Khóa luận Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 5

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ CÔNG TÁC 5

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN 5

I. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 5

1. Khái niệm 5

2. Chức năng của văn bản QLNN 6

3. Vai trò của văn bản QLNN 8

4. Phân loại văn bản QLNN 10

4.1. Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) 10

4.2. Văn bản cá biệt 12

4.3. Văn bản hành chính thông thường 13

4.4. Văn bản chuyên môn – kỹ thuật 14

II. NHỮNG YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN QLNN 15

1. Văn bản phải đảm bảo tính hợp pháp 15

2. Văn bản phải đảm bảo tính khoa học 15

3. Văn bản phải đảm bảo tính khả thi 21

III. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN 21

1. Khái niệm 21

2. Hình thức thể chế hoá quy trình 22

3. Trình tự chung xây dựng và ban hành văn bản 22

3.1. Bước 1: Sáng kiến và dự thảo văn bản 22

3.2. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo 23

3.3. Bước 3: Thẩm định dự thảo 24

3.4. Bước 4: Xem xét, thông qua 25

3.5. Bước 5: Công bố 26

3.6. Bước 6: Gửi và lưu trữ văn bản 26

CHƯƠNG II 28

QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ 28

NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 28

I. THẨM QUYỀN BAN HÀNH VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 28

1. Văn bản quy phạm pháp luật 31

2. Văn bản hành chính 32

II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 32

1. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo 33

1.1. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 33

1.1.1. Hình thức và nội dung của văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 33

1.1.2. Yêu cầu đối với văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 35

1.1.3. Trình tự xây dựng và ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 35

1.1.4. Cơ cấu nội dung và thể thức các văn bản QPPL do bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 43

2. Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo 58

2.1. Hình thức ban hành văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo 58

2.2. Trình tự soạn thảo và ban hành các văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo 60

CHƯƠNG III 66

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HƯỚNG TỚI 66

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 66

I. MỘT SỐ NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 66

1. Những kết quả đạt được 67

2. Những hạn chế, thiếu sót 71

3. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót 76

3.1. Về công tác tổ chức, xây dựng văn bản 76

3.2. Về thể chế, tổ chức 77

3.3. Về nhận thức, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức làm công tác soạn thảo và ban hành văn bản 77

3.4. Về sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc soạn thảo văn bản 78

3.5. Về điều kiện thời gian và kinh phí 78

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HƯỚNG TỚI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 79

1. Lập dự kiến chương trình soạn thảo, ban hành văn bản dài hạn và hàng năm của Bộ 80

2. Hoàn thiện về thể chế, tổ chức 81

3. Hoàn thiện các bước trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo 83

4. Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản 86

5. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân vào việc nâng cao chất lượng văn bản 88

6. Xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ cho việc xây dựng và ban hành văn bản của Bộ 89

7. Thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 92

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc tham gia góp ý kiến bằng văn bản đối với nội dung các quy định thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị mình được giao phụ trách. - Đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo nếu có vướng mắc gì thì phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và Bộ trưởng. - Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo. - Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi dự thảo lần cuối đến các đơn vị có liên quan đề nghị cho ý kiến tiếp. Nếu đồng ý thì ký vào tờ trình văn bản QPPL. Trường hợp không thống nhất với dự thảo, các đơn vị có liên quan có quyền bảo lưu ý kiến của mình trong tờ trình văn bản QPPL. Ví dụ: Sau khi tiến hành soạn thảo xong dự thảo “Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 11” Vụ giáo dục Trung học đã gửi bản dự thảo lần thứ nhất, lần thứ 2 xin ý kiến các đơn vị có liên quan. Các đơn vị đã xem xét và gửi văn bản góp ý cho Vụ giáo dục Trung học. Tiếp thu các ý kiến đóng góp dự thảo đã từng bước được hoàn thiện. Bước 3: Thẩm định dự thảo - Sau khi tổng hợp các ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo chỉnh lý dự thảo và gửi bản dự thảo văn bản ( Thủ trưởng đơn vị ký nhỏ vào góc bên phải từng trang dự thảo) đến Vụ Pháp chế để thẩm định. - Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm lập hồ sơ thẩm định bao gồm: + Tờ trình văn bản QPPL do Thủ trưởng đơn vị ký ( ký tờ trình và ký nhỏ vào góc bên phải từng trang dự thảo); + Bản thuyết minh quá trình soạn thảo văn bản; + Ý kiến góp ý bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị , tổ chức, cá nhân có liên quan; bản tổng hợp, tiếp thu ý kiến; + Các văn bản và hồ sơ làm căn cứ để ban hành, hướng dẫn thi hành, sửa đổi, bổ sung; + Các tài liệu liên quan khác. - Số lượng hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định là 02 bộ - Nội dung và thời hạn thẩm định: + Nội dung thẩm định dự thảo văn bản QPPL bao gồm những nội dung cơ bản sau: Sự cần thiết ban hành văn bản; Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật hiện hành và tính khả thi của văn bản. Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Hình thức, kỹ thuật soạn thảo, ngôn từ pháp lý của dự thảo văn bản QPPL; + Thời hạn thẩm định dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 07 đến 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Vụ pháp chế thẩm định dự thảo văn bản QPPL theo nội dung và thời hạn thẩm định theo quy định. Trường hợp đồng ý với dự thảo, Vụ Pháp chế ký thẩm định tờ trình văn bản QPPL và ký nhỏ vào góc bên phải từng trang dự thảo. Trường hợp không đồng ý với dự thảo, Vụ Pháp chế có ý kiến bằng văn bản, đơn vị chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo. Trường hợp đơn vị chủ trì soạn thảo không thống nhất với Vụ Pháp chế thì có ý kiến giải trình tại bản thuyết minh và Vụ Pháp chế bảo lưu ý kiến của mình trong tờ trình văn bản QPPL. Ví dụ: Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp và tiến hành chỉnh lý dự thảo “Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 11” Vụ giáo dục Trung học đã gửi dự thảo lần thứ 3 của dự thảo và các tài liệu khác có liên quan để Vụ Pháp chế thẩm định. Vụ Pháp chế đã có văn bản thẩm định gửi Vụ giáo dục Trung học, trong đó có nêu lên các ý kiến thẩm định về mặt pháp lý các vấn đề như:sự cần thiết xây dựng và ban hành văn bản, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật, tính khả thi của văn bản khi ban hành. - Vụ Pháp chế có trách nhiệm: + Hướng dẫn việc tuân thủ các quy định về xây dựng văn bản QPPL ; đôn đốc đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện việc soạn thảo đúng tiến độ; + Thẩm định về mặt pháp lý các dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước khi đơn vị chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành. + Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về mặt pháp lý của dự thảo đã thẩm định, bảo đảm hình thức và nội dung dự thảo không trái với các văn bản QPPL hiện hành có hiệu lực cao hơn và không chồng chéo với các văn bản QPPL hiện hành. Bước 4: Xem xét, thông qua văn bản - Sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo và chuẩn bị hồ sơ trình duyệt để trình Bộ trưởng xem xét, quyết định. - Hồ sơ trình duyệt dự thảo gồm: + Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo; + Bản dự thảo ; + ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế; + Bản tổng hợp ý kiến tham gia xây dựng dự thảo; + Các tài liệu khác có liên quan. - Việc trình ký được tiến hành như sau: + Hồ sơ trình ký được trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực cho ý kiến lần cuối để trình Bộ trưởng. + Khi Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đồng ý với bản dự thảo, Văn phòng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ thì trình Bộ trưởng ký ban hành. + Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định thì Văn phòng yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo bổ sung đầy đủ hồ sơ sau đó trình bộ trưởng xem xét, quyết định. - Ký ban hành văn bản: + Sau khi tiếp nhận hồ sơ trình ký, Bộ trưởng xem xét cả nội dung và hình thức của văn bản để đảm bảo không có sai sót. Bộ trưởng sẽ trực tiếp ký vào văn bản hoặc ghi rõ vào tờ trình trong hồ sơ trình ký uỷ quyền cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực ký thay. - Sau khi văn bản QPPL được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành, Văn phòng đóng dấu, ghi số, ngày tháng, năm ban hành văn bản QPPL. - Đơn vị chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản QPPL chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản và theo dõi văn bản cho đến khi văn bản được chính thức ban hành. Văn phòng chịu trách nhiệm về hồ sơ trình lãnh đạo Bộ. Bước 5: Công bố - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành, Văn phòng có trách nhiệm gửi văn bản QPPL ( văn bản + đĩa mềm hoặc gửi qua mạng điện tử) đến cơ quan Công báo để đăng Công báo. - Văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, truyền hình, đăng trên các báo như báo Giáo dục và Thời đai, Tạp chí giáo dục, …. - Các văn bản đã ban hành và được đăng Công báo, nếu phát hiện có sai sót về thủ tục, hình thức thì đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đính chính bằng việc soạn thảo một quyết định đính chính. Quyết định đính chính văn bản do Lãnh đạo Bộ đã ký văn bản đó ký và phải được chuyển ngay đến Văn phòng Chính phủ để gửi cơ quan Công báo đề nghị đăng Công báo số phát hành sớm nhất. - Văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành được gửi, lưu giữ trên mạng thông tin diện rộng của Chính phủ và có giá trị như bản gốc. Bước 6: Gửi và lưu trữ văn bản - Ngay sau khi văn bản QPPL được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành, Văn phòng đóng dấu, ghi số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản QPPL , sao gửi văn bản đến các cơ quan, đơn vị có liên quan và giữ lại 04 bản gốc ( 01 bản có chữ ký nhỏ để lưu, 03 bản để gửi đăng Công báo). - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành, Văn phòng có trách nhiệm gửi văn bản QPPL ( văn bản + đĩa mềm hoặc gửi qua mạng điện tử) đến cơ quan Công báo để đăng Công báo. - Cùng ngày văn bản được đóng dấu, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL có trách nhiệm gửi văn bản QPPL đã được ký và đóng dấu đến Vụ Pháp chế (02 bản + đĩa mềm) để Vụ Pháp chế lưu văn bản để kiểm tra, theo dõi và tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL theo quy định. - Văn bản QPPL được lưu 01 bản tại cơ quan chủ trì soạn thảo, 01 bản tại Phòng Văn thư của Bộ, 02 bản tại Vụ Pháp chế. - Văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành được gửi, lưu giữ trên mạng thông tin diện rộng của Chính phủ và có giá trị như bản gốc. 1.1.4. Cơ cấu nội dung và thể thức các văn bản QPPL do bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành a) Quyết định - Nội dung: + Phần mở đầu gồm: Phần mở đầu bao gồm các yếu tố về cơ cấu thể thức, trong đó nêu rõ các căn cứ ra quyết định: Căn cứ pháp lý thông thường là căn cứ thẩm quyền, căn cứ liên quan đến nội dung văn bản, và đề nghị của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp dưới. + Phần khai triển: Quyết định có thể được dùng để trực tiếp hoặc gián tiếp đặt ra các QPPL và được viết bằng văn điều khoản. Quyết định cũng có thể gián tiếp đặt ra các QPPL thông qua việc ban hành kèm theo các văn bản QPPL phụ như: quy định, quy chế, điều lệ. Tên của văn bản phụ kèm theo được ghi ngay dưới tên của quyết định ở phần trích yếu. Nội dung gồm: Chương I: Quy định chung, nguyên tắc chung. Chương II và các chương tiếp : Nêu nội dung cụ thể của điều lệ. Chương cuối: ghi các điều khoản thi hành. + Phần kết: Xác định hiệu lực pháp lý của quyết định, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thi hành và hướng dẫn thi hành quyết định. Mẫu quyết định QPPL của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo : Mẫu văn bản chính: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /200../QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày….tháng….năm…. QUYẾT ĐỊNH Về việc……………………………………….. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ:………………………………………………. Căn cứ:………………………………………………. Căn cứ:………………………………………………. Xét đề nghị của……………………………………… QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: ……………………………………………… Điều 2: ……………………………………………… Điều…… Các……………..chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - ………….. - Công báo - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo BỘ TRƯỞNG Mẫu văn bản QPPL phụ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐIỀU LỆ ( QUY CHẾ HOẶC QUY ĐỊNH) Về……………………………………….. (Ban hành kèm theo Quyết định số /200../QĐ-BGDĐT ngày….tháng….năm… của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chương I Điều 1: ……………………………………………… Điều 2: ……………………………………………… Điều…………………………………………………. Chương II Điều …………………………………………………….. ………………………………………………………….. BỘ TRƯỞNG b) Chỉ thị - Nội dung: + Phần mở đầu gồm: Các căn cứ ban hành như căn cứ pháp lý, mục đích ban hành. Căn cứ có thể được nêu trong một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. + Phần khai triển: Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các biện pháp để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách trong việc thực hiện văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên và của Bộ. Chỉ thị được trình bày theo kiểu văn nghi luận (văn xuôi pháp luật), không chia thành chương, điều mà thành các phần hoặc các điểm. + Phần kết: Xác định trách nhiệm thi hành cho các chủ thể chịu trách nhiệm chính, các tổ chức, cá nhân phối hợp và chế độ báo cáo, tổng kết. Mẫu chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /200../QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày….tháng….năm…. CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Về việc…………………………………….. Để thực hiện……………………………….; nhằm đảm bảo................... ………………………......Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị: 1……………………………………………………………. 2……………………………………………………………. 3……………………………………………………………. Nơi nhận: - ………….. - Công báo - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo BỘ TRƯỞNG c) Thông tư - Nội dung: + Phần mở đầu gồm: Lý do ban hành thông tư đó là: các vưn bản QPPL của cấp trên, những chế độ, chính sách cần hướng dẫn và giải thích. + Phần khai triển: Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn thực hiện các quy định về giáo dục được giao trong luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lênh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư có thể được ban hành liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội. Thông tư được trình bày theo kiểu văn nghị luận (văn xuôi pháp luật), không chia thành các chương, điều mà chia thành các phần hoặc các mục. Nội dung của Thông tư thường kết hợp việc giải thích và hướng dẫn. + Phần kết: Phần kết là trách nhiệm thi hành của các chủ thể có liên quan, phạm vi áp dụng của các Thông tư, quy định hiệu lực thời gian, chế độ báo cáo. Mẫu thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /200../QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày….tháng….năm…. THÔNG TƯ Về việc………………………………………… Căn cứ:…………………..; nhằm thực hiện………………..Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành………………như sau: 1)………………………………………………………………. 2)………………………………………………………………. a)………………………………………………………………. b)………………………………………………………………. ………………………………………………………………… Nơi nhận: - ………….. - Công báo - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo BỘ TRƯỞNG Mẫu thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ quan, tổ chức khác BỘ ....BỘ….. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /200../TTLT-BGDĐT-… Hà Nội, ngày….tháng….năm…. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Về việc…………………………………… …………………………………………………….. …………………………………………………….. …………………………………………………….. BỘ TRƯỞNG BỘ… BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nơi nhận: - ……………… - Công báo; - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo 1.2. Trình tự soạn thảo văn bản QPPL của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc soạn thảo văn bản QPPL của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Căn cứ vào Hiến pháp (1992), sửa đổi năm 2001, Luật Ban hành văn bản QPPL (1996), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL (2002), Luật tổ chức Chính phủ, Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn về xây dưụng văn bản QPPL như sau: - Trình Chính phủ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ. - Tổ chức soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ theo sự phan công để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành hoặc trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Như vậy, trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có nhiệm vụ đề xuất dự kiến chương trình vừa có nhiệm vụ soạn thảo các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên. 1.2.2. Trình tự soạn thảo các văn bản QPPL của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ Trình tự soạn thảo các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện trên cơ sở Luật Ban hành văn bản QPPL (1996), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL (2002), Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL, Quyết định 15/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL về giáo dục. Trình tự các bước soạn thảo được thực hiện như sau: Bước 1: Soạn thảo dự thảo văn bản QPPL - Dựa trên chương trình xây dựng văn bản và sự phân công của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp giao và chỉ đạo đơn vị chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị. - Đơn vị được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tổ chức việc soạn thảo dự thảo tiến hành thành lập ban soạn thảo và tổ soạn thảo. - Để tiến hành soạn thảo một dự án luật, pháp lệnh hay nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, ban soạn thảo cần thực hiện các công việc sau: + Tập hợp, rà soát, đánh giá các văn bản QPPL hiện hành liên quan đến nội dung dự án, dự thảo nhằm làm rõ các vấn đề: Phát hiện những vấn đề, nội dung của pháp luật hiện hành có thể đưa vào dự thảo một cách “nguyên trạng” không cần sửa đổi, bổ sung thêm; Phát hiện những vấn đề cần tiếp tục điều chỉnh bằng văn bản mới nhưng có sửa đổi, bổ sung; Phát hiện những quy định đã hoàn toàn lạc hậu và cần thay thế bằng những quy định mới; Phát hiện những vấn đề mà văn bản hiện hành chưa điều chỉnh, chưa quy định để bổ sung vào văn bản mới. + Tổng kết tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực có liên quan nhằm xác định các thông tin cơ bản sau: Mức độ thực hiện các quy định của pháp luật trong thực tế; Tác động của các quy định pháp luật đối với tình hình kinh tế – xã hội; Những quy định được thực hiện và phát huy tác dụng tích cực; Những quy định được thực hiện và phát huy tác dụng ở mức hạn chế; Những quy định không được thực hiện và lý do của tình trạng này; Hướng hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. + Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội nhằm xác định các thông tin cơ bản sau: Những quan hệ xã hội đang tồn tại trực tiếp liên quan đến nội dung dự thảo văn bản mới và biểu hiện cụ thể của chúng. Xác định những quan hệ xã hội cần dùng QPPL để điều chỉnh; Xác định hiệu lực về không gian, thời gian của loại QPPL cần ban hành. + Nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo theo các nội dung: Chủ trương, chính sách của Đảng Thông tin, tư liệu của các nước khác + Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo. Việc xây dựng đề cương của dự án, dự thảo có ý nghĩa rất lớn đối với cơ cấu và nội dung của dự thảo văn bản QPPL cần ban hành. Cần tiến hành xây dựng đề cương sơ lược và đề cương chi tiết của dự thảo: Xây dựng đề cương sơ lược: gồm những nội dung cơ bản sau: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự án, dự thảo; Cơ cấu, bố cục của dự án, dự thảo ( số lượng chương, số lượng điều trong mỗi chương); Nội dung cần đề cập trong từng chương. Xây dựng đề cương chi tiết của dự thảo: gồm những nội dung: Căn cứ pháp lý để ban hành; Sắp xếp nội dung cần thể hiện; Xác định tên những văn bản dự kiến bãi bỏ, thay thế. Biên soạn dự thảo trên cơ sở đề cương chi tiết. + Chuẩn bị tờ trình và tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo. + Tổ chức lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án, dự thảo. - Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm: + Phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng quyết định thành lập ban soạn thảo; + Tổ chức soạn thảo văn bản QPPL theo đúng quy trình quy định, gửi hồ sơ lấy ý kiến góp ý và hồ sơ yêu cầu thẩm định; đảm bảo thời gian để các đơn vị thực hiện việc góp ý kiến, thẩm định dự thảo. + Kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo. + Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tiến độ soạn thảo và nội dung dự thảo, kể từ khi được giao nhiệm vụ soạn thảo đến khi văn bản chính thức được ban hành. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo - Việc lấy ý kiến tham gia xây dựng dự án, dự thảo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan là một yêu cầu bắt buộc trong quá trình soạn thảo văn bản QPPL do Quốc hội Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ ban hành. - Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án, dự thảo, đơn vị soạn thảo có thể gửi dự thảo tới Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan, tổ chức, hữu quan, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tham gia ý kiến. - Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL lấy ý kiến tham gia xây dựng dự án, dự thảo thông qua các hình thức: + Tổ chức các cuộc họp, hội thảo để xin ý kiến; + Lấy ý kiến bằng công văn chính thức. Trong thời hạn quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân được hỏi ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản. + Tổ chức hội thảo để thu hút sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý ở cả Trung ương và địa phương trong những lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản. - Hồ sơ lấy ý kiến bao gồm: + Công văn gửi lấy ý kiến; + Dự thảo văn bản QPPL; + Bản thuyết minh quá trình soạn thảo văn bản QPPL bao gồm: Sự cần thiết ban hành văn bản Quá trình soạn thảo; Cấu trúc của dự thảo văn bản QPPL ; Những ý kiến khác nhau chưa thống nhất. Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo - Các đơn vị được xin ý kiến tham gia ý kiến toàn diện về dự án, dự thảo, nhưng tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: + Sự phù hợp của đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản đối với yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng văn bản. + Quan điểm của mình về những vấn đề của dự án, dự thảo + Những quy định của dự án, dự thảo liên quan đến lĩnh vực, phạm vi quản lý của đơn vị được hỏi ý kiến. + Tính khả thi của văn bản. + Hình thức, bố cục của dự án, dự thảo. + Kỹ thuật soạn thoả văn bản. - Các đơn vị được hỏi ý kiến có trách nhiệm trong thời gian quy định tham gia góp ý kiến bằng văn bản do người đứng đầu đơn vị đó ký và gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo. - Bản tổng hợp tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là một bộ phận không thể thiếu trong hồ sơ thẩm định và hồ sơ trình dự thảo. - Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được xin ý kiến, đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo. Sau đó gửi bản dự thảo đã chỉnh lý đến Vụ Pháp chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xin ý kiến. Vụ Pháp chế tham gia ý kiến cuối cùng về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản. Bước 3: Thẩm định dự thảo Sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, và ý kiến của Vụ Pháp chế, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh dự thảo và trình lãnh đạo Bộ ký công văn yêu cầu thẩm định gửi Bộ Tư pháp. - Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định gồm: + Công văn yêu cầu thẩm định (do lãnh đạo Bộ ký); + Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký và đóng dấu; + Dự án, dự thảo văn bản QPPL cuối cùng được đơn vị chủ trì soạn thảo trình Chính phủ xem xét; + Bản thuyết minh quá trình soạn thảo văn bản; + Bản tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành về dự án, dự thảo; + Các văn bản và hồ sơ làm căn cứ để ban hành, hướng dẫn thi hành, sửa đổi, bổ sung; + Các tài liệu liên quan khác. - Số lượng hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định là: 10 bộ đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; 05 bộ đối với dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. - Nội dung thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL gồm: Sự cần thiết ban hành văn bản; Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật hiện hành và tính khả thi của văn bản. Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Hình thức, kỹ thuật soạn thảo, ngôn từ pháp lý của dự thảo văn bản QPPL; - Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế để tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo nếu thống nhất ý kiến với Bộ Tư pháp. Trường hợp không thống nhất với ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền bảo lưu ý kiến trong tờ trình, gửi tờ trình và dự thảo văn bản tới Văn phòng Chính phủ. - Đơn vị chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản và theo dõi văn bản gửi bộ Tư pháp thẩm định cho đến khi văn bản chính thức được ban hành. Vì các dự án, dự thảo văn bản QPPL do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan nhà nước cấp trên, nên trình tự soạn thảo các văn bản này được thực hiện đến bước thẩm định. Việc xem xét, thông qua và công bố ban hành văn bản này thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2.1. Hình thức ban hành văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có nhiệm vụ đề xuất, dự kiến chương trình, vừa có nhiệm vụ soạn thảo các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, vừa ban hành và phối hợp ban hành theo thẩm quyền các văn bản QPPL về giáo dục. Ngoài ra Bộ Giáo dục và Đào tạo còn là một cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về giáo dục, do đó để thực hiện chức năng QLNN của mình Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ban hành các văn bản hành chính để điều chỉnh lĩnh vực mà mình quản lý. Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành một số lượng lớn các văn bản quản lý hành chính n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.doc
Tài liệu liên quan