Khóa luận Quản trị rủi ro ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1

II. Mục tiêu của đề tài. 1

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

IV. Phương pháp nghiên cứu. 2

V. Kết quả nghiên cứu của đề tài. 2

VI. Kết cấu của đề tài. 2

Các vấn đề cơ bản về thị trường hối đoái 3

I. Thị trường hối đoái 3

1. Khái niệm. 3

2. Phân loại thị trường hối đoái. 4

2.1. Căn cứ vào cách tổ chức và quản lý thị trường. 4

2.2. Căn cứ vào nghiệp vụ mua bán trên thị trường. 5

3. Đối tượng kinh doanh (hàng hoá). 6

4. Các thành viên tham gia thị trường hối đoái. 7

4.1. Hoạt động của Ngân hàng Trung ương. 8

4.2. Hoạt động của Ngân hàng thương mại. 9

4.3. Hoạt động của các doanh nghiệp. 10

4.4. Hoạt động của các nhà môi giới. 11

II. Vai trò của tỷ giá hối đoái trong kinh doanh ngoại hối. 11

1. Khái niệm tỷ giá - cách yết tỷ giá. 11

2 Các loại tỷ giá. 12

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá. 13

3.1. Lạm phát – yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá: 13

3.2. Tình trạng dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán. 13

3.3. Mức chênh lệch lãi suất của hai nước có đồng tiền yết giá và định giá. 14

3.4. Thu nhập thực tế. 15

3.5. Các chính sách, kinh tế, tài chính, tiền tệ: 15

3.6. Yếu tố đầu cơ và tâm lý. 15

4. Tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh ngoại hối. 15

III. Các nghiệp vụ chủ yếu trên thị trường hối đoái. 16

1. Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (Spot). 16

1.1. Khái niệm giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot Transaction) 16

1.2. Ngày giá trị giao ngay (Spot Value Date) 17

1.3. Kỹ thuật giao dịch. 17

2. Nghiệp vụ kỳ hạn. 19

2.1. Khái niệm giao dịch kỳ hạn (Forward Transaction) 19

2.2. Ngày giá trị kỳ hạn (Forward Value Date) 19

2.3. Lợi ích của nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn. 19

2.4. Tỷ giá có kỳ hạn (Forward Rate) 20

4. Nghiệp vụ Arbitrage hối đoái . 23

* Nghiệp vụ Arbitrage cân đối: 23

6. Nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ tương lai (Currency Futures) 25

Chương II 27

Rủi ro hối đoái và thực trạng 27

rủi ro hối đoái trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng việt nam 27

I. Rủi ro hối đoái. 27

1. Khái niệm rủi ro. 27

2. Khái niệm về rủi ro hối đoái và quản lý rủi ro hối đoái. 28

3.Trạng thái hối đoái hay trạng thái rủi ro hối đoái. 29

4. Các rủi ro hối đoái. 31

4.1 Rủi ro tỷ giá và rủi ro tỷ lệ Swap (Rate Rish). 31

4.2 Rủi ro trạng thái (Position Risk). 34

4.3. Rủi ro thanh toán và tín dụng (Credit Risk). 36

4.4 Rủi ro trong việc thực hiện các giao dịch (Operational Risk). 38

4.5 Rủi ro chủ quyền (Sovereigen Risk). 40

4.6 Rủi ro hối đoái đối với các doanh nghiệp. 41

II. Thực trạng rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam 44

1. Khái quát về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam 44

1.1. Hoàn cảnh ra đời và xu hướng phát triển. 44

1.2. Các hoạt động chủ yếu của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 46

2. Kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam. 48

2.1. Đồng tiền trong giao dịch. 48

2.2. Hình thức giao dịch. 48

2.3. Tỷ giá áp dụng: 49

2.4. Doanh số mua bán ngoại tệ: 49

3. Thực trạng rủi ro hối đoái trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. 50

3.1. Các rủi ro thường gặp. 50

3.2 Đánh giá mức độ các rủi ro. 55

Chương III 57

các biện pháp và kiến nghị nhằm quản lý 57

rủi ro hối đoái 57

I. Một số giải pháp chung nhằm quản lý hạn chế rủi ro hối đoái. 57

A Nhóm các giải pháp tầm vĩ mô. 57

1. Phải lựa chọn một hệ thống tỷ giá thích hợp. 57

2. Cần có các chính sách tài chính – tiền tệ thích hợp góp phần ổn định tỷ giá. 61

4. Đẩy mạnh vai trò của ngân hàng trung ương trên thị trường hối đoái. 65

B. Nhóm giải pháp ở tầm vi mô cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. 68

1. Quản lý rủi ro tỷ giá. 68

2. Quản lý các loại rủi ro khác 81

C. Quản lý rủi ro hối đoái khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chuyển thành thị trường hối đoái chính thức. 82

1. Triển vọng của việc hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam. 82

2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro trên thị trường hối đoái Việt Nam trong tương lai: 85

Kết kuận 88

Mục Lục 90

Danh mục tài liệu tham khảo 94

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản trị rủi ro ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian thực hiện của nó dài hơn. Mức độ rủi ro thanh toán và tín dụng không chỉ thực hiện nghĩa vụ của họ mà còn phụ thuộc vào hoạt động của chính nhà kinh doanh ngoại hối. Nếu nhà kinh doanh lựa chọn giải pháp hoạt động trên thị trường tiền tệ thì mức độ rủi ro thanh toán và tín dụng sẽ là 100%, hay là rủi ro toàn bộ trong suốt thời gian giao dịch. Nếu hoạt động trên thị trường hối đoái thì mức độ rủi ro này thường được đánh giá là 20%. Rủi ro này chính là chênh lệch giữa tỷ giá của hợp đồng mà ta không đạt được với tỷ giá thị trường mà lẽ ra ta có thể áp dụng trong cùng một ngày giá trị. 4.4 Rủi ro trong việc thực hiện các giao dịch (Operational Risk). Trong khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối,các thành viên của thị trường có thể gặp những rủi ro gây ra do những sai xót hoặc nhầm lẫn về mặt kỹ thuật giao dịch. Rủi ro này có thể do các nguyên nhân: * Nguyên nhân khách quan. Do tác động của các yếu tố bên ngoài làm cho việc thực hiện giao dịch bị sai lệch so với dự kiến của các bên. Ví dụ: việc thanh toán giữa các bên có thể bị ngừng trệ hoặc sai sót do khuyết điểm của hệ thống máy tính. Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch có thể gây hiểu lầm làm sai lệch các thông tin cần truyền đạt và gây ra mâu thuẫn giữa hai bên trong trao đổi thông tin, đặc biệt là thông tin về tỷ giá. Tập quán ở các thị trường khác nhau có thể gây ra lẫn trong khi giao dịch. Chẳng hạn nước này yết tỷ giá trực tiếp, nước kia lại yết tỷ giá gián tiếp. Ngày làm việc ở các nước cũng có thể khác nhau , ví dụ như ở các quốc gia hồi giáo ngày thứ sáu và ngày thứ bảy là được nghỉ, trong khi thứ bảy chủ nhật ở các nước phương Tây là ngày nghỉ. Các nguyên nhân khách quan này có thể né tránh được bằng việc nghiên cứu rõ tập quán và luật của các nước đối tác cũng như việc dùng khoa học kỹ thuật để hạn chế sai lệch của hệ thống truyền thông. * Nguyên nhân chủ quan Rủi ro có thể xảy rado những khuyết điểm, thiếu sót của những người tham gia giao dịch.Ví dụ như việc tất toán nhầm các nghiệp vụ. Nếu một nhà kinh doanh quên không lập chứng từ mua bán sau khi thực hiện hợp đồng thì khoản kinh doanh trong bảng cân đối của ngân hàng sẽ không thống nhất với thực sự trong giao dịch. Hậu quả là sẽ phát sinh thiệt hại khi thanh toán sau này. Nếu nhà kinh doanh dựa trên một địa chỉ để thanh toán thì cũng gây thiệt hại về lãi xuất và việc thanh toán theo địa chỉ đúng cũng khó thực hiện đúng hạn. Rủi ro trong thực hiện các giao dịch có thể xuất hiện trong các trường hợp sau : Thực hiện giao dịch thiếu chính xác (Inaccurate Processing Transaction). Chuyển giao các giao dịch (Confirmation of Deals) sai. Chuyển giao các quỹ (Transfer of Funds) nhầm địa chỉ. Sai sót trong việc nhận và giao ngoại hối (Receipt or Delivery of Forex ) về khối lượng, chứng từ. Thực hiện các giao dịch không được phép (Unauthorised Trading). Rủi ro này còn có thể gọi là rủi ro kỹ thuật giao dịch và phải được đặc biệt lưu ý trong quá trình hoạt động trên thị trường hối đoái. Rủi ro trong thực hiện giao dịch dẫn đến hậu quả tổn thất cho ngân hàng mà lẽ ra không đáng có. Chỉ cần một chút sơ xuất của nhân viên ngân hàng trong khi tiến hành giao dịch như, nhầm các con số, chuyển tiền sai địa chỉ… cũng có thể dẫn đến tổn thất hàng triệu đồng. Đặc biệt, trong điều kiện nay, có nhiều thủ đoạn tinh vi cua các đối thủ trong khi giao dịch nhằm đưa các ngân hàng vào thế bất lợi , việc nâng cao cảnh giác cẩn thận và nắm vững chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng càng có ý nghĩa quan trọng. 4.5 Rủi ro chủ quyền (Sovereigen Risk). Rủi ro chủ quyền xảy ra khi việc chuyển đổi một đồng tiền sang đồng tiền khác bị cấm do quy định của nhà nước. Vào bất kỳ lúc nào, các nước đều có quyền đóng cửa toàn bộ hoặc một số giao dịch hối đoái trên phạm vi lãnh thổ của nước mình, chủ yếu là vì động cơ chính trị. Điều này sảy ra chủ yếu với các đồng tiền mà nước đó ít có giao dịch trên thị trường ngoại hối vì việc đóng cửa giao dịch đối với những đồng tiền đó không gây thiệt hại nhiều cho họ. Rõ ràng là không có một nước nào là cấm giao dịch các đồng tiền hạch toán quan trọng đối với nước họ ví dụ như đồng USD. Khi rủi ro chủ quyền xảy ra, chúng ta có thể ở vào tình thế rủi ro lớn khi thực hiện thanh toán hoặc buôn bán bằng các đồng tiền đang bị phong toả. Ví dụ: việc hoàn trả các khoản vay bằng ngoại tệ sẽ không thể tiến hành nếu việc mua ngoại tệ đó bị cấm. Rủi ro chủ quyền có thể được thể hiện bằng việc “đóng băng” tài sản của một số nước ở một ngân hàng nước ngoài. Ví dụ như việc chỉnh phủ Mỹ tiến hành phong toả tài sản của các ngân hàng Iran và Irắc tại Mỹ trong một thòi gian dài. Rủi ro chủ quyền có ảnh hưởng lớn hơn đối với các khoản cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ. Các chính sách bất lợi đối với hoạt động hối đoái làm tăng khả năng khả năng mất hiệu lực của các hợp đồng, vì vậy khó hy vọng sẽ nhận được khoản hoàn trả bằng đồng tiền mạnh. Ngày nay, do xu hướng quốc tế hoá của nên kinh tế, tài chính thế giới, các nước đều khuyến khích tự do kinh doanh ngoại hối trong khuôn khổ các cơ chế đã được quy định sẵn. Điều này làm tác động của rủi ro chủ quyền giảm đi đáng kể. ở các nước công nghiệp phương Tây rủi ro chủ quyền rất ít khi xuất hiện và thường được xem là không tồn tại. 4.6 Rủi ro hối đoái đối với các doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh trên thị trường, các doanh nghiệp thường xuyên có các khoản luân chuyển ngoại tệ, đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu, do đó họ luôn phải đối mặt với rủi ro hối đoái . Rủi ro hối đoái mà các doanh nghiệp này gặp phải có thể chia ra làm hai nhóm chính: (1) Nhóm rủi ro thị trường – Matket Risks: bao gồm các rủi ro có nguồn gốc chủ yếu từ sự biến động của thị trường. Đó là các rủi ro tỷ giá (Rate Risk) và rủi ro kinh tế (Ecomonic Risk). (2) Nhóm rủi ro tài chính – Financial Risk: bao gồm các rủi ro gây nên bởi các nguyên nhân tài chính như rủi ro trạng thái hối đoái thực (Net Forex Exposure), rủi ro khả năng thanh toán (Liquidity), rủi ro chuyển đổi (Translation Risk), và rủi ro giao dịch (Translation Risk). 4.6.1 Nhóm rủi ro thị trường (Market Risk). * Rủi ro tỷ giá (Rate Risk). rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra nhiều tổn thất đối với các khoản tiền của doanh nghiệp khi tỷ giá biến động. Tỷ giá biến động luôn là mối lo thường trực đối với cá doanh nghiệp có các khoản thu chi bằng ngoại tệ. Trong thực tiễn thương mại, việc bán hàng thường đi đôi với việc các khoản tín dụng quốc tế. Việc chuyển giao các khoản ngoại tệ không được tiến hành đồng thời với việc ký kết hợp đồng thương mại. Mặt khác, tỷ gía hối đoái trên thị trường khi thanh toán thường khác biệt so với tỷ giá của hợp đồng. Điều này có thể gây thiệt hại cho các doanh nghiệp. Ví dụ: Một nhà xuất khẩu nhờ việc bán máy cho các đối tác nước ngoài sẽ có khoản thu ngoại tệ 1 triệu USD trong 3 tháng tới. Hoặc một nhà nhập khẩu một 1 triệu USD bông thanh toán trong vòng 6 tháng. Với doanh nghiệp có thu ngoại tệ trong tương lai, việc tỷ giá giảm từ 15.500 VND/1USD xuống còn 15.000 VND/ 1USD sẽ làm giảm thu nhập 500 triệu đồng. Số tiền quả là không nhở đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Ngay cả trong trường hợp để thanh toán ngay, các nhà kinh doanh cũng đều muốn chọn một tỷ giá có lợi cho hợp đồng của mình. Thực tiễn cho thấy, khi tỷ giá tăng thì hoạt động xuất khẩu thường sôi động hơn, ngược lại khi tỷ giá giảm thì lại có xu hướng tăng giá trị nhập khẩu. * Rủi ro kinh tế (Economic Risk): Rủi ro kinh tế là khả năng các nguồn doanh thu, chi phí và vốn đầu tư của doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng xấu do những biến động của thị trường ngoại hối. Sự lên hay mất giá của các đồng tiền có ảnh hưởng toàn diện đến các ngành sản xuất và dịch vụ của một nước thể hiện ở ảnh hưởng đối với giá cả đầu vào và đầu ra. Trong trường hợp ngoại tệ lên giá, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu tăng lên so với giá thị trường. Doanh nghiệp gặp tổn thất do việc gặp giảm doanh số bán hoặc giảm lợi nhuận nếu không muốn tăng giá bán ra thì nhà sản xuất phải chấp nhận giảm lợi nhuận, còn trong trường hợp không muốn thiệt hại về lợi nhuận thì phải chấp nhận tăng giá bán và làm giảm sút doanh số bán. Sự thay đổi cung cầu ngoại tệ cũng có ảnh hưởng tới quy mô sản xuất của các ngành sản xuất trong nước. Ví dụ: khi cung ngoại tệ lớn giữ cho đồng nội tệ mạnh, hàng hoá nhập khẩu có xu hướng rẻ hơn hàng hoá nội địa nền sản xuất trong nước có thể có xu hướng thu hẹp lại. Khi ngoại tệ trở nên khan hiếm, hàng hoá nhập khẩu trở nên đắt hơn dẫn đến xu hướng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và sự phục hồi của sản xuất trong nước. Các xu hướng đầu tư và lợi nhuận đầu tư cũng chịu ảnh hưởng của thay đổi về cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Vào những giữa năm 80, nền kinh tế Nhật Bản trước sự lên giá của đồng Yên thấy được khó khăn trong việc bán hàng hoá của mình ở thị trường nước ngoài , đặc biệt là thị trường Mỹ đã chuyển biến đầu tư trong nước sang đầu tư ra nước ngoài. 4.6.2. Nhóm rủi ro tài chính (Financial Risk). * Rủi ro khả năng thanh khoản (Liquidity Risk). Rủi ro khả năng thanh khoản là rủi ro doanh nghiệp không chuyển đổi được các tài sản của mình thành tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định. Rủi ro này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và tín dụng của doanh nghiệp. Ví dụ, Luật phá sản của Mỹ quy định nếu vì bất cứ lý do gì một Công ty không trả được nợ đến hạn thì coi như bị phá sản. Như vậy, nếu khả năng thanh khoản của Công ty không tốt thì có thể dẫn đến phá sản mặc dù năng lực tài chính vẫn còn. Đối với các tài sản ở nước ngoài hoặc các tài sản được hạch toán bằng ngoại tệ việc chuyển đổi thành tiền mặt gặp nhiều hạn chế do tính chất của tài sản biến động phức tạp của tỷ giá và ảnh hưởng của các quy định quản lý ngoại hối của các nước. Do đó, hoạt động bằng ngoại tệ của các Công ty nhiều khi gặp khó khăn. * Rủi ro trạng thái hối đoái thực (Net Forex Position Risk). Rủi ro trạng thái hối đoái thực là rủi ro giảm giá trị của tài sản bằng tiền của doanh nghiệp do doanh nghiệp đang ở trạng thái hối đoái mở cửa và có sự thay đổi về tỷ giá. Một Công ty có thể có các luồng luân chuyển vốn vào và ra mỗi ngày. Ví dụ: Bảng 2. Ví dụ về trạng thái hối đoái của các doanh nghiệp Vốn vào (+) Vốn ra (-) - Thu tiền hàng 10.000S - Đòi được nợ 40.000S - Nhận lãi từ các khoản cho vay 5.000S - Tiền gửi đến hạn ở Ngân hàng 100.000S - Mua tiền 50.000S - Trả tiền hàng 12.000S - Trả nợ 20.000S - Trả lãi các khoản vay 3.000S - Gửi vốn thừa ở Ngân hàng 150.000S - Bán tiền 40.000 Tổng vốn vào + 205.000S Tổng vốn ra - 225.000S Trạng thái hối đoái thực - 20.000S Doanh nghiệp phải chịu rủi ro giới hạn trong lượng dư thừa hay thiếu hụt các đồng tiền ở đây là 20.000USD. Thời gian chịu rủi ro chính là thời gian duy trì trạng thái hối đoái thực. * Rủi ro chuyển đổi (Translation Risk). Là rủi ro mà bảng cân đối tài sản (Balance Sheet) của Công ty bị ảnh hưởng xấu bởi thay đổi tỷ giá. Theo các tỷ giá này, các tài sản nợ và tài sản có của Công ty được chuyển đổi sang nội tệ. Ví dụ, một Công ty có thể gặp tổn thất khi chuyển đổi giá trị các tài sản của mình ở nước ngoài sang đồng nội tệ nếu đồng nội tệ đang lên giá. Rủi ro này có ảnh hưỏng trực tiếp đến giá trị vốn thuần của Công ty. * Rủi ro giao dịch (Transaction Risk). Rủi ro giao dịch là rủi ro gây ra do thay đổi tỷ giá khi các giao dịch của Công ty được hạch toán bằng ngoại tệ. Đồng tiền hạch toán trong các giao dịch với nước ngoài của các Công ty ở các nước đang và kém phát triển thường là các ngoại tệ mạnh, chủ yếu là USD. Tuy nhiên, khi tính thuế cũng như tính toán lợi nhuận người ta lại sử dụng đồng nội tệ. Do đó biến động tỷ giá của các đồng tiền này có thể gây ảnh hưởng tới lợi nhuận thực tế của các giao dịch. II. Thực trạng rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam 1. Khái quát về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam 1.1. Hoàn cảnh ra đời và xu hướng phát triển. Từ trước cho đến năm 1989 Việt Nam chúng ta vẫn duy trì chế độ quản lý tập trung đối với các hoạt động ngoại hối bao gồm cả viêcj ấn định tỷ giá và các giao dịch ngoại tệ. Kể từ tháng 3 năm 1989 cơ chế xác đinh tỉ giá của Việt Nam đã có một bước thay đổi đáng kể trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường của nênf kinh tế quốc dân. Đó là việc xoá bỏ chế độ đa tỷ giá, tỷ giá kết toán nội bộ đã được thay thế bằng tỷ giá chính thức do ngân hàng nhà nước quy định khác với tỷ giá thị trường. Trên cơ sở tỷ giá chính thức các Ngân hàng thương mại được quy định tỷ giá trong một, một biên độ nhất định do với tỷ giá chính thức. Vào tháng 8 năm 1991, trước cơn sốt ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ ở Hà Nội và Thành Phố Hồ chí Minh. Hai trung tâm này đựoc tổ chức theo mô hình thị trường ngoại hối tập trung sử dụng phương thức đấu giá ngoại tệ. Tỷ giá chính thức của Ngân hàng nhà nước được quy định theo tỷ giá đóng cửa của trung tâm giao dịch ngoại tệ . Việc tổ chức trung tâm giao dịch tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tiền đề cho sự ra đời của thị trường hối đoái, cho phép xác định tỷ giá một cách linh hoạt, góp phần ổn định giá vàng và đô la theo mục tiêu của chính phủ. Tuy nhiên hình thức tổ chức thị trường hối đoái theo kiểu tập trung có những hạn chế nhất định và tỏ ra chưa hiệu trong hoạt động ngoại hối ở Việt Nam. Cụ thể là: Hai trung tâm giao dịch không thể đại diện cho quan hệ cung cầu ngoại hối vốn biến động rất phức tạp ở Việt Nam. - Các thành viên tham gia giao dịch ở hai trung tâm này còn rất hạn chế do phương thức giao dịch tập trung, việc giao dịch từ xa không thể được tiến hành. Giao dịch chủ yếu được tiến hành giữa một số ngân hàng thương mại có uy tín, có doanh số hoạt động cao với môi giới duy nhất và Ngân hàng Nhà nước. - Phương thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt khiến cho khối lượng hối đoái bị bó hẹp đòi hỏi thời gian lớn, dễ bóp méo tỷ giá và không phù hợp với tập quán quốc tế. - Do những tồn tại kể trên, căn cứ pháp lệnh ngân hàng nhà nước ngày 23/5/1990, xét trên yêu cầu và nhiệm vụ công tác của ngành tài chính, Ngân hàng ngày 20/9/1994 Ngân hàng Nhà nước Việt nam ra quyết định số 203/QĐ-NH9 về việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (Interbank Market) đặc trưng của thị trường hối đoái phi tập trung. Sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam làm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ phi tập trung giữa các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ, qua đó điều hoà ngoại tệ giữa nơi thừa và nơi thiếu. Tỷ giá được xây dựng thông qua thị trường một cách linh hoạt và phản ánh được quan hệ cung cầu ngoại hối trong cả nước. Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp trực tiếp và gián tiếp vào thị trường ngoại tệ, qua đó xác định tỷ giá cho mục tiêu đã định. Với những tác động lớn như vậy, cùng với hai trung tâm giao dịch ngoại tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng sẽ chuyển đổi trong một tương lai gần thành một thị trường hối đoái hoàn chỉnh, góp phần quan trọng việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của Đảng và Nhà nước. 1.2. Các hoạt động chủ yếu của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường hoạt động thông qua nối mạng giữa các phòng giao dịch của các thành viên tham gia thị trường. Hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thể hiện qua một số hình thức sau: - Giao dịch mua bán ngoại tệ theo quy định của các cơ chế hiện hành. Các giao dịch ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm giao dịch giao ngay và các giao dịch có kỳ hạn. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là thành phần chủ yếu của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam. Hoạt động này có doanh thu lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi năm với mức giao dịch bình quân mỗi ngày khoảng từ 3 đến 4 triệu USD. - Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, các ngân hàng thương mại có thể tự cân đối nhu cầu ngoại tệ qua nghiệp vụ khách hàng và cân đối giữa các chi nhánh qua hội Sở chính. Nếu thông qua các giao dịch đó mà vẫn chưa cân đối được thì có thể giao dịch với Ngân hàng nhà nước. Vì là người mua và người bán cuối cùng lên ngân hàng nhà nước có khả năng nắm được cung cầu ngoại tệ trong cả nước, làm cơ sở cho việc xác định tỷ giá. - Qua giao dịch trên thị trường, ngân hàng nhà nước thiết lập quĩy bình ổn hối đoái bằng quỹ này ngân hàng nhà nước có thể tác động vào cung cầu ngoại tệ và tỷ giá qua việc thay đổi mức dự trữ ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng là một trong hệ thống công cụ vĩ mô của nhà nước. - Chiết khấu các chứng từ tài chính được ghi bằng ngoại tệ. Tức là hàng hoá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không chỉ là ngoại tệ mà còn có các phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ khác.’ Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ có hệ thống thông tin nội bộ nối mạng tốt với Ngân hàng nhà nước gồm có hội Sở chính của: + Ngân hàng thương mại quốc doanh. + Ngân hàng đầu tư và phát triển. + Ngân hàng thương mại và cổ phần. + Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. + Ngân hàng liên doanh với Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam . Số lượng thành viên của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt nam lúc mới thành lập là 40. Tính đến cuối năm 2001 đần năm 2002 con số này là 62 thành viên. Các ngân hàng muốn gia nhập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam phải làm đơn theo mẫu in sẵn. Sau khi chấp nhận, chủ tịch thị trường sẽ cấp giấy chứng nhận thành viên và mã số giao dịch (Code) cho từng thành viên. Các thành viên được quyền tham gia giao dịch trên thị trường theo quy định hiện hành, đồng thời có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quy chế tổ chức hoạt động và nội quy của thị trường. Khi ra nhập thị trường, các thành viên phải mở tài khoản bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam tại Sở giao dịch ngân hàng nhà nước. 2. Kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam. Kinh doanh ngoại tệ một cách có tổ chức giữ các ngân hàng thương mại, làm cơ sở cho việc triển khai thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam chính là mục đích hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam. Kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam có các đặc điểm sau: 2.1. Đồng tiền trong giao dịch. Hiện tại, các đồng tiền được phép kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là: USD, EURO, GBP, JPY, HKD, VND. Số lượng ngoại tệ giao dịch tối thiểu cho mỗi hợp đồng là 50.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác tương đương. Số lượng ngoại tệ giao dịch phải chẵn đến hàng chục nghìn. 2.2. Hình thức giao dịch. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động vào tất cả các ngày làm việc trong tuần theo 2 phiên giao dịch: Sáng từ 8h-11h, chiều từ 13h30-15h30. Phương thức giao dịch trên thị trường là phương thức phi tập trung (OTC-Over The Counter) được thực hiện băng điện thoại, Telex, Fax hoặc mạng vi tính. Chỉ những người đã đăng ký trong đơn xin gia nhập thị trường mới được phép giao dịch trên điện thoại và phải đọc mã số giao dịch để phía bên kia biết được giao dịch. Cam kết qua điện thoại có giá trị chính thức và phải được xác nhận lại bằng Telex và Fax hoặc qua mạng vi tính trước 3 giờ chiều cùng ngày. Trong một giao dịch, trước tiên người ta chào giá mua hoặc bán một đơn vị ngoại tệ bằng đồng Việt Nam, sau đó là khối lượng ngoại tệ kinh doanh. Hai bên sẽ thoả thuận đi đến thống nhất về điều kiện mua bán, việc thanh toán giữa các bên được thực hiện bằng chuyển khoản qua các tài khoản được mở tại Ngân hàng nhà nước hoặc ngân hàng nước ngoài. Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, các thành viên có thể tham gia các hoạt động mua bán giao ngay (Spot) hoặc mua bán kỳ hạn (Forward). Các nghiệp vụ hối đoái trên thị trường đều phù hợp với tập quán kinh doanh quốc tế. Chẳng hạn, thời hạn thanh toán đối với giao dịch giao ngay là sau hai ngày làm việc, với giao dịch kỳ hạn là thời hạn do hai bên thoả thuận ghi trong hợp đồng hoặc bằng giá trị giao ngay cộng với số ngày kỳ hạn. Trường hợp thanh toán chậm phải chịu phạt theo mức phạt quy định là 150% lãi suất Libor của đồng tiền thanh toán nếu bằng ngoại tệ, hoặc 150% lãi suất tiền vay của ngân hàng nhà nước nếu bằng VND (tính trên số ngày chậm trả). 2.3. Tỷ giá áp dụng: Tỷ giá của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được hình thành trong quá trình giao dịch theo các quy định về tỷ giá hiện hành. Hàng ngày ngân hàng nhà nước đều công bố tỷ giá chính thức thức của đồng Việt Nam so với USD và một số ngoại tệ khác để có sơ sở tham khảo. 2.4. Doanh số mua bán ngoại tệ: Nhìn chung trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhu cầu mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thành viên luôn thay đổi. Trong một vài thời điểm trong năm nhu cầu mua ngoại tệ nhiều hơn nhu cầu bán ngoại tệ, nhất là vào những tháng đầu và cuối năm là thời điểm các ngân hàng cần ngoại tệ để thị trường L/C và nợ vay đến hạn. Các ngân hàng thành viên thường tích cực tìm nguồn mua bán ngoại tệ trên thị trường để sự cân đối nhu cầu ngoại tệ thông qua giao dịch trên thị trường trước khi cần đến sự can thiệp của ngân hàng nhà nước. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của các diễn biến kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ như do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ, từ tháng 8/1997 trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có nhiều diễn biến ngược chiều như doanh số mua thấp hơn doanh số bán, hiện tượng đầu cơ găm giữ ngoại tệ tăng mạnh, nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp không được đáp ứng đầy đủ và kịp thời làm cho đồng Việt Nam chịu áp lực giảm giá mạnh, tỷ giá hối đoái biến động phức tạp. Doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam còn rất thấp so với các thị trường trên thế giới, khoảng trên dưới 600 triệu USD/1năm, mức giao dịch bình quân hàng ngày từ 4-5 triệu USD năm 2001, số lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường đạt mức cao là 780 triệu USD, mức giao dịch bình quân là 4,4-4,6triệu USD/ngày. Việc kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phải tuân thủ các quy định cụ thể của quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 3. Thực trạng rủi ro hối đoái trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. 3.1. Các rủi ro thường gặp. Kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những rủi ro hối đoái chung như đã trình bày. Tuy nhiên, do đặc điểm thị trường có nhiều nét riêng, các rủi ro trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam cũng có một số điểm khác biệt cần lưu ý. Sau đây là một số rủi ro thường gặp trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam và đặc điểm của chúng. 3.1.1. Rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá là rủi ro hối đoái cơ bản trên thị trường hối đoái Việt Nam và là vấn đề thu hút sự qua ngoại tâm hàng đầu của các nhà quản lý vốn. Do những diễn biến phức tạp của thị trường và sự khác biệt trong công tác quản lý của nhà nước, cơ chế tỷ giá ở nước ta có một số nét riêng. Việt Nam chúng ta đang duy trì chế độ tỷ giá linh hoạt có sự kiểm soát của nhà nước. Ngân hàng nhà nước công bố hàng ngày tỷ giá bình quân của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngân hàng nhà nước cũng quy định một biên độ cho phép đối với tỷ giá giao dịch. Trong thời gian gần đây biên độ này đã được điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của thị trường. Trong năm 1997 biên độ tỷ giá giao dịch được tăng lên 5% rồi 10%. Giữa năm 1999 ngân hàng nhà nước đã giảm biên độ này xuống còn 7%. Đồng thời tỷ giá chính thức cũng được điều chỉnh theo từng thời kỳ. Việc điều chỉnh tỷ giá chính thức và biên độ tỷ giá giao dịch là nhằm mục tiêu đạt được một cơ chế tỷ giá linh hoạt đáp ứng được quan hệ cung cầu trên thị trường, phản ánh đúng sức mua của đồng Việt Nam hơn, đông thời tạo điều kiện chủ động cho giao dịch của các thành viên trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tỷ giá chính thức được ngân hàng nhà nước quy định trên cơ sở tỷ giá hàng ngày và tỷ giá bình quân của các giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, biên độ giao động dự kiến và chỉ số giá cả thị trường. Tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được xác định trên cơ sở tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định. Biên độ này hiện nay là 0,25%. Chênh lệch giữ tỷ giá mua vào và bán ra không được vượt quá 0,1%. Cũng giống như nhiều nước trong khu vực, chế độ tỷ giá hối đoái ở nước ta còn phụ thuộc chủ yếu vào đồng USD. Kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam hiện nay phần lớn là mua bán đồng USD. Tỷ giá VND và các ngoại tệ khác trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được xác định căn cứ vào tỷ giá VND/USD và tỷ giá USD so với các ngoại tệ khác trên thị trường New York. Do vậy việc kinh doanh ngoại hối có thể gặp một số khó khăn nhất định: - Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của sự biến động tỷ giá của đồng USD trên thế giới. Trong những năm 1990-1994, khi đồng USD liên tục giảm giá, việc gắn chặt đồng nội tệ với đồng USD có thể mang đến những thiệt hại về giá trị tài sản cho dự trữ quốc gia và cho các tổ chức kinh tế, tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19331.doc
Tài liệu liên quan