Khóa luận Quản trị nhân sự tại Công ty Vật liệu kim khí

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 3

1.1. Khái niệm về quản trị nhân sự 3

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quản trị nhân sự 5

1.3. Những nguyên tắc cơ bản của quản trị nhân sự 6

1.4. Vai trò của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 7

1.5. Nội dung của công tác quản trị nhân sự 8

1.5.1. Công tác phân tích công việc 8

1.5.2. Tuyển dụng nhân sự 10

1.5.3. Bố trí sử dụng theo dõi và đánh giá kết quả công việc 16

1.5.4. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho người lao động 19

1.5.5. Tạo động lực cho người lao động 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CƠ KÝ DỆT MAY NAM ĐỊNH 25

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ DỆT MAY NAM ĐỊNH 25

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25

1.2. Một số đặc điểm cơ bản của công ty Cơ khí Dệt may Nam Định 26

1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cơ khí Dệt may Nam Định 28

1.4. Cơ cấu nguồn lực của Công ty 32

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ DỆT MAY NAM ĐỊNH 35

2.1. Công tác tuyển dụng lao động của Công ty 35

2.1.1. Yêu cầu của tuyển chọn 35

2.1.2. Các bước tuyển dụng lao động của Công ty cơ ký dệt may Nam Định 35

2.2. Tổ chức bố trí lao động trong Công ty 37

2.2.1. Tổ chức bố trí lao động 37

2.3. Thực tế đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cơ khí Dệt may Nam Định 39

2.4. Phân bổ công việc và phương pháp quản lý người lao động trong Công ty 42

2.4.1. Phân bố công việc và hiệp tác lao động 42

2.4.2. Phương pháp quản lý người lao động trong Công ty 44

2.5.Công tác tạo và gia tăng động lực làm việc 46

2.5.1. Tiền lương và phụ cấp 46

III. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 50

3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo năng suất lao động 50

3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực qua mức thu nhập bình quân trên một lao động 51

3.3. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Cơ khí Dệt may Nam Định 52

3.4. Những tồn tại trong công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cơ khí Dệt may Nam Định 52

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ DỆT MAY NAM ĐỊNH 54

3.1.Phương hướng phát triển của công ty năm 2005 54

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả QTNS tại Công ty co khí dệt may Nam Định 54

3.2.1. Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lực thông qua tuyển dụng 54

3.2.2. Về công tác đánh giá thành tích công tác 56

3.2.3. Về phân công lao động 56

3.2.4. Về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 57

3.2.5. Về công tác tạo và gia tăng động lực 57

3.2.6. Về công tác kỷ luật lao động 59

3.2.7. Một số đề xuất khác 62

KẾT LUẬN 63

 

 

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản trị nhân sự tại Công ty Vật liệu kim khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứng nhận và tặng thưởng huy chương vàng tại Hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam. - Năm 2003 công ty đầu tư và đưa vào sản xuất dây truyền sản xuất lược dệt do Nhật - Đức hợp tác sản xuất trị giá 18 tỷ đồng VND. Đây là dây chuyền sản xuất lược dệt hiện đại nhất Đông Nam á hiện nay. 1.2. Một số đặc điểm cơ bản của Công ty Cơ khí Dệt may Nam Định. a) Đặc điểm tự nhiên: - Vị trí địa lý: Công ty đóng tại số 1 đường Giải phóng - thành phố Nam Định - tỉnh Nam Định, cách Hà Nội 90km về phía Nam. - Trụ sở: Số 1 đường Giải phóng - thành phố Nam Định. b) Đặc điểm về kinh tế: Công ty Cơ khí Dệt may Nam Định là Công ty nhà nước có chức năng sản xuất kinh doanh và cung ứng cho thị trường các sản phẩm cơ khí của ngành dệt và ngành may đảm bảo theo tiêu chuẩn của Nhà nước đặt ra, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa. Hiện nay Công ty Cơ khí Dệt may Nam Định sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu: - Sản xuất phụ tùng cơ khí thay thế cho ngành dệt và ngành may. - Sản xuất các máy dệt cho ngành dệt. - Sản xuất các mặt hàng cơ khí nông nghiệp, giao thông vận tải và dân dụng… - Ngoài ra công ty còn sản xuất bao bì cát tông phục vụ cho các ngành công nghiệp. c) Đặc điểm về cơ cấu sản xuất: Tổng quan về cơ cấu sản xuất của Công ty Phân xưởng đúc Nguyên liệu phôi Phân xưởng lò rèn Phân xưởng bao bì cát tông Phân xưởng cơ khí Nhập kho sản xuất Bộ phận hoàn thiện Nhập kho SP cơ khí Bán sản phẩm cơ khí Bán sản phẩm bao bì cát tông Phân xưởng lược dệt Lược nhập kho Bán sản phẩm lược - Cơ cấu sản xuất là nhân tố quan trọng, là cơ sở khách quan của cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp. - Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của Công ty muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý thì cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp phải hoàn thiện. 1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cơ khí Dệt may Nam Định: Công ty Cơ khí Dệt may là một đơn vị kinh tế quốc doanh. Trong những năn gần đây , Nhà nước xoá bỏ bao cấp, Công ty cũng như các doanh nghiệp hoạt động kinh tế trong cả nước đều hạch toán độc lập, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Bước đầu khó khăn do cơ cấu bộ máy cồng kềnh công ty làm ăn không hiệu quả. Nhận thấy điều này, Ban giám đốc Công ty đã tiến hành thanh lọc tinh giảm bộ máy vừa gọn nhẹ, dễ quản lý vừa làm việc có hiệu quả. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng , đứng đầu là giám đốc, cơ cấu bộ máy chuyên môn hoá xuống từng phòng ban, phân xưởng. Bộ máy quản lý của Công ty gồm: * Ban giám đốc. * Khối chỉ đạo sản xuất. - Phòng kinh doanh. - Phòng tổ chức lao động. - Phòng tài chính kế toán. - Phòng kế hoạch. - Phòng hành chính (văn phòng). * Cơ cấu sản xuất gồm: - Phân xưởng đúc. - Phân xưởng lò rèn. - Phân xưởng cơ khí. - Phân xưởng lược dệt. - Phân xưởng bao bì cát tông. Mô hình quản lý của Công ty Cơ khí Dệt may Nam Định Giám đốc Phó giám đốc Phân xưởng lược dệt Phân xưởng lò rèn Phân xưởng đúc Phân xưởng cơ khí Phân xưởng bao bì cát tông Phòng kế hoạch Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính Phòng kinh doanh Ghi chú: Liên hệ trực tiếp Liên hệ chức năng * Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc. - Giám đốc là người đứng đầu và trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả sản xuất kinh doanh. - Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ các bộ phận, các hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của mình. * Phòng kinh doanh Là bộ phận tham mưu chiến lược của Công ty. Phòng kinh doanh đáp ứng tất cả các hoạt động kinh doanh (đầu vào - đầu ra), tổ chức tiêu thụ hàng, kiểm kê hàng, giao nhận hàng, giao nhận hàng, tìm hiểu đối tác. Bên cạnh đó phòng kinh doanh còn xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, cân đối sản xuất và lập phương án kinh doanh ngắn và dài hạn. * Phòng tài chính kế toán Tham mưu cho giám đốc, tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập kế hoạch tài chính giám sát và phân tích toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xác định và tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận. * Phòng kế hoạch Tham mưu giúp giám đốc Công ty trong các khâu chỉ đạo công tác kế hoạch, công tác kinh tế, công tác soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế. * Phòng tổ chức lao động Có nhiệm vụ bố trí lao động ở các phân xưởng, cho việc sử dụng lao động đạt hiệu quả cao. Thực hiện quy chế của Công ty về quản lý lao động tiền lương, định mức lao động và an toàn lao động. Xây dựng các kế hoạch tiền lương của phân xưởng để Công ty duyệt. Xét tuyển các kế hoạch lao động, cân đối và dựa vào quy chế của Công ty. Tổ chức đào tạo công nhân mới, tổ chức học bổ túc kỹ thuật, thi nâng câp, nâng bậc cho công nhân. * Phòng hành chính (văn phòng) Là một phòng ban chức năng thuộc Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ cho công tác quản lý sản xuất, thường trực hội đồng thi đua, BHXH, BHYT, tổ chức công tác văn thư, lưu trữ. Ngoài ra phòng hành chính còn quản lý cơ sở vật chất của Công ty, trang trí phục vụ hội nghị, hội thảo, các ngày lễ và quản lý vệ sinh môi trường. * Phân xưởng đúc Với nhiệm vụ chủ yếu của mình là tạo phôi ban đầu để phục vụ cho công việc sản xuất máy móc, thiết bị … * Phân xưởng lò rèn Chuyên gia công phôi ban đầu thành sản phẩm khi gia công cơ khí. * Phân xưởng cơ khí Hình thành các tổ sản xuất hoàn thành công đoạn cuối cùng của sản phẩm * Phân xưởng lược dệt Chuyên sản xuất lược cho máy dệt * Phân xưởng bao bì cát tông Chuyên sản xuất bao bì cát tông, đóng gói giá sản phẩm cho các ngành công nghiệp. * Phòng bảo vệ Có chức năng tham mưu cho giám đốc về các phương án, biện pháp bảo vệ tốt tài sản, trật tự an ninh trong Công ty, hướng dẫn khách đến liên hệ công tác vào các phòng ban cần thiết, theo dõi giờ giấc làm việc của CBCNV, tránh tình trạng đi muộn về sớm, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản và con người trong Công ty. * Đội xe Đội xe có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quy chế và sử dụng xe của cơ quan, thực hiện đầy đủ và đúng các quy định của Nhà nước, luôn thực hiện theo sự điều hành của quản lý. Cơ cấu tổ chức của Công ty cơ khí dệt may Nam Định biểu hiện đặc trưng của một doanh nghiệp Nhà nước. Cơ cấu này thể hiện cơ cấu trực tuyến chức năng, quyền giám đốc quản lý cơ quan, Công ty và toàn bộ các đơn vị thành viên, các phòng, phân xưởng đồng thời có sự trợ giúp của phó giám đốc và các trưởng, phó phòng, giúp giám đốc quản lý các bộ phận theo chức năng. Cơ cấu này là sự kết hợp giữa cơ cấu quản lý trực tuyến và cơ cấu quản lý chức năng nên đã loại bỏ được những hạn chế và riêng biệt của từng loại, phát huy được những ưu điểm của chúng, tạo thành thế mạnh chung. Tuy nhiên nó còn có những hạn chế nhất định mà chưa thể khắc phục được như: Đòi hỏi phải có sự phối hợp nhất định giữa hệ thống trực tuyến và các bộ phận hoạt động chức năng, chi phí kinh doanh cho hoạt động ra quyết định quản trị là lớn. 1.4. Cơ cấu nguồn lực của Công ty Công ty cơ khí dệt may Nam Định là một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam. Công ty có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ cho ngành dệt may, cơ khí nông nghiệp, giao thông vận tải và dân dụng… góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong những năm đầu thành lập, nhiệm vụ chính của Công ty là chuyên sản xuất và cung cấp cho đất nước những sản phẩm máy công cụ như máy khoan, tiện, bào. Công ty sản xuất theo sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản đến từng mặt hàng, từng chỉ tiêu kinh doanh. Vì khi đó nhà nước cung cấp vật tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Trong những năm gần đây để bắt kịp nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận, Công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường, mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng cũng như máy móc phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó Công ty cũng tích cực chuyển đổi cơ chế hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng phải sắp xếp lại lực lượng lao động có hiệu quả hơn. Công ty đã áp dụng biện pháp tối ưu hoá tổ chức, sử dụng đúng chức năng, giảm người thừa, tập trung hành chính, tinh giảm bộ máy làm việc, bảo đảm mọi công việc trong Công ty đều vận hành hết công suất, nhanh, gọn và hiệu quả cao. Biểu 1: Số lượng lao động hiện tại của Công ty Số TT Đơn vị Số lao động 1 Ban giám đốc 2 2 Phòng kế toán 7 3 Phòng tổ chức lao động 3 4 Phòng kế hoạch 6 5 Phòng hành chính 3 6 Phòng bảo vệ 3 7 Đội xe 4 8 Phân xưởng cơ khí 56 9 Phân xưởng đúc 52 10 Phân xưởng lò rèn 22 11 Phân xưởng lược dệt 32 12 Phân xưởng bao bì cát tông 38 Tổng số lao động 235 Nguồn trích dẫn: Theo số liệu tử số quản lý lao động của Công ty năm 2004. Do công cuộc đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhà nước. Vì vậy bước vào thế kỷ XXI Công ty cơ khí dệt may Nam Định đã mở rộng vốn đầu tư để mua sắm các thiết bị, dự trữ hàng hoá đồng thời phấn đấu giữ vững quan hệ bạn hàng truyền thống, sẵn sàng hợp tác với các đối tác để mở rộng kinh doanh. Đổi mới một doanh nghiệp Nhà nước thì đó là những điều kiện cho Công ty phát triển kinh doanh đạt hiệu quả trong những năm tới. Biểu 2: Bảng tổng kết tài sản tại Công ty cơ khí dệt may Nam Định (2002 - 2004) Đơn vị tính: 1.000đ Tài sản Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 % % % A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 6.386.451 69,5 5.059.670 32,6 5.026.220 34 I. Vốn bằng tiền 1.537.187 16,7 286.166 1,8 403.050 2,7 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - III. Các khoản phải thu 2.369.073 25,7 1.738.248 11,2 1.539.888 10,4 IV. Hàng tồn kho 2.411.100 26,2 2.779.587 17,9 3.001.258 20,3 V. TSLĐ khác 69.090 0,8 255.669 1,6 82.025 0,6 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 2.807.359 30,5 10.478.528 67,4 9.743.126 66 1. Tài sản cố định 2.772.402 30,2 10.307.597 66,3 9.545.575 64,6 - Nguyên giá 2.772.402 30,2 10.307.597 66,3 6.545.575 64,6 - Giá trị hao mòn luỹ kế (501.400) 5,5 (6.876.268) 44,3 (327.417) 2,2 2. Các khoản đầu tư TC dài hạn 536.357 5,8 7.050.199 45,4 524.968 3,6 Tổng cộng TS 9.193.810 100 15.538.198 100 14.769.346 Nguồn trích dẫn: Báo cáo tài chính (2002 - 2004) Tổng tài sản của Công ty năm 2003 so với năm 2002 là: + 6.344.388 (15.538.198 - 9.193.810) tương ứng với tỷ lệ 69% so với tổng tài sản của Công ty năm 2002. Nhưng sang năm 2004 thì tổng tài sản có xu hướng giảm so với năm 2003 là: - 768.852 = (14.769.346 - 15.538.198) tương ứng với tỷ lệ giảm là: -4,9%. Ngoài việc xem xét tình hình tài sản thì Công ty cần phải phân tích tình hình biến đông của nguồn vốn, phân tích tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao và ngược lại nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Tình hình biến động nguồn vốn ở Công ty cơ khí dệt may Nam Định được thể hiện như sau: Biểu 3: Bảng tổng kết nguồn vốn tại Công ty cơ khí dệt may Nam Định (2002 - 2004) Đơn vị tính: 1000đ Nguồn vốn Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 A. Nợ phải trả 5.082.536 11.426.492 10.430.493 I. Nợ ngắn hạn 3.499.496 4.536.412 4.212.996 1. Phải trả khách hàng 2.508.709 3.843.560 3.119.861 2. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 546.615 216.653 366.490 3. Phải trả cho đơn vị khác 3.904 18.000 4. Phải trả, phải nộp khác 444.173 472.295 708.462 II. Vay dài hạn 1.583.040 6.890.081 6.217.498 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 4.111.275 4.111.705 4.338.852 1. Nguồn vốn KD 4.011.175 4.001.175 4.234.996 2. Lợi nhuận chưa phân phối 100.100 110.530 103.856 S nguồn vốn 9.193.810 15.538.198 14.769.346 Nguồn trích dẫn: Báo cáo tài chính năm 2002 - 2004 Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tuy có cao nhưng cao nhất vẫn là nguồn vốn đi vay. Biểu hiện của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 so với năm 2002 là: + 430 = (4.111.705 - 4.111.275) tương ứng với tỷ lệ tăng tương đối là + 0,0001%. Song năm 2004 so với năm 2003 thì tốc độ tăng là: + 227.147 (4.338.852 - 4.111.705) tương ứng với tỷ lệ tăng tương đối là + 5,52%. Về nợ phải trả của Công ty từ năm 2003 so với năm 2002 là: + 6.343.957 = (11.426.493 - 5.082.536) tương ứng với tỷ lệ tăng là + 124,8%. Giai đoạn này Công ty đã mạnh dạn vay vốn bên ngoài để phục vụ sản xuất kinh doanh mà không chờ ngân sách của Nhà nước. Được biểu hiện qua giai đoạn năm 2004 so với năm 2003 là: -996.000 = (10.430.493 - 11.426.493) tương ứng với tỷ lệ tăng là -8,7%. II. Thực trạng công tác quản lý nhân sự tại Công ty cơ khí dệt may Nam Định. 2.1. Công tác tuyển dụng lao động của Công ty Tuyển chọn là một trong những công tác quan trọng của doanh nghiệp, nó quyết định đến số và chất lượng lao động của doanh nghiệp. Giám đốc Công ty là người có quyền tối cao trong tuyển dụng lao động. Giám đốc cũng là người đứng ra ký hợp đồng đối với người lao động sau khi có quyết định và hợp đồng lao động do giám đốc ký, người lao động chính thức được làm việc tại Công ty. 2.1.1. Yêu cầu của tuyển chọn + Công ty tuyển dụng những người có trình độ học vấn, có năng lực chuyên môn phù hợp với công việc cần tuyển dụng người. + Tuyển chọn cán bộ, công nhân viên vào làm việc trong Công ty xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của công việc trong Công ty. + Tuyển chọn những người có kỷ luật, trung thực, có lòng yêu nghề và có ý muốn gắn bó với Công ty. 2.1.2. Các bước tuyển dụng lao động của Công ty cơ khí dệt may Nam Định Các thủ tục thực hiện trong quá trình tuyển dụng được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Phòng tổ chức lao động giữ vai trò quan trọng trong quá trình tuyển dụng nhân sự của Công ty. Đây là nơi tập trung các nhu cầu về nhân sự của các đơn vị khác, các nhân viên chuyên trách của phòng có trách nhiệm xem xét, tập hợp và đệ trình lên giám đốc các nhu cầu về nhân sự và phương án tuyển dụng. Phòng tổ chức lao động là bộ phận thực hiện các công việc trong quá trình tuyển dụng sau khi giám đốc đã duyệt và quyết định chương trình tuyển dụng. - Sau khi đã xác định được nhu cầu của công việc cần có người lao động (công việc đang thiếu người) Công ty sẽ tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng … trong vòng 07 đến 14 ngày. Nội dung thông báo gồm: + Các thông tin về công việc cần tuyển dụng, số người cần tuyển dụng. + Các yêu cầu của công việc đối với người lao động: trình độ, độ tuổi, giới tính … và các yêu cầu khác của Công ty. + Thời gian, địa điểm nơi nộp hồ sơ - Công ty tiếp nhận hồ sơ của người xin việc gồm có: + Đơn xin làm việc của người lao động + Các văn bằng, chứng chỉ có liên quan + Xác nhận sức khoẻ do Phòng y tế Công ty làm thủ tục. + Sơ yếu lý lịch có xác nhận - Bước tiếp theo, Công ty sẽ kiểm tra trình độ tay nghề, trình độ văn hoá của người xin việc. Công ty kiểm tra bằng cách bố trí cho người lao động thử việc làm việc trong thời gian 60 ngày. Nếu trong thời gian làm thử việc, người lao động làm việc tốt, đạt yêu cầu công việc thì sẽ được tuyển chọn. Nếu người lao động không hoàn thành công việc được giao, vi phạm nội quy lao động, công việc hoàn thành nhưng không đạt yêu cầu thì sẽ bị loại. - Sau khi hoàn thành công việc trong thời gian thử việc, người xin việc sẽ được nhận vào Công ty. Lúc này, người xin việc phải viết một bản kiểm điểm quá trình làm việc (trong thời gian thử việc) và có nhận xét của người quản lý trực tiếp (trưởng phòng, phó phòng, quản đốc …). - Sau đó, Công ty sẽ tiến hành đánh giá những ưu nhược điểm của người xin việc, giám đốc Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động được ký giữa hai bên, một bên là giám đốc Công ty (người sử dụng lao động), còn bên kia là người xin việc (người lao động). Trong quá trình tuyển dụng, Công ty đặc biệt chú trọng đến vấn đề sức khoẻ của người lao động. Đây là một khâu quan trọng và cần thiết để đảm bảo chất lượng lao động sau khi hợp đồng đã được ký. Về phía người lao động xin tuyển tại Công ty, sau khi hoàn thành các thủ tục, trước khi vào làm việc, người lao động được giới thiệu về lịch sử phát triển của Công ty, các nội dung kỷ luật lao động, nội quy ra vào Công ty, các quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh lao động của Công ty. Nhìn chung, Công ty cơ khí dệt may Nam Định rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động đến xin tuyển tại Công ty cảm thấy thoải mái và được tôn trọng. ở đây hoàn toàn không có những hạch xách hành chính rắc rối, một vấn đề vẫn thường tồn tại ở khu vực kinh tế nhà nước trước đây. Đó là một nét tiến bộ đáng ghi nhận ở Công ty cơ khí dệt may Nam Định. Biểu 4: Tình hình tăng giảm lao động của Công ty qua các năm Số TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Lao động trực tiếp 197 199 200 2 Nhân viên 33 33 35 S lao động 230 232 235 Nguồn trích dẫn: Theo số liệu từ phòng tổ chức lao động (2002 - 2004) 2.2. Tổ chức, bố trí lao động trong Công ty 2.2.1. Tổ chức, bố trí lao động Đây là một bước hết sức quan trọng trong Công ty sau khi tuyển chọn lao động. Trong công tác này, Công ty đã hết sức chú ý quan tâm, cơ cấu tổ chức cũng như cung cách làm việc của Công ty phân theo các phòng, phân xưởng và chức năng của phòng, các phân xưởng đi liền với nhiệm vụ của các thành viên trong bộ phận đó. Mỗi một trưởng phòng, quản đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về quy chế cũng như công việc được giao. Cụ thể là khi bố trí một người nào đó làm việc gì thì người quản lý trực tiếp phải tiến hành đánh giá, xác định trình độ chuyên môn cũng như trình độ tay nghề của nhân viên đó. Sau khi đã xác định được trình độ của nhân viên đó, người quản lý sẽ bố trí công việc phù hợp với khả năng của người đó và tạo cho người đó một môi trường làm việc một cách tốt nhất. Bên cạnh đó còn phải kiểm tra, giám sát theo dõi uốn nắn khi mà nhân viên của mình chưa làm hoặc chưa hoàn thành phần việc mình được giao. Từ đó người quản lý thu thập các số liệu để trình lên giám đốc. Trọng trách mà trưởng phòng, quản đốc phải gánh nặng đó được san sẻ một phần với sự trợ giúp của phó phòng, phó quản đốc, tổ trưởng. * Phòng kinh doanh gồm: - 1 trưởng phòng - 1 phó phòng - 5 nhân viên * Phòng kế toán tài chính gồm: - 1 trưởng phòng - 1 phó phòng - 5 nhân viên * Phòng kế hoạch gồm: - 1 trưởng phòng - 1 phó phòng - 4 nhân viên * Phòng tổ chức lao động - 1 trưởng phòng - 2 nhân viên * Phòng hành chính - 1 trưởng phòng - 1 phó phòng - 1 nhân viên * Phòng bảo vệ gồm: - 3 nhân viên * Đội xe gồm: - 4 lái xe * Phân xưởng cơ khí - 1 quản đốc - 1 phó quản đốc - Tổ trưởng các tổ * Phân xưởng đúc - 1 quản đốc - 1 phó quản đốc - Tổ trưởng các tổ. * Phân xưởng lò rèn: - Một quản đốc. - Tổ trưởng các tổ. * Phân xưởng lược dệt: - Một quản đốc. - Tổ trưởng các tổ * Phân xưởng bao bì cát tông: - Một quản đốc - Tổ trưởng các tổ. Biểu 5: Doanh thu của Công ty năm 2002-2004. Đơn vị tính: 1.000đ Năm 2002 2003 2004 Doanh thu thuần 5.935.718 8.212.405 7.532.275 Nguồn trích dẫn: Theo số liệu từ phòng kế toán 2002-2004. 2.3. Thực tế đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cơ khí Dệt may Nam Định Đặc điểm nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng nhất tác động trực tiếp tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty: Ta thấy rằng số lượng và chất lượng lao động là cơ sở đầu tiên để xem xét vạch ra kế hoạch đào tạo hàng năm. Vì vậy, đánh gía đúng số lượng và chất lượng đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của riêng Công ty và của tất cả các doanh nghiệp nói chung. Do vậy, đánh giá số lượng và chất lượng phải chính xác và công bằng. Tổng số lao động trong Công ty là 235 người (không tính lao động ngắn hạn, tạm thời) trong đó khoảng 14,9% là lao động quản lý. - Lao động nữ giới chiếm khoảng 25% tổng số lao động trong Công ty do vậy là doanh nghiệp sản xuất có tính chất kỹ thuật nhiều hơn thủ công, công việc nặng nhọc nên lượng lao động nữ chiếm số lượng ít. - Độ tuổi lao động quản lý, thâm niên công tác trên mười năm chiếm tỷ lệ chủ yếu, công nhân lao động trên mười năm cũng chiếm lượng lớn nhất. * Đối với lao động gián tiếp: - Lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 71%. - Lao động có trình độ trung cấp chiếm 23%. - Lao động sơ cấp chiếm 6%. Qua đó ta thấy lao động quản lý chất lượng chưa cao, trình độ đại học mới chiếm 71% so với tổng số lao động gián tiếp, điều này là một hạn chế, làm công tác quản lý là một hoạt động hết sức khó khăn, người lao động này không những phải có kinh nghiệm trong công tác quản lý, phải là một người có kiến thức tổng hợp chuyên môn và hiệu quả của công tác này đối với hoạt động sản xuất là sự quyết định thành công hay thất bại đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. * Đối với lao động trực tiếp: - Đối tượng đã qua đào tạo chiếm 93% và lao động chưa qua đào tạo chiếm 7%. + Bậc đại học : 1,2% + Bậc trung học : 1,6% + Bậc 1 : 8,5% + Bậc 2 và 3 : 47,2% + Bậc 4 : 12% + Bậc 5 : 13% + Bậc 6 : 14,4% + Bậc 7 :2,1% Nhìn chung thì lượng lao động đã qua đào tạo của doanh nghiệp là tương đối lớn có tay nghề nhưng mức tay nghề trung bình là bậc 2 và bậc 3 chiếm số lớn khoảng 47,2%, các bậc khác khoảng 10%, riêng bậc 7 chỉ có 2,1%, đây là một lượng rất nhỏ, lao động lành nghề bậc 7 chiếm quá ít so với lực lượng lao động đông đảo của Công ty. Và ta cũng nhận thấy rằng với xu hướng phát triển hiện nay thì lực lượng lao động của Công ty như vậy về chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của Công ty trong điều kiện hiện nay. Lực lượng này cần phải được trang bị hơn nữa để phục vụ cho những dự định mới của Công ty và đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong vài năm tới. * Thực hiện chương trình đào tạo. Việc thực hiện chương trình đào tạo được thực hiện theo kế hoạch đã định sẵn. Phòng tổ chức lao động chịu trách nhiệm chính về công tác đào tạo. Đối với cán bộ được cử đi đào tạo, Công ty tạo mọi điều kiện về thời gian nhằm cho cán bộ đó giải quyết được công việc cần thiết và có thời gian học tập. Đối với công nhân thời gian học tập vẫn được tính vẫn được tính lương và bố trí sắp xếp công việc tạo điều kiện thuận lợi nhất. - Về mặt chất: + Với cán bộ được cử đi đào tạo ở các trường chính quy sau mỗi khoá học họ phải gửi những bảng điểm , kết quả đào tạo cho Công ty để Công ty biết được năng lực, trình độ của họ sau khoá học. Nhưng nhìn chung việc đánh giá như vậy chưa phải là phản ánh đúng hiệu quả, một kết quả trên trường lớp trong thực tế không phản ánh hết mức độ hiệu quả của đào tạo mà chỉ có qua hiệu quả làm việc mới phản ánh đúng thực chất, tuy nhiên sự đánh giá ban đầu là trên giấy tờ. + Với công nhân được đào tạo theo kiểu kèm cặp thì sau một thời gian nhất định với sự nhận xét của người hướng dẫn tại đơn vị nơi người đó được kèm cặp có thể gửi yêu cầu lên Công ty, đề nghị Công ty cho những người này tham gia thi bậc. - Về mặt lượng: Việc đánh giá hiệu quả đào tạo được thể hiện như sau: Biểu 5: Đánh giá kết quả đào tạo năm 2002-2004 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu Tr.đ 59.357 82.124 75.322 Tổng lao động Người 230 232 235 NSLĐ bình quân Tr.đ/người 25,8 35,4 32,0 Nguồn: Báo cáo của Phòng tổ chức lao động 2.4. Phân bổ công việc và phương pháp quản lý người lao động trong Công ty: 2.4.1. Phân bố công việc và hiệp tác lao động: Dựa trên cơ sở khoa học của quy trình công nghệ, trang bị kỹ thuật và đặc trưng riêng của ngành cơ khí, Công ty đã thực hiện phân công lao động theo kiểu phối hợp cả 3 hình thức phân công: theo chức năng, theo công nghệ và theo mức độ phức tạp của công việc. Xuất phát từ việc phân chia các bộ phận, mỗi bộ phận lại được phân chia thành các chức năng nhỏ khác nhau. Cán bộ quản lý ở mỗi bộ phận của công ty lập hồ sơ bố trí công việc cụ thể theo phân tích công việc, theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật , và xác định hợp lý hoá lao động mọi chức năng trong sự cân đối tổng thể . Việc phân công lao động ở đây có chú ý đến quy trình công nghệ và quản lý, chú ý đến quan hệ xã hội, các quan hệ chính thức và phi chính thức trong lao động. Trên cơ sở đó, Công ty quy định cụ thể trách nhiệm, định mức lao động cho từng cá nhân, từng nhóm lao động để đảm bả tạo nên một “bộ khung” nghề nghiệp trong hệ thống quản lý của Công ty, đảm bảo thực hiện tốt nhất và đầy đủ các bước, các khâu của công việc. Hơn nữa, Công ty cũng chú trọng phân công những lao động có trình độ và kỹ năng quản lý cao đảm bảo những công việc quan trọng trong các mặt quản trị, để tạo tiền đề cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nếu có nhu cầu lớn, khi đó Công ty sẽ có ngay tất cả những người cán bộ chủ chốt điều hành hoạt động mà khỏi phải tìm từ bên ngoài. ở Công ty Cơ khí Dệt may Nam Định việc phân công lao động rất rõ ràng, khối cán bộ nhân viên gồm có 7 phòng ban, mỗi phòng ban có nhiệm vụ và quyền hạn riêng. Còn ở khối công nhân sản xuất cũng được phân thành 5 phân xưởng, mỗi xưởng có chức năng riêng giữ vị trí quan trọng trong dây truyền sản xuấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị nhân sự tại Công ty Vật liệu kim khí.doc
Tài liệu liên quan