Khóa luận Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1 VÀI NÉT VỀ NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN NÀY ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 3

1.1 Tổng quan về nguồn vốn ODA 3

1.1.1 Khái niệm, bản chất và phân loại ODA 3

1.1.2 Nguồn gốc lịch sử của ODA 7

1.2 Vài nét về cộng đồng các nhà tài trợ 7

1.2.1 Cộng đồng các nhà tài trợ 7

1.2.2 Mục đích của các nhà tài trợ 10

1.2.3 Sự phân bố ODA trên thế giới 12

1.2.4 Những ưu đãi của ODA 13

1.3 Vai trò của ODA trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 13

1.3.1 Đặc điểm của đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật 13

1.3.2 Vai trò của đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật 16

1.4 Bài học sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các nước 18

1.4.1 Bài học thành công 18

1.4.2 Bài học thất bại 19

Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI 21

2.1 Tổng quan về ODA ở Việt Nam 21

2.1.1 ODA phân bổ theo ngành 21

2.1.2 ODA phân bổ theo loại hình 22

2.1.3 ODA phân bổ theo đối tác tài trợ 23

2.2 Sự cần thiết phải sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội 24

2.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội 24

2.2.2 Sự cần thiết phải sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội 31

2.3 Vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội qua các năm 32

2.3.1 Thực trạng sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội xét theo lĩnh vực 35

2.3.2 Thực trạng sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội xét theo đối tác 47

2.3.3 Thực trạng sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội xét theo vùng lãnh thổ 50

2.4 Qui trình vận động của các dự án ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội 55

2.4.1 Vận động ODA 55

2.4.2 Xây dựng danh mục các chương trình, dự án và trình duyệt 56

2.4.3 Chuẩn bị hồ sơ dự án 56

2.4.4 Thẩm định dự án 56

2.4.5 Ký kết các điều ước quốc tế 56

2.4.6 Triển khai dự án 56

2.4.7 Theo dõi, đánh giá dự án 56

2.5 Đánh giá công tác thu hút và sử dụng vốn ODA phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội 59

2.5.1 Những thành tựu trong quá trình sử dụng vốn ODA phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội 59

2.5.2 Những tồn tại và khó khăn 62

2.5.3 Đánh giá hiệu quả chung của các dự án ODA cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội 66

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI 68

3.1 Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội đến năm 2020 68

3.1.1 Mục tiêu 68

3.1.2 Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội đến năm 2020 69

3.2 Triển vọng thu hút vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội trong những năm tới 73

3.3 Một số giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội 74

3.3.1 Giải pháp ở tầm vĩ mô 74

3.3.2 Giải pháp ở tầm vi mô 81

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

 

 

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp mạng lưới đường sắt hiện có gồm 13 nhà ga trong đó ga Hà Nội là lớn nhất với tổng diện tích 2,8ha, mở rộng các nhà ga, nâng cao chất lượng phục vụ, đón, trả khách, tu sửa toàn bộ tuyến đường ray. Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt mới những đầu tàu hiện đại, tăng số chuyến, rút ngắn thời gian tàu chạy. Trong thời gian tới, một số dự án: Xây dựng đường sắt giữa trung tâm Hà Nội đến Nội Bài, dự án nâng cấp hệ thống đường sắt Nam Bắc, Đồng Tây, tuyến Văn Điển-Cổ Bi-Yên Viên...được lập kế hoạch kêu gọi thu hút vốn ODA của các tổ chức quốc tế. Cấp nước Trong giai đoạn 1998-2002, được sự tài trợ của chính phủ Phần Lan, chính phủ Nhật Bản và ngân hàng thế giới, hàng loạt các nhà máy cấp nước được xây dựng đáp ứng nhu cầu nước sạch đang tăng nhanh của nhân dân thủ đô. Bảng 10: Vốn ODA đầu tư cho cấp nước Hà Nội giai đoạn 1998-2001 (Đơn vị: triệu USD) Năm 1998 1999 2000 2001 ODA hạ tầng kỹ thuật 443,2 465,3 438,325 439,372 ODAcấp nước 100,17 177 39,46 39,46 Tỷ lệ (%) 22,6 38 9 9 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Các chương trình cấp nước của Hà Nội được triển khai từ rất sớm. Chương trình cấp nước Hà Nội (Ha Noi Water Supply Project-HWSP), thời gian thực hiện dự án 6/1985-6/1997, do Phần Lan tài trợ với tổng vốn đầu tư 103,6 triệu USD, trong đố viện trợ của chính phủ Phần Lan là 91,01 triệu USD, vốn đối ứng của Việt Nam là 12,5 triệu USD. Dự án tập trung vào việc cải tạo, lắp đặt hệ thống đường ống truyền dẫn và phân phối, nâng công suất của các trạm nước. Thông qua dự án, công suất cấp nước đã tăng lên từ 265.000m3/ngày đêm (1985) lên 370.00m3/ngày đêm (1997). Dự án cung cấp nước sạch ở huyện ngoại thành Gia Lâm (1993-1998), do tổ chức JICA Nhật Bản viện trợ không hoàn lại với tổng vốn đầu tư 49,2 triệu USD, trong đó viện trợ của Nhật Bản là 4 tỷ Yên (38,1 triệu USD) và vốn đối ứng là 11,1 triệu USD, nhằm xây dựng một nhà máy nước công suất 30.000m3/ngày đêm. Dự án hoàn thành sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân huyện ngoại thành, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Dự án thí điểm quản lý, kinh doanh nước sạch Quận Hai Bà Trưng (1996-1998), với tổng vốn đầu tư 5,54 triệu USD, trong đó vốn ODA 22,5 triệu USD, trong đó vốn ODA 22,5 triệu FFr (4,5 triệu USD) do Pháp tài trợ, được triển khai ở 5 phường của Quận Hai Bà Trưng (Lê Đại Hành, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Phố Huế, Bùi Thị Xuân). Dự án nhằm xây dựng mô hình quản lý, kinh doanh nước sạch mới ở Quận Hai Trưng bằng việc cải thiện hệ thống hoá đơn, đồng hồ đo nước, tin học hoá hệ thống quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, giảm tình trạng thất thoát và thất thu nước. Dự án cấp nước Hà Nội giai đoạn 4, có thời gian bắt đầu và kết thúc theo hợp đồng 1997-2005, với tổng vốn đầu tư 42,75 triệu USD, trong đó 33,1 triệu USD là vốn vay tín dụng IDA của Ngân hàng thế giới WWB; 3,65 triệu USD là khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ Phần Lan thông qua hỗ trợ kỹ thuật; vốn đối ứng của Việt Nam là 6 triệu USD. Dự án này tiếp nối chương trình cấp nước của Phần Lan nhằm hoàn thiện hệ thống sản xuất và cung cấp nước sạch, giải quyết tình trạng thất thoát và thất thu nước. Mục tiêu của dự án: + Xây dựng 23,726 km tuyến ống dẫn, thi công 89,468km tuyến ống phân phối và 6,321km tuyến dịch vụ đầu nối vào nhà. + Xây dựng 2 nhà máy cấp nước Cáo Đỉnh và Nam Dư. + Khoan thêm 9 giếng mới. Tính đến 30/10/2001, tổng vốn giải ngân của dự án là 18,06 triệu USD (234,78 tỷ đồng), trong đó vốn ODA giải ngân 14 triệu USD (181,86 tỷ đồng). Dự án hoàn thành nâng công suất cấp nước thành phố lên 60.000m3/ngày đêm, thêm 343.000 dân cư có nước sạch sử dụng. Dự án cải tạo hệ thống đường ống cấp nước cũ của thành phố Hà Nội bằng công nghệ mới với tổng vốn đầu tư 5,871 triệu USD, trong đó vốn ODA 5 triệu USD bằng vốn vay ưu đãi của chính phủ Đan Mạch, thời gian thực hiện theo hợp đồng (2000-9/2002), tính đến năm 2001 tổng số vốn giải ngân là 2,058 triệu USD. Dự án triển khai nhằm giảm tình trạng thất thoát nước, nâng cao hệ số sử dụng nước. Nhìn chung, với sự gia tăng vốn đầu tư, lĩnh vực cấp nước Hà Nội từng bước được nâng cấp, hiện đại hoá đáp ứng tốt nhu cầu nước sạch sinh hoạt cho nhân dân thủ đô và nhu cầu nước sạch phục vụ sản xuất, thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Thoát nước Hiện nay, thoát nước đang là vấn đề đáng lo ngại của chính quyền và nhân dân thủ đô. Tình trạng ứ đọng nước thải và úng ngập nước mưa khá phổ biến gây ra những dịch bệnh bùng phát như sốt rét, ỉa chảy... ở Hà Nội, trong thời gian vừa qua mưa trên 100mm đã gây ra trên 60m điểm ứng ngập. Để giải quyết tình trạng trên, chính quyền thành phố cũng đặc biệt quan tâm chú trọng đến đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước thành phố, nạo vét trên các kênh, mương, hồ, xây dựng kè đập cho những con sông tiêu thoát nước (Lừ, Kim Ngưu, Tô Lịch, Sét...) đảm bảo khai thông dòng chảy. Bảng 11: Vốn đầu tư cho lĩnh vực thoát nước Hà Nội 1998-2001 (Đơn vị: triệu USD) Năm 1998 1999 2000 2001 ODA hạ tầng kỹ thuật 443,2 465,3 438,325 439,372 ODAthoát nước 123,7 141,5 160 160 Tỷ lệ (%) 27,9 30,41 36,5 36,4 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay -Sở KHĐT Hà Nội Về tỷ lệ cũng như lượng vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực thoát nước Hà Nội khá cao, bình quân thời kỳ 1998-2001 là 146,3 triệu USD/năm, chiếm 32,8% tổng vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật Hà Nội. Khối lượng vốn này dùng để thực hiện chương trình "Quy hoạch tổng thể thoát nước Hà Nội giai đoạn 1995-2015" bằng nguồn vốn vay OECF của Nhật Bản (hiện nay là tổ chức JBIC). Giai đoạn đầu tiên thực hiện quy hoạch này là " Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1996-2000)", với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD (2.214,2 tỷ đồng), trong đó vốn ODA 160 triệu USD (1.771,36 tỷ đồng), vốn đối ứng trong nước 40 triệu USD (442,84 tỷ đồng). Mục tiêu của dự án giải quyết tình trạng úng ngập, cải thiện môi trường sống của thành phố bằng việc xây dựng các trạm bơm, hồ điều hoà, nạo vét sông, kênh mương thoát nước, lắp đặt hệ thống cống, các trạm xử lý nước thải. Do chậm trễ trong khâu chuẩn bị và trong quá trình thực hiện dự án nên đến hết năm 2001, tổng số vốn giải ngân là 69,57 triệu USD, trong đó vốn ODA giải ngân 52 triệu USD. Tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện riêng năm 2001 đạt 18,89 triệu USD, trong đó vốn ODA thực hiện 14,84 triệu USD. Tính đến cuối năm 2001, đã thực hiện và đưa vào hoạt động có hiệu quả 9/16 gói thầu bao gồm: trạm bơm Yên Sở, công suất 45m3/giây và hệ thống hồ chứa, kênh dẫn (đưa vào vận hành 5/99); thực hiện nạo vét kênh mương; hoàn thành hệ thống cống trong khu vực đô thị cuối năm 2001. Năm 2002, tập trung triển khai và hoàn thành các gói thầu còn lại của dự án; cải tạo cầu cống trên mương; cải tạo hồ Giảng Võ, Thanh Nhàn 1,2a,2b; cải tạo hồ Thiền Quang, Thành Công; xây dựng nhà máy xử lý nước thải thí điểm Kim Liên-Trúc Bạch; cải tạo hệ thống lưu vực 4 sông (Tô, Lừ, Sét, Kim Ngưu) và hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II, trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. Bảng 12: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện năm 2000 của dự án thoát nước giai đoạn I (Đơn vị: triệu đồng) TT Hạng mục Kế hoạch Thực hiện % Kế hoạch A Mua sắm thiết bị 64.000 34.904 55 CP6: thiết bị nạo vét 4.000 5.000 125 CP8: thiết bị thủy cơ 60.000 29.904 50 B Công tác xây dựng 456.000 393.200 86 CP1: Cống Trúc Bạch-Trần Bình Trọng 4.400 9.000 205 CP2: Cống lưu vực 4 sông 70.000 61.000 87 CP3: Chuẩn bị hiện trường 2.200 2.000 91 CP4: Móng, trạm bơm 49.600 40.000 81 CP5: Hồ Nam Yên Sở 43ha 7.600 7.600 100 CP7a: Cải tạo Sông Tô Lịch, Lừ, Sét, xây dựng Hồ điều hòa Bắc Yên Sở, Kênh Yên Sở 180.000 180.000 100 CP7b: Cải tạo Sông Kim Ngưu 7.600 70.000 78 CP7c: Xây dựng trạm bơm, nhà hành chính, nhà điều khiển và công trình phụ trợ 15.600 21.600 138 CP9: Cầu cống trên kênh 12.000 0 0 CP10: Cải tạo hồ 1 2.000 0 0 CP11: Cải tạo hồ 2 4.000 0 0 CP12: Nhà máy xử lý nước thải thí điểm 20.000 0 0 CP13: Hạ tầng khu di dân 0 0 0 CP 14: Cống qua đê 12.000 12.000 100 C Chi phí dịch vụ tư vấn 80.000 102.000 128 Tổng 600.000 530.104 88,35 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay-Sở KHĐT Hà Nội Nhìn chung, tiến độ thực hiện dự án tương đối nhanh, bình quân đạt 88% so với kế hoạch. Tuy chưa hoàn thành tất cả các hạng mục, nhưng dự án đã phát huy hiệu quả, tiêu nước nhanh, giảm thời gian các điểm quan trọng trong thành phố bị ngập úng. Vệ sinh môi trường Hà Nội với dân số 2,15 triệu người, hàng vạn nhà máy xí nghiệp đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn, hàng ngày đã sinh ra một lượng lớn rác thải, chất thải độc hại, nước thải, khói, bụi... đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống của nhân dân thủ đô. Đứng trước thực trạng đó, các dự án ODA về môi trường đã được triển khai rất sớm. Từ những năm 1990, Hà Nội đã triển khai dự án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt làm phân hữu cơ Composit ở Cầu Diễn, do UNDP tài trợ với tổng vốn đầu tư 14 triệu USD. Dự án hoàn thành đi vào hoạt động đã thực hiện thu gom 75% tổng khối lượng rác thời kỳ đó (1.000.000m3/năm) ở thành phố và xử lý một phần lượng rác thải phát sinh, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Vốn đầu tư vào lĩnh vực môi trường ở Hà Nội. Bảng 13: Tình hình đầu tư vốn ODA trong lĩnh vực vệ sinh môi trường Hà Nội (Đơn vị: triệu USD) Năm 1998 1999 2000 2001 ODA hạ tầng kỹ thuật 443,2 465,3 438,325 439,372 ODAmôi trường 26,6 9,2 23,581 22,5 Tỷ lệ (%) 6 2 5,4 5 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Năm 1998, vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực môi trường Hà Nội đạt mức cao nhất 26,6 triệu USD, chiếm 6% tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật. Đến năm 1999, vốn ODA vào lĩnh vực này giảm chỉ còn 9,2 triệu USD, chiếm 2% tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật, sự giảm sút này do một số dự án (dự án đầu tư thiết bị thu gom rác của Nhật, dự án Hà Nội sạch 1000 thùng rác của Pháp...) đã hoàn thành. Năm 2000,2001 vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực này tăng lên ở mức 23,851 triệu USD và 22,05 triệu USD, chiếm 5% tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật. Sự gia tăng này do một số dự án mới bắt đầu triển khai (dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn, dự án cung cấp phương tiện vận chuyển rác của CHLB Đức...). Về thu gom, xử lý chất thải rắn, trong thời gian qua vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào một số dự án đầu tư trang thiết bị: xe container, xe cẩu thùng rác, xe quét đường, máy ủi... nhằm nâng cao công suất thu gom rác. Dự án Hà Nội sạch 1.000 thùng rác (1997-1998), tổng vốn đầu tư 0,22 triệu USD, trong đó vốn ODA 0,2 triệu USD bằng nguồn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Pháp. Dự án đầu tư khẩn cấp thiết bị thu gom, vận chuyển rác bằng nguồn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản (1/1998-3/1999), với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD. Dự án cung cấp phương tiện vận chuyển rác thải TP. Hà Nội bằng nguồn vốn đảo nợ của CHLB Đức (2001-2002), với tổng vốn đầu tư 0,9 triệu USSD. Bên cạnh đó, từ năm 1999 bắt đầu triển khai dự án xây dựng mới và nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt bằng vốn vay tín dụng của Tây Ban Nha, tổng vốn đầu tư 22,15 triệu USD, vốn ODA 21,15 triệu USD. Dự án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1998-1999) nâng cấp nhà máy chế biến rác thải tại Cầu Diễn từ công suất 30.000 m3 rác thải và sản xuất 7.000 tấn phân hữu cơ hàng năm lên 50.000m3 rác thải và sản xuất 13.620 tấn phân hữu cơ hàng năm, tổng vốn đầu tư là 5 triệu USD trong đó vốn vay Tây Ban Nha 4 triệu USD. Giai đoạn 2, xây dựng một nhà máy chế biến rác thải ở Sóc Sơn với công suất xử lý 250.000m3 rác thải và sản xuất 66.300 tấn phân hữu cơ hàng năm với tổng vốn đầu tư 17,14 triệu USD. Dự án quy hoạch tổng thể môi trường thành phố Hà Nội và nghiên cứu tiền khả thi về trạm trung chuyển và bãi rác Nam Sơn (1998-11/1999), là hình thức hỗ trợ kỹ thuật giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản nhằm xây dựng các quy hoạch tổng thể về môi trường ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dự án này hoàn thành sẽ nâng công suất xử lý rác thải của Hà Nội lên 85%, giảm tình trạng quá tải ở các bãi rác chôn lấp: Mễ Trì, Kiêu Kỵ... như hiện nay. Ngoài ra, còn có một số dự án khác, dự án quản lý độc học môi trường vốn đầu tư 0,371 triệu USSD-vốn ODA 0,361 triệu USD bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của UNDP. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực quản lý của Việt Nam về các vấn đề độc chất công nghiệp và sự phát triển bền vững của công nghệ, bảo đảm môi trường và sức khoẻ người dân thủ đô. Về xử lý nước thải, hiện nay hầu hết nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp độc hại đều không được xử lý mà được xả thẳng vào hệ thống cống chung gây ô nhiễm lớn về nước ngầm và nước mặn. Tuy nhiên, trong gói thầu 12 của dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1, có xây dựng thí điểm một nhà máy xử lý nước thải. Ngoài ra, còn có một dự án khác, dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây bằng nguồn vốn vay ODA của áo với tổng giá trị dự án là 21,734 triệu USD, thời gian thực hiện 2001-2003. Dự án sẽ tiến hành xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải xung quanh Hồ Tây nhằm ngăn chặn nguồn ô nhiễm chính đối với hồ. Đồng thời, xây dựng hệ thống xử lý nước sạch lấy nguồn nước mặt từ Sông Hồng bơm vào Hồ Tây nhằm thay thế nước thường xuyên cho nước Hồ Tây. Lượng nước bị thay thế sẽ bị đẩy qua các cửa xả của hồ vào các kênh, mương thoát nước chung của thành phố. Nhìn chung, cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư, môi trường cảnh quan đô thị thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến đáng kể. Công tác vệ sinh môi trường: thu gom, xử lý rác thải đã đi vào nề nếp, các nguồn gây ô nhiễm chính đã được xử lý, ngăn chặn kịp thời, góp phần bảo vệ sức khoẻ và đời sống nhân dân thủ đô. Công viên, cây xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng Sự phát triển về kinh tế xã hội đã nảy sinh những nhu cầu mới về vui chơi, giải trí. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, chính quyền thành phố đã quan tâm đầu tư đến các điểm vui chơi, giải trí: công viên, vườn hoa, thảm cỏ, và hệ thống chiếu sáng công cộng. Về công viên, vườn hoa, Hà Nội tập trung đầu tư nâng cấp các công viên, vườn hoa hiện có : vườn bách thú Hà Nội, công viên Bách Thảo, công viên Lê Nin. Đồng thời, đầu tư xây dựng những công viên mới phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân: công viên tuổi trẻ (Thanh Nhàn)..., đầu tư trồng mới những vườn hoa thảm cỏ dọc theo các tuyến đường: Nguyễn Chí Thanh , Đại Cồ Việt... Về cơ cấu cây xanh, trong thời gian tới cũng được đầu tư chuyển đổi cơ cấu cho phù hợp với cảnh quan đô thị ,thay thế một số cây không thích hợp : xà cừ (23.5%), dâu da xoan, bàng... bằng những loại cây mới vừa đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, vừa nâng cao giá trị thẩm mỹ trên các tuyến phố. Về chiếu sáng công cộng, tổng vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực này từ năm 1996-2000 đạt 27,65 tỷ đồng (Nguồn: Công ty môi trường đô thị và thiết chiếu sáng công cộng Hà Nội), tập trung vào việc lắp đặt các tuyến đèn dọc theo các tuyến đèn và các tuyến phố mới mở. Kết quả của quá trình đầu tư này trong năm 2000 Hà Nội đã lắp đặt mới thêm 220km tuyến đèn, cải tạo, nâng cấp 178,8km tuyến đèn cũ, nâng số tuyến đường được thắp sáng là 619km, lắp đặt thêm 13.845 bóng đèn cao áp. Chất lượng chiếu sáng cũng được cải thiện, cường độ chiếu sáng được nâng lên từ 10 lux lên 20 lux, tuy nhiên vẫn thấp so với tiêu chuẩn chung của thế giới là 30 lux. Phát triển khu đô thị và nhà ở Hiện tại, nhà ở của Hà Nội còn thiếu nghiêm trọng, nhất là những người có thu nhập thấp. Một số khu chung cư cao tầng cũ: Giảng Võ, Trung Tự, Thành Công, Nghĩa Đô... đã xuống cấp nghiêm trọng: dột, thấm, nứt nhiều... Đứng trước hiện trạng đó, việc đầu tư xây dựng các khu chung cư, khu đô thị mới là cấp bách. Bảng 14: Đầu tư vốn ODA phát triển khu đô thị Hà Nội (Đơn vị: triệu USD) Năm 1998 1999 2000 2001 ODA hạ tầng kỹ thuật 443,2 465,3 438,325 439,372 ODAkhu đô thị 96,2 108 104,054 104 Tỷ lệ (%) 21,7 23,2 23,7 23,7 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Vốn ODA đầu tư phát triển hạ tầng khu đô thị Hà Nội chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội. Năm 1998 là 21,7%-96,2 triệu USD. Năm 2000, 2001 tường đối ổn định ở mức 23,7%-104 triệu USD. Hai dự án đang triển khai trong thời gian gần đây là: dự án phát triển hạ tầng khu đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì, có thời gian thực hiện đầu tư theo hợp đồng (1997-2004), bằng nguồn vốn vay của tổ chức JBIC Nhật Bản. Dự án có tổng vốn đầu tư 122 triệu USD, trong đó vốn ODA 104 triệu USD. Tuy nhiên, do có nhiều thay đổi trong quá trình thực hiện nên xuất hiện nhu cầu thay đổi một số nội dung của dự án. Hiện nay dự án đã có tư vấn, đã chuẩn đấu thầu được 2/5 gói thầu, các thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán gần như đã xong, thực hiện giải phóng mặt bằng 2/3 diện tích, khu vực còn lại là đất nông nghiệp. Tính từ khi bắt đầu đến 30/9/01, tổng số vốn giải ngân của dự án 7,63 triệu USD (106,82 tỷ đồng), trong đó vốn ODA giải ngân 3,13 triệu USD (43,82 tỷ đồng). Dự án thứ hai là dự án hỗ trợ kỹ thuật làm nghiên cứu khả thi khu đô thị mới (1999-2000), do Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại với tổng vốn đầu tư 0,054 triệu USD. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở đang gia tăng nhanh chóng, trong tương lai hàng loạt các khu đô thị, khu tái định cư sẽ được xây dựng: phát triển khu đô thị mới giữa vành đai 2 và 3, xây dựng khu đô thị Nam Thăng Long, Mễ Đình, Mễ Trì, Trung Hòa, Yên Hòa, Sóc Sơn... Nhìn chung, các dự án sử dụng vốn ODA đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực: cấp nước, thoát nước, phát triển khu đô thị... góp phần cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô trong thiên niên kỷ mới. 2.3.2 Thực trạng sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội xét theo đối tác Trong thời gian qua, lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội đã thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều nhà tài trợ lớn trên thế giới: Nhật Bản, Ngân hàng thế giới WB, UNDP, Phần Lan, Thụy Điển... và các tổ chức NGOs khác. Mỗi nhà tài trợ có sự ưu đãi cũng như các lĩnh vực ưu tiên khác nhau, tùy vào năng lực tài chính và khả năng về kỹ thuật. Bảng 16: Cơ cấu ODA hạ tầng kỹ thuật theo đối tác Đối tác Vốn ODA (triệu USD) Tỷ lệ (%) Nhật Bản 295,6 52,5 Phần Lan 93,6 16,6 WB 55,4 9,8 Pháp 16,5 3 Đài Loan 15 2,6 UNDP 7 1,2 Khác 79,6 14,3 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Nhìn vào số liệu trên cho thấy, Nhật Bản là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội, 295,6 triệu USD, chiếm 52,5% trong tổng vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực này. ở Hà Nội, Nhật Bản ưu tiên đầu tư chương trình dự án thuộc các lĩnh vực: giao thông, thoát nước, vệ sinh môi trường và phát triển khu đô thị. Các dự án ODA do Nhật viện trợ, cho vay thường có tỷ lệ giải ngân cao. Tài trợ của Nhật Bản tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật bằng viện trợ không hoàn lại thông qua tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và cho vay vốn thông qua ngân hàng hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JBIC). Thời kỳ 1998-2001, Nhật Bản có 2 dự án do JICA viện trợ không hoàn lại cho lĩnh vực môi trường bao gồm: dự án quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội 1,5 triệu USD và dự án nghiên cứu khả thi xử lý rác (và than) tạo thành năng lượng điện 1,5 triệu USD. Ngoài ra, còn có 2 dự án lớn do JBIC tài trợ: dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I (160 triệu USD) và dự án phát triển hạ tầng khu đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì. Nhà tài trợ lớn thứ 2 đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội là Phần Lan. Tổng vốn đầu tư tính đến năm 1999 là 93,6 triệu USD chiếm 16,6% chủ yếu tập trung vào các dự án cấp nước sạch Hà Nội. Năm 1998, dự án cấp nước Hà Nội giai đoạn 4-Phần hỗ trợ kỹ thuật do chính phủ Phần Lan viện trợ không hoàn lại với tổng vốn đầu tư 3,92 triệu USD trong đó vốn ODA là 3,4 triệu USD đang tiếp tục triển khai. Tiếp theo, Ngân hàng thế giới WWB có tổng vốn đầu tư 55,4 triệu USD, chiếm 9,8% tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội. Ngân hàng thế giới là tổ chức ủng hộ mạnh mẽ công cuộc tái hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, thông qua một cuộc cải cách rộng lớn và sâu sắc. ở Hà Nội, WB tập trung vào các dự án giao thông, cung cấp nước sạch. Năm 2001, WB vẫn đang tiếp tục triển khai dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội 21,9 triệu USD và dự án cải tạo, mở rộng mạng lưới cấp nước Hà Nội giai đoạn 4, dự án 1A-34,46 triệu USD, tổng giá trị vốn giải ngân của cả hai dự án là 9,653 triệu USD chiếm 17% tổng vốn ODA cam kết. Tài trợ ODA của Pháp với 16,5 triệu USD (chiếm 3%) cho một số dự án về lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, quản lý cấp nước, cung cấp thiết bị và đào tạo. Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) quan tâm đến xoá đói, giảm nghèo, ưu tiên phát triển con người bền vững. Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nội, UNDP tập trung các dự án quản lý, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Năm 2000, dự án quản lý độc học môi trường 0,361 triệu USD do UNDP viện trợ không hoàn lại đã giải ngân được 0,25 triệu USD, chiếm 69,3% tổng vốn ODA cam kết. Ngoài ra, còn có một số quốc gia khác như: Tây Ban Nha, Đức, áo, Đan Mạch... cũng đã, đang đầu tư vào các dự án ODA hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội. Năm 2001, dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải thành phân hữu cơ tại Cầu Diễn do Tây Ban Nha tài trợ 21,15 triệu USD, đã giải ngân được 3,089 nghìn USD. Dự án cung cấp phương tiện vận chuyển rác thải của thành phố Hà Nội bằng vốn chuyển nợ của CHLB Đức trị giá 0,9 triệu USD, đã giải ngân 0,53 triệu USD, chiếm 59% tổng vốn ODA cam kết. Dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây do CH áo tài trợ, tổng giá trị dự án 21,734 triệu USD. Dự án chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn I (2001-2002) trị giá 18,2 triệu USD bao gồm công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng, trạm xử lý nước sạch và các tuyến ống phân phối nước sạch vào hồ, xây dựng một phần tuyến ống ven hồ. Giai đoạn II (2002-2003) kinh phí 12,2 triệu USD bao gồm công tác xây dựng hệ thống cống bao còn lại, xây dựng trạm xử lý nước thải, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Tóm lại, mỗi nhà tài trợ đều có thế mạnh riêng. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng đối tác, các điều kiện thủ tục kèm theo để có chiến lược huy động và có sự lựa chọn tối ưu là một trong các yếu tố cơ bản góp phần vào sự thành công của các chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội. Thực trạng sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật xét theo vùng lãnh thổ Trong thời gian qua, để tập trung giải quyết những sức ép của quá trình đô thị hóa lên hệ thống cơ sở hạ tầng đã quá lạc hậu của thành phố Hà Nội, phần lớn các dự án ODA được triển khai ở 7 quận nội thành: Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy. Các dự án đầu tư vào các huyện ngoại thành vừa ít về số lượng, vừa nhỏ về quy mô, chưa đáp ứng được nhu cầu, tiềm năng phát triển của mỗi địa phương. Đầu tư vào các quận nội thành Thời kỳ 1998-2001, tổng vốn ODA đầu tư vào các quận nội thành Hà Nội đạt 323,6 triệu USD, trong đó 10,861 triệu USD là viện trợ không hoàn lại, chiếm 3,36% tổng vốn ODA cam kết. Bảng 17: Vốn ODA hạ tầng kỹ thuật các quận nội thành (1998-2001) Lĩnh vực Vốn ODA (triệu USD) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ nội thành /toàn thành phố Hà Nội (%) Tổng số 522,062 100 77 Vệ sinh môi trường 30,372 5,8 74 Giao thông 111,23 21,3 64 Thoát nước 177 33,9 99,6 Phát triển khu đô thị 104 19,9 95,8 Cấp nước 99,46 19,1 56 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Theo số liệu bảng trên, vốn ODA phần lớn tập trung vào các quận nội thành. Tổng vốn đầu tư 522,06 triệu USD chiếm 77% tổng vốn ODA toàn thành phố. Lĩnh vực thoát nước vẫn thu hút được nhiều vốn ODA nhất 177 triệu USD, chiếm 33,9% tổng vốn ODA khu vực nội thành và 99,6 tổng vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực thoát nước toàn thành phố. Tiếp theo là giao thông với tổng vốn ODA cam kết 111,23 triệu USD chiếm 21,3% tổng vốn ODA khu vực nội thành và 64% tổng vốn ODA giao thông toàn thành phố. Các nguồn vốn trên được phân bổ cho các quận thể hiện ở Bảng 18 Bảng 18: Vốn ODA phân bổ cho các quận (1998-2001) Quận Vốn ODA (triệu USD) Tỷ lệ (%) Cầu Giấy 129,2 24,7 Hai Bà Trưng 121,6 23,3 Đống Đa 97,6 18,7 Thanh Xuân 58,5 11,2 Hoàn Kiếm 50,3 9,6 Tây Hồ 42,5 8,1 Ba Đinh 22,4 4,3 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Trong 7 quận nội thành Cầu Giấy thu hút được nhiều vốn ODA nhất 129,2 triệu USD, chiếm 24,7% tổng vốn ODA khu vực nội thành. Trong đó, vốn ODA chủ yếu sử dụng cho các dự án thuộc lĩnh vực thoát nước (cải tạo sông Tô Lịch, chi phí nạo vét, chi phí chuẩn bị hiện trường, chi phí xây dựng hạ tầng khu di dân, chi phí tư vấn...), lĩnh vực giao thông (chi phí cải tạo nút giao thông Cầu Giấy...). Tiếp theo là quận Hai Bà Trưng, chiếm 23,3% tổng vốn ODA đầu tư cho các quận nội thành, trị giá 121,6 triệu USD. Các dự án ODA triển khai ở quận Hai Bà Trưng chủ yếu thuộc lĩnh vực cấp nước, thoát nước, giao thông. Về thoát nước bao gồm các chi phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan.doc
  • docTrang bia va muc luc.doc
Tài liệu liên quan