MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Phần A: CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG.
Chương I: Vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu bồn trũng Cửu Long 5
I. Vị trí địa lý 5
II. Lịch sử nghiên cứu 7
Chương II: Đặc điểm địa tầng của bồn trũng Cửu Long 10
I.Đặc điểm địa tầng trước Kainozoi. 10
II.Đặc điểm địa tầng trầm tích Kainozoi. 11
Chương III: Đặc điểm cấu kiến tạo bể Cửu Long. 22
I.Cấu trúc địa chất của vùng trũng Cửu Long 22
II.Lịch sử phát triển kiến tạo. 27
Phần B : SINH ĐỊA TẦNG CÁC GIẾNG KHOAN TRONG TRẦM TÍCH OLIGONXEN MUỘN–MIOXEN SỚM Ở BỒN TRŨNG CỬU LONG .
Chương I : Vài nét về lô 15–2. 30
Chương II : Các phương pháp và tài liệu nghiên cứu 32
I. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu 32
II.Mô tả một vài hóa thạch đặc trưng trong trầm tích Oligoxen-Mioxen. 38
Chương III : Các kết quả về sinh địa tầng ở giếng khoan
4TK và 5TK thuộc lô 15-2 48
I. Giếng khoan 15-2 RD 4TK 48
II.Giếng khoan 15-2 RD 5TK 52
Chương IV: Liên kết và so sánh địa tầng giữa các giếng khoan 56
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sinh địa tầng các thành tạo trầm tích Mioxen muộn- Oligoxen sớm – Lô 15-2 (giếng khoan 4TK,5TK) thuộc bồn trũng Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
åi thuộc Globorotalia sp., Grobigerrinoides sp., trong đó các dạng có và sự biến mất cuối cùng trong N19 gồm Globigerinoides obliquus, Globoquadrina altispira, Globoratalia miocenica, Sphaerodinella subdehiscens có sự xuất hiện đầu tiên trong N19 tuổi Plioxen. Hóa thạch cực nhỏ tảo carbonate cũng phong phú, dạng xác định đới NN12 trong tuổi Pliocen là Dicoaster intercalcaris khi vắng các dạng của NN11.
Bào tử phấn hoa rất đa dạng nhưng cũng rất phong phú là Darcydium spp., Stenochlaena laurifolia và Altingia spp., nhiều Dinoflagellate biển.
Hệ tầng biển Đông phân bố trên toàn bộ bể Cửu Long và môi trường thuộc trầm tích biển nông. Dựa trên hóa thạch động vật, hệ tầng được xếp vào Pliocen-Đệ Tứ.
BẢNG ĐƠN VỊ ĐỊA TẦNG CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG (Thạch học)
BẢNG PHÂN CHIA ĐỊA TẦNG THEO TIÊU CHUẨN CỔ SINH CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG
Tuổi
Thành hệ
Bề dày (m)
Tập địa chấn
Cổ Sinh Vật
Môi trường
Biểu hiện dầu khí
Plioxen _ Đệ Tứ
Biển Đông
400- 700
A
NN12-NN19
NN19-NN12
Đới Darcy dium- Phyllocladus
Biển Nôùng
MIOXEN
Muộn
Đồng Nai
500 -750
BII
NN10 - NN11
NN15-N18
Tf 3
FL.meridonalis
Phụ đới Fl.meridonlis
Ven biển –Biển Nông
Giữa
Côn sơn
250 -900
N9 -N13
Phụ đới Fl.trilobita
Đồng bằng _Ven biển
Sớm
Bạch Hổ
500 - 1250
BI-2
Lớp Rotalit
Fl. levipoli
M.howardi phổ biến nhất
Delta-Biển Nông
Dầu
BI-1
Không gặp
Florschuetzia trilobata
Đồng bằng sông
OLIGOXEN
Trà Tân
100-1200
C
Không gặp
Phu đới Cicricospories dorogensis,Lycopodium neogenicus
Đầm hồ_ Biển nông
Dầu
D
Hiếm bám đáy
Đầm hồ đến vũng vịnh
Trà Cú
400
E
Không gặp
Sông
Dầu và khí
Tiền Đệ Tam ( J-K)
Móng
>1000m
M
Granit, Granodiorit, Biến chất
Dầu
Chương III
ĐẶC ĐIỂM CẤU KIẾN TẠO CỦA BỂ CỬU LONG
I.CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT CỦA VÙNG TRŨNG CỬU LONG :( hình 2 và 3)
Đầu Kainozoi, các trầm tích lấp đầy các trũng sâu trên bề mặt địa hình cổ trước Kainozoi, bể trầm tích Cửu Long được hình thành và sau đó tiếp tục phát triển rồi mở rộng dần trong suốt Đệ Tam tạo ra một bể trầm tích tương đối hoàn chỉnh có dạng Ovan, có trục kéo dài của nó theo hướng Đông Bắc–Tây Nam. Cùng với tiến trình đó cùng với các hoạt động kiến tạo kéo theo là sự hình thành các đứt gãy phân cắt bể Cửu Long ra các đới cấu trúc khác nhau, hình thành hệ thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam và Đông Tây đóng vai trò chủ yếu. Các đứt gãy này hoạt động khá mạnh vào các kỷ Oligoxen đến kỷ Mioxen sớm. Do đặc điểm phủ chồng gối trên móng trước Đệ Tam và chịu sự chi phối của các hoạt động kiến tạo trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, bể Cửu Long được phân chia thành các đơn vị cấu trúc chính sau đây: đơn nghiêng, các đới trũng, các đới nâng và các đới không phân dị .
I.1 Các đơn nghiêng:
+ Các đơn nghiêng Tây Bắc :
Còn gọi là địa trũng Vũng Tàu Phan Rang nằm ở rìa Tây–Tây Bắc của bể, do sự phân cắt của các đứt gãy Tây Bắc–Đông Nam và Đông–Nam nên đơn nghiêng có dạng cấu trúc bậc thang.
+ Các đơn nghiêng Đông Nam
Nằm ở phía Nam Đông Nam của bể và kề áp với khối nâng Côn Sơn. So với đơn nghiêng Tây Bắc thì đơn nghiêng này ít bị phân dị hơn và được ngăn cách với đới trung tâm bởi đứt gãy chính có hướng Đông Bắc -Tây Nam.
I.2 Các đới trũng :
Các đới trũng quan trọng là các cấu trúc lõm kế thừa từ mặt móng Kainozoi, và sau đó được mở rộng trong quá trình tách giãn vào thời kỳ Oligoxen rồi trầm tích bị oằn võng trong Mioxen, có 4 đới trũng chủ yếu sau:
+ Đới trũng Tây Bạch Hổ :
Nằm ở phía Tây cấu tạo Bạch Hổ và là một trong số các trũng sâu nhất của bể Cửu Long với độ dày trầm tích đệ Tam lên đến 7000m. Cấu trúc này phát triển theo hướng của hệ thống đứt gãy Đông Bắc–Tây Nam và bị phức tạp hoá do sự chi phối của hệ thống đứt gãy Đông Tây .
+ Đới trũng Đông Bạch Hổ :
Nằm ở phía Đông cấu tạo Bạch Hổ và cũng phát triển theo hướng của hệ thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam. Phần dưới của đới này phát triển theo kiểu Rift và phần trên theo kiểu oằn võng.
+ Đới trũng Bắc Bạch Hổ :
Là đới trũng sâu nhất (>8km) và lớn nhất (80x20km) kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. So với các vùng trũng khác thì trũng này phức tạp hơn bởi sự phân cắt của các đứt gãy và các dải nhô cục bộ.
+Đới trũng Bắc Tam Đảo :
Nằm ở phía Bắc Tam Đảo và là nhánh kéo dài của trũng trung tâm với bề dày trầm tích tới 5000m.
I.3 Các đới nâng :
Đa phần các đới nâng của bể Cửu Long là các cấu tạo kế thừa các khối nhô của móng trước Kainozoi và trung tâm, chủ yếu ở phần trung tâm của bể. Các đới nâng trung tâm gồm có:
+ Đới nâng Rồng-Bạch Hổ-Cửu Long :
Còn gọi là đới nâng trung tâm có phương kéo dài theo hướng Đông Bắc–Tây Nam. Đới nâng này bị phân cách với các đới trũng kế cận bởi các đứt gãy lớn đặc biệt là hệ thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam. Qua các bản đồ đẳng dày, ta thấy đới nâng này phát triển kế thừa một cách bền vững và liên tục từ móng trước Kainozoi đến tầng “Rotalid”.
+ Đới nâng Trà Tân – Đồng Nai :
Nằm ở phía Bắc Đông Bắc của bể và phát triển theo hướng Đông Bắc-Tây Nam và có xu thế nối vơí các cấu tạo Ba Vì qua sườn dốc của đơn nghiêng Tây Bắc. Đặc điểm cấu trúc của đới này thể hiện khá rõ ở bề mặt móng và trong các thành tạo trước Mioxen. Toàn bộ đới nâng Trà Tân-Đồng Nai bị khống chế bởi hệ thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam và bị phân cách bởi các đứt gãy Tây Bắc–Đông Nam sau đó bị chặn lại ở phía Tây Nam bởi đứt gãy có hướng Đông–Tây.
+ Đới nâng Tam Đảo – Bà Đen :
Phát triển kế thừa trên các khối nhô của móng Đệ Tam và phát triển liên tục tới đầu Mioxen. Dươí tác động phân cắt của các đứt gãy Đông–Tây tạo ra một số cấu tạo nhỏ cục bộ và phức tạp thêm đặc tính cấu trúc của đới .
I.3 Đới phân dị cấu trúc Tây Nam :
Là loạt các cấu trúc địa phương bị khống chế bởi hệ thống đứt gãy hướng Đông–Tây và bị phân cắt bởi các đứt gãy địa phương có hướng Đông Bắc–Tây Nam và Tây Bắc–Đông Nam tạo ra các khối nâng, khối sụt cục bộ và phân dị theo hướng hạ dần về trung tâm của bể.
Hình 2 : CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG
Hình 3 : CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC PHỤ BỒN TRŨNG BẮC CỬU LONG
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO :
Trong suốt tiến trình hình thành và phát triển bể Cửu Long đã bị tác động và chi phối bởi các chế độ địa động lực được thể hiện ở các giai đoạn khác nhau. Đó là các giai đoạn cố kết móng, tách giãn oằn võng, sau cùng là giai đoạn hoạt động tân kiến tạo.
II.1 Giai đoạn cố kết móng :
Giai đoạn này liên quan với sự hội tụ của lục địa Gonvana (Ấn-Úc) và Nauraxia (Âu-Á) vào cuối nguyên đại Mezozoi tạo ra sự hình thành thềm Sunda và tiêu huỷ hoàn toàn đại dương Tethys. Quá trình xâm nhập và phun trào mạnh mẽ của các thể Plutonic, và Vocanic ở các khu vực xung quanh bể Cửu Long đã kéo theo các chuyển động khối tảng tạo nên hàng loạt đứt gãy làm phân cắt và phân dị hoàn toàn bề mặt địa hình cổ ở cuối nguyên đại Mezozoi tạo thành các khối nâng sụt. Bể Cửu Long đã hình thành trên khối sụt khu vực vào thời kỳ tiền tách giãn kỷ Paleoxen–Eoxen
II.2 Giai đoạn tách giãn và oằn võng :
Thời kỳ tách giãn xảy ra trong giai đoạn Oligoxen tạo nên các địa hào hẹp phân bố dọc theo các đứt gãy sâu nằm kề các khối Plutonic. Lấp đầy các địa hào này là các trầm tích vụn thô được bào mòn từ các khối nâng kế cận. Quá trình tách giãn tiếp tục vào cuối Oligoxen, các địa hào này được mở rộng và nối thông với nhau trở thành đầm hồ thuận lợi cho sự tích tụ các trầm tích hạt mịn giàu vật chất hữu cơ. Đồng thời, sự thông thương giữa các địa hào không chỉ tạo ra đầm hồ mà còn mở ra con đường liên hệ giữa chính các đầm hồ với biển. Chính vì vậy mà ở cuối kỉ Oligoxen có mặt các trầm tích không chỉ đầm hồ mà còn châu thổ và biển. Tổ hợp các loại trầm tích này đã tạo ra tầng đá mẹ tuổi Oligoxen muộn giàu vật chất hữu cơ của bể Cửu Long .
Đầu kỉ Mioxen, thời kỳ tách giãn kết thúc nhường chỗ cho thời kỳ mới đó là thời kỳ oằn võng. Vào thời kỳ này, quá trình sụt lún vẫn tiếp tục đồng thời với quá trình co rút thể tích của các trầm tích tuổi Oligoxen đã được tích tụ ở các trũng sâu. Hoạt động của các đứt gãy đã suy giảm hẳn so với thời kỳ tách giãn. Vì lẽ đó, thời kỳ oằn võng xảy ra từ từ và môi trường tích tụ có động năng thấp. Do vậy các trầm tích sét được thành tạo chủ yếu và đáng kể là sét màu nâu lục “Rotalid”. Vào cuối kỷ Mioxen, do có sự tham gia của sông Mekong môi trường trầm tích thay đổi, đồng thời bể được mở rộng về phía đồng bằng châu thổ hiện nay. Xuất phát từ lý do này mà có mặt các trầm tích châu thổ và sự hiện diện của vật liệu hữu cơ lục địa .
III.3 Giai đoạn tách giãn :
Sau thời kỳ oằn võng, giai đoạn tân kiến tạo được kế tiếp với sự sụp lún không chỉ tiếp tục ở trung tâm bể mà còn ở cả khối nâng Côn Sơn. Do đó, bể Cửu Long không còn là một cấu trúc riêng biệt với hình dạng Ovan nữa mà nó đã hoà chung với cấu trúc của toàn thềm lục địa Nam Việt Nam. Vào thời kỳ này, đáy biển Đông trầm tích sụt lún đồng thời của Đông Dương được nâng cao cùng với các hoạt động núi lửa Basalt kiềm. Các hoạt động tân kiến tạo nêu trên đã góp phần tạo nên bình đồ thềm lục địa hiện nay .
PHẦN B
SINH ĐỊA TẦNG CỦA CÁC GIẾNG KHOAN TRONG TRẦM TÍCH OLIGOXEN MUỘN VÀ MIOXEN SỚM Ở BỂ TRŨNG CỬU LONG
Chương I
VÀI NÉT VỀ HAI GIẾNG KHOAN 15-2RD 4TK VÀ15-2RD 5TK
Lô 15-2 được định vị ở ngoài khơi phía Nam Việt Nam khoảng 40 đến 160 km kéo dài từ Vũng Tàu đến khu vực biên giới của các lô ở phía Tây(hình 3). Lô 15-2 được đặt ở trung tâm và phần Đông Bắc của bồn trũng Cửu Long, nơi trầm tích Đệ Tam che phủ và các mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng đã được tìm thấy ở đây.
Hướng trầm tích lắng đọng chính ở bồn trũng Cửu Long chạy dọc theo phần trung tâm của lô 15-2 với trục của nó theo hướng Đông Bắc–Tây Nam của đá móng và phát triển hầu hết các phía của lô
Có 2 kiểu tập đá chứa dầu được tìm thấy ở lô 15-2 :
Lớp đá móng granit bị phong hóa và nứt nẻ .
Các thành tạo trầm tích vụn tuổi Mioxen hạ–Oligoxen phủ bên trên tầng đá móng.
Từ tháng 10-1992 xấp xỉ 20000km các cuộc khảo sát địa chấn bao gồm: địa chấn 3D, và nhiều cuộc khảo sát khác được đề ra. Tổng cộng có 25 giếng khoan: 5 giếng khoan tìm kiếm, 7 giếng thẩm lượng, 13 giếng phát triển được khoan ở lô 15-2.
Hai giếng khoan 15-2RD-4TK và 15-2RD-5TK được khoan ở khu vực mỏ Rạng Đông thuộc cấu tạo Phương Đông và được khoan bởi JVPC trên thềm lục địa Việt Nam. Giếng khoan 15-2RD-4TK đã được phân tích với tổng cộng là 84 mẫu (77 mẫu vụn và 10 mẫu sườn) trong nghiên cứu bào tử phấn ở độ sâu từ 2010m đến 3137m, và 104 mẫu (94 mẫu vụn và 10 mẫu sườn)để nghiên cứu về vi sinh vật trong khoảng độ sâu 690m-3137m. Ở giếng khoan 15-2RD-5TK thì gồm có tổng cộng 43 mẫu vụn được đưa vào phân tích bào tử phấn trong khoảng độ sâu từ 2110m-2950m.
Hình 3: SƠ ĐO ÀVỊ TRÍ ĐỊA LÝ LÔ 15-2
Chương II
Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
I. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tài liệu:
Do đặc thù của môi trường lắng đọng trầm tích trong thống Oligoxen muộn và thống Mioxen sớm ở bể Cửu Long chủ yếu là trầm tích lục địa. Nên các phương pháp phân tích foraminifera và tảo cacbonate không phát huy hiệu qủa. Phương pháp phân tích bào tử phấn hoa đã phát huy tác dụng và là phương pháp chủ đạo khi nghiên cứu các trầm tích có nguồn gốc lắng đọng lục địa đến biển nông-vũng vịnh ven bờ.
- Bài tiểu luận được viết dựa trên kết quả phân tích bào tử phấn hoa từ mẫu vụn rắn (mẫu cutting) của 02 giếng khoan 15-2-RD-4TK và 15-2-RD-5TK.
Phương pháp nghiên cứu:
Mẫu vụn rắn được lấy từ mặt cắt giếng khoan, trong quá trình khoan tìm kiếm nhằm phát hiện các tích tụ dầu khí. Mẫu được gia công và phân tích tại Viện dầu khí theo qui trình sau:
Mẫu được rửa sạch dung dịch khoan, sấy khô, làm vụn nhỏ có kích thước 0,5-1,0mm
Lấy khối lượng mẫu 10-15gram
Xử lý bằng axít HCl 10% để loại bỏ thành phần carbonate trong thời gian 30 phút. Sau đó rửa sạch mẫu bằng nước cất.
Xử lý bằng axít HF 40% trong khoảng thời gian 18-24 giờ. Sau đó rửa sạch bằng nước cất.
Xử lý bằng axít HCl nóng trong thời gian 30-60 phút nhằm loại bỏ keo CaF2 do qúa trình xử lý axit trước đó tạo ra. Sau đó rửa sạch mẫu bằng nước cất.
Loại vật chất vô cơ bằng dung dịch nặng ZnBr2 có tỉ trọng dung dịch 2,2g/cm3. Lấy vật chất hữu cơ nổi trên bề mặt dung dịch.
Oxy hóa vật chất hữu cơ nhằm làm giàu hóa thạch bào tử phấn hoa.
Mẫu bào tử phấn hoa được dán cố định thành tiêu bản có kích thước lamen 22mm x 32mm. Số lượng tiêu bản cho mỗi mẫu là 2 đến 3 tiêu bản.
Bào tử phấn hoa được phân tích trên kính hiển vi sinh vật với độ phóng đại khoảng 200 lần khi tìm kiếm và 500-1000 lần khi xác định tên hóa thạch. Phương pháp xác định tên hóa thạch bào tử phấn hoa dựa vào phuơng pháp so sánh đặc điểm hình thái với hóa thạch bào tử phấn hoa chuẩn (phần II).
Tuổi địa chất của các trầm tích được xác định trên cơ sở các hóa thạch đánh dấu mức địa tầng đã được vận dụng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á. Sử dụng sơ đồ đới bào tử phấn hoa theo Việt dầu khí (bảng1).
Môi trường lắng đọng trầm tích được xác định trên cơ sở phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa, khi so sánh nó với mô hình lắng đọng trầm tích theo nhóm hóa thạch, và tuân thủ tiền đề bào tử phấn hoa chỉ di chuyển từ vùng cao xuống vùng thấp và từ lục địa ra biển theo môi trường nước và gió. Phức hệ bào tử phấn hoa được phân nhóm bao gồm các nhóm bào tử nước ngọt, phấn hoa nước ngọt, bào tử phấn hoa có nguồn gốc núi cao, bào tử phấn hoa có nguồn gốc đầm lầy ven sông, bào tử phấn hoa có nguồn gốc rừng ngập mặn ven biển, tảo có nguồn gốc lục địa, tảo có nguồn gốc biển và nước lợ ven biển, vỏ kitine của foraminifera (xem bảng 2 và bảng 3).
Kết quả phân tích bào tử phấn hoa được trình bày thành biểu bảng: chiều ngang theo tên hóa thạch hoặc nhóm hóa thạch, chiều dọc theo độ sâu mẫu dọc mặt cắt giếng khoan. Tọa độï giao nhau giữa tên hóa thạch hay nhóm hóa thạch và độ sâu mẫu là số lượng tuyệt đối của hóa thạch hay nhóm hóa thạch.
Bảng 1 : SƠ ĐỒ ĐỚI BÀO TỬ PHẤN HOA ÁP DỤNG CHO TRẦM TÍCH THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
Bảng 2: MÔ HÌNH MÔI TRƯỜNG LẮNG ĐỌNG TRẦM TÍCH
Bảng 3 : SƠ ĐỒ PHÂN BỐ BÀO TỬ PHẤN THEO MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH
Một số hóa thạch bào tử phấn hoa đặc trưng trong trầm tích Oligoxen-Mioxen sớm
II. MÔ TẢ MỘT SỐ HÓA THẠCH BÀO TỬ PHẤN HOA ĐẶC TRƯNG TRONG TRẦM TÍCH OLIGOXEN-MIOXEN SỚM :
Stenochleana palustris
Giống Verrucatosporites (Pflug, 1952) ex. R. Potonié 1956.
Stenochlaena palustris Morley 1977
Các bào tử này được Van Her Hammen (1956d) mô tả và xếp vào giống Verrumonolete và hoàn toàn nằm trong giống Verrucatosporites.
Bào tử nằm riêng biệt, hình hạt đậu, một rãnh đối xứng theo hai mặt của rãnh, lồi phía mặt lưng và lõm phía mặt bụng. Nhìn từ phía cực, bào tử có dạng elíp. Các mấu nổi rõ. Các mấu (Gemmae) cao 1,5-2,5µ. Màng(Exine) dày khoảng 1µ. Kích thước: 39-61µ (kể cả các mấu). Bào tử có dạng thay đổi kích thước và tô điểm (dày hay thưa ) của các mấu.
Phân bố địa tầng-địa lý : Phân bố rất rộng từ Eoxen muộn - hiện nay. Ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam mới chỉ thấy trong trầm tích Oligoxen-Đệ Tứ, là tiêu chuẩn xác định ranh giới Oligoxen với trầm tích cổ hơn. Là một dạng của thực vật ngập mặn.
Nguồn gốc thực vật : Stenochlaena palustris. Cây Dương xỉ thấy ở vùng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long, phía Nam (cây Choại).
Stenochleana areolaris
Giống Stenochlaena Khan 1976.
Bào tử có hình hạt đậu, một rãnh, phía mặt bụng không có tô điểm nên nhẵn. Phía mặt lưng có tô điểm bằng những mốu nhỏ (Verrucate). Đặc biệt các mấu này phân bố thành những dãy kéo dài dọc theo chiều dài của bào tử. Trên mỗi dãy các hạt nằm xít nhau. Nhìn nghiêng bào tử lõm ở mặt bụng và lồi ở mặt lưng. Chiều dài thay đổi từ 49-70µ.
Phân bố địa tầng-địa lý : bào tử này là một dạng đặc trưng để xác định ranh giới giữa Mioxen muộn - Mioxen trung, ranh giới giữa Plioxen-Đệ Tứ ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam.
Phân bố địa tầng : Mioxen trên -Plioxen. Morley 1977 cho rằng bào tử này chỉ thấy ở Bắc Boocneo, Papua New Guine. Việc tìm thấy bào tử này trong trầm tích Mioxen trên-Plioxen ở Việt Nam góp phần mở rộng khu vực phân bố địa tầng-địa lý của bào tử này. Một chỉ tiêu quan trọng cho việc liên hệ địa tầng giữa Việt Nam và khu vực xung quanh. Chưa tìm thấy bào tử này ở miền Bắc Việt Nam.
Barringtonia spp.
Giống Barringtonia
Hạt phấn ở mặt bên có dạng bầu dục, mặt cực - mặt bụng có hình gần tròn. Rãnh mở rông sâu và kéo dài, trên mặt bên thấy kéo dài suốt đường xích đạo. Rìa lỗ màng rất dày hơn các phầnà khác của hạt phấn, dày đột ngột tới 5-7µ. Màng(Exine) của các phần khác chỉ dày 1,2-2µ. Màng có hai lớp, tỷ lệ màng trong / màng ngoài khoảng 1-1,2. Vỏ hạt phấn xù xì, ở gần lỗ thường dày và thô, chiều cao của các vách ngăn (columella) 0,5-3µ. Kích thước hạt phấn : ở mặt cực đường kính 50-66µ, ở xích đạo 39-46µ.
Phân bố địa tầng-địa lý : một lọai cây mọc ở vùng ngập mặn. Ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam, phấn này gặp từ Oligoxen–đệ Tứ nhưng rất phổ biến trong Oligoxen-Mioxen sớm.
Florschuetzia trilobata
Florschuetzia trilobata Germeraad, Hopping & Muller,1968.
Hạt phấn nằm rời, có ba thùy phân rõ (trilobate), nhìn từ phía cực các thùy phân bố cân xứng tạo thành tam giác tròn cạnh có cạnh lõm vào phía hạt phấn. hạt phấn có ba lỗ, các lỗ tròn (đường kính 2-4µ )nằm ở các cạnh lõm của tam giác. Màng(Exine) dày (2-7µ ở cực và xích đạo, quanh lỗ mỏng < 1µ) có hai lớp rõ ràng. Hiếm khi thấy các lỗ đi với rãnh. Collumella không rõ ràng (0,5-1µ), vỏ phấn phẳng. Ở mặt bên thường thấy lỗ ở giữa hạt phấn ở chỗ ranh giới các thùy.
Kích thước hạt phấn 28-35µ., tăng dần từ cổ đến trẻ.
Phân bố địa tầng-địa lý : ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam, phấn này tìm thấy trong trầm tích Oligoxen-Mioxen trung. Là tiêu chuẩn để xác lập " đới Florschuetzia trilobata"û tuổi Oligoxen khi chỉ có phấn này màø vắng mặt các dạng khác của Florschuetzia sp.
Alnipollenites verus
Giống Alnipollenites
Ở mặt bên, thân hạt phấn có dạng thấu kính gần tròn, ở mặt cực, thường có từ 4-7 lỗ (ít khi 3 lỗ) phân bố trên xích đạo. Trục cực 14-22µ, xích đạo có đường kính 18-33µ. Hạt phấn có hình đa giác thường là năm cạnh. Các lỗ thường nổi cao lên trên bề mặt của hạt phấn. Màng dày lên ở quanh miệng lỗ, màng trong vát nhọn và tách rời ra (phân biệt rất rõ) tạo nên xoang ở miệng lỗ rộng gần như hình phễu ngược, có khi có dạng elíp, gần tròn, các đường thông giữa hai lỗ kề nhau hiện rõ, tạo thành những cung tròn có đỉnh vào gần giữa hạt phấn, có khi chúng cắt nhau. Màng (exina) dày 1,7-2µ.
Phân bố địa tầng-địa lý : hiện nay chỉ gặp các cây của giống này ở núi cao miền Bắc.
Ở Đông Nam Á, Alnipollenites phong phú trong Oligoxen-Mioxen sớm, giảm dần trong Mioxen trung-muộn,ø rất hiếm trong Plioxen và vắng mặt trong trầm tích đệ Tứ.
Ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam, gặp tương đối nhiều trong Oligoxen - Mioxen sớm và thưa thớt trong Mioxen muộn -Plioxen sớm.
Pinuspollenites spp.
Giống Pinus Linné 1753.
Pinuspollenites spp. Raatz 1978 ex. Potonié 1958.
Trong trầm tích đệ Tam, các phấn hai túi khí dạng Pinus sp. tìm thấy rất nhiều. Ở trạng thái hóa đá các hạt phấn này thường bị vỡ, bẹp không thấy các tô điểm, hay kích thước thật của hạt phấn. Tất cả các dạng hai túi khí, trong ngành dầu khí đều xếp chung vào giống Pinuspollenites.
Hạt phấn có hai túi khí, ở mặt bên các túi khí có hình bầu dục hoặc gằn tròn. Tô điểm mạng lưới nhỏ, phân bố khá đều, không quan sát rõ hình dạng của mạng lưới. Túi khí dính vào thân dưới một góc tù hoặc vuông, thường nổi rõ, có dạng gợn sóng. Thân hạt phấn có dạng hình bầu dục lồi lên phía trên, hơi lõm về phía dưới. Thường mặt bụng bị vỡ. Ở khiên (Graben) dày 2,5-3µ, ở mặt cắt có cấu tạo răng rưa, lượn sóng yếu. Trên thân có tô điểm hạt nhỏ dày đặc.
Phân bố địa tầng-địa lý : thường là cây sống ở vùng núi, mọc khắp Việt Nam.
Ở Đông Nam Á ,Pinus có từ Eoxen rất giàu ở cuối Eoxen và rất phong phú trong Oligoxen-Mioxen sớm và giảm đi trong Mioxen muộn và Plioxen.
Ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam và vịnh Bắc Bộ rất phong phú trong Oligoxen và cả đệ Tam - đệ Tứ.
Jussiena spp.
Giống Jussiena Linné
Jussiena spp.
Hạt phấn nằm riêng rẽ, có kích thước 50-60µ. Phấn có dạng cầu, ba lỗ, các lỗ phân bố đều trên đường xích đạo. Ở vị trí cực, phấn có dạng tam giác gần tròn, lỗ nằm trên các đỉnh. Lỗ có lớp màng( exine) rất dầy tạo thành vòng tròn thô quanh lỗâ, dày 2,5-3µ, đường kính lỗ 7-9µ.
Phân bố địa tầng-địa lý : phấn gần giống với Corsinipollenites (Oligoxen vịnh Bắc Bộ). Hiện mới chỉ tìm thấy trong trầm tích Oligoxen ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam.Thường tìm thấy cùng với Cicatricosisporites, Lycopodiumsporites neogenicus, Pediastrum của đới Florschuetzia trilobata tuổi Oligoxen.
Florschuetzia semilobata
Giống Florschuetzia semilobata Germeraad, Hopping & Muller 1968.
Hạt phấn nằm riêng rẽ, hình elíp cân xứng, hai cực như nhau. Ở vị trí cực, nhìn thấy thùy nổi lên rõ. Phấn có ba lỗ tròn, đường kính từ 1-2µ, nằm giữa các thùy, exine có hai lớp dày 1-2µ ở cực và quanh đường xích đạo. Ở quanh lỗ phấn màng mỏng (<1µ). Các collumella thường không rõ. Tô điểm ngoài có các hạt nhỏ, mẫu nhỏ, thô ở quanh vùng xích đạo mịn dần và không rõ ở quanh cực. Kích thước 23-24µ (nhỏ nhất trong các dạng của Florschuetzia ).
Phân bố địa tầng-địa lý : trước kia Florschuetzia semilobata là dạng được coi chỉ có trong trầm tích Mioxen sớm. Nay có thể tìm thấy trong phần trầm tích thấp nhất của tuổi Mioxen giữa ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam khi đi cùng Florschuetzia meridionalis (phụ đới Florschuetzia semilobata) và nằm trên đới Magnastriatites howardi. Hình dạng, kiểu lỗ của Florschuetzia semilobata có thể là một dạng của Sonneratiaceae.
Echiperiporites estelae
Giống Echiperiporites Van De Hammer & Wymstra 1964.
Echiperiporites estelae Germeraad, 1968.
Hạt phấn rời có hình cầu, cân xứng, có rất nhiều lỗ bao quanh thân (20-24 lỗ), lỗ rộng 4-6µ, thường cách nhau 10-12µ. Toàn thân hạt phấn được phủ kín các gai cao 6-9µ, đáy gai to (2-4µ) dạng nón, vỏ dày ở đầu gai, các gai cách nhau 6-10µ. Phấn có kích thước 55-87µ.
Phân bố địa tầng-địa lý : là một dạng thuộc gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI_LAM_IN.DOC
- BIA_VA_LOI_CAM_ON.DOC