Khóa luận Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười

MỤC LỤC Y Z Trang

PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đềtài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu .1

3. Phương pháp nghiên cứu .2

4. Phạm vi nghiên cứu .2

5. Ý nghĩa nghiên cứu .2

PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI-CÁC RỦI RO TRONG HOẠT

ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .3

1.1 Khái niệm vềNHTM .3

1.2 Chức năng của NHTM .3

1.2.1. Định chếtài chính trung gian .3

1.2.2. Trung gian thanh toán và quản lí các phương tiện thanh toán .3

1.2.3. Cung ứng dịch vụngân hàng .4

1.3 Những vấn đềcơbản vềtín dụng .4

1.3.1 Khái niệm tín dụng .4

1.3.2 Chức năng tín dụng .5

1.3.2.1 Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: .5

1.3.2.2 Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:.6

1.3.2.3 Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế:.6

1.3.3 Vai trò của tín dụng .6

1.3.3.1 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.6

1.3.3.2 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, giá cả.7

1.3.3.3 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật

tựxã hội .7

1.3.3.4 Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệquốc tế.7

1.4 Các nguyên tắc tín dụng .8

1.5 Các vấn đềvềrủi ro trong hoạt động ngân hàng.9

1.5.1 Rủi ro ngân hàng.9

1.5.2. Phân loại rủi ro.9

1.5.2.1 Rủi ro môi trường .9

1.5.2.2 Rủi ro đặc thù.11

1.6 Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.11

1.6.1 Rủi ro tín dụng .11

1.6.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng .12

1.6.2.1 Rủi ro xuất phát từrủi ro trong sản xuất kinh doanh của khách

hàng .12

1.6.2.2 Rủi ro do đánh giá thiếu thông tin, chủquan trong khâu thẩm định của

cán bộNH .12

1.6.2.3. Rủi ro do môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.12

1.6.2.4. Rủi ro do hệthống pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộvà thiếu chặt chẽ.13

1.6.2.5. Rủi ro do sựcạnh tranh giữa các NHTM trên cùng địa bàn.13

1.6.2.6. Rủi ro do những khó khăn trong việc xửlý tài sản thếchấp.14

1.6.3. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra .14

1.6.4 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng.15

1.6.4.1 Phát hiện sớm các dấu hiệu.15

1.6.4.2 Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo và xác định các vấn đề.15

1.6.5 Các chỉtiêu để đánh giá hoạt động tín dụng .17

1.6.5.1. Doanh sốcho vay.17

1.6.5 2. Doanh sốthu nợ.17

1.6.5.3. Dưnợ.17

1.6.5.4. Nợquá hạn.17

1.6.5.5 Tỷlệdưnợtrên nguồn vốn huy động: (DN/NVHD) .17

1.6.5.6 Tỷsốnợquá hạn trên tổng dưnợ.17

1.6.5.7 Tỷsốhệsốthu nợ.17

1.6.5.8 Nợxấutrên tổng dưnợ.18

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THÁP MƯỜI.19

2.1 Tổng quan vềAgribank Tháp Mười .19

2.1.1 Tình hình kinh tế– xã hội địa phương.19

2.1.1.1 Vịtrí địa lí - điều kiện tựnhiên .19

2.1.1.3 Tình hình kinh tế– xã hội .19

2.1.2 Lịch sửhình thành và phát triển của Agribank Tháp Mười.19

2.1.2.1 Cơcấu tổchức.21

2.1.2.2 Nội dung hoạt động.23

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ.24

2.1.3.1 Chức năng.24

2.1.3.2. Nhiệm vụ.24

2.1.4 Các hoạt động kinh doanh chính.24

2.1.4.1 Huy động vốn .24

2.1.4.2 Hoạt động tín dụng .24

2.1.4.3 Các dịch vụkhác .24

2.1.5 Thuận lợi và khó khăn của Agribank Tháp Mười.25

2.1.5.1 Thuận lợi.25

2.1.5.2 Khó khăn.25

2.1.5.3 Phương hướng triển khai hoạt động năm 2009.26

2.2 Một sốvấn đềvềhoạt động tín dụng tại Agribank Tháp Mười.27

2.2.1 Nguyên tắc vay vốn .27

2.2.2 Điều kiện và thủtục vay vốn.27

2.2.3 Đối tượng cho vay .28

2.2.4 Phương thức cho vay .28

2.2.5 Thời hạn cho vay.30

2.2.6 Mức cho vay.30

2.2.7 Lãi suất cho vay.30

2.2.8 Trảnợgốc và lãi.30

2.2.9 Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳhạn nợ.31

2.2.10 Đảm bảo tín dụng.31

2.3 Quy trình tín dụng tại Agribank Tháp Mười.32

2.3.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồsơvay vốn .33

2.3.2 Thẩm định hồsơpháp lý, tài chính, hồsơvay, hồsơ đảm bảo, khảnăng

trảnợcủa phương án (Phân tích tín dụng) .33

2.3.3 Quyết định tín dụng và ký hợp đồng tín dụng .34

2.3.4 Giải ngân, theo dõi, và giám sát sửdụng vốn vay.35

2.3.5 Thu nợ, lãi, phí và xửlý phát sinh.35

2.3.6 Kết thúc HĐTD: tất toán, thanh lý, giải chấp tài sản, lưu hồsơ.36

2.4 Đánh giá kết quảhoạt động kinh doanh qua 3 năm.36

2.4.1 Tình hình sửdụng vốn.36

2.4.2 Kết quảkinh doanh của ngân hàng qua 3 năm .39

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

AGRIBANK THÁP MƯỜI.41

3.1 Tình hình huy động vốn tại Agribank Tháp Mười.41

3.2 Thực trạng tín dụng tại Agribank Tháp Mười .45

3.2.1 Doanh sốcho vay theo thời gian .46

3.2.2 Doanh sốthu nợtheo thời gian.48

3.2.3 Dưnợtheo thời gian .50

3.3 Tình hình hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế.52

3.3.1 Doanh sốcho vay theo ngành kinh tế.52

3.3.2 Doanh sốthu nợtheo ngành kinh tế.54

3.3.3 Dưnợtheo ngành kinh tế.56

3.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Tháp Mười .58

3.4.1 Phân tích tình hình nợquá hạn .58

3.4.1.1 Nợquá hạn theo thời gian.58

3.4.1.2 Nợquá hạn theo ngành kinh tế.60

3.4.2 Tình hình nợxấu tại Ngân hàng.61

3.4.3 Phân tích các chỉtiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại Agribank Tháp Mười.62

3.4.3.1 Tỷsốnợquá hạn trên tổng dưnợ.62

3.4.3.2 Tỷlệthu nợ.62

3.4.3.3 Hệsốrủi ro tín dụng.63

3.4.3.4 Tỷtrọng nợxấu / tổng dưnợcho vay .63

3.5 Một sốnguyên nhân dẫn đến nợquá hạn và ảnh hưởng của nó tại Agribank

Tháp Mười.64

3.5.1 Nguyên nhân dẫn đến nợquá hạn tại Ngân hàng.64

35.1.1 Nguyên nhân chủquan.64

3.5.1.2 Nguyên nhân khách quan.66

3.5.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tại Agribank Tháp Mười .66

3.6 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Tháp Mười.66

CHƯƠNG 4: MỘT SỐBIỆN PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI

AGRIBANK THÁP MƯỜI.69

4.1 Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của Ngân hàng Nhà nước:.69

4.2 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý và có hiệu quả.69

4.3 Hoàn thiện nghiệp vụcho vay: .70

4.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.71

4.5 Thực hiện bảo hiểm tiền vay .72

4.6 Thực hiện công tác quản lý và xửlý nợ: .72

4.7 Đa dạng hóa khách hàng, loại hình cho vay:.73

4.8 Xây dựng một hệthống kiểm soát nội bộhiệu quả.74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.75

5.1 Kết Luận .75

5.2 Kiến nghị.75

5.2.1 Đối Với Ngân hàng: .76

5.2.2 Đối với Chính quyền địa phương .76

5.2.3. Đối với Nhà nước: .77

pdf89 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu lợi nhuận năm 2009, đảm bảo đủ chi lương theo hệ số cho cán bộ trong chi nhánh. - Những chỉ tiêu chủ yếu năm 2009: + Vốn huy động đến cuối năm 2009 tăng trưởng 25% so với đầu năm. + Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 280 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 17%. + Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đạt tỉ lệ dưới 1% + Thu nợ xử lý rủi ro đạt 25% số xử lý. 2.2 Một số vấn đề về hoạt động tín dụng tại Agribank Tháp Mười 2.2.1 Nguyên tắc vay vốn Trong cơ chế thị trường, đặc biệt là trong hoạt động của ngân hàng việc thực hiện tín dụng theo nguyên tắc là việc làm cần thiết và quan trọng. Theo QĐ 1267/2001/QĐ-NHNNVN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì khách hàng vay vốn phải đảm bảo 2 nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này đảm bảo cho việc thực hiện vốn vay đúng mục đích với khoản tiền vay mà Ngân hàng phát ra phải có mục đích cụ thể gắn liền với phương án sản xuất đã đề ra, gắn liền với cơ cấu sản xuất của địa phương, người vay không được sử dụng vốn theo mục đích khác. Đây là cơ sở để Ngân hàng kiểm tra khách hàng vay trong suốt quá trình sử dụng vốn vay. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nếu khách hàng trả được nợ đúng hạn thì điều này chứng tỏ họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động và phát triển, vì Ngân hàng chỉ là tổ chức tín dụng trung gian đi vay để cho vay. 2.2.2 Điều kiện và thủ tục vay vốn ™ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Pháp nhân: phải có đủ điều kiện được công nhận là pháp nhân và năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo điều 94 và 96 Bộ Luật Dân Sự và các quy định khác của pháp luật. - Doanh nghiệp tư nhân: phải được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp - Hộ gia đình và cá nhân: + Thường trú tại địa bàn huyện Tháp Mười. Trường hợp hộ chỉ đăng ký tạm thời thì phải có xác nhận hộ khẩu của nơi thường trú và có xác nhận của UBND xã, nơi đến cho phép hoạt động sản xuất kinh doanh. + Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với Ngân hàng là chủ hộ hoặc người đại diện có đủ năng lực hành vi dân sự theo Điều 16, 19, 20, 119 Bộ Luật dân sự. Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 28 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương + Đối với hộ nông dân (nông-lâm-ngư nghiệp) phải được cơ quan có thẩm quyền cho thuê, giao quyền sử dụng đất, mặt nước. + Đối với hộ gia đình có cá nhân kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh. + Đối với hộ làm kinh tế gia đình và hộ khác được UBND xã, phường xác nhận cho phép sản xuất kinh doanh hoặc làm kinh tế gia đình. - Tổ hợp tác: Có hợp đồng hợp tác theo điều 111 Bộ Luật dân sự; đại diện tổ hợp tác phải có năng lực dân sự và năng lực hành vi dân sự. ™ Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Không vi phạm pháp luật, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; phù hợp với điều lệ, kế hoạch kinh doanh, giấy phép kinh doanh; phù hợp với mục đích được giao, thuê, khoán quyền sử dụng đất. ™ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: phải có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng. Khách hàng vay vốn phải có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống phải có hiệu quả. - Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn. - Đối với cho vay trung, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn. ™ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi. ™ Có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho khoản vay. 2.2.3 Đối tượng cho vay Ngân hàng cho vay tất cả các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các nhu cầu tài chính của khách hàng mà pháp luật không cấm. 2.2.4 Phương thức cho vay Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay. - Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa sssthuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Cho vay theo dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các dự án phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 29 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Cho vay trả góp: khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách hàng xác định thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả, cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay, tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: tổ chúc tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Các phương thức cho vay khác phù hợp qui định của nhà nước. ) Đối với Agribank Tháp Mười thường áp dụng 2 phương thức cho vay: - Cho vay từng lần: Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng lập thủ tục vay vốn theo qui định và ký hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay vốn ngắn hạn, có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định. + Sau khi Ngân hàng nhận đủ hồ sơ của khách hàng tiến hành xác định hạn mức tín dụng. + Ngân hàng tiến hành giải ngân trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và Ngân hàng lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay trong hợp đồng tín dụng và xác định lãi suất cho vay theo từng giấy nhận nợ hoặc ghi vào hợp đồng tín dụng. + Ngân hàng xác định thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn của Ngân hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng hoặc thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ của hạn mức tín dụng. - Ngoài ra, Agribank Tháp Mười còn áp dụng các hình thức cho vay sau: + Cho vay hộ nông dân thông qua tổ vay vốn: khi tổ viên có nhu cầu vay vốn gửi cho tổ trưởng giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác theo qui định của NHNo; Tổ trưởng nhận hồ sơ của tổ viên, tổ chức họp bình xét tổ viên có đủ điều kiện vay vốn đề nghị Ngân hàng xét duyệt cho vay, từng thành viên ký hợp đồng tín dụng trực tiếp với NHNo nơi cho vay. Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 30 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương + Cho vay tín chấp xuất khẩu lao động: Ngân hàng nơi cho vay thực hiện cho vay đối với người lao động thông qua hộ gia đình của người lao động, trường hợp người lao động là độc thân thì cho vay trực tiếp đối với người lao động 2.2.5 Thời hạn cho vay Agribank Tháp Mười cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong khuôn khổ quy định chung của Ngân hàng Nhà nước và theo khả năng huy động vốn của mình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho chu kỳ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển. - Cho vay ngắn hạn thuộc tính chất vốn lưu động, thời hạn cho vay tối đa 12 tháng - Cho vay trung hạn, dài hạn thuộc tính chất tín dụng đầu tư vốn cố định thời hạn trên 12 tháng. 2.2.6 Mức cho vay - Mức cho vay được xác định trên cơ sở: nhu cầu vay vốn của khách hàng và tỷ lệ tối đa là 75% của giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng hoàn trả nợ vay và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. Thông thường Ngân hàng xác định mức cho vay dựa trên vốn tự có của khách hàng như sau: + Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn + Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn - Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được phép vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được phép vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng. - Khả năng còn có thể cho vay thêm của Ngân hàng phải đảm bảo được yêu cầu của tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. - Trường hợp khách hàng có tín nhiệm nếu vốn tự có thấp hơn quy định thì do Giám đốc nơi cho vay quyết định (trong phạm vi quyền phán quyết). 2.2.7 Lãi suất cho vay Agribank Tháp Mười áp dụng lãi suất cho vay do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. Lãi suất tín dụng được công bố theo định kỳ hoặc theo yêu cầu bất thường phát sinh của chính sách tiền tệ. Agribank Tháp Mười áp dụng thống nhất lãi suất cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng vay vốn tại tất cả các cơ sở kinh doanh trong toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Việc áp dụng chính sách ưu đãi giảm lãi suất tín dụng, hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng được xếp trong diện được hưởng ưu đãi theo quy định của Ngân hàng trong từng thời kỳ. 2.2.8 Trả nợ gốc và lãi Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 31 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương Trong việc cấp vốn tín dụng, căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, thu nhập, nguồn trả nợ của khách hàng mà Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay: + Để tạo điều kiện cho khách hàng trong sản xuất kinh doanh nhất là đại đa số khách hàng của Ngân hàng là nông dân nên việc trả lãi vay được áp dụng định kỳ theo vụ hoặc theo quý hoặc hàng tháng. Trường hợp đến hạn trả lãi, khách hàng chưa có khả năng trả, nếu có lý do chính đáng và được Ngân hàng đồng ý thì khách hàng có thể trả vào kỳ sau. + Đến kỳ hạn trả nợ gốc, lãi hoặc kết thúc kỳ hạn cho vay, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì Ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ của khách hàng sang nợ quá hạn. 2.2.9 Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ Khi đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ nếu có văn bản đề nghị xin gia hạn nợ và được Ngân hàng chấp thuận thì Ngân hàng sẽ xem xét gia hạn nợ theo quy định: + Thời hạn gia hạn đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng thời gian cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nhưng không quá 12 tháng. + Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay trung, dài hạn tối đa bằng một nửa thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng. 2.2.10 Đảm bảo tín dụng Đảm bảo tín dụng là phương tiện tạo cho chủ Ngân hàng có sự đảm bảo rằng có một nguồn vốn khác để hoàn trả hoặc bảo chi nếu công việc cho vay bị phá sản. Tại Agribank Tháp Mười, khi đảm bảo tín dụng bằng tài sản thì tài sản dùng để làm vật bảo đảm phải đáp ứng các yếu tố: - Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh. - Thuộc loại tài sản được phép giao dịch: là các loại tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác. - Không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. - Phải mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm nếu pháp luật có quy định. - Tính dễ chuyển nhượng nhằm bảo đảm khả năng thu nợ nhanh, gọn. - Tính chóng hỏng, giảm giá trị nhanh theo thời gian. Ngoài ra khi đảm bảo tín dụng không bằng tài sản thì khi cho vay Ngân hàng cần phải xét đến uy tín của khách hàng, khả năng hoàn trả nợ vay. Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười 2.3 Quy trình tín dụng tại Agribank Tháp Mười Sơ đồ 2.2: Quy trình xét duyệt tín dụng trực tiếp tại Agribank Tháp Mười GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 32 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương Thu thập thông tin qua phỏng vấn, trao đổi Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay ố Thẩm định hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ vay, hồ sơ đảm bảo, khả năng trả nợ của phương án Quyết định tín dụng Từ chối Giấy báo lý do Giải ngân, theo dõi, giám sát sử dụng vốn vay Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh Kết thúc HĐTD: tất toán, thanh lý, giải chấp tài sản, lưu hồ sơ Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lý Chấp thuận Quy định về các bước thực hiện trong quy trình tín dụng nhằm giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Mặt khác, xác định người thực hiện công việc và nâng cao trách nhiệm của người thực hiện công việc hơn nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng trong quan hệ với Ngân hàng. Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 33 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương 2.3.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Các bước cụ thể: - Khi khách hàng đề xuất vay vốn, cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết về chính sách cho vay mà Agribank Tháp Mười đang áp dụng; tham vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho vay phù hợp; thương thảo sơ bộ các điều kiện cho vay mà ngân hàng có thể đáp ứng như: lãi suất, thời hạn, hình thức bảo đảm, điều kiện ràng buộc, v.v... - Cán bộ tín dụng giải thích, hướng dẫn cụ thể cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành của pháp luật và của Agribank Tháp Mười. - Khi nhận hồ sơ vay vốn cán bộ tín dụng kiểm tra về mặt số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ và sự phù hợp giữa các hồ sơ. 2.3.2 Thẩm định hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ vay, hồ sơ đảm bảo, khả năng trả nợ của phương án (Phân tích tín dụng) Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến những rủi ro cho Ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thật của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay. Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ của khách hàng cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định trước hết thông qua việc trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng và trong hệ thống ngân hàng. Một phương pháp được coi là đáng tin cậy, nhanh chóng là phỏng vấn. Mục đích chính của phỏng vấn là thu thập thông tin và kiểm tra thông tin. Người được ngân hàng quan tâm phỏng vấn đầu tiên là chủ doanh nghiệp và người điều hành, sau đó là nhân viên hoặc những người có quan hệ với khách hàng. - Nội dung thẩm định: + Đánh giá chung về khách hàng: xem xét năng lực, phẩm chất của khách hàng; phải bảo đảm năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lý, điều hành, uy tín trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, + Phân tích phương án sản xuất kinh doanh: năng lực kinh doanh của khách hàng: về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản phẩm, phân phối, khả năng mở rộng thị phần, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, nguồn nhân lực thực hiện dự án, phương án,...; khả năng trả nợ; bảo đảm tiền vay, xem xét khả năng nguồn vốn để đi vay; xem xét khả năng thanh toán. Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 34 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương 2.3.3 Quyết định tín dụng và ký hợp đồng tín dụng Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định và tờ trình thẩm định. - Trên Báo cáo, tờ trình thẩm định được Cán bộ tín dụng thể hiện mạch lạc, phản ánh trung thực các thông tin thu thập, tổng hợp được và kết luận nêu rõ: + Có đồng ý cho vay hay không? Trường hợp đồng ý thì trị giá cho vay bao nhiêu? Thời hạn cho vay? Lãi suất cho vay? Các đề xuất khác nhằm thu hồi vốn vay an toàn? + Phân tích đánh giá giấy tờ về tài sản bảo đảm của khoản vay. + Dự báo các rủi ro có thể xảy ra và các khả năng có thể hạn chế. + Khả năng thu hồi nợ vay theo kế hoạch (nợ gốc và nợ lãi). - Sau khi nhận được báo cáo thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ vay vốn do Cán bộ tín dụng trìn Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do Cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình Giám đốc quyết định. - Giám đốc/ Phó giám đốc Chi nhánh kiểm tra lại các thông tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi quyền hạn được phân công ra quyết định: + Trường hợp từ chối cho vay: Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho vay; gửi trả lại khách hàng toàn bộ các loại hồ sơ khách hàng đã cung cấp đính kèm theo thư, công văn từ chối. + Trường hợp đồng ý cho vay: • Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo và trình phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay: Hợp đồng vay vốn kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi khách hàng các điều kiện ràng buộc (nếu có). • Phụ trách trực tiếp cho vay kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm soát, trên từng trang hợp đồng tín dụng, ký kiểm soát các công văn giấy tờ có liên quan do cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo, trình toàn bộ hồ sơ và tài liệu đó cho người quyết định cho vay ký kết. Hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan tới bảo đảm tín dụng là cơ sở pháp lý rất quan trọng để tiến hành giao vốn cho khách hàng và kiểm soát thu hồi vốn đã cấp. Nếu hợp đồng được ký kết với những điều khoản càng cụ thể và rõ ràng, thì công tác giám sát tín dụng ở giai đoạn sau sẽ càng thuận lợi. Vì vậy việc đàm phán ký kết hợp đồng tín dụng phải được coi trọng, đặc biệt là những khoản tín dụng có quy mô lớn hoặc có thời hạn dài, hay khách hàng có độ rủi ro tương đối cao. - Sau khi hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các văn bản khác (nếu có) đã được ký kết giữa các bên, cán bộ trực tiếp cho vay đóng dấu, lấy số công văn và gửi theo quy định. - Khai báo theo quy định vào máy tính. Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 35 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương Đến đây đã hình thành hồ sơ tín dụng ban đầu với các giấy tờ ở bước một cộng với các báo cáo kết quả thẩm định ở bước hai, cùng các tài liệu cập nhật về khách hàng, các hợp đồng về bảo đảm tín dụng với giấy tờ liên quan, và cuối cùng là hợp đồng tín dụng vừa được ký kết. Theo Luật pháp nước ta, khi cấp tín dụng phải có hồ sơ tín dụng. Tuy nhiên, hồ sơ tín dụng là hồ sơ nội bộ được bảo quản nghiêm ngặt. 2.3.4 Giải ngân, theo dõi, và giám sát sử dụng vốn vay Khi hồ sơ tín dụng được chấp thuận, Cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng và chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán để thực hiện phát tiền vay theo yêu cầu của khách hàng. Người duyệt phát tiền vay kiểm tra hồ sơ và ra quyết định chấp thuận phát tiền vay hoặc từ chối phát tiền vay; nêu rõ lý do và chuyển hồ sơ lại bộ phận trực tiếp cho vay thực hiện các quyết định của mình. - Kiểm tra nội dung của Giấy nhận nợ: + Hiệu lực của thời hạn phát tiền vay. Số tiền rút vốn trên giấy nhận nợ có phù hợp với số tiền được phép rút theo hợp đồng tín dụng (số tiền còn lại). + Mục đích sử dụng vốn vay có phù hợp với thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng. Sự hợp lý của địa chỉ di chuyển tiền đến (đặc biệt chú ý trong trường hợp hách hàng yêu cầu phát tiền vay vào tài khoản tiền gửi của chính họ). + Sự phù hợp giữa thời hạn, lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Tính hợp pháp của người đại diện bên vay ký tên. - Kiểm tra các chứng từ kèm theo: + Có đủ để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.Tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ (có đủ dấu và chữ ký có theo thông lệ,....) Chỉ thực hiện phát tiền vay khi khách hàng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại Hợp đồng tín dụng. Sau khi giải ngân, Cán bộ tín dụng tiến hành giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Thực hiện kiểm tra vốn vay thường xuyên bảo đảm ít nhất 3 tháng/lần đối với cho vay ngắn hạn và 6 tháng/lần đối với cho vay trung và dài hạn. Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn vay là một khâu rất cần thiết và quan trọng trong quy trình cho vay. Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những thay đổi đáng chú ý trong khả năng trả nợ của khách hàng. Kết quả kiểm tra có thể cho thấy những dấu hiệu làm khả năng hoàn trả bị giảm sút hoặc đưa đến sẽ vi phạm hợp đồng. Tùy vào mức độ mà Cán bộ tín dụng có thể trực tiếp hoặc thông qua các cấp quản trị đề ra các biện pháp ngăn ngừa như nhắc nhở, ngừng giải ngân, thu hồi vốn, v.v.... 2.3.5 Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh Khâu này có những việc cần xử lý: thu nợ gốc, lãi, và các loại phí phát sinh. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng có Rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 36 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ. 2.3.6 Kết thúc HĐTD: tất toán, thanh lý, giải chấp tài sản, lưu hồ sơ Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi thì Ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ với thời hạn tối đa là 10 năm. ¾ Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay ¾ Thanh lý hợp đồng: Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên là hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. ¾ Giải chấp tài sản: Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố; thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố (nếu có) đều được thực hiện theo quy định nhập xuất tài sản đảm bảo của NHNo & PTNT Việt Nam. 2.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2.4.1 Tình hình sử dụng vốn Tất cả các đơn vị sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1146.pdf
Tài liệu liên quan