Khóa luận Sự ảnh hưởng của lạm phát - Lãi suất - tỷ giá đến tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Tiêuđề Trang

Chương 1: Tổng quan. 1

1.1. Lý do chọn đềtài.1

1.2. Mụctiêu nghiên cứu. 2

1.3. Phương pháp nghiên cứu. 2

1.4. Phạmvinghiên cứu. 2

Chương 2: Mốiquanhệgữa lạm phát – lãisuất – tỷ giá. 3

2.1. Lý thuyếtngang giálãisuấtIRP. 3

2.2. Lý thuyếtngang giásứcmuaPPP. 6

2.2.1. Hình thứctuyệtđối. 6

2.2.2. Hình thứctương đối. 7

2.2. Hiệu ứng FISHER quốctếIFE. 10

Chương 3: Giớithiệuvềcông ty. 13

3.1. Lịch sử hình thành. 13

3.1.1. Giớithiệu chung vềcông ty. 13

3.1.2. Sơđồ tổ chứcvàhộiđồng quản trị. 14

3.2. Quátrình hình thành vàpháttriển củacông ty. 16

3.3. Vịtríđịalý. 16

3.4. Tình hình tiêu thụ vàpháttriển kinh doanh. 17

3.4.1. Cáchoạtđộng chính.17

3.4.2. Tình hình tiêu thụ vàcơcấu thịtrường xuấtkhẩu. 17

3.4.3. Định hướng pháttriển. 18

3.5. Thuận lợivàkhó khăn. 19

3.5.1. Thuận lợi. 19

3.5.2. Khó khăn. 19

Chương 4: Phântíchtàichính& ảnhhưởng của tỷ giá đếnlợinhuậncủa

doanhnghiệp . 20

4.1. Mộtvàichỉsố tàichính phản ánh tình hình lợinhuận củacông ty. 20

4.1.1. Tỷ suấtsinh lợitrên doanh thu.20

4.1.2. Tỷ suấtsinh lợitrên vốn chủ sởhữu. 21

4.1.3. Tỷ suấtlợinhuận trên tổng tàisản. 22

4.2. Phân tích vềcơcấu thịtrường vàảnh hưởng củatỷ giáhốiđoáiđến lợi

nhuận củadoanh nghiệp trong năm2005. 23

4.2.1. Cơcấu thịtrường xuấtkhẩu củacông ty cổ phần xuấtnhập khẩu thủy

sản An Giang.23

ii

4.2.2. Ảnh hưởng củatỷ giáhốiđoáiđến lợinhuận củadoanh nghiệp trong

năm2005.25

Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USDnăm 2006. 30

5.1. Diễn biến kinh tếtrong năm2005 .30

5.1.1. Điểmlạikinh tếViệtNamtrong năm2005. 30

5.1.2 Diễn biến nền kinh tếMỹ năm2005.32

5.1.3. Kinh tếChâu Âu trong năm2006. 33

5.2. Dự báo tỷ giá. 33

5.2.1 Diễn biến tỷ giáUSD/VNDvàEUR/VNDcácnămqua.33

5.2.2. Dự báo tỷ giáUSD/VNDnăm2006. 34

5.2.3 Dự báo tỷ giáEUR/VNDnăm2006. 35

5.2.4. Dự báo tỷ giáEUR/USDnăm2006. 37

5.2.5. Đánh giávềtỷ giádự báo năm2006. 39

Chương 6: Tỷ giá dự báoảnhhưởng đếntàichínhdoanhnghiệp .42

6.1. Xây dựng kếhoạch tàitrợcho doanh nghiệp năm2006. 42

6.2. Tàitrợbằng danh mụcngoạitệ. 44

6.3. Phân tích tình hình XNKđốivớisự ảnh hưởng củatỷ giánăm2006. 51

6.3.1. Kếhoạch kinh doanh năm2006.51

6.3.2. Phân tích tácđộng củatỷ giáđến lợinhuận 2006. 53

6.4. Giảipháp. 54

6.4.1. Giảipháp thứ nhất:Tàitrợbằng danh mụcngoạitệ. 54

6.4.2. Giảipháp thứ hai:Đadạng hóarổ ngoạitệ. 56

Kiếnnghịvà kết luận . 61

1. Kiến nghị.61

1.1. Đốivớidoanh nghiệp.61

1.2. Đốivớingân hàng. 62

1.3. ĐốivớiNhànước.62

2. Kếtluận. 62

pdf94 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sự ảnh hưởng của lạm phát - Lãi suất - tỷ giá đến tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng cao. Ngoài ra với mức tăng cao của giá xăng dầu, Việt Nam còn phải đối mặt với khó khăn là tốc độ tăng giá thuộc các nhóm sản phẩm lương thực thực phẩm (tăng 10,8%) nhóm mặt hàng này là nhóm mặt hàng nhạy cảm so với kinh tế toàn cầu, liên quan mật thiết với một số hàng hóa quan trọng như: than, xi măng, điện và phân bón. Trong khi đó chính phủ không kiềm chế giá cả của nhóm hàng hóa này nên hàng hóa của Việt Nam trong năm 2006 có thể hướng đến mức giá của quốc tế. Khó khăn lại nối kết khó khăn nguy cơ bùn phát dịch cúm gia cầm có thể tái diễn trong năm sau. Nhiều trở ngại trong đàm phán song phương với Mỹ đã làm chậm tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Tuy nhiên với tiến bộ đáng kể về các cuộc cải cách và cuộc thi hành chính sách kinh tế, môi trường kinh doanh tiếp tục cải thiện đầu tư tiêu dùng và sản lượng công nghiệp tiếp tục tăng mạnh, Việt Nam được xem là các cơ hội đầu tư lớn cho các quốc gia trên thế giới. Nhật Bản đang xếp Việt Nam nằm trong số 3 thị trường đầu tư hàng đầu của họ và một số lượng lớn các công ty của Nhật đã chuyển sang hoạt động sản xuất tại thị trường Việt Nam, vì chính trị giữa hai nước Nhật Trung ngày càng gay gắt. Cho đến nay Việt Nam đã thu hút được 50,5 tỷ USD, trong đó 60,8% nguồn vốn đến từ Châu Á: Singarpore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong. Định hướng chủ yếu trong cơ cấu FDI là ngành công nghiệp xuất khẩu khai thác lợi thế so sánh của 5 Thông tin được cập nhật từ bài viết: diễn đàn kinh tế Việt Nam 2005 – Chủ nhật 05/03/2006 Tại: Website: www.dddn.com.vn Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 31 Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006 Việt Nam (nhân công và tài nguyên dồi dào). Tuy nhiên mức tiêu dùng của người Việt Nam tăng cao với chi tiêu bình quân đầu người tăng một tháng 16% trong năm 2005 (đạt 30USD). Theo AcNelson và phòng thương mại Canada, 63% hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập hơn mức 190 USD một tháng, tăng 36% so với năm 2002 Đặc biệt để Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, chính phủ Việt Nam đã tạo thông thoáng cho nhà đầu tư tài chính. Với dự thảo pháp lệnh ngoại hối đã được thông qua và có hiệu lực vào tháng 7 năm 2006. Theo đó các giao dịch vãng lai sẽ được tự do hóa hoàn toàn, việc mang ngoại tệ ra khỏi Việt Nam sẽ không cần xin giấy phép của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Nghị định này sẽ làm tăng chuyển đổi của đồng VND và đưa ra lộ trình tự do hóa các giao dịch tài khoản vốn vào năm 2010. Sự nới lỏng việc quản lý lưu chuyển vốn sẽ là động lực quan trọng khuyến khích đầu tư gián tiếp (FII) vào Việt Nam. Theo tình hình diễn biến kinh tế của Việt Nam với các pháp lệnh thông thoáng của chính phủ hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư sẽ được cải thiện, củng cố lòng tin với một nền kinh tế hội nhập, luôn mạnh dạng phát triển theo cơ chế thị trường. Đặc biệt tin rằng Việt Nam sẽ trở thành thành viên của WTO vào giữa năm 2006. Ngoài ra trong năm 2005 lĩnh vực hoạt động trong ngành ngân hàng với một năm đầy thắng lợi và hiệu quả đạt mức lợi nhuận rất cao đã giành được 10% cổ phần các ngân hàng trong nước. Riêng thị trường bất động sản ảm đạm và đóng băng, tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm, ổn định chính trị xã hội, là nền tảng cho việc thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Sẽ tiếp tục tăng trưởng cho năm 2006 Theo các nhà kinh tế dự báo: Việt Nam sẽ chính thức là thành viên của WTO giữa năm 2006, điều này sẽ cải thiện sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Nhưng trong năm 2006, Việt Nam cần phải đối mặt với thử thách lớn nhất đối với các nhà sản xuất trong nước, vì sau khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPTs) của AFTA và có khả năng trở thành thành viên của WTO. Bảng 5.1: Một số chỉ tiêu quang trọng của Việt Nam trong năm 2006 Tăng trưởng kinh tế 8% Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 3,80% Công nghiệp & xây dựng 10,20% Dịch vụ 8% Tăng trưởng xuất khẩu 16,40% Tổng đầu tư toàn xã hội 38,6%GDP Chỉ số giá tiêu dùng -CPI dưới 8% (Nguồn báo “dự báo kinh tế Việt Nam – Chủ nhật 05/03/2006) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố lãi suất kỳ hạn một năm của VND là 8,25%/1năm theo các chuyên gia dự báo lãi suất có thể tăng lên 8,4%/1năm. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 32 Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006 5.1.2. Diễn biến nền kinh tế Mỹ năm 2005 Trong năm 2005 vừa qua nền kinh tế Mỹ mặt dù chịu tác động tiêu cực của cơn bảo Katrina tàn phá nặng nề lại thêm chịu ảnh hưởng của giá dầu mỏ tăng cao, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 3,6% trong năm 2005, tuy nhiên theo sự đánh giá của IMF nền kinh tế Mỹ đã cống hiến tới 16,8% (năm 2005) cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Do tăng trưởng mạnh cộng với ảnh hưởng của giá dầu mỏ tăng cao, nên tỷ lệ lạm phát của nước này đã lên tới 3,1% vào năm 2005 vượt quá chỉ tiêu đề ra. Và nếu trong năm 2006 triển vọng giá dầu mỏ vẫn tăng cao không dưới 60USD/thùng tỷ lệ lạm phát ở Mỹ trong năm tới đây vẫn ở mức độ cao. (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư – Bài viết: Nhìn lại kinh tế toàn cầu 2005 – Ngày 01/03/2006 – Website: www.mpi.gov.vn) Vì thế, để khắt phục tình trạng lạm phát tăng cao, và để phục hồi nền kinh tế cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ tăng lãi suất tiền gởi ngân hàng thêm 0,25% từ: 4,5% lên 4,75% có thể tăng lên 5% trong năm 2006. Đây là lần tăng lãi suất thứ 15 liên tiếp đưa mức lãi suất tiền gởi của FED lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2001. Được thông báo trong phiên họp ngày 28/3, (phiên họp đầu tiên của tân chủ tịch BenBernanke với công thức tăng lãi suất chống lạm phát). Đồng thời ủy ban thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC) thuộc FED khẳng định rằng chính sách tăng lãi suất lần này là để kiểm soát thị trường bất động sản và giảm nguy cơ có thể dẫn đến tăng lạm phát trong thời gian qua, khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự đoán và để giữ giá năng lượng được ổn định hơn. (Nguồn: Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Bài viết: FED lại tăng lãi suất lên 4,75%/năm – Ngày 29/03/2006 – Website: www.mhb.com.vn) Theo dự báo của các nhà kinh tế học UCLA cho rằng: kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại đạt mức tăng 3,2% trong năm nay, 2,4% trong năm 2007 và phục hồi trở lại 3,2% vào năm 2008. Nguyên nhân tăng trưởng chậm lại là do tỷ lệ lãi suất cao, thu nhập không tăng và tốc độ xây dựng nhà ở lại giảm. Đồng thời tỷ lệ lạm phát sẽ được tiếp tục khống chế với chỉ số giá tiêu dùng CPI giao động trong khoảng 3% trong cả năm 2006. (Nguồn: Bản tin thị trường – Bài Viết: Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại nhưng không khủng hoảng – Ngày 31/03/2006 – Website: www.thitruong.vnn.vn) Bảng 5.2: Chỉ tiêu cơ bản trong năm 2006 của Mỹ Theo các giới chuyên gia phân tích của Mỹ, lạm phát của nước Mỹ có thể tăng lên 3,7% trong năm 2006 vì giá dầu mỏ có thể tăng cao vượt 60USD/thùng. (Nguồn: Consumer Price Index, 1913- USA – We site: www.bls.gov/cpi - Phụ lục 6) Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 33 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ tăng trưởng 3,50% 3,20% 2,40% Lạm phát ở Mỹ 3,40% 3,00% 2,25% Lãi suất cơ bản 4,50% 4,75% 4,75% Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006 5.1.3. Kinh tế Châu Âu trong năm 2006 (6) Năm 2005, kinh tế liên minh Châu Âu (EU) tăng trưởng trì trệ bởi sức ép cạnh tranh gia tăng từ phía các nền kinh tế mới nổi và những khó khăn trong nội bộ (mở rộng EU thêm 25 nước thành viên). Đồng thời để chấn chỉnh lại nền kinh tế nâng giá trị ngoại tệ, ủy ban Châu Âu (EC) cơ quan hành pháp của Liên Minh Châu Âu vừa công bố một bản dự đoán tăng trưởng kinh tế trong năm 2006: tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,1%, tăng lãi suất tiền gởi lên 2,5%/năm, tỷ lệ lạm phát dự kiến cho cả khu vực là 2,3% nhận định rằng từ nay đến cuối năm giá dầu mỏ tăng vừa phải, tỷ giá đồng USD và EUR ổn định, ngoài ra còn dựa trên tốc độ tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn: Anh, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha. Bảng 5.3: Chỉ tiêu kinh tế của EU năm 2006 5.2. Dự báo tỷ giá năm 2006 5.2.1 Diễn biến tỷ giá USD/VND và EUR/VND các năm qua Đồ thị 5.1: Diến biến tỷ giá cuối năm của năm 2000 – 2005 (7) 6 Thông tin được cập nhật từ bài viết: Kinh tế EU đang phục hồi – Ngày: 14/03/2006 Tại: Website: www.mof.gov.vn 7 Tỷ giá được cập nhật vào cuối tháng từ năm 2000 đến năm 2005 của ngân hàng ngoại thương. Tại website: www.vietcombank.com.vn Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 34 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ tăng trưởng 1,30% 2,20% 2,40% Lạm phát ở Châu Âu 2,00% 2,30% 1,90% Lãi suất cơ bản 2,25% 2,50% 2,50% 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 USD/VND EUR/VND Giá trị (đồng) Năm Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006 Qua đồ thị ta thấy tỷ giá USD/VND có tăng nhưng với mức độ biến động nhẹ hơn so với EUR/VND được thể hiện đường line nhạt trong đồ thị. Riêng tỷ giá EUR/VND biến động khá phức tạp có đôi lúc giảm so với tỷ giá USD/VND ở năm 2000 và 2001, có lúc tăng cao hơn so với USD năm 2002 đến năm 2005. Với đỉnh điểm là năm 2004 có thể nói năm 2004 là thời điểm “hoàng kim” của EUR, nhưng sau đó giảm nhẹ trong năm 2005. Do đó có thể nói rằng đồng EUR và USD là hai đồng tiền mạnh nhưng không tương quan nhau ở nhịp độ thay đổi tỷ giá, riêng USD tăng chậm ở các năm vừa qua. 5.2.2. Dự báo tỷ giá USD/VND năm 2006 Nhằm phù hợp với thực tế của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm, liên tục phát sinh các khoản phải thu và khoản chi ra bằng ngoại tệ hằng ngày, hằng giờ và để dễ dàng đánh giá sự biến động của tỷ giá đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nên tỷ giá được dự báo dưới đây là tỷ giá bình quân trên thị trường trong năm 2006. Bảng 5.4: Dự báo tỷ giá USD/VND trong năm 2006 Dự báo tỷ giá theo ngang giá sức mua - PPP Chênh lệch lạm phát của Việt Nam & Mỹ (Ih-If) Tỷ giá giao ngay bình quân năm 2005 1USD=15.843VND 8,0%-3,0% 8,0%-3,7% 6,7%-3,0% 6,7%-3,7% Mức độ biến động tỷ giá USD/VND 4,85% 4,15% 3,59% 2,89% Tỷ giá USD/VND trong tương lai 16.612,08 16.499,94 16.412,12 16.301,33 Dự báo tỷ giá theo hiệu ứng Fisher quốc tế Chênh lệch lãi suất của Việt Nam & Mỹ (ih-if) 8,25%-4,75% 8,25%-5,0% 8,4%-4,75% 8,4%-5,0% Mức độ biến động tỷ giá USD/VND 3,34% 3,10% 3,48% 3,24% Tỷ giá USD/VND trong tương lai 16.372,36 16.333,38 16,395.05 16.356,01 Qua bảng dự báo tỷ giá của USD/VND ta thấy tỷ lệ lạm phát năm 2006 của Việt Nam Ih lớn hơn tỷ lệ lạm phát ở Mỹ (If) là 8%-3%=5%. Theo lý thuyết ngang giá sức mua – PPP, đồng ngoại tệ USD sẽ tăng giá so với nội tệ (VND) vì lạm phát trong nước vượt quá lạm phát nước ngoài. Trong cả năm 2006 tỷ giá USD/VND sẽ tăng 4,85% tức là 1USD= 16.612,08VND. Nghĩa là, ngang giá sức mua xảy ra thì đồng ngoại tệ USD sẽ tăng giá 4,85% để đáp ứng mức lạm phát cao hơn trong nước so với nước ngoài. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi đúng như vậy, chỉ số giá cả nước ngoài sẽ cao bằng với chỉ số giá cả trong nước từ góc độ của người tiêu dùng trong nước. Thậm chí dù lạm phát ở nước ngoài thấp hơn nhưng với góc độ của người tiêu dùng trong nước việc tăng giá đồng ngoại tệ sẽ đẩy chỉ số giá cả nước ngoài tăng lên. Khi xét đến tác động của tỷ giá hối đoái chỉ số giá cả của hai quốc gia đều tăng 8% do sức mua hàng nước ngoài bằng với sức mua hàng nội địa. Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 35 Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006 Theo các chuyên viên nghiên cứu kinh tế nếu nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện bình thường sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 7,51% thì lạm phát sẽ ở mức 6,7% . Một số nguồn thông tin từ các báo kinh tế của Mỹ nền kinh tế của quốc gia này có thể tăng chỉ số lạm phát lên 3,7% trong năm 2006. Được thể hiện trong các trường hợp II, III, IV xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái giảm: 4,15%; 3,59%; 2,89%, với trường hợp IV chỉ số lạm phát của Việt Nam 6,7% cao hơn chỉ số lạm phát của Mỹ là 3% (6,7%-3,7%) theo ngang giá sức mua đồng ngoại tệ sẽ tăng giá 2,89% so với nội tệ, tức là 1USD = 16.301,33VND. Riêng lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế dự báo đồng ngoại tệ sẽ tăng giá 3,34% (trường hợp I) so với nội tệ là VND, nghĩa là 1USD = 16.372,36VND. Như vậy nếu một nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam bằng đồng Việt Nam với lãi suất là 8,25%/ năm thay vì đầu tư vào Mỹ với mức lãi suất chỉ có 4,75%/năm thì nhà đầu tư sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi thực cao từ đầu tư vào Việt Nam. Khi đó hiệu ứng Fisher quốc tế sẽ xảy ra để tỷ suất sinh lợi thực từ hai góc độ đầu tư này bằng nhau từ góc nhìn đầu tư trong nước, khi đó ngoại tệ sẽ tăng giá để bù trừ vào chênh lệch lãi suất giữa VND và USD là 3,34%. Theo các nhà kinh tế Mỹ dự báo mức lãi suất của FED công bố chỉ là mức lãi suất tạm thời để điều chỉnh kinh tế vĩ mô, mức lãi suất này có thể tăng lên 5%, còn lãi suất tiền gởi kỳ hạn của đồng Việt Nam do ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo sẽ có thể tăng lên 8,4% để phản ánh lại xu hướng tăng lãi suất của Mỹ, tăng khả năng cạnh tranh từ huy động vốn trong dân. Do vậy, độ nhạy cảm của sự biến động tỷ giá sẽ diễn biến khác nhau: 3,10%, 3,48%, 3,24%, trong các trường hợp II, III, IV. Ở trường hợp IV lãi suất kỳ hạn của đồng Việt Nam ih lớn hơn lãi suất kỳ hạn ở Mỹ if (8,4%-5%=3,4%) như vậy ih > if , tức là đồng ngoại tệ sẽ tăng giá để bù đắp sự chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ nên đồng ngoại tệ sẽ tăng giá 3,24% so với nội tệ nghĩa là 1USD = 16.356,01VND. Qua hai lý thuyết dự báo tỷ giá (ngang giá sức mua và hiệu ứng Fisher quốc tế) đồng VND luôn rớt giá so với USD trong năm 2006 do lạm phát trong nước luôn cao hơn nước ngoài, đồng thời lãi suất Việt Nam cao hơn lãi suất Mỹ. Với hai lý thuyết cho kết quả USD tăng giá so với VND bình quân là: 3,58% nghĩa là trong năm 2006 1USD=16.443 VND (giá trị bình quân). + Mức cao nhất: 1USD= 16.612,08VND. + Mức trung bình: 1USD= 16.410,28VND + Mức thấp nhất: 1USD=16.301,33 VND. 5.2.3. Dự báo tỷ giá EUR/VND năm 2006 Bảng 5.5: Dự báo tỷ giá EUR/VND trong năm 2006 Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 36 Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006 Đối với EUR/VND lý thuyết ngang giá sức mua dự báo đồng EUR sẽ tăng giá theo như các chỉ số kinh tế dự kiến, mức lạm phát của khu vực EU (Ih=2,3%) thấp hơn mức lạm phát của Việt Nam (If = 8%) tức là (Ih – If = 5,7%). Như vậy đồng ngoại tệ EUR sẽ tăng giá so với nội tệ VND là 5,57% nghĩa là trong năm 2006, 1EUR = 20.493,33VND. Ở đây đồng VND sẽ mất giá so với EUR là 5,57% vì Việt Nam có tốc độ lạm phát cao hơn EU, đồng thời để đáp ứng mức lạm phát cao hơn trong nước so với nước ngoài nên đường ngang giá sức mua đã xảy ra để ngăn cản kinh doanh chênh lệch giá. Vì đồng nội tệ mất giá nghĩa là thời điểm hiện tại giá hàng hóa của Việt Nam rất đắt so với góc nhìn của người tiêu dùng trong nước (vì lạm phát cao). Khi đó sẽ có các nhà đầu tư mua hàng hóa của EU sang bán ở thị trường Việt Nam để hưởng chênh lệch giá, khá hấp dẫn cho việc nhập khẩu. Từ đó dẫn đến cung ngoại tệ tăng và cầu ngoại tệ cũng tăng, theo quy luật cung – cầu, ngoại tệ sẽ tăng giá tức là nội tệ giảm giá nếu mức tăng giá ngoại tệ đúng bằng 5,57% thì chỉ số giá tiêu dùng trong nước và nước ngoài sẽ bằng nhau, nghĩa là giá cả hàng hóa của Việt Nam ngang với giá cả hàng hóa của Châu Âu trong mắt người tiêu dùng trong nước, nên sẽ không xảy ra kinh doanh chênh lệch giá giữa hàng hóa Việt Nam và Châu Âu. Nhưng các chỉ tiêu dự báo thì luôn có sự thay đổi, nghĩa là các nhà kinh tế Châu Âu dự báo mức lạm phát ở Châu Âu có thể tăng thêm 0,5% cho cả khu vực năm 2006 tức là 2,8% suốt năm. Vì EU mở rộng thêm 25 nước thành viên với tăng trưởng trì trệ bởi sức ép cạnh tranh gia tăng từ phía các nền kinh tế mới nổi và những thách thức trong nội bộ (với Estonia mức lạm phát 2005 lên tới 4,1% cao hơn mức trần cho phép là Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 37 Dự báo tỷ giá theo ngang giá sức mua PPP Chênh lệch lạm phát của Việt Nam & EU (Ih-If) Tỷ giá giao ngay bình quân năm 2005 1EUR=19.411,74VND 8,0%-2,3% 8,0%-2,8% 6,7%-2,3% 6,7%-2,8% Mức độ biến động tỷ giá EUR/VND 5,57% 5,06% 4,30% 3,79% Tỷ giá EUR/VND trong tương lai 20.493,33 20.393,65 20.246,65 20.148,17 Dự báo tỷ giá theo hiệu ứng Fisher quốc tế Chênh lệch lãi suất của Việt Nam & EU (ih-if) 8,25%-2,5% 8,25%-3,0% 8,4%-2,5% 8,4-3,0% Mức độ biến động tỷ giá EUR/VND 5,61% 5,10% 5,76% 5,24% Tỷ giá EUR/VND trong tương lai 20.500,69 20.401,17 20.529,09 20.392,45 Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006 2,53%, Latvia lạm phát ở mức 7% trong năm 2006) nên tình trạng lạm phát ở EU có chiều hướng tăng mạnh. (8) Được thể hiện qua 3 trường hợp biến động II, III, IV xu hướng biến động tỷ giá có giảm ở mức 5,06%, 4,3%, 3,79% khi tình trạng lạm phát của Việt Nam giảm ở mức 6,7% trong năm 2006 và EU tăng 2,8%. Riêng trường hợp IV sự chênh lệch lạm phát của Việt Nam và EU là Ih – If = 6,7% - 2,8% =3,9%, nghĩa là lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của nước ngoài là 3,9% theo lý thuyết ngang giá sức mua dự báo ngoại tệ EUR sẽ tăng giá so với VND là 3,79%, 1EUR = 20.148,17VND trong năm 2006. Theo hiệu ứng Fisher quốc tế dự báo ngoại tệ sẽ tăng giá: 5,61%, 5,1%, 4,59%, 5,76%, 4,73% phụ thuộc vào tình hình lãi suất của Việt Nam và EU. Mức lãi suất kỳ hạn 1năm của Việt Nam là 8,25%, EU là 2,5%, như vậy lãi suất của Việt Nam cao hơn mức lãi suất EU là ih – if =8,25% - 2,5% =5,75%. Theo hiệu ứng Fisher quốc tế dự báo thì ngoại tệ sẽ tăng giá nghĩa là EUR sẽ tăng giá so với VND là 5,61%, 1EUR = 20.500,69VND. Hiệu ứng Fisher quốc tế khẳng định việc một nhà đầu tư trong nước muốn đầu tư ra nước ngoài không chỉ phụ thuộc vào lãi suất nước ngoài (if) mà còn phụ thuộc vào phần trăm thay đổi của giá trị ngoại tệ (ef) . Ở đây lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất của Việt Nam nên là cơ hội cho các đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, kể cả nhà đầu tư trong nước sẽ hưởng được một tỷ suất sinh lợi thực cao hơn ở nước ngoài. Khi đó hiệu ứng Fisher quốc tế xảy ra để tỷ suất sinh lợi từ hai góc độ đầu tư này bằng nhau theo góc nhìn của nhà đầu tư trong nước, dẫn đến đồng ngoại tệ sẽ tăng giá để bù trừ vào chênh lệch lãi suất giữa VND và EUR là 5,61%. Tuy nhiên không phải mức độ biến động tỷ giá là cố định 5,61% mà còn phụ thuộc vào chính sách lãi suất có thể tăng giảm theo thời kỳ. Nếu lãi suất đồng EUR của EU lên 3% (từ giới quan sát của Châu Âu) thì mức độ biến động sẽ khác nhau: 5,1%; 5,76% như trường hợp II, III, IV. Theo như trường hợp IV chênh lệch lãi suất của Việt Nam và EUR là ih – if = 5,4%, như vậy lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài dẫn đến ngoại tệ tăng giá so với VND là 5,24% như hiệu ứng Fisher dự báo 1EUR=20.392,45VND. Tổng hợp mức độ biến động theo hiệu ứng Fisher quốc tế và ngang giá sức mua, mức độ biến động trung bình của EUR/VND sẽ là: 5,05% nghĩa là tỷ giá giao ngay tương lai bình quân EUR/VND: + Cao nhất: 20.529,09VND + Trung bình : 20.392,77VND + Thấp nhất: 20.148,17VND. 5.2.4. Dự báo tỷ giá EUR/USD năm 2006 Bảng 5.6: Dự báo tỷ giá EUR/USD trong năm 2006 8 Thông tin được cập nhật từ bài viết: Kinh tế EU đang phục hồi – Ngày: 14/03/2006 Tại: Website: www.mof.gov.vn Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 38 Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006 Qua bảng dự báo tỷ giá theo lý thuyết ngang giá sức mua, chênh lệch lạm phát giữa EUR và USD (USD là nội tệ, EUR là ngoại tệ) Ih – If = 3% - 2,3% = 0,7% lạm phát ở Mỹ cao hơn lạm phát ở EU, do đó đồng USD sẽ giảm giá so với EUR là 0,68%, 1EUR = 1,231819USD. Ngoài ra, tỷ giá EUR/USD biến động theo lạm phát dự kiến của hai quốc gia, nên mức độ biến động sẽ thay đổi theo lạm phát của Châu Âu và Mỹ như: trường hợp II,III, IV tỷ giá sẽ biến động 0,19%; 1,37%; 0,88%. Các trường hợp dự báo, lạm phát ở Mỹ luôn cao hơn lạm phát ở Châu Âu, nên theo ngang giá sức mua dự báo, đồng ngoại tệ EUR sẽ tăng giá so với USD với mức tăng theo chênh lệch lạm phát của hai quốc gia. Ngoài ra chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia Châu Âu và Mỹ còn chênh lệch cả về lãi suất tiền gởi ngắn hạn, lãi suất ở Mỹ ih = 4,75%, lãi suất Châu Âu là if = 2,5%, ta thấy lãi suất Mỹ cao hơn lãi suất ở Châu Âu (ih – if = 2,25%). Theo hiệu ứng Fisher quốc tế dự báo tỷ giá hối đoái EUR/USD sẽ tăng giá trong năm 2006 là 2,2% nghĩa là: tỷ giá giao ngay tương lai 1EUR = 1,250304 USD. Đồng thời mức độ biến động tỷ giá Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 39 Dự báo tỷ giá theo ngang giá sức mua PPP Chênh lệch lạm phát của Mỹ & EU (Ih-If) Tỷ giá giao ngay bình quân năm 2005 1EUR=1,22345USD I II III IV 3,0%-2,3% 3,0%-2,8% 3,7%-2,3% 3,7%-2,8% Mức độ biến động tỷ giá EUR/USD 0,68% 0,19% 1,37% 0,88% Tỷ giá EUR/USD trong tương lai 1,231819 1,225828 1,240191 1,234159 Dự báo tỷ giá theo hiệu ứng Fisher quốc tế Chênh lệch lãi suất của Mỹ & EU (ih-if) I II III IV 4,75%-2,5% 4,75%-3,0% 5,0%-2,5% 5,0%-3,0% Mức độ biến động tỷ giá EUR/USD 2,20% 1,70% 2,44% 1,94% Tỷ giá EUR/USD trong tương lai 1,250304 1,244234 1,253288 1,247204 Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006 cũng khác nhau theo chênh lệch lãi suất của Châu Âu và Mỹ: như trường hợp II, III, IV. EUR tăng giá so với USD là: 1,7%; 2,44%; 1,94%. Vì lãi suất của Mỹ cao hơn lãi suất ở Châu Âu theo hiệu ứng Fisher quốc tế giá trị đồng EUR sẽ tăng giá so với USD trong năm 2006. Hai công cụ dự báo đều cho thấy EUR tăng giá so với USD trong năm 2006, với mức độ tăng trung bình là 1,41%, nghĩa là tỷ giá EUR/USD: + Cao nhất: 1,253288 + Trung bình: 1,240878 + Thấp nhất: 1,225828 Bảng 5.7: Tổng hợp dự báo tỷ giá trong năm 2006 Đồ thị 5.2: Tỷ giá hối đoái 3 tháng đầu năm 2006 (9) 9 Tỷ giá được cập nhật vào cuối tháng, năm 2006 của ngân hàng ngoại thương. Tại website: www.vietcombank.com.vn Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 40 Chỉ tiêu Tỷ giá Cao nhất Trung bình Thấp nhất Giá trị USD/VND 16.612,00VND 16.410,28VND 16.301,33 VND EUR/VND 20.529,09VND 20.392,77VND 20.148,17 VND EUR/USD 1,253288USD 1,240878USD 1,225828USD Phần trăm thay đổi của tỷ giá (ef) USD/VND 4,58% 3,58% 2,89% EUR/VND 5,76% 5,05% 3,79% EUR/USD 2,44% 1,41% 0,19% 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 EUR USD Tỷ giá (đồng) Tháng Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006 Qua quan sát ta thấy trong quí I/2006 tỷ giá USD/VND có biến động nhưng chỉ xoay quanh 0,84% còn thấp hơn mức biến động dự báo đồ thị (5.2). Vì vậy mức độ biến động của tỷ giá không chỉ do lạm phát, lãi suất tác động mà còn nhiều nhân tố khác như: + Lãi suất tương đối: Có nghĩa là thay đổi lãi suất tương đối giữa hai quốc gia tác động đến việc đầu tư chứng khoán, ảnh hưởng đến cung tiền và cầu tiền dẫn đến thay đổi tỷ giá hối đoái. Nghĩa là, khi lãi suất đồng tiền của một quốc gia đó tăng quá cao là cơ hội cho các nhà đầu tư sẽ mua ngoại tệ của đất nước đó, đầu tư vào chứng khoán làm dịch chuyển đường cầu ngoại tệ, dẫn đến cung vượt cầu làm ảnh hưởng đến tỷ giá của ngoại tệ đó tăng lên. + Thu nhập tương đối: Khi thu nhập người dân của một quốc gia này tăng hơn quốc gia kia, họ sẽ có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn, thích xài hàng ngoại nên nhu cầu về đồng tiền tăng lên mà cung thì không đổi nên làm giá ngoại tệ tăng theo. + Kiểm soát chinh phủ: Chính phủ có thể kiểm soát tỷ giá hối đoái bằng nhiều cách (1) áp đặt các rào cản về ngoại hối; (2) áp đặt các rào cản về ngoại thương; (3) can thiệp vào thị trường ngoại hối; (4) tác động đến vĩ mô lạm phát, lãi suất, thu nhập quốc dân Điển hình như việc chính phủ không cho mang ngoại tệ của các nhà đầu tư ra khỏi lãnh thổ hoặc ấn định mức giới hạn, nên dù lãi suất có hấp dẫn nhưng cũng làm cho các nhà đầu tư ngần ngại, nên không làm ảnh hưởng đến tỷ giá hoặc rất ít. + Kỳ vọng: Kỳ vọng ở đây nghĩa là các nhà đầu tư hi vọng vào giá trị của đồng tiền đó sẽ tăng hoặc giảm trong tương lai khi có một dự báo nào đó, sẽ khiến các nhà đầu cơ mua hoặc bán ngoại tệ ngay lập tức làm giá trị ngoại tệ đó thay đổi nhanh chóng. Do vậy ở đây chỉ quan tâm đến lạm phát, lãi suất tác động đến tỷ giá hối đoái, nên có phần nào đó chưa chính xác. Nhưng cũng vạch ra cho doanh nghiệp thấy được một cái nhìn tổng quan về sự biến động của tỷ giá trong tương lai, cũng như là tình hình kinh tế chính trị của quốc gia, để doanh nghiệp có thể dễ dàng trong thương mại (lạm phát), tài chính (lãi suất) mà có một kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới cho phù hợp. 5.2.5. Đánh giá về tỷ giá dự báo năm 2006 Tỷ giá dự báo trong bảng (5.7), được dự báo bằng hai công cụ: lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) và hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE). Ở hai công cụ này, chỉ quan tâm đến hai nhân tố ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá: lạm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1147.pdf
Tài liệu liên quan