Ngoài ra, sự yếu kém nghiệp vụ còn thể hiện ở những sơ hở trong khâu lập và kiểm tra bộ chứng từ( BCT ) thanh toán. Nhiều doanh nghiệp của ta sau khi nhận được L/C từ người NK đã không kiểm tra lại , kết quả là L/C có nhiều điểm khác biệt với hợp đồng mà không được tu chỉnh và BCT lập ra không được ngân hàng thanh toán vì có khác biệt với L/C. Trong quá trình lập BCT nhiều khi nội dung và hình thức của chứng từ vênh nhau nhưng do không nắm vững nghiệp vụ nên không phát hiện ra. Bên cạnh đó, các cán bộ ngoại thương Việt nam còn yếu trong nghiệp vụ thuê tàu và mua bảo hiểm. Nhiều trường hợp, để tiết kiệm chi phí họ chủ ý thuê tàu già, mua bảo hiểm không đủ, song cũng không ít trường hợp là do không nắm được kĩ thuật thuê tàu và mua bảo hiểm.
Thứ hai, trình độ ngoại ngữ và vi tính còn ở mức khiêm tốn. Số doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ giỏi ngoại ngữ , máy tính chưa nhiều, do đó thường phải sử dụng phiên dịch trong giao dịch, đàm phán, quá trình thu thập xử lý thông tin qua phương tiện điên tử hiện đại gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, trình độ luật pháp còn yếu và sơ đẳng. Thực trạng này được thể hiện rõ rệt nhất ở những sơ hở trong khiếu nại, kiện tụng. Đã có không ít doanh nghiệp Việt nam là bên bị vi phạm song thể thức khiếu nại không được tuân thủ như đơn khiếu nại không đủ nội dung bắt buộc, hồ sơ không có chứng từ kèm theo làm bằng chứng, bỏ lỡ thời hạn khiếu nại nên cuối cùng không được bên kia bồi thường. Hiện tượng không nắm vững luật pháp của nước đối tác vẫn còn phổ biến. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tư vấn về pháp luật nên khi tranh chấp xảy ra, phần bất lợi thường thuộc về phía các doanh nghiệp Việt Nam.
97 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Rủi ro tổn thất trong quá trình thực hiện HĐ XNK và một số biện pháp hạn chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính được biên độ phá giá) đồng thời chứng minh được việc bán phá giá gây hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước. Từ năm 1994 đến nay, số vụ kiện bán phá giá đối với hàng XK của Việt Nam liên tục tăng. Có thể thấy điều này qua bảng sau:
Bảng 1: Các trường hợp hàng XK Việt nam bị kiện bán phá giá
STT
Năm
Nước
Mặt hàng
Kết luận cuối cùng của phía nước ngoài
1
1994
Colombia
Gạo
Không đánh thuế vì mặc dù có bán phá giá ở mức 9,07% nhưng không gây tổn hại cho ngành trồng lúa gạo nước này.
2
1998
EU
Mỳ chính
đánh thuế chống bán phá giá, mức 16,8%
3
1998
EU
Giày dép
Không đánh thuế vì thị phần gia tăng nhỏ so với Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan
4
2000
Ba Lan
Bật lửa
Đánh thuế chống bán phá giá, mức 0,69 Euro/chiếc
5
2001
Canada
Tỏi
Đánh thuế chống bán phá giá, mức: 1,48 CAD/kg
6
2002
Canada
Đế giày
Đang điều tra
7
2002
Canada
Bật lửa ga
Đang điều tra
8
2002
Mỹ
Cá da trơn
Đang điều tra
Nguồn: Thông tin Thương mại, Bộ Thương mại 29/7/2002, tr.7
Các biện pháp hạn chế thương mại bao giờ cũng đem lại rủi ro, tổn thất cho doanh nghiệp kinh doanh XNK. Theo ước tính của các luật sư, chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam theo vụ kiện cá da trơn lên tới 1 triệu USD (Thời báo kinh tế Việt Nam số 89, ngày 26/7/02, tr.12). Đó là chưa kể sau khi vụ việc đã ngã ngũ, nếu mặt hàng này của Việt Nam bị đánh thuế chống phá giá thì thiệt hại cho các doanh nghiệp XK còn gia tăng hơn nhiều vì khi đó doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường do mất khả năng cạnh tranh về giá.
d) Nguy cơ rủi ro, tổn thất từ môi trường cạnh tranh
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra sâu rộng, các doanh nghiệp XNK của Việt nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Cuộc cạnh tranh trên cả thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt. Với sự xuất hiện ngày càng đông của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp đang phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều phía.
Sự ra đời ồ ạt của các doanh nghiệp XNK bên cạnh mặt tích cực của nó là buộc các doanh nghiệp phải tự đổi mới trong kinh doanh còn gây ra hiện tượng tiêu cực là tranh mua, tranh bán. Ví dụ điển hình nhất là tình hình thu mua gạo của các doanh nghiệp XK đầu năm 2002. Sau khi Nhà nước bỏ quy định về doanh nghiệp đầu mối XK gạo, nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia XK gạo. Thêm vào đó, giá gạo trong nước tăng mạnh vì cầu vượt cung làm cho các doanh nghiệp XK không có gạo để mua. Hậu quả là nhiều hợp đồng XK gạo đã bị lỗ hoặc không thực hiện được.
Tuy nhiên, áp lực mạnh nhất của môi trường cạnh tranh trong kinh doanh XNK lại chưa thực sự đến từ phía cạnh tranh giữa các doanh nghiệp XNK Việt Nam với nhau do độ chênh trong năng lực cạnh tranh nội địa chưa lớn. Sức ép lớn nhất nằm ở cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp ở những nước có cơ cấu XK tương đồng với Việt Nam như các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc... Ví dụ, chỉ cần gạo Thái Lan giảm giá so với gạo Việt Nam thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng XK gạo của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều vì phía đối tác có thể lấy lý do nào đó để từ chối thực hiện hợp đồng và quay sang mua gạo của Thái Lan.
Trong kinh doanh XNK, áp lực cạnh tranh quyết liệt còn có thể đến từ phía khách hàng. XK hàng dệt may sang Mỹ phải thực hiện SA8000, XK thủy sản sang EU, Mỹ, Nhật phải tuân thủ nghiêm ngặt những kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, về hàm lượng dư lượng kháng sinh... Do vậy, chỉ cần một sơ suất nhỏ trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng có thể làm cho toàn bộ lô hàng bị trả lại và hậu quả là doanh nghiệp phải tự gánh chịu lấy tổn thất.
e) Nguy cơ rủi ro từ yếu kém trong năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp XNK
Đây là yếu tố ảnh hưởng chủ quan gây rủi ro, tổn thất thường xuyên nhất cho quá trình thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ điều hành hoạt động kinh doanh XNK được hình thành từ 3 yếu tố:
- Kiến thức được đào tạo, học tập và rèn luyện trong nhà trường.
- Quá trình sản xuất, đi sâu, tìm tòi trong thực tế sản xuất - kinh doanh.
- Năng khiếu bẩm sinh.
Cả 3 yếu tố này ở Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu. Qua khảo sát điều tra 25 doanh nghiệp XNK ở Hà nội, tỉ lệ cán bộ trong các doanh nghiệp XNK tốt nghiệp đại học, cao đẳng là 42%, trong số đó chỉ có 38% dược đào tạo chính quy chuyên ngành về ngoại thương. Điều này có nghĩa là trong 6 người làm kinh doanh XNK thì chỉ có 1 người được đào tạo chính quy chuyên nghành. Trong khi đó, hiện tượng làm việc trái ngành trái nghề còn rất phổ biến. Nhiều sinh viên Ngoại Thương ra trường làm công việc không liên quan đến nghiệp vụ như thư ký, tiếp thị, quảng cáo. Tình trạng học không đi đôi với hành vẫn diễn ra trên diện rộng. Do đó, phần lớn sinh viên ra trường không có kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc.
Thực tiễn kinh doanh XNK những năm qua cho thấy, phần lớn rủi ro, tổn thất xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK đều có nguồn gốc sâu xa từ trình độ non kém của người làm kinh doanh XNK.
Trước hết là những yếu kém trong năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Trong khâu đàm phán, kí kết, nhiều trường hợp kí hợp đồng với nhiều điều khoản bất lợi, không chặt chẽ và bị mắc bẫy của đối phương. Vì vậy, lừa đảo trong kinh doanh XNK ở Việt nam vẫn còn phổ biến. Có thể thấy thực trạng này qua bảng sau:
Bảng 2: Số vụ lừa đảo trong kinh doanh XNK ở Việt nam
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng
Số vụ
1
1
3
45
10
11
10
5
15
7
108
Thiệt hại
250
172
6240
39640
54000
32420
21004
365000
17420
19120
226730
Nguồn: Báo cáo tổng kết lực lượng cảnh sát kinh tế 1991-2000
Trong khâu thực hiện hợp đồng, phổ biến hiện tượng cán bộ không hiểu rõ đặc tính của hàng hoá nên khâu đóng gói, bao bì chưa tốt, lựa chọn phương tiện vận chuyển, cách thức bảo quản nhiều khi không phù hợp. Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực ngoại thương, đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro về chất lượng.
Ngoài ra, sự yếu kém nghiệp vụ còn thể hiện ở những sơ hở trong khâu lập và kiểm tra bộ chứng từ( BCT ) thanh toán. Nhiều doanh nghiệp của ta sau khi nhận được L/C từ người NK đã không kiểm tra lại , kết quả là L/C có nhiều điểm khác biệt với hợp đồng mà không được tu chỉnh và BCT lập ra không được ngân hàng thanh toán vì có khác biệt với L/C. Trong quá trình lập BCT nhiều khi nội dung và hình thức của chứng từ vênh nhau nhưng do không nắm vững nghiệp vụ nên không phát hiện ra. Bên cạnh đó, các cán bộ ngoại thương Việt nam còn yếu trong nghiệp vụ thuê tàu và mua bảo hiểm. Nhiều trường hợp, để ‘tiết kiệm chi phí họ chủ ý thuê tàu già, mua bảo hiểm không đủ, song cũng không ít trường hợp là do không nắm được kĩ thuật thuê tàu và mua bảo hiểm.
Thứ hai, trình độ ngoại ngữ và vi tính còn ở mức khiêm tốn. Số doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ giỏi ngoại ngữ , máy tính chưa nhiều, do đó thường phải sử dụng phiên dịch trong giao dịch, đàm phán, quá trình thu thập xử lý thông tin qua phương tiện điên tử hiện đại gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, trình độ luật pháp còn yếu và sơ đẳng. Thực trạng này được thể hiện rõ rệt nhất ở những sơ hở trong khiếu nại, kiện tụng. Đã có không ít doanh nghiệp Việt nam là bên bị vi phạm song thể thức khiếu nại không được tuân thủ như đơn khiếu nại không đủ nội dung bắt buộc, hồ sơ không có chứng từ kèm theo làm bằng chứng, bỏ lỡ thời hạn khiếu nại nên cuối cùng không được bên kia bồi thường. Hiện tượng không nắm vững luật pháp của nước đối tác vẫn còn phổ biến. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tư vấn về pháp luật nên khi tranh chấp xảy ra, phần bất lợi thường thuộc về phía các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ tư, trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh XNK còn nhiều yếu kém. Từ khâu nghiên cưú, phân tích thị trường, lựa chọn bạn hàng đến thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo, không được kiểm tra giám sát kỹ lưỡng, không có bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro, do đó khi rủi ro, tổn thất xảy ra nhiều doanh nghiệp còn lúng túng, bị động. Hơn nữa, khả năng thu thập xử lý thông hạn chế nên khâu quản lý còn nhiều bất cập.
Có thể khẳng định rằng yếu kém trong năng lực chuyên môn và quản lý là nguyên nhân chủ yếu nhất, sâu xa nhất gây rủi ro, tổn thất cho doanh nghiệp. Lẽ dĩ nhiên là không thể thay đổi tình trạng này một sớm một chiều mà vấn đề này đòi hỏi phải có quá trình lâu dài để người làm kinh doanh XNK có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Vì vậy, trước mắt nguy cơ rủi ro từ yếu kém trong năng lực chuyên môn vẫn còn rất lớn.
2. Một số rủi ro, tổn thất điển hình trong thực hiện hợp đồng XNK
Thực hiện hợp đồng là quá trình phức tạp và cọ xát nhiều nhất với các yếu tố bất định. Trên thực tế, rủi ro, tổn thất có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong quá trình thực hiện hợp đồng khi có nhân tố làm phát sinh mầm mống rủi ro dẫn đến hậu quả là rủi ro xuất hiện, kèm theo nó là tổn thất gây thiệt hại nặng nề. Thực tiễn cho thấy rủi ro, tổn thất tồn tại dưới nhiều hình thái muôn hình muôn vẻ với mức độ, quy mô và tần số khác nhau. Từ quá trình nghiên cứu rủi ro, tổn thất trong việc thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp Việt Nam trong hơn một thập kỷ vừa qua, có thể rút ra một số rủi ro, tổn thất điển hình sau đây:
2.1. Rủi ro, tổn thất về số lượng, chất lượng của hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng
Rủi ro, tổn thất về đối tượng của hợp đồng thường được biểu hiện dưới hình thức giảm số lượng, thiếu hụt về trọng lượng, thể tích, mất hoặc giảm giá trị thương mại, quy cách phẩm chất của hàng hóa không đúng với quy định trong hợp đồng.
Loại rủi ro, tổn thất này thường xuất phát từ những quy định không rõ ràng, cụ thể về quy cách, phẩm chất hàng; từ sự kém hiểu biết về kỹ thuật nghiệp vụ dẫn đến bao bì đóng gói không hợp cách, không nắm vững những đặc tính phức tạp của hàng hóa để lựa chọn phương thức chuyên chở chất xếp cho phù hợp, và từ nguồn hàng không ổn định về số lượng, chất lượng. Ngoài ra, rủi ro về số lượng, chất lượng cũng có thể phát sinh do ý thức thực hiện hợp đồng của các bên chưa tốt.
Rủi ro, tổn thất về đối tượng của hợp đồng xảy ra thường dẫn đến việc người mua khiếu nại đòi giảm giá, trả lại hàng, buộc người bán thay thế sửa chữa hàng hư hỏng, đòi bồi thường hoặc thậm chí còn dẫn tới tranh chấp kiện tụng gây thiệt thòi cho các bên trong quan hệ hợp đồng.
Trong thực tiễn kinh doanh XNK của Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây, rủi ro, tổn thất về số lượng, chất lượng thường xuyên xuất hiện và là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa người mua và người bán do ta chủ yếu XK các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt điều... và NK nguyên vật liệu như phân bón, xăng dầu; đây vốn là những mặt hàng hay biến đổi về chất lượng và thiếu hụt về số lượng.
Chúng ta hãy xem xét các ví dụ minh họa sau đây để thấy rủi ro về chất lượng đã phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tại một số doanh nghiệp .
Ví dụ 1: Ngày 20/01/1992 Vietintim (Việt Nam) và Czimex (Tiệp) ký hợp đồng mua bán 1.000 tấn ớt bột. Ngày 05/3/1992 Czimex gửi cho Vietintim bức điện với nội dung sau: “Đề nghị lưu ý kiểm tra kỹ hàm lượng Aflatoxin vì Nhà nước Tiệp cấm sử dụng thực phẩm có hàm lượng Aflatoxin vượt quá 5 phẩn tỷ”. Sau khi đã hỏi ý kiến cơ quan kiểm nghiệm Vietest, Vietintim điện trả lời với nội dung “Các ngài yên tâm, ớt bột của chúng tôi đạt tiêu chuẩn quốc tế, nghĩa là không có Aflatoxin”. Sau đó, hàng được bốc xuống tàu để gửi cho bên mua. Ngày 04/5/1992 bên mua khiếu nại về việc Aflatoxin vượt quá 5 phần tỷ, đề nghị gửi trả lại hàng. 10 ngày sau, Tổng giám đốc của Vietintim bay qua Praha, nhận đem về hai gói ớt (khoảng 2 kg) để giám định. Cơ quan giám định Việt Nam phát hiện thấy hàm lượng Aflatoxin là trên 3 phần tỷ. Hậu quả là Vietintim phải bồi thường tổn thất do đã cam kết rằng ớt bột của mình không có Aflatoxin”.
Từ vụ việc trên có thể thấy rủi ro, tổn thất về chất lượng đã xảy ra vì hai lý do. Thứ nhất, các bên không quy định cụ thể, chi tiết về phẩm chất hàng cũng như giá trị pháp lý của giấy chứng nhận chất lượng. Thứ hai, Vietintim chưa hiểu rõ đặc tính mặt hàng ớt bột là rất dễ mốc và khi đã bị mốc thì hàm lượng Aflatoxin có thể tăng lên rất nhanh làm cho tổn thất lan rộng. Vì vậy, 10 ngày sau Vietintin mới giám định lại lô hàng, khi đó hàm lượng Aflatoxin chắc chắn đã tăng cao hơn nhiều so với lúc ban đầu. Do đó, phần bất lợi thuộc về Vietintim.
Ví dụ hai: Vietart (Việt Nam) ký hợp đồng số 15/XK 280 bán cho Trudel Co.(Thụy Sĩ) 100MT tơ phế liệu theo mẫu đã giao cho bên mua. Trudel mở L/C từ Swiss Credit qua Vietcombank đến tay Vietart và hàng được giao xuống tàu. Sau đó, bên bán nhận được thư khiếu nại về việc tơ giao không đúng mẫu. Hai ngày sau, bên bán trả lời rằng hàng bán FOB nên bên bán không còn chịu trách nhiệm kể từ ngày khi hàng qua lan can tàu tại cảng đi. Bên mua trả lời rằng khuyết tật hàng hóa không xảy ra trong quá trình chuyên chở. Trước lập luận hợp lý của người mua, người bán bèn nêu lý do như sau: tơ làm bằng thủ công nên không thể đều được. Kết cục là bên mua đòi giảm giá 60% trị giá lô hàng, nếu không thì hàng sẽ được trả lại cho bên bán với chi phí do bên bán chịu.
Như vậy, rủi ro về chất lượng xảy ra ở đây là do nguồn hàng không ổn định, chất lượng hàng hóa không đồng đều. Mặc dù biết điều này song vì ý thức thực hiện hợp đồng chưa cao nên phía Việt Nam đã tìm cách trốn tránh trách nhiệm làm cho hai bên phải thư từ qua lại nhiều lần, gây tốn kém chi phí liên lạc mà cuối cùng vẫn phải bồi thường thiệt hại.
Về rủi ro số lượng, hàng hóa trong buôn bán quốc tế trước khi đến tay người mua thường phải trải qua một quãng đường dài và một thời gian dài. Trong điều kiện này, có nhiều nguyên nhân có thể gây rủi ro về số lượng đối với hàng hóa như hao hụt tự nhiên, hao hụt do thay đổi thời tiết khí hậu, mất mát, trộm cắp... Rủi ro về số lượng thường xảy ra với nhóm mặt hàng nông lâm thủy sản và một số mặt hàng công nghiệp đặc biệt là hàng rời, không đóng bao như than, gỗ, phân bón, gạo ngô. Theo thống kê trong buôn bán quốc tế nhiều năm qua, hao hụt tự nhiên xảy ra với nhóm hàng này thường dao động ở mức 0,05% đến 0,3%. Căn cứ vào đó bên bán và bên mua thường đưa ra mức miễn bồi thường cho hao hụt tự nhiên.
2.2. Rủi ro, tổn thất do sự biến động thất thường của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới
Giá cả XNK của Việt Nam phụ thuộc vào cung, cầu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới. Thực tiễn cho thấy chỉ cần có biến đổi nhỏ về cung cầu là có thể gây ra những biến đổi to lớn về giá cả. Để thấy được những tác động không lường trước được của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới gây thiệt hại cho quá trình thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp XNK, chúng ta có thể nghiên cứu giá cả một số mặt hàng XNK chủ lực sau:
a) Gạo
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu luôn phải NK gạo, Việt Nam ngày nay đã vươn lên trong sản xuất lúa gạo và liên tục trong nhiều năm qua là một trong những nước XK gạo hàng đầu thế giới. Bên cạnh những nỗ lực vượt bậc này, ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt nam còn tồn tại nhiều bất cập. Mặc dù sản lượng gạo XK của Việt Nam khá lớn, chiếm khoảng 15% sản lượng gạo XK toàn thế giới song giá gạo của Việt Nam luôn thấp hơn 20% giá gạo thế giới có cùng phẩm cấp. Hơn nữa, giá gạo đầu vào cũng biến động theo giá gạo thế giới. Điều này khiến việc thu mua gạo gặp nhiều khó khăn và nhiều hợp đồng bị lỗ vì khi ký kết giá cả xuống thấp đến khi thực hiện giá lại tăng cao.
Trong 10 năm qua (1991 - 2000), nếu tính theo giá trung bình của thế giới, XK gạo của Việt Nam bị thiệt hại 1,5 tỷ USD do biến động thất thường của giá cả. Có thể thấy điều này qua bảng sau:
Bảng 3: Trị giá thiệt hại do chênh lệch và biến động giá gạo XK của Việt Nam và thế giới 1991 - 2000
Chỉ tiêu năm
Sản lượng gạo XK VN
(1000 tấn)
Tốc độ tăng, giảm SL
(%)
Giá XKTB của VN
(USD/tấn)
Tốc độ tăng, giảm giá so kỳ trước (%)
Giá trị XK của VN
1000USD
Tốc độ tăng, giảm giá trị XK (%)
Giá TB thế giới
Chênh lệch giá thế giới và giá XK VN
(USD/tấn)
Tổng thiệt hại do chênh lệch giá XK
(1000$)
91
1033
-
229
-
236,557
-
314
85
87805
92
1946
88,4
208
-9,1
404768
71,1
287
79
153734
93
1722
-15,5
204
-2
351288
-13,2
270
606
113652
94
1982
15,2
214
4,9
424,362
20,8
300
86
170538
95
1988
0,3
263
22,9
522844
23,2
323
60
119280
96
3003
51,1
265
8,7
858.858
64,3
339
74
222222
97
3553
18,3
244,5
-14,5
868708
1,1
308
63,5
225615
98
3880
9,2
268
9,6
1039840
19,7
302
34
131920
99
4560
1,3
224
-16,4
1025000
-1,4
248
24
109440
00
3800
-16,7
190
-15,2
722000
-297
209
19
72200
ồ
27467
6454215
1406406
Nguồn: - Bộ Thương mại - Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch - Đầu tư,
- Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2000 - 2001
Bảng trên cho thấy sản lượng gạo giai đoạn 1991- 2000 có xu hướng tăng dần qua các năm, duy chỉ có năm 1998 và năm 2000 là sản lượng giảm so với các năm trước. Trong khi đó giá liên tục giảm đặc biệt từ năm 1997 đến 2000 (trừ năm 1998 giá gạo tăng 9,6%) với tốc độ bình quân 15%/năm.
Năm 2001 giá gạo tiếp tục giảm so với năm 2000 và đứng ở mức bình quân là 171USD/tấn. Trong quý II và quý III năm 2001, giá gạo có chiều hướng tăng và xu hướng này còn tiếp diễn trong 3 quý đầu năm 2002. Mặc dù giá tăng song rủi ro vẫn xảy ra do các doanh nghiệp XK của ta đã không tận dụng được cơ hội này vì không có gạo để ký các hợp đồng mới. Hơn nữa, giá gạo trong nước liên tục tăng mạnh làm cho giá đầu vào tăng cao; các hợp đồng đã ký từ đầu năm phần lớn bị thua lỗ, thậm chí còn không có gạo để thực hiện hợp đồng. Chỉ tính riêng năm 2002, giá gạo nhích hơn 2001 đạt mức 180USD/tấn nhưng giảm 19% so 1999 (222.4USD/tấn), ước tổng lượng XK gạo 2002 đạt 3.1 triệu tấn thì thiệt hại lên tới 2000 tỉ VND so với giá XK năm 1999. ( Báo Hải Quan số 99, từ 9 đến 11/12/02).
Qua khảo sát, nghiên cứu nguyên nhân làm giá gạo XK Việt Nam luôn đứng ở mức thấp và biến động thất thường gây rủi ro cho doanh nghiệp XK trong những năm vừa qua bao gồm:
- Chất lượng gạo chưa ổn định thể hiện ở hạt bạc bụng nhiều, tỷ lệ hạt gãy vỡ lớn, độ ẩm cao.
- Phụ thuộc nhiều vào tình hình thời tiết
- Phụ thuộc hoàn toàn vào biến động cung cầu thế giới.
- Cơ chế điều hành quản lý XK gạo còn nhiều bất cập, Nhà nước chưa đưa ra được dự đoán chính xác về những biến động cung cầu, chưa xây dựng được chiến lược và chính sách thúc đẩy XK thành công.
- Chân hàng không ổn định cả về số lượng chất lượng.
b) Cà phê
Cà phê là ngành chủ đạo của hơn 50 nước ở châu Phi, châu á và châu Mỹ la tinh trong đó có Việt Nam nhưng ngành cà phê đang khủng hoảng về giá cả. Tính đến nay, giá cà phê thế giới giảm 80% kể từ mức cao vào tháng 6 năm 1998. Giá cà phê Robusta chạm mức thấp nhất trong lịch sử 40 năm qua. Trong bối cảnh đó, giá XK cà phê của Việt Nam cũng liên tục giảm
Biểu đồ 2: Sản lượng và giá cà phê xuất khẩu
Nguồn: Kinh tế Việt Nam và thế giới 2001 - 2002
Theo tính toán của Bộ Thương mại Việt Nam và Ngân hàng thế giới, giá cà phê thế giới và Việt Nam luôn chênh lệch nhau ở mức 250 USD/tấn trong vòng 6 năm 1995 - 2000. Nếu tính theo giá XK trung bình, tổng thiệt hại do chênh lệch về giá cho các doanh nghiệp XK cà phê Việt Nam trong thời kỳ 1995 - 2000 lên tới 600 triệu USD. Có thể thấy điều này qua bảng sau:
Bảng 4: Thiệt hại do chênh lệch và biến động giá cà phê Robusta của Việt Nam và thế giới
Chỉ tiêu năm
Sản lượng gạo XK VN
(1000 tấn)
Tốc độ tăng, giảm SL
(%)
Giá XKTB của VN
(USD/tấn)
Tốc độ tăng, giảm giá so kỳ trước (%)
Giá trị XK của VN
1000USD
Tốc độ tăng, giảm giá trị XK (%)
Giá TB thế giới
Chênh lệch giá thế giới và giá XK VN
(USD/tấn)
Tổng thiệt hại do chênh lệch giá XK
(1000$)
95
22867
-
2394
-
533524
-
2728
334
74438
96
248491
11.5
1474
-38.4
366185
-31.4
1700
226
56190
97
377080
51.7
1276
-13.4
481282
31.4
1660
384
44798
98
383640
1.7
1552
24.0
595268
23.7
1768
206
79030
99
405926
5.8
1213
-21.8
565814
-4.9
1469
256
103912
00
680000
67.5
800
-30.0
480000
-15.2
1000
200
136000
Tổng
2288704
3023073
594373
Nguồn: -Thời báo kinh tế Việt Nam số 118, 2/10/02, tr.1
-ICO coffee an exporter guide- a supplement Geneve 2002, tr.58
Năm 2002, Việt Nam XK 713.000 tấn, đạt kim nghạch 257 triệu USD. Giá cà phê năm 2002 tụt xuống 360$/tấn, giảm 21.8% so với 2001, làm cho tổng thiệt hại lên tới 1000 tỉ VND. Tình trạng khủng hoảng của thị trường cà phê thế giới được dự đoán là sẽ còn tiếp tục kéo dài đến năm 2003. Do đó cà phê XK của Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều rủi ro. ( Báo Hải Quan số 99, 9-11/12/02).
c) Xăng, dầu
Nếu xét trên phương diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì sự biến động của giá cả xăng, dầu không ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế của quốc gia bởi xăng, dầu vừa là mặt hàng XK (dầu thô) vừa là mặt hàng NK (các sản phẩm từ dầu thô) của nước ta. Tuy nhiên, xét trên từng doanh nghiệp, từng thương vụ thì sự biến động giá cả của xăng, dầu có thể làm gia tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh, thậm chí dẫn đến thua lỗ.
Trước hết về giá dầu thô, có thể nói từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, cuộc chiến về giá dầu xảy ra liên tục và ngày càng quyết liệt do tình hình chính trị của Trung Đông ngày một leo thang cộng với chiến sách tăng giảm thất thường sản lượng khai thác của OPEC. Giá dầu thô trung bình trên thế giới qua các năm trong thời kỳ 1993 - 1999 không vượt quá 20 USD/thùng. Từ năm 2000 đến nay, giá cả dầu thô biến động đột ngột, ảnh hưởng không nhỏ tới XK dầu thô của Việt Nam.
Biểu đồ 3: Giá dầu thô bình quân thế giới các năm 1993 – 2002
Nguồn: - Commodity Price Outlook III - 2002, World Bank
- Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2001 – 2002, tr. 97
Năm 2000, giá dầu thô đột ngột tăng mạnh làm cho kim ngạch XK dầu thô của Việt Nam cũng tăng theo. Đến 2001 - 2002 giá dầu có chiều hướng giảm trong những tháng cuối năm 2001, giá dầu xuống liên tục và rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000. Do đó, mặc dù sản lượng tăng 10,2% nhưng kim ngạch XK dầu thô của Việt Nam giảm 9,3%.
Về giá cả sản phẩm xăng dầu, trong thời gian vừa qua giá xăng dầu NK thường xuyên tăng cao. Năm 1999 giá NK xăng dầu các loại tăng 18 - 32%, năm 2000 tăng 50 - 85% do giá dầu thô tăng mạnh trong năm 2000. Giá NK tăng khiến cho giá vốn của nhiều sản phẩm xăng dầu NK đều vượt giá trần bán lẻ xăng dầu cho phép của Nhà nước khiến cho các doanh nghiệp lỗ hàng trăm tỷ đồng.(Kinh tế Việt Nam và thế giới 2001-2002, tr.97)
d) Phân bón
Phân bón là mặt hàng NK chủ yếu của Việt Nam, đứng thứ hai sau xăng dầu. Giá cả phân bón NK của Việt Nam trong những năm vừa qua biến động khá thất thường, làm cho việc thực hiện hợp đồng gặp nhiều rủi ro. Hơn nữa, cùng với sự giảm giá nhiều loại nông sản đặc biệt là cà phê, hạt tiêu, tiêu thụ phân bón NK trong nước giảm mạnh, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp NK phân bón.
Biểu đồ 4: Urê nhập khẩu và giá urê tại Cần Thơ
Nguồn: Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2001 - 2002, tr. 45
Có thể thấy sự biến động thất thường của giá phân bón NK qua giá Urê NK tại Cần Thơ vì Urê chiếm tỷ trọng lớn trong phân bón NK các loại. Từ năm 1997 đến 1999 là giai đoạn giá Urê giảm liên tục với tốc độ mạnh. Tuy nhiên từ năm 1999 đến nay giá Urê NK tăng mạnh trong khi giá các mặt hàng nông sản XK chủ lực lại giảm. Điều này không những gây khó khăn cho các doanh nghiệp NK phân bón mà còn gây thiệt hại cho sản xuất và kinh doanh XK hàng nông sản.
Tóm lại, trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây, sự biến động thất thường của giá cả luôn đem lại rủi ro, tổn thất cho doanh nghiệp XNK do chúng ta hoàn toàn bị động trước sự lên xuống đột ngột của giá cả thế giới. Đến nay, cùng với sự quan tâm nhiều hơn của Chính phủ trong dự báo, dự đoán nắm bắt giá cả thị trường,và mặc dù các ngành hàng Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách với thế giới và nâng cao sức cạnh tranh của mình, song sự biến động về giá cả vẫn đang và sẽ là nhân tố gây rủi ro cho thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp.
2.3. Rủi ro, tổn thất do biến động về tỷ giá hối đoái
Mặc dù lĩnh vực tiền tệ ở Việt Nam, trong đó tỷ giá hối đoái là một mảng quan trọng, vẫn đang được coi là lĩnh vực đóng với nền kinh tế thế giới - đồng tiền chưa tự do chuyển đổi, tài khoản vốn chưa được tự do hóa - nhưng đây lại là lĩnh vực nhạy cảm nhất của nền kinh tế. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể đem lại lợi ích cho một thương vụ XK và gây ra thiệt hại cho thương vụ NK hoặc ngược lại. Tuy nhiên sự biến đổi quá nhanh của tỷ giá hối đoái luôn là nguy cơ rủi ro lớn cho mọi doanh nghiệp kinh doanh XNK.
Biểu đồ 5: Tỷ giá danh nghiã USD/VND
Nguồn: Bộ thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt nam,Tổng cục Thống kê, Kinh tế Việt Nam và thế giới 1999 - 2000, tr 30; 2000 - 2001, tr 26.
(Ghi chú: tỷ giá danh nghĩa lấy vào thời điểm cuối năm)
Biểu trên cho thấy, tỷ giá hối đoái tăng mạnh nhất trong giai đoạn 1989 - 1991 và tăng chậm dần đều giai đoạn 1992 - 2000. Thời kỳ 1989 - 1991, tỷ giá danh nghĩa tăng từ 4200đ/1 USD tới 12720đ/USD, làm cho các hợp đồng XK lợi lớn và