MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI 8
I. Rào cản kỹ thuật trong thương mại 8
1. Khái niệm và các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại 8
1.1. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là gì? 8
1.2. Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thuương mại quốc tế 9
1.2.1. Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách sản phẩm 10
1.2.2. Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng 12
1.2.3. Tiêu chuẩn về môi trường 14
2. Quy định của WTO về rào cản kỹ thuật trong thương mại 17
2.1. Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại của WTO 17
2.2. Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật của WTO 20
II. Các hệ thống quản lý chất lượng thường được sử
dụng trên thế giới 22
1. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 22
2. Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000 24
3. Hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ (TQM) 27
4. Hệ thống HACCP 28
III. Tác động của rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế 30
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG
MẠI Ở MỘT SỐ NƯỚC CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN 35
I. Liên minh châu Âu – EU 35
1. Khái quát chung về thị trường EU 35
2. Một số quy định kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu vào thị trường EU 36
II. Mỹ 46
1. Khái quát chung về thị trường Mỹ 46
2. Một số quy định kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ 47
III. Nhật Bản 54
1. Khái quát về thị trường Nhật Bản 54
2. Một số quy định kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Nhật 56
IV. Rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số nước công nghiệp
phát triển khác 62
1. Canada 62
2. Australia 64
3. Hàn Quốc 67
CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP GIÚP VIỆT NAM VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI 72
I. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trước rào cản kỹ thuật từ
các nước công nghiệp phát triển 72
1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam từ 1986 đến nay 72
2. Những thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam trước rào cản
kỹ thuật từ các nước công nghiệp phát triển 74
II. Các giải pháp giúp Việt Nam vượt rào cản kỹ thuật
trong thương mại 79
1. Các giải pháp cấp Nhà nước 79
1.1. Ký kết các hiệp định song phương và đa phương về rào cản
kỹ thuật trong thương mại 80
1.2. Tuyên tryền giới thiệu cho các doanh nghiệp về rào cản kỹ thuật
của các nước 82
1.3. Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về chất lượng và kỹ
thuật cho các doanh nghiệp 84
1.4. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm và thành
lập các cơ quan kiểm tra chất lượng đối với hàng xuất khẩu 85
2. Các giải pháp ở cấp độ doanh nghiệp 88
2.1. Nâng cao nhận thức về rào cản kỹ thuật trong thương mại 88
2.2. Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế 89
2.3. Gắn “nhãn sinh thái” cho hàng hoá 91
2.4. Đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật để
nâng cao chất lượng sản phẩm 92
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5141 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số nước công nghiệp phát triển và các biện pháp giúp Việt Nam vượt rào cản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Ngoài các sản phẩm mang nhãn hiệu sinh thái quốc gia, hiện nay EU còn có 14 nhóm sản phẩm nằm trong phạm vi chương trình gắn nhãn hiệu sinh thái của EU và 7 nhóm sản phẩm khác cũng đang được xây dựng tiêu chuẩn. Để bổ sung cho các nhãn hiệu sinh thái quốc gia và nhãn sinh thái EU, các sản phẩm cụ thể ở thị trường EU còn có các nhãn hiệu môi trường riêng cho từng sản phẩm. Hiện nay tuy việc sử dụng các nhãn hiêu này còn mang tính tự nguyện nhưng các sản phẩm sinh thái thường được người tiêu dùng ưa chuộng và chắc chắn sẽ được sử dụng nhiều hơn và mang tính bắt buộc trong tương lai.
Bản thân người tiêu dùng EU cũng có ý thức rất cao về bảo vệ môi trường cho nên tuân thủ các quy định về môi trường cũng là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng EU và đó là điều quan trọng để thành công tại thị trường EU.
* Sách trắng đối với hoá chất
Ngày 13/2/2003, EU đã thông qua Sách trắng về chính sách mới đối với hoá chất. Nội dung chủ yếu của Quy định này là một hệ thống quản lý mới về đăng ký, thẩm tra, cấp phép và hạn chế đối với các hoá chất được đưa vào lưu thông trên thị trường EU với số lượng từ 1 tấn trở lên đối với một doanh nghiệp trong một năm.
Hệ thống này gồm 4 phần chính:
Quy chế về đăng ký hoá chất: Yêu cầu các doanh nghiệp của EU sản xuất hoặc nhập khẩu hoá chất (kể cả thành phần hoá chất) phải tiến hành thử nghiệm hoá chất mà họ sản xuất hay nhập khẩu và đăng ký/cung cấp thông tin này đến cơ quan quản lý có thẩm quyền của EU (có thể là Tổng cục hoá chất châu Âu). Hoá chất này sẽ không được sản xuất hay nhập khẩu nếu chưa được đăng ký với cơ quan thẩm quyền.
Quy chế về thẩm tra hoá chất: Cơ quan chức năng của EU sẽ thẩm tra thông tin đăng ký của tất cả các hoá chất. Nếu cần, cơ quan thẩm tra sẽ yêu cầu doanh nghiệp đăng ký (là doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hoặc cơ sở sử dụng hoá chất để sản xuất) tiến hành thí nghiệm bổ sung đối với hoá chất, chủ yếu tập trung vào hậu quả của việc phơi nhiễm lâu dài.
Quy chế về cấp phép: Tất cả các hoá chất thuộc nhóm gây ung thư, nhóm dễ biến đổi, nhóm độc hại đối với sinh sản, nhóm gây ô nhiễm hữu cơ bền vững và các chất gây rối loạn hệ thống nội tiết đều phải được cơ quan có thẩm quyền của EU cầp phép trước khi xuất/nhập khẩu.
Quy chế về hạn chế: Tất cả các sản phẩm hoá chất bị hạn chế chỉ được sản xuất, đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc sử dụng nếu tuân thủ các quy định về hạn chế.
Mục đích của chính sách hoá chất mới của EU là nhằm bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và môi trường, kiểm soát phần lớn hoá chất lưu thông trên thị trường. Song trên thực tế, khi đưa vào thực hiện, chính sách này sẽ bao trùm rất nhiều lĩnh vực từ công nghiệp thực phẩm, đồ dùng gia đình cho đến dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa… Và trên thực tế thì đây là một hình thức rào cản kỹ thuật mới của EU bởi với nhiều cách hiểu, cách thực hiện khác nhau thì quy định này sẽ phương hại đến hàng nhập khẩu và phân biệt đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU.
* Luật trách nhiệm sản phẩm
EU cũng đưa ra Luật trách nhiệm sản phẩm áp dụng đối với tất cả các sai sót của những sản phẩm tiêu dùng có thể di chuyển và với các mặt hàng nông sản. Người sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với sai sót của sản phẩm trong trường hợp gây ra thiệt hại cho người sử dụng sản phẩm. Người bị thiệt hại có 3 năm để yêu cầu bồi thường kể từ ngày nguyên đơn nhận ra thiệt hại và sai sót của người sản xuất. Nhà sản xuất cũng như nhà nhập khẩu và người bán lẻ có tránh nhiệm đối với những thiệt hại và bồi thường.
Tóm lại, EU là một thị trường nhập khẩu rộng lớn và rất tiềm năng nhưng lại là một thị trường khó tính với những quy định và đòi hỏi khắt khe về chất lượng, vệ sinh và an toàn sản phẩm cũng như về yêu cầu bảo vệ môi trường. Đó chính là những rào cản khó có thể vượt qua mà các doanh nghiệp các nước phải đối mặt khi muốn tiếp cận thị trường này.
II. Mỹ
1. Khái quát chung về thị trường Mỹ
Giành độc lập vào năm 1776 và thông qua Hiến pháp năm 1789, Mỹ đã trở thành một nước dân chủ. Trong thế kỷ 19, nhiều bang mới đã được sáp nhập vào cùng với 13 bang ban đầu làm cho nước Mỹ được mở rộng trên lục địa Bắc Mỹ và một số vùng lãnh thổ xa bờ khác. Nền kinh tế Mỹ được đặc trưng bằng sự tăng trưởng vững chắc, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp, sự phát triển nhanh chóng về khoa học và công nghệ.
Hiện nay, Mỹ đang là một nền kinh tế hùng mạnh nhất trên thế giới. Năm 2002, với GDP đạt 10.400 tỷ USD, Mỹ là nước có GDP lớn nhất thế giới. Giá trị GDP trên đầu người của Mỹ năm 2002 là 37.600 USD (5), đứng thứ bảy trên thế giới. Mỹ có một nền kinh tế thị trường năng động với mức độ cạnh tranh gay gắt. Mỹ luôn là người đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, y học, công nghệ vũ trụ... Và hiện nay, Mỹ cũng là nước có nền khoa học công nghệ phát triển nhất thế giới.
(5)www.cia.gov/cia/publications/factbook/goes/us
Mỹ đứng đầu thế giới về công nghiệp. Ngành công nghiệp của Mỹ có đặc điểm là đa dạng và phát triển về công nghệ. Các ngành công nghiệp chính của Mỹ gồm có dầu khí, thép , công nghiệp ô tô, hàng không, bưu chính viễn thông, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến gỗ... Ngành nông nghiệp của Mỹ cũng rất phát triển nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất. Các sản phẩm nông nghiệp chính gồm lúa mỳ, các loại hạt, ngũ cốc, quả, rau, bông sợi, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, các loại sữa, lâm sản và thuỷ sản.
ở Mỹ, các công ty lớn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Mỹ có những tập đoàn kinh tế hết sức lớn mạnh đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Các khoản chi tiêu khổng lồ của Chính phủ cũng góp phần rất lớn trong việc điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển.
Trong thương mại quốc tế, Mỹ có ảnh hưởng rất lớn. Mỹ đối tác thương mại lớn nhất của các nước trên thế giới. Năm 2002, Mỹ đã xuất hàng ra thị trường nước ngoài với trị giá 687 tỷ USD và nhập về các hàng hoá trị giá 1.165 tỷ USD (5) (tính theo giá fob). Với số dân hơn 278 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu tiêu dùng của cả nền kinh tế lớn, Mỹ đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất hiện nay. Hơn nữa, so với các thị trường khác như EU hay Nhật Bản thì Mỹ được coi là thị trường tương đối dễ tính nên là thị trường mục tiêu cho rất nhiều nước. Nói như thế không có nghĩa là các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận thị trường Mỹ mà thực tế khi tiếp cận thị trường này các nhà xuất khẩu gặp phải rất nhiều khó khăn. Trước hết là bởi hệ thống luật pháp của Mỹ hết sức phức tạp ngoài luật pháp chung của Liên bang, mỗi bang đều có các luật riêng khác nhau, do đó, rất khó để các doanh nghiệp có thể hiểu hết được nên thường gặp phải rắc rối khi thâm nhập thị trường này. Sau đó là vì Mỹ hay lợi dụng vị thế của mình và dựa vào các quy định của WTO sử dụng những biện pháp bảo hộ thị trường như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp... và đặc biệt là đặt ra các rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ. Trong đó, biện pháp sử dụng rào cản kỹ thuật ngày càng được sử dụng phổ biến và thật sự là một chướng ngạivật cho những ai muốn thâm nhập thị trường này.
2. Một số quy định kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ
(5)www.cia.gov/cia/publications/factbook/goes/us
Tuy không phải là một thị trường khó tính như EU hay Nhật Bản nhưng Mỹ cũng là một thị trường có những đòi hỏi nghiêm ngặt đối với hàng hoá nhập khẩu. Mỹ rất quan tâm đến xuất xứ của hàng hoá vì lý do an ninh và ưu đãi thuế quan. Vấn đề nhãn mác và thương hiệu hàng hoá cũng được rất chú trọng tại thị trường này. Nhãn mác phải chứa đựng đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hoá. Và các doanh nghiệp cần đăng ký thương hiệu tại thị trường Mỹ để bảo vệ quyền lợi cho mình. Mỹ cũng có yêu cầu cao đối với vấn đề chất lượng và vệ sinh thực phẩm.
* Quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá
Hàng hoá khi xuất sang Mỹ phải ghi rõ nhãn của nước xuất xứ trên sản phẩm. Luật Hải quan của Mỹ, điều 134 quy định trừ một số mặt hàng theo danh sách riêng được miễn ghi tên nước xuất xứ còn lại tất cả các hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ đều phải ghi tên của nước xuất xứ tại một vị trí dễ thấy và bằng cách không phai mờ, thường xuyên theo đúng bản chất của hàng hoá. Tên của nước xuất xứ phải được ghi bằng tiếng Anh. Các nước thuộc NAFTA thì có thể ghi tên nước xuất xứ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra, trong các Luật khác cũng có những quy định cho các loại hàng hoá cụ thể:
Luật thuế quan năm 1984 bắt buộc ghi xuất xứ đối với những loại ống khớp nối, xi lanh ga, nắp cống và khung nhập khẩu.
Luật thương mại và cạnh tranh năm 1988 yêu cầu ghi rõ xuất xứ nơi thu hoạch đối với nấm đóng hộp.
Luật nhãn mác ô tô Mỹ có những quy định chi tiết về xuất xứ phụ tùng, việc lắp ráp ô tô và ô tô nguyên chiếc.
Luật nông trại 2002 quy định các mặt hàng thực phẩm tươi và đông lạnh như: thịt bò (kể cả bê), thịt cừu, thịt lợn pha, xay, cá thuỷ sản dòng giáp xác nuôi hoặc được đánh bắt từ tự nhiên, rau quả và lạc… trên thị trường Mỹ cần phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nếu hàng hoá không tuân thủ các quy định về nước xuất xứ sẽ bị phạt 10% trị giá (không kể các loại thuế và phí khác), đồng thời nhà nhập khẩu vẫn phải tuân thủ những quy định có liên quan khác như hàng sẽ bị giữ lại tại hải quan cho đến khi nhà nhập khẩu thu xếp tái xuất, tiêu huỷ hay làm lại cho đúng dưới sự giám sát của hải quan. Phần 1907 (a) của Luật thương mại và cạnh tranh tăng mức phạt tối đa có thể lên tới 100.000 USD cho lần đầu cố tình vi phạm thay đổi hoặc xoá nhãn ghi xuất xứ và 250.000 USD cho lần tái phạm sau.
* Quy định về nhãn mác và thương hiệu
Về nhãn mác của hàng hoá, hầu hết các mặt hàng sản xuất hay nhập khẩu vào Mỹ đều phải tuân thủ các quy định về nhãn mác của các cơ quan chuyên ngành trừ những loại hàng hoá được hải quan miễn trừ theo quy chế hải quan cho phép. Ví dụ, theo Luật 19 USC 1526(d); 19 CFR 148.55 thì các hàng hoá mang theo người nhập cảnh vào Mỹ, nếu là đồ dùng cá nhân, không phải để bán thì được quyền miễn trừ về nhãn mác. Các hàng hoá phải dính mác một cách rõ ràng tại những nơi quy định để có thể nhận biết rõ rệt về nước sản xuất ra những hàng hoá đó cũng như hàm lượng các chất làm ra các sản phẩm đó. Ngoài những thông tin chung như tên hàng, tên, địa chỉ người sản xuất, đóng gói, kinh doanh hoặc phân phối sản phẩm, tên nước xuất xứ của hàng hoá…, từng mặt hàng cụ thể có những quy định chi tiết riêng. Nhãn hàng tiêu dùng thì nhất định phải có mã số, mã vạch. Nhãn hàng thực phẩm thì phải ghi rõ thành phần hoá học chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Đối với đồ điện, nhãn hàng phải có chỉ dẫn về an toàn; nếu là quần áo thì phải có chỉ dẫn về giặt, là, phơi.
Các doanh nghiệp khi xuất hàng sang Mỹ cần chú ý đăng ký thương hiệu với Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO) để nhận được những quyền ưu tiên cho người sở hữu thương hiệu. Luật pháp Mỹ quy định hàng hoá mang thương hiệu giả hay sao chép thương hiệu đã được đăng ký và lưu bản quyền tại cục Hải quan đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ, bị thu giữ, tịch thu sung công hoặc tiêu huỷ.
* Quy chế kiểm dịch động thực vật
Khi xuất hàng thực phẩm, dược phẩm sang Mỹ, các doanh nghiệp cần chú ý theo dõi diễn biến tình hình các quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn đồng thời chủ động chuẩn bị thực hiện các quy chế mới của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ.
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm - FDA (Food and Drug Administration) là cơ quan của Bộ Y tế Mỹ, tập hợp nhiều nhà khoa học kỹ thuật của Mỹ để đề ra và giám sát thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tiêu dùng đối với hàng thực phẩm, dược phẩm và dụng cụ y tế và mỹ phẩm sản xuất tại Mỹ cũng như nhập khẩu từ nước ngoài vào lãnh thổ Mỹ. Hàng năm, các thành viên, điều tra viên của FDA tiến hành 15.000 cuộc viếng thăm tới các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước để xem xét các sản phẩm có được làm theo tiêu chuẩn vệ sinh không, nhãn mác hàng hoá có phù hợp không, nhằm đảm bảo thực phẩm phải thật an toàn khi ăn, mỹ phẩm không được gây hại, dược phẩm và dụng cụ y tế đảm bảo an toàn và có hiệu quả. Thực phẩm, mỹ phẩm, thiết bị, dụng cụ y tế phải tuân theo các quy định của Luật về thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (Federal Food, Drug and Cosmetic Act – FDCA) do FDA giám sát thi hành. Các dược phẩm chưa được FDA duyệt thì không được phép nhập. Trên lý thuyết thì tất cả các loại thực phẩm nội địa và ngoại nhập ở Mỹ đều phải đáp ứng đúng các tiêu chuẩn của FDA. Tuy nhiên, trên thực tế, thực phẩm nội địa và ngoại nhập sẽ trải qua hai thủ tục phê chuẩn khác nhau. Thực phẩm ngoại nhập phải trải qua thủ tục rất gắt gao của FDA. Các sản phẩm nhập khẩu thuộc quyền quản lý của FDA sẽ phải qua giám định tại thời điểm hàng tới cửa khẩu. FDA sẽ kiểm tra hàng tại cửa khẩu để phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm, phát hiện hàm lượng thuỷ ngân trong hải sản và sản phẩm hư hỏng, phát hiện các khuẩn Ecoli, Samonella, Listeria, Mono-cytogene, pháy hiện mức độ nhiễm bẩn, phát hiện hàm lượng chì, cadimi thẩm lậu vào thực phẩm. Các chuyến hàng bị phát hiện không phù hợp với luật và các quy định sẽ bị từ chối nhập cảnh và bị buộc phải làm lại cho phù hợp, huỷ hoặc tái xuất khẩu. Với sự cho phép của FDA, người nhập khẩu có thể sửa lại lô hàng chưa phù hợp thành phù hợp nếu xét thấy có thể làm được. Bất kỳ sự tuyển lựa lại, tái chế hoặc dán nhãn lại nào phải có sự giám sát của FDA với chi phí do người nhập khẩu chịu.
* Quy trình kiểm soát chất lượng theo HACCP
Một rào cản đối với hàng thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ là quy trình kiểm tra chất lượng thực phẩm theo HACCP. Theo Bộ Luật thực phẩm của Mỹ, chương 123, doanh nghiệp muốn xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ phải được FDA chấp thuận chương trình HACCP theo quy định của Mỹ. HACCP được ban hành vào tháng 12 năm 1995 hiện đã được đưa vào Bộ luật thực phẩm do FDA giám sát thi hành và sẽ được mở rộng ra áp dụng cho nhiều mặt hàng thực phẩm khác, trước mắt là chế biến nước quả. Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã thiết lập hệ thống HACCP cho các nhà máy chế biến thịt và gia cầm và đã áp dụng từ tháng 11 năm 1999.
* Cơ chế tự động giam hàng thực phẩm
Hàng thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ còn có nguy cơ bị Hải quan thu giữ theo cơ chế giam hàng tự động. Kể từ năm 1974, FDA áp dụng chính sách giam hàng một cách tự động các thực phẩm nhập ngoại mà không cần trải qua thủ tục khám xét hay kiểm định. Thay vì khám xét và kiểm định, mỗi khi hàng nhập quan, FDA sẽ dựa vào thông tin trong sổ đen để tự động giam hàng của một công ty hay hàng xuất phát từ một vùng hay một quốc gia nào đó đã bị lên sổ. Giam hàng tự động (Automatic Detention) được định nghĩa là “một quyết định hành chính nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các loại hàng mà trong quá khứ đã có nhiều vi phạm, hoặc đã có bằng chứng cho thấy sẽ có vi phạm các điều khoản của đạo luật Thực phẩm và Dược phẩm và Mỹ phẩm của Liên bang mà không cần phải qua thủ tục thẩm định”. Quyết định giam hàng tự động của FDA dựa vào các thông tin là sản phẩm hay nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, một dịa phương hay một quốc gia có nhiều quá trình vi phạm trong quá khứ. Hơn nữa nếu thống kê cho thấy hàng xuất phát từ một khu vực có nhiều vấn nạn về môi sinh như hàng đến từ một nước bị ô nhiễm, dịch bệnh hoặc có thông tin cho thấy cách thức sản xuất của sản phẩm quá lạc hậu không đạt các tiêu chuẩn vệ sinh thì quyết định giam hàng tự động có thể được áp dụng. Hàng bị giam tự động có thể được giải phóng nếu:
Cá thể nào có quan hệ với hàng giam có thể yêu cầu FDA giải phóng cho hàng bị giam hay công ty có hàng bị giam ra khỏi danh sách bị giam hàng tự động nếu cung cấp đủ dữ kiện cho thấy sản phẩm đã được điều chỉnh để không còn vi phạm và các dữ kiện hiện tại cho thấy sự giam hàng tự động của FDA không còn phù hợp nữa.
Nếu sau 6 tháng mà nhà gửi hàng không còn nhập bất cứ một lần hàng nào bị vi phạm và có thể cung ứng các dữ liệu cho thấy họ sẽ không nhập các sản phẩm có vi phạm thì tên của nhà gửi hàng này sẽ được gỡ ra khỏi danh sách có sản phẩm bị giam.
Để gỡ một sản phẩm ra khỏi danh sách bị giam tự động, nhà sản xuất phải cung ứng các dữ liệu cho thấy trong 5 lần nhập gần đây nhất không có lần nào vi phạm.
Nếu một nhà gửi hàng, một công ty sản xuất hay một sản phẩm đã bị lên danh sách giam hàng tự động mà còn tái phạm thì muốn gỡ hàng có thể sẽ bị đòi hỏi phải có hơn 5 lần nhập hàng liên tục không vi phạm.
Một sản phẩm nào đó đến từ một quốc gia hay một vùng nào đó muốn gỡ hàng phải chứng tỏ cho thấy có hơn 12 lần nhập hàng không bị vi phạm. 12 lần nhập hàng này phải có tính đại diện cho các nhà sản xuất, hay xuất khẩu trong vùng hàng bị lên danh sách.
Quy định này rõ ràng là một rào cản rất lớn cho các doanh nghiệp khi xuất hàng sang thị trường Mỹ. Với biện pháp này thì cơ quan FDA đã chuyển trách nhiệm chứng minh tiêu chuẩn của sản phẩm sang các các nhà sản xuất ngoại quốc.
* Quy định về hạn chế nhập khẩu vì lý do an ninh
Mỹ còn có các quy định liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu vì lý do an ninh. Phần 232, Luật Khuếch trương thương mại 1962 và các phần sửa đổi bổ sung cho phép Tổng thống áp đặt hạn chế nhập khẩu loại hàng ảnh hưởng hoặc đe doạ làm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Luật này cũng yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ tự mình hoặc theo yêu cầu của công ty, tổ chức điều tra việc nhập khẩu một mặt hàng có ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia không. Vì do an ninh, Mỹ đã thông qua Dự luật “Sẵn sàng chống khủng bố sinh học”, dự luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 12/12/2003. Theo đó, hàng nông sản, thực phẩm xuất sang thị trường Mỹ sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt hơn. Theo Dự luật này, các cơ sở thực phẩm tại Mỹ phải đăng ký, kê khai tất cả các loại sản phẩm. Các cơ sở ở ngoài nước Mỹ phải uỷ quyền cho người đại diện ở Mỹ đăng ký thay với cơ quan FDA trước ngày 12/12/2003. Các cơ sở này đều phải xây dựng và bảo quản hồ sơ chi tiết về hàng hoá. Hồ sơ phải xác định thông tin của nguồn cung cấp cũng như các cơ sở tiếp nhận trực tiếp nhằm giúp cơ quan FDA có thể ngay lập tức truy được nguồn gốc mặt hàng cũng như mục đích đến của nó. Điều 307 của Dự luật yêu cầu thông báo tin tức trước khi xuất khẩu thực phẩm và phải cung cấp thông tin về hàng hoá, kê khai trên hoá đơn nhập khẩu trong vòng 5 ngày và không chậm hơn 8 tiếng trước khi hàng đến. Nếu không, hàng có thể bị giữ tại cảng. Mọi thay đổi về thông tin hàng hoá phải được báo trước. Bộ trưởng FDA sẽ xác định nếu có bằng chứng cụ thể là những thực phẩm có thể dẫn đến đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ của người hay súc vật. FDA có thể giữ sản phẩm tới 45 ngày nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến mỹ phẩm, thuốc và thực phẩm. Các công ty có thể bị cấm xuất khẩu vĩnh viễn nếu họ phạm luật có chủ ý và vi phạm nhiều lần. Dự luật này sẽ thực sự gây nhiều khó khăn và bất lợi cho các nhà xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ.
* Luật trách nhiệm sản phẩm
Mỹ cũng ban hành Luật về trách nhiệm sản phẩm rất nổi tiếng trên thế giới nhằm bảo vệ người tiêu dùng đối với những thương vong của con người do sử dụng sản phẩm mà các công ty phát minh, thiết kế, sản xuất hay đưa nó vào thị trường. Luật pháp Mỹ được thể hiện trước hết qua các quyết định của Toà án, quy trách nhiệm đối với người thiết kế, người sản xuất và người bán sản phẩm trong nhiều tình huống khác nhau như: vô ý hoặc cố ý lơ là trong thiết kế/sản xuất một sản phẩm, dẫn đến lỗi thiết kế/sản xuất của sản phẩm được sản xuất ra gây hại cho người tiêu dùng; hoặc không kịp cảnh báo những lỗi của sản phẩm, lỗi do không tuân thủ quy trình hoặc lỗi ngẫu nhiên trong việc sử dụng. Mỹ cũng thành lập Uỷ ban về an toàn người sử dụng để can thiệp tới sự không thành công trong việc cảnh báo cho người tiêu dùng những lỗi hay những mối nguy hiểm trong sử dụng sản phẩm. Uỷ ban này đã đưa ra các quy định mà theo đó các nhà sản xuất phải có những nỗ lực đặc biệt để cảnh báo cho khách hàng những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm. Vì thế mà thực thi Luật trách nhiệm sản phẩm ở thị trường Mỹ cũng làm các nhà sản xuất, xuất khẩu tốn nhiều chi phí và công sức.
Tóm lại, Mỹ là một thị trường tiềm năng đối với mọi quốc gia bạn hàng của Mỹ. Tuy nhiên, thị trường này cũng có những rào cản nhất định mà các nhà xuất khẩu phải vượt qua đặc biệt là các rào cản kỹ thuật. Thực tế, các tiêu chuẩn trong rào cản kỹ thuật của Mỹ không cao nhưng lại phức tạp và thiếu rõ ràng nên gây nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu. Mỹ là một đối tác thương mại lớn nhất thế giới hiện nay nên có thể dựa vào lợi thế đó đưa ra nhiều quy định, điều kiện buộc các nước khác nước khác phải tuân theo nếu muốn xuất hàng sang Mỹ. Vì thế, các nhà sản xuất, xuất khẩu cần hết sức chú ý tới những quy định đó để có thể xuất khẩu sang Mỹ thuận lợi và tránh những tổn thất không đáng có.
III. Nhật Bản
1. Khái quát về thị trường Nhật Bản
Nhật Bản nằm ở phía Tây Bắc lòng chảo Thái Bình Dương được coi là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới hiện nay. Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế công nghiệp phát triển ở mức độ cao. Sau sự tàn phá của Đại chiến thế giới lần hai, Nhật Bản đã vươn dậy, phục hồi và trở thành một cường quốc kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong những năm 60, 70 đã làm cả thế giới thán phục. Nhật Bản đã tạo nên một hiện tượng kinh tế “thần kỳ”.
(6)www.nationmaster.com/country/ja/economy
Hiện nay, Nhật Bản là nước có nền công nghệ phát triển đứng thứ hai thế giới sau Mỹ đồng thời cũng là nước có tổng thu nhập quốc dân lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Năm 2002, GDP của Nhật đạt 3.550 tỷ USD (6).
Nhật Bản có hai đặc trưng lớn. Một là các nhà sản xuất, cung ứng và phân phối kết nối chặt chẽ với nhau thành những tập đoàn. Đặc trưng thứ hai là lực lượng công nhân thành thị chiếm một vị trí quan trọng. Công nghiệp-khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế-phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu thô và nhiên liệu. Khu vực nông nghiệp nhỏ bé được hỗ trợ và bảo hộ chặt chẽ, sản lượng và hiệu suất sản xuất nông nghiệp được xếp vào loại cao nhất thế giới. Sản xuất gạo của Nhật đủ cung cấp cho tiêu dùng trong nước nhưng nước này hàng năm vẫn phải nhập 40% lương thực thực phẩm cho tiêu dùng và khoảng 50% sản lượng các loại hạt và thức ăn cho gia súc, gia cầm (7). Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có sản lượng đánh bắt cá cao trên thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng toàn thế giới nhờ có một vùng biển rộng lớn bao bọc quanh đất nước (7).
Mặc dù bước sang thập kỷ 90, kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế giảm mạnh nhưng Nhật Bản vẫn là một cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là nước phát triển nhất ở châu á. Nhật Bản có một vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Nhật đạt 383,9 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 292,1 tỷ USD (6). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật gồm có động cơ, sản phẩm bán dẫn, máy văn phòng, hoá chất. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật là Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông. Và Nhật Bản thường nhập khẩu các mặt hàng như nhiên liệu, thực phẩm, hoá chất, hàng dệt may...phục vụ sản xuất và tiêu dùng từ các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
(6)www.nationmaster.com/country/ja/economy
(7)www.exim-pro.com/kinhte/thitruong/nhatban
Nhật Bản là nước đông dân thứ bảy trên thế giới với 126,1 triệu dân, GDP trên đầu người của Nhật Bản tương đối cao, chi phí dành cho sinh hoạt rất lớn. Do đó, Nhật Bản là một thị trường mục tiêu quan trọng của các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng là một thị trường khó tính, có yêu cầu rất cao đối với hàng hoá nhập khẩu. Người tiêu dùng Nhật Bản đã quen thuộc với những hàng hoá có chất lượng cao và đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn về môi trường. Giống như các nước khác, Nhật Bản cũng đưa ra nhiều quy định, nhiều tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu với mục đích bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước. Và những quy định, tiêu chuẩn này đã dựng lên những rào cản kỹ thuật thực sự cho hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.
2. Một số quy định kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một nước tham gia nhiệt tình vào vòng đàm phán uruguay nhằm cắt giảm thuế quan, tiến tới tự do hoá thương mại cho nên so với các nước chủ chốt khác của nền thương mại thế giới thì thuế nhập khẩu của Nhật Bản không lớn. Hầu hết các mặt hàng được nhập khẩu tự do vào Nhật mà không cần xin giấy phép nhập khẩu. Rào cản lớn nhất đối với các hàng hoá khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản hiện nay là các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhật Bản đặt ra cho hàng hoá nhập khẩu.
* Tiêu chuẩn chất lượng
Hầu hết các sản phẩm trong nước và các sản phẩm nhập khẩu của Nhật đều phải chịu kiểm tra hàng hoá và không thể tiêu thụ tại thị trường này nếu không được cấp những giấy chứng nhận sản phẩm đã tuân theo những tiêu chuẩn. Trong đó, một số tiêu chuẩn là bắt buộc, một số là tự nguyện. Nhưng thực tế thì người tiêu dùng Nhật Bản đã quen thuộc với những hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và được cấp dấu chất lượng. Do đó, việc được cấp dấu chứng nhận chất lượng đã trở thành điều kiện tối cần thiết để sản phẩm có thể tồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B20.doc