MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .6
2. Đối tượng nghiên cứu .7
3. Mục tiêu nghiên cứu .8
4. Phương pháp nghiên cứu .8
5. Bố cục đề tài .8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU.9
1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC KHOẢN PHẢI THU .9
1.1.1 Khái niệm các khoản phải thu .9
1.1.2 Phân loại các khoản phải thu .10
1.1.2.1 Phân loại khoản phải thu theo đối tượng .10
1.1.2.2 Phân loại khoản phải thu theo thời gian .12
1.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU .13
1.3 VẤN ĐỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CÁC KHOẢN PHẢI THU .15
1.4 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC.18
A. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.18
I. Lập kế hoạch kiểm toán.19
1. Tìm hiểu khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro.20
2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán.25
II. Thực hiện kiểm toán.26
1. Thử nghiệm kiểm soát.27
2. Thử nghiệm cơ bản.28
III. Kết thúc kiểm toán.30
B.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.30
1. Mục tiêu chi tiết đối với kiểm toán các khoản phải thu.31
2.Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu.32
3. Đánh giá rủi ro đối với các khoản phải thu.33
4. Tài liệu thông tin cần thu thập.34
5. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu.34
5.1 Thủ tục phân tích tổng hợp.34
5.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết.36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC.43
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC.43
2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán APEC .43
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC .44
2.1.3 Đặc điểm hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC .48
2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG.51
2.2.1 Tìm hiểu thông tin về khách hàng .51
2.2.2 Tài liệu thông tin thu thập .52
2.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ .57
2.2.4 Thủ tục phân tích tổng hợp .59
2.2.5 Thủ tục kiểm tra chi tiết .60
2.2.5.1 Khoản phải thu khách hàng .61
2.2.5.2 Phải thu khác .64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC.66
3.1 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC.66
3.1.1 Mối quan hệ của khách hàng và công ty kiểm toán .66
3.1.2 Nâng cao đào tạo kỹ năng cho các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên.67
3.1.3 Vấn đề áp dụng chương trình kiểm toán .67 3.2 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC.68
3.2.1 Về lập kế hoạch kiểm toán.68
3.2.2 Về thực hiện kiểm toán .69
3.2.3 Về bằng chứng kiểm toán .71
3.2.4 Về công tác kiểm tra soát xét chất lượng kiểm toán .72
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9413 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và đánh giá trên, tiến hành tập trung vào việc đánh giá rủi ro chi tiết cho từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu trên Báo cáo tài chính của khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kế hoạch kiểm toán được xây dựng trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá rủi ro và phân tích tổng quát tình hình, đặc điểm của đơn vị. Kế hoạch kiểm toán được lập bởi các kiểm toán viên có kinh nghiệm, được soát xét qua hai cấp là chủ nhiệm kiểm toán và thành viên Ban giám đốc trực tiếp phụ trách cuộc kiểm toán.
2.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:
Theo chuẩn mực số 300 “ Lập kế hoạch kiểm toán”, kiểm toán viên nhất thiết phải lập bằng văn bản kế hoạch kiểm toán tổng thể. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lựơc và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Khi lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên cần phải đề cập đến những vấn đề sau:
- Tình hình về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
- Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của kiểm toán viên
- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán
- Sự phối hợp, chỉ đạo , giám sát và kiểm tra
2.2 Lập chương trình kiểm toán:
Theo chuẩn mực số 300, Kiểm toán viên nhất thiết phải lập chương trình kiểm toán bằng văn bản, xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán theo như kế hoạch đã lập. Chương trình kiểm toán được coi là công cụ chỉ dẫn cho kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán, đồng thời Chương trình kiểm toán cũng là công cụ để kiểm soát, kiểm tra việc thực hiện tuân thủ các công việc kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán:
Đây là quá trình sử dụng các thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản để xác minh các thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính. Việc thực hiện kiểm toán bao gồm các bước sau:
Thực hiện kiểm toán
Thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm cơ bản
Bằng chứng kiểm toán
Thủ tục phân tích tổng hợp
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC
Sơ đồ 4:Thực hiện kiểm toán
Thử nghiệm kiểm soát:
Theo chuẩn mực số 500 “ Bằng chứng kiểm toán” , Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) : Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kiểm toán viênn có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán thông qua việc tiến hành thử nghiệm kiểm soát. Các bằng chứng kiểm toán này liên quan đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Để thu thập được các bằng chứng kiểm toán thông qua áp dụng thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên cần phải xem xét tính đầy đủ và thích hợp các các bằng chứng đó, nhằm mục đích chấp nhận những đánh giá về mức độ rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bô.
Kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng kiểm toán từ phạm vi đánh giá hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ về các phương diện sau:
- Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế sao cho có khả năng ngăn ngừa, phát hiện các sai sót trọng yếu;
- Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.
Khi xem xét các thủ tục kiểm soát, phải xem các thủ tục này có được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc cơ bản, như: chế độ thủ trưởng, nguyên tắc phân công, phân nhiệm, nguyên tắc tách biệt về trách nhiệm, nguyên tắc phân cấp, uỷ quyền,...
Thông qua tiến hành thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xác định xem: hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát hay không. Nếu có thay đổi lớn, thì kiểm toán viên phải xem xét lại mức độ rủi ro kiểm soát và phải thay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến.
Thử nghiệm cơ bản:
Theo chuẩn mực số 500, Thử nghiệm cơ bản được tiền hành nhằm mục đích thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính .Thử nghiệm cơ bản thường ở dạng sau :
• Thủ tục kiểm tra chi tiết để đánh giá tính đúng đắn phản anhs trong các nghiệp vụ và số dư của các tài khoản kế toán.
• Các thủ tục phân tích tổng hợp.
Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên phải xem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng từ các thử nghiệm cơ bản kết hợp với các bằng chứng thu được từ thử nghiệm kiểm soát nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.
2.1 Thủ tục phân tích tổng hợp:
Việc tiến hành các thủ tục phân tích tổng hợp giúp kiểm toán viên xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung, và đối với phần hành phải thu nói riêng. Thủ tục phân tích tổng hợp hỗ trợ kiểm toán viên trong việc xác định mức độ, phạm vi và thời gian áp dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Theo chuẩn mực số 520 về “ Quy trình phân tích”, Thủ tục phân tích tổng hợp gồm hai loại:
• Phân tích ngang: phân tích dựa trên việc so sánh các trị số cùng một chỉ tiêu BCTC
• Phân tích dọc: Phân tích dựa trên cơ sở so sánh tương quan của các chỉ tiêu khác nhau trên BCTC . Ví dụ: hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất sinh lời..
Thủ tục phân tích chi tiết:
Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể để kiểm toán từng khoản mục, nghiệp vụ. Việc kiểm tra chi tiết thường bám sát vào chương trình kiểm toán: thu thập bằng chứng về sai phạm trọng yếu, kiểm tra khoản mục tổng thể, kiểm tra khoản mục chi tiết, sử dụng các phương pháp kỹ thuật để kiểm tra, xử lý nếu có chênh lệch kiểm toán.
Kết thúc kiểm toán:
Là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập được để kiểm toán viên hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Công việc cụ thể như sau:
• Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối khẳng định các thông tin trên báo cáo tài chính là phù hợp với thực tế sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng trong năm tài chính;
• Phân tích soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán;
• Tổng hợp kết quả kiểm toán các phần hành để lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý;
• Trao đổi với khách hàng về Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
B.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
Khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chinh, kiểm toán viên lần lượt tiến hành các thủ tục. Tuy nhiên, khi kiểm toán phần hành, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán chỉ đối với khoản mục tách biệt đó. Kiểm toán các khoản phải thu cũng như vậy. Trong khuôn khổ bài có giới hạn, em tập trung đi sâu vào các vấn đề quan trọng khi kiểm toán viên tiến hành kiểm toán khoản phải thu, cụ thể như sau:
- Xác định mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với các khoản phải thu
- Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu
- Đánh giá rủi ro đối với khoản phải thu
- Tài liệu về khoản phải thu cần thu thập
- Chương trình kiểm toán khoản phải thu
+ Thủ tục phân tích tổng hợp
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết
Mục tiêu chi tiết đối với kiểm toán các khoản phải thu:
Bảng 2: Mục tiêu đối với kiểm toán các khoản phải thu
Mục tiêu kiểm toán chung
Mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với khoản phải thu
Hiện hữu
Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại, có thực, vào thời điểm lập báo cáo.
Quyền và nghĩa vụ:
Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Phát sinh
Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét
Đầy đủ
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ.
Đánh giá
Một khoản phải thu được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được thừa nhận)
Chính xác
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu đều phải được ghi chép theo đúng giá trị của nó, được ghi nhận đúng niên độ, đúng khoản mục, đúng đối tượng, đúng tài khoản và đúng về toán học.
Trình bày và công bố
Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu được phân loại, diễn đạt, và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu:
Môi trường kiểm soát:
Vấn đề cần chú ý khi kiểm toán các khoản phải thu:
- Chính sách thủ tục liên quan đến công nợ phải thu
- Chính sách bán chịu: sự phê duyệt, đối tượng khách hàng, giá trị nợ, thời gian nợ
- Thủ tục chứng minh việc phát sinh các khoản nợ phải thu. Chứng từ liên quan khoản phải thu có hợp pháp, hợp lệ
- Quy định định mức khoản bán chịu.
2.2 Hệ thống kế toán: Vấn đề cần chú ý khi kiểm toán các khoản phải thu:
- Bộ máy kế toán của đơn vị khách hàng đối với khoản phải thu
- Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán.
- Kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
- Kế toán thực hiện việc tổ chức kế toán: mở sổ, ghi sổ, khóa sổ để theo dõi công nợ phải thu.
- Kế toán các khoản phải thu phát sinh sau ngày khóa sổ.
2.3 Thủ tục kiểm soát:
- Phê duyệt chứng từ liên quan công nợ phải thu.
- Việc thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng.
- Việc đối chiếu số liệu sổ kế toán chi tiết với sổ tổng hợp.
- Việc tiến hành các thủ tục kiểm soát đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
- Biên bản ghi chép, biên bản xử lý (nếu có).
Đánh giá rủi ro đối với các khoản phải thu:
Đối với các khoản phải thu, các rủi ro có thể xảy ra như sau:
- Rủi ro trong trình bày, phân loại các khoản phải thu : sai đối tượng thu nợ, sai thời hạn, sai giá trị nợ phải thu.
- Trích lập dự phòng sai quy định kế toán
- Sai phạm do kế toán hạch toán : hạch toán sai tài khoản, sai nội dung, sai giá trị, không hạch toán các khoản phát sinh sau ngày khóa sổ, hạch toán sai kỳ...
- Chứng từ liên quan không đủ hợp lý, hợp lệ để xét là khoản phải thu.
4. Tài liệu thông tin cần thu thập:
Đối với khoản phải thu, cần thiết phải có các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính năm trước, năm nay
- Báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có)
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản, sổ tổng hợp, sổ cái, nhật ký chung ( chứng từ ghi sổ)
- Bảng kê chi tiết đối tượng công nợ
- Bảng phân tích tuổi nợ
- Biên bản xác nhận số dư công nợ
5. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu:
5.1 Thủ tục phân tích tổng hợp:
Đối với các khoản phải thu, khi kiểm toán, kiểm toán viên cũng tiến hành hai bước này. Cụ thể như sau:
• Phân tích ngang:
Thủ tục tổng hợp - phân tích ngang
Mục tiêu
So sánh số liệu về các khoản phải thu kỳ này với số liệu kỳ trước; hoặc so sánh số liệu giữa các kỳ với nhau.
Xác định được biến động bất thường
So sánh số liệu về khoản phải thu thực tế phát sinh với số liệu dự toán, với định mức kế hoạch của đơn vị, hoặc với số liệu ước tính của kiểm toán viên.
Xác định sự biến động, sự bất thường, vượt quá kế hoạch, hay thấp hơn kế hoạch.
So sánh số liệu của đơn vị với số liệu của ngành (nếu có)
Xác định nếu đơn vị có những số liệu quá khác biệt, bất thường so với số liệu chung của ngành
Bảng 3: Thủ tục phân tích tổng hợp các khoản phải thu
• Phân tích dọc :
Đối với các khoản phải thu, thủ tục tổng hợp phân tích theo chiều dọc cụ thể như sau: So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước (toàn bộ các khách hàng và từng khách hàng), nếu có biến động lớn thì trao đổi với khách hàng về nguyên nhân của sự biến động này (sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng thanh toán của khách hàng...).
5.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết:
Khoản phải thu phát sinh đối với một doanh nghiệp cần phải được kiểm soát, để doanh nghiệp có thể thu được tiền. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải theo dõi thường xuyên, theo dõi từng đối tượng công nợ, theo dõi từng khoản phải thu dựa trên thời hạn. Do đó, khi kiểm toán các khoản phải thu, kỹ thuật phương pháp được áp dụng triệt để chính là phương pháp chọn mẫu và xác nhận; nhằm khẳng định quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán một cách rõ ràng và sòng phẳng.
Các thủ tục kiểm tra chi tiết có thể được áp dụng như sau:
Bảng 4: Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản phải thu
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể đối với khoản phải thu
Phương pháp áp dụng
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Hiện hữu
Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại, có thực, vào thời điểm lập báo cáo.
Xác nhận
- Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản đối tượng công nợ.
- Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên hoặc các khách hàng có số dư vượt quá .... (theo số tiền), có tuổi nợ vượt quá ... (theo tuổi nợ).
- Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh với tổng số các khoản phải thu. Nếu có chênh lệch phải tìm lời giải thích.
- Nếu khoản phải thu không được xác nhận, thì tiến hành kiểm tra chi tiết khoản đó bằng thủ tục thay thế.
Quyền và nghĩa vụ
Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Xác nhận
Xác minh tài liệu
Chọn mẫu
- Việc gửi xác nhận cũng đã là cách thức để xác nhận quyền, nghĩa vụ thanh toán giữa người mua, người bán.
- Xem xét chứng từ, hợp đồng, thỏa thuận bán hàng có đầy đủ yếu tố pháp lý, để xác nhận các khoản phải thu là của đơn vị hay không.
Phát sinh
Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét.
Chọn mẫu
Xác minh số liệu
- Xem sổ kế toán để tìm ra các giao dịch bất thường (đối ứng bất thường, nội dung bất thường...).
- Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung của các giao dịch này, xác định giá trị, xem xét yếu tố pháp lý..., và chỉ ra những điểm bất hợp lý, ảnh hưởng của nó.
Đầy đủ
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ.
Tính toán
Xác nhận
- Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có. Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý của các số dư này và đảm bảo rằng không có khoản nào đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi nhận.
- Từ sổ chi tiết, kiểm tra một số số dư lớn có giá trị .... đối chiếu với các hợp đồng, thỏa thuận bán hàng, đối chiếu lại với sổ tổng hợp, để xác định mọi khoản phải thu đều hạch toán đầy đủ.
Đánh giá
Một khoản phải thu được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được thừa nhận).
- Quy định về trích lập dự phòng
- Quy định về đánh giá khoản phải thu có gốc ngoại tệ
Tính toán
Chọn mẫu
Xác minh số liệu
- Thu thập bảng phân tích tuổi nợ. Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư các khoản phải thu. -> Đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ.
- Xem xét việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp. Số trích lập có phù hợp với số phải thu hay không, có trích lập đúng theo quy định hay không.
- Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch toán các khoản công nợ.
- Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ có gốc ngoại tệ. Xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư.
Chính xác
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu đều phải được ghi chép theo đúng giá trị của nó, được ghi nhận đúng niên độ, đúng khoản mục, đúng đối tượng, đúng tài khoản và đúng về toán học.
Đối chiếu số liệu -> chính xác về niên độ.
- Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, để xác định viêc kết chuyển số liệu.
- Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khoá sổ (nếu có).
- Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin tới khả năng thanh toán của công nợ.
Đối chiếu số liệu, chọn mẫu -> tính chính xác cơ học
- Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và BCTC -> Mọi số liệu bảng tổng hợp chi tiết công nợ khớp với số liệu trên sổ tổng hợp công nợ, và trên BCTC.
- Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng ... (phát sinh lớn, bất thường, số dư lớn...), kiểm tra các định khoản trên sổ kế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng từ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác.
Trình bày và công bố
Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu được phân loại, diễn đạt, và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán.
- Kiểm tra viêc phân loại khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn; phân loại phải thu khách hàng, nội bộ , phải thu khác có đúng theo quy định.
- Kiểm tra các chứng từ liên quan có theo mẫu qui định, có đầy đủ yếu tố pháp lý, hợp lệ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC:
2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán APEC:
Công ty TNHH Kiểm toán APEC (tên viết tắt APEC.AUDIT) được thành lập năm 2003 (tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Nam Việt), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102007554 ngày 07/01/2003.
Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán APEC
Tên viết tắt: APEC.AUDIT
Lĩnh vực kinh doanh: Kiểm toán và thực hiện các dịch vụ tư vấn khác về tài chính, kế toán.
Chủ tịch Hội đồng thành viên: Ông Dương Đình Ngọc
Giám đốc : Ông Vũ Mạnh Hà
Địa chỉ trụ sở chính: P408 Nhà 17T4 Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính – Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: (04) 6281 8138 - Fax: (04) 6281 8139
Chất lượng dịch vụ, sự nhiệt tình, phong cách chuyên nghiệp và chi phí dịch vụ hợp lý là những yếu tố cơ bản vun đắp niềm tin và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững giữa Công ty với khách hàng. Vì vậy Công ty luôn xác định rằng : “APEC.AUDIT - đối tác tin cậy, chuyên nghiệp”.
Mục tiêu hoạt động của Công ty là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin đáng tin cậy, giúp khách hàng đưa ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế có hiệu quả. Hơn thế nữa, với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, với sự tận tình trong công việc, với sự thông thạo nghiệp vụ và am hiểu các yêu cầu, các khó khăn mà khách hàng gặp phải trong hoạt động kinh doanh; Công ty hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt các vấn đề vướng mắc một cách có hiệu quả.
Sau 05 năm xây dựng, củng cố và phát triển từ 2003 đến nay, APEC.AUDIT đã tạo dựng được cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững, trên nền tảng đội ngũ kiểm toán viên, chuyên gia tư vấn có trình độ, kinh nghiệm, phong cách chuyên nghiệp, quy trình kiểm toán, tư vấn và hệ thống kiểm soát chất lượng tốt, cùng với chiến lược kinh doanh đúng đắn, chính sách nhân sự hợp lý và chính sách khách hàng thoả đáng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC:
Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC bao gồm: Hội đồng thành viên Công ty, Ban Giám đốc, Trưởng Phòng các phòng ban.
Hội đồng thành viên quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Ban Giám đốc, và các Trưởng Phòng.Trình tự và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trên thực hiện theo đúng quy chế hoạt động của công ty.
Các vị trí và chức danh khác do Ban Giám đốc Công ty quyết định. Bốn phòng ban cơ bản có Trưởng Phòng phụ trách và chịu trách nhiệm với mọi hoạt động và kết quả công việc của Phòng. Đồng thời các Phòng ban cũng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các cấp lãnh đạo như Phó Giám đóc, Giám đốc, hay Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty.
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Hành chính
Phòng Xây dựng cơ bản
Phòng Báo cáo tài chính
Phòng Tư vấn
Phòng Kế toán
Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC
2.1.2.1 Phòng Hành chính:
Phòng Hành chính là phòng chức năng của Công ty, có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công tác văn phòng, hành chính; công tác đảm bảo an ninh, an toàn, lễ tân, đối ngoại, pháp chế và hoạt động của các đoàn thể trong Công ty. Tổ chức bộ máy Phòng Hành chính gồm: Trưởng phòng, nhân viên hành chính, lễ tân, lái xe.
2.1.2.2 Phòng Kế toán
Phòng Kế toán là phòng chức năng của Công ty, có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán, tài chính và quản lý tài sản, vật tư của Công ty theo đúng quy định hiện hành của Pháp luật Nhà nước. Tổ chức bộ máy của phòng Tài chính – Kế toán gồm: Kế toán trưởng, kế toán viên và thủ quỹ.
-Xây dựng và theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.
- Thống kê, lập báo cáo tài chính theo đúng chế độ và thời gian quy định.
- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty về tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn và các chi phí.
- Thanh toán lương, phụ cấp lương, tiền thưởng và các chi phí khác theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của Công ty cho các đơn vị và cá nhân.
- Quản lý tài sản cố định và vật tư rẻ tiền mau hỏng của Công ty; tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ và bất thường.
- Tính thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức bảo quản và lưu trữ các chứng từ kế toán theo đúng quy định của pháp luật và của Công ty.
2.1.2.3 Phòng Báo cáo tài chính
Phòng Báo cáo tài chính là bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng giúp
Ban Giám đốc Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ kiểm toán (trừ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư), định giá doanh nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật và quy định tại Giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy của Phòng Báo cáo tài chính gồm có: Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán viên.
- Tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán và định giá doanh nghiệp theo hợp đồng do Ban Giám đốc chỉ định. Lập và phát hành các báo cáo kiểm toán, báo cáo định giá doanh nghiệp và thư quản lý (nếu có).
- Chuẩn bị File hồ sơ làm việc cho các cuộc kiểm toán, tư vấn.
2.1.3.4 Phòng Tư vấn
Phòng Tư vấn là bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng giúp Ban Giám đốc Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn thuế, tư vấn cổ phần hóa...cho doanh nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật và quy định tại Giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy của Phòng Tư vấn gồm có: Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các nhân viên.
2.1.2.5 Phòng Xây dựng cơ bản :
Phòng Xây dựng cơ bản là một trong ba bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng giúp Ban Giám đốc Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản hoàn thành, tư vấn về quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đúng theo quy định của Pháp luật và quy định tại Giấp phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy của Bộ phận Kiểm toán vốn đầu tư gồm có: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Kỹ thuật viên và các trợ lý kiểm toán viên.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC:
Với quan điểm phát triển "Kết tinh giá trị, vun đắp niềm tin", Công ty TNHH Kiểm toán APEC đang tạo dựng giá trị doanh nghiệp, thương hiệu, hình ảnh APEC.AUDIT qua từng ngày, từng công việc cụ thể, bằng lao động nghiêm túc, sáng tạo, nỗ lực của tất cả các thành viên trong Công ty, được kết tinh trong chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Các dịch vụ của Công ty cung cấp có thể được mô ta theo hình sau:
Kiểm toán BCTC
Kế toán
Tư vấn thuế, tài chình, quản trị
Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
Thẩm định
tài sản
Các dịch vụ chuyên ngành của APEC
Sơ đồ 6: Hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC
Trong các dịch vụ kể trên, dịch vụ chủ yếu khách hàng sử dụng là kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và các dịch vụ tư vấn tài chính.
Kiểm toán Báo cáo tài chính:
Công việc kiểm toán Báo cáo tài chính sẽ bao gồm những nội dung chính sau:
- Kiểm toán việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán có liên quan trong lập và trình bày Báo cáo tài chính;
- Kiểm toán chính sách kế toán đơn vị lựa chọn, áp dụng so với quy định của từng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành trong trình bày Báo cáo tài chính;
- Kiểm toán các ước tính kế toán Công ty đã thực hiện khi lập Báo cáo tài chính;
- Kiểm toán việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên Báo cáo tài chính.
Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:
Công việc kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành sẽ bao gồm những nội dung chính sau:
(1). Kiểm toán hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư
(2). Kiểm toán nguồn vốn đầu tư
(3). Kiểm toán chi phí đầu tư
(4). Kiểm toán khối lượng thiết bị hoàn thành
(5). Kiểm toán các khoản chi ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25924.doc