Khóa luận Sự chuyển biến cơ cấu tổ chức và hoạt động Công đoàn ngành Đường sắt trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Công đoàn các cấp đã đi sâu kiểm tra, phát hiện kiến nghị kịp thời với các cơ quan chuyên môn những bất hợp lý trong sản xuất kinh doanh đời sống của người lao động và đề xuất nhiều biện pháp giải quyết có kết quả đảm bảo quyền lợi và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của CNVC nơi rừng núi, vùng xa hôi hẻo lánh, những công việc độc hại, năng nhọc và liên quan đến an toàn chạy tàu cụ thể như: phụ cấp cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên, tăng tiêu chuẩn suất ăn giữa ca cho phép nhân viên phục vụ nấu ăn trên tàu, bố trí nhà lưu trú, xác định bệnh nghề nghiệp, có hệ số khuyến khích lương. Riêng chương trình giải quyết điện nước cho những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Đương sắt đến nay đã cơ bản hoàn thành với 228 địa điểm, tổng kinh phí 15 tỉ đồng. Những việc làm trên ngày càng tạo nên sự phấn khởi, yên tâm, gắn bó trách nhiệm với ngành, với đơn vị của cán bộ công nhân viên.

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sự chuyển biến cơ cấu tổ chức và hoạt động Công đoàn ngành Đường sắt trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đào tạo, đối mới phương pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, tăng cường mối quan hệ, tạo nguồn, mở rộng các hình thức bồi dưỡng, đào tạo. Trong năm 2003 cứ 2 cán bộ 2 miền tập huấn công tác đào tạo tại Chí Lich ( Hải dương và thành phố Hồ Chí Minh do Tổng liên đoàn tổ chức.Tham gia hội nghị chuyên đề về công tác đào tạo tổ chức tại trường Đại Học Công đoàn. Tổ chức các lớp tập huấn cán bộ Công đoàn từ tổ trưởng, tổ phó đến chấp hành Công đoàn cơ sở: tính đến hết tháng 11/2003 đã mở được 3 lớp tập huấn bồi dưỡng cán bộ Công đoàn với 217 học viên từ 7 Công đoàn cơ sở. Cử đi đào tạo đại học Công đoàn 1 người. Đào tạo lý luận chính trị 8 đồng chí. Cử 5 người đi học học viện Hành chính quốc gia do Tổng liên đoàn tổ chức. Cử 2 người đi tập huấn công tác vệ sinh an toàn và công nghệ khoa học kỹ thuật trong công tác bảo hộ lao động tại Malaixia và Singapo. Nội dung tập huấn cán bộ Công đoàn ngày càng phong phú, thiết thực cho công tác của cán bộ Công đoàn, trong đó có cơ sở lý luận Công đoàn và kỹ năng nghiệp vụ Công đoàn luôn là nội dung chính. Thông qua quá trình đào tạo bồi dưỡng nhiều cán bộ Công đoàn đã nâng cao trình độ, giữ vững được cương vị chủ chốt. Số đã qua đào tạo được sử dụng ngày càng nhiều và hiệu quả. Mỗi cán bộ Công đoàn sau từng đợt bồi dưỡng tập huấn, trình độ chuyên môn cũng như năng lực thực hành được nâng cao các mặt hoạt động cán bộ Công đoàn như: Việc nắm giữ chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên, tình hình sản xuất kinh doanh, kế hoạch công tác của đơn vị, việc tổ chức xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh, coi trọng việc bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động, việc xây dựng chương trình công tác của Công đoàn, giúp đỡ các uỷ viên BCH hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ chủ tịch Công đoàn bộ phận, các tổ trưởng Công đoàn xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm đạt kết quả tốt hơn. Hiệu quả hoạt động của Công đoàn luôn đạt kết quả cao. Hầu hết cán bộ Công đoàn chủ chốt các cấp đều được tín nhiệm tham gia cấp uỷ, những cán bộ Công đoàn chuyển sang công tác Đảng, công tác chuyên môn đều phát huy tác dụng tốt. Công đoàn ngành đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quản lý cán bộ chuyên trách Công đoàn, nhằm từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ có nhiệt tình, kiến thức, sức khoẻ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới. Việc thực hiện chế độ chính sác đối với đội ngũ cán bộ Công đoàn được quan tâm chăm lo chu đáo như khen thưởng động viên, kịp thời phụ cấp trách nhiệm, tặng quà sinh nhật, tham quan du lịch, nâng lương, trợ cấp đã khích lệ đội ngũ cán bộ cơ sở ngành càng gắn bó với tổ chức Công đoàn. Cùng với những biến chuyển của Công đoàn ngành ĐSVN, công tác cán bộ Công đoàn rất được chú trọng. Việc đổi mới công tác cán bộ đó đã góp phần xây dựng được đội ngũ cán bộ Công đoàn ngành Đường sắt Việt Nam có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình công tác, có kiến thức về quản lý kinh tế - xã hội, nắm vững pháp luật, có nghiệp vụ công tác Công đoàn với năng lực hoạt động thực tiễn và được CNVCLĐ tín nhiệm. Trong đổi mới công tác cán bộ việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ Công đoàn rất được ưu tiên quan tâm thường xuyên, liên tục. Trong đó đổi mới về nội dung chương trình, nâng cao kiến thức quản lý kinh tế thị trường, pháp luật, xã hội và phương pháp hoạt động xã hội cho cán bộ Công đoàn. Trong giai đoạn mới, cùng với tổ chức Công đoàn nói chung, Công đoàn Đường sắt Việt Nam đang còn tiếp tục chuyển biến để ngày càng đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự chuyển biến này là tất yếu của Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam nói riêng và tổ chức Công đoàn Việt Nam nói chung trong nền kinh tế thị trường và đang ngày được hoàn thiện trong những năm tới. 2.3. Về hoạt động Công đoàn Công cuộc đổi mới đất nước nói chung và ngành đường sắt nói riêng đang đặt ra những yêu cầu mới của hoạt động Công đoàn ngành ĐSVN. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Công đoàn ĐSVN kể từ đại hội Công đoàn ngành lần thứ XI (1996) đến nay đã có sự thay đổi rất quan trọng trong nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động. Các mặt hoạt động của Công đoàn luôn bám sát chức năng, nhiệm vụ, linh hoạt sáng tạo trong vận dụng các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Tổng liên đoàn và các ngành vào tình hình cụ thể, thực hiện phương châm đi sâu sản xuất, đi sát công nhân đề xuất được các nội dung, bịên pháp phù hợp với thực tế của ngành vào các nội dung hoạt động Công đoàn; tập hợp đông đảo đoàn viên, CNVC tham gia phong trào hoạt động, góp phần đáng kể vào thực hiện thắng lợi nhiệu vụ Sxkd của mỗi đơn vị, của ngành, xây dựng đội ngũ công nhân đường sắt trưởng thành, chăm lo cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, khẳng định được vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn ngành đường sắt và được đoàn viên, công nhân viên chức tin cậy. Các chuyển biến đó được thể hiện trên các mặt sau: 1/ Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của ngành và của đơn vị, các cấp Công đoàn đã chủ động đề xuất và phối hợp với chuyên môn tổ chức các phong trào thi đua sâu rộng, trong công nhân viên chức với nội dung và hình thức luôn đổi mới phù hợp với từng đơn vị và thích ứng với cơ chế thị trường, đã phát huy được nội lực trong CNVC, thi đua thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển năm sau cao hơn năm trước góp phần thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tăng doanh thu của ngành đồng thời giải quyết việc làm cho CBCNVC. Các phong trào tiên tiến là: - Phong trào thi đua lao động giỏi đã trở thành cốt lõi,thường xuyên trong sản xuất kinh doanh từ cơ sở đến toàn ngành, các cấp Công đoàn đã bám sát trọng tâm kế hoạch sản xuất kinh doanh, những khâu yếu việc khó để phối hợp với chuyên môn tổ chức phong trào. Qua các phong trào thi đua đã có 1617 công trình sản phẩm với giá trị 438 tỷ 300 triệu được đăng ký và hoàn thành đạt chất lượng tốt, đảm bảo an toàn, vượt tiến độ tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như khôi phục sửa chữa cầu đường và thông tin tín hiệu, đầu máy toa xe, thiết kế và chế tạo sản phẩm mới. Bình quân hàng năm có 30% cán bộ công nhân viên chức được suy tôn là lao động giỏi các cấp trong đó có 2801 lao động giỏi cấp ngành, 49 chiến sĩ thi đua Bộ giao thông vận tải, 18 chiến sĩ thi đua toàn quốc cùng hàng ngàn lượt CBCNVC đạt được danh hiệu kiện tướng an toàn các cấp. - Phong trào thi đua xây dựng đơn vị "chính quy - văn hoá - an toàn" được duy trì thường xuyên tạo nên mô hình “ làm chủ cụ thể” của CBCNV và của từng đơn vị. 5 năm qua các cấp Công đoàn đã chú trọng cùng chuyên môn 4 lần tổng kết kinh nghiệm, phát huy các điển hình tiên tiến và bổ sung điều chỉnh nội dung biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, phong trào, chuyển từ xây dựng đơn vị "chính quy - văn hoá - an toàn" thành xây dựng khu ga "chính quy - văn hoá - an toàn". Từ năm 2000 đến 6/2003, qua 3 năm thực hiện cùng với các thành tích đạt được trong sản xuất kinh doanh, công tác đảm bảo an toàn chạy tầu, an toàn lao động, an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xây dựng nhà ga, đoàn tầu “chính quy - văn hoá - an toàn” được các cấp lãnh đạo trong ngành quan tâm đúng mức,phong cách làm việc chính quy và giao tiếp với khách hàng có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I đã chỉ đạo, phát triển rộng hơn thành khu ga “Cơ quan-Văn hoá - An toàn”. Đến năm 2003 đã có 35 khu ga được công nhận đạt tiêu chuẩn đề ra. Nếu trước năm 1990 mới chỉ có 71% nhà ga, 62% cung đường, thông tin tín hiệu, đoàn tàu đạt "chính quy - văn hoá - an toàn" thì đến năm 2002 đã có 79,8% nhà ga, đoàn tàu, 74% cung đường đạt tiêu chuẩn chính quy - văn hoá - an toàn. - Phong trào lao động sáng tạo đã thu hút tiềm năng trí tuệ của nhiều CBCNVC nhất là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tìm phát huy sáng kiến, thực hành tiết kiệm và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như rút ngắn hành trình chạy toàn, nâng cao chất lượng phục vụ hành khác, đảm bảo an toàn đường ray, khôi phục đầu máy, đóng mới các toa xe, sản xuất các loại vật tư phụ tùng. Trong nhiệm kỳ đại hội 12 Công đoàn ngành đã có 5023 giải pháp sáng kiến được công nhận bình quân 8,5 người/sáng kiến tăng 125% so với nhiệm kỳ đại hội 11 Công đoàn ĐSVN, làm lợi 28 tỷ 211 triệu đồng. Có 88/148 giải pháp dự thi sáng tạo khoa học công nghệ đường sắt được tặng giải thưởng. Trên 150 đề tài nghiên cứu từ cơ sở đến ngành được nghiệm thu và đưa và sản xuất, 84 CBCNVC được tặng bằng khen và huy hiệu lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hàng năm tiết kiệm được 1200 tấn dầu DIEZEN và nhiều chi phí khác góp phần hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí năng cao thu nhập cho công nhân lao động. - Phong trào ôn lý thuyết luyện tay nghề thi thợ giỏi đã thu hút ngày càng đông đảo CNVC tham gia, nhất là các chức danh giữ vai trò quan trọng của vận tải như: lái tàu, khám xe, trưởng ga, trưởng tàu, sửa chữa cầu đường … Trong các năm gần đây, tổ chức Công đoàn luôn chủ động phối hợp với chuyên các cấp đã 9 lần tổ chức hội thi cho các đối tượng, từ cơ sở cho đến toàn ngành, thu hút 95% số công nhân viên chức trong diện tham gia. Kết quả 322 thí sinh đạt loại giỏi cấp cơ sở,288 thí sinh đạt các giải khá giỏi cấp ngành, 41 thí sinh đạt giải vàng. - Các phong trào thi đua khác như: 2 tốt trong lực lượng bảo vệ chuyên ngành, đảm bảo an toàn đèo dốc, rút ngắn giờ dừng, nâng cao chất lượng sữa chữa cầu đường, đầu máy, toa xe, đã có tác dụng tích cực vào từng đối tượng cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng vận tải, chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, của ngành. 2/Với chức năng đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý, các cấp Công đoàn đã thường xuyên nâng cao năng lực và trách nhiệm của mình, phối hợp cùng chuyên môn thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, góp phần khai thác trí tuệ và trách nhiệm của CBCNVtrong tham gia xây dựng đơn vị, đảm bảo thực hiện đúng đắn mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi trong lao động. Phối hợp cùng chuyên môn chỉ đạo tổ chức tốt Đại hội CNVC các cấp theo đúng quy định và đưa vào thành nề nếp thường xuyên. Nếu trước năm 1996 hàng năm chỉ có 84% cơ sở tổ chức đơn vị đại hội thì sau năm 1996 hàng năm 98 % cơ sở tổ chức được đại hội CNVC với nội dung và phương pháp luôn được cải tiến và chuẩn bị chu đáo. Do vậy, hầu hết các đại hội đặc biệt trong những năm gần đây đều đạt yêu cầu phát huy dân chủ, trí tuệ, thiết thực, hiệu quả. Các vấn đề về dân chủ, kỷ cương và hiệu lực điều hành tại cơ sở từng bước được nâng lên, giải quyết tốt quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động. Các cấp Công đoàn đã tham gia xây dựng và giám sát kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ, các quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chính sách đối với người lao động luôn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt hoạt động Công đoàn ở mỗi cấp. Đến năm 2002 100% cơ sở trong toàn ngành có các quy chế cụ thể để quản lý và phân phối, đảm bảo cho người lao động thực sự làm chủ được nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Điều đó giúp cho tổ chức Công đoàn các cấp bảo vệ lợi ích người lao động từ xa, cơ bản bảm đảm được công bằng và sự đoàn kết nhất trí ở từng đơn vị. Nét nổi bật trong những năm gần đây là vai trò của tổ chức Công đoàn các cấp trong việc chủ động phối hợp với chuyên môn đưa luật lao động đi vào cuộc sống bằng những giải pháp cụ thể. Đến nay 100% các cơ sở đều có đủ nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể. Việc giao kết hợp đồng lao động, cấp sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội đã cơ bản hoàn thành. Công đoàn ngành còn biên tập sách và hướng dẫn cho các cơ sở giải quyết những vướng mắc nảy sinh qua thực tiễn thực hiện quan hệ lao động theo đúng luật định, góp phần tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh trong quan hệ lao động từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CBCNV một cách có hiệu quả. Công đoàn đã tham gia vào đổi mới khoa học kỹ thuật công nghệ, cải tiến quy trình chạy tàu. Công đoàn ngành ĐSVN tổ chức cho CNVC tham gia nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất qua các chương trình như: cải tạo,duy tu, sửa chữa cầu đường bằng cơ giới hoá, thay các loại ray nhỏ bằng ray lớn, thay tà vẹt gỗ bằng tà vẹt bê tông có sử dụng các loại phụ kiện liên kết đàn hồi làm tăng tới độ chạy tàu cho phép. Nếu năm 1989 trên đường sắt thống nhất chỉ có 100km chạy được tốc độ 60km/h thì nay đã đa số chạy tốc độ trên 70km/h, nhiều đoạn cho phép chạy trên 80km/h nâng tốc độ toàn tuyến lên 68,3km/h. Chương trình khoa học nghiên cứu các biện pháp đồng bộ đảm bảo tốc độ chạy tàu cao và các giải pháp rút ngắn hành trình Bắc – Nam đạt được hiệu quả cao. Đây là một chương trình khoa học do nhà nước đầu tư và thu hút một lượng lớn cán bộ quản lý và cán bộ khoa học tham gia. Chính vì vậy trong những năm qua hành trình đường sắt Bắc – Nam luôn được rút ngắn. Biểu 4: Hành trình tầu thống nhất qua các thời kỳ. Năm 1989 1991 1993 1994 1997 2000 2002 Giờ 48 42 38 36 34 32 30 Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, phát huy nội lực, CBCNVLĐ ngành ĐSVN đã đột phá trong công tác đổi mới, sửa chữa, nâng cấp đầu máy, toa xe đặt chất lượng cao, giá thành rẻ góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn CNVCLĐ, tăng thu nhập bình quân chung cho ngành. 3/ Công đoàn các cấp đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia vào việc sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lao động hợp lý, tạo thêm việc làm, giám sát kiểm tra chế độ chính sách và tổ chức các hoạt động xã hội đạt nhiều kết quả góp phần vào việc ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Công đoàn các cấp đã phối hợp với chuyên môn tổ chức nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm và xây dựng quy chế hoạt động dịch vụ, khuyến khích tìm kiếm việc làm, bảo hộ và bảo đảm sản phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính. Những nội dung trên được thể hiện thành những chương trình và mục tiêu phấn đấu cụ thể hàng năm, do vậy đã động viên và khai thác tốt các nguồn lực để tạo thêm việc làm và đảm bảo thu nhập năm sau tăng hơn năm trước trong phạm vi toàn ngành. Kết quả doanh thu sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất đạt bình quân 8,2% so với doanh thu sản xuất chính, đặc biệt tỷ lệ trong năm gần đây ngày càng cao (năm 2002 và năm 2003 là hơn 20%) tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Thu nhập bình quân toàn ngành năm 2000 so với năm 1996 tăng 54,7%, đến năm 2003 tăng so với 2000 tăng hơn 30%. Cụ thể như sau: Biểu 5: Thu nhập bình quân toàn ngành Đơn vị tính: 1000 đ Năm 1990 Năm 2000 Năm 2003 Toàn ngành 753 1165 1.562 Vận tải 79,7 1.392 1.803 Công nghiệp 721 1.332 1.764 Hạ tầng 745 927 1.254 Xây dựng cơ bản 668 938 1.409 Dịch vụ hậu cần 624 834 1.413 (Nguồn Ban tổ chức Công đoàn ĐSVN) Công đoàn đã phối hợp cùng cơ quan chuyên môn triển khai quán triệt và xây dựng các văn bản về đổi mới quản lý trả lương, thu nhập của doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 28C/P của Chính phủ. Kết quả hiện nay đã có 100% các cơ sở đều có quy chế trả lương phù hợp với tính chất sản xuất kinh doanh. Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn vệ sinh lao động thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi…. đều được các cấp Công đoàn giám sát, kiểm tra, cùng chuyên môn thực hiện đúng chế độ, chính sách của nhà nước. Công đoàn các cấp đã đi sâu kiểm tra, phát hiện kiến nghị kịp thời với các cơ quan chuyên môn những bất hợp lý trong sản xuất kinh doanh đời sống của người lao động và đề xuất nhiều biện pháp giải quyết có kết quả đảm bảo quyền lợi và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của CNVC nơi rừng núi, vùng xa hôi hẻo lánh, những công việc độc hại, năng nhọc và liên quan đến an toàn chạy tàu… cụ thể như: phụ cấp cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên, tăng tiêu chuẩn suất ăn giữa ca cho phép nhân viên phục vụ nấu ăn trên tàu, bố trí nhà lưu trú, xác định bệnh nghề nghiệp, có hệ số khuyến khích lương. Riêng chương trình giải quyết điện nước cho những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Đương sắt đến nay đã cơ bản hoàn thành với 228 địa điểm, tổng kinh phí 15 tỉ đồng. Những việc làm trên ngày càng tạo nên sự phấn khởi, yên tâm, gắn bó trách nhiệm với ngành, với đơn vị của cán bộ công nhân viên. Các hoạt động xã hội được chăm lo thường xuyên và phát triển mạnh, đã tổ chức 4 đợt quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt miền Trung, đồng bằng Sông Cửu Long và các quỹ đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất động màu da cam, vì người nghèo... với tổng số tiền là 2 tỉ 905 triệu đồng. Quỹ xã hội được hình thành từ ngành đến cơ sở đã chi tăng 2.000 sổ tiết kiệm,xây 49 nhà tình nghĩa,phụng dưỡng 61 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trợ cấp cho 45.000 lượt đối tượng chính sách và cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền là 8 tỉ 200 triệu đồng. Ngoài ra số CBCNVđã nghỉ hưu cũng được Công đoàn ngành và các cơ sở thường xuyên chăm lo như gặp mặt tình nghĩa nhân dịp lễ tết, tạo kinh phí và điều kiện sinh hoạt hội họp, tham quan nghỉ ngơi. Quỹ xoá đói giảm nghèo của ngành đã cho 311 lượt hộ vay 656 triệu đồng để làm kinh tế gia đình, cải thiện đời sống. Qua kiểm tra các đối tượng được vay vốn đều phát huy tác dụng tốt. Đến nay không còn hộ đói và giảm tối đa số hộ nghèo trong ngành Đường sắt. Hoạt động tham quan du lịch được chăm lo thường xuyên với phương thức tập thể và cá nhân cùng lo, do vậy số cán bộ công nhân viên được đi tham quan du lịch ở trong và ngoài nước hàng năm đạt bình quân 30%, nhiều cơ sở đạt trên 50%. 4/ Công tác tuyên truyền giáo dục đã góp phần nâng cao nhận thức, trình độ và định hướng được suy nghĩ, hành động cho CBCNV, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân đường sắt từng bước đáp ứng có hiệu quả sự nghiệp đổi mới của ngành. - Các cấp Công đoàn đã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho CBCNV hiểu rõ, hiểu đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Thông qua các hình thức như nói chuyện thời sự, báo cáo chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ... đã nhanh chóng chuyển tải đến cán bộ công nhân viên nội dung cơ bản và chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Đảng, cung cấp cho CBCNV những thông tin có định hướng về tình hình trong nước và quốc tế. Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ công nhân viên như: giai cấp công nhân đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần NQTW6 (lần 2) đợt sinh hoạt tham gia đóng góp dự thảo văn kiện lần thứ IX của Đảng... thu hút 85 - 90% CBCNV tham gia, góp phần ổn định tư tưởng, củng cố niềm tin và vững bước đi lên trong sự nghiệp đổi mới. - Công tác tuyên truyền, giáo dục đã bám sát nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà trước hết là làm cho cán bộ công nhân viên nắm được những chủ trương và giải pháp tỏng sản xuất kinh doanh của lãnh đạo ngành, thấy được những thắng lợi và yếu kém cần khắc phục trong quá trình đổi mới, cũng như những thách thức trong cạnh tranh của cơ chế thị trường, để từ đó mỗi cán bộ công nhân viên có suy nghĩ và hành động đúng, khắc phục tình trạng làm bừa, làm ẩu, thực hiện nghiêm quy trình, quy phạm để hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch, sản xuất kinh doanh ở mỗi đơn vị và toàn ngành, thường xuyên sâu sát cơ sở, nắm bắt diễn biến tư tưởng và tâm tư nguyện vọng của người lao động để giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong sản xuất và đời sống. - Công tác giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công nhân viên cùng được các cấp các cấp Công đoàn đặc biệt quan tâm, phối hợp với chuyên môn có những chương trình và chính sách cụ thể như: cử người đi học tại các trường tập trung, mở trường đào tạo tại chức tại cơ sở, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân, có chính sách khuyến khích về mặt vật chất và hỗ trợ người đi học... nên đã có tác dụng động viên đông đảo CBCNV tích cực học tập một cách tự giác. Kết quả toàn ngành trong 10 năm đổi mới đã có thêm 1190 người tốt nghiệp đại học và trên đại học, 1985 người tốt nghiệp trung cấp, 7389 người được đào tạo công nhân kỹ thuật 2516 người tốt nghiệp chính trị trung cao cấp và cử nhân. Ngoài ra phong trào học tập ngoại ngữ và tin học, nghiệp vụ phục vụ cho công tác cũng được đông đảo cán bộ công nhân viên tích cực hưởng ứng. - Hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục theo 3 tiêu chuẩn người công nhân Đường sắt trong thời kỳ đổi mới, giáo dục pháp luật, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội... trong những năm gần đây luôn được quan tâm tổ chức thường xuyên đã góp phần khơi dậy lòng yêu nước, yêu ngành nghề, ý thức chấp hành pháp luật trong CBCNV để từ đó ngăn ngừa, đẩy lùi tích cực và các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá trong mỗi gia đình, mỗi tập thể và xã hội. - Về hình thức công tác tuyên truyền giáo dục đã có nhiều đổi mới. Bên cạnh các hình thức truyền thống như cờ, băng, khẩu hiệu, panô, áp phích, nói chuyện thời sự, báo cáo chuyên đề, trang bị các phương tiện nghe nhìn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu với các chủ để khác nhau... tổ chức Công đoàn đã chú trọng xây dựng chuyên trang Công đoàn trên báo Đường Sắt, biên soạn và phát hành sách bỏ túi về chế độ chính sách và pháp luật có liên quan tới người lao động, duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt các câu lạc bộ. Nhiều đơn vị đã xây dựng được phòng truyền thống. Các hình thức trên được vận dụng linh hoạt phù hợp với từng loại đối tượng, ngành nghề khác nhau. Đặc biệt hình thức tiêu chuẩn các cuộc thi tìm hiểu được các cấp Công đoàn sử dụng rất hiệu quả cả về chiều rộng và chiều sâu. Nhiệm kỳ qua Công đoàn đã phối hợp tiêu chuẩn 6 cuộc thi tìm hiểu rộng lớn trong phạm vi toàn ngành, với nội dung phong phú và thiết thực như tìm hiểu về Đảng, đất nước, tổ chức Công đoàn, ngành đường sắt, pháp luật, an toàn giao thông và hôn nhân gia đình thu hút 82-95% cán bộ công nhân viên trong ngành tham gia với chất lượng tốt. Hàng ngàn bài đã đạt giải ở cấp cơ sở, nhiều bài đạt giải cao ở cấp ngành và Trung ương. - Phong trào văn hoá - văn nghệ - thể dục thể thao được duy trì và phát triển. Đây vừa là điều kiện để lôi cuốn tập hợp công nhân viên chức, vừa có tác dụng nâng cao sức khoẻ phục vụ sản xuất và hạn chế tiêu cực xã hội. Công đoàn đã cùng với chuyên môn dành phần kinh phí đáng kể trang bị các dụng cụ vui chơi, giải trí cho người lao động nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; duy trì hoạt động của các cụm văn hoá thể thao khu vực, nên đã thu hút đông đảo cán bộ công nhân viên tham gia sau giờ lao động; tiêu chuẩn các giải thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ ở khu vực và toàn ngành vừa để giao lưu học hỏi nâng cao trình độ, vừa để nuôi phong trào phát triển, xây dựng các đội đại biểu tham gia với địa phương và toàn quốc. Cấp ngành đã tiêu chuẩn 2 giải bóng bàn, 2 giải bóng chuyền, 2 giải cầu lông, một giải quần vợt, 4 giải hội thao các môn phối hợp cán bộ lãnh đạo và quản lý, 3 lần hội diễn nghệ thuật quần chúng, 5 lần tham gia hội thao và văn nghệ với Tổng liên đoàn và Bộ giao thông vận tải. Ngoài ra còn rất nhiều các hoạt động khác như thi thơ - thi ảnh, đêm dạ hội, thi hát Karaoke, văn nghệ xung kích tạo ra sinh hoạt văn hoá lành mạnh, thu hút đông đảo cán bộ công nhân viên tham gia. 5/ Phong trào nữ công nhân viên chức và hoạt động nữ công được duy trì, phát triển cả bề rộng và chiều sâu với nhiều nội dung mang đậm nét giới tính, thu hút đông đảo nữ công nhân viên chức tham gia góp phần giáo dục nâng cao nhận thức và trình độ nghiệp vụ, chăm lo xây dựng hanh phúc gia đình và hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao. Phong trào "giỏi việc nước, đảm việc nhà" do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phát động được cụ thể hoá bằng phong trào thi đua 3 tốt trong nữ công nhân viên chức ngành đường sắt với hình thức và nội dung luôn được đổi mới cho phù hợp với tâm lý của chị em. Bằng các hoạt động mang đậm nét giới tính như dân số - kế hoạch hoá gia đình, tìm hiểu pháp luật, kiến thức gia đình, vì phụ nữ nghèo... đã góp phần nâng cao nhận thức cho nữ công nhân viên chức, ổn định gia đình và cuộc sống để từ đó có điều kiện công tác tốt. Hoạt động nữ công còn đi sâu kiểm tra và phát hiện những bất hợp lý trong việc thực hiện chế độ chính sách lao động nữ để kiến nghị với các cấp giải quyết, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ nữ công các khu vực và cơ sở, các cuộc hội thảo và diễn đàn nghề nghiệp để chị em trao đổi nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức tham quan du lịch, liên hoan văn nghệ, thi đấu thể thao... thu hút đông đảo nữ công nhân viên chức tham gia. Kết quả 5 năm qua có 94% ban nữ công hoạt động tốt và khá, 8925 chị đạt danh hiệu phụ nữ 3 tốt, 2078 chị đạt lao động giỏi và chiến sỹ thi đua các cấp, 2 tập thể và 3 cá nhân được Tổng liên đoàn tặng bằng khen và 1050 chị được cấp giấy chứng nhận "giỏi việc nước, đảm việc nhà" của Tổng liên đoàn, Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen cho ban nữ công Công đoàn Đường sắt Việt Nam và 1 cá nhân, 21 chị được tặng huy chương vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, 6 chị được tặng huy chương vì sự nghiệp dân số - kế hoạch hoá gia đình, 4 chị được tặng danh hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36147.doc
Tài liệu liên quan