MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1.Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4.1. Mục đích nghiên cứu 4
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Kết cấu khóa luận 5
Chương 1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TIN Ở TRUNG TÂM TIN – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 6
1.1. Đôi nét về Trung tâm Tin 6
1.2. Quy trình sản xuất của Trung tâm Tin – Đài TNVN 11
1.2.1. Ảnh hưởng của quy trình sản xuất đến tin tức 11
1.2.1.1.Quy trình sản xuất góp phần quyết định tốc độ đăng tải tin tức 11
1.2.1.2. Quy trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng thông tin 12
1.2.2. Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin 13
1.2.2.1. Khâu khai thác và viết tin 13
1.2.2.2. Khâu duyệt tin bài 15
1.2.2.3. Khâu chọn - biên tập tin của Hệ VOV1 16
1.2.2.4.Khâu phát sóng 16
1.3.Đánh giá hiệu quả của quy trình sản xuất tin tại Trung tâm Tin 18
1.3.1.Ưu điểm 18
1.3.2.Nhược điểm: 21
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 25
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TIN CỦA TRUNG TÂM TIN – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 26
2.1. Tin và tin phát thanh 26
2.2. Xu thế phát triển của tin phát thanh trong giai đoạn hiện nay 30
2.2.1. Thông tin đại chúng trong xu thế toàn cầu hóa 30
2.2.2. Xu thế làm tin của phát thanh 32
2.3. Tình hình khai thác tin từ Trung tâm Tin của một số Hệ thuộc Đài TNVN 40
2.3.1. Tình hình khai thác tin tức của hệ Thời sự chính trị tổng hợp VOV1 40
2.3.2. Tình hình khai thác tin tức của Hệ VOV2 41
2.3.3. Tình hình khai thác tin tức của báo điện tử VOVNews 41
2.3.4. Tình hình khai thác tin tức của Tuần báo Tiếng Nói Việt Nam 43
2.3.5. Tình hình khai thác tin tức của hệ phát thanh Dân tộc VOV4 43
2.3.6. Tình hình khai thác tin tức của kênh VOV Giao thông 43
2.4. Một số vấn đề rút ra qua khảo sát tin phát thanh được sản xuất và khai thác bởi Trung tâm Tin 44
2.4.1. Số lượng tin của Trung tâm Tin lớn 44
2.4.2. Tin của Trung tâm Tin có xu hướng dịch chuyển thành tin phát thanh hiện đại 47
2.4.2.1 Thế nào là tin phát thanh hiện đại 47
2.4.2.2 Trung tâm Tin gia tăng số lượng tin sống 49
2.4.2.3. Hầu hết tin được kết cấu theo cấu trúc hình tháp ngược 51
2.4.2.4. Tăng lượng tin do Trung tâm Tin sản xuất 54
2.4.2.5. Tin bước đầu có sự cân bằng 56
2.4.2.6. Tin của Trung tâm phong phú về loại 58
2.4.3. Một số hạn chế còn tồn tại 62
2.4.3.1. Việc đưa tin lễ tân ít đổi mới 62
2.4.3.2. Tin thường dài và quá chi tiết 67
2.4.3.3. Biên tập viên lúng túng trong việc xử lý số liệu 70
2.4.3.4. Tin chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các Hệ 73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 75
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2776 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài tiếng nói Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa phương, các phóng viên của bản Đài trực tiếp đi làm tin và các cơ quan thường trú của Đài TNVN trong nước cũng như nước ngoài. Tuy vậy, tin sống đa phần được sản xuất bởi phóng viên các cơ quan thường trú trong nước. Tin sống gửi về Trung tâm Tin gián tiếp qua mạng Internet có kèm văn bản sẽ được biên tập viên xử lý văn bản và thực hiện rải tập tin âm thanh mà phóng viên hoặc cộng tác viên gửi kèm. Để tránh tình trạng nghẽn mạng mỗi khi có sự kiện nóng hổi hoặc sự cố về kỹ thuật, phòng Công nghệ thông tin đã thiết lập nhiều hệ thống để có thể gửi tin mà tránh được ít rủi ro nhất.
Các phóng viên và cộng tác viên muốn gửi về Trung tâm Tin tức của mình có thể gửi qua các kênh sau:
Hòm thư điện tử của Trung tâm Tin là trungtamtin@vov.org.vn
Hệ thống mạng Eoffice: một dạng Internet nội bộ, chỉ kết nối với những phóng viên, biên tập viên của Đài, ngoài ra không mở rộng liên kết với các thành viên ngoài Đài.
Hệ thống mạng Internet (Yahoo Messenger)
Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Tin: trungtamtin.tnvn.vn
Điện thoại hoặc máy fax
Hiện nay Trung tâm Tin dùng 2 hệ phần mềm phát thanh, kết nối các máy tính khu vực 41 – 43 Bà Triệu là Netria và Dalet. 2 hệ phần mềm này đóng vai trò là hệ chính dùng cho việc sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh.
Đối với tin sống được nhận trực tiếp từ phóng viên qua đường điện thoại, các biên tập viên kết nối máy điện thoại với máy tính có cài đặt phần mềm xử lý âm thanh và bàn trộn tiếng, thu âm lưu lại những gì phóng viên gửi rồi sau đó mới tiến hành biên tập. Việc biên tập của những người trực Dalet bao gồm việc kiểm tra xem chất lượng tin vừa chuyển về có đảm bảo để trở thành tin hiện trường hay không. Nếu không đảm bảo chất lượng (ví dụ như phóng viên đọc sai, đọc vấp, giọng không tốt hoặc nội dung tin còn rời rạc…), biên tập viên phải có trách nhiệm nghe toàn bộ tập tin âm thanh đó, lọc lấy ý chính rồi viết lại thành một tin hoàn chỉnh và tin này phải được thể hiện bằng văn bản, sử dụng phần mềm Microsoft Word với những quy chuẩn riêng. Tiếp đến là xử lý phần âm thanh (thường là lời phỏng vấn nhân vật), cắt gọt và hiệu chỉnh âm thanh sao cho lời nói nhân vật rõ ràng, ngắn gọn nhất.
Một tin chay hay một tin sống đều phải tuân thủ một số quy tắc về trình bày nhằm tạo ra tính thống nhất cho toàn bộ Trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ tin cũng như tìm kiếm tin sau này.
Về tên file văn bản tin, thứ tự các thông tin trên tên file được quy định như sau: ngày tháng (2 con số, dấu nối ở giữa) _ Loại tin _ Tít tin _ Tên phóng viên hoặc tên biên tập viên viết hoặc khai thác tin đó _ hoạt động của người sản xuất (viết tắt) _ Nguồn (nếu là tin khai thác hoặc tin nhận từ các cộng tác viên và thường trú). Tin chay phải ghi rõ đó là tin trong nước hay tin thế giới (TTN hay TTG).
Ví dụ: 30-03_TTN_Khẩn trương khắc phục sự cố vỡ đê bao khu Kim Sơn_Vũ Hải_bt_TTX
Hay: 28-02_TS_An Giang khai mạc lễ hội Vía bà Chúa xứ Núi Sam_Hữu Tiến_nhận_ĐBSCL
Sau khi biên tập viên đã xử lý xong tin của mình, lập tức đẩy lên hệ thống mạng nội bộ của Trung tâm, lưu tin trong folder 00_Trinh duyet để trình cấp trên duyệt tin bài.
1.3.2.2. Khâu duyệt tin bài
Các tin bài của phóng viên – biên tập viên được đưa lên trình duyệt sẽ được duyệt thông qua một hoặc hai cấp tại khâu này. Với những tin khai thác từ các nguồn tin cậy như Thông tấn xã Việt Nam hay trang web của Chính phủ, các Bộ, ngành và tin trên báo in, thường chỉ cần qua một cấp duyệt là cấp lãnh đạo phòng. Các tin bài quan trọng hoặc các tin chay được rút từ các bài lớn trên báo phải được xét duyệt kỹ hơn. Đầu tiên là lãnh đạo phòng duyệt, phóng viên nhận ý kiến đóng góp, chỉnh sửa rồi trình bản đã sửa này lên Lãnh đạo Trung tâm. Lãnh đạo Trung tâm duyệt, chỉnh sửa, yêu cầu bổ sung thêm thông tin hoặc cắt bớt một số đoạn không cần thiết… Sau khi được duyệt bởi Lãnh đạo Trung tâm, tin bài mới có thể được lưu vào khu vực dành riêng cho các tin bài sẽ được sử dụng. Đồng thời tin bài cũng được phân loại tại khâu này: tin nóng cần phát sớm, tin bỏ không sử dụng, tin cần bổ sung thêm thông tin…
Đối với các cơ quan báo in, tin bài sau khi được duyệt đăng tải sẽ chuyển đến cho bộ phận làm layout (trình bày báo) để sắp xếp và thực hiện quá trình in ấn. Nhưng tin bài sau khi được duyệt của Trung tâm Tin có đôi chút khác biệt. Do là nơi cung cấp tin bài cho tất cả các hệ, thế nên tin bài từ Trung tâm Tin còn phải qua một khâu biên tập ở từng hệ, sau đó mới chính thức được phát sóng.
1.3.2.3. Khâu chọn - biên tập tin của Hệ VOV1
Hệ thời sự - chính trị tổng hợp VOV1 được coi là “khách hàng” lớn nhất của Trung tâm Tin vì đây là nơi tiêu thụ tin nhiều nhất để làm nên các bản tin thời sự. Tin đã được duyệt của Trung tâm Tin sẽ được Hệ 1 chọn, cho xuống thư mục riêng của hệ 1. Từ đây, các biên tập viên của Hệ 1 sẽ biên tập lại một lần nữa sao cho phù hợp với thời lượng và nội dung chương trình phát sóng của hệ. Tin được in ra hoặc đọc trực tiếp, những tin chưa được phát sóng ngay được lưu vào thư mục “Tin gốc trong ngày” để lựa chọn phát vào khung giờ khác hoặc làm “tin nuôi”.
Những tin đã dùng được chuyển đến thư mục “Tin đã phát” làm thông tin tham khảo cho các đơn vị khác, lưu trữ, tra cứu tránh trùng lặp tin.
Trình tự này cũng lặp lại đối với các hệ khác khi chọn tin bài của Trung tâm Tin.
1.3.2.4.Khâu phát sóng
Tin được chọn phát sóng sẽ được chuyển tới phòng phát sóng dưới dạng văn bản. Ở đó các phát thanh viên sẽ đọc bản tin và các kỹ thuật viên sẽ chịu trách nhiệm phát tin theo đúng như thứ tự đã được sắp xếp trong kịch bản chương trình.
Có thể hình dung toàn bộ quy trình sản xuất của Trung tâm Tin theo sơ đồ sau:
Tin do phòng phóng viên tự sản xuất
Tin khai thác từ Thông tấn xã, báo in, Internet…
Tin do Phóng viên thường trú
thực hiện
Lãnh đạo phòng Phóng viên duyệt
Lãnh đạo cơ quan thường trú duyệt
Tin được chọn chuyển xuống phòng phát sóng cho Phát thanh viên và Kỹ thuật viên
Biên tập viên Trung tâm Tin nhận tin, biên tập thành văn bản, xử lý âm thanh, chuyển trình duyệt
Lãnh đạo phòng duyệt tin
Các hệ chọn tin và biên tập lại cho phù hợp với yêu cầu của hệ
Lãnh đạo Trung tâm duyệt tin (đối với các tin quan trọng và tin được rút từ bài báo lớn)
Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin hiện nay
1.4. Đánh giá hiệu quả của quy trình sản xuất tin tại Trung tâm Tin
1.4.1.Ưu điểm
Thứ nhất, quy trình của Trung tâm Tin hiện nay là khá khoa học, đảm bảo được tốc độ ra tin cũng như chất lượng tin đầu ra của Trung tâm. Tin sản xuất được phân khu vực rõ ràng, được biên tập kỹ lưỡng qua nhiều cấp nhằm tạo độ chính xác cao nhất, cũng như đáp ứng được yêu cầu về ngôn ngữ và cách thể hiện.
Thứ hai, quy trình sản xuất tin tại Trung tâm Tin hiện nay đang được phát triển theo hướng đồng bộ hóa và đa phương tiện hóa. Đây là một bước đi đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành phát thanh nói chung và với mục tiêu phát triển của Trung tâm nói riêng.
Với mục tiêu trong tương lai là biến Trung tâm Tin trở thành “ngân hàng” tin tức của Đài TNVN, đồng thời trở thành “đầu mối” mua bán tin cho các cơ quan báo chí trong và ngoài nước, việc thiết lập một quy trình sản xuất tin chặt chẽ là một yêu cầu bức thiết. Quy trình sản xuất tốt bao giờ cũng là một hệ thống phân chia công việc tốt, giúp cơ quan phân bổ đều nguồn nhân lực của mình.
Nhận thức rõ điều này ngay từ những ngày đầu thành lập, từ năm 1995, Trung tâm Tin đã mạnh dạn đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho các phòng ban trực thuộc. Đến nay, tất cả các phòng ban thuộc Trung tâm đều có hệ thống máy tính được kết nối mạng Internet và mạng nội bộ, phục vụ tốt cho công tác biên tập, duyệt tin bài của Trung tâm.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một mạng lưới các đầu mối thu nhận thông tin từ các nguồn bên ngoài như thiết lập Cổng thông tin điện tử, mạng nội bộ nhân viên Eoffice, địa chỉ mail và fax… đã giúp giảm thiểu đến mức tối đa các rủi ro như mạng nghẽn hay không tải được cái tập tin đính kèm. Điều này đảm bảo tốc độ ra tin tức đối với các sự kiện nóng hổi.Ví dụ như trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao Asean ( 2 ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 năm 2010), các phóng viên của Đài TNVN được cử đi theo dõi tin tức về Hội nghị đã truyền về Trung tâm Tin bản tin của họ bằng cả đường email, hệ thống Eoffice và Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Tin. Nhờ vậy, Đài TNVN trong 2 ngày diễn ra Hội nghị luôn có được những thông tin nóng hổi và sâu sắc nhất cho các bản tin chính phát lúc 12h và 18h. Mở nhiều cổng tiếp nhận thông tin không chỉ giảm thiểu được khả năng rủi ro về mặt đường truyền hay các yếu tố kỹ thuật khác, mà còn giúp quá trình sao lưu tin tức của Trung tâm tốt hơn, đảm bảo thiết lập được một ngân hàng tin trong tương lai.
Ngoài ra, đưa Internet và các ứng dụng khoa học công nghệ khác vào quy trình sản xuất khiến quy trình được hoạt động theo chiều hướng thống nhất từ trên xuống dưới. Đối với quá trình duyệt tin bài ở cấp duyệt của lãnh đạo phòng và khâu chọn tin bài phát sóng của các hệ, hầu hết các thao tác đều được thực hiện trực tiếp trên máy tính thay vì in tin ra giấy và sửa chữa bằng bút thông thường. Điều này một mặt tiết kiệm được một phần chi phí cho Trung tâm, mặt khác cũng tiết kiệm được thời gian và khiến các biên tập viên, các lãnh đạo phòng dễ thao tác hơn.
Xây dựng quy trình sản xuất tin như trên kết hợp với ứng dụng tối đa hiệu quả của mạng nội bộ cũng là phù hợp với xu hướng phát triển chung của các Trung tâm Tin trên thế giới. Thiết lập một hệ thống như vậy khiến tất cả các tin tức đều được “quy gọn về một mối”, tạo điều kiện cho quá trình sao lưu tự động tin bài trong nội bộ hệ thống. Có thể hình dung quá trình sao lưu tự động đó qua sơ đồ sau:
1.4.2.Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật và dễ nhận thấy như trên, quy trình sản xuất tin của Trung tâm Tin cũng bộc lộ một số hạn chế như sau.
Việc thiết lập hệ thống các thư mục trong mạng nội bộ thiếu khoa học, gây khó khăn cho thao tác tìm kiếm tin bài của phóng viên, biên tập viên.
Thực tế, với sức sản xuất tin bài của Trung tâm Tin hiện giờ thì Trung tâm đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu tin bài từ các hệ, đặc biệt là hệ Chính trị thời sự tổng hợp VOV1, thậm chí trong những tháng cao điểm, Trung tâm còn sản xuất và khai thác quá yêu cầu của hệ. Việc này dẫn đến sự chênh lệch giữa số lượng tin do Trung tâm Tin sản xuất ra và số lượng tin được phát sóng. Những tin không được lựa chọn phát sóng trên Hệ 1 hầu hết đều được đưa vào kho lưu trữ chung (thư mục D2_Tin lưu trữ). Thế nhưng riêng trong phần lưu trữ này, việc lưu trữ được thực hiện đối với cả tin đã phát sóng, tin chưa được phát sóng, tin nuôi, tin gốc trong ngày…Mỗi hệ cũng có một kho lưu trữ riêng, cũng lưu dạng tin phát sóng, tin trong ngày…Như vậy là có sự trùng lặp khá lớn ở khâu lưu tin, khiến đôi lúc phóng viên hoặc biên tập viên muốn tìm kiếm một tin nào đó thường gặp khó khăn, vì họ không biết phải tìm ở đâu trong rất nhiều thư mục cùng lưu như vậy. Thêm vào đó, việc lưu trữ nhiều dữ liệu trùng nhau khiến hao tổn một lượng tài nguyên máy tính lớn, điều này làm giảm đáng kể hiệu quả thao tác “tìm kiếm” của phóng viên và biên tập viên. Ví dụ, để tiếp tục theo dõi diễn biến của bệnh lùn sọc đen trên lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, phóng viên muốn kiểm tra đã có những tin bài nào phát sóng về vấn đề này để thu thập thêm thông tin nền, thông thường họ phải dùng lệnh “tìm kiếm” (search) trên máy tính. Nhưng đối với lượng tin bài sao lưu trùng nhau nhiều như hiện nay, lại nằm rải rác ở nhiều thư mục con, đôi khi máy tính thực hiện lệnh trong 30 phút mới có thể tìm ra dữ liệu cần tìm. Nếu áp dụng thao tác này đối với khoảng hai thư mục, phóng viên mất chừng một giờ đồng hồ để tổng hợp lại những tin cũ. Thời gian một giờ đồng hồ đó đôi khi là thời gian “chết”, nó ảnh hưởng lớn đến tốc độ ra tin bài của Trung tâm.
Việc khắc phục nhược điểm nói trên vừa dễ nhưng cũng vừa khó. Dễ ở chỗ để thiết lập nên một hệ thống các thư mục khoa học cho Trung tâm là một việc có nhiều yếu tố thuận lợi để thực hiện. Có thể dựa trên sơ đồ quy trình sản xuất để thiết lập một hệ thống các thư mục tương tự như vậy. Lại lấy ví dụ về mục lưu trữ. Một trong những lí do khiến các kỹ thuật viên xây dựng hệ thống mạng nội bộ cho Trung tâm Tin lại thiết kế một quá trình sao lưu nhỏ lẻ, trùng lặp như vậy vì tâm lý phòng trừ các trường hợp sự cố máy tính xảy ra (như virus, hacker…). Tuy nhiên không cần thiết phải sao lưu trùng lặp như vậy ở tất cả các hệ. Để đảm bảo vấn đề an toàn dữ liệu, hoàn toàn có thể xây dựng một hệ thống các thư mục phụ. Các thư mục này chỉ dành riêng cho việc lưu trữ tin bài và được cập nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Hệ thống thư mục phụ được cài đặt ở chế độ ẩn, không hiện trên hệ thống mạng nội bộ và có thiết lập các biện pháp bảo vệ an toàn như sử dụng mật mã, các câu hỏi bí mật… Nó là một phần của hệ thống nội bộ, nhưng hoạt động có phần độc lập và bảo mật hơn. Trong thư mục phụ này sẽ được chia ra làm các thư mục nhỏ hơn, phân chia các loại tin bài như tin đã phát sóng, tin gốc…Như vậy, phóng viên hay biên tập viên sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để tìm kiếm các thông tin mà họ cần.
Tuy nhiên, xây dựng một hệ thống các thư mục khoa học khó ở chỗ là số lượng nhân viên của Trung tâm Tin ngày một lớn dần lên, mỗi người có một thói quen sử dụng máy vi tính khác nhau. Thêm vào đó, để có được quá trình nhân bản, sao lưu tự động tin bài, các kỹ thuật viên phải tự lập trình và tự viết các lệnh sao cho các quá trình chuyển tin, gắp tin, bỏ tin vào thư mục này hay thư mục khác đều dễ dàng thuận tiện. Do vậy, để làm nên một hệ thống khoa học chính xác cần thiết lập nên các quy chuẩn rõ ràng cho tên file, thao tác chọn tin và một số yêu cầu khi thao tác trên máy tính đối với những người sử dụng. Các quy chuẩn này sẽ được phổ biến cho nhân viên Trung tâm Tin theo cách mở từng lớp dạng tập huấn, yêu cầu các nhân viên phải bắt buộc tuân theo. Có như thế thì hệ thống mới thật sự đúng với tiêu chí “quy tin bài về một mối” được.
Một nhược điểm khác của quy trình sản xuất tin là quá chú trọng đến khâu kiểm duyệt tin bài, đặc biệt là các tin được sản xuất bởi các nguồn như Cộng tác viên hay phóng viên ở các cơ quan thường trú. Nhìn vào sơ đồ, có thể thấy một tin do phóng viên cơ quan thường trú sản xuất ít ra phải trải qua 5 bước biên tập: từ biên tập viên nhận tin tức đến cấp duyệt lãnh đạo phòng, sau đó được trình lên cho lãnh đạo Trung tâm duyệt rồi chuyển xuống các hệ. Ở các hệ lại phải biên tập lại một lần (thậm chí là 2 lần: cấp biên tập viên và cấp lãnh đạo hệ) rồi tin đó mới được phát sóng. Đối với các tin tức không có tính nóng hổi thì những bước kiểm duyệt này không bộc lộ điểm yếu, thậm chí nó còn phát huy tối đa điểm mạnh là khiến tin đảm bảo về chất lượng khi phát sóng (bao gồm cả chất lượng thông tin, độ chính xác, ngôn ngữ và cách diễn đạt). Thế nhưng khi đây là tin tức thời sự nóng hổi thì rõ ràng, nhiều bước duyệt như trên khiến thời gian từ lúc sự kiện diễn ra đến lúc nó được thông báo đến công chúng càng bị kéo dài, làm mất tính thời sự của sự kiện.
Để khắc phục điểm này, Trung tâm cần phải mở nhiều hơn các lớp tập huấn, đào tạo cho các phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là các phóng viên thường trú và các cộng tác viên lâu năm về cách làm tin, viết tin cũng như trình bày tin nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tin bài gửi về. Rõ ràng tin đầu vào càng tốt thì khâu duyệt càng nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Đối với các sự kiện nóng hổi, có thể bỏ bớt khâu duyệt tin của biên tập viên nhận tin và thậm chí, ở cấp lãnh đạo phòng cũng có thể bỏ. Tin nóng được chuyển trực tiếp lên lãnh đạo Trung tâm Tin, được biên tập ngay lập tức ở cấp này và chuyển thẳng các hệ để bố trí phát sóng ngay.
Quy trình sản xuất chưa cho thấy được tầm quan trọng của yêu cầu của các Hệ đối với tin của Trung tâm Tin.
Với vai trò là nơi cung cấp tin bài cho tất cả các Hệ phát thanh và các cơ quan báo chí trực thuộc Đài TNVN, Trung tâm Tin luôn phải sản xuất ra những tin bài phù hợp với yêu cầu của từng hệ. Thế nhưng thực tế cho thấy, ngoại trừ kênh VOV Giao thông đã “đặt hàng” Trung tâm làm các bản tin thể thao, văn hóa, chính trị, kinh tế và thời tiết thì các Hệ khác chưa tỏ rõ yêu cầu của mình đối với tin tức của Trung tâm. Trong quá trình làm việc, các Hệ này thường chủ động lấy tin (đã được biên tập) từ trên mạng nội bộ rồi biên tập lại thêm một lần nữa cho phù hợp với chương trình phát sóng. Tuy nhiên, cách làm này khiến hầu hết các phóng viên, biên tập viên Trung tâm Tin có thói quen viết hoặc biên tập lại tin khai thác rất dài, theo tâm lý “thừa còn hơn thiếu”. Họ sẵn sàng khai thác từ báo giấy hoặc báo điện tử một tin dài 2 phút (bằng thời lượng cho một phản ánh) để “tiện cho các hệ biên tập lại”. Đây thực chất là một cách làm giảm chất lượng tin từ Trung tâm Tin. Tin sản xuất ra không thể sử dụng ngay mà phải biên tập lại rất nhiều, thậm chí viết lại hoàn toàn để có một tin phát sóng. Trong tương lai, cách làm này phải hoàn toàn thay đổi nếu muốn nâng cáo hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm Tin – Đài TNVN.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, sự ra đời của Trung tâm Tin là một bước phát triển mang tính tất yếu của báo chí thế giới. Không nằm ngoài quy luật đó, Trung tâm Tin – Đài TNVN được thành lập như một đầu mối thu nhận, trao đổi thông tin với tất cả các cơ quan báo chí khác trong và ngoài nước.
Mang tầm cỡ quốc gia nhưng mới chỉ có hai năm phát triển, mọi công việc của Trung tâm đang đi theo hướng vừa học hỏi kinh nghiệm từ các Trung tâm Tin trên thế giới, vừa tự mày mò hoàn thiện mình.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm, một quy trình sản xuất tin tức chung đã được thiết lập. Với sự hỗ trợ lớn từ các ứng dụng khoa học kỹ thuật cùng sự gia tăng nhanh chóng của đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, quy trình sản xuất trên ngày càng thể hiện được những ưu điểm của mình. Đó là sự thống nhất, đồng bộ từ trên xuống dưới, tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên tác nghiệp cũng như các kỹ thuật viên thực hiện công tác sao lưu tin.
Thế nhưng bên cạnh đó, quy trình sản xuất tin tức này hiện nay vẫn còn nhiều bất cập như việc cứng nhắc trong quá trình xử lý tin bài, nhất là với những tin bài nóng. Việc bố trí nhiều cấp độ biên tập đảm bảo cho tin tức đầu ra chính xác nhưng đôi khi làm hạn chết tốc độ đưa tin, khiến nhiều tin Trung tâm đưa chậm hơn các báo khác. Thêm vào đó là sự sắp xếp, bố trí không khoa học hệ thống các thư mục trong mạng nội bộ, khiến tin tức trong quá trình sao lưu bị nhân bản trùng nhau trong những thư mục nhỏ lẻ, gây khó khăn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong quá trình tìm kiếm dữ liệu.
Những nhược điểm trên đếu có thể khắc phục được trong thời gian ngắn sắp tới bằng phương pháp đào tạo và thiết lập một hệ thống thư mục sao lưu ẩn.
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TIN CỦA TRUNG TÂM TIN – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
2.1. Tình hình khai thác tin từ Trung tâm Tin của một số Hệ thuộc Đài TNVN
2.1.1. Tình hình khai thác tin tức của hệ Thời sự chính trị tổng hợp VOV1
Hệ VOV1 là một trong những hệ quan trọng nhất của Đài TNVN. Trung bình mỗi ngày, Hệ này khai thác 2/3 số tin bài được sản xuất bởi Trung tâm Tin. Đối với các sự kiện nóng như các kì họp Quốc hội, các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Hệ 1 chủ động cử phóng viên của Hệ đi làm tin hoặc đặt hàng Trung tâm Tin để phát sóng những tin tức chi tiết vào các bản tin chính (12h và 18h). Đây cũng được coi là “khách hàng” thường xuyên và quan trọng bậc nhất của Trung tâm Tin.
Hệ 1 khai thác tin từ Trung tâm Tin qua hệ thống mạng nội bộ hoặc trên Cổng thông tin điện tử, tin bài được sử dụng nhiều nhất trên mục Tin trong ngày, những tin trong mục Tin nóng đề nghị phát sớm hầu hết được sử dụng ngay. Về loại tin, Hệ 1 sử dụng đa dạng các loại tin từ Trung tâm Tin như tin sống, tin chay (tin không có tiếng động), chùm tin, tóm tin, dự báo các tin chính trong ngày…
2.1.2. Tình hình khai thác tin tức của Hệ VOV2
Hệ VOV2 và Trung tâm Tin mới thỏa thuận về vấn đề trao đổi tin bài từ cuối năm 2009 nên sức khai thác của Hệ đối với các sản phẩm của Trung tâm Tin còn hạn chế. Đa phần sản phẩm được khai thác là các bài viết, phỏng vấn hoặc các tin dài có tính bình luận sâu. Hệ VOV2 khai thác tin chủ yếu thông qua Cổng thông tin điện tử của Trung tâm.
Trong tương lai, Hệ VOV2 đang có nhu cầu muốn được cập nhật các tin sử dụng riêng cho Hệ một cách nhanh chóng hơn. Đồng thời các bài viết, phỏng vấn được lưu trữ trên Cổng thông tin điện tử lâu hơn để tiện phóng viên của Hệ khai thác.
2.1.3. Tình hình khai thác tin tức của báo điện tử VOVNews
Trung bình một ngày, báo điện tử VOVNews khai thác và sử dụng khoảng 80 – 100 tin của Trung tâm Tin (chiếm khoảng 50% đến 70% tin trên trang web điện tử). Tin tức được sử dụng nhiều nhất là mảng tin thế giới do Trung tâm Tin có phòng tin Thế giới luôn theo dõi, cập nhật những tin tức mới nhất từ các đài phát thanh quốc tế như RFI, BBC, CNN hay các kênh truyền hình CCTV, NHK…
Thống kê một số ngày trong năm 2009, có thể hình dung được lượng khai thác tin của VOVNews như sau:
Tổng tin
bài T.T.Tin
đăng tải
Tổng tin bài VOVNews đăng tải
Tin bài của VOVNews có nguồn gốc từ T.T.Tin
% trên tổng số tin bài của T.T.Tin
% trên tổng số tin bài của VOVNews
7/8/2009
441
97
60
14%
62%
15/8/2009
280
80
42
15%
53%
24/8/2009
309
91
61
20%
67%
11/9/2009
280
78
41
15%
53%
12/9/2009
266
58
44
17%
76%
Bảng 2.1. Thống kê lượng tin bài khai thác từ Trung tâm Tin của Báo điện tử VOVNews
Từ bảng thống kê trên, có thể thấy rằng VOVNews không sử dụng hết các tin do Trung tâm Tin sản xuất hoặc khai thác. Lí do chính là vì nguồn tin của VOVNews cũng khá phong phú. Các phóng viên riêng của báo trung bình một ngày sản xuất từ 10 – 15% tin tức và bài viết, ngoài ra còn các nguồn từ Cộng tác viên riêng của báo hay tin khai thác từ các báo khác, đặc biệt là có một lượng lớn tin bài do các phóng viên thường trú trong và ngoài nước gửi trực tiếp cho VOVNews.
Theo ý kiến của nhiều phóng viên và biên tập viên ở VOVNews, hiện nay tin do Trung tâm sản xuất hoặc khai thác có quá nhiều tin địa phương nhỏ lẻ, không thích hợp để đăng tải lên báo mạng điện tử. Đây cũng là một lí do khiến VOVNews có lượng khai thác tin từ Trung tâm thấp.
2.1.4. Tình hình khai thác tin tức của Tuần báo Tiếng Nói Việt Nam
Trong 9 tháng đầu năm 2009, Tuần báo Tiếng Nói Việt Nam chỉ sử dụng 350 tin bài của Trung tâm Tin. Do là tuần báo nên việc khai thác thông tin của Trung tâm thường được dùng làm đề tài để phóng viên của Tuần báo viết bài, hoặc gần đến ngày ra báo mới tổng hợp những tin nóng nhất để đăng tải. Vậy nên lượng khai thác tin của Tuần báo thấp và có chu kỳ thời gian.
2.1.5.Tình hình khai thác tin tức của hệ phát thanh Dân tộc VOV4
Mỗi ngày, Hệ VOV4 dùng trung bình khoảng 100 tin bài từ Trung tâm Tin (trong đó 60% là tin trong nước). Số lượng tin bài này chiếm 60 – 65% tổng tin bài của cả hệ.
Hệ VOV4 cần gửi 3 bản tin vào lúc 7 giờ, 9 giờ và 15 giờ cho các cơ quan thường trú mỗi ngày. Vậy nên trước những thời điểm trên là lúc khai thác tin bài của Trung tâm Tin nhiều nhất.
2.1.6. Tình hình khai thác tin tức của kênh VOV Giao thông
Là một kênh khá mới của Đài TNVN, kênh VOV Giao thông hiện đang là “khách hàng lớn” thứ 2 của Trung tâm Tin. Mỗi ngày, Trung tâm Tin chịu trách nhiệm biên soạn cho kênh VOV Giao thông 28 bản tin bao gồm:
Bản tin
Thời gian phát sóng
Giao thông
11h, 14h, 18h, 20h
Kinh tế
11h, 14h, 18h, 20h
Quốc tế
5h30, 11h, 14h, 18h, 20h
Thời sự chính trị - xã hội
5h30, 11h, 14h, 18h, 20h
Thể thao
14h, 18h, 20h
Văn hóa
5h30, 11h, 14h, 18h, 20h
Du lịch
8h15, 18h30
Bảng 2.2. Bảng thống kê khung giờ phát sóng các bản tin do T.T.Tin sản xuất chuyển kênh VOV Giao thông
Những bản tin do Trung tâm Tin sản xuất, ngay sau khi được biên tập viên soạn, lãnh đạo phòng duyệt thì chuyển lên cấp duyệt lãnh đạo Trung tâm. Sau khi qua 2 cấp kiểm duyệt này, bản tin được chuyển thẳng bằng cách sao lưu giữa các thư mục trong mạng nội bộ đến khu vực tin cho VOV Giao thông và được dùng ngay. Do đây là những bản tin được “đặt hàng” từ trước nên đảm bảo được yêu cầu về thời lượng cũng như chất lượng tin. Trung bình trong mỗi bản tin có 6 – 8 tin nhỏ.
Qua khảo sát sơ bộ trên, có thể thấy Trung tâm Tin của Đài TNVN đang từng bước trở thành nguồn tin đáng tin cậy và chất lượng cho tất cả các Hệ cũng như các cơ quan báo chí trực thuộc Đài. Đây cũng là hướng phát triển chính của Trung tâm Tin trong tương lai.
Tuy mới chỉ thành lập chính thức được 2 năm trở lại đây, nhưng rõ ràng Trung tâm Tin đang cố gắng hoàn thiện từng ngày, nhằm thực hiện tốt chức năng, vai trò mà Ban Lãnh đạo Đài đã giao phó.
2.2. Một số vấn đề rút ra qua khảo sát tin phát thanh được sản xuất và khai thác bởi Trung tâm Tin
2.2.1. Số lượng tin của Trung tâm Tin lớn
Sự xuất hiện của Internet cùng sự ra đời của một loại hình báo chí mới: báo điện tử đã khiến nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều nhà nghiên cứu báo chí cho rằng: trong thời đại ngày nay, khi thông tin bùng nổ nhanh chóng với tốc độ chóng mặt và nhu cầu được thông tin của con người tăng trên mọi lĩnh vực của đời sống, thì thời đại của báo in và phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài tiếng nó Việt Nam (79trang).doc