 Doanh số thu nợ. 851 +6.32 922 +8.34 1444 +52 1724 +19.4 Nợ quá hạn. 27.6 -5.79 23.9 -13.41 11.24 -48 9.04 -19.57 Nguồn : Báo cáo phòng tổng hợp, báo cáo thường niên, bản tin VP Bank. Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ của VP Bank qua các năm ngày càng tăng, trong khi đó nợ quá hạn thì giảm xuống. Năm 2001 doanh số cho vay mới chỉ đạt 920 tỉ đồng, đến 2004 con số trên đã tăng gấp 2 lần. Doanh số thu nợ cũng diễn biến tương tự. Nợ quá hạn thì lại giảm xuống rất nhiều qua các năm. Trong năm 2003, công tác tiếp thị phát triển khách hàng được chú trọng mạnh, nguồn nhân sự cho các bộ phận phục vụ khách hàng không ngừng được bổ sung và được đào tạo nâng cao trình độ. Hệ thống tiêu chí được xếp hạng tín dụng, được xây dựng và đưa vào thực hiện giúp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Doanh số cho vay toàn hệ thống đạt 1749 tỉ đồng tăng 55% so với thực hiện năm 2002. Dư nợ cho vay đạt 1525 tỉ đồng tăng 38% so với kết quả năm 2002. Thu nhập thuần từ tiền lãi đạt 69,17 tỉ đồng – cao hơn 47 tỉ đồng so với năm 2002. Năm 2004, doanh số cho vay toàn hệ thống đạt 2155 tỉ đồng vượt kế hoạch 2% và tăng 23% so với năm 2003. Tại hội sổ cho vay năm được 867 tỉ đồng tăng 25% so với năm trước, vượt kế hoạch 2%, chi nhánh Hồ Chí Minh cho vay được 148 tỉ đồng, tăng 9% so với năm 2003, đạt 91% kế hoạch; chi nhánh Hải Phòng cho vay được 148 tỉ đồng tăng 33% so với năm trước và vượt 10% so với kế hoạch, chi nhánh Đà Nẵng cho vay được 309 tỉ đồng tăng 73% so với năm 2003 và vượt kế hoạch 41%. Tính chung toàn hệ thống dư nợ cho vay đạt 1865,4 tỉ đồng vượt kế hoạch 2%, tăng 22% so với năm 2003, trong đó Hội sổ có số dư 787 tỉ đồng vượt kế hoạch 7,4% tăng 34% so với năm trước; chi nhánh Hồ Chí Minh có số dư 758,5 tỉ đồng, đạt 90% kế hoạch, tăng 6% so với năm 2003; chi nhánh Hải Phòng có số dư 132,5 tỉ đồng, hoàn thành kế hoạch, tăng 30% so với năm 2003; chi nhánh Đà Nẵng có số dư 187,5 tỉ đồng, vượt kế hoạch 44% tăng 58% so với 2003. Cơ cấu nợ 40% dư nợ ngắn hạn, 60% trung dài hạn, 18% bằng VND, 82% bằng USD. Với phương châm kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro để tích cực phòng tránh thay vì giải quyết rủi ro, VP Bank đã có một hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ và khoa học từ cấp quản trị bậc cao xuống tới từng nhân viên nghiệp vụ: Việc xét duyệt cho vay được thực hiện theo cơ chế ba cấp: nhân viên tín dụng - phòng phục vụ khách hàng- ban tín dụng (hay hội đồng tín dụng - tuỳ quy mô khoản vay). Bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo được tách độc lập hoàn toàn với phòng tín dụng, nhờ vậy mà hạn chế tối đa được rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn đến nay đã khống chế được dưới 2% tổng dư nợ. Qua phân tích ở trên đã chứng tỏ rằng quy mô tín dụng cũng như chất lượng tín dụng ngày càng được mở rộng và nâng cao. b) Hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh chứng từ có giá VP Bank vẫn duy trì vốn góp cổ phần vào một số doanh nghiệp đang kinh doanh rất có hiệu quả: ngân hàng á châu, công ty TOGi, công ty cổ phần Đồng Xuân,… Ngoài ra, VP Bank còn dành một phần vốn của mình để mua kỳ phiếu, trái phiếu các ngân hàng khác với tổng giá trị khoảng 200 tỉ đồng. Hoạt động đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá đã đem lại cho ngân hàng một nguồn thu nhập trên 10 tỉ đồng. 2.2.3 Thực trạng hoạt động khác a) Hoạt động thanh toán Hoạt động thanh toán quốc tế trong thời gian qua vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển với những kết quả ít nhiều có khởi sắc. VP Bank luôn quan tâm tới việc củng cố mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, hiện VP Bank có mối quan hệ với trên 60 ngân hàng đại lý ở 27 quốc gia trên thế giới thông qua mạng SWiET. Nhờ vậy mà chất lượng cũng như hiệu quả thanh toán quốc tế của VP Bank không ngừng được cải thiện. Bảng3 : Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tạiVP Bank từ 2001 – 2004 Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Giá trị Tăng trưởng% Giá trị Tăng trưởng% Giá trị Tăng trưởng% Giá trị Tăng trưởng% L/C xuất khẩu 15.3 5.0 16.34 6.8 17.64 8.0 19.75 11.96 L/C nhập khẩu 65 8.0 71.50 10.0 79.01 10.5 87.4 10.62 Nguồn : Báo cáo phòng tổng hợp và báo cáo thường niên của VP Bank Từ bảng số liệu trên ta thấy giái trị L/C xuất khấu cũng như nhập khẩu đều tăng lên qua các năm. Riêng năm 2004 : - Thanh toán L/C Xuất khẩu là: 19.75 triệu USD, tăng 11.96% so với năm 2003 tương đương với 2.11 triệu USD. - Thanh toán L/C nhập khẩu là: 87.4 triệu USD, tăng 8.39 triệu USD với tốc độ tăng là 10.62% so với năm 2003. Việc gắn kết SWiET với BankAdvance và chuyển đổi SWiFT cũ sang hệ thống SWiFT net theo tiêu chuẩn quốc tế năm 2004 vừa qua sẽ tạo tiền đề để hoạt động thanh toán quốc tế phát triển trong tương lai. Một nét nổi bật trong hoạt động thanh toán nữa đó là nghiên cứu triển khai hoạt động phát hành thẻ của VPBank. Năm 2004 ban điều hành đã lập bộ phận nghiên cứu phát hành thẻ (tiền thân của trung tâm thẻ sau này) đặt tạm dưới sự quản lý của phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh. Hoạt động của bộ phận thẻ VPBank đã có những kết quả bước đầu là: - Mastercard international đã chính thức công nhận VPBank làm thành viên phụ được phép phát hành và thanh toán thẻ Mastercard dưới sự bảo trợ của Vietcombank; - Ký hợp đồng ngân hàng đại lý dịch vụ thẻ với Vietcombank; - Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép VPBank làm đại lý phát hành sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa mang thương hiệu Connect24; - Ngoài ra, bộ phận thẻ đã đạt được các kết quả nhất định trong việc chuẩn bị các phần việc có liên quan cho sự ra đời của thẻ tín dụng VietcomBank, phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, soạn thảo xong các quy trình, quy chế nghiệp vụ, các ấn phẩm chứng chỉ, hồ sơ liên quan đến việc phát hành thẻ, thiết kế thẻ và các chuẩn bị in ấn phẩm quảng cáo… b) Công tác tổ chức nhân sự, đào tạo Xác định nguồn lực con người là tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng nên thời gian qua VP Bank luôn quan tâm đến công tác đào tạo, quy hoạch nhân sự. Song song với việc tổ chức các lớp học trong nội bộ ngân hàng với các giảng viên giàu kinh nghiệm từ các trường khối đại học kinh tế và ngân hàng trong nước, VPBank còn tích cực gửi cán bộ tham gia các khoá đào tạo bên ngoài. Công tác đào tạo trong năm 2004 được quan tâm đặc biệt với việc tổ chức đồng loạt tại hội sở và các chi nhánh việc đào tạo lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên nhất là các nhân viên mới tuyển dụng. Bên cạnh đó, VP Bank cũng đã tổ chức được một khoá đào tạo riêng cho cán bộ, nhân viên ngân hàng do giảng viên trung tâm đào tạo ngân hàng (BTC) đảm nhiệm, trong đó có 2 khoá về nâng cao kĩ năng quản trị cho lãnh đạo cấp cơ sở, một khoá nâng cao kĩ năng chăm sóc khách hàng. Tổng số cán bộ nhân viên được đào tạo trong năm lên tới trên 127 lượt người (cao gấp 2 lần năm trước) với 34 khoá đào tạo các loại. Hơn nữa trong năm 2004 đã có gần 10 người được cử tham gia các khoá đào tạo ở nước ngoài. Năm 2004 là năm có số cán bộ được đề bạt nhiều nhất ( 32 người), và có số người được tuyển dụng vào VP Bank cao nhất từ trước tới nay vởi tổng số người là 151 người. Hiện nay với chất lượng nhân viên khá cao (78% có trình độ đại học) cùng với sự năng động nhiệt tình trong công việc, nguồn nhân lực của VP Bank luôn được đánh giá cao và sẽ là một trong những tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng trong tương lai. c) Công tác kiểm tra - kiểm soát nội bộ Là một trong những doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh tiền tệ nên rủi ro luôn luôn là người bạn đồng hành với ngân hàng. Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ là một công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Phòng kế toán kiểm toán nội bộ của VP Bank trực thuộc ban điều hành, cung cấp sự kiểm tra, kiểm soát các phòng ban thường xuyên và đảm bảo tính độc lập khá cao . Với sự đầu tư và quan tâm đúng đắn, công tác kiểm tra- kiểm soát nội bộ đã hoạt động có hiệu quả, giúp VP Bank đi đúng mục tiêu chiến lược đã đề ra, tuân thủ nghiêm túc quy định của nhà nước nói chung, NHNN nói riêng mà không có vụ việc nào sai sót về nghiệp vụ hay vi phạm pháp luật đáng tiếc xảy ra. d) Các hoạt động khác - Công tác quảng bá thương hiệu cũng thu được kết quả đặc biệt. Bằng việc tăng cường quảng cáo quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, VP Bank đã được người dân biết đến nhiều hơn và tin tưởng hơn vào ngân hàng. Thông qua các chương trình khuyến mãi huy động có thưởng cũng như các chương trình khuyến mãi riêng cho từng phòng giao dịch và chi nhánh mới trong thời gian khai trương, chương trình áp dụng sản phẩm mới….VP Bank đã tăng cường quảng cáo báo chí, truyền hình, phát tờ rơi đến từng doanh nghiệp và hộ dân cư nên thu hút được khách hàng đến giao dịch. - Khai trương trang web VP Bank vào 20/9/2004. -Tổ chức thành công hội thảo khoa học với chủ đề: “nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng” vào 2 ngày 18, 19/ 12/2004. Hưởng ứng chủ trương của ban điều hành, nhiều cán bộ nhân viên VP Bank với tâm huyết của mình cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đã nhiệt tình tham gia gửi bài tham luận với tổng số 30 bài tham luận. Các bài tham luận đã trao đổi về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cải tiến công nghệ công tác quản trị nhân sự, đào tạo, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, phát triển thương hiệu của VP Bank. - Công tác xã hội tiếp tục được quan tâm, trong năm 2004 VP bank vẫn duy trì đỡ đầu các bà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình các thương binh liệt sĩ với tổng số người hiện còn đang đỡ đầu là 13. Đồng thời trong năm VP Bank đã ủng hộ 50 triệu đồng cho quỹ vì đồng đội và ủng hộ 50 triệu đồng cho quỹ khuyến học đài truyền hình trung ương, ủng hộ 30 triệu đồng cho quỹ người nghèo tỉnh Thái Bình. Ngoài ra các đơn vị VP Bank đã góp phần nhỏ bé san sẻ khó khăn cho đồng bào bị lũ lụt miền trung và miền tây Nam Bộ. 2.2.4 Kết quả kinh doanh Với tốc độ tăng trưởng cao về huy động vốn, cho vay và các sản phẩm dịch vụ thu phí, nên kết quả mà VP Bank đạt được trong thời gian qua là tương đối cao. Cụ thể: Bảng4: Kết quả kinh doanh năm 2001- 2004. Đơn vị : tỉ đồng STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 1 Tổng thu nhập hoạt động 85,899 93,562 187,325 213,144 2 Tổng chi phí hoạt động 83,895 72,998 144,497 152,344 3 Lợi nhuận trước thuế 1,914 20,564 42,828 60,8 Nguồn: Báo cáo thường niên 2001,2002,2003,và báo cáo phòng tổng hợp Đồ thị về kết quả kinh doanh năm 2001- 2004 Qua bảng trên ta thấy, mặc dù tổng thu nhập hoạt động và tổng chi phí hoạt động có năm tăng, có năm giảm, nhưng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng lại luôn tăng, đặc biệt là từ năm 2002 trở đi thì lợi nhuận tăng rất lớn, đánh dấu một nấc lợi nhuận mới. Năm 2004 kết quả kinh doanh chung toàn hệ thống tăng trưởng khá cao so với năm 2003 với tổng số lợi nhuận (trước thuế và dự phòng rủi ro) trên 60 tỉ đồng vượt kế hoạch70,7% và tăng trên 17 tỉ đồng so với 2003. Kết quả này thể hiện sự cố gắng của tất cả các đơn vị toàn hệ thống và thể hiện sự chuyển mình của VP Bank. 2.3 Thực trạng huy động vốn tại VP Bank 2.3.1 Nhận xét chung về công tác huy động vốn tại VP Bank Nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, VP Bank đã đề ra phương châm đẩy mạnh công tác huy động vốn, tích cực khai thác nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, đảm bảo vốn để mở rộng đầu tư, thời gian qua VP Bank luôn tìm mọi biện pháp để tăng nguồn vốn huy động song song với việc tìm kiếm khách hàng vay. Trong những năm gần đây, công tác huy động vốn của VP Bank đã có nhiều khởi sắc với tốc độ tăng trưởng vốn cao. Nhận xét này được thể hiện rõ nét qua bảng sau: Bảng5: Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động từ 2001 – 2004 . Đơn vị: tỉ đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng NVHĐ 922 100 1183. 100 2213 100 3872 100 Trên tt 1 869 94 931.8 78.8 1243 56.2 1824 47.1 Trên tt2 52.7 6 251.3 21.2 970 43.8 2048 52.9 Nguồn: Báo cáo thường niên 2001, 2002, 2003 và báo cáo phòng tổng hợp. Đồ thị về sự tăng trưởng của vốn Huy động Từ 2001- 2004 Qua bảng số liệu và đồ thị trên ta thấy: năm 2003 tốc độ huy động vốn tăng tới 87% so với năm 2002, trong đó nguồn vốn huy động trên thị trường 2 tăng rất cao 286%; năm 2004 so với năm 2003 tăng 1659 tỉ đồng tương ứng với 75%, mặc dù tốc độ tăng thấp hơn 2003 nhưng tốc độ tăng nguồn vốn huy động của 2 năm này tăng rất cao so với những năm trước đó. Sở dĩ có được mức tăng trưởng cao như trên là do : - Mạng lưới của VP Bank ngày càng mở rông với hiệu quả ngày càng cao. Cụ thể trong năm 2003, VP Bank đã đề xuất mở thêm phòng giao dịch Hai Bà Trưng và phòng giao dịch Trần Hưng Đạo tại Hà Nội, phòng giao dịch số 1 Lê Duẩn tại Đà Nẵng. Ba phòng này đã góp 12% vào doanh số hoạt động các mặt của VP Bank trong năm 2003. Trong năm 2004 mạng lưới lại được mở rộng thêm với 6 phòng giao dịch chính thức đi vào hoạt động: 4 phòng tại Hà Nội, 1 phòng tại Đà nẵng, 1 phòng tại Hải Phòng, và nhận được cấp phép mở thêm 3 chi nhánh cấp 1 là chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Huế, chi nhánh Sài Gòn ( những chi nhánh này đã chính thức khai trương hoạt động trong những ngày đầu tháng 1năm 2005 ). Sự mở rộng mạng lưới có vai trò hết sức quan trọng giúp VP bank đang dần cạnh tranh được với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. - Nguồn nhân lực luôn luôn được quan tâm, động viên, và được tham gia nhiều lớp đào tạo. Đặc biệt là nhân viên các phòng: giao dịch kho quỹ, phục vụ khách hàng ca nhân, phòng khách hàng doanh nghiệp. Nhân viên các phòng này rất trẻ, đẹp, năng động, tận tình với trình độ nghiệp vụ cao gây được cảm tình với khách hàng. - Các chi nhánh, phòng giao dịch đã đa dạng hoá hình thức huy động vốn, áp dụng mức lãi suất và mức phí phù hợp, đầy tính cạnh tranh. Ban quản lý các chi nhánh, các phòng giao dịch đã linh động trong việc quy định các mức lãi suất trong biên độ cho phép của tổng giám đốc VP Bank phù hợp với đặc điểm hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch của mình. - ứng dụng công nghệ ngân hàng vào hoạt động nghiệp vụ: VP Bank đã bỏ phần mềm sử dụng trên môi trường FoxPro thay vào đó là phần mềm kế toán Bank 2000 với nhiều ưu điểm hơn hẳn. Nhờ đó mà thời gian giao dịch cũng như công tác hạch toán đựơc rút ngắn, giảm thiểu được các thủ tục hành chính cho khách hàng. - Các phòng ban luôn có sự phối kết nhịp nhàng, nhờ đó mà khách hàng đến với ngân hàng được phục vụ kịp thời, nhanh chóng. Trên đây là một số nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng của VPBank trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là trong công tác huy động vốn. Đó chính là nền tảng để ngân hàng thực hiện mục tiêu chiến lược “xây dựng VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và trong khu vực”. 2.3.2 Phân tích tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại VPBank Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng ngày càng tăng, nó đã phủ nhận quan hệ cũ- quan hệ của người dân với hợp tác xã tín dụng những năm 1990. Lúc này, các doanh nghiệp đến với ngân hàng để hưởng sự an toàn, hưởng các dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn,…Người dân đến với ngân hàng để gửi tiền hưởng lãi, để được đảm bảo an toàn về tài sản, để được đáp ứng nhu cầu về vốn,…Và như vậy mỗi chủ thể với nhu cầu và mục đích riêng họ đã tìm đến ngân hàng. Xuất phát từ những nhu cầu và mục đích riêng của mỗi khách hàng xuất phát từ đặc thù hoạt động kinh doanh tiền tệ cũng như tầm quan trọng của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà mỗi ngân hàng đều coi việc thu hút khách hàng, phát triển thị phần là vấn đề sống còn cuả mình. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thì thực hiện được vấn đề sống còn trên và tạo cho mình một vị thế vững chắc là không đơn giản. Để thực hiện được ngân hàng cần phải đổi mới toàn diện hoạt động của mình: đa dạng hoá danh mục sản phẩm chất lượng cao, đổi mới để tạo ra một phong cách văn hoá riêng trong hoạt động,… Bên cạnh biện pháp tiếp cận với đối tượng khách hàng vay đầy tiềm năng thì đổi mới công tác huy động vốn, tạo cơ sở đầu vào cho hoạt động ngân hàng là rất cần thiết. Các ngân hàng bằng nhiều hình thức, biện pháp trong cuộc chạy đua giành lấy nguồn vốn cho hoạt động của mình như: đa dạng hoá hình thức huy động với nhiều kỳ hạn khác nhau, áp dụng lãi suất cạnh tranh, lãi suất phân biệt,… Trong phạm vi khoá luận của mình em tập trung vào thực trạng huy động vốn của VPBank thông qua việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi với ba loại tài khoản: Tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm. So với quy định về quy trình và thủ tục mở tài khoản của ngân hàng Nhà nước thì quy trình và thủ tục mở tài khoản mà VPBank đặt ra cho khách hàng của mình là tương tự, sự khác biệt nếu có chỉ ở sự cụ thể hoá quy định và theo xu hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính cho khách hàng. a) Tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế Khi công nghệ thông tin phát triển, thời gian là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hơn bất kỳ chủ thể nào trong nền kinh tế, các doanh nghiệp đều nhận thức được sự cần thiết duy trì tài khoản của mình tại ngân hàng. Tài khoản mà các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng xuất phát từ những đặc trưng của nó và xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn thường xuyên liên tục. Mục đích mở tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp không phải là mục đích hưởng lãi mà là hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Nhờ đó mà giúp quá trình thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác trong nền kinh tế được nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Về phía ngân hàng, đây là nguồn vốn có thể coi là lớn nhất, lại rẻ nhất vì ngân hàng không phải trả lãi hoặc nếu trả thì mức lãi suất rất thấp, trong khi đó lại thu được phí qua các dịch vụ thanh toán cung cấp cho khách hàng. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệop tại VPBank được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Số dư tài khoản tiền gửi của các TCKT tại VPBank từ 2001-2004. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TGKKH 104.3 60.1 192.7 59.5 295.7 61 391.8 63.9 TGCKH<12 tháng 69.5 39.89 126 38.6 174.5 46 198.3 32.36 TGCKH>12 tháng 0.017 0.01 7.4 2.9 14.5 3 22.7 3.7 TGCD 0 0 0 0 Tổng cộng 173.8 100 326.1 100 484.7 100 612.8 100 Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank 2001,2002,2003, và báo cáo phòng tổng hợp. Đồ thị Số dư tài khoản tiền gửi của các TCKT tại VPBank từ 2001-2004 Mặt tích cực: - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã tạo ra cho VPBank một loại doanh số- doanh số huy động vốn, phát triển không ngừng với tốc độ tương đối cao và ổn định như đã phân tích ở trên. - Tiền gửi dưới 12 tháng của doanh nghiệp không ngừng phát triển qua các thời kỳ 2001-2002,2002-2003, 2003-2004, đặc biệt giai đoạn 2002-2003 tốc độ phát triển là 95%. Qua đó chứng tỏ rằng các doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đặt niềm tin vào VPBank. Uy tín của VPBank ngày càng được củng cố. Từ đó cũng khẳng định mô hình ngân hàng bán lẻ mà VPBank theo đuổi là đúng đắn. - Trong giai đoạn 2002-2004, tốc độ phát triển của tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp giảm, điều này tạo cho VPBank một nguồn vốn ổn định…Tiền gửi có kỳ hạn tăng lên kéo theo chi phí của ngân hàng tăng lên. nếu không cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn hợp lý sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân của những kết quả trên: + VPBank chưa có nhiều hình thức khuyến khích vật chất đối với tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế. + Công nghệ thanh toán của VPBank so với một số ngân hàng trong khu vực còn yếu kém, chưa thực sự hiện đại. Vấn đề này cần được đáp ứng hết sức cấp bách, song để làm được nó thì phải có vốn. Do vậy, thay vào đó thái độ cũng như sự nhanh nhẹn, năng động của đội ngũ nhân viên tiếp xúc với khách hàng là rất quan trọng nhằm tạo hình ảnh tốt đối với khách hàng để duy trì mối quan hệ lâu dài giúp nhau cùng phát triển cho dù VPBank chưa thực sự hiện đại. + VPBank vẫn chưa cho phép khách hàng sử dụng hạn mức thấu chi. Do vậy nếu trong trường hợp do chứng từ bị tắc nghẽn hoặc do nhầm lẫn sai sót từ phía ngân hàng phát hành mà khách hàng phát hành qúa số dư thì VPBank có thể từ chối thanh toán nếu khách hàng chưa có quan hệ lâu dài với ngân hàng. + Do ảnh hưởng của nhiều vấn đề chính trị, an ninh quốc tế mà hoạt động của một số ngành, lĩnh vực không theo đúng quỹ đạo chẳng hạn như sự biến động của giá thép, giá xi măng, giá dầu xăng có ảnh hưởng lớn đến các dự án xây dựng, dự án sản xuất ô tô, xe máy kí kết từ trước. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn kéo theo nó là nhu cầu thanh toán cũng giảm sút. +Vốn tự có của các doanh nghiệp ở nước ta rất thấp, thị trường chứng khoán còn vô cùng non trẻ. Vì vậy vốn trong các hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu được ngân hàng cho vay nên tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế có số dư ở mức không đáng kể. +Một nguyên nhân xuyên suốt là do tâm lý, thói quen dùng tiền mặt của dân cư trong một số hoạt động nhất định, các doanh nghiệp vẫn sử dụng tiền mặt để thanh toán trực tiếp cho bạn hàng. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tăng trong khi vốn lưu động của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp là do: doanh nghiệp đã lập ra cho mình một kế hoạch sử dụng vốn cụ thể nên xác định được những khoản tiền nhàn rỗi chưa đầu tư đến trong một thời hạn nhất định, hay có truờng hợp là sự so sánh giữa lợi nhuận của một dự án đầu tư so với tiền lãi nhận được khi gửi ngân hàng trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động, hay theo một sự tư duy lôgic ta có thể thấy trong khi doanh nghiệp xác định được khoản tiền nhàn rỗi trong một thời gian tương đối dài thì sẽ gửi vào ngân hàng để hưởng lãi nếu trong trường hợp rút lãi trước sẽ được tối thiểu bằng mức lãi suất không kỳ hạn …. b) Tài khoản tiền gửi cá nhân Mở rộng dịch vụ tài khoản tiền gửi cá nhân để thực hiện chiến lược huy động vốn và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế là chủ trương đúng đắn. Ngay từ cuối năm 1994, Hà Nội đã được ngân hàng Nhà nước chọn triển khai làm điểm cho chương trình mở rộng thanh toán qua ngân hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34070.doc
Tài liệu liên quan