MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT VÀ KHẨU LƯƠNG THỰC 3
1.1 Vai trò của nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng 3
1.1.1 khái quát lịch sử quá trình hình thành nền nông nghiệp thế giới và Việt Nam: 3
1.1.2 sự phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp, lương thực trên thế giới và Việt nam: 3
1.1.3 Vai trò sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực 3
1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực 3
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lương thực 3
1.3.1.Điều kiện tự nhiên – thiên nhiên 3
1.3.2 Các điều kiện kinh tế - xã hội 3
1.4. Vai trò của xuất khẩu lương thực trên thế giới và Việt Nam đặc biệt trong cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay 3
1.4.1. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu lương thực trên thế giới và Việt Nam 3
1.4.2. Những tác động từ cuộc khủng hoảng lương thực tới thị trường xuất khẩu lương thực thế giới và Việt Nam 3
1.4.3. Khái quát thành tựu Việt Nam đạt được trong việc xuất khẩu lương thực 3
CHƯƠNG 2 3
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LƯƠNG THỰC TẠI VIỆT NAM NHƯNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 3
2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lương thực trên thế giới trong 10 năm đầu thế kỷ XXI 3
2.1.1. Sản xuất 3
2.1.2. Xuất khẩu 3
2.1.3. Các vùng sản xuất chính 3
2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam từ 2000-2010. 3
2.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên-xã hội tác động đến sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam. 3
2.2.2 Thực trạng sản xuất lương thực qua các năm 3
2.2.3 Thực trạng xuất khẩu qua các năm 3
2.2.4 Các vùng sản xuất lương thực chính của Việt Nam 3
2.2.5 Các thành tựu, hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam 3
CHƯƠNG 3 3
GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT,XUẤT KHẨU LƯƠNG THỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT 3
3.1. Định hướng phát triển sản xuất lương thực Việt Nam trong những năm tới 55
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu lương thực 56
3.2.1 . Chính sách của nhà nước 56
3.2.2. Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất 57
3.2.3. Phát triển công nghệ sau thu hoạch 58
3.2.4. Xây dựng thương hiệu, giá cả trên thị trường thế giới 58
3.3 Các vấn đề đưa ra cần giải quyết 59
3.3.1. Vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu 59
3.3.2. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới 59
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4162 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng, giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó Mỹ sản xuất 40,62% tổng sản lượng ngô toàn thế giới còn lại 59,38% do các nước khác sản xuất. suất trong thập liên đầu của thế kỷ 21 Mỹ đã độc chiếm ngôi vị số 1 trên thị trường ngô thế giới.
Sản lượng ngô xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm từ 82,6 đến 86,7 triệu tấn. Trong đó chỉ riêng Mỹ xuất khẩu chiếm 64,41% tổng sản lượng, các quốc gia khác chỉ chiếm 35,59%. Sản lượng ngô trong những năm gần đây cũng tăng nhanh theo thời gian nhờ thâm canh, áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất. Tính đến năm 2007 sản lượng ngô toàn thế giới đã tăng gấp đôi so với 30 năm trước(1977: 349 triệu tấn)
Dưới đây là bảng số liệu sản lượng, lượng ngô tiêu thụ và sản lượng ngô xuất khẩu trong giai đoạn từ 2005-2007 trên thế giới
Bảng 3: Sản lượng ngô sản xuất trên thoàn thế giới 2005-2007
Đơn vị: Triệu tấn
TT
Sản lượng
Năm
Trung bình
2005/2006
2006/2007
2007/2008
1
Sản xuất
696,2
702,2
771,5
723,3
Mỹ
282,3
267,6
331,6
293,8
Các nước khác
413,9
424,6
439,9
429,5
2
Tiêu thụ nội địa
702,5
722,8
768,8
731,4
Mỹ
232,1
235,6
267,7
245,1
Các nước khác
470,5
487,2
501,1
486,3
3
Xuất khẩu
82,6
84,7
86,7
84,7
Mỹ
56,7
53,0
54,5
54,5
Các nước khác
26,5
31,7
32,2
30,1
Nguồn: sokhoahoccn.angiang.gov.vn
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy Ngô là một loại lương thực có sản lượng, nhu cầu tiêu thụ và lượng xuất khẩu khá ổn định. Mỹ vẫn là nước độc tôn trên thị trường ngô thế giới. Qua đây có thể khẳng định ngô là một loại lương thực có sự ổn định lâu dài.
c. Lúa gạo
Lúa gạo là cây lương thực quan trong thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau lúa mì. Tuy lượng gạo thế giới giao dịch trên thế giới chỉ băng 1/5 lượng giao dịch lúa mì trên thế giới song những năm gần đây thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực bên cạnh đó là tình trạng thất thường của thiên tai khiến các nước sản xuất lúa mì phải thay đổi chính sách lương thực của quốc gia mình điều này ảnh hưởng rất lớn đế thị trường xuất khẩu gạo của thế giới. Nga ra sắc lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc tới hết năm 2011 đáp lại động thái đó của Nga một số nước xuất khẩu lương thực lớn như Trung Quốc và Ấn Độ cũng dè chừng trong việc xuất khẩu lương thực do lo ngại thiếu hụt lương thực quốc gia. Những điều trên đã đẩy nhu cầu lương thực thế giới quay sang lúa gạo đẩy giá gạo của thế giới tăng nhanh. 2 quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan và Việt Nam đang gánh trên vai 50% lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới. Dưới đây là số liệu xuất khẩu gạo những năm gần đây phân theo quốc gia.
Lúa gạo Việt Nam Xuất khẩu
Bảng 4: Xuất khẩu gạo phân theo nước(2004-2007)
Đơn vị: nghìn tấn
Xuất khẩu
Năm
2004-2005
2005-2006
2006-2007
Argentina
345
400
400
Úc
52
350
350
Braxin
272
250
150
Burma
190
125
250
Campuchia
200
350
450
Trung Quốc
656
1,000
1,000
Ai Cập
1,095
1,000
900
EU-25
201
175
170
Guyan
182
170
170
Ấn Độ
4,687
3,800
2,900
Nhật Bản
200
200
200
Pakistan
3,032
3,000
2,900
Thái Lan
7,274
7,300
8,250
Uruguay
762
700
750
Việt Nam
5,174
5,200
4,700
Hoa Kỳ
3,862
3,700
3,000
Các nước khác
825
421
365
Tổng XK gạo thế giới
29,009
28,141
28,085
Nguồn: Báo cáo thương mại lúa gạo thế giới(USDA)
Qua bảng số liệu những năm trên ta có thể thấy rằng vựa lúa của thế giới năm ở Châu Á có tới 4 trên tổng số 5 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là các quốc gia Châu Á. Con số trên phản ánh thực tế rằng điều kiện tự nhiên các quốc gia Châu Á rất thích hợp để phát triển ngành trồng lúa nếu biết tận dụng lợi thế và tranh thủ mức tăng giá gạo trên thị trường thế giới hiện nay các nước Châu Á này có thể thu về một khoản lợi nhuận lớn giúp tích lũy cho nền kinh tế. Riêng với Thái Lan và Việt Nam cần tranh thủ cơ hội thế giới đang có nhiều biến động nhu cầu lương thực và giá đang tăng nhanh,một số nước như Hoa Kỳ đang dần rút chân ra khỏi thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Hai nước nên tranh thủ thời cơ này đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo để có được giá trị cao nhất, đảm bảo vị trí của mình trên bản đồ xuất khẩu gạo thế giới.
2.1.3. Các vùng sản xuất chính
Do điều kiện tự nhiên và xã hội nên sự phân bố các loại cây lương thực trên thế cũng khác nhau tuy thuộc vào sự thích nghi với điều kiện khí hậu hay tập quán canh tác của các vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì vậy trong 10 năm đầu thế kỷ 21 các vùng sản xuất 3 loại cây lương thực chính của thế giới không có gì thay đổi hay xáo trộn. Lúa mì thích nghi với khí hậu ôn đới sẽ có điều kiện sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất nên được phân bố chủ yếu ở Châu Âu, một số quốc gia Châu Á và Châu Mỹ. Các vùng lãnh thổ này thường có lượng mưa ổn định tập quán người dân khu vực này thích nghi rất tốt với thức ăn từ lúa mỳ. Lúa nước là lương thực mà ngay trong cái tên của nó cũng nói lên điều kiện sống, sinh trưởng và phát của nó ở những khu vực nào của thế giới. Lúa nước thích nghi rất tốt ở vành đai nhiệt đới nơi lượng mưa hàng năm lớn, sông ngòi dày đặc có lượng phù sa ngập nước quanh năm. Cư dân nơi này có tập quán canh tác lúa nước lâu đời gắn liền với nền văn minh lúa nước công thêm đó là thói quên lương thực là gạo. Vì vậy lúa gạo được phân bố chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Châu Á. Ngô là loại cây lương thực có khả năng thích nghi cao nhất nên sự phân bố cây ngô cũng rộng khắp trên thế giới. Ngô tập trung chủ yếu ở các quốc gia Châu Mỹ. Các vùng sản xuất 3 loại cây lương thực chính của thế giới được phân bố như sau:
a. Lúa mì
Trong 10 năm qua thế giới phải đối mặt với tình trạnh thiên tai liên miên điều nay gây ảnh hưởng rất lớn đến diện tích và sản lương lúa mì toàn thế giới trong đó những nước bị ảnh hưởng lớn nhất cũng là những cương quốc lúa mì của thế giới. Hạn hán kéo dài kỉ lục ở Trung Quốc trong vòng 60 năm qua khiến diện tích lúa mì giảm sút nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010 hạn hán đã gây ảnh hương tới 17% diện tích lúa mì của Trung Quốc. Tổng diện tích gieo trồng vụ đông là 22,67 triệu ha trong đó bị ảnh hưởng bởi thiên tai là 418,000 nghìn ha song sản lượng lúa mì của Trung Quốc vẫn tăng 2,9% so với năm 2009 đạt mức kỉ lục 546,4 triệu tấn(tổng sản lương thực) nhưng đến năm 2010 do hạn hán sản lượng lại giảm hơn 100 triệu tấn. Ngoài Trung Quốc Ấn Độ là nước sản xuất lúa mì lớn thứ 2 trên thế giới do thành công từ cuộc cách mạng xanh lần 2 mang lại. Ấn Độ đang phấn đấu vượt Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất lúa mì. Bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ, Nga, Pháp, Mỹ cũng là những nước có diện tích gieo trồng lúa mì lớn của thế giới song cũng bị ảnh hưởng lớn bởi thiên tai kéo dài. Tại Nga chỉ tính riêng năm 2010 hạn hán đã làm ảnh hưởng tới 13,3 triệu ha của 43 vùng trồng lúa mì của cả nước. Thu hoạch chỉ còn 37% tương đương với 60,9 triệu tấn. Theo những thống kê ban đầu năm 2011 sản xuất lúa mì có nhiều khởi sắc ước tính sản lượng lúa mì sẽ tăng khoảng 40% tương đương từ 80 đến 85 triệu tấn. Trong điều kiện bất lợi trên do lo ngại thiếu hụt lương thực trong nước nên từ 1 nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất nước Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu lương thực vô thời hạn. Quốc gia cũng có diên tích gieo trông lúa mì lớn trên thế giới là Hoa Kỳ cũng chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai song theo thống kê mới nhất của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cả diện tích năng xuất và sản lượng lúa mì đều tăng tỉ lệ dự trữ và xuất khẩu vần đảm bảo. Ngoài 3 nước Pháp, Nga, Mỹ nước có diện tích gieo trồng lúa mì tương đương nhau phải kể đến các quốc gia có diện tích gieo trồng lúa mì lớn trên thế giới và có sản lượng xuất khẩu lớn như: Úc, Canada, pháp, Nam Phi, Kazactan, Pakistan, Argentina, Brazil… các quốc gia nà đã đóng góp khá lớn vào cơ cấu sản lượng lúa mì của thế giới.
b. Lúa gạo
Trong số 5 nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới thì có tới 4 nước thuộc khu vực Châu Á nước còn lại là Mỹ. Trong đó riêng Việt Nam và Thái Lan chiếm tới 50% diện tích cũng như sản lượng lúa gạo toàn thế giới. Đây là vùng hầu như không có triển vọng về mở rộng diện tích canh tác song lai hứa hẹn là khu vực có thể tăng cao về sản lượng. Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia có khả năng thu hẹp diện tích trong những năm mới. Triển vọng mở rộng thêm diện tích lúa trên thế giới chỉ có thể nhờ vào các quốc gia saharan-Châu Phi khu vực này vẫn còn 1 diện tích đất trống khá lớn nếu có chính sách đầu tư đúng thích hợp sẽ là vùng có khả năng mở rộng diện tích vùng trồng lúa. Các quốc gia như Thái Lan và Việt Nam cần áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ đầu tư khoa học kĩ thuật, công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất và sản lượng lúa cung cấp cho thị trường thế giới. Đông Nam Á đang được kì vọng sẽ trở thành vựa lúa lớn của thế giới với trình độ cơ giới hóa và chuyên môn hóa cao trong sản xuất lúa gạo.
c. Ngô
Qua tất cả các số liệu thông kê trong 10 năm qua Mỹ chính là quốc gia thống lĩnh trên cương vị số một của thế giới trong việc sản xuất ngô. Mỹ là quốc gia chiếm 40% diện tích, 46% sản lượng và 64,59% sản lượng ngô xuất khẩu toàn thế giới. Còn lại là Trung Quốc và các quốc gia Chau Phi. Trong khi diên tích trồng ngô không hề tăng và sản lượng giữ nguyên ở Trung Quốc và một số quốc gia khác thì Mỳ lại ngày càng và khẳng định vị trí thống lĩnh số 1 trên thị trường ngô thế giới.
2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam từ 2000-2010.
2.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên-xã hội tác động đến sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam.
a. Điều kiện tự nhiên
Việt Nam là quốc gia nằm trọn trong vành đai nhiệt đới với điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lương thực. Nằm trong vành đai nhiệt đới với khí hậu ổn định. Lượng mưa trung bình hàng năm lớn từ 1500-3000 mm/năm điều. Độ ẩm trung bình khoảng 70%. Số giời chiếu sang 1 năm từ 2000-2700h. Với điều kiện khí hậu trên rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt song với diện tích tự nhiên trải dài cùng với đó là sự thất thường của khí hậu như bão, lũ lụt gây rấy nhiểu khó khăn cho việc canh tác. Đây cũng là môi trường rất thích hợp cho sự hoạt động và sinh trưởng cho các loại sâu bệnh. Cần trú trọng đến các biện pháp bảo vệ thực vật và công nghệ bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của nông sản
Với diện tích 3/4 là đồi núi nếu nói là thuận lợi cho sản xuất lương thực là không đúng song với diện tích đồi núi lớn như vậy có thể canh tác Ngô và Sắn hai loại cây có thể thích nghi với điều kiện địa hình dốc cùng với những loại đât đồi núi. Phần diện tích đất còn lại của nước ta là những đồng bằng trù phú được bồi đắp phù sa từ các dòng sông. Đây là nới có thể thâm canh cây lúa và khoai lang cho năng xuất cao. Hai đồng bằng lớn nhất nước là đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng cộng với dải đồng bằng ven biển miền trung, đây là nới cung cấp sản lượng lúa chính cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cùng với những thuận lợi trên việc địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi và sông ngòi dày đặc diều này gây rất nhiều khó khăn cho việc thu hoạch và vận chuyển lương thực đến nơi chế biến-bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
Điều kiện tự nhiên của nước ta cũng khá bất lợi cho xuất khẩu do khí hậu thay đổi thất thường gây khó khăn cho việc sản xuất, bảo quản lương thực do đó giá lương thực của Việt Nam vãn ở mức thấp do chất lượng lương thực không cao. Với điều kiện tự nhiên trải dài bờ biển dài 3260km là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường biển con đường chính để xuất khẩu lương thực. Nằm trên con đường trung chuyển từ đông sang tây, từ bắc xuống nam điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vẩn chuyển lương thực tới các thị trường xuất khẩu.
b. Điều kiện xã hội
Với dân số đông và trẻ, 70% dân số sống ở nông thôn đây là lực lượng lao động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với nền văn minh lúa nước lâu đời người dân Việt Nam rất có kinh nghiệp trong canh tác nông nghiệp nhất là trong canh tác lúa nước cây lương thực chính của Việt Nam. Hệ thống giao thông phục vụ cho sản xuất lương thực khá hoàn chỉnh trả dài từ bắc xuống nam từ miền ngược xuống miền xuôi điều này cũng góp phần và thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nhất là sản xuất lương thực. Hệ thống giao thông tuy hoàn chình song chất lượng giao thông chưa cao cơ sở giao thông còn nghèo nàn điều này cũng ảnh hưởng tới việc thu hoạch và vận chuyển lương thực cần đầu tư nhiều hơn nữa cho giao thông để thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Với nền kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng điểm, là nền tảng tích lũy cho các ngành kinh tế khác phát triển nhà nước cũng ban hành các chính sách hết sức tích cực. Đầu tư mạnh mẽ cho nông nghiệp hệ thông cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất lương thực khá hoàn thiện và ngày càng được chú trọng. Hệ thông thủy lợi hoàn chỉnh, các cơ sở bảo vệ thực vật được trang bị tới từng địa phương. Do không thể mở rộng về diện tích mà đang có xu hướng thu hẹp diện tích đất canh tác lương thực nhà nước đang rất chú trọng đến việc thâm canh tăng vụ cơ giới hóa, chuyên canh trong sản xuất đồng thời đầu tư mạnh vào công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Song những sự đầu tư trên vẫn chưa thật sự có hiệu quả do còn manh mún thất thoát và đầu tư không có trọng điểm điều này chưa thể giúp lương thực Việt Nam có năng xuất, hiệu quả tốt nhất xứng tầm với những điều kiện hiện có của nước ta.
Đối với xuất khẩu điều kiện xã hội cũng có rất nhiều thuận lợi. Năng suất và sản lượng ngày càng tăng do chủ chương đầu tư vào nông nghiệp của nhà nước điều này giúp phục vụ đầy đủ cho nhu cầu xuất khẩu. Cùng với những chính sách hết sức thông thoáng như giảm thuế rút gọn thủ tục xuất nhập khẩu điều này cùng giúp thúc đẩy tối đa hoạt động xuất khẩu nhằm hiệu quả cao nhất cho việc xuất. Với hệ thông cảng biển trải dài từ bắc vào nam đây là con đường chính đưa lương thực Việt Nam đến với các nước trên thế giới.
2.2.2 Thực trạng sản xuất lương thực qua các năm
Cây lương thực chính của Việt Nam gồm 4 loại cây: lúa nước, ngô(bắp), khoai lang và sắn. Trong đó cây lúa là cây lương thực có diện tích và sản lượng lớn nhất. Ba loại cây còn lại là các loại cây màu lương thực song nó cũng chiếm diện tích và sản lượng khá lớn trong cơ cấu lương thực Việt Nam. Bước sang thế kỷ 21 tình hình sản xuất lương thực của Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi do thời tiết cũng như sự biến động trên thị trường thế giới nhưng tình hình sản xuất vẫn có những bước nhảy vọt cả về năng xuất và sản lượng. Dưới đây là tình hình sản xuất lương thực của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21.
a. Lúa gạo
Lúa gạo là loại cây lương thực chính của Việt Nam đồng thời nó cũng chính là cây lương thực chính của thế giới. Lúa gạo cũng chính là hình ảnh nông nghiệp của Việt Nam với bạn bè thế giới. Đây cũng chính là loại cây lương thực đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, cung cấp sản phẩm chính cho xuất khẩu. Với điều kiện sống thích nghi với các vùng châu thổ ngập nước vì vậy lúa gạo được gieo trong nhiều ở các lưu vực sông trên khắp cả nước với diện tích gieo trồng 7,4 triệu ha cả năm. Lúa là loại cây lương thực ngắn ngày có những vùng có thể sản xuất 3 vụ một năm riêng Đồng Bằng sông Cửu Long chỉ sản xuất được một vụ do có một mùa lũ trong năm nên không thể canh tác cây lúa. Trong những năm gần đây diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam không tăng mà còn giảm do rất nhiều lý do cả về tự nhiên và xã hội. Tình hình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh đã lấy đi một diện tích đất cach tác nông nghiệp khá lớn của Việt Nam hầu hết diện tích trên đang canh tác lúa nước đây là những diện tích đất tốt nhất. Tình hình bất thường của thời tiết cũng là lý do chính ảnh hưởng đến việc thu hẹp diện tích canh tác lúa. Việt Nam là một trong những nước trên thế giới chịu ảnh hường nặng nề của biến đổi khí hậu. bão lụt đã gây mất mùa giảm năng xuất lúa công với đó là tình trạng nước biển dâng lấy đi của nước ta một diện tích canh tác lúa lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ước tính năm 2020, 12% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng này sẽ chìm trong nước biển.
Đồng bằng sông Hồng không chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu song đây là vùng có tốc độ đô thi hóa cao nhất nước điều này gây rất nhiều bất lợi thu hẹp về diện tích canh tác lương thực. Đây đồng thời cũng là thâm canh nông nghiệp lâu đời nhất của Việt Nam cách đây khoảng 4000 năm do vậy tình trạng thoái hóa đất đang là vấn đề hết sức cấp bách. Trong những năm gần đây ta lai phải đối mặt với hạn hán và tình trạng xây dựng các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn các con sông điều này dẫn đến đồng bằng này không được bổ sung lượng phù sa cũng như lượng nước canh tác. Dưới đây là số liệu sản xuất lúa gạo của Việt Nam qua các năm.
Bảng 5: Diện Tích và sản lượng lúa cả năm
Năm
Diện tích(nghìn ha)
Sản Lượng(nghìn tấn)
Chia ra
Chia ra
Tổng số
Đông Xuân
Hè Thu
Lúa Mùa
Tổng số
Đông Xuân
Hè Thu
Lúa mùa
2000
766,3
3013,2
2292,8
2360,3
32529,5
15571,4
8625,0
8333,3
2001
749,2
3056,9
2210,8
2225,0
32108,4
15474,4
8328,4
8305,6
2002
7504,3
3033,3
2293,7
2177,6
34447,2
16719,6
9188,7
8538,9
2003
7452,2
3022,9
2320,0
2109,3
34568,8
16822,7
9400,8
8345,3
2004
7445,3
2978,5
2366,2
2100,6
36148,9
17078,0
110430,9
8640,0
2005
7329,2
2942,1
2349,3
2307,8
35832,9
17331,9
10436,2
8065,1
2006
7324,8
2995,5
2317,4
2011,9
35849,5
17588,2
9693,9
8567,4
2007
7207,4
2988,4
2203,5
2015,5
35942,7
17024,1
10140,8
8777,8
2008
7400,2
3013,1
2368,7
2018,7
38729,8
18326,9
11395,7
9007,2
Sơ bộ 2009
7440,1
3060,7
2358,3
2021,1
38895,5
18696,3
11184,1
9015,1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một thực tế diện tích lúa cả năm trong vòng 10 năm đầu thế kỷ 21 không hề tăng mà còn giảm đáng kể về diện tích. Chỉ có sản lượng là tăng cao. Điều này phản ánh một quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người. Cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ kinh tế nước ta đang dần trở thành một nước công nghiệp do vậy diện tích canh tác đất nông nghiệp bị thu hẹp là tất yếu. Diện tích thu hẹp không ngừng theo thời gian song sản lượng lai tăng khá nhanh điều đó cho ta thất chúng ta đã có những đầu tư thích đáng cho nông nghiệp thâm canh tăng vụ, áp dung cơ giới hóa thay thế dần sức lao động của con người. có những chính sách đầu tư hợp lý cho nông nghiệp áp dụng khoa học khi thuật, công nghệ sinh học vào lai tạo các loại giông lúa đẻ sản xuất cho năng xuất cao cùng với phẩm chất tốt nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo của Việt Nam khi tham gia xuất khẩu. Dưới đây là bảng số liệu tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa gạo Việt Nam tính ra %.
Hình ảnh sản xuất lúa Việt Nam
Bảng 6: Chỉ số tăng trưởng san xuất gạo Việt Nam các năm (%)
(Năm trước là 100%)
Năm
Diện Tích
Sản Lượng
Chia ra
Chia ra
Tổng số
Đông xuân
Hè thu
Lúa mùa
Tổng số
Đông xuân
Hè thu
Lúa mùa
2000
0,2
4,3
-2,1
-2,6
3,6
10,4
-1,5
-2,3
2001
-2,3
1,5
-3,6
-5,7
-1,3
-0,6
-3,4
-0,3
2002
0,2
-0,8
3,7
-2,1
7,3
8,0
10,3
2,8
2003
-0,7
-0,3
1,1
3,1
-0,4
0,6
2,3
-2,3
2004
-0,1
-1,5
2,6
-0,4
4,6
1,5
11,6
3,5
2005
-1,6
-1,2
-0,7
-3,0
-0,9
1,5
0,1
-6,7
2006
-0,1
1,8
-1,4
-1,3
00
1,5
-7,1
6,2
2007
-1,6
-0,2
-4,9
0,2
0,3
-3,2
4,6
2,5
2008
2,7
0,8
7,5
0,1
7,8
7,7
2,4
2,6
2009
0,5
1,6
-0,4
0,1
0,4
2,0
1,9
0,1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng số liệu này ta cũng có thế dễ dàng nhận ra sự thu hẹp về mặt diện tlích canh tác lúa vá sự tăng trưởng của sản lượng song sự tăng trưởng ấy là tương đối thất thường, không đều do sự nhiễu động bất thường của thời tiết nước ta.
b. Ngô
Ngô là cây lương thực lớn thứ hai củng Việt Nam đồng thời cũng là cây lương thực quan trong thứ 3 của thế giới. Với địa hình 3/4 là đồi núi nên rất thuận lợi cho việc canh tác cây ngô các vùng có diện tích ngô lớn nhất cả nước là Trung du miền núi phía bắc, bắc trung bộ và duyên hải miền trung, tây nguyên đây là 3 vùng có diện tích và sản lượng ngô cao nhất. Ngô ở nước ta được sử dụng chủ yếu cho công nghiệp chế biến cung cấp nguyền nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc. Nó gián tiếp thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển. Dưới đây là bảng thống kê tình hình sản xuất của năm 2009 năm phản ánh rõ ràng nhất tình hình sản xuất ngô trong những năm gần đây của các địa phương.
Bảng 7: Tình hình sản xuất ngô phân theo địa phương trên cả nước(2009)
Năm 2009
Diện tích
(nghìn ha)
Năng xuất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Cả nước
1086,8
40,8
4431,8
ĐBS.Hồng
72,7
34,5
1527
TDMN
Phía Bắc
443,4
34,5
1527,6
Bắc trung bộ và duyên hải MT
202,1
38,5
777,8
Tây nguyên
242,1
47,9
1159,2
Đông nam bộ
89,4
51,6
461,5
ĐBS.Cửu Long
37,1
51,8
192,3
Ngồn: Tổng cục thống kê
Ngô là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở rất nhiều địa phương trên cả nước nhìn vào số liệu ta có thể thấy ngô thường phân ở các vùng đất đồi núi nới có những điều kiện sông khá khắc nhiệt song cây ngô vẫ cho năng xuất và sản lượng cao.
c. Khoai lang
Là loại cây khá đặc trưng của các nước nhiệt đới ở Việt Nam khoai lang có từ rất lâu đời gắp liền với văn minh lúa nước. Đây là loại cây thích nghi tốt với loại đất cát pha, đất phù san cổ thường được trồng sen kẽ với các diện tích canh tác lúa hoặc giữa 2 vụ lúa. Lịch sử phát triển của nước ta cũng gắn với loài cây này. Tuy diên tích không nhiều và chỉ được xem là cây màu lương thực xong đây cũng chính là lương thực cho nông dân những khi mùa vụ thất bát và là lương thực chính của một số dân tộc thiểu số của nước ta. Dưới đât là số liệu sản xuất khoai lang năm 2009.
Bảng 8: Tình hình sản xuất khoai lang phân theo địa phương năm 2009
Năm 2009
Diện tích
(nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Cả nước
146,4
1207,6
ĐBS.Hồng
22,8
194,7
TDMN
Phía Bắc
38,2
238,2
Bắc trung bộ và duyên hải MT
55,1
328,9
Tây nguyên
14,1
151,0
Đông nam bộ
2,5
20,7
ĐBS.Cửu Long
13,7
274,1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong năm 2009 đã có thể nói lên qua trình phát triển trong những năm gần đây vì khoai lang là loại cây có diện tích canh tác và sản lượng khá ổn đinh. Tuy diện tích và sản lượng không cao song khoai lang cũng là loại cậy giúp bình ổn nhu cầu tiêu thụ trong nước và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
d. Sắn
Sắn là loại cây lương thực chính của Việt Nam. Sắn cùng là loại cây lương thực có diện tích và sản lượng thực có diện tích và sản lượng nhỏ nhất trong 4 loại cây lương thực chính song sắn lại đóng 1 vai trò khá quan trọng trong nền sản xuất lương thực nước ta. Sắn chính là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho các ngành chế biến như chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia xúc. Dưới đây là tình hình sản xuất sắn phân theo địa phương năm 2009.
Bảng 9: Tình hính sản xuất sắn phân theo địa phương năm 2009
Năm 2009
Diện tích
(nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Cả nước
508
8556,9
ĐBS.Hồng
7,5
105,0
TDMN
Phía Bắc
101,3
1216,8
Bắc trung bộ và duyên hải MT
157,5
2578,4
Tây nguyên
136,8
2140,8
Đông nam bộ
99,5
2430,5
ĐBS.Cửu Long
6,2
85,4
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cũng như khoai lang sắn cũng là loại cây lương thực ít có những biến động lớn về diện tích và sản lượng. Các vùng sản xuất sắn lớn của cả nước gồm có: Bắc trung bộ và duyên hải miền trung, Tây nguyên, Đông nam bộ và cả trung du miền bắc với các vùng chuyên canh này giúp nước ta luôn có nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho công nghiệp chế biến.
2.2.3 Thực trạng xuất khẩu qua các năm
Trong số 4 loại cây lương thực của Việt Nam chỉ có duy nhất lúa gạo có sản lượng lớn và khả năng phát triển xuất khẩu làm thế mạnh để cạnh tranh với các nước khac trên thế giới. Các loại cây lương thực khác vẫn tham gia vào thị trường xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu không đáng kể. tôi xin tập trung chủ yếu những đánh giá phân tích của mình vào mặt hàng có triển vọng và đem lại nguồn lợi lớn nhất cho Viêt Nam trong việc xuất khẩu và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra với thế giới là lúa gạo.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có nhiều ưu thế vượt trội so với các quốc gia phát triển nông nghiệp trong khu vực để phát triển mặt hàng lúa gạo, mở rộng thị trường, gia tăng tích lũy vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo trên thị trường không chỉ có ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn luôn gắn liền với sự ổn định kinh tế, chính trị - xã hội trong suốt quá trình phát triển của đất nước.
Trong trồng trọt, lúa là cây trồng chính trong hệ thống cây trồng ở nước ta. Trong tổng số 11 triệu hộ nông dân, có trên 80% số hộ trồng lúa. Vì vậy, sản xuất lúa gạo có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của nông dân nước ta. Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, trong đó, lúa gạo được coi là cây có khả năng cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới, được khuyến khích phát triển.
Diện tích trồng lúa ở nước ta có sự thay đổi đáng kể trong các thời kỳ phát triển. Mặc dù diện tích trồng lúa có xu hướng giảm sút, nhất là lúa vụ mùa, do nông dân tự phát chuyển đổi quá nhanh cây trồng (những nơi đất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp.doc