MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN 3
1.1. Quan niệm về phá sản 3
1.1.1. Quan niệm về phá sản theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. 3
1.1.2. Quan niệm về phá sản theo pháp luật Việt Nam. 5
1.2. Sự tác động của phá sản và vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường. 10
1.2.1. Sự tác động của phá sản trong nền kinh tế thị trường. 10
1.2.2. Vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường. 13
1.3. Các cơ quan tham gia quá trình giải quyết phá sản. 18
1.3.1. Vai trò trung tâm của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết phá sản. 18
1.3.2. Sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết phá sản. 21
CHƯƠNG II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ NỢ VÀ CON NỢ TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN 23
2.1. Giai đoạn nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản. 23
2.1.1. Giai đoạn nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. 23
2.1.2. Giai đoạn mở thủ tục phá sản. 29
2.1.3. Giai đoạn tổ chức Hội nghị chủ nợ. 35
2.2. Giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh. 38
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ. 38
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của con nợ. 41
2.3. Giai đoạn thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ. 43
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ. 43
2.3.2. Quyền khiếu nại quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của con nợ. 44
2.4. Giai đoạn tuyên bố phá sản. 44
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004 46
3.1. Thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. 46
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi có hiệu quả Luật phá sản năm 2004. 50
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của người Việt Nam tại Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ri 1883 về bải hộ quyền sở hữu công nghiệp, mà nội dung cơ bản của các công ước này đều lấy nguyên tắc đãi ngộ như công dân là nền tảng bảo hộ trên cơ sở có đi có lại.
2.2.2. Quy chế tối huệ quốc (MFN)
Nội dung cơ bản của chế độ tối huệ quốc là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nuớc ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai.
Đây là một chế độ pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ kinh tế, thương mại và hàng hải. Chế độ tối huệ quốc dành riêng cho công dân và pháp nhân nước này hay nước kia cần phải được quy định rõ ràng và cụ thể trong các hiệp định quốc tế (thường là trong Hiệp định thương mại và hàng hải; Hiệp định về thuế quan và mậu dịch; Hiệp định về thị trường chung hay thị trường tự do…).
Ví dụ: Trong Hiệp định thương mại và hàng hải mà Việt Nam ký kết với Liên Xô cũ vào 12/3/1958 (nay Liên bang Nga kế thừa Hiệp định này) quy định: “hai bên ký kết dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong mọi vấn đề liên quan đến buôn bán và hàng hải và trong mọi quan hệ kinh tế khác giữa hai nước”. Tương tự như vậy, Việt Nam lý kết với các nước về Hiệp định thương mại và hàng hải.
Theo chế độ tối huệ quốc thì nguời nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia đã giành cho và sẽ giành cho bất kỳ một nhóm người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài nào đang sinh sống hay hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia đó. Đây chính là sự thể hiện rõ nhất của thuật ngữ “tối huệ quốc” được hiểu trong khoa học pháp lý quốc tế. Như vậy, chế độ tối huệ quốc đưa lại các điều kiện cũng như các tiêu chuẩn pháp lý như nhau(theo nghĩa bình đẳng, bình quyền) cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của các quốc gia đã ký kết với nhau Hiệp định mà trong đó có quy định chế đọ này.
Tiêu chí của chế độ tối huệ quốc được ghi nhận dù là trong các hiệp định song phương hoặc trong các hiệp định đa phương là dành cho các công dân cũng như pháp nhân của các nước ký kết các điều kiện và cơ hội ngang nhau trong thương mại, hàng hải và các quan hệ kinh tế khác nữa, đồng thời xoá bỏ mọi sự kỳ thị, phân biệt đối xử với các lý do khác nhau trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài ra, chế độ tối huệ quốc trong các hiệp định quốc tế còn củng cố và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại và các quan hệ toàn diện khác giữa các quốc gia trên thế giới, cơ sở tôn trọng chủ quyền bình đẳng và cùng có lợi
2.2.3. Quy chế có đi có lại và chế độ báo phục quốc
- Chế độ có đi có lại : thể hiện sự phát triển khách quan thực tại của thế giới ngày nay trong mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Việc củng cố, tăng cường và phát triển các quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và các quan hệ khác giữa các quốc gia trên thế giới không thể có được nếu như nó không được xây dựng trên cơ sở nền tảng của chế độ có đi có lại. Chính bản thân của chế độ có đi có lại đã mang nội dung của nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia. V.I.Lênin đã khẳng định một điều có tính chất nguyên tắc, đó là : “chỉ có bình đẳng giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau mới có quan hệ bình đẳng được”
Nội dung cơ bản của chế độ có đi có lại thể hiện ở chỗ là một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như nước đó đã dành và sẽ dành cho công dân và pháp nhân của mình ở đó trên cơ sở có đi có lại.
Chế độ có đi có lại thường được ghi nhận trong các điều ước quốc tế bởi lẽ các quốc gia muốn bảo đảm quyền và lợi ích của công dân và pháp nhân của nước mình ở nước ngoài.
Do các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau và sự phát triển của các quốc gia là không đồng đều, cho nên trong thực tiễn Tư pháp quốc tế chế độ có đi có lại được thể hiện dưới hai cách như sau:
-Có đi có lại thực chất
-Có đi có lại hình thức
Có đi có lại thực chất được hiểu là một nước dành cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài một số quyền và nghĩa vụ hoặc ưu đãi nhất định đúng bằng những quyền và nghĩa vụ cũng như ưu đãi thực tế mà các thể nhân và pháp nhân của nước đó đã được hưởng ở nước ngoài kia. Có đi có lại thực chất đôi khi mới được áp dụng ở những nước có cùng chế độ kinh tế - chính tri – xã hội. Song cũng gặp không ít khó khăn khi mà trình độ phát triển kinh tế của các nước không đồng đều hoặc phong tục, tập quán và truyền thống dân tộc khác nhau.
Nguợc lại, chế độ có đi có lại hình thức lại mang một nội dung khác và có những ưu điểm trong áp dụng, khắc phục được những khiếm khuyết mà chế độ có đi có lại thực chất không thể khắc phục đuợc. Nội dung của chế độ có đi có lại hình thức thể hiện ở chỗ một nước dành cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài một chế độ pháp lý nhất định như chế độ đãi ngộ như công dân hoặc như chế độ đãi ngộ tối huệ quốc mà ở nước kia cũng đã dành cho công dân và pháp nhân nước mình một chế độ tương ứng như thế. Quy định trên được áp dụng rất hữu hiệu trong quan hệ giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
Một mặt, khi áp dụng chế độ có đi có lại hình thức cho công dân nước ngoài ở Việt Nam tức là được hưởng các quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự và lao động như công dân Việt Nam, họ có thể được hưởng các quyền mà ở ngay chính nước họcũng không được hưởng (bình đẳng giữa nam và nữ trong quan hệ gia đình mà ở một số nước không có ). Mặt khác, người nước ngoài cũng không thể đòi hỏi các quyền mà trước đây họ được hưởng ở nước mình, thì nay cũng được hưởng ở Việt Nam như là quyền sở hữu đối với đất đai.
Hiện nay, trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác chúng ta thường áp dụng chế độ có đi có lại hình thức là phù hợp nhất. Có thể dẫn một ví dụ khá cụ thể để thấy rõ hơn trong việc áp dụng chế độ này. Ở các nước tư bản phát triển quy định chế độ sở hữu tư nhân đối vơí đất đai, điền thổ, còn ở Việt Nam đất đai, điền thổ thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân. Như vậy ở nước ta không thể dành cho công dân của Pháp hoặc Mỹ quyền sở hữu đối với đất đai, điền thổ như là ở nước họ đang được hưởng, còn công dân Việt Nam ở nước Pháp hoặc ở Mỹ có quyền sở hữu đối với đất đai điề thổ; quyền này ở chính Việt Nam thì công dân Việt Nam cũng không có quyền đó. Ở đây giữa Việt Nam và Pháp hoặc Mỹ đã áp dụng chế độ đãi ngộ như công dân trên cơ sở có đi có lại hình thức.
-Chế độ báo phục quốc : được áp dụng trên cơ sở của chế độ có đi có lại và cùng xuất phát từ tinh thần “ có đi có lại” nên vấn đề “báo phục” được đặt ra trong quan hệ giữa các quốc gia. Báo phục được hiểu là các biện pháp trả đũa. Nếu như một quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc có các hành vi gây thiệt hại hoặc tổn hại cho các quốc gia khác hay công dân hoặc pháp nhân của quốc gia khác thì chính quốc gia bị tổn hại đó hoặc công dân hay pháp nhân của nó được phép sử dụng các biện pháp trả đũa như hạn chế hoặc có các hành động tương ứng đối phó hoặc đáp lại các hành vi của quốc gia đầu tiên đơn phương gây ra các thiệt hại đó. Tổng hợp các hành vi đối phó đáp lại được gọi là các biện pháp báo phục và hoàn toàn hợp pháp trên cơ sở có đi có lại. Thực tiễn Tư pháp quốc tế coi các quy định này như nguyên tắc tập quán trong quan hệ giưa các quốc gia.
Mục đích của các biện pháp báo phục là nhằm khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị vi phạp và giống như biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật
2.3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của nguời Việt Nam ở nước ngoài ( tại Lào)
2.3.1. Theo pháp luật VIỆT NAM
Công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) được hưởng tất cả các quyền và nghĩa vụ của một công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, như quyền được sống, được học tập, được chăm sóc sức khỏe, quyền bất khả xâm phạm thân thể, chỗ ở, quyền bầu cử, ứng cử... cùng nhiều quyền lợi, nghĩa vụ khác được quy định tại các văn bản pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam.
Người Việt Nam khi định cư ở nước ngoài, nếu không thôi quốc tịch Việt Nam thì vẫn là người mang quốc tịch Việt Nam. Nếu cả cha mẹ là công dân Việt Nam thì con sinh ra có quốc tịch Việt Nam. Nếu cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì con sinh ra có quốc tịch Việt Nam, theo thỏa thuận bằng văn bản của hai cha mẹ.
Về quyền lợi của người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước, đây là đối tượng riêng, nên có nhiều quy định cá biệt. Do vậy, quyền lợi của đối tượng khác một chút so với công dân Việt Nam sống trong nước, ở các quy định liên quan đến an ninh quốc gia.
Người Việt Nam ở nước ngoài có quyền và nghĩa vụ cơ bản gần giống như người Việt Nam ở trong nước. Đồng thời người Việt Nam ở nước ngoài cũng có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nước sở tại, cụ thể là Luật của CHDCND Lào.
2.3.2. Theo pháp luật nước Lào
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người nước ngoài tại nước CHDCND Lào:
Từ lâu người nước ngoài đã đến cư trú, làm ăn sinh sống ở Lào đã có sự gắn bó mật thiết với nhân dân Lào họ trở thành một bộ phận cư dân nước ta, tìm hiểu phong tục tập quán của nhân dân Lào được nhân dân Lào đum bọc che chở, ho đã có những đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển của Cách mạng Lào, vai trò, vị trí của người nước ngoài đã được Đảng và Nhà nước Lào ghi nhận và có những chính sách thích hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cuộc sống yên lành để họ phát huy hết khả năng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Lào.
Theo quy định của pháp Luật Lào phạm vi của tất cả những người nước ngoài sống trên đất nước Lào thì người nước ngoài đợc hưởng chế độ đãi ngộ như công dân Lào một cách vô điều kiện và bình đẳng, họ được hưởng đầy đủ các quyền và phải thực hiện một số nghĩa vụ theo pháp luật Lào
Theo pháp luật của nước Cộng hoà Dân Chủ Dân Nhân Lào quy định:“Người nước ngoài cư trú tại nước Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Lào phải tuân tuân theo Hiến pháp và pháp luật Lào được Nhà nước Lào bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo Pháp luật nước Cộng hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào.
Nhìn chung, Về nguyên tắc, địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Lào được quy định trên cơ sở chế độ đãi ngộ như công dân, trừ trường hợp mà pháp luật Lào và các điều ước quốc tế mà nước CHDCND Lào ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Hiện nay, theo các văn bản pháp luật hiện hành, người nước ngoài ở nước CHDCND Lào có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:
2.3.2.1. Quyền cư trú
Đây là quyền cơ bản của người nước ngoài, người nước ngoài được phép có quyền cư trú trên lãnh thổ nước CHDCND Lào. Quy định này xuất phát từ chế độ đãi ngộ như công dân và hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ của luật quốc hiện đại.
Người nước ngoài được Nhà nước Lào bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng khác, người nước ngoài có quyền cư trú, đi lại theo pháp luật Lào. Đây là 1 trong những quyền thuộc nhóm quyền tự do cá nhân, nhà nước Lào luôn coi trọng tính mạng, tài sản của người nước ngoài.
Vấn đề bảo vệ tính mạng, tài sản của người nước ngoài được Đảng và Nhà nước Lào quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật từ Hiến pháp đến các ngành luật cụ thể.
Theo hiến pháp của nước CHDCND Lào quy định tại Điều 50 và 51 như sau:
Điều 50: Quyền lợi của ngoại kiều, người không quốc tịch và người nước ngoài cư trú trong lãnh thổ nước CHDCND Lào được bảo vệ bởi pháp luật của nước CHDCND Lào. Ngoại kiều, người không quốc tịch và người nước ngoài cũng có quyền đệ đơn lên tòa án ( yêu cầu được cư trú…….) và các quyền khác lien quan đến bộ máy nhà nước CHDCND Lào; và có nghĩa vụ tôn trọng Hiến Pháp và pháp luật của Nhà nướcCHDCND Lào.
Điều 51: Nước CHDCND Lào thi hành chính sách cứu trợ cho những người nước ngoài trong hoàn cảnh chiến tranh, giúp đỡ họ trong cuộc chiến tranh vì tự do, bình đẳng, hoà bình và vì các mục đích chính nghĩa.
2.3.2.2. Quyền hành nghề
Pháp luật nước CHDCND Lào cho phép người nước ngoài cư trú ở Lào được quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp (hành nghề) trong khuôn khổ của pháp luật. Họ làm việc nào thì được hưởng hoặc tiền công theo vịêc đó và được pháp luật cũng như các cơ quan có thẩm quyền bảo đảm cho họ. Song trong lĩnh vực hành nghề do họ là người nước ngoài nên có những hạn chế nhất định. Điều này cho thấy pháp luật nước Cộng hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào cũng như pháp luật một số nước là có một số nghề nghiệp không cho phép người nước ngoài được làm.
Đó là các nghề liên quan trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật quốc gia.
Ví dụ như:
- Sửa chữa, lắp ráp một số loại phương tiện giao thông.
- Điều khiển một số loại phương tiện giao thông.
- Cấm không được làm nghề in, khắc dấu.
- Các nghề trong khoa học liên quan đến an ninh, bí mật quốc gia…
2.3.2.3. Quyền về tố tụng dân sự
Đây là một quyền quan trọng dành cho người nước ngoài, thể hiện việc bảo đảm sự công bằng cũng như các lợi ích của người nước ngoài ở nước CHDCND Lào khi các Lợi ích đó bị xâm phạm, tại Điều 4 của Toà án nước CHDCND Lào quy định rằng :
a. Mọi công dân Lào đều bình đẳng trước pháp luật và toà án, bất kể nam hay nữ, bất kể chủng tộc, dân tộc, địa vị kinh tế-xã hội, ngôn ngữ, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tín ngưỡng, nơi cư trú hay những yếu tố khác.
b. Mọi công dân Lào đều có quyền kiện ra toà những vấn đề gắn liền với hành vi gây thiệt hại tới đời sống, sức khoẻ, quyền lợi và tự do, nhân phẩm hay tài sản.
c. Các cá nhân người nước ngoài ở nuớc CHDCND Lào đều được hưởng những quyền như công dân Lào, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
2.3.2.4. Quyền được học tập
Quyền học tập cũng là một quyền cơ bản và quan trong của người nước ngoài đang sống ở Lào. Pháp luật Lào khẳng định rằng : người nước ngoài ở Lào được đảm bảo quyền học tập tại các trường đào tạo của Lào từ mẫu giáo đến đại học và trên đại học trừ một số ngành và trường liên quan đến an ninh quốc phòng và an ninh của nước Lào. Khi học ở Lào phải tuân thủ theo quy chế và pháp luật Lào quy đinh.
2.3.2.5. Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình cũng là quyền cơ bản của con người, pháp luật Lào quy định: “ Không nghiêm cấm việc kết hôn giữa người Lào với người người nước ngoài và người nước ngoài với nhau nhưng phải phù hợp với pháp luật Lào, tuân thủ các điều kiện của Lào và các tập quán quốc tế mà Lào thừa nhận”. Ví dụ: luật hôn nhân và gia đình Lào điều 9 quy định về độ tuổi kết hôn “ Nam và nữ có đủ mười 18 tuổi trở lên có quyền kết hôn nhưng trừ trường hợp đặc biệt có thể dưới 18 tuổi nhưng không dưới 15 tuổi và phải tự nguyện không ép buộc…” và sau đây là những điều cụ thể về việc kết hôn giữa người quốc tịch Lào với người nước ngoài, ngoại kiều với người không quốc tịch, giữa những người nước ngoài, ngoại kiều , người không quốc tịch trong lãnh thổ CHDCND Lào.
Điều 47 kết hôn:
a. Người nước ngoài, kiều bào, người không quốc tịch đều có quyền như người Lào bàn địa hôn nhân và gia đình.
b. Kết hôn giữa người Lào và người ngoại quốc, kiều bào và ngươi không quốc tịch, giữa những người nước ngoài trong lãnh thổi nước CHDCND Lào phải tuân theo pháp luật nước CHDCND Lào, cho dù luật pháp của các quốc gia khác có thể tạo ra các chế độ khác.
c. Việc đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài, ngoại kiều, người không quốc tịch với nhau trong lãnh thổ nước CHDCND Lào có thể được tổ chức ở Toà đại sứ hoặc tại lãnh sự quán thuộc quốc gia liên quan.
d. Việc đăng ký kết hôn giữa người không quốc tịch với nhau phải tuân thủ điều luật này.
f. Quy định về việc kết hôn giữa người Lào với người không quốc tịch, người nước ngoài và ngoại kiều sẽ được Chính phủ Lào điều chỉnh và hoàn thiện.
Điều 48: Ly hôn giữa người Lào bàn địa với người nước ngoài hay giữa người nước ngoài, người không quốc tịch và ngoại kiều trong lãnh thổ Nước CHĐCN Lào phải tuân theo pháp luật của nước Lào.
Nếu việc ly hôn giữa người Lào với người nước ngoài ở ngoai lãnh thổ nước CHDCND Lào thì phải tuân thủ theo pháp luật thuộc quốc gia đó.
2.3.2.6. Về quyền sở hữu đất; Pháp luật của nước CHDCND Lào đã quy định như sau:
Điều 3 (mới): Quyền sở hữu đất; đất của Lào thuộc quyền sở hữu của toàn cộng đồng quốc gia như đã quy định tai Điều 17 của Hiến pháp; điều này quy định Nhà nước phải tập trung và thống nhất sự quản lý [đất] cho các cá nhân, gia đình và các tổ chức kinh tế cho việc sử dụng đất, thuê đất và nhượng quyền; sự phân phối cho các đơn vị quân đội, tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Lào cho việc xây dựng quốc gia và tổ chức quần chúng nhân dân cho việc sử dụng, và phân phối cho những người ngoại kiều, người nước ngoài và tổ chức những đối tượng trên cho việc thuê và nhượng quyền.
Quyền và nghĩa vụ của ngoại kiều và người nước ngoài liên quan đến vấn đề thuê đất và nhượng quyền:
Điều 64: thuê và nhượng quyền đối với ngoại kiều, người nước ngoài.
Ngoại kiều, người nước ngoài và các tổ chức của họ ( trong lĩnh vực sống, đầu tư và sản xuất ) hoạt động hợp pháp tại CHDCND Lào có thể thuê hoặc nhận sự nhượng quyền sở hữu đất từ Nhà nước.
Ngoại kiều muốn thuê đất từ công dân Lào thì phải có sự cho phép của quản lý địa phương tỉnh hoặc thành phố nơi có đất.
Trong trường hợp người nước ngoài muốn thuê đất của công dân Lào thì họ phải có sự cho phép của ban quản lý đất quốc gia với sự kiến nghị đề xuất của quản lý địa phương nơi có đất.
Điều 65 (mới) :Thời gian thuê đất và nhượng quyền sở hữu đất.
Thuê đất và cấp quyền sở hữu đất của Nhà nước cho ngoại kiều và tổ chức của họ là dựa trên tính chất, mức độ và điều kiện của những hoạt đất mà họ định làm trên đất đó.
Thời hạn này sẽ không quá 30 năm nhưng cũng có thể kéo dài hơn trường hợp có sự cho phép của Chính phủ.
Thời gian cho ngoại kiều và tổ chức của họ thuê đất của công dân Lào là không quá 20 năm. Thời hạn này có thể kéo dài hơn nếu có sự thoả thuận các bên hợp đồng cùng với sự cho phép của quản lý tại địa phương.
Thời hạn cho thuê và nhượng quyền sở hữu đất của Nhà nước cho người nước ngoài đến đầu tư tai Lào là dựa trên tính chất, mức độ, điều kiện của hoạt động và dự án của họ thời hạn sẽ kéo dài không quá 50 năm nhưng có thể lâu hơn nếu có quyết định của Chính phủ Lào.
Thời hạn cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất của công dân Lào sẽ dựa trên tính chất, mức độ, điều kiện hoạt động mà họ định làm và đự án của họ sẽ không quá 30 năm nhưng có thể kéo dài hơn trong trường hợp có sự thoả thuận giữa các bên hợp đồng cùng với sự cho phép của quản lý đất của quốc gia dựa trên sự kiến nghị đề xuất của địa phương.
Đối với vùng lĩnh vực kinh tế đặc trưng, kinh tế trọng điểm thì thời hạn lớn nhất sẽ không quá 70 năm nhưng có thể lâu hơn nếu được sự cho phép của Quốc Hội Lào.
Đối với việc thuê và nhượng quyền sở hữu đất hơn 10.000 hecta thì cũng phải được sự cho phép của Quốc Hội.
Thời điểm chấm dứt việc thuê đất và nhượng quyền sở hữu đất dựa vào tính chất, mức độ và điều kiện của hoạt động sẽ tiến hành trên đất đó.
Các tổ chức thuộc Bộ hoặc của quốc tế muốn sử dụng đất ở Lào có thể thuê, trao đổi đất dựa trên sự thoả thuận hợp đồng giữa Chính phủ Lào và Chính phủ nước đó, thời hạn thuê cho mục đích này( trong trường hợp này) sẽ không quá 90 năm.
Điều 66 (mới) Quyền của ngoại kiều , người nước ngoài và tổ chức của họ trong việc thu lợi nhuận từ việc thuê đất và nhượng quyền sở hữu đất.
Ngoại kiều, người nước ngoài và tổ chức của họ thuê hoặc nhận được quyền sở hữu đất từ Nhà nước 1 cách hợp pháp sẽ có những quyền sau:
a. Bán tài sản cá nhân (liên quan đến việc thuê đất hoặc được nhượng quyền sở hữu đó) tuy nhiên, Nhà nước có quyền ưu tiên để mua những tài sản này.
b. Sử dụng tài sản cá nhân liên quan đến việc thuê hoặc được nhượng quyền sở hữu đó như vật thế chấp để giao dịch với các ngân hàng hoặc cơ sở tài chính ở Lào. Việc sử dụng của những tài sản cố định ở trong số tài sản (dùng làm vật thế chấp) sẽ phải được sự cho phép ưu tiên của Nhà nước.
c. Cho thuê lại đất. việc cho thuê lại đất này trước hết phải được sự cho phép của Nhà nước và thời hạn lâu nhất để cho thuê lại sẽ không được vượt quá thời gian cho thuê lần một ở hợp đồng chính.
d. Nhận quyền thuê đất hoặc quyền được nhận sự nhượng quyền sở hữu đất trong thời hạn đã quy định của hợp đồng.
đ. Sử dụng hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng nhượng quyến sở hữu đất như đóng góp, đầu tư, tài chính với người pháp nhân khác, nhưng phải có sự cho phép của Nhà nước.
Ngoại kiều, người nước ngoài và tổ chức của họ thuê đất của công dân Lào sẽ có những quyền như trên.
Điều 67(mới) Nghĩa vụ của ngoại kiều, người nước ngoài và tổ chức của họ liên quan đến việc thuê đất hoặc nhượng quyền sở hữu đất.
Ngoại kiều, người nước ngoài và tổ chức của họ khi thuê đât hoặc được Nhà nước nhượng quyền sở hữu đất có những nghĩa vụ như sau:
a. Sử dụng đất đúng mục đích (phù hợp với điều kiện khác quan).
b. không gây ra thiệt hại đến chất lượng đất và không gây ra ảnh hưởng có hại cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
c. Không xâm hại đến quyền và lợi ích của người khác và pháp nhân khác.
d. Tuân theo những trường hợp không thể tránh được theo pháp luật.
đ. Trả đầy đủ phí thuê đất và phí nhận sự nhượng quyền sở hữu đất và các phí khác lien quan đến đất.
f. Tuyệt đối Tuân theo những quy định và các điều kiện về thuê đất cũng như nhượng quyền sở hữu đất.
2.4. Những tồn tại-bất cập của người Việt Nam ở nước ngoài
Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện nay có thể thấy những tồn tại-yếu kém tập trung ở những mặt sau:
2.4.1. Về vấn đề quốc tịch
Trong số gần 3 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện nay vì nhiều lý do khác nhau đã không ít người nhập quốc tịch nước sở tại nhưng chưa làm thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là: Theo pháp luật Việt Nam thì địa vị pháp lý những người này được xác định như thế nào? Họ là người có hai quốc tịch, hay là người nước ngoài, hay là người Việt Nam? Căn cứ vào pháp luật hiện hành thì chỉ có thể khẳng định được họ không phải là người mang hai quốc tịch, vì; Điều 3 luật quốc tịch 1998 quán triệt Nguyên tắc một quốc tịch; “ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là người Việt Nam”
Còn họ là người Việt Nam hay người nước ngoài thì không xác định được. Nếu coi họ là người Việt Nam cũng không đúng vì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam (điều 3 luật quốc tịch 1998). Nếu coi họ là người nước ngoài cũng không có căn cứ, vì Điều 23 luật quốc tịch 1998 quy định: Công dân Việt Nam chỉ bị mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp.
1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
3. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
4. Trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 điều 19, điều 26 và điều 28 của luật này.
Như vậy nếu họ không thuộc một trong các trưòng hợp kể trên thì sẽ không thể coi họ là người nước ngoài. Thực tế này đang gây ra sự lúng túng cho các cơ quan chức năng khi giải quyết các trường hợp cụ thể, trong thời gian tới các cơ quan ban hành cần phải có hướng giải quyết vấn đề này.
2.4.2. Về lĩnh vực đất đai nhà ở
Lĩnh vực đất đai nhà ở là một trong những vấn đề đang gây bức xúc nhất đối với Kiều bào do luật đất đai năm 2004 và nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001đã đặt ra nhiều điều kiện quá khó về đối tượng thủ tục, giấy tờ, lý lịch cá nhân… vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của nhiều Kiều bào, cụ thể.
Một là; Về đối tượng Kiều bao được mua nhà ở tại Việt Nam. Trước đây Luật đất đai năm 2004 chỉ cho phép bốn đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam bao gồm:
a. Người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
b. Người có công đóng góp với đất nước.
c. Nhà văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tai Việt Nam.
d. Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam;( Khoản 1, điêu 121 luật đất đai năm2004).
Nay luật nhà ở năm 2005 quy định ngoài 4 đối tượng trên còn có thêm 1 đối tượng nữa được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đó là những người về Việt Nam cư trú với thời hạn từ sáu tháng trở lên. Mặc dù đã có sự mở rộng về đối tượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của đông đảo Kiều bào.
Sự thực Việt Kiều khi về nước làm ăn mong muốn có một chỗ ở ổn định là nhu cầu thiết thực và chính đáng, nhưng những hạn chế về chính sách – pháp luật đất đai hiện nay đối với Kiều bào đang làm ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách chung mời gọi Kiều bào hướng về quê hương, cụ thể là nghị quyết 36 của Bộ Chính trị.
Hai là:Thời gian qua Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành hai nghi quyết: Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về nhà đất do nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991 và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991. Theo quy định của hai nghị quyết nay thì phần lớn Kiều bào ở nước ngoài có nhà đất thuộc diện bị quản lý,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của người Việt Nam tại Lào.doc