MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY 3
1 Khái quát về ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cầu Giấy 3
1.1.1 Giai đoạn 1963-1980 3
1.1.2 Giai đoạn 1981-1994 4
1.1.3 Giai đoạn 1995-2003 4
1.1.4 Giai đoạn từ 2004 đến nay. 5
1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy 5
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ chung 6
1.2.2 Phòng QHKH doanh nghiệp 7
1.2.3 Phòng/ tổ tài trợ dự án. 7
1.2.4 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân 7
1.2.5 Phòng quản lý rủi ro 8
1.2.6 Phòng quản trị tín dụng 8
1.2.7 Phòng dịch vụ khách hàng (doanh nghiệp/ cá nhân) 9
1.2.8 Phòng tổ thanh toán quốc tế 9
1.2.9 Phòng/tổ quản lý dịch vụ kho quỹ 10
1.2.10 Phòng kế hoạch – tổng hợp 10
1.2.11 Phòng/ tổ điện toán 10
1.2.12 Phòng tài chính - kế toán 10
1.2.13 Phòng tổ chức – nhân sự 11
1.2.14 Văn phòng 11
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy các năm gần đây 12
1.3.1 Công tác tín dụng : 13
1.3.2 Công tác huy động vốn 14
1.3.3 Hoạt động dịch vụ 15
1.3.4 Công tác tài chính kế toán- tiền tệ kho quỹ: 16
1.3.5 Hoạt động khác 17
1.4 Tồn tại và hạn chế trong hoạt động 17
2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 17
2.1 Tổng quan tình hình thẩm định dự án cho vay vốn 17
2.2 Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 18
2.2.1 Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay 18
2.2 .1.1 Đánh giá rủi ro về khách hàng 18
2.2.1.2 Đánh giá rủi ro về dự án đầu tư 32
2.2.2 Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay 36
2.2.3 Phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay 39
2.2.3.1 Phương pháp xếp hạng tín dụng 39
2.2.3.2. Phương pháp mô hình SWOT : 50 42
2.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy 44
2.2.3.4. Chỉ số Z của Edward I. Altman 45
2.3 Ví dụ minh họa cho công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 48
2.3.1 Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án cho vay vốn 48
2.3.2 Đánh giá rủi ro 50
2.3.2.1 Rủi ro từ khách hàng: 50
2.2.3.2. Đánh gia rủi ro dự án đầu tư 68
2.3.2.3 Biện pháp phòng ngừa 72
2.4 Đánh giá công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 74
2.4.1 Những kết quả đạt được thời gian qua 74
2.4.2 Hạn chế 76
2.4.3 Nguyên nhân 78
CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY 82
1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng 82
1.1 Định hướng phát triển chung ngân hàng trong 5 năm tới 82
1.2 Định hướng hoạt động năm 2010 82
2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định 84
2.1 Nâng cao chất lượng thông tin 84
2.2 Hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro 85
2.3 Nâng cao chất lượng nội dung đánh giá rủi ro 86
2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn 87
2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 88
2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận. 88
3 Kiến nghị 89
3.1 Kiến nghị với chính phủ 89
3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 91
3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy 91
KẾT LUẬN 93
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
WOT chính là tổng quan của một đối tượng – có thể là một công ty, một sản phẩm, một dự án, một ý tưởng, một phương pháp hay một lựa chọn, một cơ hội đầu tư…
Cần đảm bảo miêu tả đối tượng phân tích thật rõ ràng để những cán bộ tham gia vào việc phân tích hay những người xem kết quả phân tích có thể hiểu đúng mục đích của việc đánh giá và các gợi ý của SWOT.
Bảng 11: Khung phân tích SWOT
Đối tượng phân tích SWOT
Điểm mạnh
- Ưu điểm của đề xuất
- Năng lực
-Lợi thế cạnh tranh
- Điểm đặc sắc của sản phẩm
- Nguồn lực, tài sản, con ngươi
- Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
- Dự trữ tài chính? Khả năng thu hồi vốn
- Hoạt động marketing- khả năng tiếp cận, phân phối
Các hoạt động mang tính sáng tạo
Vị trí địa ly
Giá cả, giá trị, chất lượng
Mức độn được công nhận, phân cấp, chứng chỉ
Các quá trình xử lý, cơ cấu tổ chức, công nghệ thông tin, truyền thong
Văn hóa, thái độ, hành vi
Mức độ kiểm soát của người quản lý
Điểm yếu
Nhược điểm của đề xuất
Những lỗ hổng trong năng lực
Thiếu sức cạnh tranh
Vấn đề tài chính
Những chỗ yếu tự biết
Lịch trình, thời gian cuối cùng và sức ép thời gian
Dòng tiền mặt, tình trạng thiếu tiền mặt ở các công ty mới khởi sự
Tính liên tục, khả năng của day chuyền cung cấp
ảnh hưởng đối với các hoạt động chính? Khả năng gây sao lãng
tính tin cậy của dữ liệu? tính có thể dự đoán trước của kế hoạch?
Tính đạo đức, cam kết, khả năng lãnh đạo
Mức độ được công nhận
Quá trình sử lý và cơ cấu tổ chức
Mức độ kiểm soát của người quản lý
Cơ hội
Phát triển thị trường
Điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
Xu hướng của ngành hoặc lối sống
Phát triển công nghệ và phát minh
ảnh hưởng từ thế giới
thị trường mới
các thị trường đích
địa lý, xuất khẩu, nhập khẩu
các điểm đặc sắc mới của sản phẩm
các chiến thuật
phát triển doanh nghiệp và sản phẩm
thông tin và nghiên cứu
đối tác, địa lý, hệ thống phân phối
số lượng, sản xuất, nền kinh tế
các ảnh hưởng mang tính thời vụ, thời tiết và thời trang
Nguy cơ
ảnh hưởng về mặt chính trị
ảnh hưởng về mặt pháp luật
ảnh hưởng về mặt môi trường
sự phát triển công nghệ thông tin
các ý định của đối thủ cạnh tranh
nhu cầu thị trường
xuất hiện các công nghệ mới, dịch vụ mới, ý tưởng mới
các hợp đồng và đối tác lớn
duy trì các năng lực nội tại
các trở ngại phải đối mặt
những điểm yếu không thể khắc phục
mất những nhân viên quan trọng
có thể duy trì sự hỗ trợ về tài chính
nền kinh tế trong nước, ngoài nước
các ảnh hưởng mang tính thời vụ, thời tiết
2.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá tài chính hiệu quả của dự án ( lợi nhuân, NPV, IRR….) khi các yếu tố có liên quan tới các chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy là phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố có tính chất bât định như chi phí, thu thập, tuổi thọ dự án… đến hiệu quả tài chính của dự án. Nói một cách khác, phân tích độ nhạy là xem xét mức độ nhạy cảm của các kết quả khi có sự thay đổi giá trị của một số tham số đáu vào
Phân tích độ nhạy của dự án cung cấp cho Ngân hàng biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn cho những kết quả tính toán.
Phương pháp phân tích gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định các biế chủ yếu (những yếu tố có liên quan) của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét của dự án.
Bước 2: Tăng giảm mỗi yếu tố theo cùng một tỷ lệ % nào đó hay các khoảng dao động hợp lý khác. Những thay đổi này được xác định dựa theo hành vi trong quá khứ hoặc các chuyên gia.
Bước 3 Tính toán lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Lập bảng khảo sát độ nhạy theo các biến, đo lường tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố.
Ưu điểm của phương pháp phân tích độ nhạy
- Dễ tính toán và giải thích
- Không đòi hỏi ước tính xác suất
- Tập trung vào một hoặc hai biến
Hạn chế: không tính được xác suất xuất hiện của các tham số và xác suất xảy ra của các kết quả, giới hạn trong sự tương tác của các biến số.
2.2.3.4. Chỉ số Z của Edward I. Altman
Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao như Mexico, Indian... Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa yếu tố (MDA).
Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:
X1=
Vốn luân chuyển
Tổng tài sản
Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1
X2 =
Lợi nhuận giữ lại
Tổng tài sản
Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian.
Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50% công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm.
X3 =
EBIT
Tổng tài sản
Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất sinh lợi.
X4 =
Giá thị trường của vốn cổ phần
Giá sổ sách của nợ
Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn
Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi
Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đã được sửa đổi của một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu (1959). Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao.
Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần.
X5 =
Doanh thu
Tổng tài sản
Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép cạnh tranh của các đối thủ khác.
Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao.
X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau.
Một số nghiên cứu vào thập niên 1960 chỉ ra rằng tỷ số dòng tiền trên nợ là tỷ số rất tốt để dự báo nhưng do trong giai đoạn này, dữ liệu về dòng tiền và khấu hao của các doanh nghiệp không nhất quán nên chỉ số Z của Altman không bao gồm các tỷ số có liên quan đến dòng tiền. Điều này khá phù hợp với thực trạng về thông tin tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hơn nữa chỉ số Z đã được sử dụng hiệu quả ở Mỹ (dự báo chính xác 95% đối với mẫu dữ liệu) và nhiều nước khác thì rất có thể cũng sẽ thực hiện tốt tại Việt Nam trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm hay dự báo phá sản.
Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm Z' và Z" để có thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5
Nếu Z >2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1.8< Z <2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z' = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5
Nếu Z' > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1.23 < Z' < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z' <1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z" dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.
Z" = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4
Nếu Z" >2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1.2 < Z" < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z <1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Altman đã nghiên cứu trên 700 công ty để cho ra chỉ số Z" điều chỉnh:
Z"điều chỉnh = 3.25 + Z" = 3.25 + 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4
Z" điều chỉnh có tương đồng khá cao với các hạng mức tín nhiệm trái phiếu của S&P. Hàm ý rằng các mô hình toán học có thể sánh ngang với phương pháp chuyên gia.
2.3 Ví dụ minh họa cho công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy
A BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO
2.3.1 Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án cho vay vốn
Thông tin chung chủ đầu tư
Tên Khách hàng: CÔNG TY CP VIMECO
Mã CIF: 999169
Địa chỉ: Lô E9, Phạm Hùng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hoạt động kinh doanh chính:
- Tư vấn, đầu tư xây dựng: Lập, quản lý các dự án đầu tư xây dựng; Khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây lắp, kiểm định chất lượng công trình; Thí nghiệm. Tư vấn đấu thầu; Tư vấn chuyển giao thiết bị công nghệ mới, thiết bị tự động hoá;
- Hoạt động kinh doanh bất động sản: Kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản; Cho thuê văn phòng, khách sạn, nhà chung cư. Quản lý, duy tu và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị, chung cư, văn phòng.
- Thi công xây lắp: San nền, xử lý nền đất yếu; Thi công hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải; đường dây và trạm điện có cấp điện áp tới 220KV; thi công các hệ thống phòng cháy chữa cháy; xây dựng các công trình dân dụng, công trình bưu điện, giao thông (đường bộ, sân bay, cảng, cầu các cấp), công trình bưu điện, các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện, đê kè, đập;
- Khai thác, sản xuất, kinh doanh: Cát, đá, sỏi, gạch ngói, xi măng, kính, tấm lợp, nhựa đường và các vật liệu khác dùng trong xây dựng và trang trí nội, ngoại thất; kết cấu bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm, vật tư, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ; phương tiện vận tải;
- Gia công, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê: Xe máy, thiết bị, dây chuyền công nghệ, kết cấu thép phục vụ cho các công trình dân dụng, công nghiệp, đường dây và trạm.
- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển và giao nhận hàng hoá.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: Vật liệu xây dựng các loại, vật tư, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, phương tiện vận tải.
- Kinh doanh, giáo dục đào tạo các ngành nghề: Cơ khí, sửa chữa thiết bị, xây dựng; điện dân dụng – công nghiệp, thiết bị điều hoà, thông gió, thang máy; hệ thống điện nhẹ; đào tạo ngoại ngữ; giáo dục mầm non (Chỉ hoạt động khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép).
Vốn Điều lệ: 65.000.000.000 đồng
Vốn chủ sở hữu: 150.733.035.126 đồng
Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần.
Đơn vị chủ quản: Tổng công ty CP xuất nhập khẩu XD Việt Nam – Vinaconex.
Xếp hạng tín dụng Đơn vị chủ quản: AA.
Cấp phê duyệt tín dụng: Chi nhánh
Dự án đầu tư
- Tên dự án: Dự án đầu tư bổ sung ô to tec nước
- Tổng mức đầu tư: 1.097.250.000 đồng
Trong đó: + Vốn tự có tham gia : 397.250.000 đồng
+ Vốn vay BIDV dự kiến : 700.000.000 đồng
Đề nghị vay vốn của Khách hàng
- Tổng trị giá đề nghị vay : 700.000.000 đồng
- Mục đích : TT tiền mua ô tô tec nước
- Lãi suất : Theo quy định của Ngân hàng
- Thời hạn vay : 03 năm
- Nguồn trả nợ : Lấy từ khấu hao cơ bản và quỹ phát triển đầu tư
- Tài sản đảm bảo : Thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.
2.3.2 Đánh giá rủi ro
2.3.2.1 Rủi ro từ khách hàng:
a Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng:
Công ty cổ phần VIMECO (trước là Công ty CP cơ giới lắp máy và xây dựng) tiền thân là Xí nghiệp thi công cơ giới thuộc Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 179/BXDTCLĐ ngày 24/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại các đơn vị thành viên. Sau hai năm hoạt động, để phản ánh đúng quy mô phát triển, Công ty đã được Bộ trưởng Bộ xây dựng Quyết định đổi tên Công ty thành Công ty Cơ giới, lắp máy và xây dựng theo Quyết định số 849/QĐ-BXD ngày 29/07/1999 và xếp hạng Doanh nghiệp hạng 1 theo Quyết định số 967/QĐ-BXD ngày 14/7/2000. Năm 2003, Công ty Cơ giới lắp máy và xây dựng VIMECO được cổ phần hoá theo Quyết định số 1485/QĐ-BXD ngày 07/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Những năm đầu mới thành lập, Công ty chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực thi công gia cố nền móng và sản xuất bê tông thương phẩm. Sau vài năm hoạt động, để mở rộng quy mô, Công ty đã mạnh dạn mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực như: tham gia thi công các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, gia công lắp đặt kết cấu thép, sản xuất cẩu tháp, trạm trộn bê tông, trạm nghiền sàng đá,...
Từ ngày 01/01/2003, Công ty chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần được Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận kinh doanh Công ty cổ phần số 0103001615 ngày 06/12/2002. Trong đó, nhiều lĩnh vực thi công mới được bổ sung để phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Những ngành nghề kinh doanh mới này chủ yếu đi sâu vào các lĩnh vực như: Kinh doanh phát triển nhà; Kinh doanh dịch vụ cho cá nhân và các hãng nước ngoài thuê nhà; Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và trực tiếp thực hiện các dự án đầu tư xây dựng từ lập dự án đến quản lý dự án; Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, thiết bị tự động hoá phục vụ công trình; Dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn, du lịch; Kinh doanh dịch vụ cho thuê, bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, thiết bị; Kinh doanh dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá; Nhận chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các dây chuyền thiết bị công nghệ cho các dự án.
Trong những năm vừa qua, Công ty đã tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình xây dựng có quy mô lớn trong cả nước đồng thời mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh khác có hiệu quả. Công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, có hiệu quả cao cho công tác xử lý nền móng, công tác bê tông, vận chuyển như khoan cọc nhồi, các trạm bê tông thương phẩm đồng bộ với máy bơm, xe vận chuyển bê tông, các loại máy đào, xúc, ủi,….
Đến nay, Công ty đã có những cán bộ kỹ thuật, công nhân có trình độ giỏi để thi công xây dựng các công trình các công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, thuỷ điện, cầu, đường giao thông... đặc biệt là thi công xử lý nền móng, thi công các công trình nhà máy nước, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp có yêu cầu kỹ - mỹ thuật cao.
Chủ trương của Công ty là luôn cố gắng để kiện toàn công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Sau hơn hai năm áp dụng hệ thống ISO 9002:1994, Công ty VIMECO nhận thấy hệ thống này thực sự mang lại hiệu quả cho công tác quản lý và điều hành sản xuất của Công ty. Với xu hướng phát triển chung của Hệ thống, Công ty đã thực hiện việc chuyển đổi nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng sang tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Ngày 25/11/2003, tổ chức QMS (Australia) đã đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
b Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý, mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng, đánh giá về năng lực quản trị điều hành:
Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý:
Công ty cổ phần VIMECO được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá Xí nghiệp thi công cơ giới thuộc Tổng công ty XNK xây dựng Việt Nam với số vốn điều lệ là 65.000.000.000 đồng (Theo giấy phép kinh doanh thay đổi lần 8) trong đó Tổng công ty XNK XD Việt Nam góp 33.409.000.000 đồng (~51.4%), phần còn lại là của các cổ đông khác. Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Công ty có đầy đủ tư cách và năng lực pháp lý để vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy.
Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng, đánh giá về năng lực quản trị điều hành:
Công ty CP VIMECO được tổ chức theo hình thức công ty Cổ phần.
- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên: Hội đồng quản trị: Bao gồm các thành viên là những người đã công tác lâu năm và giữ những chức vụ quan trọng trong Tổng công ty Vinaconex nên có mối quan hệ rất tốt với các cơ quan chức năng, ban ngành và có thể điều hành tốt hoạt động của công ty.
- Ban Tổng giám đốc gồm:1 Tổng giám đốc và 5 phó tổng giám đốc. Giám đốc là người công tác tại công ty từ khi còn là Xí nghiệp thi công cơ giới thuộc Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam nên nắm rất rõ tình hình và có thể điều hành tốt hoạt động của công ty.
- Các đơn vị thành viên:
1. Trạm Bê tông thương phẩm VIMECO
2. Xưởng cơ khí sửa chữa VIMECO.
3. Trạm nghiền sàng đá VIMECO
4. Trung tâm xuất nhập khẩu xây dựng VIMECO
5. Chi nhánh VIMECO tại TP Hồ Chí Minh
6. Chi nhánh Bình Dương
c Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng.
.Thông tin chung:
Hiện tại, lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm:
- Xử lý nền đất yếu (đóng cọc BTCT, khoan cọc nhồi, cừ Larsen, thi công cọc bấc thấm…)
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện.
- Khai thác sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng (đá). Kinh doanh bê thông thương phẩm.
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê, bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, thiết bị
- Xây dựng, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng khu đô thị.
- Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, dây chuyền thiết bị công nghệ cho dự án.
- Đào tạo công nhân các nghề cơ khí, sửa chữa, xây dựng…
- Chế tạo và lắp dựng kết cấu thép, trạm bê tông thương phẩm, dây chuyền nghiền sàng đá, cần trục 5-30 tầng, cẩu tháp…
- Chế tạo, sản xuất và cung cấp gioăng phớt các loại theo yêu cầu.
Bảng 12:Tình hình sản xuất kinh doanh
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
Doanh thu bán hàng và cung cấp DV
485,218
563,319
1,082,486
DT thuần về bán hàng và CCDV
485,218
563,319
1,082,486
Giá vốn hàng bán
442,926
507,035
1,008,764
LN gộp về bán hàng và CCDV
42,292
56,284
73,722
DT hoạt động tài chính
2,077
2,205
6,043
Chi phí tài chính
23,771
24,177
22,701
- Trong đó: lãi vay phải trả
23,771
24,177
22,392
Chi phí quản lý doanh nghiệp
8,850
11,156
14,635
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
11,748
23,156
42,429
Lợi nhuận khác
664
1,595
2,528
Tổng LN kế toán trước thuế
12,412
24,751
44,957
Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành
1,730
5,675
7,831
LN sau thuế thu nhập DN
10,682
19,076
37,126
Trong năm 2008, công ty tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ký và triển khai thi công được nhiều công trình mới có giá trị lớn, nguồn vốn thanh toán đảm bảo nên doanh thu và lơi nhuận đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảm thiểu các loại chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Đánh giá năng lực sản xuất
Công ty CP VIMECO là một trong 24 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp trực thuộc Tổng công ty Vinaconex. Những năm gần đây, công ty luôn là đơn vị đứng đầu về doanh thu hoạt động xây lắp. Mục tiêu trong những năm tới mà công ty đề ra là giữ vững vị trí tiên phong này.
Trong lĩnh vực xây lắp, công ty là đơn vị thi công có uy tín do chất lượng công trình cũng như tiến độ bàn giao rất tốt. Trong những năm tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư về mặt con người cũng như về máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng để có thể đảm bảo được năng lực thi công trong khi mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài lĩnh vực xây lắp, hiện nay công ty còn tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh khác: Sản xuất bê tông và vật liệu xây dựng; Đầu tư và kinh doanh bất động sản. Trong các lĩnh vực này công ty cũng rất hiệu quả.
Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào.
Thông qua việc ký kết các hợp đồng mua bán với các đối tác chiến lược, bạn hàng lâu năm của công ty nên nguồn nguyên vật liệu đầu vào của công ty luôn cung cấp với giá cả hợp lý, sản phẩm, dịch vụ có chất lượng ổn định, đúng thời gian. Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên kiểm tra chất lượng các loại nguyên vật liệu được cung cấp để chọn ra những đơn vị cung cấp hàng có uy tín nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình thi công.
Đối với các đơn vị bán hàng, công ty thanh toán cũng đúng thời gian và tiến độ, điều này giúp các đối tác của công ty yên tâm và cung cấp ổn định nguồn nguyên vật liệu đầu vào.
Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối đa dạng và có những hướng phát triển riêng biệt.
Đối với hoạt động xây lắp là lĩnh vực hoạt động chính của công ty: Ngoài những công trình thi công cho Tổng công ty Vinaconex công ty còn tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm của các địa phương trên cả nước. Đặc biệt, việc tập trung đầu tư vào thi công các công trình thuỷ điện đã tạo cho công ty nguồn thu ổn định và thường được chọn làm nhà thầu chính để thi công các công trình này.
Một số công trình tiêu biểu
• Khu tổ hợp văn phòng COMPLEX - Thủ lệ.
• Nhà máy lắp ráp ô tô HINOMOTOR - Thanh trì.
• Nhà máy sản xuất phụ tùng xe Honda GOSHI- THĂNG LONG.
• Kho xăng dầu PETEC - An hải - Hải phòng.
• Nhà máy bơm EBARA - Hải dương.
• Nhà máy Xi măng Nghi sơn - Thanh hoá.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản: Việc dự án trụ sở làm việc kết hợp nhà ở cho CBCNV tại Lô E9, Phạm Hùng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội hoàn thành và đưa vào sử dụng đã đánh dấu việc tham gia vào thị trường kinh doanh bất động sản của công ty.
Hiện tại công ty còn đang triển khai thực hiện nhiều dự án bất động sản mới như: Dự án Xây dựng HTKT, Trường dậy nghề, nhà ở kết hợp nhà trẻ với quy mô 453 căn hộ trên tổng diện tích 87.000m2 sàn xây dựng; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh HTKT Khu đô thị mới Cao Xanh-Hà Khánh D, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Trong năm 2008, công ty cũng đã hoàn thiện, bàn giao và đưa vào sử dụng 03 khối nhà chung cư CT1, CT2, CT3 tại Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Khối chung cư này được xây dựng gần với Trụ sở của công ty, công trình công ty có chất lượng tốt và được người tiêu dùng đánh giá rất cao do có vị trí rất thuận lợi và các dịch vụ kèm theo tương đối phong phú (gần trường học, siêu thị và sắp tới sẽ là khu trung tâm mới của Thủ đô). Việc đưa vào sử dụng 03 khối nhà chung cư đã tạo cho công ty uy tín và thương hiệu trên thị trường kinh doanh bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Ngoài ra, công ty cũng tìm kiếm các cơ hội đầu tư bất động sản mới dưới nhiều hình thức như làm chủ đầu tư hay góp vốn bằng giá trị xây lắp đối với các Dự án tại TP Hà Nội, Hồ Chí Minh…
Đối với hoạt động sản xuất bê tông và vật liệu xây dựng: Ngoài những đối tác là các đơn vị thi công trực thuộc Tổng công ty Vinaconex và một số đơn vị hoạt động tại địa bàn Hà Nội, Hồ Chí Minh… công ty cũng đã mở rộng tìm kiếm khách hàng mới tại một số địa bàn lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương…..
Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu
Bảng 14 Sản lượng và doanh thu
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
Doanh thu thuần
485,218
563,319
1,082,486
Trong đó
1. Doanh thu bán hàng
17.259
93.248
163.210
- Doanh thu bán nhà và hạ tầng
2.831
75.772
154.009
- Doanh thu XNK cáp thép
14.428
18.006
9.201
2. Doanh thu cung cấp dịch vụ
25.430
13.287
36.654
- Doanh thu các dịch vụ khác
25.430
13.287
36.654
3. Doanh thu hợp đồng xây lắp
260.861
290.028
651.183
4. Doanh thu sản xuất công nghiệp
181.668
166.556
231.439
- Bê tông thương phẩm
148.844
133.029
157.538
- Sản xuất đá xây dựng
2.729
5.151
26.301
- Sản xuất gioăng, phớt, gia công KCT
30.095
28.376
47.600
Qua báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy năm 2008, công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Năm 2008, Công ty đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng thêm 03 toà nhà chung cư CT1, CT2, CT 3 nên doanh thu từ việc bán nhà và hạ tầng đạt 154.009 trđ, tăng 75.772 trđ (~103.3%) so với năm 2007.
Doanh thu các dịch vụ khác: Tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng… cũng tăng mạnh, đạt 36.654 trđ, tăng 23.367 trđ (~175.9%) so với năm 2007.
Doanh thu từ hoạt động xây lắp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu, đạt 651.183 trđ, tăng 361.155 trđ (~124.5%) so với năm 2007 do trong năm 2008, ngoài những công trình chuyển tiếp từ năm 2007, công ty còn ký mới và triển khai thi công nhiều công trình có giá trị lớn, nguồn vốn thanh toán đảm bảo.
Doanh thu từ hoạt động sản xuất công nghiệp tăng ở cả 3 lĩnh vực là sản xuất bê tông thương phẩm, sản xuất đá xây dựng và sản xuất gioăng, phớt, gia công KCT do trong năm 2008, ngoài việc cung cấp nguyên vật liệu cho các đối tác là các đơn vị trực thuộc tổng công ty Vinaconex, công ty còn tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng phạm vị hoạt động sang các địa bàn lân cận.
Đánh giá về khả năng xuất khẩu hàng hoá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3841.doc