MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn 1
Phần 1: Mở đầu 2
1. Tính cấp thiết của đề tài 2
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
2.1. Ý nghĩa khoa học. 4
2.2. Ý nghĩa thực tiễn. 4
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 4
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu: 5
4.2. Khách thể nghiên cứu: 5
4.3. Phạm vi nghiên cứu: 5
5. Phương pháp nghiên cứu: 5
5.1. Phương pháp luận. 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. 7
6. Giả thuyết nghiên cứu: 7
7. Khung lý thuyết: 8
Phần 2: Nội dung 9
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiến của đề tài 9
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: 9
2. Cơ sở lý luận. 10
3. quan điểm của chủ nghĩa mác – lê nin, chủ tịch hồ chí minh và đảng cộng sản việt nam về vai trò, vị trí của công đoàn. 14
3.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin về vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn. 14
3.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam: 18
4. Tính chất công đoàn việt nam 19
5. Vị trí của Công đoàn Việt nam: 21
6. Vai trò của Công đoàn Việt Nam. 22
7. Hệ thống lý thuyết và những khái niệm công cụ. 28
7.1. Hệ thống lý thuyết. 28
7.1.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng. 28
7.1.2. Lý thuyết hành động xã hội. 29
7.1.3. Lý thuyết biến đổi xã hội. 30
7.2. Những khái niệm công cụ. 30
7.2.1. Khái niệm biến đổi xã hội. 30
7.2.2. Khái niệm cơ cấu. 31
7.2.3. Khái niệm tổ chức xã hội. 31
7.2.4. Khái niện Công đoàn 32
7.2.5. Hoạt động Công đoàn. 32
Chương 2: Kết quả nghiên cứu 34
1. Đặc điểm chung về tổng công ty sông đà 34
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TCT. 34
1.2. Hệ thống tổ chức quản lý của TCT Sông Đà. 35
2. Hoạt động của Tổng công ty Sông Đà. 38
2.1. Đặc điểm ngành nghề. 38
2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh. 38
2.3. Cơ cấu đội ngũ lao đông. 39
3. Thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt động công đoàn tổng công ty Sông Đà 40
3.1. Sự biến đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động Công đoàn Tổng công ty Sông Đà. 40
3.1.1. Những biến đổi về công tác tổ chức: 42
3.1.2. Những biến đổi về hoạt động của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà. 44
3.2. Những hoạt động chủ yếu của Công đoàn TCT trong những năm qua: 47
3.3. Thực trạng tổ chức Công đoàn TCT Sông Đà. 50
3.4. Thực trạng hoạt động Công đoàn Tổng công ty Sông Đà. 52
3.4.1. Chức năng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà. 52
3.4.2. Hoạt động Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc thực hiện chức năng tham gia quản lý DN và tổ chức thi đua trong CNVC. 53
3.4.3. Hoạt động Công đoàn TCT Sông Đà với công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ công nhân: 56
3.4.4. Hoạt động Công đoàn TCT Sông Đà với công tác BHLĐ. 57
3.4.5. Công tác củng cố xây dựng tổ chức Công đoàn. 59
3.4.6. Hoạt động Công đoàn của Tổng công ty với công tác nữ công: 60
3.4.7. Các hoạt động khác: 64
3.5. Một số biện pháp cơ bản để đổi mới nội dung hoạt động của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà. 66
4. Đổi mới phương pháp công tác của cán bộ Công đoàn và hoạt động Công đoàn của Tổng công ty Sông Đà. 66
4.1. Đổi mới phương pháp công tác và lề lối làm việc của cán bộ Công đoàn các cấp trong Tổng công ty. 66
4.1.1. Phương pháp hoạt động quần chúng: 67
4.1.2. Phương pháp thu nhân và xử lý thông tin: 68
4.1.3. Phải có chương trình công tác hàng tháng, quý, năm: 70
4.1.4. Thực hiện dân chủ công khai : 70
4.1.5. Giải quyết mối quan hệ : 70
4.2. Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh: 72
4.2.1. Hoạt động của tổ Công đoàn: 72
4.2.2. Hoạt động của Công đoàn bộ phận: 73
4.2.3. Xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh: 75
4.2.4. Đổi mới hoạt động Công đoàn trong giai đoạn hiện nay. 76
Phần 3: Kết luận – khuyến nghị 79
1. Kết luận 79
2. Khuyến nghị : 81
Tài liệu tham khảo 83
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sự biến đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động Công đoàn Tổng Công ty Sông Đà trong quá trình đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
CTy CU nhân lực QTvà TM- Sông Đà- Trụ sở đóng tại Hà Nội
CTy CODEMA- Trụ sở đóng tại Hà Nội
CTy XD Sông Đà- UCRIN- Trụ sở đóng tại Hà Nội
CTy XDTĐ- BOT Cần Đơn- Trụ sở đóng tại Bình Phước
Trường Việt Xô- Sông Đà- Trụ sở đóng tại Hoà Bình
Bệnh Viện Sông Đà- Trụ sở đóng tại Hoà Bình
TT- Thí nghiệm Miền Bắc- Trụ sở đóng tại Hà Đông
TT- Thia nghiệm Miền Trung- Trụ sở đóng tại Gia Lai
Bệnh Viện Sông Đà- Yaly- Trụ sở đóng tại Gia Lai
Cơ quan TCT- Trụ sở đóng tại Hà Nội
Đại diện TCT tại Miền Trung- Trụ sở đóng tại Gia Lai
TT Điều dưỡng & PHCN ngành XD- Trụ sở đóng tại Sơn Tây
Tổng đội TNXP Sông Đà- Yaly- Trụ sở đóng tại Gia Lai
Trường CNKT Việt Xô- Sông Đà- Trụ sở đóng tại Hoà Bình
CTy CP BOT quốc lộ 2- Trụ sở đóng tại Vĩnh Phúc
CTy CP Thuỷ điện Trà Xom- Trụ sở đóng tại Hà Nội
CTy CP đầu tư & PT Sông Đà- Trụ sở đóng tại TP. Hồ Chí Minh
0CTy CP Xi Măng Hạ Long- Trụ sở đóng tại Hà Nội
CTy CP lắp máy Sông Đà 606- Trụ sở đóng tại Thừa Thiên Huế
CTy BOT hầm đường bộ qua Đèo Ngang- Trụ sở đóng tại Hà Tĩnh
CTy CP đầu tư Thuỷ điện Việt – Lào- Trụ sở đóng tại Hà Nội
CTy CP thép Việt- ý- Trụ sở đóng tại Hưng Yên.
2. Hoạt động của Tổng công ty Sông Đà.
2.1. Đặc điểm ngành nghề.
Hoạt động chính của Tổng công ty Sông Đà thuộc các lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ điện, công trình cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, dân dụng, đường dây và trạm biến áp, sản xuất vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ xây dựng, cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII tiếp tục khẳng định thực hiện mục tiêu đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm và chuyển đổi cơ cấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Sản xuất kinh doanh xây lắp:
Tỷ trọng giá trị xây lắp thực hiện chiếm 50% Tổng giá trị SXKD, trong đó năm 2001: 1.018 tỷ đồng, năm 2002 là 1.517 tỷ đồng. Riêng giá trị xây lắp các công trình thuỷ điện chiếm 52 % tổng giá trị xây lắp.
* Sản xuất công nghiệp :
Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện chiếm 22% tổng giá trị SXKD, sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển nhảy vọt, giá trị sản lượng từ 310 tỷ năm 2001 lên 1.000 năm 2003.
Để chuyển đổi cơ cấu trong SXCN, Tổng công ty đã đầu tư các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, nhà máy sản xuất thép, đồng thời Tổng công ty chỉ đạo các đơn vị đầu tư bổ sung đồng bộ các cơ sở sản xuất hiện có để nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín và chiếm lĩnh thị trường như xi măng, vỏ bao, may mặc xuất khẩu; đặc biệt nhà máy Xi Măng Sông Đà - Hoà Bình năm 2002 đạt 110.000 tấn vượt 34% công suất thiết kế. 6 tháng đầu năm 2003 Nhà máy Xi măng Sông Đà - Yaly đạt được công suất cao nhất từ trước tới nay (đạt 98% công suất).
* Công tác tư vấn :
Để phát triển công tác tư vấn, Tổng công ty đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tư vấn đào tạo và xây dựng đội ngũ kỹ sư kỹ thuật, đầu tư mới trang thiết bị, đồng thời tăng cường liên doanh liên kết với các công ty tư vấn nước ngoài để nâng cao trình độ. Do đó công tác tư vấn đã đảm nhận được từ khâu dự án đầu tư, lập thiết kế kỹ thuật, đấu thầu, giám sát kỹ thuật và chất lượng, đặc biệt là đã tổ chức thực hiện tư vấn trọn gói công trình thuỷ điện loại vừa và nhỏ.
* Sản xuất kinh doanh khác :
Tỷ trọng giá trị công tác này chiếm 26% tổng giá trị SXKD.
Với mục tiêu là đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư, thiết bị và các sản phẩm khác đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công, đảm bảo sản xuất liên tục, ổn định. Tổng công ty đã đầu tư nâng cao năng lực chuyên ngành như: vận hành cung cấp điện nước, vận chuyển cung cấp vật tư, xi măng, xăng dầu, sắt thép, các cơ sở phục vụ khác.
2.3. Cơ cấu đội ngũ lao đông.
Tính từ thời điểm thành lập Tổng công ty Sông Đà đến nay số lượng công nhân lao động này càng tăng về số lượng. Theo số lượng điều tra thống kê năm 1998 thì tổng số CBCN-VC của Tổng công ty Sông Đà là 14.257 CBCN-VC, đến năm 2002 là 22.600 CBCN-VC, chưa kể số công nhân lao động trong các công ty liên doanh.
Bảng 2 : Tổng hợp tình hình biến động nguồn nhân lực năm 1998 - 2002.
Trong đó
Năm 1998
Năm 2002
Tổng số
20.653
28.713 người
(Kể cả HĐLĐ & LD)
Lao động nữ
8.962 người (43,39%)
12.156 người
(42,3% TS – CNLĐ)
Lao động phổ thông
3.219 người (15,58%)
1.900 người (6,61%)
Công nhân bậc 1+2+3
1.955 người
(6,80% TS – CNLĐ)
CN bậc 4+Lái xe máy
6.829 người (33%)
7.481 người
(26,5% TS – CNLĐ)
CN kỹ thuật từ bậc 5-7
3.600 người (17,4%)
6.925 người
(24,1% TS – CNLĐ)
CBVC có trình độ ĐH
6.897 người (33,4%)
10.263 người
(35,7% TS – CNLĐ)
CáN Bẫ có trình độ trên ĐH
126 người (0,61%)
189 người
(0,65% TS – CNLĐ)
Theo số liệu trên, so với năm 1998, năm 2002 lao động nữ tăng lên về số lượng nhưng giảm theo tỉ lệ từ 43,39% năm 1998 xuống còn 42,3% năm 2002; Công nhân bậc 5-7 tăng lên đáng kể, 3.325 người; Còn số cán bộ có trình độ ĐH cũng tăng từ 6.897 người năm 1998 lên 10.263 người năm 2002. Đó cũng chính là thực trạng biến động lao động hiện nay ở các doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
3. Thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt động công đoàn tổng công ty sông đà
3.1. Sự biến đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động Công đoàn Tổng công ty Sông Đà.
Để phù hợp với tình hình SXKD, tháng 6 năm 1961 – ngày Thủ tướng Chính Phủ ra Quyết định thành lập Ban chỉ huy công trình thuỷ điện Thác Bà, đến ngày 4/6/1962, Công đoàn TCT đã tiến hành tổ chức Đại hội nhiệm kỳ I với cơ cấu Ban chấp hành gồm 9 uỷ viên. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công đoàn, Công Đoàn Tổng công ty Sông Đà đã kịp thời vận động cán bộ, công nhân viên trong ngành thực hiện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với việc sắp xếp lại các cơ quan quản lý Nhà nước theo chức năng quản lý, kinh doanh, Tổng công ty Sông Đà được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Công ty xây dựng Thuỷ điện Thác Bà để tiến tới trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh.
Cùng với sắp xếp lại các cơ quan doanh nghiệp thì hệ thống Công Đoàn ngành cũng được sắp xếp lại. Tháng 6 năm 1961 Công Đoàn ngành thuỷ điện Thác Bà chính thức chuyển thành Công Đoàn Tổng công ty Sông Đà, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Công Đoàn ngành Bộ Xây dựng. Từ đó cho đến nay, Công Đoàn Tổng công ty Sông Đà luôn luôn hoàn thiện tổ chức, đồng thời phối hợp với Liên Đoàn Lao Động địa phương tạo điều kiện cho các Công Đoàn cơ sở hoạt động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tham gia với chính quyền đưa các Công ty tiến lên.
Bảng biến đổi cơ cấu trong BCH Công Đoàn Tổng công ty Sông Đà
Số
lượng
Giới
Độ tuổi
TB
Trình độ học vấn
Nam
Nữ
ĐH
TC
PTTH
Trước 1998
65
40
25
48
38
15
12
Năm 2002
80
50
30
43
54
26
-
Như vậy, cùng với sự đầu tư máy móc và sản xuất, số lao động cũng tăng lên cùng với sự lớn mạnh của Tổng công ty, BCH Công Đoàn so với trước đây và khi trình độ người lao động được nâng cao thì đòi hỏi Ban chấp hành Công Đoàn cũng phải đủ trình độ để lãnh đạo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người lao động và đáp ứng được yêu cầu thực tế đổi mới hoạt động của tổ chức.
3.1.1. Những biến đổi về công tác tổ chức:
Trước năm 1998, các cơ sở trong ngành đều là doanh nghiệp Nhà nước, chưa có một doanh nghiệp liên doanh có vốn góp của nước ngoài và không có cơ sở tư nhân. Do vậy, hầu hết các cơ sở có đủ điều kiện để thành lập Công Đoàn cơ sở.
Từ năm 1998 trở lại đây, thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa để thu hút vốn, thiết bị máy móc, khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại từ các nước trên thế giới theo phương châm: bình đẳng, trôn trọng độc lập, chủ quyền và hai bên cùng có lợi. Tổng công ty Sông Đà đã có 5 Dự án với tổng số vốn đầu tư là 1.320 triệu USA, Công ty liên doanh có vốn góp của nước ngoài và có vốn góp của Tổng công ty và 7 đơn vị chuyển sang hình thức Công ty cổ phần. Việc thành lập Công Đoàn trong các Công ty liên doanh, Công ty cổ phần theo Luật Lao động giao cho Liên đoàn lao động địa phương trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động.
Chính vì vậy, việc thành lập Công Đoàn cơ sở tại các đơn vị này tiến hành rất chậm. Có những đơn vị liên doanh đã đi vào SXKD được 2-3 năm mà vẫn chưa có tổ chức Công Đoàn. Đó là Liên đoàn Lao động địa phương không nắm bắt được thông tin kịp thời về việc thành lập Công ty liên doanh đó.
* Những biến đổi về công tác cán bộ.
Công Đoàn Tổng công ty Sông Đà luôn coi trọng xây dựng và nâng cao năng lực cán bộ Công Đoàn, Công Đoàn trở thành nơi công nhân lao động gửi gắm niềm tin, đồng thời làm tốt chức năng của mình thì cán bộ chủ chốt của Công Đoàn các cấp, Chủ tịch Công Đoàn cơ sở cũng như Ban chấp hành Công Đoàn các cấp ngoài việc đủ đức, đủ tài, sự tín nhiệm của quần chúng cũng như về bản lĩnh để có khả năng giải quyết khi xảy ra những tranh chấp lao động, thoả ước lao động hoặc giải quyết khiếu kiện của người lao động.
Đánh giá cao vai trò của cán bộ trong hoạt động phong trào, Công Đoàn đã coi trọng việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ Công Đoàn, chuẩn bị lực lượng kế cận. Thường xuyên tổ chức tập huấn các chế độ mới nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức Pháp luật, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động để bổ sung kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ, nhờ đó nhìn chung chất lượng đội ngũ Chủ tịch Công Đoàn được nâng cao, vừa có chuyên môn, vừa có kinh nghiệm hoạt động, phẩm chất đạo đức tốt đủ sức tham gia quản lý và giám sát, được Đảng viên tín nhiệm.
Nội dung hoạt động của Ban thường vụ, Ban chấp hành được cải tiến trên cơ sở nâng cao trách nhiệm của Thường vụ và từng uỷ viên trong BCH, nhờ đó những công việc bức xúc ở cơ sở từng bước được giải quyết.
Hoạt động Công Đoàn cuốn hút nhiều người tham gia đã tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, sôi động ở cơ sở. Công Đoàn cơ sở giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất. Trên cơ sở đó phấn đấu trở thành Công Đoàn vững mạnh, nhiều cán bộ lãnh đạo của ngành trong phong trào CNVC và hoạt động Công Đoàn từ cơ sở.
* Bảng biến đổi cơ cấu cán bộ KH-KT và nghiệp vụ qua các thời kỳ.
Chỉ tiêu
Cán bộ KHKT & Nghiệp vụ
Trên ĐH
ĐH
CĐ - Trung cấp
1998
2002
1998
2002
1998
2002
1998
2002
Tổng số
14.257
18.634
126
189
6.897
10.263
7.234
8.182
% CB KHKT &NV
100
100
0,9
1,1
48
55,9
51,1
43
* Về cơ cấu số lượng.
Lực lượng lao động Tổng công ty có sự thay đổi không đều. Theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề: Đội ngũ cán bộ KHKT & nghiệp vụ có trình độ Đại học tăng lên rất nhanh, từ 48% năm 1998 lên 55,9% năm 2002; đội ngũ cán bộ KHKT có trình độ trên Đại học tăng không đáng kể, tuy nhiên cũng đã đóng góp một phần đáng kể vào đội ngũ cán bộ có trình độ củaTCT; đặc biệt, số lượng có trình độ từ Cao đẳng trở xuống đã giảm đi rất nhiều, từ 51,1% năm 1998 xuống còn 43% năm 2002. Điều này chứng tỏ đội ngũ cán bộ KHKT của Tổng công ty Sông Đà đã có sự chuyển biến lớn về chất, để có thể đảm đương được những công trình quan trọng của Nhà nước và nhân dân, đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường.
* Bảng Cơ cấu các loại lao động có chuyên môn kỹ thuật.
Chuyên môn kỹ thuật
Năm 1998
Năm 2002
Số lượng
%
Tỉ lệ cơ cấu
Số lượng
%
Tỉ lệ cơ cấu
CNKT
2.541
15,24
0,36
5.268
22,2
0,51
TC + CĐ
7.234
43,4
1,04
8.182
34,5
0,79
ĐH
6.897
41,3
1
10.263
43,3
1
Tổng cộng
16.672
100
-
23.713
100
-
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu giữa các loại lao động có chuyên môn kỹ thuật biến động theo hướng hợp lý hoá. Năm 1998 tỉ lệ giữa CNKT – TC + CĐ - ĐH là 15,24% - 43,4% - 41,3%. Năm 2002 tỉ lệ này là 22,2% - 34,5% - 43,3%, trong đó tỉ lệ lao động có trình độ ĐH tăng từ 41,3% lên 43,3%, chứng tỏ một điều là đội ngũ lao động có trình độ cao của Tổng công ty Sông Đà ngày càng tăng. Do đó tỉ lệ giữa lao động có trình độ CĐ + TC so với lực lượng ĐH có xu hướng ngày càng hợp lý hơn.
3.1.2. Những biến đổi về hoạt động của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà.
43 năm qua, tiếp tục sự nghiệp của Công đoàn Thuỷ điện Thác Bà, Công đoàn Tổng công ty Sông Đà đã vận động CBCN VC- LĐ trong ngành thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước ngày nay.
Với nhiệm vụ do Tổng liên đoàn Lao động phân cấp, Công đoàn Tổng công ty Sông Đà tham gia với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty, xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn.
Những năm qua, đội ngũ đoàn viên Công đoàn ngày càng được tăng về số lượng và chất lượng. Lúc mới thành lập chỉ có hơn 1 vạn đoàn viên thì đến nay đã có một đội ngũ đông đảo trên 3 vạn đoàn viên Công đoàn.
* Số lượng đoàn viên Công Đoàn qua các thời kỳ Đại hội (8 lần).
Nhiệm kỳ
Đại hội
Tổng số CNLĐ
Đoàn viên Công đoàn
Tổng số
Tỉ lệ % so với Tổng số CNLĐ
Đoàn viên nữ
Tổng số
Tỉ lệ
ĐHI (1965)
3.000
1.680
56%
713
42,4 %
ĐH II (1972)
8.245
6.000
72,7%
3.000
50%
ĐH III (1975)
9.124
7.149
78,3%
3.650
50,7%
ĐH IV (1980)
11.957
10.124
84,6%
4.141
40,9%
ĐH V (1984)
14.857
12.574
84,63%
6.183
49%
ĐH VI (1991)
18.628
14.982
80.42%
7.237
48,3%
ĐH VII (1998)
20.653
18.615
90,1%
7.288
39%
ĐHVIII(2003)
31.200
29.514
95.6%
11.447
38,7%
Qua phân tích bảng trên ta thấy, ở thời kỳ bao cấp tính từ Đại hội I đến Đại hội V (giai đoạn 1965 – 1984) tốc độ phát triển đoàn viên chưa cao, tỷ lệ đoàn viên Công đoàn so với tổng số CNLĐ bình quân 75%. Tính từ Đại hội VI đến Đại hội VIII, tốc độ phát triển đoàn viên trong đội ngũ CNLĐ đã tăng lên, tỷ lệ bình quân đạt 88,7%, tăng lên 13,7% so với giai đoạn trước.
Những đơn vị sản xuất, kinh doanh ổn định và có tăng trưởng cao, sản phẩm truyền thống (Điện) là một thế mạnh của TCT. Tại đó các phong trào hoạt động Công đoàn được đẩy mạnh, tốc độ phát triển đoàn viên Công đoàn cao như: Công ty Sông Đà 2, Công ty Sông Đà 5, Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà, Nhà máy Thép Việt – ý, Công ty BOT Cần Đơn…Nhờ có sự quan tâm đúng mức của Đảng uỷ Tổng công ty và ý thức chăm lo phát triển đoàn viên Công đoàn Tổng công ty đã đạt tỷ lệ cao.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển và trưởng thành của hệ thống Công đoàn TCT thì đội ngũ cán bộ đoàn viên Công đoàn đã được nâng cao về nghiệp vụ, chuyên môn cũng như về phương pháp vận động quần chúng. Chính vì vậy các phong trào của CNVC và hoạt động Công đoàn Tổng công ty đã trở thành một nhân tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngành nói chung và của TCT nói riêng.
* Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá cho CNLĐ qua các thời kỳ.
Trình độ đào tạo
1998
2002
Trong đó
SL
%
SL
%
Qua trường
%
Tại chỗ
%
Tự đào tạo
%
Cấp II
43
3,6
202
13,82
10
1,97
191
24,45
1
0,58
Cấp III
57
4,78
242
16,55
97
19,09
141
18,05
4
2,31
Đại học
282
484
33,1
264
51,9
206
26,3
14
8,09
Ngoại ngữ
445
37,3
253
17,31
78
15,35
97
12,42
78
45,09
Tin học
366
30,68
281
19,22
59
11,61
146
18,69
76
43,93
Tổng cộng
1193
100
1462
100
508
100
781
100
173
100
% Số được ĐT
100
34,75
53,42
11,83
% TS CNLĐ
3,87
4,74
1,65
2,53
0,56
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2002 số CNLĐ được đào tạo về văn hoá là 1462 người, tăng so với năm 1998 là 296 người. Trong đó gửi đi đào tạo tại các trường ngoài chiếm 34,75%; đào tạo theo hệ tại chức, học ở các trường của Tổng công ty, hoặc mở lớp mời giáo viên về dạy chiếm tỉ lệ 11,83%. Bằng các hình thức đào tạo đó, CNLĐ đã được đào tạo về các môn văn hoá, tin học, ngoại ngữ với các trình độ khác nhau: có 202 người đào tạo cấp II (chiếm 13,82%), 242 người cấp III (chiếm 16,55%), 484 người Đại học (33,1%) và 253 người đào tạo ngoại ngữ (17,31%), 281 người đào tạo tin học (19,22%).
Để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đó là có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, CNLĐ Tổng công ty Sông Đà đã có nhận thức đúng và thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ văn hoá, xây dựng đội ngũ lao động khoa học công nghệ có trình độ cao. Số CNLĐ được đào tạo ĐH phát triển mạnh hơn cả và tăng lên so với những năm trước; so với năm 1998, tỉ lệ CNLĐ được đào tạo ĐH trong năm 2002 tăng hơn 9,46% số CNLĐ được đào tạo (33,1% - 23,64%).
3.2. Những hoạt động chủ yếu của Công đoàn TCT trong những năm qua:
Bằng nhiều hình thức, biện pháp động viên, Công đoàn phát huy được trí tuệ lao động sáng tạo của CNLĐ đóng góp vào sự phát triển của TCT thông qua việc tổ chức Đại hội CNVC tại cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ, CNVC nắm được tình hình sản xuất, đồng thời thấy rõ được trách nhiệm của mình, từ đó tham gia xây dựng các biện pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, thông qua quy chế nội bộ nhằm tăng cường kỷ luật lao động, phân phối tiền lương, tiền thưởng, gắn kết quả cuối cùng đến từng thành viên của Công ty, làm cho mọi người quan tâm tới quan hệ sản xuất của doanh nghiệp.
Mặt khác, Công đoàn áp dụng nhiều hình thức tổ chức các phong trào thi đua nhằm khơi dậy tính nhiệt tình cách mạng trong CNVC.
Các phong trào thi đua đều được cán bộ, CNVC hưởng ứng sâu rộng như các phong trào:
* Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong CNVLĐ ở tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề, các công trình khác nhau. Đổi mới phương pháp tổ chức thi đua lao động giỏi: Công đoàn TCT phối hợp với Tổng giám đốc tổ chức phát động thi đua ở các công trình trọng điểm có sự phối hợp của nhiều đơn vị cùng tham gia. Đối với công trình nhỏ lẻ, các giai đoạn thi công khác nhau, Công đoàn các đơn vị thi công phối hợp với chuyên môn đồng cấp tổ chức được các phong trào thi đua, nhằm phấn đấu để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế hàng năm của đơn vị, của TCT. Các phong trào thi đua phải đạt được các mục tiêu cụ thể, các mục tiêu và thời gian phải hoàn thành, công tác sơ kết – tổng kết phải hết sức cụ thể theo từng giai đoạn và từng năm.
* Hàng năm tổ chức phong trào “Luyện tay nghề thi thợ giỏi” trong CNLĐ ở các nghề chủ yếu như : Lái xe, thợ khoan, thợ sắt, thợ hàn, cơ khí, bêtông, mộc, nề, may CN, dệt vỏ bao, tiến hành tổ chức ở cả 4 khu vực (Hà Nội, Đà Nẵng, Yaly, Cần Đơn). Phong trào đăng ký thi đua kèm cặp các thợ bậc cao kèm cặp công nhân mới ra trường và thợ bậc 2, bậc 3. Phong trào đăng ký giúp đỡ các kỹ sư, cử nhân mới ra trường của các chuyên viên, kỹ sư, cử nhân có chuyên môn nghiệp vụ cao.
* Duy trì phong trào thi đua “Xanh – Sạch - Đẹp” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động. Phong trào “Tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc cho CNVC ngành Xây dựng” do Công đoàn xây dựng Việt Nam phát động, với 3 mục tiêu của phong trào thi đua là: Tạo việc làm - Tăng thu nhập – Cải thiện điều kiện lao động, chăm lo nơi ở của CNVC.
Phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng những tập thể lao động giỏi, xuất sắc, những cá nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Tổ chức các phong trào thi đua tại các công trình trọng điểm như : Thuỷ điện Yaly, Cần Đơn, Nà lơi, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân và các công trình khác.
* Tổ chức phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phong trào “Mẹ giỏi - Con ngoan”, “Phong trào vượt khó, học tập, lao động sáng tạo – xây dựng gia đình hạnh phúc” trong nữ CNLĐ. Ban nữ công từ TCT đến cơ sở đề ra kế hoạch nhằm thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ TCT: “Về công tác vận động nữ CNVC – LĐ trong tình hình mới”, phong trào “Vì sự tiến bộ của phụ nữ Sông Đà”.
* Tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử trọng đại để động viên CB - CNLĐ hăng hái lao động vì sự phát triển của TCT.
Như vậy, có thể nói hoạt động Công đoàn của Công ty Thác Bà trước đây và Công đoàn Tổng công ty Sông Đà hiện nay đã phát triển không ngừng. Trong các hoạt động của mình, tổ chức Công đoàn các cấp đã luôn coi trọng yếu tố con người, tạo điều kiện để người lao động phát triển năng lực, sáng tạo và giáo dục đoàn viên Công đoàn chấp hành Pháp luật và kỷ luật lao động, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động. Chính từ những phong trào đó, nhiều cá nhân, tập thể đã được tặng Huân chương lao động các hạng. Mỗi năm có hàng chục chiến sỹ thi đua đạt cấp tỉnh…
Trong những năm qua, từ trong muôn vàn khó khăn của công cuộc đổi mới, đã có nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng đất nước, được Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng nhiều danh hiệu cao qúy cho Công đoàn TCT Sông Đà như: 01 Huân chương Lao động Hạng Nhất (1998); 01 Huân chương Lao động Hạng Nhì (1981); 01 Huân chương Lao động Hạng Nhì (1995); Huân chương Độc lập Hạng Ba vào tháng 1/2003.
Nhiều năm liền được tặng cờ thưởng của Đơn vị xuất sắc nhất ngành Xây dựng, cờ thi đua của Chính Phủ và của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Từ sau năm 1998 đến nay việc các Công đoàn cơ sở được bàn giao về cho Công đoàn TCT trực tiếp quản lý và chỉ đạo là một chủ trương đúng đắn của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Sự gắn bó chặt chẽ, thông suốt của các cấp Công Đoàn với Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng thì nội dung và hình thức hoạt động của Công đoàn cơ sở ngày càng phong phú và có hiệu quả rõ rệt.
* Kết quả đánh giá, phân loại Công đoàn cơ sở năm 1998 – 2001.
Phân loại
ĐV
Tổng
1998
ĐV
Tổng
1999
ĐV
Tổng
2000
ĐV
Tổng
2001
CĐC vững mạnh
38/60
63,3%
47/66
71,2%
54/75
72%
60/83
72,2%
CĐCS xuất sắc
14/60
23,3%
12/66
18,2%
15/75
20%
18/83
21,6%
CĐCS Trung bình
8/60
13,3%
5/66
7,6%
6/75
8%
3/83
3,6%
CĐCS yếu kém
2/66
3%
2/83
2,4%
Tuy nhiên để đánh giá nghiêm túc chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở và cả hệ thống Công đoàn Tổng công ty còn nhiều vấn đề tồn tại, thể hiện trên các mặt: nhiều Công đoàn vẫn còn chưa làm tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi đoàn viên và người lao động. Việc thực hiện chức năng tham gia quản lý doanh nghiệp, cơ quan còn nhiều lúng túng, còn nhiều hạn chế và hiệu quả thấp. Công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, công nhân lao động chậm đổi mới, thiếu bài bản, chưa sát và phù hợp với tâm tư nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của đoàn viên. Bên cạnh đó hoạt động Công đoàn còn khô cứng, nặng về báo cáo, chưa theo kịp sự biến động của cơ chế thị trường. Tình trạng quan liêu, hành chính hoá trong hoạt động của Công đoàn các cấp còn phổ biến.
3.3. Thực trạng tổ chức Công đoàn TCT Sông Đà.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy Công đoàn Tổng công ty Sông Đà :
Công đoàn Tổng công ty Sông Đà được thành lập từ những năm 1960 tại công trường xây dựng thuỷ điện Thác Bà - Yên Bái, đã qua 8 kỳ Đại hội . Trụ sở của Công đoàn của Tổng công ty Sông Đà hiện nay đóng tại Nhà G10, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội. Ban chấp hành Công đoàn của Tổng công ty Sông Đà khoá VII gồm 25 đồng chí, trong đó có 20 đồng chí có trình độ Đại học, 4 đồng chí có trình độ Trung cấp và 01 đồng chí là công nhân trực tiếp sản xuất, 100% là Đảng viên, 12 đồng chí học xong lớp Chính trị cao cấp.
Công đoàn của Tổng công ty Sông Đà có 33 Công đoàn cơ sở trực thuộc, có 245 Công đoàn cấp Xí nghiệp, phân xưởng, đội và các phòng, ban, có hơn 900 tổ Công đoàn và 16.560 cán bộ đoàn viên.
* Tổ chức Công đoàn Tổng công ty Sông Đà qua các nhiệm kỳ Đại hội.
Nhiệm kỳ Đại hội
Năm
Số uỷ viên BCH CĐ TCT
Số lượng
CĐ cơ sở
CĐ bộ phận
Tổ CĐ
Đại hội lần I
1968
10
15
83
166
Đại hội lần II
1973
24
36
165
495
Đại hội lần III
1978
31
66
168
503
Đại hội lần IV
1983
35
68
200
843
Đại hội lần V
1988
38
70
421
981
Đại hội lần VI
1993
34
65
628
1102
Đại hội lần VII
1998
30
58
684
2743
Đại hội lần VIII
2003
28
75
725
2980
Với nhiệm kỳ 5 năm một lần, Công đoàn Tổng công ty Sông Đà đã kiện toàn lại tổ chức, qua đó Ban chấp hành Công đoàn Tổng công ty Sông Đà cũng được củng cố và hoàn thiện hơn phù hợp với những yêu cầu thực tế của tổ chức Công đoàn.
Có thể thấy rằng, từ khi đổi mới đến nay cơ chế quản lý của Công đoàn TCT Sông Đà đã rất năng động, đổi mới phương thức quản lý đến lao động sản xuất.
Bên cạnh sự đổi mới chung của nền kinh tế – xã hội thì trình độ nhận thức của người công nhân được nâng lên rõ rệt, ý thức chính trị được giáo dục và thường xuyên được nâng cao, đảm bảo sự ổn định trong tư tưởng của người công nhân trong TCT.
Để lãnh đạo, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đổi mới này, những người cán bộ Công đoàn phải có ý thức phấn đấu, tu dưỡng, hoàn thiện mình trong chuyên môn cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, trước hết là khẳng định đúng vị thế của tổ chức Công đoàn.
3.4. Thực trạng hoạt động Công đoàn Tổng công ty Sông Đà.
Trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp CNH – HĐH trong nền kinh tế thị trường vận hành theo định hướng XHCN, Công đoàn Tổng công ty Sông Đà đã có những biến đổi rất quan trọng về nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động. Chính vì thế tổ chức Công đoàn Tổng công ty Sông Đà càng thực hiện tốt các chức năng của mình, khẳng định được vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn trong ngành Xây dựng Việt Nam, và được CBCN lao động tin cậy, khẳng định đó được thể hiện qua những thực trạng hoạt động hiện nay của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà.
Qua điều tra, khảo sát hoạt động của tổ chức Công đoàn Tổng công ty Sông Đà được thể hiện qua các chức năng cơ bản của tổ chức Công đoàn như sau:
3.4.1. Chức năng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36146.doc