Khóa luận Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty aasc thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 4

1.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 4

1.1.1. Trọng yếu 4

1.1.2. Rủi ro kiểm toán 11

1.1.2.1. Khái niệm 11

1.1.2.2. Các loại rủi ro kiểm toán 12

1.1.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán với bằng chứng kiểm toán 14

1.2. ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIÊM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15

1.2.1. Cơ sở đánh giá 15

1.2.1.1. Đối với tính trọng yếu 15

1.2.1.2. Đối với rủi ro kiểm toán 16

1.2.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 17

1.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 25

1.2.4. Vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong giai đoạn thực hành kiểm toán 30

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 33

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 33

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kiểm toán Việt Nam 33

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kiểm toán Việt Nam 36

2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 36

2.1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 39

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 42

2.1.4. Định hướng phát triển trong tương lai 44

2.1.5. Những điều làm nên thành công 47

2.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 48

2.2.1. Khái quát về khách hàng kiểm toán 51

2.2.2. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán 52

2.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên Báo cáo tài chính 61

2.2.3.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng 61

2.2.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát 63

2.2.3.3. Đánh giá rủi ro phát hiện 80

2.2.4. Đánh giá trọng yếu 81

2.2.4.1. Xác định mức độ trọng yếu PM (Planning Materiality) 81

2.2.4.2. Xác định mức độ trọng yếu chi tiết MP (Monetary Precision) 83

2.2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ 89

2.2.5.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 90

2.2.5.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 96

2.2.5.3. Đánh giá rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 101

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 105

3.1. NHẬN XÉT VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 105

3.1.1. Ưu điểm 106

3.1.2. Hạn chế 107

3.2. TÍNH TẤT YẾU PHẢI HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN .109

3.2.1. Xu thế hội nhập quốc tế của dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam .109

3.2.2. Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính tại VACO và chiến lược phát triển của Công ty . . 110

3.3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI VACO 111

3.2.1. Hoàn thiện phân bổ ước lượng ban dầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính 112

3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát 113

3.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát 114

3.4. KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 116

KẾT LUẬN 119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

 

doc102 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty aasc thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động (nghiệp vụ). Khi phát triển một mô hình, chúng ta xác định các biến tài chính hoặc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng. Chẳng hạn, chi phí về tiền lương có thể là sản phẩm của các biến số như: số lượng nhân viên và mức tiền lương bình quân hoặc số lượng sản phẩm và đơn giá tiền lương hoặc tỷ lệ tiền lương và tổng chi phí hay doanh số… Việc lựa chọn những biến cụ thể để xây dựng mô hình cần căn cứ vào mục đích cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về các dữ liệu. Như vậy, với mỗi mô hình cần xác định rõ việc phát triển mô hình là để dự đoán số dư tài khoản hiện tại hay để dự đoán thay đổi so với số dư của năm trước. Thông thường, việc dự đoán thay đổi so với năm trước sẽ có hiệu lực khi số dư năm trước đã được kiểm toán. Khi đó có thể loại ra khỏi mô hình những biến độc lập không đổi so với năm trước. Chẳng hạn, có thể tính doanh thu năm nay của một khách sạn từ tỷ lệ thuê phòng trong năm, tổng số phòng và giá cho thuê phòng. Tuy nhiên, cũng có thể tính doanh thu hiện tại dựa trên doanh thu năm trước và những thay đổi về tỷ lệ thuê phòng trong suốt năm hiện tại so với năm trước nếu giá thuê phòng không đổi. Khi kết hợp được những biến độc lập có liên quan, mô hình sẽ cho ta nhiều thông tin hơn và vì vậy dự đoán sẽ chính xác hơn. Ngược lại, nếu mô hình và dự đoán đơn giản hóa quá nhiều cũng đồng nghĩa với đơn giản hóa các phép so sánh và mức hạn của bằng chứng kiểm toán. Để có thể tăng tính chính xác cho các dự đoán bằng cách phát triển mô hình theo hướng chi tiết hóa dữ liệu, thậm chí chi tiết hóa thành nhiều mô hình nhỏ hơn § Bước 2: Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và tới bằng chứng kiểm toán thu được từ thủ tục phân tích. Để đảm bảo tính độc lập của dữ liệu cần chi tiết hóa các dự tính. Các dự tính càng chi tiết thì độ tin cậy càng cao do tính độc lập với tài khoản được dự tính được tăng lên. Để đánh giá tính tin cậy của dữ liệu cần xem xét trên nhiều mặt như: Ø Nguồn dữ liệu: Dữ liệu có nguồn độc lập từ bên ngoài có độ tin cậy cao hơn nguồn này từ bên trong; Với nguồn dữ liệu từ bên trong, độ tin cậy sẽ cao hơn nếu chúng độc lập với người chịu trách nhiệm cho giá trị kiểm toán; Những dữ liệu đã được kiểm toán có độ tin cậy cao hơn dữ liệu chưa được kiểm toán… Ø Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu từ những năm trước. Ø Mở rộng phạm vi dữ liệu sử dụng § Bước 3: Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ Dựa theo mô hình và trên cơ sở dữ liệu độc lập và tin cậy có thể so sánh ước tính này với giá trị ghi sổ. Phép so sánh này cần chú ý tới những xu hướng sau: Ø Tính thường xuyên của việc đánh giá mối quan hệ đang được nghiên cứu: Mối quan hệ cụ thể này càng được đánh giá thường xuyên thì tính nhất quán cũng như độ tin cậy của mối quan hệ trong phân tích càng cao. Chẳng hạn, phân tích xu hướng biến động của doanh thu hàng tháng theo loại sản phẩm chắc chắn sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục hơn so với việc đơn thuần phân tích biến động này theo năm. Ø Tính biến động tất yếu và biến động bất thường: Khi so sánh giá trị hàng tháng với nhau, chênh lệch phát sinh có thể là biến động tất yếu theo mùa và theo đó không thể có giá trị bất biến hàng tháng. Để có được chênh lệch, cần so sánh với tháng cùng kỳ năm trước hoặc số tổng cộng trong cả năm. Có thể giữa giá trị ước tính và thực tế không có chênh lệch đáng kể. Thông thường đây là kết quả của cả quá trình chi tiết hoá ước tính và cả quá trình tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng trong bước lập kế hoạch kiểm toán. § Bước 4: Phân tích nguyên nhân chênh lệch Chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sót nhưng cũng có thể chênh lệch được hình thành từ chính ước tính trong phân tích. Do đó, lời giải thích cần được tìm hiểu từ những nhân viên của khách thể kiểm toán, ít nhất là những minh chứng cho những vấn đề quan trọng. Nếu qua tiếp xúc vẫn không có được lời giải thích hợp lý cần xem xét lại giả định và dữ liệu đã sử dụng để ước tính. Nếu vẫn còn chênh lệch qua xem xét quá trình triển khai thủ tục phân tích thì lời giải và bằng chứng cần được giải quyết qua các thủ tục kiểm tra chi tiết số liệu § Bước 5: Xem xét những phát hiện qua kiểm toán Bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích cần được đánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sót trong tài khoản mà cả những quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin và những vấn đề khác. Do vậy, mọi chênh lệch được phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra về tính chất và nguyên nhân cả về cơ sở dẫn liệu, cả về mục tiêu kiểm toán và cả tình hình kinh doanh của khách hàng. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 quy định: “Trường hợp quy trình phân tích phát hiện được những chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lý giữa các thông tin tương ứng hoặc có chênh lệch lớn so với dự tính, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp” 1.4.3. Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 1.4.3.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng trong một cuộc kiểm toán, đóng vai trò rất quan trọng. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 cũng qui định: “Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán”. Mục tiêu cơ bản của Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán đó là để giúp các kiểm toán viên đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính một cách tổng thể và phát hiện những sai phạm chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước trước khi tiến hành đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty khách hàng. Thủ tục phân tích thường tỏ ra rất hữu ích trong việc xác định xem khách thể kiểm toán có đang gặp những khó khăn trầm trọng về tài chính hay không. Nguy cơ rắc rối về tài chính phải được kiểm toán viên quan tâm trong việc ước lượng rủi ro kiểm toán cũng như trong mối quan hệ với giả thiết về hoạt động liên tục của ban giám đốc trong quá trình lập Báo cáo tài chính. Ví dụ như nếu có sự tăng lên bất thường của Tỷ suất nợ dài hạn trên lãi thuần so với năm trước cộng với sự sụt giảm mạnh của Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thì rủi ro về tài chính trong trường hợp này là rất cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới kế hoạch kiểm toán mà còn chỉ ra nghi vấn về khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng 1.4.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Thủ tục soát xét là để khẳng định một lần nữa những thay đổi trên báo cáo tài chính là phù hợp với hiểu biết của KTV về tình hình tài chính của khách hàng, phù hợp với những bằng chứng mà KTV thu thập được trong quá trình kiểm toán và bảo đảm rằng tất cả các thay đổi đều đã được giải thích hợp lý. Trong trường hợp KTV không tìm ra được những lời giải thích hợp lý cho những sai sót đó thì KTV cần phải xác định các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập thêm bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề còn nghi vấn để đưa ra ý kiến và hình thành báo cáo thích hợp CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY AASC 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Quá trình hình thành và phát triển của công ty AASC gắn liền với hai giai đoạn: giai đoạn từ 01/04/1991 đến tháng 8 năm 1993; giai đoạn từ 14/9/1993 đến nay. Giai đoạn 1: từ 01/04/1991 đến tháng 8 năm 1993. Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) được thành lập ngày 13/05/1991 theo Quyết định số 164 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính, theo Giấy phép số 957/PPLT của Thủ tướng, với tên giao dịch ASC (Accounting Service Company). AASC là một trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính. Hiện tại, AASC có trụ sở chính đặt tại số 1 Lê Phụng Hiểu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và một số chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 14 tháng 9 năm 1991, Công ty chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn 2: từ 14/9/1993 đến nay. Ngày 14/9/1993 Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ra Quyết định số 639 TC/QĐ/TCCB, thành lập lại công ty Dịch vụ kế toán, đổi tên thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài Chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) với tổng số vốn ban đầu gần 300 triệu đồng. Tháng 3/1992, Công ty thành lập chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh và đến tháng 3/1995, được phép của Bộ Tài Chính, chi nhánh này tách ra khỏi AASC và thành lập Công ty Kiểm Toán và Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Sài Gòn (AFC). Ngoài ra còn có các chi nhánh: Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày 13 tháng 03 năm 1997, Công ty quyết định thành lập lại văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo yêu cầu hoạt động cho chi nhánh cũ đã tách ra kinh doanh độc lập. Đến tháng 05 năm 1998, Công ty nâng cấp văn phòng đại diện thành chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Vũng Tàu : Số 42- Đường Thống Nhất- Phường 6 Thành phố Vũng Tàu. Chi nhánh Thanh Hoá : Ngày 14 tháng 04 năm 1995, chi nhánh tại Thanh Hoá của Công ty được chính thức nhận giấy phép thành lập và đi vào hoạt động. Chi nhánh Quảng Ninh : Năm 1999, thành lập chi nhánh hoạt động tại Quảng Ninh, địa chỉ của chi nhánh: Tầng II- Công ty vàng bạc đá quý Đường Hưng Đạo- Thành phố Hạ Long. Hiện nay, AASC đang chuẩn bị chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. * Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Nếu như ngày đầu thành lập, tổng số vốn của Công ty chỉ có trên 200 triệu đồng thì nay tổng tài sản của Công ty đạt trên 15 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn tự có, tự tích luỹ, Công ty đã xây dựng được trụ sở, các chi nhánh, mua sắm nhiều trang thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại, hệ thống thông tin khá hiện đại. * Về đội ngũ nhân viên Nhân viên của AASC được đào tạo có hệ thống, có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, có hiểu biết sâu rộng và đặc biệt hầu hết các KTV đã trực tiếp tham gia kiểm toán và tư vấn đào tạo cho nhiều đơn vị thành viên của Tổng Công ty 90,91; các DN Nhà nước và các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trong nhiều năm qua. Công ty tin tưởng rằng đội ngũ nhân viên của AASC sẽ đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu của KH. Để hoạt động thành công và có hiệu quả Công ty luôn coi trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm đội ngũ nhân viên, hiện nay AASC có đội ngũ gồm hơn 300 cán bộ, KTV được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính – ngân hàng – kế toán và kiểm toán ở trong nước và ở nước ngoài, trong đó có 115 KTV được cấp chứng chỉ KTV cấp Nhà nước và 38 Tiến sĩ, Thạc sĩ, đang theo học cao học, ACCA và hàng trăm cộng tác viên bao gồm các Giáo sư, Tiến sỹ, chuyên gia đầu ngành với kinh nghiệm và chuyên môn dầy dạn chắc chắn sẽ đáp ứng những yêu cầu cao nhất của KH. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về đội ngũ nhân viên của Công ty Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số nhân viên 271 286 300 320 Trong đó: Tiến sĩ 2 2 1 1 Thạc sĩ 5 6 6 14 Đang học cao học, AACC 14 17 18 23 Đại học 234 251 265 274 Cao đẳng, Trung cấp 16 10 10 8 Số nhân viên có chứng chỉ KTV cấp Nhà nước 61 74 87 115 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số lượng đội ngũ nhân viên ở AASC 2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh 2.1.2.1- Phương châm dịch vụ của AASC Nhằm đảm bảo cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt nhất, mọi hoạt động của Công ty luôn tôn trọng nguyên tắc: độc lập, trung thực khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt nam, các Chuẩn mực kiểm toán Việt nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung. Bên cạnh đó Công ty cũng luôn nhận thức đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu. 2.1.2.2- Các loại hình dịch vụ cung cấp và khách hàng của Công ty AASC Mục tiêu của Công ty là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chuyên ngành và những thông tin đáng tin cậy nhất nhằm giúp cho khách hàng đưa ra những quyết định quản lý có hiệu quả nhất. Với kinh nghiệm lâu năm và chất lượng dịch vụ tốt, phương châm hoạt động của Công ty là luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, luôn tôn trọng các qui định nghề nghiệp về tính bảo mật thông tin, tính độc lập khách quan và tuân thủ các quy định chung. Xuất phát từ việc chỉ cung cấp các dịch vụ về kế toán, Công ty đã mở rộng, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, bao gồm: Dịch vụ kiểm toán Đây là dịch vụ chủ yếu mà Công ty cung cấp cho khách hàng và cũng là dịch vụ chủ yếu tạo nên doanh thu cho Công ty. Các loại dịch vụ kiểm toán mà Công ty cung cấp: * Kiểm toán báo cáo tài chính * Kiểm toán hoạt động các dự án. * Kiểm toán Báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản * Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh. * Giám định tài liệu kế toán, tài chính. * Kiểm toán các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. * Kiểm toán quyết toán tỷ lệ nội địa hóa. Dịch vụ Kế toán Cùng với sự phát triển, lớn mạnh của Công ty, dịch vụ kế toán cũng từng bước được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Công ty luôn luôn nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng các dịch vụ và cung cấp nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao hơn của thị trường. Dịch vụ tư vấn Với xu thế ngày càng phát triển của nền kinh tế, yêu cầu của thị trường ngày càng phức tạp và đa dạng nên Công ty cũng phải luôn tự đổi mới, mở rộng thêm các dịch vụ cung cấp trong đó có dịch vụ tư vấn. Dịch vụ này đã thực sự phát triển đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu hoạt động của Công ty. Dịch vụ Công nghệ thông tin Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý và kế toán, hỗ trợ khách hàng trong quá trình lựa chọn và sử dụng ứng dụng Công nghệ thông tin mới. Công ty đã xây dựng và cung cấp một số các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý được đánh giá với chất lượng cao: Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng Công ty thường mở các khóa học về chuyên nghành kế toán, kiểm toán, các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ... theo yêu cầu, với đội ngũ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhằm cung cấp cho các học viên có được những kiến thức bổ ích nhất. Các khách hàng: * Các doanh nghiệp nhà nước: * Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài * Các Dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ * Các công trình xây dựng cơ bản * Đơn vị hành chính sự nghiệp * Công ty cổ phần, Công ty TNHH * Xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn để cổ phần hóa 2.1.2.3-Kết quả kinh doanh của Công ty Theo “ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán giai đoạn 2001-2006 ” của Công ty, có thể thấy rằng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động chính, là điểm mạnh của Công ty. Từ 317 hợp đồng năm 2001, năm 2003 số lượng hợp đồng đã tăng lên và đạt 476 hợp đồng, năm 2004 là 528 hợp đồng và năm 2005 đạt 700 hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp, các dự án vay của các tổ chức quốc tế. Bảng 2.2: Bảng kết quả kinh doanh của AASC Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Doanh thu 19.352 21.174 25.972 32.274 41.005 2 Lợi nhuận 2.871 2.033 1.920 1.977 2.756 3 Nộp Ngân sách nhà nước 2.741 2.904 3.039 3.309 3.700 4 Thu nhập bình quân/tháng 2,1 2,5 2,7 3,3 4,2 Biểu đồ 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty AASC (Nguồn: Báo cáo của Giám đốc Công ty trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2005 và tổng kết 5 năm 2001-2005) Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy doanh thu của Công ty tăng lên một cách đều đặn trong các năm 2001-2005 và tăng nhanh trong hai năm 2004 và 2005. Năm 2004, doanh thu tăng thêm 6.302 triệu đồng hay tăng thêm 24,26% so với năm 2003. Năm 2005, doanh thu tăng thêm 8.731 triệu đồng hay tăng thêm 27,05% so với năm 2004. Tuy nhiên, lợi nhuận của Công ty lại không tăng mà có xu hướng giảm trong các năm 2002 và 2003. Đến năm 2005, lợi nhuận lại tăng cao, đạt 2.756 triệu đồng, tăng thêm 779 triệu đồng, hay tăng thêm 39,4% so với năm 2004. Cùng với sự tăng lên về doanh thu, Công ty đã đóng góp một phần đáng kể vào Ngân sách Nhà nước cũng như cải thiện mức thu nhập bình quân cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Mô hình tổ chức quản lý được tổ chức tại Công ty thành các phòng ban như sau: Ban giám đốc: Ban giám đốc bao gồm 6 thành viên: 1 Giám đốc và 5 Phó Giám đốc. Hiện nay, Công ty bao gồm 3 phòng hành chính sự nghiệp và 6 phòng nghiệp vụ. Ngoài các phòng Hành chính tổng hợp và Phòng Tài chính - Kế toán, các phòng nghiệp vụ bao gồm Phòng Kiểm toán Thương mại - Dịch vụ, Phòng Kiểm toán Sản xuất vật chất, Phòng Kiểm toán Dự án, Phòng Tư vấn và Kiểm toán, Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản, Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Phòng Công nghệ thông tin. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC): Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AASC BAN GIÁM ĐỐC Chi nhánhTP. Hồ Chí Minh Chi nhánh Vũng Tàu Trụ sở chính tại Hà Nội Phòng Tài chính – Kế toán Chi nhánh Thanh Hóa Chi nhánh Quảng Ninh Phòng Kiểm toán Thương mại - Dịch vụ Phòng Kiểm toán Sản xuất vật chất Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Công nghệ thông tin Phòng Tư vấn và Kiểm toán Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản Phòng Kiểm toán Dự án 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty AASC 2.1.4.1- Tổ chức bộ máy kế toán: Tại Trụ sở chính của Công ty, bộ phận Kế toán thuộc Phòng Tài chính - Kế toán, gồm có 4 thành viên: Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, Kế toán viên, Thủ quỹ. Tại các chi nhánh, bộ phận kế toán gồm 1 hoặc 2 nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các chi nhánh. Các chi nhánh hạch toán độc lập. Cuối kỳ, kế toán tại các chi nhánh nộp báo cáo tài chính về trụ sở chính Công ty để lập báo cáo tài chính hợp nhất. 2.1.4.2. Tổ chức công tác kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC/CĐKT ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Kỳ lập báo cáo tài chính: Các báo cáo tài chính được lập khi niên độ kế toán kết thúc, tức là vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Hình thức sổ kế toán: Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung kết hợp với việc áp dụng phần mềm kế toán máy. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (VND). Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Nếu các dịch vụ cung cấp liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Phân phối lợi nhuận: Sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản phải nộp, lợi nhuận sau thuế được phân phối theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. 2.1.4.3. Quy trình kiểm soát chất lượng của Công ty Soát xét của trưởng phòng, Ban Giám đốc Ref. : ....................................................... Khách hàng: ..................................................................... KTV : ..................................................... Niên độ kế toán: ......................................................... Ngày : .......................................................... 1 Các vấn đề ý kiến của kiểm toán viên ý kiến của Trưởng/Phó Phòng ý kiến của Ban Giám đốc ý kiến Tham chiếu ý kiến Ký/ ngày ý kiến Ký/ ngày I Kết quả kiểm toán năm trước II Các sai sót phát hiện năm nay Lập báo cáo tài chính Tiền Hàng tồn kho Tài sản lưu động khác Tài sản cố định Các khoản phải thu Các khoản phải trả Công nợ nội bộ Chi phí III Kết luận chung 2.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG DO CÔNG TY THỰC HIỆN Quy trình kiểm toán chung trong kiểm toán BCTC sẽ được minh họa qua sơ đồ dưới đây. Tuy nhiên em xin trình bày cụ thể qui trình kiểm toán thông qua các bước như sau: Bước 1: Khảo sát và đánh giá khách hàng Bước 2: Ký hợp đồng và cung cấp dịch vụ Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán Bước 4: Thực hiện kiểm toán Bước 5: Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổng quát về qui trình kiểm toán Tìm hiểu đặc điểm hoạt động KD và chiến lược KD Kiểm toán Rà soát đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ Tìm hiểu môi trường hoạt động Lập kế hoạch chi tiết với Công ty Lập kế hoạch Rà soát, đánh giá việc tuân thủ pháp luật Thu thập thông tin Thảo luận kế hoạch Phân công thực hiện Thực hiện các thủ tục phân tích Kiểm tra, soát xét BCTC Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh Kiểm tra chi tiết số dư Phát hành Báo cáo Kiểm toán và Thư quản lý 2.3. THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY ABC DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 2.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty ABC * Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính Trước khi tiến hành thủ tục phân tích, KTV cần tìm hiểu một số thông tin chung về KH. Tại Công ty AASC, những thông tin chung về KH được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung. Hàng năm, khi tiến hành cuộc kiểm toán cho KH các thông tin này được tìm hiểu và cập nhật thêm. Các thông tin về KH sẽ được các KTV trực tiếp tham gia kiểm toán tìm hiểu, đánh giá và trình bày trên giấy tờ làm việc theo mẫu sau: Bảng 2.3: Trích giấy tờ làm việc của KTV tóm tắt thông tin Công ty ABC C«ng ty dÞch vô t­ vÊn tµi chÝnh kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n auditing and accounting financial consultancy service company (AASC) thµnh viªn inpact quèc tÕ Tªn kh¸ch hµng C«ng ty ABC Niªn ®é kÕ to¸n 2006 Tham chiÕu ___X1_______ Kho¶n môc Ph©n tÝch s¬ bé Ng­êi thùc hiÖn _NTHL_________ B­íc c«ng viÖc T×m hiÓu kh¸ch hµng Ngµy thùc hiÖn ___11/1/07_______ v Khái quát về khách hàng Công ty ABC là một DN Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo QĐ số 344/ QĐ-TCCB ngày 14/6/1997 của Tổng cục trưởng cục Bưu điện. Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 112128 ngày 2 tháng 7 năm 1997, tổng số vốn của Bưu điện là: 213.067.459.512 đ. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là kinh doanh dịch vụ Bưu chính viễn thông, dịch vụ chuyển tiền và các dịch vụ khác. Ngành nghề kinh doanh cùa Công ty là: - Tổ chức xây dựng quản lý vận hành và khai thác mạng lưới Bưu chính viễn thông để kinh doanh và phục vụ; - Thiết kế mạng thuê bao, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc; - Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính - viễn thông để phục vụ hoạt động của đơn vị; - Kinh doanh các ngành nghề khác nhau trong phạm vi được Tổng Công ty cho phép và phù hợp với qui định pháp luật. v Cơ cấu tổ chức của Công ty s Ban Giám đốc: 1 Giám đốc điều hành và 3 Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Xuân Nụ (Giám đốc) Ông Nguyễn Thái Hà (Phó Giám đốc) Ông Hoàng Trung Bộ (Phó Giám đốc) Ông Trần Quý Thanh (Phó Giám đốc) s Các phòng nghiệp vụ: Phòng kế hoạch, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật, phòng hành chính tổng hợp Tại ngày 31 tháng 12 năm 2005 Công ty có 125 nhân viên. v Mục tiêu và chiến lược của Công ty Công ty là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính viễn thông nên mục tiêu đặt ra là hoàn thành kế hoạch, đạt lợi nhuận và doanh thu từ trên giao xuống. Chiến lược của Công ty: Mở rộng thị trường, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm và dịch vụ của Công ty, tiếp cận hợp tác với các nhà đầu tư địa phương để thu được nhiều hợp đồng hơn v Thị trường sản phẩm và dịch vụ Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh dịch vụ Bưu chính viễn thông, dịch vụ chuyển tiền và các dịch vụ khác. Sản phẩm được phân phối tại thị trường phía Bắc, ở các Bưu điện huyện, xã. v Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay § Đặc thù tại địa bàn: Công ty nằm trên đường quốc lộ đường Hùng Vương , thành phố Bắc Giang, giao thông liên lạc rất thuận tiện. Đặc biệt Công ty giáp với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh là các tỉnh rất phát triển. Điều đó tạo điểu kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thị trường § Các nhân tố về mặt chính trị: Viễn thông hiện nay vẫn là ngành mang tính định hướng (khống chế) cao với vị trí độc quyền của VNPT. Bên cạnh đó, hiệp định thương mại Việt- Mỹ sẽ thúc đẩy chính phủ Việt Nam mở rộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty aasc thực hiện.DOC
Tài liệu liên quan